Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Chủ đề mối quan hệ giữa thẩm quyền riêng biệt của tòa án việt nam và thẩm quyền của trọng tài thương mại (trong nước và nước ngoài) thẩm quyền riêng biệt của tòa án việt nam có loại trừ thẩm quyền của trọng tài không

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (632.54 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
---------------------------------------------------

TIỂU LUẬN
TƯ PHÁP QUỐC TẾ
Đề tài: Mối quan hệ giữa thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam
và thẩm quyền của Trọng tài thương mại (trong nước và nước ngoài).
Thẩm quyền riêng biệt của Tịa án Việt Nam có loại trừ thẩm quyền
của trọng tài khơng?

Giảng viên chính:
Họ tên sinh viên:
Mã sinh viên:
Lớp học phần:

PGS.TS Ngơ Quốc Chiến
Nguyễn Đức Hồng
18061334
INL2006 4

Hà Nội - Năm 2022


Mục lục
MỞ ĐẦU .................................................................................................................................. 2
NỘI DUNG ............................................................................................................................... 3
I.Khái niệm thẩm quyền. ....................................................................................................... 3
II.Thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam. ................................................................... 4
III.Thẩm quyền của Trọng tài thương mại Việt Nam và trọng tài thương mại quốc tế. ....... 7
1.Khái niệm trọng tài thương mại quốc tế. ........................................................................ 7


2.Thẩm quyền trọng tài thương mại. .................................................................................. 7
3.Cơ chế pháp lý giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại. .................................. 8
IV. Mối quan hệ giữa thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam và thẩm quyền của
Trọng tài thương mại. .......................................................................................................... 10
KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 14

1


MỞ ĐẦU
1.Lý do lựa chọn đề tài.
Hội nhập kinh tế quốc tế là một quá trình hợp tác và phân cơng mang tính quốc tế hố
cao. Có hợp tác và có phân cơng thì cũng có những sự kiện làm gián đoạn, làm phát sinh
tranh chấp và phải dùng đến quyền lực của cơ quan tư pháp của mỗi quốc gia để xem xét,
giải quyết các tranh chấp (xét xử), là tiền đề và tất yếu dẫn đến sự hợp tác giữa các quốc gia
trong lĩnh vực tư pháp. Đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế là những quan hệ dân sự
có yếu tố nước ngồi. Những vụ việc có sự liên quan của hai hay nhiều nước khác nhau đều
có sự tham gia của Trọng tài thương mại và Tịa án. Tồ án, Trọng tài thương mại là các
phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bổ sung lẫn nhau. Thực tế hoạt động của các
Trung tâm Trọng tài thương mại cần có sự phối hợp của Toà án. Điều này dẫn đến một mối
quan hệ mật thiết giữa Tịa án và Trọng tài thương mại.
2.Mục đích.
Mục đích của bài nghiên cứu dưới đây nhằm làm rõ hơn mối quan hệ giữa thẩm quyền
riêng biệt của Tòa án Việt Nam và thẩm quyền của Trọng tài thương mại quốc tế cũng như
Trọng tài thương mại Việt Nam.
3.Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu chính là thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam và thẩm
quyền của Trọng tài thương mại quốc tế, Trọng tài thương mại Việt Nam.
4.Phương pháp nghiên cứu.

Bài nghiên cứu dưới đây có sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
 Phương pháp phân tích.
 Phương pháp tổng hợp.
 Phương pháp so sánh.

