Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

So sánh và bình luận về các mô hình quản trị công ty cổ phần hiện hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.72 KB, 16 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
~~~o0o~~~

BÀI TIỂU LUẬN
KẾT THÚC HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ CÔNG
TY
Đề tài: So sánh và bình luận
Giảng viên giảng dạy: TS.GVC. Phan Thị Thanh Thủy

Hà Nội2021


2


MỤC LỤC
Phần I: Phần mở đầu

3

Phần II: Phần nội dung

3

Chương 1 Lý luận chung về quản trị công ty cổ phần

3


2.1.1 Khái niệm quản trị công ty cổ phần và vai trị của quản trị cơng ty cổ phần

3

2.1.2 Các mơ hình quản trị cơng ty cổ phần

4

Chương 2: So sánh các mơ hình quản trị cơng ty cổ phần và thực tiễn áp dụng hiện nay 4
2.2.1 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong mơ hình quản trị cơng ty cổ phần.

4

2.2.2 So sánh và bình luận về mơ hình quản trị cơng ty cổ phần

6

Chương 3: Giải pháp hồn thiện mơ hình quản trị cơng ty cổ phần

9

2.3.1 Thực tiễn áp dụng tại Việt Nam hiện nay
2.3.2 Giải pháp

9
10

Phần III: Kết luận

11


TÀI LIỆU THAM KHẢO

11

3


Phần I: Phần mở đầu
Bất kỳ một doanh nghiệp hay một tổ chức bất kỳ cũng đều cần có một nền quản trị tốt,
một nền quản trị tốt sẽ đem lại cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích như: cải thiện năng lực
cạnh tranh trên thị trường, tạo điều kiện tiếp cận nguồn vốn hay thúc đẩy nâng cao hiệu
quả kinh doanh… Ở Việt Nam hiện nay, mơ hình cơng ty cổ phần ngày càng được ưu
tiên lựa chọn bởi loại hình doanh nghiệp này mang lại nhiều lợi ích như dễ dàng huy
động vốn, hay tính trách nhiệm hữu hạn của chủ doanh nghiệp… Tuy nhiên bên cạnh đó,
cơng ty cổ phần cũng có những nhược điểm lớn như số lượng cổ đơng q lớn dễ dẫn đến
khó quản lý và xung đột lợi ích giữa các nhóm cổ đơng. Chính bởi vậy, việc phân tích
chủ đề “So sánh và bình luận về các mơ hình quản trị cơng ty cổ phần hiện hành”
qua đó đưa ra quan điểm về hình thức quản trị hiệu quả để phục vụ cho mục đích nghiên
cứu và áp dụng thực tiễn là vô cùng cần thiết.

4


Phần II: Phần nội dung
Chương 1 Lý luận chung về quản trị công ty cổ phần
2.1.1 Khái niệm quản trị cơng ty cổ phần và vai trị của quản trị công ty cổ phần
* Khái niệm công ty cổ phần:
Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp trong đó (i) Vốn điều lệ được chia thành nhiều
phần bằng nhau gọi là cổ phần (ii) Cổ đơng có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông

tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa (iii) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các
khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào
doanh nghiệp (iv) Cổ đơng có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người
khác, trừ một số trường hợp pháp luật quy định điều kiện chuyển nhượng hoặc cấm
chuyển nhượng.1
* Khái niệm quản trị công ty
Quản trị công ty là những biện pháp nội bộ để điều hành và kiểm sốt cơng ty, liên quan
đến
các mối quan hệ giữa Ban Giám đốc, Hội đồng quản trị, và các cổ đông của một cơng ty
với các bên có quyền lợi liên quan. 2
* Quản trị công ty cổ phần:
Quản trị công ty cổ phần là một hệ thống các quy tắc, chính sách, điều lệ….. nhằm kiểm
soát các hoạt động, hành vi của công ty cổ phần. Quản trị công ty cổ phần bao gồm mối
quan hệ giữa nhiều bên, không chỉ trong nội bộ cơng ty mà cịn bao hàm các bên có lợi
ích liên quan bên ngồi cơng ty như cơ quan quản lý Nhà nước, đối tác kinh doanh……..
