Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Nguyên tắc công bố thông tin và tính manh bạch trong quản trị công ty cổ phần và thực trạng áp dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.87 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

Học phần: Quản trị công ty
Giảng viên: Phan Thị Thu Thủy

TIỂU LUẬN
ĐỀ BÀI: Nguyên tắc cơng bố thơng tin và tính manh bạch
trong quản trị công ty cổ phần và thực trạng áp dụng.

Hà Nội - 2021


MỤC LỤC
A. LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................... 3
B. NỘI DUNG (11 trang khơng tính bìa).......................................................................3
I. Khái qt chung về quản trị cơng ty và nguyên tắc quản trị công ty:.....................3
1. Khái niệm quản trị công ty:................................................................................3
2. Nội dung nguyên tắc công bố thơng tin và tính minh bạch của OECD:.............4
II. Sự thể hiện của nguyên tắc minh bạch và công bố thông tin theo OECD trong
pháp luật Việt Nam....................................................................................................5
1. Về nội dung công bố thông tin:..........................................................................5
2. Về đối tượng được tiếp cận thông tin:................................................................6
3. Về cách thức công bố thông tin:.........................................................................7
4. Các quy định hiện hành thực thi nguyên tắc minh bạch của các cơ quan quản trị
trong công ty cổ phần Việt Nam:...........................................................................8
III. Thực trạng áp dụng nguyên tắc minh bạch và công bố thông tin trong hoạt động
quản trị công ty tại Việt Nam...................................................................................10
1. Thực trạng:.......................................................................................................10
2. Đánh giá:..........................................................................................................11
C. KẾT LUẬN............................................................................................................. 13


D. TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................14


A. LỜI MỞ ĐẦU
Khái niệm “quản trị công ty” là một khái niệm rất rộng và khó có thể
được định nghĩa một cách chính xác cho mọi trường hợp. Tất cả những khái
niệm hiện tại mà chúng ta tìm hiểu được chỉ là những khái niệm từ các nhà
nghiên cứu cố gắng giải thích “quản trị cơng ty” theo như những gì họ nghiên
cứu và đúc kết được. Trong số những định nghĩa ấy thì có một định nghĩa về
“Quản trị cơng ty” nổi bật hơn cả, đó là định nghĩa do Tổ chức Hợp tác Kinh tế
và phát triển (OECD) đưa ra trong Bộ quy tắc Quản trị công ty năm 1999. Theo
đó, quản trị cơng ty được hiểu là những biện pháp nội bộ để điều hành và kiểm
sốt cơng ty, liên quan tới các mối quan hệ giữa Ban giám đốc, Hội đồng quản
trị và các cổ đơng của một cơng ty với các bên có quyền lợi liên quan. Trong Bộ
quy tắc quản trị công ty của OECD bao gồm 6 nguyên tắc quản trị công ty
nhưng ngun tắc đóng vai trị quan trọng nhất có lẽ là ngun tắc “Cơng bố
thơng tin và tính minh bạch”. Nhận thấy được vai trò, tầm quan trọng của các
nguyên tắc quản trị công ty của OECD, pháp luật Việt Nam có những tiếp thu
rất đáng ghi nhận thể hiện rõ trong Luật doanh nghiệp 2020, từ đó góp phần phát
triển công tác quản trị công ty cũng như phát triển hệ thống pháp luật nước nhà.
Chính vì những lý do trên, em quyết định chọn đề tài “Nguyên tắc cơng bố
thơng tin và tính manh bạch trong quản trị công ty cổ phần trong Luật doanh
nghiệp 2020 và thực trạng áp dụng pháp luật tại Việt Nam” làm đề tài tiểu luận
của mình để có thể nghiên cứu sâu hơn các quy định liên quan tới tính minh
bạch trong quản trị cơng ty cổ phần, từ đó tìm ra những ưu, nhược điểm của hệ
thống pháp luật và đưa ra các hướng giải pháp hoàn thiện những quy định đó.