2


NỘI DUNG
I.Khái niệm thẩm quyền.
Theo từ điển luật học của Pháp thuật ngữ thẩm quyền được hiểu là khả năng mà pháp
luật trao cho cơ quan công quyền (autorite publique) hoặc cơ quan tài phán (Juridiction) thực
hiện công việc nhất định hoặc thẩm cứu và xét xử một vụ kiện.
Theo từ điển của Mỹ thẩm quyền được hiểu là một khả năng cơ bản và tối thiểu để cơ
quan công quyền xem xét và giải quyết một việc gì theo pháp luật.
Thẩm quyền gắn liền với quyền và nhiệm vụ mà pháp luật quy định cho cơ quan nhà
nước, người nắm giữ những chức vụ lãnh đạo, quản lí trong các cơ quan đó để thực hiện
chức năng và nhiệm vụ của họ. Thẩm quyền của mỗi cơ quan và cá nhân được phân định
theo lĩnh vực, ngành, khu vực hành chính, cấp hành chính. Trong mỗi ngành, thẩm quyền
được phân định theo chức năng, nhiệm vụ của ngành như thẩm quyền của Toà án nhân dân
là xét xử. Tuy nhiên, một loại việc có thể thuộc thẩm quyền của một hoặc nhiều cơ quan, cá
nhân trong các ngành, cấp khác nhau.
Trong pháp luật hiện hành của Việt Nam, thuật ngữ “thẩm quyền” thường được sử dụng
trong các cụm từ như: “thẩm quyền xét xử”, “thẩm quyền điều tra” “cơ quan có thẩm
quyền”, “người có thẩm quyền”, “cấp có thẩm quyền”, “thẩm quyền của Toà án nhân dân”,
“thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân”, thẩm quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân
dân”...
Thẩm quyền là tổng thể các quyền và nghĩa vụ được trao cho các chủ thể nhất định để
áp dụng giải quyết các vấn đề cụ thể nào đó trong phạm vi quản lý của họ. Mỗi chủ thể là cá
nhân hoặc tổ chức chỉ được giao những thẩm quyền và được thực hiện các thẩm quyền đó

trong phạm vi nhất định. Và nội dung thẩm quyền của tất cả các chủ thể trong tất cả các lĩnh
vực thì đều phải do pháp luật quy định, khơng một chủ thể nào được quyền tạo ra “thẩm
quyền riêng” mà vượt ra khỏi phạm vi pháp luật quy định. Đây khơng chỉ là quyền của các
chủ thể mà nó còn là nghĩa vụ, bắt buộc phải thực hiện bằng hành vi trên thực tế.

3


Việc xác định thẩm quyền giải quyết rất quan trọng, tránh gây chồng chéo, giải quyết sai
thẩm quyền. Tuy đây được coi là những quyền đã được pháp luật công nhận và được đảm
bảo thực hiện mà không ai được hạn chế, nhưng khơng phải vì vậy mà các chủ thể có thẩm
quyền được thực hiện các quyền này một cách bừa bãi, thực hiện với mục đích riêng. Việc
thực hiện các quyền này phải nằm trong khuôn khổ mà pháp luật cho phép.
Trong khoa học pháp lý: Thẩm quyền là một khái niệm quan trọng, trung tâm. Thẩm
quyền được hiểu là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ hành động, quyết định của các cơ quan,
tổ chức thuộc hệ thống bộ máy Nhà nước do pháp luật quy định.1
II.Thẩm quyền riêng biệt của Tịa án Việt Nam.
Thơng thường, những vụ việc thuộc thẩm quyền riêng biệt của toà án cũng là những vụ
việc có mối quan hệ gắn bó với hệ thống cơ quan tài phán đó, quy định này nhằm bảo vệ
khơng chỉ lợi ích cơng dân, pháp nhân mà phải tính tới lợi ích quốc gia, bảo vệ trật tự công
cũng như trật tự pháp lý cùa quốc gia trong quan hệ dân sự quốc tế.
Khoản 1 Điều 470 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 đã quy định những vụ án dân sự có yếu
tố nước ngoài thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của toà án Việt Nam bao gồm:
“a) Vụ án dân sự đó có liên quan đến quyền đối với tài sản là bất động sản có trên lãnh thổ
Việt Nam;
b) Vụ án ly hôn giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngồi hoặc người khơng quốc
tịch, nếu cả hai vợ chồng cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam;
c) Vụ án dân sự khác mà các bên được lựa chọn Tòa án Việt Nam để giải quyết theo pháp
luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên
và các bên đồng ý lựa chọn Tòa án Việt Nam.”

