Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Từ những đặc điểm của môi trường kinh doanh, anh chị hãy phân tich và đánh giá tác động của môi trường kinh doanh đến các doanh nghiệp (lựa chọn một loại hình doanh nghiệp để viết vi dụ doanh nghiệp ngành du lịch khách sạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (630.56 KB, 13 trang )

Họ và tên: Hồng Tú Chinh

Mã sinh viên: 1973403010421

Khóa/Lớp tín chỉ: CQ57/21.11-LT1

Lớp niên chế: 21.11

STT: 39

BÀI KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN
MÔN: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Thời gian nộp bài: 9/3

Đề bài: Từ những đặc điểm của môi trường kinh doanh, anh chị hãy phân tich và đánh
giá tác động của môi trường kinh doanh đến các doanh nghiệp (Lựa chọn một loại hình
doanh nghiệp để viết. Vi dụ: doanh nghiệp ngành du lịch khách sạn, doanh nghiệp ngành
may mặc, …)

BÀI LÀM


PHẦN 1: LÝ LUẬN VỀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
1. Khái niệm và đặc điểm của môi trường kinh doanh
1.1. Khái niệm môi trường kinh doanh:
Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp chính là tổng hợp tất cả yếu tố, điều
kiện chủ quan và khách quan, có mối quan hệ tương tác, ảnh hưởng gián tiếp hoặc trực
tiếp lên hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, tổ chức. Các yếu tố, điều kiện này
tác động lẫn nhau, tác động đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp với mức độ và
chiều khác nhau.
1.2.








Tồn tại tất yếu khách quan: Con người khơng tác động được.
Có tính tổng hợp, hệ thống: Tổng hợp các chiều, mức độ tác động của mọi điều
kiện, yếu tố.
Vận động: Luôn luôn thay đổi do các yếu tố, điều kiện thay đổi.
Đa dạng: Nhiều yếu tố, điều kiện.
Phức tạp: Do các yếu tố các mối quan hệ tương tác lẫn nhau, tác động các chiều,
mức độ, trong điều kiện khác nhau tới tình hình doanh nghiệp. Tại một thời điểm,
có yếu tố đồng thuận, có yếu tố cản trở.

1.3.




Đặc điểm của môi trường kinh doanh:

Các yếu tố cơ bản của môi trường kinh doanh gồm:

Môi trường vĩ mơ: Kinh tế, cơng nghệ, chính trị, văn hóa xã hội, luật pháp và tự
nhiên.
Môi trường ngành: Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, đối thủ cạnh tranh hiện tại, khách
hàng, nhà cung cấp, sản phẩm dịch vụ thay thế.
Môi trường doanh nghiệp: các chính sách, đường lối, chiến lược, khả năng về
vốn,…


Kết hợp với việc đánh giá môi trường bên trong doanh nghiệp, đánh giá, phân tích
mơi trường kinh doanh của doanh nghiệp giúp xây dựng tầm nhìn chiến lược cả ngắn
hạn, trung hạn và dài hạn cho doanh nghiệp cũng như giúp xác định mục tiêu doanh
nghiệp chính xác, lựa chọn chiến lược và môi trường kinh doanh hiệu quả, thông minh.
2. Đánh giá môi trường kinh doanh của doanh nghiệp
Đánh giá môi trường kinh doanh của doanh nghiệp là tổng hợp việc đánh giá môi
trường vĩ mô và môi trường ngành để tận dụng cơ hội cũng như xóa bỏ rào cản thách
thức, thích ứng với tình hình hiện tại.
2.1.

Đánh giá môi trường vĩ mô

Đề cấp đến mô hình PEST+ gồm 5 yếu tố:








P: Politics - Chính trị.
E: Economics - Kinh tế.
S: Social - Xã hội.
T: Technology - Công nghệ.
E: Environmental - Tự nhiên.