B. NỘI DUNG
I. Khái quát chung về quản trị công ty và nguyên tắc quản trị công ty:

1. Khái niệm quản trị công ty:
Như đã biết, khái niệm quản trị cơng ty là một khái niệm rất rộng và khó
có thể được định nghĩa, phản ánh một cách chính xác cho mọi trường hợp.
Nhưng có một định nghĩa về quản trị công ty rất nổi bật và được coi là chuẩn
mực quốc tế là định nghĩa của Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD)
đưa ra. Trong đó, quản trị cơng ty được nhìn dưới hai góc độ khác nhau. Với góc
độ quản lý nội bộ từ trong công ty, định nghĩa quản trị công ty sẽ là:
“Quản trị công ty là những biện pháp nội bộ để điều hành và kiểm sốt
cơng ty, liên quan tới các mối quan hệ giữa Ban giám đốc, Hội đồng quản trị và
các cổ đông của một công ty với các bên có quyền lợi liên quan” 1.
Cịn với góc độ từ bên ngồi thì định nghĩa quản trị cơng ty sẽ là:
“Quản trị công ty được hiểu là là việc cân bằng mối quan hệ giữa công ty
với những bên có quyền lợi liên quan như người lao động hay với các cơ quan
chức năng với cơ quan pháp luật, chính quyền và cộng đồng sở tại” 2.
Qua các định nghĩa trên, ta có thể nhận thấy quản trị cơng ty không chỉ hướng
tới sự cân bằng trong tổ chức để đảm bảo hiệu quả của hoạt động kinh doanh mà
cịn để đảm bảo quyền và lợi ích của các cổ đơng. Chính vì thế việc quản trị
cơng ty cần tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc để công ty có thể hoạt động một
cách hợp pháp, hiệu quả.
2. Nội dung ngun tắc cơng bố thơng tin và tính minh bạch của OECD:
Dưới góc độ quản trị cơng ty, tính minh bạch được hiểu là sự rõ ràng, sự
chính xác trong việc cơng bố các thơng tin tài chính và các vấn đề liên quan tới
quản trị công ty cho các cổ đông, các thành viên trong công ty và những người
có liên quan khác. Cịn ở góc độ pháp lý, tính minh bạch trong quản trị cơng ty
được hiểu là “khuôn khổ các quy định pháp luật và quy định quản trị nội bộ
cơng ty có tính bắt buộc tuân thủ về công bố công khai, kịp thời và chính xác
1 2

Các ngun tắc quản trị cơng ty của OECD.
Phan Thị Thanh Thủy, TS. Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Bàn về tính minh bạch trong quản trị công ty

cổ phần ở Việt Nam, T/c Nghiên cứu lập pháp, Số 01 (353) Kỳ 1 – Tháng 01/2018.
23


các thơng tin tiên quan đến hoạt động tài chính, kinh doanh và các vấn đề quan
trọng về sơ hữu đối với các cổ đông/ thành viên công ty, với người có quyền lợi
liên quan và cơng chúng” 3. Chính vì thế tính minh bạch được coi là một trong
những tiêu chí quan trọng nhất để có thể đánh giá được năng lực quản trị của
một cơng ty.
Tính minh bạch và công bố thông tin trong công ty cổ phần theo OECD là
hai phạm trù có liên hệ mật thiết tới nhau và gồm những nội dung cơ bản sau 4:
 Công bố thông tin phải bao gồm, nhưng không hạn chế, các thông tin
quan trọng về các kết quả tài chính của cơng ty, các mục tiêu của cơng ty
và các rủi ro có thể tiên liệu, các vấn đề liên quan đến người lao động và
các bên có quyền lợi, các chính sách quản trị cơng ty.
 Thơng tin phải được chuẩn bị và công bố phù hợp với các tiêu chuẩn chất
lượng cao về công bố thông tin kế tốn, tài chính và phi tài chính.
 Các thông tin phải được đảm bảo cung cấp bởi các đơn vị kiểm tốn độc
lập có năng lực và chất lượng để đảm bảo tính khách quan và trung thực
cho Hội đồng Quản trị và các cổ đông, phải đảm bảo rằng các bảo cáo tài
chính đã thể hiện trung thực tình hình tài chính của cơng ty.
 Các kênh phổ biến thông tin phải tạo điều kiện tiếp cận thơng tin bình
đẳng, kịp thời và hiệu quả chi phí cho người sử dụng.
 Quản trị công ty phải được cải thiện bằng các biện pháp thúc đẩy sự phát
triển của các dịch vụ phân tích, tư vấn do các tổ chức phân tích, định mức
tín nhiệm, mơi giới chứng khốn cung cấp. Các phân tích liên quan tới
quyết định của nhà đầu tư này phải được đảm bảo không bị ảnh hưởng bởi
những xung đột lợi ích có thể tác động đến tính trung thực của các ý kiến
phân tích hoặc tư vấn của họ.
II. Sự thể hiện của nguyên tắc minh bạch và công bố thông tin theo OECD

trong pháp luật Việt Nam.
1. Về nội dung công bố thông tin:
Pháp luật Việt Nam quy định việc bắt buộc công khai thông tin của các
công ty cổ phần lên trang thông tin điện tử, cụ thể như sau 5:
34

International Finance Corporation, World Bank Group, “Các nguyên tắc quản trị công ty của OECD”, 2004.

