Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Môn tư pháp quốc tế đề bài mối quan hệ giữa thẩm quyền riêng biệt của tòa án việt nam và thẩm quyền của trọng tài thương mại (trong nước và nước ngoài) (thẩm quyền riêng biệt của tavn có loại trừ thẩm quyền của trọng tài kh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.65 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
---------------------------------------------------

BÀI TẬP TIỂU LUẬN MÔN TƯ PHÁP QUỐC TẾ
Đề bài: Mối quan hệ giữa thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam và thẩm
quyền của Trọng tài thương mại (trong nước và nước ngồi) (Thẩm quyền
riêng biệt của TAVN có loại trừ thẩm quyền của trọng tài không?)
Thực hiện
Tên sinh viên: Đặng Xuân Hiếu
Mã sinh viên: 19061110
Mã lớp học phần: INL2006 4
Giảng viên giảng dạy: PGS. TS Ngô Quốc Chiến

Hà Nội - Năm 2021


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
PHẦN I: THẨM QUYỀN RIÊNG BIỆT CỦA TÒA ÁN VIỆT NAM VÀ
THẨM QUYỀN CỦA TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI ......................................... 2
1. Thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam............................................. 2
1.1. Khái niệm ............................................................................................... 2
1.2. Thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam....................................... 2
2. Thẩm quyền của Trọng tài thương mại ...................................................... 4
2.1. Thẩm quyền của Trọng tài thương mại trong nước ............................ 4
2.2. Thẩm quyền của Trọng tài thương mại nước ngoài ............................ 4
3. Thỏa thuận lựa chọn Trọng tài hoặc Tòa án trong giải quyết vụ việc dân
sự có yếu tố nước ngồi ..................................................................................... 5
PHẦN II: MỐI LIÊN HỆ GIỮA THẨM QUYỀN RIÊNG BIỆT CỦA TÒA
ÁN VIỆT NAM VÀ THẨM QUYỀN CỦA TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI ....... 6


PHẦN III: ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ ..................................................................... 7
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
đang có chiều hướng phát triển mạnh ở nước ta, Trọng tài và Tòa án mặc dù đều có
vai trị là cơ quan giải quyết tranh chấp nhưng đặc điểm cốt lõi và thẩm quyền của
hai cơ quan này không giống nhau. Đối tượng và phạm vi xét xử của hai cơ quan
này vừa có mối quan hệ tương trợ vừa có sự phân biệt rõ ràng đặc biệt là đối với
các vấn đề liên quan đến thẩm quyền riêng biệt của Tòa án. Trong phạm vi bài tiểu
luận này em xin trình bày những vấn đề cơ bản về thẩm quyền riêng biệt của Tòa
án Việt Nam và thẩm quyền của trọng tài thương mại từ đó chỉ ra mối liên hệ giữa
các cơ quan này. Từ mối liên hệ về thẩm quyền giữa hai cơ quan đó bài tiểu luận sẽ
đưa ra một số kiến nghị và đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực
này.

1


PHẦN I: THẨM QUYỀN RIÊNG BIỆT CỦA TÒA ÁN VIỆT NAM
VÀ THẨM QUYỀN CỦA TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI
1. Thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam
1.1.

Khái niệm

Thẩm quyền của tòa án được phân chia thành thẩm quyền chung và thẩm
quyền riêng biệt, theo đó thẩm quyền riêng biệt được hiểu là việc quốc gia sở tại

tuyên bố chỉ có Tồ án nước họ mới có thẩm quyền xét xử đối với một số vụ án
nhất định, thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam còn được coi là sự tuyên bố
về thẩm quyền giải quyết của pháp luật Việt Nam đối với vụ việc dân sự có yếu tố
nước ngoài.
Trong hệ thống pháp luật nước ta và cụ thể tại điều 470 Bộ Luật tố tụng dân
sự 2015 quy định về các vụ việc thuộc thẩm quyền riêng biệt của tòa án Việt Nam.
Việc xác định thẩm quyền riêng biệt hướng tới mục đích bảo vệ an ninh, chủ quyền
của quốc gia hoặc hướng tới bảo vệ các cá nhân, pháp nhân trong trong hoạt động,
lĩnh vực nhất định trong phạm vi quốc gia. Đối với những vụ việc nhất định thuộc
thẩm quyền xét xử riêng biệt của tòa án Việt Nam kể cả trường hợp các bên chủ thể
trong quan hệ tranh chấp lựa chọn tòa án nước khác để giải quyết thì tịa án nước
đó cũng cần phải từ chối thụ lý để tôn trọng thẩm quyền xét xử của Việt Nam.
1.2.

Thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam

Thẩm quyền xét xử riêng biệt thường được áp dụng cho những vụ việc liên
quan đến an ninh quốc gia, lãnh thổ hoặc nhằm mục đích bảo vệ cho cá nhân, pháp
nhân hoạt động trong nước Thẩm quyền riêng biệt của tịa án có tính áp đặt thể hiện
bằng việc tịa án Việt Nam có thể khơng công nhận và cho thi hành phán quyết của
trọng tài nước ngoài trong trường hợp phán quyết về vụ việc đó thuộc thẩm quyền
riêng biệt của tịa án Việt Nam.
Thẩm quyền riêng biệt là thẩm quyền mà chỉ quốc gia sở tại mới có thẩm
quyền xét xử, những vụ việc thuộc thẩm quyền xét xử riêng biệt của tòa án Việt
2


Nam sẽ loại trừ thẩm quyền của tòa án nước ngồi và những bản án, quyết định của
tịa án nước ngồi sẽ khơng được cơng nhận và cho thi hành tại Việt Nam. Thẩm
quyền riêng biệt của tòa án Việt Nam được quy định tại điều 470 BLTTDS 2015

bao gồm các quy định về thẩm quyền riêng biệt của tòa án Việt Nam đối với các vụ
án dân sự có yếu tố nước ngồi và những việc dân sự có yếu tố nước ngoài.
Đối với các vụ án dân sự có yếu tố nước ngồi bao gồm các vụ việc liên
quan đến tài sản là bất động sản gắn với chủ quyền lãnh thổ, các vụ án liên quan
đến hôn nhân và các vụ án dân sự khác. Việc xác định thẩm quyền riêng biệt đối
với tài sản là bất động sản tại Việt Nam vừa đảm bảo các yếu tố về thẩm quyền của
tòa án vừa thể hiện được chủ quyền của quốc gia đối với lãnh thổ của mình. Thẩm
quyền riêng biệt của tịa án đối với vụ án ly hơn có yếu tố nước ngồi, căn cứ xác
định thẩm quyền này xuất phát từ bản chất của việc ly hôn. Pháp luật nước ta quy
định ly hôn là thủ tục tư pháp, việc ly hôn không chỉ liên quan đến vấn đề về hơn
nhân mà nó cịn liên quan đến các vấn đề về tài sản. Thẩm quyền riêng biệt của tòa
án Việt Nam đối với các vụ án dân sự khác có thể được xác định dựa trên sự lựa
chọn của các bên tranh chấp, với quy định như vậy đảm bảo sự lựa chọn cơ quan
giải quyết của các bên đương sự và đây được coi là điểm mới trong BLTTDS 2015.
Thẩm quyền riêng biệt của tịa án đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước
ngoài về cơ bản giống với vụ án dân sự có yếu tố nước ngồi. Theo đó thẩm quyền
riêng biệt của tòa án Việt Nam được xác định đối với các sự kiện pháp lý xảy ra
trên lãnh thổ Việt Nam, xác lập quyền và nghĩa vụ của cơng dân, người nước ngồi
liên quan đến trường hợp cơng dân, người nước ngồi đó chết hoặc mất tích, đối
với tuyên bố về năng lực hành vi dân sự của người nước ngồi tại Việt Nam nếu
việc tun bố đó liên quan đến quyền và nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ Việt
Nam. Ngoài ra thẩm quyền riêng biệt của tòa án được xác định đối với trường hợp
liên quan đến công nhận tài sản vô chủ, công nhận quyền sở hữu đối với tài sản vô
chủ trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
3


