Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Mối quan hệ giữa thẩm quyền riêng biệt của tòa án việt nam và thẩm quyền của trọng tài thương mại (trong nước và nước ngoài) (thẩm quyền riêng biệt của tòa án việt nam có loại trừ thẩm quyền của trọng tài không)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (354.98 KB, 12 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
----------------------------------------------------

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN: TƯ PHÁP QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI 02:
MỐI QUAN HỆ GIỮA THẨM QUYỀN RIÊNG BIỆT CỦA TÒA ÁN VIỆT
NAM VÀ THẨM QUYỀN CỦA TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI (TRONG
NƯỚC VÀ NƯỚC NGỒI) (THẨM QUYỀN RIÊNG BIỆT CỦA TỊA ÁN
VIỆT NAM CĨ LOẠI TRỪ THẨM QUYỀN CỦA TRỌNG TÀI KHƠNG)
Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Thị Vân

Mã sinh viên

: 18061226

Mã lớp học phần

: INL2006

Giảng viên giảng dạy

: Giảng viên Ngô Quốc Chiến

HÀ NỘI-NĂM 2022


1. Đặt vấn đề................................................................................................................ 2


1.1. Lý do chọn đề tài............................................................................................... 2
1.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................2
2. Giải quyết vấn đề..................................................................................................... 2
2.1. Thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam...................................................2
a, Khái niệm.......................................................................................................... 2
b, Phân loại............................................................................................................ 3
2.2. Thẩm quyền của Trọng tài thương mại.............................................................5
2.2.1. Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.................... 5
2.2.2. Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động
thương mại.............................................................................................................7
2.2.3. Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết
bằng Trọng tài....................................................................................................... 7
2.3. Mối quan hệ giữa thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam và thẩm quyền
của Trọng tài thương mại trong nước...................................................................... 8
2.4. Mối quan hệ giữa thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam và thẩm quyền
của Trọng tài thương mại nước ngoài...................................................................... 9
3. Kết luận..................................................................................................................10
4. Danh mục tài liệu tham khảo.................................................................................10

1


1. Đặt vấn đề
1.1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay hai phương thức giải quyết tranh chấp phổ biến nhất trong hệ thống
tư pháp là Trọng tài và Tòa án, xét về mặt lịch sử, trọng tài là phương thức giải
quyết tranh chấp xuất hiện sớm hơn so với sự ra đời của tịa án. Tịa trọng tài là
hình thức tiền thân của việc hình thành các tịa án sau này.
Cùng với sự phát triển của xã hội, Trọng tài và Tịa án đều có bước chuyển
mình mạnh mẽ trong sự phát triển cả về hình thức lẫn thẩm quyền. Hai chế định

này vừa bổ trợ song cũng vừa hạn chế lẫn nhau. Việc trao thẩm quyền như thế nào
cho hai chế định này vẫn ln là bài tốn mà các nhà làm luật phải đau đầu chẳng
hạn như việc Trọng tài có thẩm quyền tun hợp đồng vơ hiệu khi hồn cảnh thay
đổi cơ bản hay khơng?…
Trong bài nghiên cứu này, tác giả sẽ phân tích về thẩm quyền riêng biệt của
Tịa án Việt Nam và phân tích mối quan hệ giữa thẩm quyền riêng biệt của Tòa án
với thẩm quyền của Trọng tài.
1.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích, so sánh, liệt kê, nhằm phân tích mối quan hệ giữa
thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam và Trọng tài thương mại
2. Giải quyết vấn đề
2.1. Thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam
a, Khái niệm
Thẩm quyền là tổng hợp các quyền mà pháp luật quy định cho một cơ quan,
tổ chức hoặc một công chức được xem xét giải quyết những công việc cụ thể trong
2


lĩnh vực và phạm vi nhất định nhằm thực hiện chức năng của bộ máy nhà nước.
Thẩm quyền của Tòa án là toàn bộ những quyền do pháp luật quy định, theo đó
Tồ án được tiến hành xem xét, giải quyết những vụ việc cụ thể theo quy định của
pháp luật.
Pháp luật Việt Nam quy định về hai loại thẩm quyền của Tịa đó là thẩm
quyền chung và thẩm quyền riêng biệt. Sự phân biệt giữa hai loại thẩm quyền này
đó chính là tính chất khơng xung đột về thẩm quyền xét xử. Có nghĩa là thẩm
quyền giải quyết vụ án đó được tuyên bố chỉ thuộc về quyền tài phán của duy nhất
một quốc gia. Thẩm quyền này mang tính tuyệt đối và tịa án bắt buộc phải tn thủ
(trừ trường hợp điều ước quốc tế có quy định khác).
Việc các quốc gia quy định về thẩm quyền tài phán riêng biệt của tịa án
nước mình là hợp lý bởi vì thực tế những vụ việc thuộc thẩm quyền riêng biệt của