4
5

Khoản 2 Điều 176 Luật Doanh Nghiệp 2020.


“Công ty cổ phần bắt buộc phải công bố những thông tin sau lên trang thông tin
điện tử, bao gồm:
+ Điều lệ cơng ty.
+ Sơ yếu lý lịch, trình độ học vấn và kinh nghiệm nghề nghiệp của các thành
viên Hội đồng Quản trị, Kiểm soát viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc cơng ty.
+ Báo cáo tài chính hằng năm đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua.
+ Báo cáo đánh giá kết quả hoạt động hằng năm của Hội đồng Quản trị và Ban
kiểm soát.
Pháp luật Việt Nam cũng quy định việc trình báo cáo hằng năm của một
công ty cổ phần bao gồm 6: Kết quả kinh doanh của cơng ty, Báo cáo tài chính,
Báo cáo đánh giá các công tác quản lý điều hành và Báo cáo thẩm định của Ban
kiểm soát. Hội đồng Quản trị có nhiệm vụ trình báo cáo hàng năm lên Đại hội
đồng cổ đơng, riêng báo cáo tài chính hàng năm sẽ được trình lên các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền sau khi được Đại hội đồng cổ đông thơng qua 7. Cịn
đối với những cơng ty cổ phần có tổng số vốn do Nhà nước nắm giữ hơn 50% sẽ
phải công bố những thông tin như: Điều lệ cơng ty, báo cáo và tóm tắt báo cáo

tài chính hằng năm/giữa năm, báo cáo về thực trạng quản trị, cấu tổ chức công
ty. Hơn nữa những công ty do nhà nước nắm giữ hơn 50% tổng số vốn còn phải
công bố những thông tin bất thường lên các trang thông tin điện tử, niêm yết
công khai tại trụ sở chính, địa điểm kinh doanh của cơng ty về các thông tin bất
thường trong thời hạn 36 giờ kể từ khi xảy ra một trong các sự kiện được quy
định trong khoản 1 Điều 110 của Luật Doanh Nghiệp 2020.
Công ty cũng phải cơng khai các lợi ích liên quan khác đến tồn bộ cổ
đơng. Cơng ty sẽ tập hợp và cập nhật danh sách những người có liên quan của
công ty và các hợp đồng, giao dịch tương ứng của họ với công ty. Các thành
viên Hội đồng Quản trị, Kiểm sát viên, giám đốc hoặc tổng giám đốc của công
ty phải kê khai cho công ty về các lợi ích liên quan của họ về doanh nghiệp mà
họ làm chủ sở hữu hoặc sở hữu phần góp vốn hoặc cổ phần cũng như phải kê
khai cho công ty những doanh nghiệp mà những người liên quan của họ làm chủ
hoặc sở hữu vốn góp trên 10% vốn điều lệ. Chế độ lương thưởng, thù lao cho
các thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên và các cán bộ quản lý cấp cao
của công ty phải được thể hiện thành một mục riêng trong báo cáo tài chính
6
7

Khoản 1 Điều 175 Luật Doanh Nghiệp 2020.
Khoản 1 Điều 176 Luật Doanh nghiệp 2020.


hằng năm của công ty và phải báo cáo Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp
thường niên.
Luật Doanh Nghiệp 2020 đã thể hiện rất hồn chỉnh các tiêu chí đầu tiên
của nguyên tắc công bố thông tin và minh bạch của OECD. Những thông tin cần
và bắt buộc phải công bố được quy định rất rõ ràng và cụ thể và cũng rất phù
hợp với đặc điểm của các cơng ty cổ phần ở nước ta. Những người góp vốn hay
những cổ đông không tham gia trực tiếp vào việc quản lý cơng ty nhưng vẫn có

