Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Phát hành trái phiếu doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.42 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
-----o0o-----

BÀI TẬP NHÓM
Chủ đề: Phát hành trái phiếu doanh nghiệp

1


Mục lục
Phần I. Khái quát chung
I . Khái niệm ……………………………………………………………………………..3
II. Đặc điểm và mục đích ……………………………………………………………....4
III. Điều kiện phát hành ………………………………………………………………..4
Phần II. Các phương thức phát hành
I. Bảo lãnh phát hành trái phiếu ………………………………………………….....6
II. Đại lý phát hành trái phiếu………………………………………………………..6
III. Đấu thầu trái phiếu ……………………………………………………………….7
IV. Bán trực tiếp cho nhà đầu tư……………………………………………………..8
Phần III. Thực trạng và giải pháp
I.Thực trạng ……………………………………………………………………………8
II. Giải pháp……………………………………………………………………………9
End

2


Phần I. Khái quát chung
Trái phiếu là một chứng nhận nghĩa vụ nợ của người phát hành buộc phải trả cho
người sở hữu trái phiếu với một khoản tiền cụ thể. Trong một khoảng thời gian xác


định, với một lợi tức theo quy định. Người phát hành có thể là doanh nghiệp hay
một tổ chức chính quyền như chính quyền và Kho bạc nhà nước.
I.

Khái niệm

Ngày 4/12/2018 Chính phủ ban hành Nghị định số 163/2018/NĐ-CP quy định về
việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp (Trái phiếu DN). Nghị định này có hiệu lực
từ ngày 01/02/2019 đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển nguồn vốn của
mình.
1. Trái phiếu doanh nghiệp là loại chứng khốn có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do
doanh nghiệp phát hành, xác nhận nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi, và các nghĩa vụ khác
(nếu có) của doanh nghiệp đối với nhà đầu tư sở hữu trái phiếu.
Ngồi ra cịn có các loại trái phiếu:
2. “Trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ” là trái phiếu doanh nghiệp được
phát hành cho dưới 100 nhà đầu tư, khơng kể nhà đầu tư chứng khốn chun
nghiệp và không sử dụng phương tiện thông tin đại chúng hoặc Internet.
3. “Trái phiếu doanh nghiệp xanh” là trái phiếu doanh nghiệp được phát hành để
đầu tư cho các dự án bảo vệ môi trường theo quy định của Luật bảo vệ môi trường.
4. “Trái phiếu chuyển đổi” là loại trái phiếu do cơng ty cổ phần phát hành, có thể
chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông của doanh nghiệp phát hành theo điều kiện,
điều khoản đã được xác định trong phương án phát hành trái phiếu.
5. “Trái phiếu có bảo đảm” là loại trái phiếu được bảo đảm thanh toán toàn bộ hoặc
một phần gốc, lãi khi đến hạn bằng tài sản của doanh nghiệp phát hành hoặc tài sản
của bên thứ ba; hoặc được bảo lãnh thanh toán của tổ chức tài chính, tín dụng có
chức năng cung cấp dịch vụ bảo lãnh thanh toán.
6. “Trái phiếu kèm theo chứng quyền” là loại trái phiếu được phát hành cùng với
việc phát hành chứng quyền, cho phép nhà đầu tư sở hữu trái phiếu được quyền
mua một số cổ phiếu phổ thông nhất định theo điều kiện, điều khoản đã được xác
định trước.

Đối tượng được phát hành
– Doanh nghiệp phát hành trái phiếu là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu
hạn được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.
3


– Tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động phát hành trái phiếu DN.
Cần lưu ý doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực chứng khoán, ngân
hàng và xổ số; doanh nghiệp nhà nước thì ngồi việc tuân thủ quy định về phát
hành trái phiếu; phải thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Trường
hợp có sự khác nhau giữa các quy định thì thực hiện theo quy định của pháp luật
chuyên ngành.
II.

Vai trò và mục đích phát hành trái phiếu doanh nghiệp

1. Mục đích phát hành trái phiếu nhằm thực hiện các chương trình, dự án đầu tư
của doanh nghiệp; tăng quy mô vốn hoạt động và cơ cấu lại các khoản nợ của
doanh nghiệp.
2. Vai trò:
Phát hành trái phiếu sẽ đem lại cho doanh nghiệp những lợi ích sau:
- Mở ra cho doanh nghiệp một kênh huy động vốn mới hiệu quả.
- Khuếch trương được uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường.
- Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc huy động vốn lần sau.
(Do là chứng khoán nợ nên quyền kiểm sốt và sở hữu doanh nghiệp khơng bị ảnh
hưởng.)
III.