2.1.1. Đánh giá môi trường kinh tế
Các yếu tố của môi trường kinh tế cần xem xét đánh giá bao gồm chính sách tiền tệ,

chính sách tài khóa, chu kỳ kinh tế, mức độ tăng trưởng, lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối
đoái. Những yếu tố này ảnh hưởng lớn tới hoạt động và cách ra quyết định của doanh
nghiệp. Cụ thể:






Lãi suất tác động lớn đến chi phí vốn và ảnh hưởng tới chiến lược mở rộng phát
triển doanh nghiệp.
Tỷ giá hối đoái tác động lớn đến nguồn cung, chi phí hàng hóa xuất khẩu và giá
hàng nhập khẩu.
Lạm phát ảnh hưởng lớn đến chi phí tiền lương, lãi suất cũng như khiến doanh
nghiệp đối mặt với chiến lược ra quyết định tăng giá bán hay giảm chi phí và gặp
khó khăn với khoản trả nợ dài hạn tăng thêm khi lạm phát.
Mức độ tăng trưởng tạo điều kiện cơ hội cho doanh nghiệp phát triển.

2.1.2. Đánh giá môi trường chính trị và luật pháp
Yếu tố mơi trường chính trị và luật pháp chính là yếu tố quan trọng mà doanh
nghiệp cần xem xét. Nếu thiếu đi sự ổn định chính trị thì sự phát triển dài hạn, bền vững
của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Luật pháp và cơ chế ngành có thể tạo
nên ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến việc ra quyết định chiến lược kinh doanh của
doanh nghiệp, tổ chức.
Các yếu tố của mơi trường chính trị và luật pháp cần xem xét đánh giá bao gồm bao gồm:









Sự ổn định chính trị.
Hệ thống văn bản pháp luật hoàn thiện.
Luật cạnh tranh, chống độc quyền.
Các chính sách thuế.
Luật lao động.
Các quy định về an toàn, bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ môi trường.
Quy tắc trong thương mại quốc tế.

2.1.3. Đánh giá môi trường công nghệ


Công nghệ giúp xuất hiện vật liệu thay thế và vật liệu mới, ảnh hưởng đến thị
trường yếu tố đầu vào của doanh nghiệp. Công nghệ cũng khiến doanh nghiệp có thể
nhiều đối thủ cạnh tranh hơn do xuất hiện các sản phẩm dịch vụ thay thế nhiều hơn dựa
trên công nghệ, kỹ thuật mới.
Mặt khác, nếu tốc độ phát triển công nghệ kỹ thuật khiến cho các sáng chế, phát
minh được tạo ra nhiều hơn, ứng dụng nhiều hơn khiến cho công nghệ của doanh nghiệp
bị lỗi thời, năng suất thấp.
Các yếu tố của môi trường công nghệ cần lưu ý xem xét gồm:









Chính sách phát triển khoa học - cơng nghệ.
Vịng đời cơng nghệ.
Mức tiêu hao và chi phí sử dụng năng lượng.
Sự phát triển của thơng tin, liên lạc.
Nghiên cứu phát triển, tự động hóa.
Sự phát triển cơng nghệ kỹ thuật hiện đại của tồn ngành.
Các sáng chế, phát minh, sự độc quyền công nghệ…

2.1.4. Đánh giá mơi trường văn hóa - xã hội
Văn hóa xã hội ảnh hưởng nhiều tới thói quen tiêu dùng, cách thức ứng xử, sở thích
của khách hàng cũng như giúp tạo nên văn hóa bên trong của doanh nghiệp và ảnh hưởng
tới cách thức doanh nghiệp cư xử, giao tiếp với bên ngồi. Các yếu tố văn hóa xã hội tác
động lên tổng cầu về hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp và cách doanh nghiệp đáp ứng
nhu cầu khách hàng.
Để đánh giá mơi trường kinh doanh của doanh nghiệp thì các yếu tố của mơi trường văn
hóa xã hội cần xem xét gồm










Tăng trưởng dân số.
Cơ cấu độ tuổi.
Di dân và nguồn lao động.
Bình đẳng giới.

Phân phối thu nhập.
Sức khỏe.
Nghề nghiệp.
Trình độ học vấn chung.
An sinh xã hội.

