Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Đề bài mối quan hệ giữa thẩm quyền riêng biệt của toà án việt nam và thẩm quyền trọng tài thương mại ( trong nước và nước ngoài) ( thẩm quyền riêng biệt của toà án việt nam có loại trừ thẩm quyền của trọng tài không)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.09 KB, 16 trang )

KHOA LUẬT
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
------------------------

BÙI THỊ HIỀN – 180061311- K63C

MỐI QUAN HỆ GIỮA THẨM QUYỀN RIÊNG BIỆT CỦA TOÀ ÁN
VIỆT NAM VÀ THẨM QUYỀN TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI (
TRONG NƯỚC VÀ NƯỚC NGOÀI) ( THẨM QUYỀN RIÊNG BIỆT
CỦA TỒ ÁN VIỆT NAM CĨ LOẠI TRỪ THẨM QUYỀN CỦA
TRỌNG TÀI KHƠNG?)
Tiểu luận kết thúc mơn học: Tư pháp quốc tế
Giảng viên: PGS.TS Ngô Quốc Chiến

Hà Nội - 2021

0


DANH MỤC

MỞ ĐẦU ...................................................................................................................................... 2
NỘI DUNG ................................................................................................................................... 3
I.
II.

Khái quát cơ sở pháp lý và hoạt động của Trọng tài thương mại. .............................. 3
Mối quan hệ giữa thẩm quyền riêng biệt của Toà án Việt Nam và thẩm quyền của

Trọng tài thương mại. ............................................................................................................. 4
III.



Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật Việt Nam hiện hành về mối

quan hệ giữa Toà án và Trọng tài. ....................................................................................... 11
KẾT LUẬN. ................................................................................................................................ 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................... 15

1


MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh kinh tế tồn cầu hố, tranh chấp thương mại quốc tế xảy ra ngày càng nhiều và
ngày càng phức tạp. Và khi tranh chấp xảy ra, địi hỏi phải có những phương thức giải quyết
tranh chấp linh hoạt, nhanh chóng, hiệu quả và đảm bảo uy tín của các thương nhân. Trọng tài là
phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế đáp ứng được những yêu cầu đó, được
thừa nhận và áp dụng rộng rãi ở hầu như các nước trên thế giới. Với tư cách là phương thức giải
quyết tranh chấp, Trọng tài tồn tại độc lập với Tòa án quốc gia. Hiện nay, pháp luật về trọng tài
đa số các nước đều quy định về sự hỗ trợ, giám sát của Tòa án đối với Trọng tài trong hoạt động
giải quyết tranh chấp. Có hai lý do quan trọng khiến Trọng tài cần sự hỗ trợ có thiện chí của Tịa
án trong những trường hợp cần thiết, đó là: thiếu quyền lực cưỡng chế và khơng có sẵn một Hội
đồng Trọng tài để giải quyết mọi tranh chấp thương mại quốc tế.1 Ngồi ra, sự hỗ trợ và giám sát
của Tịa án cũng giúp nâng cao uy tín và hiệu quả hoạt động của Trọng tài. Để làm rõ hơn mối
quan hệ giữa thẩm quyền riêng biệt của Toà án đối với Trọng tài, nên em đã chọn chủ đề “ Mối
quan hệ giữa thẩm quyền riêng biệt của Toà án Việt Nam và thẩm quyền của Trọng tài thương
mại” .

Tào Thị Huệ (8/27/2020), “ Giải pháp tăng cường mối quan hệ giữa Toà án và Trọng tài giải quyết tranh chấp thương mại
quốc tế”, Kỷ yếu Hội thảo “ Trọng tài Thương mại Quốc tế - Lý luận và thực tiễn” do Khoa Pháp luật Quốc tế - Trường
Đại học Luật Hà Nội tổ chức tháng 10/2012, />1


2


NỘI DUNG
I.