tồ án cũng là những vụ việc có mối quan hệ gắn bó với hệ thống cơ quan tài phán
đó, quy định này nhằm bảo vệ khơng chỉ lợi ích cơng dân, pháp nhân mà cịn là lợi
ích hợp pháp của quốc gia, bảo vệ trật tự công cũng như trật tự pháp lý cùa quốc
gia trong quan hệ dân sự quốc tế.
b, Phân loại
Hiện nay pháp luật Việt Nam trao cho Tòa án thẩm quyền tài phán riêng biệt
trong một số vụ án dân sụ có yếu tố nước ngồi và việc dân sự có yếu tố nước
ngồi1. Cụ thể:
- Vụ án dân sự đó có liên quan đến quyền đối với tài sản là bất động sản có trên
lãnh thổ Việt Nam
Một số tranh chấp về bất động sản thuộc thẩm quyền riêng biệt như tranh
chấp liên quan đến quyền sở hữu, sử dụng, các biện pháp bảo đảm, đăng ký bất
động,… Việc quy định thẩm quyền riêng biệt đối với các vụ án liên quan đến bất
1

Điều 470 BLTTDS 2015

3


động sản này là phù hợp với các nguyên tắc chung về lãnh thổ quốc gia. Theo đó
lãnh thổ quốc gia là các bộ phận lãnh thổ thuộc chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối hay
riêng biệt của một quốc gia do vậy các quốc gia khác khơng có quyền tài phán đối
với các vùng đất không thuộc lãnh thổ quốc gia mình.
Mặt khác, nguyên tắc hàng đầu được nhiều quốc gia công nhận khi giải
quyết các tranh chấp liên quan đến bất động sản đó là thẩm quyền giải quyết tranh
chấp sẽ thuộc về Tịa án nơi có bất động sản. Điều này là phù hợp với sự quản lý
nhà nước về đất đai đồng thời sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các bên đương sự cũng
như Tòa án trong việc xác định nơi có bất động sản, giá trị bất động sản đó.
- Vụ án ly hơn giữa cơng dân Việt Nam với cơng dân nước ngồi hoặc người

không quốc tịch, nếu cả hai vợ chồng cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam;
Trong vụ án ly hôn này vấn đề quan trọng nhất để xác định thẩm quyền riêng
biệt của Tịa đó là cả hai vợ chồng đều có thường trú ở Việt Nam bởi vì để có thể
giải quyết ly hơn, Tịa án cần xem xét đến đời sống hôn nhân của vợ chồng trong
thời gian dài do vậy nếu trao thẩm quyền cho nước hai vợ chồng thường trú thì việc
giải quyết vụ án sẽ dễ dàng hơn.
Bên cạnh đó vấn đề hôn nhân không chỉ liên quan đến nhân thân mà còn liên
quan đến tài sản. Các tài sản này là tài sản phát sinh trong quá trình chung sống lâu
dài tại Việt Nam, do vậy nếu để các tòa Việt Nam giải quyết sẽ dễ dàng hơn trong
việc xác định giá trị tài sản và xử lý tài sản.
-Vụ án dân sự khác mà các bên được lựa chọn Tòa án Việt Nam để giải quyết theo
pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
là thành viên và các bên đồng ý lựa chọn Tòa án Việt Nam.
- Các yêu cầu khơng có tranh chấp phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự

4


Các u cầu này là những u cầu khơng có tranh chấp, chỉ thể hiện ý chí
của một bên đối với việc u cầu Tịa án cơng nhận hoặc giải quyết một vấn đề. Ví
dụ như tuyên bố mất tích, tuyên bố đã chết…
- Yêu cầu xác định một sự kiện pháp lý xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam
Những sự kiện phát sinh trển lãnh thổ Việt Nam thì chỉ có Tịa án Việt Nam
mới có thẩm quyền để xác định tính hợp pháp của sự kiện đó
- Tun bố cơng dân Việt Nam hoặc người nước ngồi cư trú tại Việt Nam bị mất
tích, đã chết nếu việc tuyên bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ
của họ trên lãnh thổ Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác;
- Tun bố cơng dân nước ngồi. người khơng quốc tịch mất tích, đã chết nếu họ có
mặt ở Việt Nam tại thời điểm có sự kiện xảy ra mà sự kiện đó là căn cứ để tuyên bố

một người mất tích, đã chết và việc tun bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền,
nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ Việt Nam.
- Cơng nhận tài sản có trên lãnh thổ Việt Nam là vô chủ, công nhận quyền sở hữu
của người đang quản lý đối với tài sản vô chủ trên lãnh thổ Việt Nam.
2.2. Thẩm quyền của Trọng tài thương mại
2.2.1. Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật thương mại 2005 , “hoạt động
thương mại” là khái niệm dùng để chỉ chung những hoạt động có thể sinh lợi, tạo
ra lợi nhuận, được thể hiện dưới các hình thức như mua bán, trao đổi hàng hoá,
cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến đầu tư thương mại và các hoạt động khác
nhằm tạo ra lợi nhuận. Trong đó:
- “Mua bán hàng hoá”, theo khoản 8 Điều 3 Luật thương mại năm 2005,được
5


hiểu là hoạt động trao đổi các loại hàng hoá, gồm các loại động sản, và những
vật gắn liền với đất đai; trong đó bên bán sẽ có trách nhiệm giao hàng, chuyển
quyền sở hữu hàng hoá cho bên mua và nhận thanh toán theo sự thoả thuận của
hai bên; cịn bên mua hàng hố sẽ được nhận và sở hữu hàng hố đã mua
nhưng phải có trách nhiệm thanh toán cho bên bán giá trịhàng hoá đã mua theo
sự thoả thuận trước đó của hai bên.
- Cịn “cung ứng dịch vụ” là hoạt động thương mại mà trong đó, một bên (cịn
gọi là bên cung ứng) có hoạt động cung cấp các dịch vụ sẽ thực hiện dịch vụ cho
một bên khác theo yêu cầu và nhận thanh toán đối với hoạt động này; còn bên sử
dụng dịch vụ (hay cịn gọi khách hàng – người có nhu cầu sử dụng dịch vụ) sẽ
được thực hiện việc trải nghiệm, sử dụng dịch vụ do bên cung ứng dịch vụ cung
cấp và sẽ có trách nhiệm thanh tốn tiền cho bên cung ứng dịch vụ2
- “Xúc tiến thương mại”, hiểu là các hoạt động có tính chất thúc đẩy, tìm kiếm
cáccơ hội để có thể giao thương, trao đổi, bn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ,

thực hiện các giao dịch thương mại mà hoạt động xúc tiến thương mại thường
được thể hiện như các hình thức khuyến mại, quảng cáp, tổ chức triển lãm, hôị
chợ…
Như vậy trọng tài thương mại sẽ có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp
giữa các bên tranh chấp là các thương nhân khi ký kết các hợp đồng mua bán hàng
hoá, hợp đồng cung ứng dịch vụ để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh,cung
ứng... có thể vi phạm quyền, nghĩa vụ và phát sinh tranh chấp với nhau

2

Khoản 9 Điều 3 Luật thương mại năm 2005

6


2.2.2. Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt
động thương mại
Trước đây trong các Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003 và Nghị định
số 25/2004/NĐ-CP thì chỉ quy định thẩm quyền của trọng tài giải quyết tranh
chấp giữa các bên là cá nhân kinh doanh, tổ chức kinh doanh3. Theo quy định
này, nhiều tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại nhưng chỉ có một bên là
thương nhân hay tranh chấp phát sinh từ quan hệ đầu tư góp vốn của các tổ chức,
cá nhân khơng có đăng ký kinh doanh sẽ không thuộc phạm vi thẩm quyền của
Trọng tài thương mại; và như vậy sẽ hạn chế thẩm quyền giải quyết tranh chấp
của trọng tài. Do đó, Luật Trọng tài thương mại năm 2010 quy định mở rộng
thẩm quyền giải quyết tranh chấp cho trọng tài, để trọng tài có thẩm quyền giải
quyết các tranh chấp giữa ít nhất một bên là thương nhân, có hoạt động thương
mại là hợp lý.
2.2.3. Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết
bằng Trọng tài.

