Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC VÀ CHẾ ĐỘ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.99 KB, 19 trang )

THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC VÀ CHẾ ĐỘ
TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY MAY 10
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY MAY 10
Tiền thân của Công ty May 10 ngày nay là các xưởng may quân trang được
thành lập ở các chiến khu trong toàn quốc từ năm 1946 để phục vụ bộ đội trong
công cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc. Ngày 19/12/1946, các
xưởng, các nhà máy ở Hà Nội nhất loạt dời lên núi rừng Việt Bắc - Thủ đô thứ hai
của cả nước, còn gọi là An toàn khu, tổ chức thành hai hệ xưởng sản xuất quân
trang: Hệ chủ lực và hệ bán công xưởng.
Đến năm 1952, Xưởng May X1 ở Việt Bắc đổi tên thành Xưởng may 10
với bí số X10. Năm 1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược thắng
lợi. Xưởng may X10 trở về Hà Nội để có điều kiện sản xuất tập trung hơn. Xưởng
may X40 ở Thanh Hoá đang sử dụng hơn 400 máy khâu cũng được chuyển ra Hà
Nội sát nhập với Xưởng may X10, đó là ngày 26/7/1956. Tổng cục Hậu cần quyết
định lấy Hội Xá (huyện Gia Lâm ngoại thành Hà Nội) làm địa điểm của xưởng
May X10. Xưởng May X10 được biên chế 564 cán bộ, CNV, được trang bị nhiều
máy khâu...và có nhiệm vụ may quần áo sẵn cấp phát cho từ cấp uý trở xuống. Tuy
đã hợp nhất thành Xưởng May X10 song nhìn chung Xưởng còn nhỏ bé, manh
mún và sản xuất thủ công. Để đưa năng suất lao động lên cao nhằm phục vụ tốt
hơn cho quân đội đang từng bước tiến lên chính quy hiện đại, Tổng cục Hậu cần đã
cung cấp thêm cho Xưởng May X10 hơn 200 máy gồm: máy khâu, máy thùa khuy
và đính cúc của Liên X. Lúc này nhiệm vụ chủ yếu của May X10 vẫn là may quân
trang cho quân đội nhưng mặt hàng sản xuất thì nhiều hơn, phức tạp hơn so với
thời kỳ kháng chiến.
Năm 1956 Xưởng May X10 chính thức đi vào hoạt động trong điều kiện và
hoàn cảnh mới. Sau khi củng cố xong tổ chức, ổn định tình hình, xưởng may đã bắt
tay vào thực hiện kế hoạch sản xuất. Kết quả là năng suất năm 1959 tăng gấp 3 lần
năm 1957, nhiều mặt hoạt động của xưởng tiến xa so với năm 1957.
Tháng 2 năm 1961, xưởng may X10 đổi tên thành Xí nghiệp May X10 và
được chuyển sang Bộ Công nghiệp nhẹ quản lý. Giai đoạn từ 1965 đến 1972 là giai
đoạn vô cùng ác liệt, xí nghiệp May X10 vừa phải sản xuất vừa phải chiến đấu


