Tải bản đầy đủ (.pdf) (424 trang)

bài giảng lý thuyết tài chính tiền tệ - ts huỳnh thị hương thảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.48 MB, 424 trang )

LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH
TIỀN TỆ
Ths Huỳnh Thị Hương Thảo


ĐẠI CƯƠNG VỀ TIỀN TỆ
I. Nguồn gốc ra đời tiền tệ
II. Các hình thái tiền tệ
III. Chức năng và vai trò tiền tệ
IV. Các chế độ tiền tệ


I. Nguồn gốc ra đời tiền tệ
1. Theo K.Marx, sự ra đời của tiền tệ
chính là sự phát triển các hình thái biểu hiện
của giá trị trong trao đổi hàng hóa.
- Hình thái giá trị giản đơn (ngẫu nhiên)
Giá trị của một hàng hóa chỉ có thể biểu
hiện thơng qua duy nhất một hàng hóa khác
mà thơi.
x hh A = y hh B


- Hình thái giá trị đầy đủ (mở rộng)
Giá trị của một hàng hóa được biểu
hiện ở nhiều hàng hóa khác nhau.
y hh B
x hh A =
z hh C
u hh D
.........




- Hình thái giá trị chung
Trao đổi trực tiếp vật - vật khơng cịn
phù hợp nữa, địi hỏi phải thay thế bằng
hình thức trao đổi hồn thiện hơn: trao
đổi gián tiếp thơng qua một hàng hóa
trung gian.
y hh B
z hh C
= x hh A
u hh D
.........


- Hình thái tiền tệ
Sự phát triển của sản xuất và phân
công lao động xã hội đã dẫn tới quan hệ
trao đổi mở rộng hơn. Hàng hóa được
chọn làm vật ngang giá độc quyền để biểu
hiện và đo lường giá trị của mọi hàng hóa
trong phạm vi quốc gia, quốc tế là tiền tệ.
x hh A
y hh B
= T (tiền)
z hh C
.........


2. Q trình ra đời của tiền tệ có thể chia

thành hai giai đoạn: trao đổi trực tiếp và trao
đổi gián tiếp.
- Giai đoạn 1: trao đổi trực tiếp là quá trình
trao đổi diễn ra giữa hàng và hàng (H-H’)
Hình thức trao đổi này phải có sự trùng
hợp về nhu cầu giữa những người tham gia
trao đổi về thời gian, địa điểm cũng như giá trị
sử dụng của hàng hóa cần trao đổi.


- Giai đoạn 2: Trao đổi gián tiếp
thông qua vật môi giới trung gian (H-vật
trung gian-H’)
Sự xuất hiện của vật trung gian làm
cho quá trình trao đổi trở nên thuận tiện
hơn. Hàng hóa được chọn làm vật trung
gian để biểu hiện và đo lường giá trị
của mọi hàng hóa trong phạm vi quốc
gia, quốc tế được gọi là tiền tệ.


Vậy, tiền tệ là sản phẩm tất
nhiên của nền sản xuất hàng hóa.
Theo quan điểm của K. Marx, tiền
tệ là một hàng hóa đặc biệt, độc
quyền giữ vai trị làm vật ngang
giá chung để phục vụ cho q
trình lưu thơng hàng hóa.



* Tính chất của tiền tệ:
- Tính được chấp nhận.
- Tính dễ nhận biết.
- Tính có thể chia nhỏ được.
- Tính lâu bền.
- Tính dễ vận chuyển.
- Tính khan hiếm.
- Tính đồng nhất.


II. Các hình thái tiền tệ
1. Hóa tệ
Là hình thái cổ xưa và sơ khai nhất
theo đó một loại hàng hóa nào đó, do
được nhiều người ưa chuộng nên có thể
tách ra khỏi thế giới hàng hóa nói chung
để thực hiện các chức năng của tiền tệ.
Hóa tệ có thể chia làm hai loại:
- Hóa tệ khơng phải kim loại.
- Hóa tệ kim loại.


2. Tín tệ
Là loại tiền tệ được lưu dụng nhờ vào
sự tín nhiệm của cơng chúng chứ bản
thân nó khơng có hoặc có giá trị khơng
đáng kể. Về hình thức, tín tệ có hai loại:
- Tín tệ kim loại: là loại tín tệ được
đúc bằng kim loại rẻ tiền thay vì đúc bằng
kim loại quý như bạc hay vàng.

- Tiền giấy: có hai hoại là tiền giấy
khả hốn và tiền giấy bất khả hoán.