quyền được biết việc sử dụng vốn của công ty đang diễn ra như thế nào, vào
những mục đích cụ thể gì. Qua đó tính cơng khai, minh bạch được thể hiện một
cách rõ ràng để đảm bảo lợi ích khơng chỉ cho cơng ty mà cịn cho các cổ đơng.
2. Về đối tượng được tiếp cận thông tin:
Pháp luật Việt Nam quy định về quyền của cổ đông sở hữu từ 5% tổng số
cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ
công ty có quyền xem xét và trích lục sổ biên bản và các nghị quyết của Hội
đồng Quản trị, báo cáo tài chính giữa năm và hằng năm theo mẫu của hệ thống
kế toán Việt Nam và các báo cáo của Ban kiểm sốt, hợp đồng, giao dịch phải
thơng qua Hội đồng Quản trị và tài liệu khác trừ tài liệu liên quan đến bí mật
thương mại, bí mật kinh doanh của cơng ty. u cầu Ban kiểm sốt kiểm tra
từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi
xét thấy cần thiết. Cổ đơng cũng có quyền kiểm tra, tra cứu, trích lục, sao chép
tên và địa chỉ liên lạc của cổ đông công ty trong sổ đăng ký cổ đông.
Việc thay đổi về quyền của các cổ đơng có tổng số cổ phần sở hữu từ 10%
của Luật doanh nghiệp 2014 sang 5% của Luật doanh nghiệp 2020 muốn thể
hiện mục tiêu bảo vệ quyền lợi cho các cổ đông nhỏ của công ty cổ phần, giúp
tăng phạm vi các đối tượng được hưởng những quyền lợi được tiếp cận thơng tin
chính xác, nhanh chóng, qua đó tăng hiệu quả giám sát, hạn chế sự lạm dụng
quyền hạn của các cổ đông lớn để gây thiệt hại cho các cổ đông nhỏ và các công
ty nhỏ 8. Không những vậy, Luật doanh nghiệp 2020 còn mở rộng đối tượng
được tiếp cận thơng tin cho những cổ đơng nước ngồi. Biên bản cuộc họp Đại
hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị được quy định phải được thành lập bằng
tiếng Việt và cả tiếng nước ngoài và cả hai biên bản này có giá trị pháp lý như
8

Nguyễn Hữu Trinh (2021), “Quản trị công ty cổ phần theo pháp luật doanh nghiệp Việt Nam”, Tạp chí cơng
thương.



nhau. Luật doanh nghiệp cũng quy định việc gửi biên bản họp Đại hội đồng cổ
đông tới tất cả các cổ đông trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc cuộc họp,
việc gửi biên bản kiểm phiếu có thể thay bằng việc đăng tải lên trang thông tin
điện tử của công ty.
3. Về cách thức công bố thông tin:
Cách thức công bố thông tin của các công ty cổ phần được pháp luật Việt
Nam quy định rằng phải cơng khai lên trang thơng tin điện tử của mình hoặc
trang thông tin điện tử của cơ quan đại diện chủ sở hữu (đối với các cơng ty cổ
phần có trên 50% tổng số vốn do Nhà nước nắm giữ). Các thông tin được công
bố lên các trang thông tin điện tử bao gồm các thông tin định kỳ và các thông tin
bất thường sẽ khiến cho việc phổ biến, tiếp nhận thơng tin dễ dàng hơn, nhanh
chóng hơn. Các cổ đơng qua những thơng tin được cung cấp đó có thể biết được
tình hình kinh doanh của cơng ty thuận lợi hay thua lỗ, từ đó có thể đưa ra
những định hướng đầu tư phù hợp hơn. Báo cáo tài chính hàng năm cơng khai
của cơng ty sẽ được Hội đồng Quản trị lập và gửi lên Ban kiểm sốt thẩm định,
sau đó trình báo cáo thẩm định lên Đại hội đồng cổ đơng để có thể được thơng
qua. Qua quy trình thẩm định báo cáo tài chính – một danh mục cực kỳ quan
trọng sẽ củng cố những thơng tin, loại bỏ sai sót, minh bạch q trình hoạt động
kinh doanh trong vịng 1 năm qua của cơng ty.
Có thể thấy Luật doanh nghiệp 2020 đã đề cao, quan tâm tới việc công
khai thông tin của công ty cổ phần một cách rộng rãi. Dẫu các thông tin như
điều lệ cơng ty, báo cáo tài chính, báo cáo đánh giá kết quả hoạt động được các
công ty công khai một cách nghiêm túc nhưng những thông tin liên quan đến
chính sách, chiến lược, các yếu tố rủi ro có thể tiên liệu (vốn được Bộ nguyên
tắc OECD quy định là các thơng tin cần được cơng bố) thì lại chưa được chú
trọng, chưa được phổ biến 9.
4. Các quy định hiện hành thực thi nguyên tắc minh bạch của các cơ quan
quản trị trong công ty cổ phần Việt Nam:
4.1. Đại hội đồng cổ đơng:


9

Hồng Văn Hải – Đinh Văn Tồn (2018), Giáo trình quản trị cơng ty, NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội.