2. Thẩm quyền của Trọng tài thương mại
2.1.


Thẩm quyền của Trọng tài thương mại trong nước

Căn cứ theo điều 3 Luật Trọng tài Thương mại 2010 quy định về trọng tài
thương mại theo đó khái niệm trọng tài thương mại được hiểu là phương thức giải
quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến hành theo quy định của Luật
này. Giải quyết tranh chấp bằng phương pháp trọng tài thương mại sẽ chỉ có hiệu
lực khi các bên có thỏa thuận và phải lập thành văn bản. Thẩm quyền của trọng tài
thương mại chỉ được coi là có hiệu lực khi các bên có thỏa thuận lựa chọn trọng tài
để giải quyết và vấn đề tranh chấp này thuộc thẩm quyền của trọng tài, vậy nên
thỏa thuận trọng tài là điều kiện then chốt cho việc áp dụng trọng tài. Trọng tài là
phương thức giải quyết có tính phi nhà nước, là bên thứ ba được thuận lựa chọn để
giúp các bên đương sự thỏa giải quyết tranh chấp. Hiện nay khái niệm trọng tài
thương mại được hiểu là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận
và được tiến hành theo quy định của Luật trọng tài thương mại. Khơng giống như
tịa án thẩm quyền của trọng tài thường không mặc nhiên được thừa nhận mà phụ
thuộc vào sự lựa chọn của các bên và sự lựa chọn này đã được xác nhận. Thỏa
thuận trọng tài và nội dung của thỏa thuận trọng tài có hiệu lực khi năng lực ký kết
thỏa thuận trọng tài của các bên được đảm bảo và đối tượng của thỏa thuận trọng
tài là những tranh chấp mà các bên lựa chọn trọng tài để giải quyết. Trọng tài
thương mại có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp phát sinh từ hoạt động
thương mại, tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó có ít nhất một bên hoạt
động thương mại hoặc tranh chấp giữa các bên mà pháp luật quy định được giải
quyết bằng trọng tài. Tuy nhiên thoả thuận này sẽ vô hiệu nếu những tranh chấp
liên quan vi phạm điều cấm của luật.
2.2.

Thẩm quyền của Trọng tài thương mại nước ngoài

Giống với trọng tài thương mại trong nước trọng tài thương mại nước ngồi
cũng khơng đương nhiên có thẩm quyền xét xử vụ việc mà chỉ có thẩm quyền xét

4


xử khi được các bên liên quan thỏa thuận lựa chọn. Với vai trò là cơ chế độc lập
trọng tài thương mại quốc tế có thể được lựa chọn trước hoặc sau khi có tranh chấp,
cũng vì là cơ chế độc lập nên thẩm quyền của trọng tài sẽ bị giới hạn trong phạm vi
nhất định. Thẩm quyền của trọng tài thương mại không bao gồm hoạt động xét xử
mọi quan hệ thương mại mà chỉ giới hạn trong một số quan hệ cụ thể.
Tuy nhiên trong một số công ước thỏa thuận trọng tài lại được áp dụng dù
không có thỏa thuận lựa chọn giữa các bên. Các trường hợp đặc biệt này thường
được quy định trong các hiệp định thương mại cụ thể như Hiệp định Việt Nam và
Trung Quốc về quá cảnh hàng hoá ký ngày 09/04/1994 có quy định “Những tranh
chấp giữa các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các hợp đồng sẽ do các doanh
nghiệp giải quyết thông qua thương lượng, nếu thương lượng không đạt kết quả, sẽ
do tổ chức trọng tài thương mại quốc tế của nước cho quả cảnh giải quyết”.1 Trọng
tài thương mại quốc tế sẽ chỉ được áp dụng khi các bên có thỏa thuận lựa chọn và
phải đảm bảo về năng lực ký kết thỏa thuận trọng tài và đối tượng của tranh chấp
phải là đối tượng thuộc thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài. Khi các bên
lựa chọn trọng tài nước ngoài để giải quyết thì thẩm quyền của tịa án sẽ bị loại trừ
trừ khi thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc bị hủy bỏ bởi chính các bên.
3. Thỏa thuận lựa chọn Trọng tài hoặc Tòa án trong giải quyết vụ việc dân sự
có yếu tố nước ngồi
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa tòa án và trọng tài đối với vụ việc
dân sự có yếu tố nước ngồi hiện nay chưa được hiểu rõ ràng điều này gián tiếp gây
khó khăn cho các bên đương sự khi xác định thẩm quyền giải quyết của cơ quan
giải quyết tranh chấp khi có tranh chấp. Các bên có tranh chấp có thể lựa chọn giải
quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại hoặc giải quyết bằng tịa án hoặc có thể
lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và tòa án. Trong thực tiễn xét xử tòa
án phải đánh giá, yêu cầu các bên xác định thẩm quyền giải quyết vụ việc tranh


1

Điều 11.2 Hiếp định Việt Nam và Trung Quốc về quá cảnh hàng hóa ký ngày 09/04/1994

5


chấp thuộc trường hợp có thỏa thuận trọng tài nhưng tịa án vẫn có thể có thẩm
quyền hay khơng, tranh chấp có thỏa thuận trọng tài nhưng thuộc thẩm quyền giải
quyết của tịa án hoặc trường hợp vừa có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng tịa
án vừa có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.
Mối quan hệ giữa tòa án và trọng tài được thể hiện dưới nhiều nội dung, theo
đó tịa án có chức năng hỗ trợ thi hành tòa thuận của trọng tài, thi hành quyết định
của trọng tài, hủy quyết định trọng tài, tòa án quyết định áp dụng các biện pháp
khẩn cấp tạm thời, ngoài ra quyết định của trọng tài nước ngoài muốn có hiệu lực
tại Việt Nam thì phải được cơng nhận và cho thi hành bởi tịa án có thẩm quyền của
Việt Nam.