2.1.2 Các mơ hình quản trị cơng ty cổ phần
Nếu như trước kia Luật doanh nghiệp 2005 quy định về công ty cổ phần chỉ được tổ chức
theo một mơ hình duy nhất đó là: Đại Hội đồng cổ đơng; Hội đồng quản trị; Ban kiểm
soát và Giám đốc/ Tổng giám đốc. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu đa dạng hóa của thị
1

Quốc Hội (2020), Luật doanh nghiệp 2020, truy cập ngày 30/12/2021
TS. GVC Phan Thị Thanh Thủy (2021), Slide bài giảng quản trị công ty, truy cập ngày 30/12/2021

2

5


trường cũng như tăng sức cạnh tranh, thu hút đầu tư nước ngồi thì Luật Doanh nghiệp

2014 cũng như Luật doanh nghiệp 2020 cũng có nhưng thay đổi kịp thời và phù hợp với
tình hình thực tiễn. Theo đó, Luật Doanh nghiệp 2020 vẫn cơ bản chia thành 2 mô hình
quản trị:
- Quản trị cơng ty cổ phần theo mơ hình có Ban kiểm sốt.
- Quản trị cơng ty cổ phần theo mơ hình khơng có Ban kiểm sốt.

6


Chương 2: So sánh các mơ hình quản trị cơng ty cổ phần và thực tiễn áp dụng hiện
nay
2.2.1 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong mơ hình quản trị công ty cổ
phần.
A, Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông là bộ phận quyết định cao nhất của cơng ty, đóng vai trị định
hướng phát triển công ty, quản lý hoạt động của công ty, tổ chức và điều hành công ty cổ
phần:
- Thông qua định hướng phát triển của công ty
- Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; quyết
định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần
- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên
- Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài
sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của cơng ty nếu Điều lệ công ty không quy
định một tỷ lệ hoặc một giá trị khác
- Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty
- Thông qua báo cáo tài chính hằng năm
- Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại
- Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị, Ban kiểm sốt gây thiệt hại cho
cơng ty và cổ đông công ty
- Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty

- Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.3
B, Hội đồng quản trị
3

Luattuvan.vn , Chức năng của đại hội đồng cổ đông trong công ty cổ phần, truy cập ngày 06/01/2022

7


Hội đồng quản trị có trách nhiệm tuân thủ đúng quy định của pháp luật, điều lệ công ty và
nghị quyết của đại hội đồng cổ đông. Trường hợp nghị quyết do hội đồng quản trị trái với
quy định pháp luật hoặc điều lệ công ty mà gây thiệt hại cho cơng ty, thì các thành viên
biểu quyết ủng hộ sẽ là những người phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
cho công ty; thành viên phản đối thông quy nghị quyết sẽ được miễn trừ trách nhiệm.
C, Ban giám đốc
Chức năng của Ban giám đốc cũng thể hiện được khả năng lãnh đạo của họ gồm: Tuyển
dụng, giám sát, đánh giá và bồi dưỡng quản lý; định hướng chiến lược, mục tiêu phát
triển của tổ chức; Thiết lập hệ thống quản trị; Quản trị tổ chức và mối quan hệ với ban
giám đốc điều hành; Ủy thác; Giám sát và điều khiển.4
D, Ban kiểm soát
Chức năng chủ yếu của ban kiểm sốt là kiểm tra tính hợp pháp, tính trung thực và tính
hợp lý
trong việc điều hành hoạt động kinh doanh, trong việc thống kê, lập báo cáo và thẩm định
báo cáo tài chính hàng năm của cơng ty.