Khái quát cơ sở pháp lý và hoạt động của Trọng tài thương mại.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật trọng tài thương mại năm 2010 “Trọng tài thương mại là
phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến hành theo quy định của
Luật trọng tài thương mại”.
Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp có tính chất tài phán phi nhà nước do các đương
sự thỏa thuận lựa chọn để giải quyết các tranh chấp thương mại. Trọng tài chính là bên trung
gian thứ ba được các bên tranh chấp chọn ra để giúp các bên giải quyết những xung đột, bất đồng
giữa họ trên cơ sở đảm bảo quyền tự định đoạt của các bên. Phương thức trọng tài bắt nguồn từ
sự thỏa thuận của các bên trên cơ sở tự nguyện. Để đưa tranh chấp ra trọng tài giải quyết, các
bên phải có thỏa thuận trọng tài.
Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp rất đơn giản. Các bên trong tranh chấp thỏa thuận
đưa tranh chấp của họ tới một chủ thể để giải quyết mà các bên tin tưởng sự phán xét của chủ thể
đó. Mỗi bên trình bày vụ việc của mình cho người ra quyết định, một chủ thể tư - còn được gọi
là "trọng tài viên". Trọng tài viên lắng nghe các bên, xem xét các tình tiết và lập luận của các bên
và đưa ra quyết định. Quyết định đó là chung thẩm và ràng buộc các bên. Sở dĩ quyết định mang
tính chung thẩm và ràng buộc bởi vì các bên đã tự thỏa thuận như vậy chứ không bị cưỡng chế
bởi bất kỳ nhà nước nào.
Trọng tài thương mại có nhiều ưu điểm như thủ tục đơn giản, linh hoạt theo thỏa thuận của các
bên giúp giải quyết tranh chấp nhanh chóng. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài khơng cơng
khai giúp Doanh nghiệp giữ bí mật được các thơng tin tranh chấp có thể gây ảnh hưởng tới hoạt
động sản xuất kinh doanh của mình.
Tóm lại , trọng tài là phương thức hiệu quả để đi đến một quyết định có giá trị chung thẩm và
ràng buộc các bên tranh chấp mà khơng cần đưa ra tịa án (bởi vì pháp luật trọng tài quốc gia và

các điều ước quốc tế như Công ước New York đã thừa nhận các phán quyết trọng tài sẽ được tòa
án cho thi hành một cách rộng rãi nếu bên thua kiện không tự nguyện thi hành). Pháp luật các
nước nhìn chung, trong đó có Việt Nam nói riêng, đều quy định cơ chế hỗ trợ từ phía Tịa án đối
với tổ chức và hoạt động của trọng tài. Thơng qua trình tự cơng nhận và cho thi hành, Tịa án
3


đảm bảo thực thi trên thực tế những quyết định của trọng tài khi một hoặc các bên đương sự
không tự nguyện thực hiện (tại Việt Nam, phán quyết của trọng tài Việt Nam đương nhiên có
hiệu lực thi hành). Ngồi ra, Tịa án cịn có thể hỗ trợ trọng tài ở các nội dung khác, như quyết
định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, kê biên tài sản, bảo toàn chứng cứ, cấm hoặc buộc
đương sự thực hiện một số hành vi nhất định...
II.

Mối quan hệ giữa thẩm quyền riêng biệt của Toà án Việt Nam và thẩm quyền của
Trọng tài thương mại.

Hoạt động của trọng tài không thể khơng có sự hỗ trợ, can thiệp của nhà nước. Sự hỗ trợ, can
thiệp của cơ quan nhà nước làm quá trình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài được tiến hành có
hiệu quả. 2Nhu cầu đó xuất phát từ việc trọng tài khơng có khả năng cưỡng chế để thực thi quyết
định của mình. 3Mối quan hệ giữa toà án và trọng tài được quy định trong pháp luật của các quốc
gia có sự khác biệt nhất định phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có trình độ phát triển văn hoá
pháp lý, định hướng phát triển của hệ thống tồ án.
Trên thế giới hiện nay, có một số quan điểm về mối quan hệ giữa toà án và trọng tài.
Theo quan điểm thứ nhất, cần có sự kiểm sốt chặt chẽ của tồ án nhà nước đối với hoạt động
của trọng tài và các quyết định do trọng tài ban hành. Theo đó quyết định trọng tài có thể bị xem
xét lại tồn diện, kể cả luật áp dụng. Trên cơ sở xem xét, toà án có quyền u cầu trọng tài trình
bày cơ sở để ban hành quyết định trọng tài, huỷ bỏ toàn bộ hoặc một phần quyết định trọng tài,
trả cho trọng tài xem xét tranh chấp lại từ đầu ( giống thủ tục phúc thẩm tại toà án ). Quan điểm
này được thể hiện trong Luật trọng tài Anh ( năm 1950,1979 và 1996) va trong pháp luật một số

quốc gia Châu Phi, Châu Á có hệ thống pháp luật quốc gia tiếp nhận khái niệm trọng tài của
trường phái thông luật.4