2.1.5. Đánh giá môi trường tự nhiên


Môi trường tự nhiên tạo nên thị trường cung ứng yếu tố đầu vào doanh nghiệp cũng
như ảnh hưởng đến thu nhập, việc làm và dân cư. Từ đó, nó tác động đến sức mua, khả
năng tiêu thụ, bán hàng của doanh nghiệp và chiến lược phát triển bền vững của doanh
nghiệp, tổ chức.
Các yếu tố của môi trường tự nhiên cần xem xét gồm:





Tài nguyên thiên nhiên.
Đất đai. Khí hậu.
Thời tiết.
Ơ nhiễm mơi trường.

2.2.

Đánh giá mơi trường ngành

Mơ hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter được sử dụng phổ biến khi đánh
giá môi trường ngành của doanh nghiệp với việc tập trung phân tích, đánh giá 5 yếu tố

sau:






Đối thủ cạnh tranh hiện tại.
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.
Nhà cung cấp.
Khách hàng.
Sản phẩm, dịch vụ thay thế.

2.2.1. Đánh giá đối thủ cạnh tranh hiện tại
Việc đánh giá đối thủ cạnh tranh hiện tại cần quan tâm đến cường độ cạnh tranh ngành và
đánh giá đối thủ cạnh tranh.
Đánh giá cường độ cạnh tranh trong ngành về các khía cạnh như:






Đánh giá số lượng và kết cấu của đối thủ cạnh tranh.
Đánh giá đặc thù và tốc độ tăng trưởng của ngành.
Đánh giá tỷ trọng chi phí cố định và chi phí dự trữ.
Đánh giá sự khác biệt giữa các đối thủ
Hàng rào cản trở rút lui.

Phân tích đối thủ cạnh tranh cần quan tâm tới:







Nhận biết đối thủ cạnh tranh trực tiếp.
Nhận biết, phân tích chiến lược đối thủ.
Đánh giá điểm mạnh yếu của đối thủ.
Dự kiến phản ứng của đối thủ cạnh tranh.
Thiết kế ngân hàng dữ liệu thông tin đối thủ.





Đánh giá tương quan về thế lực các đối thủ.
Phân loại dựa theo quy mô, khả năng cạnh tranh, khu vực địa lý, hình thức sở hữu,
theo luật chơi (tốt, xấu).

2.2.2. Đánh giá đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là những doanh nghiệp hiện khơng cạnh tranh trong ngành
nhưng có khả năng gia nhập ngành và trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong tương
lai.
Những doanh nghiệp cạnh tranh tiềm ẩn này nếu gia nhập ngành sẽ làm tăng tính cạnh
tranh của ngành và tăng năng suất sản xuất của ngành hơn. Điều đó tạo nên sức ép khiến
các doanh nghiệp hiện tại cần hoạt động tốt hơn, hiệu quả hơn và cạnh tranh với thuộc
tính mới.
Đặc điểm của các doanh nghiệp có thể trở thành đối thủ mới gia nhập gồm:




Công nghệ mới: Có chất lượng cũng như hiệu quả tốt hơn trong sản phẩm, dịch
vụ.
Tài chính mạnh: Có thể quảng cáo, khuyến mãi ồ ạt nhằm chiếm lĩnh thị trường.

Khi đánh giá môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, ta cần xác định rào cản gia nhập
ngành, tìm ra đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và xác định áp lực của các đối thủ này gây ra cho
doanh nghiệp.
Rào cản gia nhập ngành được xem xét dựa trên:




Sự trung thành của khách hàng với các doanh nghiệp hiện tại.
Lợi thế tuyệt đối về chi phí.
Tính kinh tế nhờ quy mơ.

2.2.3. Đánh giá nhà cung cấp
Các nhà cung cấp đóng vai trị quan trọng trong tình hình kinh doanh của doanh
nghiệp, đảm bảo một phần sự hoạt động ổn định của doanh nghiệp theo đúng kế hoạch.
Đặc biệt, nhà cung cấp có thể tạo sức ép bán giá cao hơn cho doanh nghiệp cũng như bán
dịch vụ chất lượng kém hơn khi:





Có ít nhà cung cấp.
Chi phí chuyển nhà cung cấp khác cao.

