Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Thực trạng áp dụng và giải pháp nâng cao công tác thực hiện luật sở hữu trí tuệ tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.45 KB, 13 trang )

Bộ môn Sở hữu trí trong TMQT Nguyễn Thị Việt Hà – lớp KTTG 17B

LỜI MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết, tài sản trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ đóng vai
trò quan trọng đối với sự nghiệp hội nhập kinh tế với thế giới của Việt
Nam. Tuy nhiên, để phát huy tối đa vai trò đó, cần phải nắm vững nhiều
vấn đề lý luận phức tạp và phải có kỹ năng thích hợp để ứng phó với
những tình huống thực tiễn cụ thể. Xuất phát từ tầm quan trọng của công
tác bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, em đã mạnh dạn chọn đề tài:
“ Thực trạng áp dụng và giải pháp nâng cao công tác thực hiện luật sở hữu
trí tuệ tại Việt Nam”
Nhưng do còn nhiều hạn chế về mặt kiến thức và tham khảo tài liệu
nên nhóm em khó có thể tránh được những thiếu sót. Mong thầy thông
cảm và đóng góp ý kiến để đề tài của em được hoàn chỉnh hơn.
1
Bộ môn Sở hữu trí trong TMQT Nguyễn Thị Việt Hà – lớp KTTG 17B

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ
TẠI VIỆT NAM
1. Thực trạng xâm phạm sở hữu trí tuệ tại Việt Nam
Theo báo cáo sơ kết công tác phòng ngừa, đấu tranh chống sản xuất,
buôn bán hàng giả và xâm phạm sở hữu trí tuệ của Bộ Công an, trong 5
năm (2002-2007), lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm kinh tế của 43 địa
phương đã phát hiện 1092 vụ sản xuất, buôn bán hàng giả. Ngoài ra mỗi
năm, các cơ quan chức năng đã phát hiện hàng ngàn vụ sản xuất, buôn
bán hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT). Trong năm 2006,
thanh tra chuyên ngành văn hoá – thông tin tiến hành kiểm tra 20.414 cơ
sở kinh doanh dịch vụ văn hoá, phát hiện 5.647 cơ sở vi phạm; đã cảnh
cáo 519 cơ sở; đình chỉ hoạt động của 289 cơ sở; tạm giữ giấy phép kinh
doanh của 160 cơ sở; chuyển xử lý hình sự 09 trường hợp; xử phạt hành
chính 10.891.780.000 đồng. Thanh tra chuyên ngành khoa học và công


nghệ tiến hành thanh tra, kiểm tra 1.536 cơ sở về chấp hành các quy định
sở hữu công nghiệp, xâm phạm quyền sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và
cạnh tranh không lành mạnh đã phát hiện 107 cơ sở sai phạm, buộc tiêu
huỷ và loại bỏ các yếu tố vi phạm khỏi sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ.
Thanh tra Bộ Văn hoá – Thông tin tiến hành kiểm tra và phát hiện nhiều
cơ sở kinh doanh máy tính lắp đặt, xây dựng các trang Web, cung cấp cho
khách hàng các phần mềm Windows, Micrrosoft office, Vietkey… vi
phạm pháp luật về bản quyền.
Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong giai đoạn hiện nay được thực
hiện bằng nhiều phương thức, thủ đoạn mới như áp dụng công nghệ cao,
sử dụng các thiết bị hiện đại để sản xuất hàng hoá làm cho người tiêu
dùng và cơ quan quản lý thị trường khó phát hiện thật giả. Các hành vi vi
phạm này ngày càng nguy hiểm hơn ở tính chất vi phạm, có tổ chức chặt
chẽ không những trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam mà còn mở rộng đối
với tổ chức và cá nhân nước ngoài. Ví dụ như, hàng năm sản lượng nước
2
Bộ môn Sở hữu trí trong TMQT Nguyễn Thị Việt Hà – lớp KTTG 17B

mắm Phú Quốc chỉ đạt tối đa 15 triệu lít, nhưng có tới hàng trăm triệu lít
nước mắm mang tên Phú Quốc tung ra thị trường. Hoặc Công ty Unilever
Việt Nam có thời điểm bị thiệt hại do hàng nhái, hàng giả và buôn lậu lên
tới hàng chục triệu USD, trong đó đã xác định được 90% hàng giả theo
các nhãn hàng của Unilever là có xuất xứ từ nước ngoài.
Nhóm tội phạm thuộc lĩnh vực sở hữu trí tuệ có đặc điểm rất phức tạp
vì chủ thể của tội phạm hầu hết là những người có điều kiện kinh tế, trình
độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề cao, am hiểu những lĩnh vực mình
đang quản lý, một số người còn có chức vụ, quyền hạn nhất định. Bên
cạnh đó, sự bùng nổ của khoa học, công nghệ đã tạo nhiều thiết bị, công
cụ, phương tiện phạm tội ngày càng tinh vi nên rất khó phát hiện. Các tội
xâm phạm sở hữu trí tuệ đã gây ra hoặc đe dọa đến thiệt hại nền kinh tế