Trần Hoàng Hải (2011), “ Khái quát về Trọng tài, Mối quan hệ giữa Toà án và Trọng tài ở Liên Bang Nga – Kinh nghiệm
đối với Việt Nam”, 02(63), trang – 16-26.
3
Trần Hoàng Hải (2011), “ Khái quát về Trọng tài, Mối quan hệ giữa Toà án và Trọng tài ở Liên Bang Nga – Kinh nghiệm
đối với Việt Nam”, 02(63), trang – 16-26.
4
Trần Hoàng Hải (2011), “ Khái quát về Trọng tài, Mối quan hệ giữa Toà án và Trọng tài ở Liên Bang Nga – Kinh nghiệm
đối với Việt Nam”, 02(63), trang – 16-26.
2

4


Theo quan điểm thứ hai tiếp nhận khái niệm trọng tài của trường phái dân luật, phổ biến tại các
nước theo hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa như Pháp, Ý, BỈ và các quốc gia tiếp nhận luật
mẫu UNCITRAL ( thông thường là các nước thuộc địa cũ của Pháp). Pháp luật các quốc gia này
công nhận thẩm quyền rộng của trọng tài; trọng tài viên có quyền rất lớn trong việc xem xét và
giải quyết tranh chấp; tồ án khơng được quyền xem xét lại nội dung phán quyết của trọng tài,
kể cả khi có vi phạm quy định pháp luật. Như vậy, ở các quốc gia này, toà án được xem xét quyết
định của trọng tài chỉ sau khi quyết định đó được ban hành và chỉ khi nào phán quyết đó vi phạm
trật tự cơng cộng của nhà nước. 5
Theo truyền thống pháp luật của Việt Nam thì nền pháp luật về trọng tài được xây dựng theo
quan điểm thứ hai. Theo đó, tồ án chung có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh từ
quan hệ pháp luật dân sự, hôn nhân gia đình, lao động, nhà ở đất đai, kinh tế và các quan hệ pháp
luật khác, trừ các tranh chấp kinh tế thuộc thẩm quyền của trọng tài thương mại, được quy định
tài Điều 2 Luật trọng tài thương mại 2010.
Việc phân định này có ý nghĩa rất quan trọng về nguyên tắc và thuận lợi cho mối quan hệ giữa

Toà án và trọng tài. Theo đó Tồ án có thẩm quyền đối với việc chỉ định Trọng tài viên để thành
lập Hội đồng trọng tài vụ việc, thẩm quyền đối với việc thay đổi Trọng tài viên của Hội đồng
trọng tài vụ việc, thẩm quyền trong việc giải quyết khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng
trọng tài , thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, thẩm quyền đối với việc yêu cầu
huỷ phán quyết trọng tài, đăng ký phán quyết trọng tài ( được quy định tại Điều 7 Luật trọng tài
thương mại 2010)
Mặc dù trọng tài khơng thuộc hệ thống tồ án, nhưng các tổ chức này không thể thực hiện hoạt
động độc lập nếu thiếu mối liên hệ giữa toà án nhà nước và sự giám sát của nhà nước.
Những biểu hiện chủ yếu trong mối liên hệ giữa toà án và trọng tài như sau:
Một là, xác định thẩm quyền giữa Toà án và trọng tài.

Trần Hoàng Hải (2011), “ Khái quát về Trọng tài, Mối quan hệ giữa Toà án và Trọng tài ở Liên Bang Nga – Kinh nghiệm
đối với Việt Nam”, 02(63), trang – 16-26.
5