trong khói lửa chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ. Sau khi hiệp định Pari
được ký kết năm 1973 XN may X10 được cấp trên giao nhiệm vụ may thật nhiều
quân trang phục vụ quân giải phóng và bộ đội miền bắc mở các chiến dịch lớn.
Sau năm1975, XN may X10 chuyển sang bước ngoặt mới trong nhiệm vụ
sản xuất kinh doanh: chuyên làm hàng xuất khẩu. Từ năm 1975 đến năm 1990, mỗi
năm XN may X10 đã xuất ra thị trường các nước XHCN từ 4 - 5 triệu áo sơ mi.
Những sản phẩm mang nhãn hiệu của XN may X10 xuất khẩu ra nước ngoài đều
được khách hàng tín nhiệm, không có ai khiếu nại về chất lượng sản phẩm.
Một loạt những khó khăn sau sự kiện Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ
như về thị trường, nguyên vật liệu, khách hàng,... đã ảnh hưởng xấu đến sản xuất
trong nước nói chung và XN may X10 nói riêng. Trước tình hình đó, XN may X10
đã mạnh dạn chuyển hướng sang thị trường “khu vực 2”, càng có đòi hỏi khắt khe
hơn về chất lượng sản phẩm và sự đa dạng về mẫu mã. XN đã thay thế 2/3 thiết bị
cũ lạc hậu bằng thiết bị mới hiện đại hơn. Hàn Quốc và Hà Lan trở thành hai bạn
hàng mới, sản phẩm May X10 đã đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng. Vì thế,
khó khăn được tháo gỡ dần. Sản phẩm May X10 đã vươn tới thị trường khu vực 2
đầy tiềm năng như CHLB Đức, Nhật, Bỉ, Đài Loan, Hồng Kông... Hàng năm, XN
xuất ra nước ngoài hàng triệu áo sơ mi, áo Jacket và nhiều sản phẩm may mặc
khác.
Tháng 11/1992, XN May X10 đổi thành Công ty May 10, tên giao dịch
quốc tế là GARCO 10. Để thắng lợi trong cơ chế thị trường, Công ty phải đầu tư
nhiều hơn, đổi mới trang thiết bị và dây chuyền công nghệ tiên tiến hơn để tạo ra
hàng hoá có đủ sức cạnh tranh.
Giá trị tổng sản lượng năm 1997 (41.000.000.000 VND) gấp 2,5 lần giá trị
tổng sản lượng năm 1992 (16.022.960.000 VND) đã nâng doanh thu lên rất cao
(95.000.000.000 VND). Điều này kéo theo lợi nhuận của Công ty tăng cao.
Năm1997, Công ty May 10 là một trong những đơn vị có thu nhập bình quân cao
nhất Tổng Công ty Dệt - May Việt Nam.
BẢNG 1: KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY NĂM 1999
Chỉ tiêu

Đ/v
tính
Kế
hoạch
1999
Thực
hiện
1999
% So
với
kế
hoạch
% So
với
cùng kỳ
98
Giá trị tổng sản lượng 1000
đ
42.000.0
00
45.189.2
84
108 108
Tổng doanh thu Tr.đ 119.000 146.074 123 132
Nộp ngân sách Tr.đ 1.794 2.565 142,98 -
Giá trị xuất khẩu USD 6.820.00
0
8.072.96
1
118 130

Giá trị nhập khẩu USD 28.200.0
00
28.454.1
16
101 107
Bình quân thu nhập 1000
đ
1.250 1.306 104,48 104,48
Tổng số CBCNV Ngư 3.075 101,89
ời
Đầu tư xây dựng cơ bản 1000
đ
25.668.0
00
234
Tóm lại, từ ngày thành lập đến nay Công ty May 10 không ngừng phát huy
nhiệm vụ của mình - sản xuất và kinh doanh, xứng đáng là một trong những con
chim đầu đàn của ngành may mặc cả nước ta và đang phấn đấu trở thành trung tâm
kinh tế, kỹ thuật của toàn ngành.
II. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA CÔNG TY CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
CÔNG TÁC TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG
1. Đặc điểm về tổ chức quản lý:
Cơ cấu tổ chức của Công ty gồm Tổng Giám đốc, bộ máy giúp việc và các
đơn vị thành viên. Cụ thể như sau:
* Bộ máy giúp việc gồm 7 phòng - ban:
- Văn phòng Công ty, gồm các ban: Tổ chức hành chính, Bảo vệ, Quản trị
đời sống, Y tế nhà trẻ.
- Phòng Kinh doanh.
- Phòng Chuẩn bị sản xuất.
- Phòng Tài chính - Kế toán.

- Phòng Kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS).
- Phòng Quản lý liên doanh.
- Ban Kỹ thuật cơ điện.
Các đơn vị thành viên gồm có:
- Các xí nghiệp, phân xưởng của Công ty như: XN may 1, may 2, may 3,
may 4, may 5; XN may Vị Hoàng (đóng ở Nam Định); phân xưởng Thêu - In -
Giặt; phân xưởng Bao bì xuất khẩu; phân xưởng Cơ điện.
- Các Công ty liên doanh của Công ty May 10 với địa phương gồm: Công
ty May xuất khẩu May 10 - Hưng Hà (Thái Bình), May 10 - Đông Hưng (Thái
Bình), May xuất khẩu 14-10 (Thị xã Thái Bình), May Phù Đổng (Gia Lâm, Hà
Nội).
- Ngoài ra, còn có Trường đào tạo Công nhân kỹ thuật May & Thời trang ở
ngay tại May 10.
Căn cứ vào nhiệm vụ và chức năng của mình là “ Kinh doanh hàng dệt,
may mặc theo kế hoạch, quy hoạch của Tổng Công ty Dệt - May Việt Nam và theo
yêu cầu thị trường từ đầu tư, sản xuất, cung ứng đến tiêu thụ sản phẩm, xuất nhập
khẩu nguyên liệu, phụ liệu, thiết bị, phụ tùng, sản phẩm dệt, may mặc; liên
doanh,liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước; nghiên cứu ứng dụng
công nghệ và kỹ thuật tiên tiến; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, công nhân kỹ
thuật; tiến hành các hoạt động kinh doanh ngành nghề khác theo quy định của pháp
luật và các nhiệm vụ khác do Tổng Công ty giao ” và căn cứ vào đặc điểm quá
trình sản xuất, tính chất phức tạp của kỹ thuật sản xuất, quy mô sản xuất mà Công
ty May 10 đã thành lập một cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến -
chức năng.
SƠ ĐỒ 1: BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ SẢN XUẤT KINH DOANH
TỔNG
GIÁM ĐỐC
GIÁM ĐỐC
ĐIỀU HÀNH I
PHÓ TỔNG

