Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Lý luận chung về hợp đồng sử dụng quyền tác giả và quyền liên quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (606.44 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP.HCM
KHOA MỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
______oOo______
BÀI TIỂU LUẬN
LUẬT BẢN QUYỀN

Tên đề tài: Hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả và quyền liên
quan- Những vấn đề pháp lí và thực tiễn


PHẦN MỞ ĐẦU: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU
1. Tại sao cần hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả và quyền liên
quan?
Khi tác phẩm được sáng tạo ra, cuộc biểu diễn được thực hiện, một bản ghi âm, ghi hình,
chương trình phát sóng được định hình thì mong muốn của tác giả, chủ sở hữu là sản
phẩm của mình làm ra được biết đến và lan tỏa rộng rãi đến cơng chúng. Khi đó, họ sẽ
được lợi về cả tinh thần và vật chất. Để làm được điều đó, việc sử dụng tác phẩm , cuộc
biểu diễn , bản ghi âm , ghi hình , chương trình phát sóng phải được tận dụng triệt để bởi
tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và quyền liên quan. Muốn việc lan truyền sản phẩm đến
công chúng được thuận lợi, hiệu quả mà khơng bị mất tính độc quyền sử dụng tác phẩm
thì chủ sở hữu quyền tác giả và quyền liên quan có thể thơng qua người khác để thực hiện
việc sử dụng đối tượng của mình. Khi này, cần có hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền
tác giả và quyền liên quan để đảm bảo được quyền lợi của tác giả, chủ sở hữu quyền tác
giả và quyền liên quan cũng như bên thứ ba sử dụng tác phẩm này để biểu diễn, ghi băng
hoặc ghi hình …
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.

Đối tượng nghiên cứu


Đối tượng mà bài luận nghiên cứu: Hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả và
quyền liên quan.
2.2.

Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu dựa trên những quy định của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ
sung năm 2019 Mục 2: Chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan. ( gồm


Điều 47: Quy định chung về chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan và
Điều 48: Hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan)
3. Phương pháp nghiên cứu
Bài luận sử dụng 02 phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích và tổng hợp lý
thuyết.
4. Kết cấu đề tài
Nội dung trọng tâm của bài luận bao gồm 02 chương, trong đó:
I/ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG SỬ DỤNG QUYỀN TÁC GIẢ VÀ QUYỀN
LIÊN QUAN
II/THỰC TIỄN ÁP DỤNG HỢP ĐỒNG SỬ DỤNG QUYỀN TÁC GIẢ VÀ QUYỀN
LIÊN QUAN

PHẦN NỘI DUNG
I.

LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG SỬ DỤNG QUYỀN TÁC GIẢ VÀ
QUYỀN LIÊN QUAN

1. Quy định chung về chuyển quyền sử dụng quyền tác giả và quyền liên quan
Các quy định chung về chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan được quy

định tại Điều 47, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2019,
có nội dung như sau:
1/Chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan là việc chủ sở hữu quyền
tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng có
thời hạn một, một số hoặc tồn bộ các quyền: quyền công bố tác phẩm, quyền tài


sản đối với tác phẩm, quyền tài sản của người biểu diễn, Quyền của nhà sản xuất
bản ghi âm, ghi hình và Quyền của tổ chức phát sóng.
2/Tác giả khơng được chuyển quyền sử dụng các quyền nhân thân trừ quyền công
bố tác phẩm; người biểu diễn không được chuyển quyền sử dụng các quyền nhân
thân.
3/Trong trường hợp tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình
phát sóng có đồng chủ sở hữu thì việc chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền
liên quan phải có sự thoả thuận của tất cả các đồng chủ sở hữu; trong trường hợp
có đồng chủ sở hữu nhưng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương
trình phát sóng có các phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập thì chủ sở hữu
quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể chuyển quyền sử dụng quyền tác
giả, quyền liên quan đối với phần riêng biệt của mình cho tổ chức, cá nhân khác.
4/Tổ chức, cá nhân được chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan có
thể chuyển quyền sử dụng cho tổ chức, cá nhân khác nếu được sự đồng ý của chủ
sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan.
Như vậy, chuyển quyền sử dụng quyền tác giả và quyền liên quan theo quy định của pháp
luật thì quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan phải tuân thủ theo quy định của
pháp luật hiện hành để đảm bảo quyền lợi và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ khi chuyển giao
quyền liên quan cho người khác. Việc chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên
quan phải có sự đồng ý của tác giả để tránh những tranh chấp về sau thì nên thực hiện
tuân thủ đúng quy định này. Vì thế, để việc chấp hành những quy định này của pháp luật
có chứng cứ xác thực thì phải thơng qua hợp đồng sử dụng quyền tác giả và quyền liên
quan.