Là cơ quan quản trị có quyền hạn cao nhất của công ty, Đại hội đồng cổ
đông thực hiện nguyên tắc minh bạch bằng cách thành lập cơ quan giám sát nội
bộ để giám sát hoạt động của Hội đồng quản trị, giám đốc,…Nhiệm vụ của Đại
hội đồng cổ đông được quy định tại điều 138 Luật doanh nghiệp 2020 10, cơ bản
gồm:
 Thông qua định hướng phát triển của cơng ty. Đại hội đồng cổ đơng có
quyền định hướng các chiến lược phát triển công ty hoặc định hướng
những thay đổi trong kinh doanh nhằm mang lại lợi ích cho cơng ty.
 Thơng qua báo cáo tài chính hằng năm của cơng ty. Báo cáo tài chính
hàng năm do Hội đồng quản trị lập và gửi Ban kiểm soát thẩm định, sau
đó trình báo cáo thẩm định lên Đại hội đồng cổ đơng. Ngồi việc xem xét,
thơng qua báo cáo tài chính, Đại hội đồng cổ đơng cịn xem xét báo cáo
đánh giá hoạt động quản lý và điều hành cơng ty.
Chính vì thế Đại hội đồng cổ đơng là cơ quan giám sát cao nhất của việc thực thi
tính minh bạch và cơng bố thơng tin để bảo đảm lợi ích của các cổ đơng trong
cơng ty cổ phần 11.
4.2. Hội đồng Quản trị:
Hội đồng quản trị là cơ quan nhân danh công ty thực hiện quyền quyết
định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty trừ các nghĩa vụ thuộc thẩm
quyền của Đại hội đồng cổ đơng. Cơ quan này đóng vai trị trung tâm trong hoạt
động giám sát và thực thi nguyên tắc minh bạch của công ty. Hội đồng quản trị
chịu trách nhiệm chỉ đạo và xây dựng chiến lược kinh doanh của cơng ty và chỉ
đạo, kiểm sốt hoạt động của Ban giám đốc. Nhiệm vụ của Hội đồng quản trị
được quy định tại điều 153 Luật doanh nghiệp 2020, cơ bản gồm:
 Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh

doanh hằng năm của công ty
 Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới
hạn theo quy định của pháp luật
 Trình báo cáo tài chính hằng năm lên Đại hội đồng cổ đông…
10

Điều 138 Luật Doanh Nghiệp 2020.
tr28. Trần Thị Phương Lan, Luận văn Thạc sĩ luật học, Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội, “Nguyên tắc
minh bạch trong công ty cổ phần ở Việt Nam”.
11


Có thể nhận thấy nhiệm vụ của Hội đồng quản trị mang rất nhiều trọng
trách, có vai trị quyết định những lợi ích tài chính kinh doanh của cơng ty cũng
như quyền lợi của các cổ đông.
4.3. Ban giám đốc:
Ban giám đốc được Hội đồng quản trị bổ nhiệm để thực hiện việc điều
hành kinh doanh hàng ngày của công ty. Cơng ty cổ phần có thể có tổng giám
đốc hoặc giám đốc điều hành. Họ chịu trách nhiệm thực hiện điều hành công
việc kinh doanh hằng ngày như: điều hành các đơn vị kinh doanh và chuyên
môn dưới quyền như phịng kinh doanh, xưởng sản xuất, phịng tài chính, phòng
nhân sự,…và các bộ phận khác theo quyền hạn được Hội đồng quản trị quy định
trong điều lệ công ty. Nhiệm vụ của Ban giám đốc được quy định tại điều 162
Luật doanh nghiệp 2020, cơ bản là:
 Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty.
 Tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị.
 Quyết định tiền lương và lợi ích khác đối với người lao động trong công
ty.
 …
Giữa Hôi đồng quản trị và Ban giám đốc có sự tách bạch giữa chức năng của

chủ sở hữu và người quản lý điều hành để các hoạt động kinh doanh của công ty
được minh bạch hơn 12. Chính vì thế các hoạt động quản lý điều hành của Ban
giám đốc cũng là đối tượng của giám sát nội bộ để đảm bảo tính cơng khai minh
bạch.
4.4. Ban kiểm soát:
Ban kiểm soát do Hội đồng nhân dân bầu ra, chịu trách nhiệm trước Đại
hội đồng cổ đông về việc thực hiện chức năng giám sát nội bộ cơng ty. Ban
kiểm sốt mang nhiệm vụ theo dõi, giám sát tính minh bạch trong việc thực thi
điều lệ, thực thi các kế hoạch, quyết định của Hội đồng quản trị và của Ban giám
đốc. Những nhiệm vụ của Ban kiểm soát được quy định tại điều 170 Luật doanh
nghiệp 2020, cơ bản gồm:
12

tr23. Trần Thị Phương Lan, Luận văn Thạc sĩ luật học, Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội, “Nguyên tắc
minh bạch trong công ty cổ phần ở Việt Nam”


 Giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc quản lý và
điều hành công ty
 Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong
quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh; tính hệ thống, nhất quán và phù
hợp của cơng tác kế tốn, thống kê và lập báo cáo tài chính
 Rà sốt, kiểm tra và đánh giá hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát
nội bộ, kiểm toán nội bộ, quản lý rủi ro và cảnh báo sớm của cơng ty
 Thẩm định tính đầy đủ, hợp pháp và trung thực của báo cáo tình hình kinh
doanh, báo cáo tài chính hằng năm và 06 tháng của công ty, báo cáo đánh
giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị và trình báo cáo thẩm định tại
cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên.
 …
Qua đó có thể thấy Ban kiểm sốt đóng vai trò rất quan trọng trong việc trở

thành một trung tâm giám sát nội bộ và thực thi nguyên tắc minh bạch trong
hoạt động của công ty cổ phần.
III. Thực trạng áp dụng nguyên tắc minh bạch và công bố thông tin trong
hoạt động quản trị công ty tại Việt Nam.
1. Thực trạng:
Không thể phủ nhận nguyên tắc minh bạch và công bố thông tin trong
quản trị công ty đã được tiếp nhận trong pháp luật Việt Nam và không ngừng
phát triển, tiêu biểu là sự thể hiện trong Luật doanh nghiệp 2020 nhưng việc
thực thi một cách nghiêm túc các ngun tắc này trong quản trị cơng ty vơ cùng
khó khăn. Có thể lấy ví dụ về việc ngun tắc minh bạch hồn tồn bị bỏ lơ qua
vụ án có liên quan tới những sai phạm nghiêm trọng trong quá trình quản trị
cơng ty sau:
Sai phạm tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương (Ocean Bank):
Theo quy định tại Điều 164, Luật Doanh nghiệp 2020 thì thành viên Hội
đồng quản trị, Kiểm soát viên, Giám hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác
của công ty phải kê khai cho cơng ty về các lợi ích liên quan của mình. Tuy
nhiên, trong vụ án Oceanbank, thành viên Hội đồng quản trị là ông Hà Văn
Thắm không công khai lợi ích liên quan mà còn sử dụng lợi ích liên quan đó


phục vụ cho hành vi phạm tội của mình. Ơng này đã thành lập các công ty “sân
sau”, lợi dụng chức vụ quyền hạn chỉ đạo thuộc cấp thực hiện các hành vi vi
phạm pháp luật, sử dụng nhiều thủ đoạn rút tiền của ngân hàng để sử dụng vào
mục đích cá nhân, gây thất thốt hàng nghìn tỷ đồng khơng có khả năng thu hồi.
Theo quy định tại Điểm k, Khoản 2, Điều 153, Luật Doanh nghiệp năm
2020 thì Giám sát, chỉ đạo Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác
trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty. Tuy nhiên, trong
vụ đại án Oceanbank, ơng Thắm khi đó vừa chỉ đạo, vừa tiếp tay cho thành viên
Ban giám đốc thực hiện hành vi phạm tội. Ông ta đã chỉ đạo Ban giám đốc
Oceanbank cho vay không đảm bảo điều kiện vay vốn, khơng có tài sản bảo

