LUẬN VĂN:
Giải pháp nhằm thúc đẩy
xuất khẩu các mặt hàng
nông sản chủ lực của Việt
Nam trong thời gian tới
Lời mở đầu
ang thế kỷ 21, Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân số
sống ở nông thôn. Vì vậy nông nghiệp, nông thôn và nông dân có vị trí quan trọng
trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đảng và nhà nước ta trong
quá trình lãnh đạo cách mạng đã hết sức chú ý tới lĩnh vực này, luôn coi nông dân
là đội quân chủ lực của cách mạng, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, coi nông
thôn là lĩnh vực cần ưu tiên phát triển.
Trong thế kỷ mới, xuất khẩu hàng hoá nói chung và xuất khẩu nông sản nói
riêng của Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội và cả những thách thức mới, cần
nhanh chóng có những biện pháp thích hợp. Đặc biệt, trong giai đoạn 2003-2010,
khi nước ta hội nhập sâu hơn vào AFTA, APEC và gia nhập WTO thì nếu không
có những biện pháp hiệu quả sẽ là trở lực đối với hoạt động xuất khẩu hàng hoá
nói riêng và sự phát triển của nền kinh tế nói chung.
Trong thời gian thực tập tại Viện kinh tế nông nghiệp, qua nghiên cứu tình
hình sản xuất và xuất khẩu nông sản. Với các lợi thế về đất đai, lao động, các điều
kiện sinh thái nhưng khối lượng và kim ngạch nông sản xuất khẩu của Việt Nam
còn khiêm tốn và bộc lộ nhiều hạn chế. Từ thực tế đó em lựa chọn đề tài: “Một số
giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt
Nam”, để nghiên cứu từ đó tìm ra những phương hướng, giải pháp nhằm đẩy mạnh
xuất khẩu các mặt hàng nông sản trong thời gian tới.
Nội dung của chuyên đê sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:
Những vấn đề chung về xuất khẩu các mặt hàng nông sản
Thực trạng về hoạt động xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực của
Việt Nam trong thời gian qua
Giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực của
Việt Nam trong thời gian tới
Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Đặng Đình
Đào chủ nhiệm Bộ môn Kinh tế thương mại và GV. Nguyễn Thanh Phong,
TS.Nguyễn Đình Long Viện phó Viện Kinh tế nông nghiệp cùng thầy cô giáo và
S
các bạn đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành bản chuyên đề tốt nghiệp
này.
Chương I
Những vấn đề chung về xuất khẩu các mặt
hàng nông sản
I. Hàng nông sản và sự cần thiết thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ
lực của Việt Nam
1. Ngành hàng nông sản
1.1. Vị trí vai trò của nông nghiệp trong quá trình phát triển kinh tế
Trong những năm vừa qua mặc dù còn gặp nhiều khó khăn do biến động của
thời tiết, đặc biệt là sự sụt giảm tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế lớn làm cho
thị trường nông sản thế giới có nhiều biến động giá nhiều mặt hàng nông sản bị sụt
giảm gây khó khăn cho người nông dân. Nhưng vượt lên trên tất cả sản xuất nông
nghiệp Việt Nam vẫn duy trì được phát triển và đạt được những thành quả đáng
khích lệ. Sự phát triển của sản xuất nông nghiệp là một trong những tiền đề để ổn
định tình hình kinh tế xã hội nước ta.
Thực tiễn đã chứng minh rằng nông nghiệp, nông thôn và nông dân là nơi sản
sinh ra và cung cấp nhân lực, vật lực, tài lực cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng
dân tộc qua nhiều triều đại, cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay.