2. Khái niệm hợp đồng sử dụng quyền tác giả và quyền liên quan


Để tác phẩm được truyền đi rộng rãi một cách thuận lợi và hiệu quả lại không làm mất đi
quyền độc quyền sử dụng đối với các quyền tài sản; chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên
quan có thể thông qua những người khác để thực hiện việc sử dụng đối tượng của mình.
Việc thoả thuận sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan giữa chủ sở hữu quyền tác giả,
quyền liên quan với người sử dụng được gọi là hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền
liên quan. Hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan là sự thoả thuận giữa các bên
mà theo đó bên chuyển giao cho phép cá nhân, tổ chức ( gọi là bên sử dụng ) sử dụng một
hoặc một số quyển nhân thân , quyền tài sản thuộc quyền tác giả , quyền liên quan trong
một thời hạn nhất định.
Cũng như hợp đồng chuyển nhượng quyển tác giả, quyền liên quan, hợp đồng sử dụng
quyền tác giả, quyền liên quan cũng phải có sự thoả thuận thống nhất ý chí giữa các bên.
Tuy nhiên, nếu trong hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan, bên được
chuyển nhượng trở thành chủ sở hữu của các quyền được chuyển giao và có quyển
chuyển nhượng các quyền đó cho người khác thì trong hợp đồng sử dụng quyền tác giả
mục đích thoả thuận của các bên là nhằm chuyển giao một hoặc một số quyền nhân thân,
quyền tài sản cho bên sử dụng được sử dụng trong thời hạn nhất định. Cùng với các quy
định về quyền tác giả trong Bộ luật dân sự và các văn bản pháp luật có liên quan thì hợp
đồng sử dụng quyển tác giả , quyền liên quan sẽ tạo một môi trường thuận lợi để cá nhân,
tổ chức tham gia vào hoạt động sáng tạo các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, tổ
chức cuộc biểu diễn, sản xuất băng ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng ... Ngồi ra,
hợp đồng sử dụng quyền tác giả , quyền liên quan cịn góp phần bảo vệ quyền lợi cho bên
sử dụng , cũng như tăng cường hoạt động kiểm tra , giám sát của Nhà nước đối với hoạt
động sử dụng các đối tượng của quyền tác giả nói riêng và quyền sở hữu trí tuệ nói chung
.
3. Đặc điểm của hợp đồng sử dụng quyền tác giả và quyền liên quan
Hợp đồng sử dụng quyền tác giả , quyền liên quan là phương tiện pháp lí quan trọng để

qua đó, các đối tượng của quyền tác giả được truyền tải tới công chúng dựa trên cơ sở


thoả thuận giữa chủ sở hữu quyền tác giả , quyền liên quan với bên sử dụng quyền tác giả
, quyền liên quan . Cũng như hợp đồng chuyển nhượng, hợp đồng sử dụng quyền tác giả,
quyền liên quan là hợp đồng dân sự nên nó cũng có các đặc điểm song vụ, ưng thuận và
là hợp đồng có đền bù hoặc khơng có đền bù. Tuy nhiên, vì là hợp đồng dân sự đặc biệt
nên hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan có những đặc điểm riêng sau đây:
a) Hợp đồng sử dụng quyền tác giả , quyền liên quan là hợp đồng có sự chuyển