đảm, khách hàng sử dụng vốn vay khơng đúng mục đích, trái với quy định pháp
luật về quy chế cho vay và quy trình, thủ tục vay của Oceanbank, trực tiếp gây
thiệt hại cho ngân hàng này 500 tỷ đồng. Không chỉ vậy, ông này cùng nguyên
Tổng giám đốc Nguyễn Xuân Sơn đã thống nhất đưa ra chủ trương “thu phí” của
khách hàng thơng qua cơng ty BSC và triển khai tổ chức thực hiện dẫn đến thiệt
hại cho Oceanbank và khách hàng 70 tỷ đồng. Chưa dừng lại ở đó, ơng Thắm
cịn chỉ đạo, thống nhất với lãnh đạo Oceanbank về chi tiền ngoài lãi suất huy
động đối với khách hàng gửi tiền tại Oceanbank, vượt trần huy động theo quy
định, gây thiệt hại cho ngân hàng hơn 984 tỷ đồng 13.
Trong vụ án này,Trưởng Ban kiểm sốt ở đây là ơng Bùi Văn Hải trong
q trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ đã có sai phạm, không xem xét chỉ đạo,
kiểm tra làm rõ, ngăn chặn dẫn đến việc chi lãi ngoài của ngân hàng này đã
nghiêm trọng lại càng nghiêm trọng hơn. Kiểm sốt viên trrong trường hợp trên
khơng thực hiện trách nhiệm tuân thủ pháp luật, Điều lệ công ty, nghị quyết Đại
hội đồng cổ đông và đạo đức nghề nghiệp trong thực hiện quyền và nghĩa vụ
được giao cũng như thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực,
cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của cơng ty.
2. Đánh giá:
Có thể thấy Luật doanh nghiệp 2020 có những thay đổi vượt bậc vô cùng
đáng ghi nhận khi cho thấy sự linh hoạt của pháp luật Việt Nam trong việc xây
dựng các chế định pháp luật liên quan tới quản trị công ty cổ phần một cách có
13

“Kết luận điều tra vụ án Ocean Bank” - />

tiếp thu và phù hợp với các thông lệ quốc tế tiên tiến. Nguyên tắc minh bạch
được thể hiện rõ ràng trong trách nhiệm, nghĩa vụ công bố thông tin của các cơ
quan quản trị công ty, của Ban kiểm sốt cũng như có những chế tài cụ thể đối
với những người không thực thi các nghĩa vụ đã được quy định. Dẫu vậy, những
quy định cần thiết để tạo thuận lợi cho cơng tác thực thi tính minh bạch cịn

thiếu sót, chưa được chú trọng:
 Trong Luật doanh nghiệp 2020 quy định về trách nhiệm cung cấp thông
tin cho Ban kiểm soát của các thành viên Hội đồng quản trị, giám
đốc/tổng giám đốc

14

nhưng chưa có những chế tài xử lý nếu họ không

thực hiện các nghĩa vụ được quy định trên. Các quy định về tính minh
bạch từ đó sẽ dần mang vai trị tự giác, khơng có sức răn đe, bắt buộc.
 Luật doanh nghiệp 2020 cũng quy định về tiêu chuẩn của Kiểm sốt viên
là “khơng phải là người quản lý công ty” 15 không hợp lý với tiêu chí quản
trị cơng ty. Đồng thời những thành viên Ban kiểm soát cũng được Hội
đồng quản trị thành lập nên Hội đồng quản trị có thể gây sức ép, ảnh
hưởng tới chức năng giám sát nội bộ của Ban kiểm sốt. Chính những quy
định như vậy khiến cho Kiểm sốt viên trở thành người làm th trong
cơng ty, khó có thể giám sát tính minh bạch trong nội bộ một cách nghiêm
túc, và chức năng giám sát sẽ trở thành một cơng tác mang tính hình thức.
 Các quy định chưa tạo sự cân bằng giữa cổ đông nhỏ và cổ đông lớn. Cổ
đông nhỏ hiện nay gặp rất nhiều khó khăn trong tiếp cận các thơng tin về
hoạt động kinh doanh của cơng ty mà họ có quyền sở hữu 16. Các nhà đầu
tư phải tự tìm kiếm thơng tin trong phạm vi có thể của họ bởi cách thức
các doanh nghiệp công khai thông tin và các kênh thông tin tại Việt Nam
đang rất hạn chế. Khơng có nguồn tin riêng, khơng có khả năng phân tích
báo cáo, dự đốn nên hầu hết họ là những người cuối cùng ở lại gánh chịu
hậu quả nếu công ty kinh doanh thua lỗ.

14


Điều 171 Luật doanh nghiệp 2020.
Điểm d Khoản 1 Điều 169 Luật doanh nghiệp 2020.
16
Bàn về tính minh bạch trong quản trị cơng
/>15

ty

cổ

phần

tại

Việt

Nam

-


Để có thể giải quyết được những vấn đề đã nêu ở trên, bản thân em đưa ra một
số kiến nghị hồn thiện pháp luật về quản trị cơng ty trong Luật doanh nghiệp
như sau:
 Đầu tiên, cần phải có những văn bản hướng dẫn, bổ sung trong luật doanh
nghiệp về những chế tài xử lý rõ ràng đối với các hành vi không tuân thủ
nghiêm nguyên tắc minh bạch, công bố thông tin. Việc không công bố
thông tin, thiếu minh bạch có thể gây hậu quả vơ cùng lớn cho cả cơng ty
lẫn các cổ đơng nên phải có những hình thức kỷ luật rõ ràng, hợp lý với
các hành vi vi phạm pháp luật đó.