PHẦN II: MỐI LIÊN HỆ GIỮA THẨM QUYỀN RIÊNG BIỆT
CỦA TÒA ÁN VIỆT NAM VÀ THẨM QUYỀN CỦA TRỌNG TÀI
THƯƠNG MẠI
Qua việc trình bày khái quát những vấn đề về thẩm quyền riêng biệt của tòa
án Việt Nam và thẩm quyền của trọng tài thương mại nêu trên ta thấy được mối
quan hệ giữa hai cơ quan xét xử này.
Mối quan hệ giữa thẩm quyền riêng biệt của tòa án Việt Nam và thẩm quyền
của trọng tài thương mại được thể hiện dưới dạng nhiều mối quan hệ khác nhau, sự
liên kết giữa hai cơ quan xét xử này thể hiện bằng những quy định trong BLTTDS
2015 cụ thể tại điều 424 BLTTDS 2015 quy định về các trường hợp phán quyết của
trọng tài nước ngồi được cơng nhận và cho thi hành tại Việt Nam. Xét thấy căn cứ
trong điều 459 BLTTDS quy định về các trường hợp không công nhận các phán

quyết của trọng tài nước ngồi cũng khơng bao gồm các vụ việc dân sự thuộc thẩm
quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam. Các quy định về thẩm quyền riêng biệt của
Tòa án Việt Nam hướng đến bảo vệ các vấn đề về chủ quyền lãnh thổ, lợi ích trực
tiếp của cơng dân vậy nên thực tế xét xử những vấn đề thuộc thẩm quyền riêng biệt
của Tịa án Việt Nam thì Trọng tài nước ngồi sẽ khơng có thẩm quyền xét xử, điều
6


này đồng nghĩa với thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam sẽ hạn chế thẩm
quyền của trọng tài nước ngồi.
Trọng tài thương mại khơng đương nhiên được áp dụng mà chỉ có thẩm
quyền xử lý vụ việc khi có thỏa thuận lựa chọn giữa các bên, thẩm quyền của
Trọng tài nước ngoài phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt
Nam vấn đề này được quy định cụ thể tại Điểm b Khoản 2 Điều 459 BLTTDS, việc
quy định như vậy hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc cơ bản trong pháp luật dân sự
Việt Nam, thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam áp dụng cho các vụ việc
liên quan trực tiếp đến lãnh thổ là vấn đề không chỉ ảnh hưởng tới một cá nhân mà
ảnh hưởng tới chủ quyền của quốc gia cụ thể, trong bộ luật dân sự 2015 hiện nay có
quy định tại Khoản 4 Điều 3 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Việc xác lập, thực
hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia,
dân tộc, lợi ích cơng cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.” Từ những
quy định và căn cứ trên ta thấy thẩm quyền riêng biệt của Tòa án sẽ hạn chế thẩm
quyền của trọng tài thương mại

PHẦN III: ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ
Trước thực tế áp dụng và thực trạng giải quyết những vấn đề nêu trên ta thấy
việc xác định thẩm quyền riêng biệt của tòa án và thẩm quyền của trọng tài thương
mại ở Việt Nam hiện nay còn nhiều vướng mắc, bất cập. Để giải quyết vấn đề đó
xem xin đưa ra những đề xuất và kiến nghị như sau:
Thứ nhất, để có quy phạm điều chỉnh, bao quát các vấn đề liên quan đến hoạt

động tư pháp nước ta cần xây dựng riêng cho mình một văn bản luật tư pháp quốc
tế. Tư pháp điều chỉnh các quan hệ trong nhiều lĩnh vực luật khác nhau vì vậy nước
ta cần xây dựng văn bản luật thống nhất điều chỉnh các quan hệ này đặc biệt là việc
hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền của tòa án và trọng tài trong giải quyết vụ việc
dân sự có yếu tố nước ngồi. Để đảm bảo tính bao phủ và đủ quy phạm điều chỉnh