của cả nước cũng như từng lĩnh vực, từng ngành, ảnh hưởng đến tài sản,
sức khoẻ và tính mạng con người, tác động đến với cả cộng đồng, triệt
tiêu sức sáng tạo và khiến giới đầu tư e ngại.
2. Những hạn chế trong việc thực thi pháp luật về bảo hộ quyền sở
hữu trí tuệ
Hầu hết các điều khoản đã tương thích với các nội dung tương ứng tại
các điều ước quốc tế song phương và đa phương nhưng Luật SHTT Việt
Nam còn nhiều điểm chưa phù hợp với các đối tượng được đề cập tới
trong Hiệp định TRIPS được bảo hộ như: Thông tin bí mật, chỉ dẫn địa lí,
thiết kế bố trí mạch tích hợp,quyền chống cạnh tranh không lành mạnh…
Chúng ta giải quyết tranh chấp trong SHTT (tính đến nay) chủ yếu được
giải quyết bằng hành chính chiếm trên 90% trong khi đó tỷ lệ giải quyết
tranh chấp SHTT của các quốc gia tiên tiến thì hoàn toàn ngược lại (90%
được giải quyết bằng Toà án).
Số đơn xin cấp bằng sáng chế quá ít, cụ thể như sau:
3
Bộ môn Sở hữu trí trong TMQT Nguyễn Thị Việt Hà – lớp KTTG 17B

Năm
Số đơn giải pháp hữu ích đã được nộp bởi
Người nộp đơn
Việt Nam
Người nộp đơn
nước ngoài Tổng số
1989 25 0 25
1990 39 25 64
1991 52 1 53
1992 32 1 33
1993 38 20 58
1994 34 24 58

1995 26 39 65
1996 41 38 79
1997 24 42 66
1998 15 13 28
1999 28 14 42
2000 35 58 93
2001 35 47 82
2002 67 64 131
2003 76 51 127
2004 103 62 165
2005 182 66 248
2006 160 76 236
2007 120 100 220
Năm Số Bằng độc quyền pháp hữu ích đã được cấp cho
Người nộp đơn Việt
Nam
Người nộp đơn nước
ngoài
Tổng số
1990 23 0 23
1991 44 1 45
1992 23 1 24
1993 9 1 10
1994 18 9 27
1995 8 16 24
1996 5 6 11
1997 8 12 20
1998 3 14 17
1999 6 12 18
2000 10 13 23

2001 17 9 26
2002 21 26 47
2003 28 27 55
2004 44 25 69
2005 41 33 74
2006 45 25 70
2007 49 36 85
4
Bộ môn Sở hữu trí trong TMQT Nguyễn Thị Việt Hà – lớp KTTG 17B

Năm
Số đơn sáng chế đã được nộp bởi
Người nộp đơn Việt
Nam
Người nộp đơn
nước ngoài
Tổng số
1981 - 1988 453 7 460
1989 53 18 71
1990 62 17 79
1991 39 25 64
1992 34 49 83
1993 33 194 227
1994 22 270 292
1995 23 659 682
1996 37 971 1008
1997 30 1234 1264
1998 25 1080 1105
1999 35 1107 1142
2000 34 1205 1239

2001 52 1234 1286
2002 69 1142 1211
2003 78 1072 1150
2004 103 1328 1431
2005 180 1767 1947
2006 196 1970 2166
2007 219 2641 2860
Năm
Số Bằng độc quyền sáng chế đã được cấp cho
Người nộp đơn
Việt Nam
Người nộp đơn
nước ngoài
Tổng số
1984 - 1989 74 7 81
1990 11 3 14
1991 14 13 27
1992 19 16 35
1993 3 13 16
1994 5 14 19
1995 3 53 56
1996 4 58 62
1997 0 111 111
1998 5 343 348
1999 13 322 335
2000 10 620 630
2001 7 776 783
2002 9 734 743
2003 17 757 774
2004 22 676 698

2005 27 641 668
2006 44 625 669
2007 34 691 725
Qua đó ta thấy bằng độc quyền được cấp của các Doanh nghiệp Việt
Nam là nhiều nhưng chính các doanh nghiệp lại không đăng kí nhãn hiệu
5

×