giao quyền sử dụng các quyền nhân thân và quyền tài sản
Nếu hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan là hợp đồng chuyển giao
quyền sở hữu thì hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan là hợp đồng chuyển
giao quyền sử dụng. Trong hợp đồng này, bên sử dụng không phải là chủ sở hữu đối với
những quyền được chuyển giao và cũng chỉ có quyền sử dụng các quyền đó theo hình
thức nhất định được thoả thuận trong hợp đồng. Tổ chức , cá nhân được chuyển quyền sử
dụng quyền tác giả , quyền liên quan chỉ có thể chuyển quyền sử dụng cho tổ chức , cá
nhân khác nếu được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả , chủ sở hữu quyền liên quan
.
b) Các quyền năng được chuyển giao thuộc quyền tác giả , quyền liên quan bị

hạn chế về khơng gian và thời gian
Vì quyển nhân thân và quyền tài sản của chủ sở hữu quyền tác giả , quyền liên quan chỉ
được pháp luật bảo hộ trong thời hạn và trong phạm vi không gian nhất định; nên thời
hạn và phạm vi sử dụng do các bên thoả thuận trong hợp đồng cũng phải thuộc phạm vi
và thời hạn bảo hộ do pháp luật quy định .
4. Phân loại hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan
Trên thực tế, hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan rất phong phú và đa dạng
tùy theo thỏa thuận giữa hai bên. Việc phân loại hợp đồng sử dụng quyển tác giả, quyền
liên quan sẽ góp phần tìm hiểu sâu hơn về bản chất của hợp đồng, tạo thuận lợi cho việc



nghiên cứu và áp dụng tỏng thực tiễn. Dựa vào các tiêu chí khác nhau, hợp đồng sử dụng
quyền tác giả, quyền liên quan có thể được chia thành các loại khác nhau sau đây :
Thứ nhất, căn cứ vào năng lực sử dụng quyền để có thể phân chia thành hợp đồng
sử dụng độc quyền và hợp đồng sử dụng không độc quyền.
-

Hợp đồng sử dụng độc quyền được hiểu là hợp đồng sử dụng quyền tác giả ,
quyền liên quan mà theo đó chỉ có bên được chuyển quyền có quyền sử dụng các
quyền được chuyển giao và ngay cả chủ sở hữu cũng khơng có quyền sử dụng các
quyền năng đó trong thời hạn chuyển giao .

-

Hợp đồng sử dụng không độc quyền là hợp đồng sử dụng quyền tác giả , quyền
liên quan mà các bên có thoả thuận sau khi chuyển nhượng , bên chuyển nhượng
vẫn có quyền sử dụng đối tượng của hợp đồng và vẫn có quyền chuyển giao quyền
sử dụng các quyền năng đó cho các chủ thể khác .

Trong trường hợp các bên không thoả thuận về năng lực sử dụng quyền thì khi này hợp
đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan sẽ là hợp đồng không độc
quyền. Về lí luận có thể nhận thấy chủ sở hữu ln có quyền sử dụng đối với tài sản
thuộc sở hữu của mình. Do đó, nếu các bên khơng có thoả thuận thì trong trường hợp này
hợp đồng được coi là hợp đồng sử dụng không độc quyền và chủ sở hữu vẫn có quyền sử
dụng đối với các quyền năng đã chuyển giao.
Ý nghĩa: khác với tài sản thông thường, quyền tài sản thuộc quyền tác giả , quyền liên
quan có thể được sử dụng đồng thời bởi nhiều người khác nhau. Chính vì vậy, việc phân
loại này có ý nghĩa giúp xác định chính xác ai là người có quyền sử dụng quyền tác giả ,
quyền liên quan để từ đó áp dụng quy chế pháp lí phù hợp bảo vệ chủ thể có quyền sử

dụng đó .