+ Tiền giấy khả hoán: là loại tiền in
trên giấy để lưu hành thay cho tiền vàng
hay tiền bạc và có thể đổi tiền giấy lấy
vàng theo giá trị ghi trên tiền giấy bất cứ
lúc nào.
+ Tiền giấy bất khả hoán: là loại tiền in
trên giấy để lưu hành thay cho tiền vàng
hay tiền bạc nhưng khi cần vàng hay bạc
người ta khơng thể chuyển đổi nó ra vàng
hay bạc theo hàm lượng như đã định
nghĩa mà phải mua vàng hay bạc theo giá
thị trường.


3. Bút tệ (tiền ghi sổ)
Là những khoản tiền gửi ở ngân hàng,
sử dụng bằng cách thực hiện các bút tốn
ghi Nợ và Có trên các tài khoản ở ngân
hàng.
4. Tiền điện tử
Bản chất loại tiền này chính là tiền ghi
sổ nhưng thể hiện qua hệ thống tài khoản
được nối mạng vi tính.


III. Chức năng và vai trò tiền tệ

1. Chức năng
* Theo quan điểm của K. Marx, tiền tệ có
5 chức năng:
- Thước đo giá trị
Biểu hiện khi tiền tệ thực hiện chức năng
đo lường và biểu hiện giá trị của các hàng
hóa khác.
Giá trị của hàng hóa được biểu hiện
bằng tiền tệ gọi là giá cả.


- Phương tiện lưu thông
Biểu hiện khi tiền tệ làm mơi giới cho
q trình trao đổi hàng hóa, phục vụ cho
sự chuyển dịch quyền sở hữu hàng hóa
từ chủ thể này sang chủ thể khác, biểu
hiện thông qua công thức H-T-H’.
- Phương tiện thanh toán
Biểu hiện khi tiền tệ được sử dụng để
giảm trừ các khoản nợ trong quan hệ
mua bán các hàng hóa, dịch vụ.


- Phương tiện cất giữ
Biểu hiện khi tiền tệ tạm thời trở về
trạng thái nằm im để dự trữ, thực hiện
chức năng trao đổi trong tương lai.
- Phương tiện trao đổi quốc tế và
tiền tệ thế giới
Biểu hiện khi tiền tệ đóng vai trị là

vật ngang giá chung, thực hiện các
chức năng của nó trên phạm vi thế giới.


* Theo quan điểm các nhà kinh tế học
hiện đại, tiền tệ có ba chức năng:
- Phương tiện trao đổi.
- Thước đo giá trị.
- Phương tiện tích lũy.
Tiền tệ là bất cứ vật gì được xã hội
chấp nhận một cách phổ biến làm
phương tiện đo lường, trao đổi và tích
lũy một cách hữu hiệu.


2. Vai trị
- Là phương tiện khơng thể thiếu để
mở rộng và phát triển kinh tế hàng hoá.
- Là phương tiện để thực hiện và mở
rộng các quan hệ quốc tế.
- Là cơng cụ để phục vụ cho mục
đích của người sở hữu chúng.


IV. Các chế độ tiền tệ
1. Định nghĩa
Chế độ tiền tệ là tồn bộ những quy định
mang tính pháp luật về hình thức tổ chức
lưu thơng tiền tệ của một nước trong đó các
yếu tố khác nhau của lưu thơng tiền tệ

được kết hợp một cách thống nhất.


2. Các chế độ lưu thông tiền tệ
2.1. Chế độ lưu thông tiền kim loại
- Chế độ đơn bản vị
Là chế độ tiền tệ lấy một thứ kim loại
làm vật ngang giá chung: kẽm, đồng,
bạc hoặc vàng.


- Chế độ song bản vị
Là chế độ tiền tệ mà vàng và bạc đều
được sử dụng với tư cách là tiền tệ.
Vàng và bạc đều là vật ngang giá thực
hiện chức năng thước đo giá trị và
phương tiện lưu thông với “quyền lực
ngang nhau”.


- Chế độ bản vị vàng
Trong chế độ này, vàng đóng vai trị là
vật ngang giá chung và là cơ sở của tồn
bộ chế độ lưu thơng tiền tệ của nước đó,
một trọng lượng vàng nhất định được
Nhà nước quy định làm tiêu chuẩn giá cả
(tiêu chuẩn đo lường).


2.2. Chế độ lưu thông tiền giấy

- Chế độ lưu thơng tiền giấy khả
hốn.
- Chế độ lưu thơng tiền giấy bất khả
hoán.


TÍN DỤNG VÀ
LÃI SUẤT TÍN DỤNG
I. Tín dụng
II. Lãi suất tín dụng


×