Điều kiện phát hành


Căn cứ vào NĐ số: 163/2018/NĐ-CP của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành
nghị định quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp
Điều 10. Điều kiện phát hành trái phiếu
1. Đối với trái phiếu không chuyển đổi hoặc trái phiếu không kèm theo chứng
quyền:
a) Doanh nghiệp phát hành là công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn
được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam;
b) Có thời gian hoạt động tối thiểu từ 01 năm kể từ ngày được cấp lần đầu Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc
Giấy phép có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật. Đối với doanh
nghiệp được tổ chức lại hoặc chuyển đổi, thời gian hoạt động được tính là thời gian
hoạt động của doanh nghiệp bị chia (trong trường hợp chia doanh nghiệp), thời
gian hoạt động của doanh nghiệp bị tách (trong trường hợp tách doanh nghiệp),
4


thời gian hoạt động dài nhất trong số các doanh nghiệp bị hợp nhất (trong trường
hợp hợp nhất doanh nghiệp), thời gian hoạt động của doanh nghiệp nhận sáp nhập
(trong trường hợp sáp nhập công ty), thời gian hoạt động của doanh nghiệp trước
và sau khi chuyển đổi (trong trường hợp chuyển đổi cơng ty);
c) Có báo cáo tài chính năm trước liền kề của năm phát hành được kiểm toán bởi tổ
chức kiểm toán đủ điều kiện theo quy định tại khoản 7 Điều 4 Nghị định này;
d) Đảm bảo tuân thủ giới hạn về số lượng nhà đầu tư khi phát hành, giao dịch trái
phiếu theo quy định tại khoản 2 Điều 4 và khoản 8 Điều 6 Nghị định này;
đ) Có phương án phát hành trái phiếu được cấp có thẩm quyền phê duyệt và chấp
thuận theo quy định tại Điều 14 Nghị định này;
e) Thanh toán đầy đủ cả gốc và lãi của trái phiếu đã phát hành trong 03 năm liên
tiếp trước đợt phát hành trái phiếu (nếu có);
g) Đáp ứng các tỷ lệ an tồn tài chính, tỷ lệ bảo đảm an tồn trong hoạt động theo
quy định của pháp luật chuyên ngành.

2. Đối với phát hành trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm chứng quyền:
a) Doanh nghiệp phát hành là công ty cổ phần;
b) Đáp ứng các điều kiện phát hành quy định tại điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ,
điểm e, điểm g khoản 1 Điều này;
c) Đáp ứng quy định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của
pháp luật trong trường hợp thực hiện chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu hoặc
thực hiện quyền mua của chứng quyền;
d) Các đợt phát hành trái phiếu chuyển đổi phải cách nhau ít nhất sáu tháng;
đ) Trái phiếu chuyển đổi, chứng quyền phát hành kèm theo trái phiếu không được
chuyển nhượng trong tối thiểu 01 năm kể từ ngày hoàn thành đợt phát hành, trừ
trường hợp chuyển nhượng cho hoặc chuyển nhượng giữa các nhà đầu tư chứng
khoán chuyên nghiệp hoặc theo quyết định của Tòa án hoặc thừa kế theo quy định
của pháp luật.
3. Doanh nghiệp phát hành là cơng ty đại chúng ngồi việc đáp ứng điều kiện phát
hành theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này còn phải đáp ứng điều kiện chào
bán chứng khốn riêng lẻ của cơng ty đại chúng theo quy định tại Điều 10a của
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán.
Điều 11. Điều kiện phát hành trái phiếu thành nhiều đợt phát hành
5


1. Doanh nghiệp phát hành trái phiếu thành nhiều đợt phát hành phải đáp ứng các
điều kiện sau:
a) Các điều kiện phát hành quy định tại Điều 10 Nghị định này;
b) Có nhu cầu huy động vốn làm nhiều đợt phù hợp với mục đích phát hành trái
phiếu được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Có phương án phát hành trái phiếu trong đó nêu rõ số lượng đợt phát hành; dự
kiến khối lượng, thời điểm phát hành và kế hoạch sử dụng vốn của từng đợt phát
hành. Đảm bảo thời gian phát hành của từng đợt không được kéo dài quá 90 ngày;
d) Thực hiện công bố thông tin về đợt phát hành trái phiếu theo quy định tại khoản