Thứ hai, căn cứ vào phạm vi sử dụng có thể phân chia thành hợp đồng sử dụng
một lần và hợp đồng sử dụng nhiều lần.
-

Hợp đồng sử dụng một lần là hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan
mà theo đó bên sử dụng chỉ được sử dụng duy nhất một lần đối với các quyền
năng đã được chuyển giao và khi bên sử dụng đã sử dụng thì hợp đồng sẽ chấm
dứt (mặc dù thời hạn sử dụng có thể vẫn cịn). Nếu bên sử dụng muốn sử dụng
thêm thì mà khơng được sự đồng ý của bên chuyển giao thì bị coi như xâm phạm
đến quyền tác giả, quyền liên quan được pháp luật sở hữu trí tuệ bảo hộ và sẽ phải
chịu trách nhiệm pháp lí đã được quy định.

-

Hợp đồng sử dụng nhiều lần là hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan
mà theo đó, bên sử dụng có thể sử dụng các quyền năng đã được chuyển giao
nhiều lần trong thời hạn đã thoả thuận. Số lần sử dụng các bên có thể ấn định và
giới hạn trong một phạm vi nhất định hoặc tuỳ thuộc vào ý chí của bên sử dụng
theo thoả thuận giữa các bên.

Hợp đồng này tạo điều kiện thuận lợi cho bên sử dụng có thể sử dụng nhiều lần mà không
cần phải xin phép hoặc kí kết hợp đồng lại với bên chuyển giao.

Thứ ba, căn cứ vào thời hạn sử dụng có thể chia thành hợp đồng sử dụng có thời
hạn xác định hoặc khơng xác định.
-


Hợp đồng sử dụng có thời hạn xác định được hiểu là hợp đồng sử dụng quyền
tác giả, quyền liên quan mà theo đó các bên có thoả thuận về thời hạn sử dụng và
bên sử dụng chỉ được sử dụng các quyền năng đã chuyển giao trong khoảng thời
gian đó đã được thống nhất trong hợp đồng.

-

Hợp đồng sử dụng có thời hạn khơng xác định được hiểu là hợp đồng sử dụng
quyền tác giả, quyền liên quan mà theo đó các bên có thoả thuận về thời hạn sử


dụng là không xác định . Trong trường hợp này, bên sử dụng sẽ được sử dụng các
quyền đã chuyển giao cho đến hết thời hạn bảo hộ đối với quyền tác giả , quyền
liên quan do pháp luật quy định.
Tuy nhiên, vì đây khơng phải là hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan
nên trong thời hạn đó chủ sở hữu hoặc người khác vẫn có quyền sử dụng đối với các
quyền năng đó.
Thứ tư, hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan cịn có thể được phân
loại thành hợp đồng có đền bù hoặc khơng có đền bù , hợp đồng một người sử
dụng hoặc nhiều người sử dụng .
5. Chủ thể của hợp đồng chuyền quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan
Chủ thể của hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan là các bên tham gia hợp
đồng và có các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đó. Cụ thể gồm có bên chuyển
giao và bên sử dụng.
Để có thể tham gia hợp đồng thì bên chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan cũng
như bên sử dụng tác phẩm phải có năng lực chủ thể, được xác định bởi hai yếu tố là năng
lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.
a)

Bên chuyển giao quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan


Theo quy định tại Điều 47 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2019 thì
bên chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan là chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên
quan. Trong đó, chủ sở hữu là người có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt các
quyền năng thuộc phạm vi sở hữu của mình. Do đó, họ có quyền quyết định tự sử dụng
hoặc chuyển giao quyền sử dụng đó cho người khác theo thoả thuận. Trong trường hợp
chủ sở hữu đã chuyển giao quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan cho chủ thể
khác, họ vẫn là chủ sở hữu của các quyền này và vẫn có quyền sử dụng, cho phép người


khác sử dụng hoặc chuyển nhượng các quyền đó cho người khác; trừ trường hợp các bên
có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Ngồi ra, bên chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan có thể khơng phải là chủ sở
hữu quyền tác giả, quyền liên quan mà là người được chuyển giao quyền sử dụng quyền
tác giả , quyền liên quan nhưng theo thoả thuận với chủ sở hữu họ có quyển chuyển giao
lại quyền sử dụng này cho người khác. Trong trường hợp bên chuyển giao là đồng chủ sở
hữu đối với tác phẩm; cuộc biểu diễn; bản ghi âm, ghi hình hay chương trình phát sóng
thì việc chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan phải có sự thoả thuận của
tất cả các đồng chủ sở hữu. Tuy nhiên, trong trường hợp có đồng chủ sở hữu nhưng tác
phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có các phần riêng
biệt có thể tách ra sử dụng độc lập thì chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan có thể
chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan đối với phần riêng biệt của mình
cho tổ chức, cá nhân khác mà khơng cần có sự đồng ý của các đồng chủ sở hữu khác.
b)