Bên cạnh các quy định về xác định thẩm quyền của tồ án đối với các tranh chấp dân sự
có yếu tố nước ngoài, Bộ luật tố tụng dân sự cũng có quy định về thẩm quyền riêng của tồ
án Việt Nam đối với những việc dân sự có yếu tố nước ngoài.

1

Lê Minh Trường sưu tầm, Thẩm quyền là gì ? Quy định của pháp luật về thẩm quyền, 14/05/2021

4


Theo khoản 2 Điều 470 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, những việc dân sự có yếu tố nước
ngồi sau đây thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của tồ án Việt Nam:
“a) Các u cầu khơng có tranh chấp phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự quy định tại
khoản 1 Điều này;
b) Yêu cầu xác định một sự kiện pháp lý xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam;
c) Tuyên bố công dân Việt Nam hoặc người nước ngồi cư trú tại Việt Nam bị mất tích, đã
chết nếu việc tuyên bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ
Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành
viên có quy định khác;
d) Tun bố người nước ngồi cư trú tại Việt Nam bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất
năng lực hành vi dân sự nếu việc tuyên bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ
của họ trên lãnh thổ Việt Nam;
đ) Cơng nhận tài sản có trên lãnh thổ Việt Nam là vô chủ, công nhận quyền sở hữu của
người đang quản lý đối với tài sản vô chủ trên lãnh thổ Việt Nam.”
Nghĩa vụ tố tụng dân sự quốc tế của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài trước hết
được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc đối xử quốc gia nhằm đảm bảo sự bình đẳng cho các
bên chủ thể khi tham gia tố tụng tại toà án một quốc gia trong việc bảo vệ quyền và lợi ích
của mình trong các tranh chấp dân sự quốc tế. Nguyên tắc này được thừa nhận tại khoản 2
Điều 465 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau: “Khi tham gia tố tụng dân sự, người nước

ngoài, cơ quan, tố chức nước ngồi, chi nhánh, văn phịng đại diện tạỉ Việt Nam của cơ
quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện của tố chức quốc tế tại Việt
Nam, nhà nước nước ngồi có quyền, nghĩa vụ tố tụng như công dân, cơ quan, tổ chức Việt
Nam.”
Đồng thời, Nhà nước Việt Nam có thể áp dụng nguyên tắc có đi có lại để hạn chế quyền
tố tụng dân sự tương ứng của người nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngồi, chi nhánh,
văn phịng đại diện tại Việt Nam của cơ quan, tổ chức nước ngoài mà tồ án của nước đó đã
5


hạn chế quyền tố tụng dân sự đối với công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam, chi nhánh, văn
phòng đại diện tại nước ngoài của cơ quan, tổ chức Việt Nam (khoản 3 Điều 465 Bộ luật tố
tụng dân sự 2015).
Trên cơ sở các nguyên tắc chung, các quyền của bên nước ngoài trong lĩnh vực tố tụng
đã được cụ thể hố, theo đó người nước ngồi, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế,
cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam có quyền khởi kiện đến toà án Việt Nam
để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm phạm hoặc có tranh chấp.
Chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam của cơ quan, tổ chức nước ngồi theo ủy quyền
có quyền khởi kiện đến toà án Việt Nam để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
mình khi bị xâm phạm hoặc có tranh chấp.
Để đảm bảo nguyên tắc thực hiện quyền “được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp ” của
đương sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài khi tham gia tố tụng tại toà án Việt Nam,
pháp luật Việt Nam kết ký kết sự bảo hộ pháp lý về các quyền nhân thân và tài sản mà nước
ký kết kia dành cho công dân nước mình: "Cơng dân, pháp nhân của nước ký kết này có
quyền tự do liên hệ với cơ quan tư pháp và các cơ quan khác có thẩm quyền về các vẩn đề
dân sự và hình sự của nước ký kết kia. Họ có quyền trình bày ý kiến của mình, khởi kiện
trước toà án theo cùng những điều kiện như công dân của nước ký kết kia ”. Công dân của
nước ký kết này không phải nộp một khoản tiền cược án phí nào chỉ vì họ là ngun đơn
hoặc là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ việc hoặc là người đại diện hợp pháp
của những người đó trước tồ án của nước ký kết kia mà không cư trú tại lãnh thổ của nước