2 Điều 22 của Nghị định này.
2. Doanh nghiệp phát hành trái phiếu đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều
này được phát hành trái phiếu làm nhiều đợt, nhưng tối đa không quá 12 tháng kể
từ ngày phát hành đầu tiên của đợt phát hành đầu tiên.
Phần II. Các phương thức phát hành
I . Bảo lãnh phát hành trái phiếu
1.1. Khái niệm
Bảo lãnh phát hành trái phiếu là phương thức phát hành trái phiếu mà doanh nghiệp
phát hành bán trái phiếu thông qua tổ chức bảo lãnh phát hành.
1.2. Tổ chức
Tổ chức bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp bao gồm các cơng ty chứng
khốn và các định chế tài chính khác theo quy định của pháp luật.
Bộ Tài chính quy định tiêu chuẩn của tổ chức bảo lãnh phát hành trái phiếu và công
bố công khai hàng năm để doanh nghiệp phát hành trái phiếu và các tổ chức bảo
lãnh phát hành trái phiếu thực hiện.
1.3. Phương thức
Việc bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp có thể do một hoặc một số tổ chức
đồng thời thực hiện.
Trường hợp nhiều tổ chức cùng thực hiện bảo lãnh phát hành trái phiếu, thực hiện
theo phương thức đồng bảo lãnh phát hành trái phiếu
1.4 Phí
6


Phí bảo lãnh phát hành trái phiếu do tổ chức phát hành thỏa thuận với tổ chức nhận
bảo lãnh phát hành
Phí bảo lãnh phát hành trái phiếu được tính vào chi phí phát hành trái phiếu và hạch
tốn vào chi phí kinh doanh hoặc giá trị dự án, cơng trình sử dụng nguồn thu từ
phát hành trái phiếu
II.


Đại lý phát hành trái phiếu

2.1. Tổ chức đại lý phát hành trái phiếu
- Tổ chức đại lý phát hành trái phiếu là các cơng ty chứng khốn, tổ chức tín dụng
và các định chế tài chính khác theo quy định của pháp luật.
- Bộ Tài chính quy định tiêu chuẩn của tổ chức làm đại lý phát hành trái phiếu
doanh nghiệp.
2.2. Phương thức đại lý phát hành trái phiếu
- Tổ chức phát hành trái phiếu có thể uỷ thác cho một hoặc một số tổ chức cùng
làm nhiệm vụ đại lý phát hành trái phiếu.
- Đại lý phát hành thực hiện bán trái phiếu cho các nhà đầu tư theo đúng cam kết
với tổ chức phát hành. Trường hợp không bán hết, đại lý được trả lại cho tổ chức
phát hành số trái phiếu cịn lại.
2.3. Phí đại lý phát hành trái phiếu
- Phí đại lý phát hành trái phiếu do tổ chức phát hành thoả thuận với đại lý phát
hành trái phiếu.
- Phí đại lý phát hành trái phiếu được tính vào chi phí phát hành trái phiếu và hạch
tốn vào chi phí kinh doanh hoặc giá trị dự án, cơng trình sử dụng nguồn thu từ
phát hành trái phiếu.
III.

Đấu thầu trái phiếu

3.1. Phương thức đấu thầu trái phiếu
Tổ chức phát hành trái phiếu được lựa chọn các phương thức đấu thầu sau:
- Đấu thầu trực tiếp tại doanh nghiệp phát hành trái phiếu.
- Đấu thầu thông qua các tổ chức tài chính trung gian.
- Đầu thầu thơng qua Trung tâm giao dịch chứng khoán (Sở Giao dịch chứng
khoán).

7


3.2. Nguyên tắc đấu thầu trái phiếu
- Bí mật về thông tin của các tổ chức, cá nhân tham gia dự thầu.
- Bảo đảm sự bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân tham gia đấu thầu.
- Cạnh tranh về lãi suất giữa các tổ chức, cá nhân tham gia đấu thầu.
3.3. Đối tượng tham gia đấu thầu trái phiếu
- Đối tượng tham gia đấu thầu trái phiếu là các tổ chức, cá nhân quy định tại Điều
8 Nghị định này.
- Các đối tượng tham gia đấu thầu trái phiếu thơng qua Trung tâm Giao dịch chứng
khốn (Sở Giao dịch chứng khoán) phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định
của pháp luật.
3.4. Hình thức đấu thầu trái phiếu
- Đấu thầu cạnh tranh lãi suất.
- Kết hợp giữa đấu thầu cạnh tranh lãi suất với đấu thầu không cạnh tranh lãi suất.
Tỷ lệ trái phiếu đấu thầu không cạnh tranh lãi suất trong từng đợt đấu thầu do
doanh nghiệp phát hành quyết định nhưng tối đa bằng 30% tổng khối lượng trái
phiếu thông báo phát hành của đợt đấu thầu đó.
3.5. Phí đấu thầu trái phiếu
- Phí đấu thầu trái phiếu do tổ chức phát hành thoả thuận với tổ chức được ủy
quyền tổ chức đấu thầu trái phiếu.
- Phí đấu thầu trái phiếu được tính vào chi phí phát hành trái phiếu và hạch tốn
vào chi phí kinh doanh hoặc giá trị dự án, cơng trình sử dụng nguồn thu từ phát
hành trái phiếu (kể cả trường hợp tổ chức phát hành tự tổ chức đấu thầu trái phiếu).
IV.