Sản phẩm khan hiếm, ít có khả năng thay thế.
Nhà cung cấp có thể sáp nhập dọc, tạo thành đối thủ cạnh tranh.


Do đó, đánh giá nhà cung cấp khá quan trọng khi xem xét môi trường ngành của doanh
nghiệp. Để đánh giá được yếu tố này, chúng ta cần xác định các yếu tố đầu vào của sản
phẩm, dịch vụ hiện tại và đánh giá mức độ quan trọng cũng như sự khan hiếm của các
yếu tố này.
Tham khảo thêm: Đánh giá nhà cung cấp với giải pháp của CRIF D&B Việt Nam
2.2.4. Đánh giá khách hàng
Khách hàng là một trong những yếu tố quan trọng mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần
xem xét. Họ có thể tạo nên sức ép bắt doanh nghiệp bán giá thấp hơn cũng như đòi hỏi
chất lượng, dịch vụ tốt hơn trong trường hợp:







Chi phí chuyển đổi của người mua thấp.
Người mua là khách hàng lớn và quan trọng.
Doanh nghiệp có ít khách hàng.
Nguy cơ sáp nhập dọc, trở thành đối thủ cạnh tranh.
Người mua tạo uy tín cho doanh nghiệp.
Số lượng, chất lượng thơng tin cho người mua tăng lên.

Do đó, ta cần phải xem xét kỹ về đối tượng khách hàng cũng như áp lực họ có thể gây ra
cho doanh nghiệp khi đánh giá môi trường kinh doanh.
2.2.5. Đánh giá sản phẩm, dịch vụ thay thế

Sản phẩm dịch vụ thay thế chính là các sản phẩm đáp ứng nhu cầu tương tự mà ngành
doanh nghiệp đang cung cấp. Các sản phẩm này có thể tạo ra giới hạn khả năng sinh lời
và khả năng đặt giá cao cho doanh nghiệp.
Để đánh giá được áp lực của sản phẩm dịch vụ thay thế, cần xem xét:






Tốc độ tăng trưởng của ngành cung cấp sản phẩm dịch vụ thay thế.
Nhà sản xuất sản phẩm dịch vụ thay thế đang gia tăng lợi nhuận và cơng suất.
Sản phẩm thay thế có giá hấp dẫn.
Chi phí chuyển đổi sản phẩm thấp.
Sản phẩm thay thế có chức năng tương đương hoặc tốt hơn.

3. Chủ động hạn chế rủi ro kinh doanh:
Có thể thấy rằng, các yếu tố khách quan của môi trường kinh doanh doanh nghiệp khơng
thể tác động được. Do đó, để giảm thiểu các rủi ro kinh doanh, đưa ra quyết định thông
minh hơn, doanh nghiệp cần chủ động với các yếu tố chủ quan.


Và để làm được điều này hãy sử dụng các giải pháp quản lý rủi ro, gia tăng doanh số bán
hàng:




Đánh giá đối tác, đối thủ cạnh tranh.
Đánh giá và quản trị rủi ro nhà cung cấp.

Tìm kiếm các đối tác, nhà cung cấp, khách hàng tiềm năng với cơ sở dữ liệu lớn,
xác thực.