ký kết đó.
Bên cạnh các quy định của điều ước quốc tế, các quy định về địa vị tố tụng của chù thể
nước ngồi cịn nằm trong một số văn bản pháp luật trong nước khác như tại Bộ luật tố tụng
dân sự, Luật đầu tư, Luật hơn nhân và gia đình.2

2

Lê Minh Trường sưu tầm,Cách xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế, 12/04/2021

6


III.Thẩm quyền của Trọng tài thương mại Việt Nam và trọng tài thương mại quốc tế.
1.Khái niệm trọng tài thương mại quốc tế.
Trọng tài thương mại quốc tế là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ các quan
hệ Tư pháp quốc tế, nhất là các quan hệ thương mại quốc tế mà pháp luật cho phép giải
quyết được bằng trọng tài. Theo phương thức này, các bên nhất trí thỏa thuận với nhau là sẽ
đưa vụ tranh chấp ra giải quyết tại một cơ quan trọng tài nhất định nào đó.
2.Thẩm quyền trọng tài thương mại.
Trọng tài khơng phải có thẩm quyền đương nhiên giải quyết các vụ việc tranh chấp mà
chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp khi các bên thỏa thuận và chỉ định. Để trọng tài
thương mại quốc tế có thẩm quyền giải quyết, các bên cần lập một thỏa thuận trọng tài. Dựa
theo Luật Trọng tài thương mại Việt Nam 2010, thỏa thuận trọng tài là sự thỏa thuận giữa
các bên về việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có thể phát sinh hoặc đã phát sinh.
Sau khi lập thỏa thuận, trọng tài thương mại quốc tế sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh
chấp giữa các bên chủ thể trừ khi thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc bị một trong các bên hủy
bỏ. Như vậy, thỏa thuận giữa các bên là căn cứ để xác lập thẩm quyền của trọng tài thương
mại quốc tế.
Thỏa thuận trọng tài có ý nghĩa vơ cùng quan trọng:
 Là cơ sở để trọng tài thương mại quốc tế giải quyết các tranh chấp phát sinh

 Thỏa thuận trọng tài loại bỏ thẩm quyền của tòa án. Pháp luật Việt Nam ghi nhận, khi
các bên thỏa thuận giải quyết bằng trọng tài thì tịa án sẽ khơng có thẩm quyền giải
quyết nữa.
Tuy nhiên, cơ quan trọng tài thương mại và tòa án là hai cơ quan bổ trợ cho nhau khi
giải quyết tranh chấp. Tòa án có thẩm quyền:
 Chỉ định trọng tài viên;
 Thay đổi trọng tài viên;
 Áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ các biện pháp khẩn cấp tạm thời;
 Hủy bỏ phán quyết trọng tài.
7