E, Kiểm tốn nội bộ
Đúng như tên gọi Kiểm tốn nội bộ đóng vai trị rất quan trọng trong việc quản lý doanh
nghiệp đó là: thực hiện việc kiểm toán để đánh giá và đưa ra khuyến nghị cải tiến quy
trình quản trị hoặc tư vấn thường hay được thực hiện đối với hệ thống quản trị chưa hoàn
thiện hoặc các vấn đề quản trị còn tồn đọng.
F, Thư ký cơng ty

Có thể nói rằng thư ký cơng ty đóng vai trị cực kì quan trọng, đóng góp nhiều cho sự
phát triển của cơng ty đó là: Bảo đản sự tuân thử đối với các thủ tục liên quan đến quản
trị; Quản lý khuôn khổ quản trị công ty; Liên quan trực tiếp với các thành viên hội đồng
quản trị; Giám sát, thực hiện khóa giới thiệu đối với các thành viên hội đồng quản trị
mới………….
2.2.2 So sánh và bình luận về mơ hình quản trị cơng ty cổ phần
4

(2018), Ban Giám đốc (BoD) là gì? Chức năng và nhiệm vụ của ban giám
đốc, truy cập ngày 06/01/2022

8


A, So sánh mơ hình quản trị cơng ty cổ phần
Mơ hình có Ban kiểm sốt.
Mơ hình khơng có Ban kiểm soát.
Luật doanh nghiệp 2020

Căn cứ
pháp lý
Cấu trúc

Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản

Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản

trị, Giám đốc hoặc tổng Giám đốc.

trị, Giám đốc hoặc tổng giám đốc.


Trường hợp này ít nhất 20% số thành

Trường hợp Cơng ty có dưới 11 cổ

viên Hội đồng quản trị phải là thành

đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu

viên độc lập có Ban kiểm sốt nội nộ

dưới 50% tổng số cổ phần của công ty

trực thuộc Hội đồng quản trị. Các thành thì khơng bắt buộc có ban kiểm sốt.
viên độc lập thực hiện chức năng giám
sát và tổ chức thực hiện kiểm soát đối
với việc thực hiện quản lý điều hành
Đặc điểm

công ty.
Ban kiểm soát là thành viên độc lập

Điểm nổi bật nhất của mơ hình quản trị

nổi bật

đảm bảo khách quan, minh bạch.

khơng có ban kiểm sốt là thành viên


- Làm giảm bớt sự phức tạp trong quá

độc lập và ban kiểm toán nội bộ
- Đơn giản hóa cấu trúc quản trị trong

trình quản lý công ty và quan hệ giữa

công ty cổ phần.

các cổ đông.

- Giảm trừ được trường hợp ban kiểm

- Làm sự tách bạch giữa chủ sở hữu và

soát chỉ đóng vai trị quan trọng về mặt

người điều hành trực tiếp Cơng ty cổ

“lý thuyết” cịn trên thực tiễn lại thông

phần.

đồng với ban giám đốc gây ảnh hưởng

Nhược

Tốn kém thêm chi phí cho Ban kiểm

đến quyền lợi của cổ đơng

Khơng có một cơ chế rõ ràng, độc lập

điểm

sốt

để kiểm sốt hành vi gây ảnh hưởng

Ưu điểm

đến quyền lợi của cổ đông, công ty.

9


B, Bình luận
Theo điểm a khoản 1 Điều 137 Luật Doanh nghiệp 2020, trừ trường hợp pháp luật về
chứng khoán có quy định khác, cơng ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và
hoạt động theo một trong hai mơ hình sau đây:
* Quản trị cơng ty cổ phần theo mơ hình có Ban kiểm sốt.
Đại hội đồng cổ đơng, Hội đồng quản trị, Ban kiểm sốt và Giám đốc hoặc Tổng giám
đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đơng và các cổ đông là tổ chức sở
hữu dưới 50% tổng số cổ phần của cơng ty thì KHƠNG bắt buộc phải có Ban kiểm sốt
* Quản trị cơng ty cổ phần theo mơ hình khơng có Ban kiểm sốt.
Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này
ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ủy ban kiểm
tốn trực thuộc Hội đồng quản trị. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban kiểm
tốn quy định tại Điều lệ cơng ty hoặc quy chế hoạt động của Ủy ban kiểm toán do Hội đồng
quản trị ban hành.
Khó có thể đưa ra kết luận rằng mơ hình quản trị nào ưu việt hơn mơ hình nào bởi lẽ tùy theo

đặc điểm của từ doanh nghiệp họ có quyền chủ động lựa chọn mơ hình phù hợp nhất. Điều
này cũng là một điểm mới của Luật Doanh nghiệp 2014 và 2020 so với quy định của Luật
Doanh nghiệp 2005 nhằm tạo ra nhiều sự lựa chọn tốt nhất cho Doanh nghiệp.
Khi lựa chọn mơ hình quản trị cho doanh nghiệp, người thành lập ra doanh nghiệp cần cân
nhắc giữa nhiều yếu tố để cân nhắc làm sao cho mơ hình quản trị là tối ưu nhất, chi phí nhỏ
nhất như: Số lượng thành viên góp vốn; tính chun nghiệp, mức độ tin cậy của các thành
viên góp vốn với nhau, tính chất hoạt động của doanh nghiệp….
Mơ hình nào cũng có những ưu và nhược điểm nhất định.Đối với mơ hình khơng có ban
kiểm sốt việc tìm nhân sự để Đại hội cổ đông cân nhắc bầu làm thành viên Hội đồng quản
trị độc lập là rất khó. Tuy nói là thành viên độc lập nhưng đối với trường hợp “người quen”
của những người chủ sở hữu cổ phần lớn tại doanh nghiệp rất dễ gây đến trường hợp “nể”,
“phụ thuộc”, việc đảm bảo quyền quyết định, tránh rủi ro cho nguồn vốn lớn của công ty.
Bởi đương nhiên không một ai “đề cử” thành viên Hội đồng quản trị độc lập để “chống lại” ý
10


kiến, quyết định của mình. Đây cũng là yếu điểm lớn nhất của mơ hình này tuy nhiên đây lại
là mơ hình được ưa chuộng tại Anh và Mỹ. Do đó nếu các doanh nghiệp tổ chức hoạt động
theo mơ hình này mà có quan hệ làm ăn với doanh nghiệp ở hai quốc gia trên thì dễ gần gũi
với đối tác, bạn hàng hơn.
Việc Luật Doanh nghiệp mở ra cơ chế cho phép công ty cổ phần áp dụng mơ hình quản trị
khơng có BKS, thay vào đó là có thành viên HĐQT độc lập, theo kinh nghiệm quốc tế sẽ
giúp tách bạch ngày càng rõ hơn giữa sở hữu và quản trị. Qua đó khắc phục hạn chế của mơ
hình ơng chủ quyết tất, cũng như tình trạng BKS ở khơng ít doanh nghiệp cịn hoạt động
hình thức, không hiệu quả.5
Như vậy, nhà làm luật đã tạo cơ chế linh hoạt cho doanh nghiệp chủ động lựa chọn mơ hình
phù hợp nhất. Thực tiễn cho thấy việc doanh nghiệp được chủ động mơ hình lựa chọn phù
hợp là rất cần thiết. Một số quốc gia trên thế giới cịn cho phép doanh nghiệp chủ động lựa
chọn mơ hình quản trị phù hợp dựa trên cơ sở đăng ký với cơ quan có thẩm quyền mà khơng
cần tn theo những mơ hình cố định trong luật pháp.