Từ một nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp nhưng là một nông nghiệp kém phát
triển, lao động thủ công, kỹ thuật canh tác lạc hậu, sản xuất phân tán, manh mún,
lệ thuộc lớn và thiên nhiên, năng xuất cây trồng vật nuôi quá thấp, lương thực thực
phẩm không đủ ăn phải nhập khẩu hàng vạn tấn mỗi năm.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước rõ nét nhất là chỉ thị 100 của ban Bí
thư TW Đảng khoá V, Nghị quyết 10 của Bộ chính trị TW Đảng khoá VI đã mở
đường cho nông nghiệp, nông thôn tiến lên một bước mới. Mở ra ra con đường
phát triển nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại
hoá.Thực tiễn đã chứng minh sau hơn 15 năm đổi mới, nền nông nghiệp nước ta
có một bước tiến dài chưa từng thấy trong lịch sử. Với những thành tựu hết sức nổi
bật; tổng sản lượnglương thực năm sau cao hơn năm trước, năm 1990 sản lượng
lượng thực là 21,5 triệu tấn năm 2002 đã đạt tới 35,4 triệu tấn, lương thực bình
quan đầu người năm 2002 là 456, 4 kg. Nông nghiệp dã dạt được mức tăng trưởng
khá và toàn diện trên mọi lĩnh vực bình quân 4,5% năm. Từ chỗ thiếu đói trầm
trọng tiến tới tự túc hoàn toàn và có xuất khẩu. Nhiều mặt hàng nông sản dã vươn
lên chiếm vị tí cao trên Thế giới như; gạo đứng thứ 2, cà phê đứng thứ 3, điều
đứng thứ 2 và trở thành mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực.
Nói một cách khác thì nông nghiệp là ngành khởi đầu, đóng vai trò chủ đạo
trong quá trình CNH – HĐH đất nước, sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp rất
phong phú, phối hợp từ công nghệ đơn giản nhất đến những kỹ thuật tiên tiến.
Ngành nông nghiệp có khả năng tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động,
tăng thu lợi nhuận để tích luỹ làm tiền đề cho các ngành công nghiệp khác góp
phần nâng cao mức sống và ổn định chính trị xã hội cần thiết cho sự phát triển
kinh tế. Nông nghiệp liên quan chặt chẽ với sự phát triển của các ngành công
nghiệp khác, bởi vì nông nghiệp là ngành hàng đầu của nền kinh tế nó sẽ cần một
khối lượng nguyên liệu là sản phẩm của các lĩnh vực khác và vì thế tạo điều kiện
để đầu tư phát triển các ngành kinh tế này và ngược lại, ngành công nghiệp lớn
mạnh sẽ là động lực để ngành nông nghiệp tạo đà đi lên.
1.2. Ngành hàng nông sản trong cơ cấu kinh tế
Vị trí của nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế quốc dân tuỳ thuộc vào trình độ
phát triển của đất nước, nhưng dù ở giai đoạn nào thì nhiều loại sản phẩm của
nông nghiệp không thể thay thế được sản phẩm của các ngành sản xuất vật chất
khác. Với tư cách là một bộ phận hợp thành hệ thống kinh tế quốc dân, sự phát
triển nông nghiệp có quan hệ tương hỗ với sự phát triển của công nghiệp và dịch
vụ. Đó là nguyên tắc để xác định vị trí của nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế quốc
dân nói chung và của các mặt hàng nông sản trong các mặt hàng khác nói riêng.
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nông nghiệp được phản ánh trước hết ở tỷ phần
tương quan đóng góp của các ngành trong GDP và sự thay đổi của chúng.
Năm 1986 là năm đầu tiên thực hiện đường lối đổi mới qua Biểu 1 ta thấy cơ
cấu GDP trong những năm vừa qua đã có sự chuyển biến tích cực nhưng còn chậm
theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành
nông – lâm – thuỷ sản truyền thống. Tỷ trọng công nghiệp từ 28,88% năm 1986,
tới 28,76% năm 1995 và 38,55 năm 2002; ngành dịch vụ tương ứng là 33,06%,
44,06% và 38,46 giảm dần tỷ trọng nông – nghiệp – thuỷ sản từ 38,06% năm 1986
xuống 27,18% năm 1995 và 22,99% năm 2002.