Thẩm quyền của trọng tài thương mại quốc tế không mang tính đương nhiên, sẽ phụ
thuộc vào thỏa thuận trọng tài. Ngồi ra, cịn bị ảnh hưởng bởi phạm vi tranh chấp: hạn chế
xét xử trong một số quan hệ thương mại, hoặc các tranh chấp phát sinh trong hôn nhân, gia
đình, thừa kế3 ...
3.Cơ chế pháp lý giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại.
Luật áp dụng để xét xử tranh chấp là luật mà trọng tài dùng để xem xét việc thực hiện
nghĩa vụ của các bên tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng. Luật này được gọi là
luật áp dụng cho hợp đồng.
Đối với các tranh chấp thương mại nội địa, đương nhiên, luật áp dụng trong hợp đồng là
luật quốc gia, chẳng hạn như ở Việt Nam thì căn cứ vào luật thương mại, pháp lênh hợp
đồng kinh tế, luật đất đai… Vấn đề chọn luật áp dụng trong hợp đồng không đặt ra với các
hợp đồng nội.
Trong thương mại quốc tế, luật của rất nhiều nước liên quan đến quan hệ của các bên
trong hợp đồng và cùng có khả năng điều chỉnh hợp đồng ngang nhau. Giữa các nguồn luật
đó ln tồn tài hiện tượng xung đột luật, vì thế khi đưa tranh chấp ra trong tài, các bên
đương sự phải thoả thuận thống nhất về luật áp dụng trong hợp đồng. Các nguồn luật áp
dụng trong thương mại quốc tế bao gồm: Các điều ước quốc tế, các tập quán thương mại
quốc tế và luật quốc gia.

Điều ước quốc tế: là những văn bản có chứa những quy phạm pháp luật được các quốc
gia và các chủ thể khác xây dựng, ký kết, cơng nhận và có hiệu lực pháp lý đối với chủ thể
của các quốc gia thành viên. Nó có thể là: Hiệp ước, Hiệp định, Nghị định thư, cơng hàm
trao đổi… khi có tranh chấp phát sinh từ hợp đồng nhưng không được quy định hoặc quy
định khơng đầy đủ thì các bên có thể đưa điều ước quốc tế vào để xử lý vấn đề đó. Các điều
ước này khơng có giá trị bắt buộc đối với các quan hệ thương mại quốc tế nếu như nó chưa
được quốc gia đó phê chuẩn. Khi quốc gia đã phê chuẩn, tất cả những trường hợp mà hợp
đồng khơng dẫn chiếu thì điều ước đó vẫn đương nhiên được áp dụng.

3

Lê Minh Công, Trọng tài thương mại quốc tế là gì? Thẩm quyền và các hình thức ra sao? 14/04/2021

8


Tập quán thương mại: là những quy tắc xử sự có hệ thống, những thói quen thương
mại phổ biến được áp dụng một cách thường xuyên, liên tục trong một thời gian dài và phải
có nội dung rõ ràng mà qua đó có thể xác định được quyền và nghĩa vụ đối với nhau. Các tập
quán thương mại quốc tế chỉ có giá trị pháp lý và có hiệu lực bắt buộc đối với các chủ thể ký
kết khi nó được quy định hoặc dẫn chiếu vào hợp đồng. Điều 135 quy tắc ICC về trọng tài
quy định “Các trọng tài khơng chỉ áp dụng luật áp dụng mà cịn phải dùng tới các điều khoản
trong hợp đồng và những “Tập quán thương mại” thích hợp để giải quyết vụ việc”. Trong
những luật trọng tài của các quốc gia cũng quy định như vậy.
Luật quốc gia: Nói đến luật quốc gia như một nguồn luật của thương mại quốc tế
không có nghĩa là tất cả các luật đều được áp dụng mà chỉ có một số luật, văn bản pháp luật
có liên quan đến thương mại quốc tế được áp dụng, bởi vì luật quốc gia khơng chỉ điều chỉnh
các quan hệ thương mại quốc tế mà nó cịn điều chỉnh rất nhiều mối quan hệ khác.
Luật quốc gia áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hố thơng thường là luật của nước
nào có quan hệ gần nhất với hợp đồng, tuy theo cách xác định, nhưng phải là luật đặc trưng,