PHẦN 2: THỰC TIỄN PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA MƠI TRƯỜNG KINH
DOANH ĐẾN DOANH NGHIỆP
Phân tích tác động của môi trường kinh doanh tới doanh nghiệp hoạt động trong
ngành du lịch tại Việt Nam giai đoạn 2019 – 2020:
Giai đoạn 2019 – 2020, được đánh giá là giai đoạn “tổn thất chưa từng có” đối với
ngành du lịch Việt Nam:
Theo Tổng cục Du lịch, năm 2019, ngành Du lịch đóng góp trên 9,2% vào GDP
cả nước; tạo ra 2,9 triệu việc làm, trong đó có 927 nghìn việc làm trực tiếp. Thành tựu và
nỗ lực của của du lịch Việt Nam đã được thế giới đánh giá cao, Tổ chức Du lịch thế giới
(UNTWO) xếp Việt Nam đứng thứ 6 trong 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng du lịch
nhanh nhất thế giới. Trong năm 2019, du lịch Việt Nam cũng đạt nhiều giải thưởng danh
giá mang tầm vóc châu lục và thế giới. Với đà tăng trưởng của năm năm trước, bước vào
năm 2020, du lịch Việt Nam đã đón lượng khách quốc tế kỷ lục trong tháng 1, đạt 2 triệu
lượt, tăng 32,8% so với cùng kỳ 2019.
Phân tích và đánh giá tác động của môi trường kinh doanh:
Môi trường vĩ mô:
 Môi trường kinh tế:
_Nền kinh tế thế giới biến động không ngừng và có xu hướng giảm chung do nhiều yếu
tố tác động không thể không kể đến sự tác động của đại dịch Covid – 19 đã kéo nền kinh
tế thế giới đi xuống đáng kể với mức tăng trưởng âm (-3.5% năm 2020). Chính vì vậy
nền kinh tế Việt Nam nói riêng cũng bị ảnh hưởng rât nhiều bởi tốc độ tăng trưởng giảm
mạnh so với các năm trước (năm 2020 – đạt 2,9%) và đặc biệt tác động vô cùng mạnh mẽ
đến ngành du lịch.


_Theo báo cáo của UNWTO cho hay, lượng khách du lịch quốc tế trên toàn cầu trong
năm 2020 sụt giảm tới 1,1 tỷ lượt. Tổng thu du lịch toàn cầu mất đi 1,1 nghìn tỷ USD;

khoảng 100-120 triệu lao động trong ngành bị mất việc chính vì vậy ngành du lịch Việt
Nam cũng khơng nằm ngồi tầm ảnh hưởng: cụ thể, lượng khách du lịch nước ngoài đến
Việt Nam giảm mạnh từ khoản 1,9 triệu lượt vào tháng 1/2020 xuống chỉ cịn hơn
400.000 lượt vào tháng 3/2020.
 Mơi trường tự nhiên:
_Mặc dù Việt Nam là đất nước thuộc vùng nhiệt đới, phong phú các tài nguyên thiên
nhiên, địa hình đa dạng và nổi tiếng với các kì quan… góp phần là điểm đến tham quan
du lịch vô cùng hấp dẫn tạo điều kiện thuận lợi phát triển ngành nghề dịch vụ, du lịch
_Song, giai đoạn 2019 – 2020 do ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid – 19 bùng nổ, du
lịch là một trong những ngành bị ảnh hưởng trực tiếp bởi đại dịch Covid-19. Nhìn lại
năm 2020, tác động của đại dịch Covid-19 tới ngành du lịch Việt Nam vô cùng nặng nề.
Cụ thể, Công ty Du lịch Vietrantour cho hay, trước khi có đại dịch Covid-19,
tour quốc tế chiếm tới 80% doanh thu của cơng ty. Vì đại dịch, cũng như các công ty lữ
hành khác, công ty buộc phải thu hẹp quy mô hoạt động, cắt giảm một số nhân sự do đặc
thù biến động của thị trường và tập trung toàn bộ vào khai thác du lịch nội địa.
_Không chỉ thiệt hại do đại dịch Covid-19, năm 2020 cũng là năm Việt Nam phải hứng
chịu nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, biến đổi khí hậu. Chỉ trong 1,5 tháng cuối năm,
khu vực miền Trung phải chống chọi tới gần 10 cơn bão và áp thấp nhiệt đới gây ra các
trận lũ chồng lũ lịch sử khiến ngành du lịch miền Trung mới chớm gượng dậy từ “bão
Covid-19” lại chịu thiệt hại bồi vì thiên tai.
Theo báo cáo cuối năm của Tổng cục Thống kê, năm 2020, do việc đóng cửa
biên giới để ngăn chặn Covid-19, khách quốc tế đến Việt Nam chỉ đạt khoảng 3,7 triệu
lượt, giảm 79,5% so với 2019; khách nội địa đạt 56 triệu lượt, giảm 34,1%; tổng thu du
lịch đạt 312 nghìn tỷ đồng, giảm 58,7% - mức giảm tương đương 19 tỷ USD. Khoảng 4060% lao động bị mất việc làm hoặc cắt giảm ngày công. Khoảng 95% doanh nghiệp lữ
hành quốc tế đã ngừng hoạt động. Nhiều khách sạn phải đóng cửa, cơng suất sử dụng
phịng có thời điểm chỉ đạt từ 10-15%.
Du lịch nội địa thành mũi nhọn cho việc duy trì và phát triển ngành du lịch Việt Nam:
 Mơi trường chính trị và luật pháp:
_Hành lang luật pháp an tồn của nước Việt Nam ln tạo điều kiện thuận lợi tốt nhất
cho sự phát triển của các doanh nghiệp, tình hình chính trị cũng vì vậy mà ổn định hơn