5


Các tranh chấp mà trọng tài có thẩm quyền quy định rất rõ tại Điều 2 Luật trọng tài thương mại
2010. Nhưng trong một số trường hợp xung đột thẩm quyền giữa Tồ án và Trọng tài có thể xảy
ra, dẫn đến mối quan hệ thẩm quyền giữa Toà án và Trọng tài sẽ diễn ra như thế nào ?
Khi có u cầu Tồ án giải quyết tranh chấp phát sinh được liệt kê tại Điều 2 thì Tồ án yêu cầu
một bên hoặc các bên tranh chấp đó, các bên có thoả thuận trọng tài hay khơng. Tồ án phải kiểm
tra, xem xét các tài liệu gửi kèm theo đơn khởi kiện để xác định vụ tranh chấp có thuộc trường
hợp có thoả thuận Trọng tài nhưng Tồ án có thể có thẩm quyền hay khơng. Tuỳ vào từng trường
hợp mà tồ án xử lý như sau:6
• Trường hợp tranh chấp khơng có thoả thuận trọng tài hoặc đã có bản án, quyết định có
hiệu lực pháp luật của Tịa án hoặc quyết định, phán quyết có hiệu lực pháp luật của Trọng
tài xác định vụ tranh chấp không có thỏa thuận trọng tài thì Tịa án xem xét thụ lý, giải
quyết theo thẩm quyền.

• Trường hợp tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài và thỏa thuận trọng tài khơng thuộc
trường hợp bị vơ hiệu thì Tịa án trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theo
đơn khởi kiện cho người khởi kiện. Trường hợp sau khi thụ lý vụ án Tòa án mới phát hiện
vụ tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài và thỏa thuận trọng tài không thuộc trường hợp
bị vô hiệu thì Tịa án ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án, trả lại đơn khởi kiện và
các tài liệu gửi kèm theo đơn khởi kiện cho người khởi kiện.
• Trường hợp đã có u cầu Trọng tài giải quyết tranh chấp và Hội đồng trọng tài đang giải
quyết vụ tranh chấp thì dù Tịa án nhận thấy tranh chấp khơng thuộc thẩm quyền của
Trọng tài, khơng có thỏa thuận trọng tài hoặc tuy đã có thoả thuận trọng tài nhưng bị vơ
hiệu mà người khởi kiện có u cầu Tịa án giải quyết tranh chấp thì Tịa án trả lại đơn
khởi kiện cho người khởi kiện, trường hợp Tịa án đã thụ lý thì ra quyết định đình chỉ việc
giải quyết vụ án, trừ trường hợp Tịa án thụ lý vụ tranh chấp trước khi có yêu cầu Trọng
tài giải quyết tranh chấp. Sau khi có quyết định, phán quyết của Hội đồng trọng tài mà

Stephen Le (11/8/2021, “ Xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa Trọng tài và Toà án”,
/>6

6


người khởi kiện có u cầu Tịa án giải quyết, thì Tịa án xem xét thụ lý, giải quyết theo
thủ tục tố tụng dân sự.
Một số trường hợp có thoả thuận trọng tài nhưng lại thuộc một trong các trường hợp sau đây thì
thuộc thẩm quyền giải quyết của Tồ án.7
• Có quyết định của Tịa án huỷ phán quyết trọng tài, hủy quyết định của Hội đồng trọng
tài về việc cơng nhận sự thỏa thuận của các bên.
• Có quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp của Hội đồng trọng tài, Trung tâm trọng tài.
• Các bên đã có thoả thuận giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài cụ thể nhưng
Trung tâm trọng tài đã chấm dứt hoạt động mà khơng có tổ chức trọng tài kế thừa, và các
bên không thoả thuận được việc lựa chọn Trung tâm trọng tài khác để giải quyết tranh

chấp.
• Các bên đã có thỏa thuận cụ thể về việc lựa chọn Trọng tài viên trọng tài vụ việc, nhưng
tại thời điểm xảy ra tranh chấp, vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà
Trọng tài viên không thể tham gia giải quyết tranh chấp, hoặc Trung tâm trọng tài, Tồ án
khơng thể tìm được Trọng tài viên như các bên thoả thuận và các bên không thoả thuận
được việc lựa chọn Trọng tài viên khác để thay thế.
• Các bên đã có thỏa thuận cụ thể về việc lựa chọn Trọng tài viên trọng tài vụ việc, nhưng
tại thời điểm xảy ra tranh chấp, Trọng tài viên từ chối việc được chỉ định hoặc Trung tâm
trọng tài từ chối việc chỉ định Trọng tài viên và các bên không thỏa thuận được việc lựa
chọn Trọng tài viên khác để thay thế.
• Nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng có điều khoản về thỏa thuận trọng tài
được ghi nhận trong các điều kiện chung về cung cấp hàng hoá, dịch vụ do nhà cung cấp
soạn sẵn nhưng khi phát sinh tranh chấp, người tiêu dùng không đồng ý lựa chọn Trọng
tài giải quyết tranh chấp.