Trọng tài theo Luật Trọng tài thương mại năm 2010 cịn có thẩm quyền giải
quyết các tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết
bằng trọng tài. Quy định này đã làm thống nhất hệ thống pháp luật Việt Nam,
giúp các quy định pháp luật đi vào thực tiễn. Cụ thể, trước Luật Trọng tài thương
mại năm 2010, các văn bản pháp luật khác đã quy định về hình thức giải quyết
tranh chấp bằng trọng tài như: Luật Thương mại năm 2005 (khoản 3 Điều 317)
quy định trọng tài là một trong bốn hình thức giải quyết tranh chấp thương mại
mà các bên lựa chọn để giải quyết tranh chấp; Luật Đầu tư năm 2005 (Điều 12)
cũng quy định trọng tài là một trong bốn hình thức giải quyết tranh chấp liên
quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam; Luật Doanh nghiệp năm 2005 (Điều
3

Khoản 3 Điều 2 Pháp lệnh TTTM năm 2003, Điều 2 Nghị định số 25/2004/NĐ-CP


107) quy định trọng tài là một trong hai cơ quan có thẩm quyền xem xét, hủy
bỏ quyết định của Đại hội đồng cổ đông trong các trường hợp Luật định... Tuy
nhiên, Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003 khơng quy định trọng tài có
thẩm quyền giải quyết các tranh chấp khác mà các Luật chuyên ngành có quy
định. Do vậy, đây là điểm mới đáng ghi nhận của Luật Trọng tài thương mại
năm 2010 so với các văn bản pháp luật trước đây khi trọng tài có thẩm quyền
giải quyết nhiều loại tranh chấp hơn, khiến hệ thống pháp luật đầy đủ và đồng
bộ hơn.
Ngoài ra, Luật Trọng tài thương mại năm 2010 quy định thẩm quyền
nhằm bảo vệ người tiêu dùng trong việc lựa chọn phương thức giải quyết
tranh chấp. Quy định này dựa trên một thực tế là thông thường người tiêu
dùng bị đặt ở vị thế có nhiều nguy cơ bị lạm dụng bởi các điều kiện và điều
khoản trong hợp đồng in sẵn của người bán hàng hoặc người cung cấp dịch vụ,
do vậy cần có quy định bảo vệ họ trong các tình huống cần thiết.
Chính vì sự mở rộng về thẩm quyền của Trọng tài dẫn đến một số vụ tranh

chấp khó để xác định thuộc về yếu tố thương mại hay dân sự, điều này dẫn
đến việc nhiều vụ tranh chấp thuộc về thẩm quyền riêng biệt của Tòa nhưng
Trọng tài vẫn có thể giải quyết dựa trên tính chất vụ án và yêu cầu của các bên.
2.3. Mối quan hệ giữa thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam và thẩm
quyền của Trọng tài thương mại trong nước
Như đã phân tích ở trên do sự mở rộng về thẩm quyền của trọng tài nên
nhiều vụ tranh chấp mang yếu tố nước ngoài lẫn yếu tố thương mại sẽ thuộc cả
thẩm quyền của Trọng tài lẫn Tòa án. Đồng thời trong Luật Trọng tài Thương
mại 2010, và Quy tắc tố tụng trọng tài VIAC 2017, khơng hề có bất cứ quy định
nào liên quan đến việc Trọng tài không được giải quyết những vụ tranh chấp
thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tịa án. Do vậy Trọng tài sẽ khơng đương nhiên