rất nhiều và ngày càng hoàn thiện nữa. Đi kèm là những chính sách vơ cùng thiết thực và
hữu hiệu phát huy được vai trò của nhà nước
_Giai đoạn 2019 – 2020, chính phủ nhờ việc kiểm sốt tốt đại dịch Covid-19 trong thời
gian sớm nhất gây ấn tượng với cộng đồng quốc tế, cùng quyết tâm thực hiện mục tiêu
kép “vừa bảo đảm an tồn phịng, chống dịch vừa phục hồi kinh tế”, xác định cơ cấu lại
thị trường du lịch, lấy du lịch nội địa làm mũi nhọn.
_Nhanh chóng triển khai các chương trình kích cầu du lịch nội địa gồm “Người Việt
Nam đi du lịch Việt Nam” vào tháng 5-2020, “Du lịch Việt Nam an toàn, hấp dẫn” vào
tháng 9-2020 đã được đẩy mạnh triển khai. Các chương trình kích cầu nội địa khơng chỉ
nhắm tới đối tượng là người Việt Nam mà cả những người nước ngoài đang sinh sống lâu
dài tại Việt Nam đã thu hút được sự hưởng ứng của các công ty lữ hành, doanh nghiệp
hoạt động du lịch và cả của các địa phương trên cả nước.
 Mơi trường văn hóa – xã hội:
_Việt Nam là một nước đông dân cư không chỉ những người mang quốc tịch Việt Nam
sinh sống mà cịn có đơng đảo bạn bè quốc tế từ khắp nơi trên thế giới học tập và làm
việc, sinh sống. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc quảng bá hình ảnh, truyền
thống của đất nước đến với người dân trên khắp cả nước và bạn bè quốc tế.
_Việt Nam với truyền thống ham tìm hiểu về nền văn hóa, bề dày lịch sử lâu đời cùng
những giá trị truyền thống dân tộc và vô vàn danh lam thắng cảnh núi non hùng vĩ, những
di tích khảo cổ học được bảo tồn nguyên hiện trạng … – Việt Nam trở thành điểm đến
tham quan, du lịch vô cùng hấp dẫn của người dân trên mọi miền tổ quốc, bè bạn quốc tế
từ đó thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam.
 Môi trường công nghệ: Bắt kịp xu thế chuyển đổi số:
_Song song với việc chuyển hướng lấy thị trường nội địa làm mũi nhọn để vực dậy ngành
du lịch, du lịch Việt Nam đã nhanh chóng nắm bắt việc chuyển đổi số.
_Nắm được xu hướng này, trong năm 2020, đã chứng kiến nỗ lực vượt bậc của cả ngành
du lịch Việt Nam nhằm tăng cường ứng dụng công nghệ để thay đổi cách thức hoạt động
và phát triển sản phẩm mới.

Cụ thế, Hầu hết công ty du lịch lớn như Saigontourist, Vietravel, Hanoitourist,
Vietrantour, Goldentour… đều áp dụng công nghệ, thực hiện chuyển đổi số trong công
tác quản lý, xây dựng sản phẩm mới, quảng bá tour, giao dịch với khách hàng thông qua
các ứng dụng.