Stephen Le (11/8/2021, “ Xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa Trọng tài và Toà án”,
/>7

7


Đối với trường hợp các bên vừa có thoả thuận giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài, vừa có thoả
thuận giải quyết tranh chấp bằng Toà án mà các bên khơng có thoả thuận lại hoặc thoả thuận mới
về cơ quan có thẩm quyền. 8
• Trường hợp người khởi kiện yêu cầu Trọng tài giải quyết tranh chấp trước khi yêu cầu
Tòa án giải quyết tranh chấp hoặc yêu cầu Trọng tài giải quyết tranh chấp khi Tòa án chưa
thụ lý vụ án thì Tịa án từ chối thụ lý, giải quyết. Trong trường hợp này, khi nhận được
đơn khởi kiện Tòa án phải trả lại đơn khởi kiện, nếu đã thụ lý vụ án thì ra quyết định đình
chỉ việc giải quyết vụ án vì khơng thuộc thẩm quyền của Tòa án, trả lại đơn khởi kiện và
các tài liệu gửi kèm theo đơn khởi kiện.

• Trường hợp người khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp, thì ngay sau khi nhận
được đơn khởi kiện, Tịa án phải xác định một trong các bên đã yêu cầu Trọng tài giải
quyết hay chưa.
• Trường hợp Tịa án đã thụ lý vụ án mà phát hiện tranh chấp đã có u cầu Trọng tài giải
quyết trước thời điểm Tịa án thụ lý vụ án thì Tịa án ra quyết định đình chỉ việc giải quyết
vụ án vì khơng thuộc thẩm quyền của Tòa án, trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu gửi kèm
theo đơn khởi kiện.
Hai là, Toà án xác định giá trị của thoả thuận trọng tài.
Tồ án có thẩm quyền xác định giá trị pháp lý của thoả thuận trọng tài. Theo quy định của Cơng
ước New York 1958, theo đó, Tồ án của nhà nước – thành viên của Cơng ước có trách nhiệm
chuyển các bên đến “trọng tài đã thoả thuận” trong trường hợp các bên yêu cầu xem xét quyết
định đã được trọng tài tuyên nếu “ không phát hiện được thoả thuận đã đề cập là vô hiệu, mất
hiệu lực hoặc khơng có khả năng thực hiện được”.
Tồ án cũng có quyền huỷ quyết định của trọng tài trong trường nếu bên u cầu về việc này
chứng mình được cho tồ án rằng thoả thuận trọng tài vô hiệu hoặc không có thoả thuận trọng
tài ( được quy định tại Điều 68 Luật Trọng tài thương mại 2010).
Stephen Le (11/8/2021, “ Xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa Trọng tài và Toà án”,
/>8

8


Để thực hiện được điều đó, khi xem xét giá trị của thoả thuận trọng tài, trước tiên cần xem xét
thoả thuận có đáp ứng được yêu cầu của pháp luật, đặc biệt là việc tuân thủ về mặt hình thức,
chủ thể ký kết thoả thuận… Với những thẩm quyền này, tồ án có thể kiểm sốt được tính hợp
pháp của thoả thuận trọng tài.
Ba là, tồ án có thể chỉ định và thay thế Trọng tài viên của Hội đồng trọng tài vụ việc.
Quy định về chỉ định thành lập Hội đồng trọng tài vụ việc quy định rất rõ tại Điều 41 Luật Trọng
tài thương mại 2010.
Theo khoản 4 Điều 42 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định: “ Đối với vụ tranh chấp do