Bán trực tiếp cho nhà đầu tư

1.1. Khái niệm

Bán trực tiếp cho nhà đầu tư là phương thức phát hành trái phiếu mà doanh nghiệp
phát hành trực tiếp bán trái phiếu cho từng đối tượng mua trái phiếu.
1.2. Tổ chức
Tổ chức tư vấn về hồ sơ phát hành trái phiếu là cơng ty chứng khốn, tổ chức tín
dụng và các định chế tài chính khác được phép cung cấp dịch vụ tư vấn hồ sơ phát
hành trái phiếu theo quy định của pháp luật.
8


Khi cung cấp dịch vụ, tổ chức tư vấn phát hành có trách nhiệm rà sốt việc đáp ứng
quy định pháp luật về điều kiện phát hành và hồ sơ phát hành trái phiếu của doanh
nghiệp.
1.3. Phương thức
Việc bán trực tiếp trái phiếu cho nhà đầu tư áp dụng đối với doanh nghiệp phát
hành là tổ chức tín dụng
1.4. Phí
Chi phí phát hành, thanh tốn trái phiếu do doanh nghiệp phát hành chi trả và được
hạch toán vào giá trị của dự án sử dụng nguồn vốn phát hành trái phiếu hoặc chi phí
kinh doanh của doanh nghiệp tùy theo mục đích sử dụng.
Việc hạch tốn chi phí phát hành, thanh toán trái phiếu doanh nghiệp được thực
hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
Phần III. Thực trạng và giải pháp
I.

Thực trạng

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam đang có sự phát triển mạnh mẽ trong
2 năm trở lại đây. Điều này vừa là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam, vừa là
thách thức cho các nhà quản lý thị trường khi các yếu tố cơ sở hạ tầng của thị
trường chưa theo kịp.

a)

Đối với hoạt động phát hành trái phiếu của doanh nghiệp

Hoạt động phát hành trên thị trường TPDN hiện nay tuân thủ theo Luật Doanh
nghiệp năm 2014, Luật Chứng khoán 2006 và Nghị định số 163/2018/NĐ-CP.
Theo Nghị định số 163/2018, các cơng ty có thể lựa chọn chào bán trái phiếu theo
một trong các hình thức sau: (i) Đấu thầu phát hành trái phiếu; (ii) Bảo lãnh phát
hành trái phiếu; (iii) Đại lý phát hành trái phiếu; (iv) Bán trực tiếp cho nhà đầu tư.
Hiện nay, hầu hết các đợt phát hành TPDN được thực hiện thơng qua hình thức bảo
lãnh phát hành, chủ yếu là phát hành riêng lẻ.
Hình thức bán trực tiếp tới các nhà đầu tư chỉ áp dụng cho các tổ chức tín dụng và
các TCTD này đồng thời phải tuân thủ các quy định của NHNN áp dụng cho việc
phát hành TPDN. Ngoài ra, bất kỳ doanh nghiệp nhà nước nào khi phát hành
TPDN cũng phải báo cáo kế hoạch phát hành lên đơn vị/bộ chủ quản để xin phê
duyệt. Bên cạnh đó, những cơng ty muốn phát hành trái phiếu quốc tế đều phải báo
cáo NHNN vì SBV được Chính phủ giao trách nhiệm kiểm sốt trần giới hạn vay
nợ nước ngoài hàng năm của quốc gia.
9


Sự ra đời của Nghị định số 163/2018/NĐ-CP với những quy định gia tăng tính
minh bạch về thơng tin phát hành và sự tham gia tích cực của các định chế trung
gian phân phối đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thị trường TPDN.
Bên cạnh đó, các chính sách của NHNN nhằm phịng ngừa rủi ro tín dụng cũng
khiến các doanh nghiệp chuyển từ kênh huy động tín dụng ngân hàng sang kênh
phát hành trái phiếu. Sự gia tăng cả hai phía cung và cầu đối với TPDN giúp thị
trường TPDN phát triển sôi động hơn bao giờ hết (Biểu 2).