_Khơng chỉ có các cơng ty lữ hành áp dụng công nghệ, các điểm đến du lịch trên khắp
đất nước cũng ứng dụng công nghệ để xây dựng sản phẩm du lịch thơng minh, quảng bá
du lịch. Có thể kể đến Khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hồng thành Thăng Long,
Nhà tù Hỏa Lị, Làng gốm sứ Bát Tràng, Dinh Độc Lập, Bưu điện TP Hồ Chí Minh, Bảo
tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng, Hang Múa, vườn chim Thung Nham (Ninh Bình),... đã
ứng dụng thành cơng hệ thống thuyết minh tự động, ra mắt trang web tra cứu thông tin
điểm đến, triển khai tour thực tế ảo.
_Cùng với các doanh nghiệp, TCDL đã đưa vào sử dụng ứng dụng “Du lịch Việt Nam an
tồn” để góp phần triển khai hiệu quả chương trình kích cầu du lịch giai đoạn 2. Cùng với
đó, TCDL và các sở DL địa phương cũng triển khai các hoạt động trực tuyến, phát triển
hệ thống cơ sở dữ liệu du lịch quốc gia, kết nối liên thông với các Bộ, ngành liên quan và
từ Trung ương đến địa phương.
Môi trường ngành:
_Các doanh nghiệp thuộc ngành du lịch tích cực đẩy mạnh các biện pháp, chiến lược
nhằm cải thiện tình hình hoạt động của doanh nghiệp mình nói riêng và thúc đẩy sự tăng
trưởng ngành du lịch nói chung
_Năm 2020 cũng chứng kiến xu hướng du lịch tại chỗ (stay cation) phát triển mạnh mẽ
trong nước. Nhiều khách sạn tìm cách vực dậy hoạt động bằng những gói giảm giá sâu,
nhắm tới đối tượng khách nội địa trải nghiệm kỳ nghỉ tại chỗ.
Cụ thể, xu hướng stay cation giúp du khách nội địa có cơ hội tận hưởng ngày
nghỉ cuối tuần tại các khách sạn uy tín với giá giảm gần 50% so với trước Covid-19 mà
chất lượng không đổi, đặc biệt trong nhóm khách sạn lớn tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh,
các khu du lịch nghỉ dưỡng tại Nha Trang, Phú Quốc, Hạ Long…
Thành tựu: Nhờ việc chuyển hướng kịp thời, hoạt động du lịch trong nước đã

được khởi động trở lại, mang lại nhiều kết quả tích cực. Cả năm 2020, lượng khách nội
địa đạt 56 triệu lượt, chiếm gần 66% lượng khách nội địa năm 2019. Công suất sử dụng
phòng khách sạn ở nhiều địa phương như ở Đà Lạt, Sầm Sơn, Sa Pa, Hạ Long, Phú
Quốc,...đã đạt tới 30- 50%, thời kỳ cao điểm, cuối tuần lên tới 80 - 90%.
 Đánh giá sản phẩm, dịch vụ thay thế:
_Ứng dụng công nghệ để xây dựng sản phẩm du lịch thông minh, quảng bá du lịch: hệ
thống thuyết minh tự động, triển khai tour thực tế ảo,…
_Phát triển các sản phẩm mới có ứng dụng của cơng nghệ - thông tin, giao dịch với khách
hàng và quảng bá tour phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam
_Đặc biệt, tốc độ tăng trưởng của ngành cung cấp sản phẩm dịch vụ thay thế này rất
nhanh chóng, ứng dụng được rộng rãi trong toàn ngành du lịch