thường là luật của nước bên bán, luật của nước nơi hợp đồng được ký kết, nhưng cũng có thể
là luật của bên mua, có thể là luật của nước thứ ba, luật quốc tịch, luật nơi nghĩa vụ của hợp
đồng được thực hiện…
Trong quá trình đàm phán hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế điều khoản luật áp dụng
thường được ghi một cách rõ ràng trong hợp đồng để tránh tình trạng khó xác đinh luật quốc
gia điều chỉnh các quan hệ hợp đồng. Việc thoả thuận luật quốc gia áp dụng cho hợp đồng
mua bán hàng hoá quốc tế là một vấn đề phức tạp, cho nên các chủ thể ký kết không những
phải thông thạo luật của nước mình mà cịn phải tìm hiểu kỹ luật của nước khác quan hệ với
hợp đồng để đảm bảo quyền lợi của mình, tránh được những thiệt thòi do sự thiếu hiểu biết
pháp luật gây ra.
Tuy nhiên việc áp dụng luật của quốc gia nào để giải quyết tranh chấp trong hợp đồng
đôi khi không chỉ phụ thuộc vào ý chỉ chủ quan của một chủ thể mà thường bị chi phối bởi
nhiều yếu tố khác như: tương quan lực lượn giữa các bên tham gia hợp đồng, do điều kiện
đặc thù khi triển khai hợp đồng đó… Trường hợp phải áp dụng luật của nước thứ ba, ít nhất
9


phải hiểu được luật của nước đó có tiện cho người mua hay người bán, liên quan đến hợp
đồng đã ký kết như thế nào, những điểm gì kiêng kị cần tránh…
Đôi khi các bên thoả thuận lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng sau khi hợp đồng đã
được ký kết. Trường hợp này thường xảy ra khi ký kết hợp đồng, vì một lý do khách quan
nào đó, các bên tiến hành rất nhanh chóng (để chớp thời cơ…) nên chưa kịp nêu điều khoản
luật áp dụng trong hợp đồng.
Tại Việt Nam, Luật thương mại 2005 là nguồn luật quan trọng để các thương nhân Việt
Nam nắm vững, áp dụng trong đàm phán ký kế hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Luật
thương mại Việt Nam ra đời đã tạo một trường pháp lý vô cùng thuận lợi cho các thương
nhân Việt Nam, đó là cơng cụ pháp lý quan trọng, là chỗ dựa pháp lý rất tin cậy cho các
thương nhân Việt Nam tiến hành các hoạt động thương mại trong kinh doanh quốc tế. Do
đó, trong trường hợp mặc dù hợp đồng thương mại đã được thực hiện hoặc bị vi phạm, thậm
chí bị vơ hiệu thì điều khoản về thoả thuận trọng tài của hợp đồng vẫn giữ nguyên giá trị

pháp lý.4
IV. Mối quan hệ giữa thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam và thẩm quyền của
Trọng tài thương mại.
Trong bối cảnh tồn cầu hóa kinh tế, tranh chấp thương mại quốc tế xảy ra ngày càng
nhiều và ngày càng phức tạp. Và khi tranh chấp xảy ra, địi hỏi phải có những phương thức
giải quyết tranh chấp linh hoạt, nhanh chóng, hiệu quả và đảm bảo uy tín của các thương
nhân. Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế đáp ứng được
những yêu cầu đó, được thừa nhận và áp dụng rộng rãi ở hầu như các nước trên thế giới. Với
tư cách là phương thức giải quyết tranh chấp, Trọng tài tồn tại độc lập với Tòa án quốc gia.
Song, hiện nay, pháp luật trọng tài đa số các nước đều quy định về sự hỗ trợ, giám sát của
Tòa án đối với Trọng tài trong hoạt động giải quyết tranh chấp. Có hai lý do quan trọng
khiến Trọng tài cần sự hỗ trợ có thiện chí của Tịa án trong những trường hợp cần thiết, đó
là: thiếu quyền lực cưỡng chế và khơng có sẵn một Hội đồng Trọng tài để giải quyết mọi
tranh chấp thương mại quốc tế. Tịa án cũng có quyền giám sát quá trình Trọng tài nhằm bảo