 Tiếp theo, các quy định của pháp luật doanh nghiệp cần phải có những cơ
chế đảm bảo cho các kiến nghị xử lý vi phạm của Kiểm sốt viên có giá
trị thi hành. Như đã phân tích ở trên, hoạt động đảm bảo tính minh bạch
của Ban kiểm sốt dễ bị ảnh hưởng bởi Hội đồng quản trị, giám đốc hoặc
tổng giám đốc. Những sai phạm của ban quản trị rất ít khi bị phát hiện ra
và khi phát hiện ra lại không được giải quyết một cách hợp pháp. Chính vì
vậy nên việc xây dựng các cơ chế cho Ban kiểm soát có thể tiếp cận thơng
tin kịp thời, độc lập để có thể xử lý các vi phạm, tránh những hậu quả lớn
có thể xảy ra.
 Cuối cùng cần quy định thêm về quy chế tiếp xúc cổ đông để tiếp nhận
thơng tin phản ánh từ Ban kiểm sốt 17. Như đã phân tích, khả năng tiếp
cận thơng tin của cổ đông nhỏ vô cùng hạn chế nên quy chế tiếp xúc cổ
đông nhỏ để tiếp nhận thông tin phản ánh của ban kiểm sốt giúp họ
khơng những đảm bảo quyền lợi ngang với các cổ đông lớn trong tiếp cận
thông tin mà còn hạn chế những xung đột pháp luật khơng đáng có giữa
hai bên cổ đơng nhỏ và lớn.

17

tr66. Trần Thị Phương Lan, Luận văn Thạc sĩ luật học, Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội, “Nguyên tắc
minh bạch trong công ty cổ phần ở Việt Nam”.


C. KẾT LUẬN
Qua những phân tích trên, có thể thấy tầm quan trọng của nguyên tắc
minh bạch, công bố thông tin trong Bộ quy tắc quản trị công ty của OECD có ý
nghĩa thế nào tới cơng tác quản trị cơng ty nói riêng và sự phát triển hệ thơng
pháp luật nước nhà nói chung. Để các cơng ty hoạt động hiệu quả, bền vững cần
phải đảm bảo quyền và lợi ích của các chủ sở hữu và những người có liên quan
tới cơng ty thơng qua thơng qua việc thực hiện nghiêm túc các quy định về tính

minh bạch và công bố thông tin trong các công ty cổ phần. Và để có thể nâng
cao chất lượng của các hoạt động thực thi tính minh bạch cần phải có những
thay đổi trong hệ thống pháp luật, điều lệ công ty cũng như đạo đức xã hội của
các thành viên trong ban quản trị công ty. Mong rằng với những thay đổi tiến bộ
của Luật doanh nghiệp 2020 cũng như của hệ thống pháp luật Việt Nam, sẽ phát
triển hơn nữa công tác quản trị công ty, đưa đất nước ta trở thành cường quốc
sánh vai với các quốc gia phát triển hàng đầu trên thế giới.


D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
 Luật doanh nghiệp 2020
 Luật doanh nghiệp 2014
 Luật Chứng khốn 2019
 Thơng tư 155/2015/TT-BTC về hướng dẫn công bố thông tin trên thị
trường chứng khốn.
 Hồng Văn Hải – Đinh Văn Tồn (2018), Giáo trình quản trị cơng ty,
NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội.
 Trần Thị Phương Lan, Luận văn Thạc sĩ luật học, Khoa Luật – Đại học
quốc gia Hà Nội, “Nguyên tắc minh bạch trong công ty cổ phần ở Việt
Nam”
 Phan Thị Thanh Thủy, TS. Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Bàn về
tính minh bạch trong quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam, T/c Nghiên
cứu lập pháp, Số 01 (353) Kỳ 1 – Tháng 01/2018.
 Các nguyên tắc quản trị công ty của OECD.
 "Cựu Chủ Tịch Oceanbank Hà Văn Thắm Lãnh Thêm 10 Năm Tù" /> “Kết luận điều tra vụ án Ocean Bank” - /> Nguyễn Hữu Trinh (2021), “Quản trị công ty cổ phần theo pháp luật
doanh nghiệp Việt Nam”, Tạp chí cơng thương.




×