Hội đồng trọng tài vụ việc giải quyết, việc thay đổi Trọng tài viên sẽ do các thành viên còn lại
của Hội đồng trọng tài quyết định. Trong trường hợp các thành viên cịn lại của Hội đồng trọng
tài khơng quyết định được hoặc nếu các Trọng tài viên hay Trọng tài viên duy nhất từ chối giải
quyết tranh chấp, thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của một hoặc các
Trọng tài viên nói trên, của một hoặc các bên tranh chấp, Chánh án Tồ án có thẩm quyền phân
công một Thẩm phán quyết định về việc thay đổi Trọng tài viên.” Vậy quyết định của Toà án
thay thế chỉ là quyết định cuối cùng nếu các thành viên cịn lại của Hội đồng trọng tài khơng
quyết định được hoặc trọng tài viên hay Trọng tài viên duy nhất từ chối giải quyết tranh chấp.
Bốn là, toà án áp dụng các biện pháp khẩn cấp
Biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm đảm bảo thực hiện lợi ích vật chất cho bên yêu cầu áp dụng.
Để yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, các bên phải có đơn u cầu. Trình tự
áp dụng và vấn đề liên quan đến biện pháp này được quy định chi tiết trong Bộ luật tố tụng dân
sự 2015 và Luật Trọng tài thương mại 2010.
Điểm mới và hợp lý của Luật Trọng tài thương mại 2010 so với Pháp lệnh cũ về các uỷ ban
thường vụ Quốc hội số 08/2003/PL-UBTVQH ngày 25/2/2003 về trọng tài thương mại là ở chỗ
là văn bản đã điều chỉnh thẩm quyền của trọng tài trong việc áp dụng biện pháp bảo đảm và sự
hỗ trợ của Toà án. Theo khoản 2 Điều 48 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định việc yêu cầu
Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không bị coi là sự bác bỏ thoả thuận trọng tài hoặc
khước từ quyền giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài.
9


Trong khoa học pháp lý có quan điểm cho rằng cần quy định cho trọng tài thẩm quyền ra quyết
định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời như thẩm quyền của Toà án. Trong điều kiện nền kinh
tế thị trường hiện nay, tình trạng tẩu tán tài sản, phá sản diễn ra rất nhanh chóng, nên việc giao
thẩm quyền đó cho trọng tài là có cơ sở và giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của Trọng tài.9
Năm là, Tồ án có thẩm quyền huỷ quyết định trọng tài.
Một trong những đặc trưng cơ bản của Trọng tài là quyết định thường mang tính chất chung thẩm
và bắt buộc thi hành. Tuy nhiên, cũng không loại trừ những trường hợp theo quy định của pháp
luật thoả thuận trọng tài có thể bị huỷ bỏ bởi Tồ án nhà nước. Sự can thiệp đó nhằm mục đích

khơng cho phép tồn tại những quyết định trọng tài có sai phạm nghiêm trọng, nhất là vi phạm về
tố tụng. Việc huỷ bỏ quyết định của trọng tài có thể liên quan đến toàn bộ hoặc một phần quyết
định được thực hiện bởi Toà án nơi quyết định trọng tài được ban hành hoặc nơi được yêu cầu
công nhận và thi hành. Điều này vô cùng cần thiết, và hầu hết được các quốc gia quy định. 10
Tuy nhiên, việc toà án xem xét kiểm tra lại quyết định do trọng tài ban hành là điều mà bên thua
kiện mong muốn; còn bên thắng kiện khơng mong muốn điều đó, họ chỉ muốn cho quyết định
trọng tài càng sớm được thi hành. Chính vì vậy, việc kiểm tra của tồ án vừa có ưu điểm và
nhược điểm.
Theo pháp luật Việt Nam, quy định rất rõ các căn cứ mà Toà án xem xét huỷ phán quyết trọng
tài như sau:
• Khơng có thoả thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vơ hiệu;
• Thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thoả thuận
của các bên hoặc trái với các quy định của Luật này;
• Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; trường hợp phán quyết
trọng tài có nội dung khơng thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì nội dung đó bị
huỷ;

Trần Hồng Hải (2011), “ Khái qt về Trọng tài, Mối quan hệ giữa Toà án và Trọng tài ở Liên Bang Nga – Kinh nghiệm
đói với Việt Nam”, 02(63), trang – 16-26.
10
Trần Hoàng Hải (2011), “ Khái quát về Trọng tài, Mối quan hệ giữa Toà án và Trọng tài ở Liên Bang Nga – Kinh nghiệm
đói với Việt Nam”, 02(63), trang – 16-26.
9

10


• Chứng cứ do các bên cung cấp mà Hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để ra phán quyết là
giả mạo; Trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của một bên tranh
chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, cơng bằng của phán quyết trọng tài;

• Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
Điều đáng chú ý ở đây từ khi Luật trọng tài thương mại 2010 được ban hành , một thuật ngữ mới
xuất hiện – “ các nguyên tắc cơ bản của Pháp luật Việt Nam”. Vi phạm các nguyên tắc này là
một trong những cơ sở để Toà án huỷ quyết định của Trọng tài ( Điều 68 Luật Trọng tài thương
mại 2010). Nhiều ý kiến cho rằng phán quyết trọng tài bị hủy hay từ chối công nhận một cách
không thuyết phục khi Tòa án xem xét lại nội dung vụ tranh chấp, giải thích quá rộng các căn cứ
để hủy/từ chối công nhận phán quyết trọng tài đặc biệt là căn cứ “những nguyên tắc cơ bản của
pháp luật Việt Nam”. Mặc dù, điều 14.2(đ) của Nghị quyết 01/2014 đã làm rõ hơn cách hiểu thế
nào là các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam và nhờ vậy, tránh được cách hiểu sai lầm
trước đây là mọi quy định của pháp luật Việt Nam đều có thể được coi là các nguyên tắc cơ bản
của pháp luật. Tuy nhiên, hướng dẫn này của Nghị quyết cần phải cụ thể hơn nữa vì có rất nhiều
“các ngun tắc cơ bản” được quy định trong mỗi bộ luật và còn nhiều tranh cãi đối với quy định
về mối quan hệ giữa quyền và lợi ích của bên thứ ba với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật.
III.

Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật Việt Nam hiện hành về mối
quan hệ giữa Toà án và Trọng tài.

Nhìn chung, các quy định pháp luật Việt Nam về mối quan hệ giữa Toà án và Trọng tài tương
đối toàn diện. Nhưng bên cạnh thực tiễn thi hành vẫn còn một số bất cập cần lưu ý và sửa đổi.
Thứ nhất là về yêu cầu liên quan đến việc trọng tài Thương mại Việt Nam giải quyết các vụ tranh
chấp theo quy định của pháp luật về Trọng tài thương mại.
Theo đó, Tịa án Việt Nam sẽ chỉ giải quyết các yêu cầu liên quan đến việc Trọng tài thương mại
Việt Nam như quyết định triệu tập người làm chứng, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, …
mà Tịa án Việt Nam khơng hỗ trợ hoạt động của Trọng tài nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam.
Quy định này chưa hợp lý, không phù hợp với cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO. Theo
cam kết của Việt Nam trong Biểu cam kết dịch vụ cụ thể, đối với dịch vụ Trọng tài và hòa giải
11



(CPC 86602), Việt Nam cho phép thành lập chi nhánh, và cam kết đối xử quốc gia “không hạn
chế, ngoại trừ trưởng chi nhánh phải là người thường trú tại Việt Nam”. Nghĩa là Việt Nam cho
phép Trọng tài nước ngoài được cung cấp dịch vụ trên lãnh thổ Việt Nam dưới hình thức chi
nhánh và khơng phân biệt đối xử giữa Trọng tài nước ngoài và Trọng tài Việt Nam, nếu Tòa án
Việt Nam hỗ trợ Trọng tài Việt Nam mà khơng hỗ trợ Trọng tài nước ngồi trong giải quyết tranh
chấp là vi phạm cam kết này. Luật trọng tài thương mại quy định cũng cho phép Tổ chức Trọng
tài nước ngoài được hoạt động ở Việt Nam dưới hình thức Chi nhánh và Văn phịng đại diện.
Chi nhánh của Tổ chức Trọng tài nước ngoài được “cung cấp dịch vụ trọng tài,…” (khoản 7 Điều
76 Luật Trọng tài thương mại).11
Thứ hai, chưa có quy định về những biện pháp khẩn cấp mà Tòa án được ra quyết định áp dụng
để hỗ trợ Trọng tài
Luật trọng tài thương mại khơng quy định rõ Tịa án có thẩm quyền áp dụng những biện pháp
khẩn cấp nào theo yêu cầu của một trong các bên tranh chấp, mà chỉ quy định chung rằng Thẩm
phán giải quyết yêu cầu “phải xem xét, quyết định áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp khẩn
cấp tạm thời” (khoản 2 Điều 53) và trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tiến
hành theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự: “trình tự, thủ tục áp dụng, thay đổi, bổ sung, hủy
bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời của Tòa án thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS)”
(khoản 4 Điều 53). Vậy các bên có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng một trong các biện pháp khẩn
cấp tạm thời quy định tại Điều 102 BLTTDS? Nếu hiểu như vậy là khơng đúng. Vì, khoản 1, 2
Điều 99 BLTTDS quy định chỉ có hai thời điểm được nộp đơn yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời tại Điều 102 là khi Tòa án đang giải quyết vụ án hoặc khi nộp cùng đơn khởi
kiện đến Tịa án đó. Nhưng vụ tranh chấp lại đang thuộc thẩm quyền giải quyết của Trọng tài,