Bên sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan

Bên sử dụng có thể là cá nhân, tổ chức thông qua hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền
liên quan có thể sử dụng các quyền được bên kia chuyển giao. Bên sử dụng tác phẩm có
thể là các nhà xuất bản, các nhà sản xuất bằng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa

hình, tổ chức phát thanh truyền hình, các tổ chức triển lãm, các đoàn nghệ thuật biểu
diễn... tùy theo loại hình của các sản phẩm.
Bên sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và
được phép sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan trong những trường hợp đặc biệt do
pháp luật quy định.
6. Đối tượng của hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan
Theo quy định tại Điều 47 Luật sở hữu trí tuệ thì đối tượng của hợp đồng chuyển giao
quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan là các quyền nhân thân và quyền tài sản


được quy định tại khoản 3 Điều 19 , Điều 20 , khoản 3 Điều 29 , Điều 30 và Điều 31 của
Luật sở hữu trí tuệ.
Tác giả khơng được chuyển quyền sử dụng các quyền nhân thân quy định tại Điều 19 ,
trừ quyền công bố tác phẩm; và người biểu diễn không được chuyển quyền sử dụng các
quyền nhân thân được quy định ở khoản 2 Điều 29 của Luật sở hữu trí tuệ cho người
khác. Về nguyên tắc, quyền nhân thân là quyền gắn liền với mỗi chủ thể và không thể
chuyển giao cho người khác được do đó nó khơng thể trở thành đối tượng của các hợp
đồng chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan.
Vậy nên, cũng giống như đối tượng của hợp đồng chuyển nhượng, đối tượng của hợp
đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan chủ yếu là các quyền tài sản bao gồm
quyền tài sản của chủ sở hữu quyền tác giả, quyền tài sản của người biểu diễn, quyền tài
sản của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình và quyền tài sản của tổ chức phát sóng.
7. Hình thức của hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan
Theo Điều 48 Luật sở hữu trí tuệ:
Hình thức của hợp đồng sử dụng quyền tác giả , quyền liên quan là cách thức thể hiện ý
chí ra bên ngồi của bên chuyển giao và bên sử dụng dưới hình thức nhất định.
Hình thức của hợp đồng sử dụng tác phẩm phải được lập thành văn bản . Hình thức văn
bản là chứng cứ pháp lí để xác nhận giữa các bên đã tồn tại quan hệ hợp đồng và là cơ sở
để tồ án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định quyền và nghĩa vụ của mỗi
bên. Qua đó sẽ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khi hợp đồng xảy ra

tranh chấp hoặc sự cố.
Nội dung của hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan:
Hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan phải được lập thành văn bản gồm
những nội dung chủ yếu sau đây:


a) Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền;
b) Căn cứ chuyển quyền;
c) Phạm vi chuyển giao quyền;
d) Giá, phương thức thanh toán;
đ) Quyền và nghĩa vụ của các bên;
e) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
Ngoài các nội dung chủ yếu trên, các bên tham gia giao kết hợp đồng có thể thoả thuận
về các nội dung khác như phạm vi, điều kiện, hình thức sử dụng; mức nhuận bút, thù lao,
các quyền lợi vật chất khác cũng như phương thức thanh toán; quyền và nghĩa vụ của các
bên khi giao kết hợp đồng; sửa đổi, huỷ bỏ, chấm dứt hợp đồng( bao gồm trách nhiệm,
mức bồi thường của mỗi bên khi vi phạm hợp đồng).
Việc thực hiện, sửa đổi, chấm dứt, huỷ bỏ hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên
quan được áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự.
8. Thời hạn sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan
Thời hạn sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng mà
bên sử dụng và bên chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan phải thoả thuận một cách
cụ thể. Trong thời hạn sử dụng, bên sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan mới có quyền
sử dụng và khi hết thời hạn đó thì khơng có quyền sử dụng nữa hoặc bên sử dụng quyền
tác giả , quyền liên quan muốn sử dụng lại phải được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác
giả, quyền liên quan đó.
Thời hạn sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan cịn có mối liên quan mật thiết với thời
hạn bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan. Quyền tác giả, quyền liên quan là loại quyền
có thời hạn bảo hộ (trừ những quyền nhân thân gắn liền với tác giả), do đó thời hạn của
hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan mặc dù do các bên thoả thuận nhưng

phải trong thời hạn quyền tác giả, quyền liên quan được bảo hộ.


II.

THỰC TIỄN ÁP DỤNG LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ HỢP ĐỒNG SỬ
DỤNG QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới phát triển mạnh mẽ, các nước có xu hướng hợp tác
ngày càng sâu, rộng, chặt chẽ trên tất cả các lĩnh vực thì sở hữu trí tuệ là lĩnh vực được
nước ta vơ cùng quan tâm và không ngừng đẩy mạnh để phát triển. Hiện nay, mặc dù lĩnh
vực này đã có những bước tiến tích cực, song bên cạnh đó, thực trạng sở hữu trí tuệ ở
Việt Nam cho thấy những hạn chế, bất cập đáng báo động.
1. Thực trạng
Theo Cục Cảnh sát kinh tế (Bộ Cơng an), thời gian qua, tình trạng xâm phạm quyền sở
hữu trí tuệ, sản xuất, bn bán hàng giả ở Việt Nam vẫn diễn ra phức tạp với nhiều thủ
đoạn tinh vi. Không những thế, những điều này cịn có xu hướng ngày càng tăng cao,
nhất là trong cuộc cách mạng công nghiejp 4.0 này. Các hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ,
sản xuất, bn bán hàng giả diễn ra trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế, ở cả khu vực sản
xuất, chế biến, lưu thông và xuất nhập khẩu, xảy ra với mọi loại hàng hóa từ hàng tiêu
dùng thơng thường đến các loại hàng hóa có giá trị cao.
Thực trạng sở hữu trí tuệ ở Việt Nam đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên
quan hiện nay thể hiện trong hầu hết mọi lĩnh vực. Cụ thể là, thực trạng sở hữu trí tuệ ở
Việt Nam đối với nhóm quyền này thể hiện ở các hành vi xâm phạm như in sách lậu, sử
dụng các tác phẩm âm nhạc, điện ảnh, ghi âm, ghi hình mà khơng trả tiền cho các chủ thể
quyền tác giả, quyền liên quan… khá phổ biến. Hành vi vi phạm càng trở nên phức tạp
hơn trong mơi trường internet, vì tại đây người sử dụng dễ dàng mạo danh tác giả và dễ
dàng thực hiện các hành vi sao chép và phổ biến trái phép. Trong môi trường kỹ thuật số,
hành vi mạo danh tác giả diễn ra phổ biến đối với các tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng
dụng. Việc mạo danh chủ yếu diễn ra trên môi trường mạng xã hội như Facebook,

Instagram,… Những kẻ mạo danh thường lập tài khoản lấy tên những tác giả nổi tiếng để