4

Bùi Thị Ánh, “Trọng tài thương mại quốc tế là gì ? Tại sao phải sử dụng trọng tài ?” 27/10/2021

10


vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, việc giám sát này phải đảm bảo, Trọng tài hoạt
động độc lập, phiên tịa cơng bằng được duy trì, các bên được đối xử bình đẳng. Ngồi ra, sự
hỗ trợ và giám sát của Tòa án cũng giúp nâng cao uy tín và hiệu quả hoạt động của Trọng
tài.
Trong lịch sử phát triển của Trọng tài, pháp luật trọng tài một số nước quy định sự kiểm
soát chặt chẽ của Tòa án nhà nước đối với Trọng tài và các quyết định do Trọng tài ban
hành. Theo đó, quyết định Trọng tài có thể xem xét lại tồn diện, kể cả luật áp dụng. Trên cơ
sở xem xét, Tòa án có quyền u cầu Trọng tài trình bày cơ sở để ban hành quyết định

Trọng tài, hủy bỏ toàn bộ hoặc một phần quyết định Trọng tài, trả cho Trọng tài xem xét
tranh chấp lại từ đầu (giống thủ tục phúc thẩm tại Tòa án). Quan điểm này được thể hiện
trong Luật Trọng tài Anh năm 1950 (Điều 22 (1)), năm 1979 (Điều 21), Luật Trọng tài
thương mại Australia 1984 (Điều 38)5, cũng quy định tương tự như vậy trong Luật Trọng tài
Myanmar 1944 và một số nước theo hệ thống pháp luật common law vào thời gian này.
Sự hỗ trợ và giám sát của Tòa án bao gồm:
 Tòa án hỗ trợ thi hành thỏa thuận trọng tài;
 Tòa án hỗ trợ thành lập Hội đồng Trọng tài;
 Tòa án giải quyết khiếu nại quyết định của Hội đồng Trọng tài về thẩm quyền của
Hội đồng Trọng tài;
 Tòa án quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời;
 Tòa án hỗ trợ thu thập tài liệu chứng cứ;
 Hủy phán quyết trọng tài;
 Công nhận và thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngồi.
Tịa án không được quyền xem lại nội dung phán quyết của Trọng tài, kể cả khi một bên
yêu cầu Tòa án hủy phán quyết Trọng tài, Tòa án cũng chỉ dựa vào các căn cứ về mặt tố tụng
trọng tài và các tài liệu đi kèm sẽ để xem xét, quyết định hủy hay không hủy phán quyết
trọng tài, mà không xét xử lại nội dung vụ tranh chấp mà Hội đồng Trọng tài đã giải quyết.
5

Gabriël Moens and Peter Gillies (1998), International Trade and Business: Law, Policy and Ethics, Cavendish
Publishing (Australia) Pty Limited, p. 747

11


Quyền hạn hỗ trợ và giám sát của Tòa án đối với Trọng tài là mối quan tâm của cả Tòa
án, Trọng tài và các bên tranh chấp. Bởi nhờ mối quan hệ này, việc giải quyết tranh chấp tận
dụng được ưu điểm của phương thức Trọng tài đồng thời là sự đảm bảo chắc chắn cho quá
trình Trọng tài được vận hành thuận lợi, phán quyết Trọng tài được đảm bảo thi hành. Có thể