7


hoạt động xây dựng Luật tư pháp ở nước ta cần đi đơi với hồn thiện pháp luật bổ
trợ tư pháp, đảm bảo tính thống nhất và hồn thiện.
Thứ hai, pháp luật nước ta cần hoàn thiện các quy định về thẩm quyền giải
quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, các vấn đề về thẩm quyền riêng biệt của
tòa án và trọng tài cần được làm rõ. Để giải quyết được vấn đề này hệ thống pháp
luật nước ta phải xây dựng được bộ nguyên tắc điều chỉnh, quy định về thẩm
quyền, phạm vi xét xử của tòa án và trọng tài thương mại. Yếu tố quan trọng để
tránh xung đột về thẩm quyền riêng biệt của tòa án và thẩm quyền của trọng tài
thương mại là hồn chỉnh các tiêu chí xác định thẩm quyền của tòa án trong tư pháp
pháp quốc tế.
Thứ ba, đối với thẩm quyền riêng biệt của tòa án quy định tại điều 470
BLTTDS 2015 hiện nay cần được bổ sung làm rõ, quy định về vụ án ly hôn tại
điểm b khoản 1 điều này cần được sửa đổi. Quy định này hiện nay chưa phù hợp
với các quy định quốc tế, vấn đề ly hôn không chỉ liên quan đến vấn đề nhân thân
mà nó cịn liên quan đến vấn đề tài sản trong đó có bất động sản. Nước ta cần xây
dựng được bộ quy tắc lựa chọn luật áp dụng giải quyết các vụ án dân sự có yếu tố
nước ngoài, làm cơ sở chung cho việc giải quyết những vấn đề này. Cùng với việc
xây dựng bộ quy tắc điều chỉnh nước ta cần thống nhất các văn bản pháp luật tạo sự
thuận tiện và linh hoạt trong việc giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài.
Thứ tư, đối với các hoạt động giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương
mại ở nước ta hiện nay cần được quan tâm nhiều hơn. Pháp luật nước ta cần có quy

định rõ về nguồn luật điều chỉnh trong thỏa thuận trọng tài thương mại quốc tế,
pháp luật hiện nay cần làm rõ những quy định về nguồn luật áp dụng do trọng tài
lựa chọn áp dụng. Mối quan hệ giữa trọng tài và tòa án ở nước ta hiện nay cần được
nâng cao, Luật trọng tài thương mại 2010 và Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 cần đạt
được sự thống nhất đối với những quy định về công nhận và cho thi hành phán
quyết của trọng tài nước ngồi, dựa trên những tính chất và đặc điểm của việc giải
8


quyết tranh chấp bằng trọng tài nêu trên nước ta cần có hành lang pháp lý tạo điều
kiện cho phán quyết của trọng tài có điều kiện thực thi, góp phần hoàn thiện hệ
thống pháp luật.
Thứ năm, song song với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nước, nước
ta cần học hỏi kinh nghiệm từ nước ngoài, các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi
khơng thể chỉ sử dụng luật của một quốc gia để xét xử vậy nên để đảm bảo hoạt
động giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi được đảm bảo thực hiện và
tránh việc xung đột thẩm quyền giữa Tòa án và Trọng tài. Nước ta cần học hỏi kinh
nghiệm từ các nước tiến bộ trong xác định thẩm quyền của các Tòa án và Trọng tài
trong giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi, cùng với đó là gia nhập, ký
kết các hiệp định tương trợ tư pháp hoàn thiện các quy định về vấn đề này.

9


KẾT LUẬN
Qua những phân tích về thẩm quyền riêng biệt của Toà án và thẩm quyền của
trọng tài thương mại nêu trên bài tiểu luận đã chỉ ra được những vấn đề cơ bản
trong pháp luật về thẩm quyền của hai cơ chế giải quyết tranh chấp này. Song song
với việc chỉ ra những vấn đề lý luận chung bài tiểu luận đã chỉ ra được mối quan hệ
giữa hai cơ quan này. Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn liên hệ đó em đưa ra

một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật tư pháp nói chung
và pháp luật về Tịa án và Trọng tài nói riêng, với những đề xuất và kiến nghị đó rất
mong nước ta sẽ sớm có bộ luật điều chỉnh các quan hệ tư pháp hoàn chỉnh.

10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Bộ luật Tố tụng dân sự 2004
2, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
3, Bộ luật dân sự 2015
4, Luật Trọng tài thương mại 2010
5, Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP Hướng dẫn thi hành một số quy định Luật Trọng
tài thương mại.
6, Trang thông tin phổ biến pháp luật tỉnh Thừa Thiên Huế, “Pháp luật về trọng tài
thương mại” truy cập
ngày 04/01/2022
7, Phạm Hoài Nam,“Thẩm quyền của tòa án Việt Nam đối với tranh chấp về hợp
đồng có yếu tố nước ngồi”,
truy cập ngày 05/01/2022
8, Stephen Le, “Xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa Trọng tài và Tòa
án”, truy cập ngày 07/01/2022
9, TS Dương Văn Hậu, “Bàn về sự phân biệt giữa Tòa án và trọng tài”,
truy cập ngày 07/01/2022



×