bị loại trừ thẩm quyền của mình đối với những vụ án liên quan đến thẩm quyền
riêng biệt của Tòa nếu các bên vẫn quyết định đưa ra Trọng tài.
Việc Trọng tài không bị loại trừ thẩm quyền đối với các vụ án thuộc thẩm
quyền riêng biệt của Tòa cũng là hợp lý bởi trên thực tế xét về mục đích của
thẩm quyền riêng biệt thì như đã phân tích ở trên mục đích chính của thẩm quyền
này là để bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ của quốc gia không bị tác động bởi một cơ
quan tài phán của đất nước khác và tạo sự thuận tiện, nhanh chóng trong xét xử.
Nếu như vậy Trọng tài Việt Nam vẫn là một cơ quan tài phán thuộc sự điều
chỉnh của pháp luật Việt Nam, và vẫn có khả năng để xét xử vụ án một cách
thuận tiện.
Bên cạnh đó, cơ chế hủy phán quyết trọng tài bởi tòa án cũng thể hiện sự
giám sát của Tòa đối với Trọng tài. Do vậy việc Trọng tài giải quyết các vụ án
thuộc thẩm quyền riêng biệt của tịa vẫn ln được Tịa án Việt Nam giám sát và
có thể hủy nếu có sai phạm.
2.4. Mối quan hệ giữa thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam và thẩm
quyền của Trọng tài thương mại nước ngoài
Theo quy định của điều 459 về những trường hợp không công nhận phán

quyết của Trọng tài nước ngồi thì ta có thể thấy việc Trọng tài nước ngoài xét
xử các vụ án thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tịa án Việt Nam khơng bị loại trừ
thẩm quyền một cách minh thị giống như Tịa án nước ngồi. Mà thay vào đó ta
có thể thơng qua quy định: “Phán quyết của Trọng tài nước ngồi cũng khơng
được cơng nhận, nếu Tịa án Việt Nam xét thấy việc cơng nhận và cho thi hành
tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài trái với các nguyên tắc cơ bản
của pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”4. Như vậy Tòa án

4

Điểm b khoản 2 điều 459 Bộ luật TTDS 2015


Việt Nam hồn tồn có thể đưa ra các ngun tắc liên quan đến thẩm quyền tài
phán quốc gia về lãnh thổ để loại trừ thẩm quyển của Trọng tài.
Đồng thời việc loại trừ thẩm quyền của Trọng tài trong trường hợp này
cũng là hợp lý vì cho dù trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết tranh
chấp khơng dưới danh nghĩa nhà nước những thực tế vẫn bị giám sát bởi các cơ
quan tư pháp quốc gia đó. Do vậy nếu Tịa án nước ngồi đã khơng có thẩm
quyền để giải quyết thì Trọng tài nước ngồi cũng nên khơng có thẩm quyền để
giải quyết.
3. Kết luận
Thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam là một chế định đặc biệt với
vai trò để nhà nước quản lý các vấn đề quan trọng của quốc gia một cách gián
tiếp thông qua hoạt động tư pháp đặc biệt là bất động sản. Do vậy sự tham gia
của Trọng tài thương mại vào giải quyết các tranh chấp này cần được pháp luật
Việt Nam quy định một cách rõ ràng hơn.
Theo đó, tác giả cho rằng cần quy định thẩm quyền này theo hướng không
công nhận thẩm quyền của Trọng tài nước ngồi và cơng nhận thẩm quyền của
trọng tài Việt Nam trong việc giải quyết các tranh chấp thuộc thẩm quyền riêng

biệt của Tòa án Việt Nam.
4. Danh mục tài liệu tham khảo
[1] Phan Hoài Nam. Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam đối với tranh chấp về
hợp đồng có yếu tố nước ngồi. Tạp chí Khoa học Pháp lý Việt Nam. Truy cập
tại:
/>nWTcJkpO700j7hCrEmc#/_ftnref2


[2] Nguyễn Bá Binh. "Xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp và
tính hợp pháp của việc chọn luật áp dụng đối với hợp đồng dân sự có yếu tố
nước ngồi", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 6/2008
[3] ThS. VÕ HƯNG ĐẠT (Khoa Luật Quốc tế Trường ĐH Luật TP Hồ Chí
Minh).Thẩm quyền của Tịa án Việt Nam đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước
ngoài. Truy cập tại: />[4] ThS.Đinh Thùy Dung. Thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam trong các
vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi.Truy cập tại: />20v%E1%BB%A5%20vi%E1%BB%87c,m%E1%BB%9Bi%20%C4%91%C6
%B0%E1%BB%A3c%20ph%C3%A9p%20x%E1%BB%AD%20l%C3%BD.
[5] Tạp chí Tịa án, Thẩm quyền của Tịa án Việt Nam đối với vụ việc dân sự có
yếu tố nước ngoài, Tra cứu tại: />


×