5

Lê Q (2018), Một số mơ hình quản trị cơng ty theo Luật Doanh nghiệp 2014, truy cập ngày 05/01/2022

11


Chương 3: Giải pháp hồn thiện mơ hình quản trị công ty cổ phần
2.3.1 Thực tiễn áp dụng tại Việt Nam hiện nay
Việt Nam trong những năm gần đây về cơ bản đã xây dựng được hành lang pháp lý tương
đối hoàn thiện, điều này là yếu tố quan trọng để thành cơ chế quản trị doanh nghiệp nói
chung và cơ chế quản trị cơng ty cổ phần nói riêng.
Luật Doanh nghiệp 2020 là một bước tiến quan trọng trong việc hình thành cơ chế quản trị
cơng ty đơn cử như nhiều quy định tương đối rõ ràng và phù hợp, tạo thành cơ chế quản trị
phù hợp nhất…
Tuy nhiên mặc dù mới được đưa vào thực tiễn, bên cạnh những vai trị to lớn mà nó mang lại
thì cũng bộc lộ một số yếu điểm nhất là khu vực kinh tế nhà nước và tư nhân. Hệ quả của
việc này là quá trình triển khai về vấn đề quản trị rất lúng túng, chưa theo kịp những thông lệ
quản trị công ty quốc tế, cụ thể:
Thứ nhất, về cổ đơng: Dù pháp luật có quy định tuy nhiên các cổ đông nhỏ, thiểu số hay cổ
đông “yếu thế” trong doanh nghiệp lẽ ra phải được bảo vệ nhiều nhất lại chưa được thực sự
bảo vệ. Họ gần như không có tiếng nói và bị lấn át bởi những cổ đông lớn hơn và chịu những
bất lợi. Dù luật pháp có quy định họ được quyền khởi kiện khi phát hiện gian lận, sai sót
nhưng thủ tục phức tạp, chi phí tốn kém nên tâm lý e ngại vẫn cịn đó.
Thứ hai, về Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.
Thực tế cho thấy, nhân sự thuộc Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần vẫn tồn tại đưa
“người quen” của nhóm cổ đơng đa số, trong khi đó Ban kiểm sốt lại như “cánh tay nối dài”
của nhóm cổ đơng đa số này do đó các rủi ro mà nhà đầu tư hay cổ đông thiểu số phải gánh
chịu là rất lớn.

Thứ ba, các vấn đề công khai và minh bạch thông tin trong công ty cổ phần.
Vấn đề công khai, minh bạch thông tin là nghĩa vụ của lãnh đạo công ty, tuy nhiên vấn đề
này lại chưa được thực hiện một cách nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời.
2.3.2 Giải pháp

12


Như đã phân tích ở trên dù pháp luật đã cung cấp những công cụ thiết yếu để đảm bảo quyền
lợi của cổ đông và nhà đầu tư trong công ty cổ phần nhưng vẫn cịn nhiều khó khăn chưa
được giải quyết. Bài viết sẽ đưa ra một số giải pháp khắc phục những “thiếu sót” trong thời
gian tới:
Thứ nhất, hồn thiện cơ chế bảo vệ cổ đơng và các bên liên quan lợi ích.
Pháp luật cần bổ sung các quy định để bảo vệ nhóm cổ đơng thiểu số, các nhà đầu tư có
quyền lợi liên quan để tránh thường hợp họ bị “chèn ép” khơng có tiếng nói trong cơng ty.
Thứ hai, cần luật hóa các quy định về thành viên độc lập hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.
Xu thế của thế giới là thành lập thành viên hội đồng quản trị độc lập trong quản trị công ty cổ
phần, tuy nhiên Luật Doanh nghiệp vẫn cịn chưa có quy định này trong bộ máy của công ty
cổ phần, thiết nghĩ rằng điều này cần được luật hóa và bổ sung để phù hợp với thực tiễn.
Mặc dù Luật doanh nghiệp đã quy định lại các trường hợp Cơng ty cổ phần bắt buộc phải có
Ban kiểm soát :Luật Doanh nghiệp đã quy định lại các trường hợp cơng ty cổ phần phải bắt
buộc có ban kiểm soát nhưng lại rời rạc, thiếu thống nhất và chặt chẽ khi thiếu hẳn các quy
định về mối quan hệ giữa thành viên Ban kiểm soát với nhua và với Trưởng Ban kiểm soát.