đăng tải tác phẩm của mình nhằm thu hút thêm lượt tương tác với các bài đăng. Từ đó,
thực hiện hành vi lừa đảo để trục lợi con bản thân.
Trường hợp cụ thể:
Poster giới thiệu của một chương trình truyền hình thực tế được phát sóng mỗi tuần trên
kênh HTV2 Rap Việt mùa 2 có phần background là bức ảnh vẽ kỹ thuật số của một tác
giả Trung Quốc quảng cáo cho hãng máy tính Lenovo. Rap Việt đã sử dụng bức tranh
này làm nền, xóa một số chi tiết và chèn hình ảnh chương trình để che đi tên logo của
thương hiệu gốc. Tiếp đến, những khán giả đang theo dõi chương trình cịn tìm ra một
poster nữa của Rap Việt cũng sử dụng trái phép sản phẩm của tác giả nước ngồi mà
khơng xin phép hay mua bản quyền. Thậm chí tấm poster này cịn giữ ngun logo quảng
cáo của thương hiệu điện thoại iQOO – thương hiệu con của VIVO. Trong khi Rap Việt
đang quảng cáo cho thương hiệu điện thoại Sam Sung Galaxy. Điều này sẽ trở nên đặc
biệt nghiêm trong nếu các bên thương hiệu yêu cầu phạt bản quyền.
Chưa dừng lại ở đó, những tấm poster thơng báo các thí sinh chiến thắng của tỏng
chương trình cũng bị phát hiện ra là “ăn cắp” của họa sĩ nổi tiếng Jaime Jasso, hiện đang
là Giám đốc Phát triển Hình ảnh của hãng Tencent Games. Bên dưới bài viết tố cáo việc
vi phạm bản quyền của Rap Việt, tác giả gốc Jaime Jasso cũng để lại bình luận đầy bức
xúc và cịn gọi thẳng đây là hành vi trộ cắp, sử dụng sản phẩm trí tuệ của tác giả mà
không hề xin phép hay làm hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên
quan.
Trường hợp này của chương trình Rap Việt đã cho thấy, những cá nhân, tổ chức phải hết
sức thận trọng trong việc chọn lọc những nguồn thơng tin, sản phẩm trí tuệ trên trực
tuyến mà họ có thể sử dụng được mà khơng dính đến bản quyền của tác giả, đồng tác giả
đối với mục đích thương mại của họ.
2. Những bất cập trong công cuộc thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam



Chủ thể xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan thực hiện với cả lỗi cố ý và lỗi vô ý,
ngồi vi phạm biết rõ về việc mình làm là vi phạm pháp luật nhƣng vẫn cố tính thực hiện
(ví dụ như muốn sử dụng sản phẩm nhưng không muốn mất tiền mua, kiếm lợi từ việc
làm phi pháp... trong một số trường hợp có những người thực hiện hành vi khơng vì lợi
nhuận nhưng chỉ vì muốn thu hút sự chú ý vẫn thực hiện hành vi như quay lại hình ảnh từ
các rạp chiếu phim, sau đó “câu view” từ các trang mạng xã hội bao gồm facebook,
instagram,... nhiều trường hợp người sử dụng không am hiểu pháp luật nên đã vơ tình vi
phạm (cụ thể: mua máy tính được cài đặt sẳn phần mềm nên cho rằng mình đương nhiên
được sử dụng phần mềm ấy một cách “miễn phí”, hoặc những trang web xem phim lậu
trên mạng internet, người dùng sẽ mặc định mình được tiêu thụ những sản phẩm này mà
không vướng phải phát luật). Trong thực tế, có việc xâm phạm quyền tác giả, nhưng lại
không thể thực thi, nguyên nhân xuất phát từ những bất cập trong quy định của pháp luật
về quyền tác giả, vụ việc này xảy ra từ trước khi ban hành Luật Sở hữu trí tuệ, song cho
đến nay pháp luật về quyền tác giả vẫn không thay đổi trong quy định này.
3. Nguyên nhân
Những nguyên nhân có thể đúc kết được từ những hành vi vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ tại
Việt Nam bao gồm:
-

Thứ nhất, do hệ thống thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ chưa đáp ứng yêu cầu
thực tiễn. Hệ thống các cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính q phức tạp,
nhiều đầu mối, hoạt động thực thi quyền bị phân tán, kém hiệu quả.
Các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành, bổ sung chưa theo kịp những
phát sinh, thay đổi lớn của thực tiễn. Hình thức và mức xử phạt chưa đủ sức răn đe
các nghi phạm.