nói, Tịa án sẵn sàng để hỗ trợ Trọng tài, và khi cần thiết, giám sát quá trình Trọng tài là đặc
điểm của Trọng tài thương mại quốc tế hiện đại, khiến Trọng tài trở nên hấp dẫn và đáng tin
cậy đối với các nhà kinh doanh khi tham gia quan hệ thương mại quốc tế.6
Thẩm quyền riêng biệt của Tồ án Việt Nam khơng loại trừ thẩm quyền của Trọng
Tài. Tồ án có quyền huỷ phán quyết của Trọng tài nếu một bên có đầy đủ bằng chứng
chứng minh rằng khơng có thoả thuận trọng tài hoặc thoả thuận Trọng tài vô hiệu hoặc thành
phần của hội đồng trọng tài hoặc thủ tục xét xử của Trọng tài không đúng theo thoả thuận
của các bên hoặc trái với các quy định của pháp luật hoặc tranh chấp không thuộc phạm vi
thẩm quyền của Trọng tài hoặc bằng chứng do các bên cung cấp làm cơ sở ban hành phán
quyết của Trọng tài là giả hoặc phán quyết của Trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của
Việt Nam. Tồ án ln tơn trọng các nguyên tắc đối với Trọng tài, ủng hộ, hỗ trợ Trọng tài
khi Trọng tài là sự lựa chọn của các bên tranh chấp và sẵn sàng hỗ trợ cho việc giải quyết
tranh chấp của Trọng tài khi có yêu cầu (theo khoản 1 Điều 48, khoản 2 Điều 53 Luật Trọng
tài thương mại 2010 và chương VIII từ Điều 111 đến Điều 142 BLTTDS 2015). Theo quy
định tại Điều 6 Luật trọng tài thương mại 2010 thì “Trong trường hợp các bên tranh chấp đã
có thoả thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Tồ án thì Tồ án phải từ chối thụ lý, trừ
trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được”.
Đây là sự hỗ trợ rất quan trọng của Tòa án đối với hoạt động trọng tài, thể hiện thái độ dứt
khốt của Tịa án khi khơng thụ lý vụ tranh chấp mà các bên đã thỏa thuận trọng tài. Tuy
nhiên Điều luật này cũng quy định trường hợp các bên đã có thỏa thuận nhưng thỏa thuận
trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được thì Tịa án vẫn có thẩm
quyền giải quyết.

6

Tào Thị Huệ -Bài viết được đăng trong Kỷ yếu Hội thảo “Trọng tài Thương mại Quốc tế – Lý luận và thực tiễn” do
Khoa Pháp luật Quốc tế – Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức tháng 10/2012)

12



KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế xã hội hiện đại của một quốc gia sẽ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố
trực tiếp và gián tiếp làm ảnh hưởng đến quan hệ kinh tế quốc tế. Chính vì vậy việc hồn
thiện quy định của pháp luật Việt Nam về thẩm quyền của Tòa án cũng như Trọng tài
thương mại trong Tư pháp quốc tế là cần thiết và hoàn toàn phù hợp với chủ trương của
Đảng và Nhà nước trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Việc hồn thiện này
sẽ góp phần hồn thiện cả hệ thống pháp luật của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho sự
hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.

13


1.
2.
3.
4.

5.
6.
7.
8.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, NXB Chính trị quốc gia sự thật.
Bộ luật Trọng tài thương mại 2010, NXB Chính trị quốc gia sự thật
Gabriël Moens and Peter Gillies (1998), International Trade and Business: Law,
Policy and Ethics, Cavendish Publishing (Australia) Pty Limited, trang 747.
Tào Thị Huệ -Bài viết được đăng trong Kỷ yếu Hội thảo “Trọng tài Thương mại
Quốc tế – Lý luận và thực tiễn” do Khoa Pháp luật Quốc tế – Trường Đại học Luật

Hà Nội tổ chức tháng 10/2012)
Lê Minh Trường sưu tầm, “Thẩm quyền là gì ? Quy định của pháp luật về thẩm
quyền”, 14/05/2021
Lê Minh Trường sưu tầm, “Cách xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế”,
12/04/2021
Lê Minh Cơng, “Trọng tài thương mại quốc tế là gì? Thẩm quyền và các hình thức ra
sao?” 14/04/2021
Bùi Thị Ánh, “Trọng tài thương mại quốc tế là gì ? Tại sao phải sử dụng trọng tài ?”
27/10/2021

14



×