_Các nhà sản xuất sản phẩm dịch vụ thay thế đang gia tăng lợi nhuận và công suất, tạo
nên giá trị và chất lượng của các sản phẩm thay thế vơ cùng uy tín và chi phí chuyển đổi
sản phẩm thấp, sản phẩm thơng minh thay thế có chức năng tương đương hoặc tốt hơn.
 Đánh giá khách hàng:
_ Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình nhận định: “Đại
dịch Covid -19 là một “cú huých” mạnh mẽ để tất cả các doanh nghiệp, đặc biệt là các
doanh nghiệp du lịch, phải nhanh chóng triển khai chuyển đổi số để tiếp cận tới nhiều
khách hàng hơn, chăm sóc khách hàng tốt hơn, giảm chi phí và tăng hiệu quả kinh
doanh”. Áp dụng cơng nghệ để chăm sóc và phục vụ khách hàng tốt hơn
_Khách hàng là yếu tố vơ cùng quan trọng nhằm góp phần tạo nên thành công của ngành
du lịch, luôn nghiên cứu và tìm hiểu tâm lý, nhu cầu của khách hàng nhằm tạo ra những
dịch vụ chăm sóc và phục vụ khách hàng chu đáo nhất, tận tình nhất đồng thời xây dựng
được các sản phẩm, dịch vụ có thể thích ứng với nhu cầu của thị trường khách du lịch
 Đánh giá đối thủ cạnh tranh:
_Xem xét các đối thủ cạnh tranh cùng ngành để thấy rõ điểm mạnh và điểm yếu của
doanh nghiệp họ, của sản phẩm doanh nghiệp họ. Từ đó nhận định được điểm mạnh,
điểm yếu của doanh nghiệp mình, để đánh giá được xu hướng của thị trường có thể đã bị

thiếu và đưa ra chiến lược hoạt động, phát triển hiệu quả các sản phẩm của doanh nghiệp
mình.
_Ngành du lịch càng phát triển, sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành càng lớn
bởi lẽ tồn tại được đã là một sự cố gắng khơng ngừng nhưng để có được vị trí đứng trên
thị trường thì mỗi doanh nghiệp cần có định hướng, chiến lược phát triển cụ thể, phù hợp
với doanh nghiệp mình cũng như phù hợp với ngành du lịch
 Đánh giá nhà cung cấp:
_Nhà cung cấp cụ thể là các doanh nghiệp lữ hành, các đại lý du lịch tại thị trường nguồn
khách là cầu nối kết nối khách hàng tới các điểm đến du lịch, có vai trị vơ cùng quan
trọng trong việc xây dựng, định giá, phân phối và tiếp thị các sản phẩm.
_Vì vậy, các nhà kinh doanh du lịch cần đánh giá và lựa chọn, duy trì mối quan hệ mật
thiết với những hãng lữ hành cả trong và ngoài nước nhằm khai thác và tận dụng các
thông tin quan trọng về xu hướng cũng như nhu cầu của các thị trường nguồn khách du
lịch
Đánh giá chung:


Ngành du lịch Việt Nam năm 2020 đã bất chấp những tê liệt trong hoạt động vì
“bão Covid -19” tiếp tục gây được ấn tượng mạnh trên thế giới biểu hiện là ngành du lịch
đã đạt hàng loạt giải thưởng quốc tế uy tín và có mặt thương xun trên các tạp chí lữ
hành lớn, được quảng bá trên các báo đài truyền hình nổi tiếng thế giới như đài BBC,…
Kết luận:
Sự phục hồi của ngành du lịch Việt Nam phần nào được thể hiện ở báo cáo
những chặng bay nhộn nhịp nhất thế giới hồi tháng 11-2020 của OAG - tổ chức cung cấp
số liệu về du lịch, hàng không hàng đầu thế giới. Theo thống kê của OAG, với gần
893.000 khách trong tháng 11, tuyến Hà Nội - TP Hồ Chí Minh là chặng bay đơng khách
thứ hai thế giới, chỉ sau chặng Jeju – Seoul (Hàn Quốc) với hơn 1,3 triệu khách.
Ngành du lịch Việt Nam đã trải qua một năm 2020 thiệt hại kép do “cú đấm bồi”
Covid-19 và thiên tai lịch sử. Nhưng trong một năm khó khăn chưa từng có cũng là lúc
ngành du lịch Việt Nam tìm được khả năng kháng cự, sức bật nội lực từ những sáng tạo

để tìm thời cơ trong thách thức. Dù khó khăn do đại dịch Covid-19 vẫn còn kéo dài,
nhưng những bài học kinh nghiệm vượt “bão Covid-19” năm vừa qua sẽ là nền tảng để
du lịch Việt Nam chủ động ứng phó với các thách thức mới, duy trì đà phát triển bền
vững và tiếp tục khẳng định vị thế của du lịch Việt Nam ở khu vực và thế giới trong năm
mới này.



×