Vấn đề thể thức hoạt động của Ban kiểm soát cũng như việc xác định trách nhiệm của thành
viên trong quá trình thực hiện hành vi của mình. Chính vì vậy các văn bản hướng dẫn thi
hành nên bổ sung đầy đủ những quy định nêu trên để đảm bảo cơ chế hoạt động chặt chẽ nêu
trên.
Thứ ba, về vấn đề công khai và minh bạch thông tin trong công ty cổ phần.
Hiện nay, các hành vi gian lận và thao túng trong CTCP vẫn đang diễn biến phức tạp. Điều
đó sẽ gây nên những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và niềm tin cho cổ đông, nhà đầu tư và

các bên liên quan đến lợi ích nên việc Nhà nước luật hóa hay ban hành các chính sách pháp
luật cụ thể để điều chỉnh vấn đề này là hết sức cấp bách trong quá trình hội nhập và phát triển
kinh tế.

13


Phần III: Kết luận
Qua phạm vi bài viết có thể rút ra những kết luận sau:
1, Luật Doanh nghiệp 2020 về cơ bản kế thừa và phát huy mơ hình quản trị công ty cổ
phần theo Luật doanh nghiệp 2014.
2, Hai mơ hình quản trị cơng ty cổ phần mang những đặc điểm riêng, qua đó phát huy
được những ưu điểm so với mơ hình cịn lại tuy nhiên cũng bộc lộ một số sai xót nhất
định.
3, Mặc dù Luật doanh nghiệp 2020 mới có hiệu lực khơng lâu, nhưng những thiếu xót
của nó đã tạo ra lỗ hổng khơng nhỏ trong quản trị cơng ty cổ phần, từ đó đưa ra một số
kiến nghị, giải pháp phù hợp để khắc phục.

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dương Ngân (2021), Cơng ty có bắt buộc phải có ban kiểm sốt khơng, truy cập ngày
04/01/2022
2. Học viên Nghiên cứu và Đào tạo APT (2021), Vai trị của hoạt động kiểm tốn nội
bộ đối với quản trị doanh nghiệp, truy cập ngày 07/01/2022
3. (2019), Vai trị của ban kiểm sốt trong cơng ty cổ phần , truy
cập ngày 06/01/2022
4. (2021), Vai trò của Thư ký công ty trong quản trị doanh nghiệp hiệu
quả, truy cập ngày 07/01/2022

5. Hữu Hịe (2016), Thay đổi mơ hình quản trị cơng ty, ngại thử… “giày mới”, truy cập
ngàu 05/01/2022
6. IFC (2019), Tại sao cần quản trị công ty tốt?, truy cập ngày 30/12/2021
7. Luật Kiên Việt (2021), Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần theo Luật doanh nghiệp
2020, truy cập ngày 07/01/2022
8. Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn (2021), Cơng ty cổ phần là gì? Ưu, nhược điểm của
công ty cổ phần? Truy cập ngày 30/12/2021
9. Nguyễn Diễm (2021), Cấu trúc quản trị nội bộ trong công ty cổ phần, truy cập ngày
03/01/2022
10. NGUYỄN HỮU TRINH (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh), LÊ VĂN
TẤN (Hợp tác xã Homestay Củ Chi) và LÊ VĂN ĐẠI (Đại học Quốc gia Thành phố

15


Hồ Chí Minh) (2021), Quản trị cơng ty cổ phần theo pháp luật doanh nghiệp Việt
Nam, truy cập ngày 03/01/2022
11. Nguyễn Thị Thanh Hân (2021), Những điểm mới về quản trị công ty trách nhiệm
hữu hạn và công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp năm 2020, truy cập ngày
07/01/2022
12. Wikipedia (2021), Quản trị công ty, truy cập ngày 30/12/2021

16



×