-

Thứ hai, những hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ ln
tạo ra “siêu lợi nhuận” nên rất có sức hút, lơi kéo được nhiều đối tượng tham gia,



kể cả những người lao động thuần túy, trên nhiều địa bàn và nhiều lĩnh vực khác
nhau.

-

Thứ ba, Việt Nam vẫn chưa thực sự đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học công nghệ
trong công tác quản lý, phát hiện hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ.

-

Thứ tư, việc lan truyền và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vi phạm bản quyền
vẫn bị xem nhẹ và không được giải quyết triệt để.

-

Thư năm, công tác tuyên truyền, thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam
chưa thực sự đi vào cuộc sống; nhận thức về quyền sở hữu trí tuệ cịn nhiều hạn
chế. Phần lớn các chủ Sở hữu trí tuệ chưa thực sự chú ý đến việc bảo vệ quyền lợi
của mình, chưa có ý thức cao trong việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hố, trong
khi trình độ và hiểu biết về tác hại của xâm phạm sở hữu trí tuệ đối với sức khoẻ,
lợi ích của cộng đồng cịn rất hạn chế.

4. Giải pháp
Từ thực trạng Sở hữu trí tuệ tại Việt Nam có thể thấy việc đấu tranh, ngăn chặn các hành
vi vi phạm sở hữu trí tuệ là quyền lợi, trách nhiệm của mỗi cá nhân bao gồm chủ sở hữu
trí tuệ và cả người tiêu dùng. Do đó, để nâng cao hiệu quả hoạt động sở hữu trí tuệ ở Việt
Nam được lành mạnh, công bằng, bên cạnh việc hồn thiện hệ thống pháp luật về sở hữu
trí tuệ, cần làm tốt các vấn đề sau:

-

Phổ biến, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về sở hữu trí tuệ.

-

Tăng cường cải tiến hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước về sở hữu trí tuệ.

-

Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực về sở hữu trí tuệ cho cộng đồng, doanh
nghiệp và Cục sở hữu trí tuệ.


-

Tăng cường tổ chức bộ máy và nhân lực quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ tại địa
phương….

KẾT LUẬN
Hiện nay, sở hữu trí tuệ trong cuộc sống kinh tế, xã hội và văn hóa ở Việt Nam cũng như
các quốc gia trên thế giới ngày càng khẳng định vị trí và vai trị của mình. Với vai trị
mang lại lợi ích cả về mặt vật chất và tinh thần cho cá nhân và xã hội, nhu cầu cho việc
truyền tải sản phẩm của trí tuệ ln được tăng nhanh. Để làm được điều đó một cách
thuận lợi thì ngồi tác giả, chủ sở hữu tác giả cịn cần có các đối tượng sử dụng quyền tác
giả, quyền liên quan. Bởi điều đó, địi hỏi Việt Nam cần đẩy mạnh hơn các hoạt động
thực thi quyền sở hữu trí tuệ như Hợp đồng chuyền quyền sử dụng quyền tác giá, quyền
liên quan cũng như có các biện pháp phịng chống những hành vi vi phạm pháp luật xâm
phạm đến lợi ích của mỗi cá nhân, tổ chức.
Việt Nam muốn phát triển nhanh và bền vững để khẳng định vị thế của mình trên thị

trường quốc tế thì cần phải đặc biệt quan tâm đến khoa học, công nghệ; đặc biệt là đẩy
mạnh các hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Là một sinh viên thuộc chuyên ngành
Thiết kế đồ họa của khoa Mỹ thuật công nghiệp- những người tạo ra các sở hữu trí tuệ,
chúng tơi cần phải đặc biệt quan tâm đến các Điều luật Sở hữu trí tuệ, cụ thế là những
phạm trù liên quan đến quyền và lợi ích của chúng tơi. Chính vì thế, việc nắm bắt hợp
đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan là một trong những điều quan
trọng. Nó khơng chỉ giúp cho chúng tơi các quyền lợi về mặt pháp lý như những quyền
lợi của tác giả, đồng tác giả mà còn đem những sáng tạo trí tuệ của chúng tơi được sử
dụng một cách hợp lý và triệt để.



×