GIÁM ĐỐC
GIÁM ĐỐC
ĐIỀU HÀNH II
PHÒNG
KINH
DOANH
PHÒNG
TÀI
CHÍNH
PHÒNG
KCS
PHÒNG
QUẢN LÝ
LIÊN
DOANH
PHÒNG
CHUẨN
BỊ SẢN
XUẤT
BAN KỸ
THUẬY

ĐIỆN
VĂN
PHÒNG
CÔNG
TY
TRƯỜNG
ĐÀO TẠO
MAY & TT

XN
MAY I
XN
MAY II
XN
MAY
III
XN
MAY
IV
XN
MAY V
XN
MAY
VỊ
HOÀNG
PHÂN
XƯỞNG

ĐIỆN
PHÂN
XƯỞNG
BAO

PHÂN
XƯỞNG
THÊU
IN
Nhìn chung, mô hình tổ chức quản lý của Công ty được sắp xếp bố
trí phù hợp với khả năng của nhân viên, có thể đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ của

từng phòng ban, do đó đảm bảo cho Công ty hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh
doanh cũng như các mặt đối nội, đối ngoại của mình. Với bộ máy tổ chức quản lý
như thế này, Công ty hoạt động có hiệu quả và thích ứng được với nền kinh tế thị
trường. Điều hành mọi sự hoạt động trong Công ty là Tổng Giám đốc Công ty, bên
cạnh đó có Phó tổng Giám đốc và hai Giám đốc điều hành có nhiệm vụ phụ trách
và tham mưu cho Tổng Giám đốc về ba mảng chính: Công tác nội chính, giám sát
quá trình sản xuất và kinh doanh. Tiếp đến là các phòng ban chức năng với những
chức năng và nhiệm vụ cụ thể, giữa các phòng ban này có mối liên hệ mật thiết với
nhau nhằm mục đích cuối cùng là giúp cho Tổng Giám đốc giải quyết tốt những
vấn đề đang phát sinh trong từng ngày, từng giờ của Công ty.
Phòng Tổ chức lao đông có chức năng tham mưu giúp việc Tổng giám đốc
về công tác cán bộ, lao động, tiền lương. Cụ thể, phòng có những nhiệm vụ sau:
- Một là, công tác tổ chức cán bộ
- Hai là, công tác lao động - tiền lương
- Ba là, định mức lao động, nội quy kỹ luật lao động; các quy chế về quản
lý tiền lương, tiền thưởng, khoán quỹ lương cho các đơn vị
-Bốn là, xây dựng kế hoạch tiền lương theo kết quả sản xuất kinh doanh;
lập phương án thu nhập tháng, quý, năm; quản lý quỹ lương; điều hoà thu nhập nội
bộ
-Năm là, công tác nhân sự và giải quyết chế độ chính sách
BẢNG 2: CƠ CẤU LAO ĐỘNG TOÀN CÔNG TY 2/1998
CHỈ TIÊU SỐ LƯỢNG % SO VỚI TỔNG SỐ
Tổng số lao động toàn Công ty
Trong đó được phân chia như sau:
1. Theo giới tính:
- Nam
- Nữ
2. Theo tính chất lao động và trình độ đào tạo:
2.1. Lao động trực tiếp sản xuất:
- Bậc 1

2.804
645
2159
2.381
807
100
23
77
84.9
28.8

×