Trong giai đoạn 2010-2015 quy mô phát hành của thị trường TPDN Việt Nam

tương đối ổn định, với khối lượng phát hành TPDN trung bình hàng năm dao động
trong khoảng 30.000 - 35.000 tỷ đồng, trong đó khoảng 99% TPDN phát hành theo
hình thức riêng lẻ. Quy mơ phát hành TPDN có sự tăng đột biến từ năm 2016, đạt
mức gần 130.000 tỷ đồng (tăng 203% so với năm 2015). Đặc biệt, năm 2018 ghi
nhận con số đạt mức kỷ lục là 224.000 tỷ đồng phát hành TPDN riêng lẻ (tăng
94,5% so với năm 2017) và chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2019, quy mơ phát hành
TPDN riêng lẻ đạt mức gần 130.000 tỷ đồng
b)

Đối với hoạt động giao dịch trái phiếu

Tổng dư nợ của thị trường TPDN Việt Nam vẫn ở mức khá khiêm tốn so với các
nước trong khu vực. Theo báo cáo của VCBS, khối lượng trái phiếu doanh nghiệp
10


hiện hành tăng mạnh từ 5,27% năm 2016 và 6,19% GDP năm 2017 lên 7,86% GDP
năm 2018. Trong 8 tháng đầu năm 2019, với quy mô thị trường tăng lên mức
khoảng 10,2% GDP (Biểu 3).

c)

Cơ cấu kỳ hạn

Cơ cấu kỳ hạn phát hành của TPDN có một sự tập trung ở các kỳ hạn 3-5 năm và
trên 5 năm. Hai kỳ hạn này chiếm tỷ trọng khá lớn, đặc biệt cho thấy nhu cầu của tổ
chức phát hành về công cụ nợ kỳ hạn dài này (Bảng 1).

11



d)

Cơ cấu nhà đầu tư

Trong giai đoạn này, các NHTM là nhà đầu tư lớn nhất trên thị trường, với tỷ lệ
nắm giữ TPDN cao hơn 70%. Tiếp theo là cơng ty chứng khốn (15,21%), quỹ đầu
tư (2,57%) và cơng ty bảo hiểm (0,8%). Khác với TPCP, TPDN được các NHTM
xếp vào nhóm tín dụng và thị trường do vậy mang nhiều bản chất của thị trường tín
dụng hơn là thị trường vốn.
Do cơ chế giao dịch thứ cấp thị trường TPDN còn thiếu và chưa minh bạch, Quỹ
Bảo hiểm xã hội của Việt Nam với lượng vốn dồi dào chỉ được phép đầu tư vào
TPCP (chiếm 85% tổng tài sản) và chưa tham gia vào thị trường TPDN. Bên cạnh
đó, mặc dù các văn bản hướng dẫn thành lập các quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện đã
ra đời (Thông tư 115/2013, Thông tư 130/2015, Nghị định 88/2016 và Thơng tư
86/2017), nhưng cho tới nay mới chỉ có 6 cơng ty bảo hiểm thành lập quỹ hưu trí tự
nguyện, với tổng số vốn đầu tư vào TPDN rất khiêm tốn trong giai đoạn 2014-2017
(tỷ trọng đầu tư vào TPDN có bảo lãnh ở mức 1-2%, vào cổ phiếu và TPDN khơng
có bảo lãnh dưới 5% tổng tài sản)3. (Bảng 2).

12


II.
nghiệp

Nhiều giải pháp giảm thiểu rủi ro cho thị trường trái phiếu doanh

Trong thời gian qua, Bộ Tài chính đã ban hành nhiều giải pháp về cơ chế chính
sách và quản lý giám sát để hạn chế, giảm thiểu những rủi ro cho thị trường trái