Tào Thị Huệ (8/27/2020), “ Giải pháp tăng cường mối quan hệ giữa Toà án và Trọng tài giải quyết tranh chấp thương mại
quốc tế”, Kỷ yếu Hội thảo “ Trọng tài Thương mại Quốc tế - Lý luận và thực tiễn” do Khoa Pháp luật Quốc tế - Trường
Đại học Luật Hà Nội tổ chức tháng 10/2012, />11

12



các bên khơng thể nộp đơn khi Tịa án đang giải quyết vụ án hoặc khi nộp cùng đơn khởi kiện
được.12
Vậy là vấn đề Luật Trọng tài thương mại không quy định rõ Tịa án có thẩm quyền áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thời nào để hỗ trợ Trọng tài sẽ gây khó khăn cho cả Tịa án và bên có yêu
cầu. Qua đó, văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật trọng tài thương mại cần quy
định rõ biện pháp khẩn cấp tạm thời nào Tịa án có thẩm quyền áp dụng để hỗ trợ Trọng tài.
Bên cạnh những vấn đề về học thuật , em cũng có một số giải pháp để thức đẩy sự phát triển của
Trọng tài, nghề Trọng tài Việt Nam.
Thứ nhất, bồi dưỡng nghiệp vụ nhằm nâng cao năng lực giải quyết tranh chấp thương mại quốc
tế của Trọng tài viên
Thứ hai, tích cực nghiên cứu khoa học về Trọng tài, đào tạo nghề Trọng tài…
Thứ ba, tuyên truyền, giáo dục mọi người nhận thức được rằng Trọng tài có vai trị vơ cùng quan
trọng trong giải quyết tranh chấp.

Tào Thị Huệ (8/27/2020), “ Giải pháp tăng cường mối quan hệ giữa Toà án và Trọng tài giải quyết tranh chấp thương mại
quốc tế”, Kỷ yếu Hội thảo “ Trọng tài Thương mại Quốc tế - Lý luận và thực tiễn” do Khoa Pháp luật Quốc tế - Trường
Đại học Luật Hà Nội tổ chức tháng 10/2012, />12

13


KẾT LUẬN.
Như vậy, pháp luật Trọng tài các nước cũng như pháp luật Trọng tài Việt Nam đều thừa nhận vai
trò quan trọng của Tòa án đối với hoạt động giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng Trọng
tài. Bên cạnh những ưu điểm mà pháp luật nước ta đã làm được trong việc thể hiện mối quan hệ
giữa Trọng tài và tồ án, thì vẫn cịn một số điểm bất cập trong việc thi hành.Để phát triển
phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng Trọng tài ở Việt Nam, cần phải khắc
phục một số bất cập trong pháp luật Trọng tài hiện hành, đồng thời áp dụng một số biện pháp có
tác dụng thúc đẩy sự phát triển của nghề Trọng tài tại Việt Nam.


14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Trọng tài thương mại 2010
2. Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
3. Pháp lệnh các Uỷ ban thường vụ Quốc hội số 08/2003 PL-UBTVQH 11 ngày 15 tháng 2
năm 2003 về Trọng tài thương mại.
4. Tào Thị Huệ (8/27/2020), “ Giải pháp tăng cường mối quan hệ giữa Toà án và Trọng tài
giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế”, Kỷ yếu Hội thảo “ Trọng tài Thương mại Quốc
tế - Lý luận và thực tiễn” do Khoa Pháp luật Quốc tế - Trường Đại học Luật Hà Nội tổ
chức tháng 10/2012, />5. Stephen Le (11/8/2021, “ Xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa Trọng tài và
Toà án”, />6. Trần Hoàng Hải (2011), “ Khái quát về Trọng tài, Mối quan hệ giữa Toà án và Trọng tài
ở Liên Bang Nga – Kinh nghiệm đối với Việt Nam”, 02(63), trang – 16-26.

15



×