phiếu doanh nghiệp (TPDN).
Hiện nay trên thị trường đang có xu hướng tăng huy động vốn từ phát hành TPDN
khiến thị trường trái phiếu doanh nghiệp có dấu hiệu tăng trưởng nóng, theo số liệu
cơng bố thơng tin về phát hành TPDN, có một số doanh nghiệp quy mô vốn nhỏ
nhưng phát hành trái phiếu riêng lẻ với khối lượng lớn gấp nhiều lần vốn chủ sở
hữu, một số doanh nghiệp bất động sản đẩy mạnh quy mô phát hành và nhằm thu
hút nhà đầu tư đã đẩy cao lãi suất phát hành.
Nếu cứ đẩy lãi suất lên cao để huy động trái phiếu với khối lượng lớn, khi hoạt
động kinh doanh gặp khó khăn hoặc thị trường bất động sản gặp khó khăn thì rủi ro
rất lớn cho bản thân doanh nghiệp, cũng như tổ chức tín dụng và nhà đầu tư trái
phiếu do doanh nghiệp khơng thực hiện được nghĩa vụ trả nợ.
Vì Vậy
Bộ Tài chính thường xun thơng tin, tun truyền về tình hình thị trường TPDN
và khung khổ pháp lý để giúp các nhà đầu tư và các đối tượng tham gia thị trường
nắm bắt và tuân thủ quy định của pháp luật, phòng ngừa rủi ro trên thị trường trái
phiếu. Ban hành nhiều thơng cáo báo chí để khuyến nghị các chủ thể tham gia thị
trường TPDN, cảnh báo nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư cá nhân phải cân nhắc về
các rủi ro khi đầu tư TPDN, thận trọng đối với việc chào mời và cam kết.
Song song với đó, cơ chế chính sách về phát hành TPDN liên tục được Bộ Tài
chính hồn thiện nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp huy động vốn, đồng thời tăng
cường sự minh bạch và giảm thiểu rủi ro thị trường.
Điển hình như, Nghị định số 163/2018/NĐ-CP đã bổ sung quy định về hạn chế
giao dịch trong vòng một năm kể từ ngày phát hành để phân biệt giữa phát hành
riêng lẻ và phát hành ra cơng chúng; hồn thiện cơ chế công bố thông tin và thiết
lập chuyên trang thông tin về TPDN riêng lẻ; yêu cầu trái phiếu phải được đăng ký,
lưu ký nhằm kiểm soát nhà đầu tư và hạn chế khi giao dịch trái phiếu.
Hay như trước bối cảnh doanh nghiệp đẩy mạnh phát hành trái phiếu để huy động
vốn, nhà đầu tư cá nhân nhỏ, lẻ vẫn được mua TPDN riêng lẻ, Bộ Tài chính đã
trình Chính phủ ban hành Nghị định số 81/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 163/2018/NĐ-CP nhằm nâng cao tiêu chuẩn, điều kiện phát

hành; khống chế khối lượng phát hành theo phương thức riêng lẻ; quy định khoảng
13


cách giữa các đợt phát hành tối thiểu 6 tháng; chuẩn hóa hồ sơ phát hành; u cầu
doanh nghiệp cơng bố thơng tin cụ thể về mục đích phát hành trái phiếu tạo điều
kiện để nhà đầu tư trái phiếu giám sát; tăng cường chế độ công bố thông tin, báo
cáo.
Luật Chứng khoán và Luật Doanh nghiệp sửa đổi đã được ban hành và có hiệu lực
từ ngày 1/1/2021, trong đó quy định thống nhất về phát hành TPDN riêng lẻ của
các loại hình doanh nghiệp, phân biệt giữa kênh phát hành riêng lẻ và phát hành ra
công chúng. Theo đó TPDN riêng lẻ chỉ được phát hành và giao dịch giữa nhà đầu
tư chứng khoán chuyên nghiệp. Hiện nay, Bộ Tài chính đang xây dựng các Nghị
định hướng dẫn quy định về phát hành TPDN ra công chúng và phát hành riêng lẻ
để thực hiện từ 1/1/2021.
Công tác quản lý giám sát được tăng cường thơng qua các đồn kiểm tra liên Bộ.
Trên cơ sở kết quả kiểm tra, Bộ Tài chính có văn bản u cầu các đối tượng tham
gia thị trường tuân thủ quy định của pháp luật và chấn chỉnh việc phát hành, cung
cấp dịch vụ về TPDN.
Đồng thời, Bộ Tài chính đã phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban Giám sát
tài chính quốc gia tăng cường giám sát liên thông trên thị trường tài chính, đề nghị
Ngân hàng Nhà nước tăng cường quản lý giám sát hoạt động phát hành, giao dịch
và cung cấp dịch vụ về TPDN của TCTD; Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước tăng
cường quản lý giám sát hoạt động phát hành, giao dịch và cung cấp dịch vụ về
TPDN của cơng ty chứng khốn.

14




×