Biểu 1: Tốc độ tăng và cơ cấu GDP theo ngành kinh tế (%)
Nă
m
Tốc độ tăng (tính theo giá so sánh) Cơ cấu (tính theo giá thực tế)
Tổn
g số
Nông-
lâm
nghiệp -
Thuỷ sản
Công
nghiệp &
Xây dựng
Dịch
vụ
Tổn
g số
Nông- lâm
nghiệp -
Thuỷ sản
Công
nghiệp &
Xây dựng
Dịch
vụ
198
6
199
5
199
6
199
7
199
8
199
2,84
9,54
9,34
9,15
5,76
4,77
6,97
6,89
7,04
2,99
4,80
4,40
4,33
3,53
5,23
4,63
2,98
4,06
10,84
13,6
14,46
12,62
8,33
7,68
10,07
10,39
9,44
-2,27
9,83
8,80
7,14
5,08
2,25
5,32
6,10
6,54
100
100
100
100
100
100
100
100
100
38,06
27,18
27,76
25,77
25,78
25,43
24,53
23,25
22,99
28,88
28,76
29,73
32,08
32,49
34,49
36,73
38,12
38,55
33,06
44,06
42,51
42,15
41,73
40,08
38,74
38,63
38,46
9
200
0
200
1
200
2
Nguồn: Kinh tế 2002 – 2003 Việt Nam và Thế giới – Thời báo kinh tế Việt
Nam ( tr.54)
Xu thế chung của các nước trong quá trình công nghiệp hoá là giảm dần tỷ
trọng của nông nghiệp trong cơ cấu nền kinh tế, đó là xu thế tiến bộ. Nhưng tỷ
trọng giữa 3 ngành chủ chốt trong GDP của chúng ta từ năm 1995 đến năm 2002
thay đổi rất ít, tỷ trọng này chỉ thay đổi nhiều trong những năm đầu đổi mới. Tỷ
trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế giảm xuống nhưng vị trí của nông nghiệp
vẫn được củng cố. Nông nghiệp vẫn có tác động tích cực đến các mặt kinh tế
chính trị xã hội. Sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trong thời gian qua mặc dù đi
đúng hướng nhưng còn quá chậm và chưa đạt được mục tiêu mong muốn. Cơ cấu
đó chưa đủ sức giúp tạo ra nền tảng cho sự phát triển kinh tế và mở rộng giao lưu
quố tế, hội nhập vào nền kinh tế khu vực và Thế giới. Chính vì vậy trong những
nămvừa qua Chính phủ đã có những quyết sách lớn trong phát triển nông nghiệp
đặc biệt là đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản như; Nghị quyết
09/2000/NQ – CP và 05/2001/ NQ – CP về chuyể đổi cơ cấu kinh tế và tiêu thụ
sản phẩm nông nghiệp. Và đặc biệt mới đây là Quyết định số 80/2002/QĐ - TTg
của Thủ tướng Chính phủ về việc ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản giữa doanh
nghiệp và nông dân mở ra một hình thức hợp tác mơí giữa doanh nghiệp và nông
dân. Bằng chứng là trong những năm vừa qua tỷ trọng hàng nông sản xuất khẩu
đang có những thay đổi tích cực giảm dần về tỷ trọng nhưng tăng lên về giá trị.
Biểu 2: Tỷ trọng hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ 1996 – 2002(%)
Nhóm hàng 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002
CN nặng và khoáng chất
CN nhẹ -Thủ công nghiệp
Nông – Lâm – Thuỷ sản
26,05
28,96
44,99
26,90
36,71
36,39
27,87
36,62
35,51
33,04
34,08
32,52
35,60
34,72
29,68
37,60
36,50
25,90
35,87
35,50
28,63
Nguồn: Vụ thống kê - Bộ Thương mại
Xét về tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam chúng ta thấy rằng từ
năm 1996 đến nay tỷ trọng công nghiệp nặng và khoáng sản có xu hướng giảm sút,
nhóm hàng công nghiệp nhẹ và thủ công mỹ nghệ có chiều hướng gia tăng mặc dù
có sự giảm nhẹ năm 1998. Nhóm hàng nông – lâm – thuỷ sản là nhóm hàng xuất
khẩu quan trọng của Việt Nam trong đó quan trọng nhất thuộc nhóm hàng nông –
thuỷ sả xuất khẩu. Trong những năm qua hàng nông sản xuất khẩu đang từng bước
chiếm được vị trí quan trọng trong xuất khẩu của Việt Nam. Hiện nay đang dao
động trong khoảng 23 – 25 % tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
2. Hội nhập kinh tế quốc tế
Ngày nay trong xu thế quốc tế hoá toàn cầu hoá, tự do hoá thương mại đang
đến gần không một nước nào muốn phát triển mà không phải gắn nền kinh tế của
mình với nền kinh tế thế giới. Vì vậy tại Đại hội lần thứ VIII của Đảng đã xác định
nhiệm vụ “Mở rộng quan hệ đối ngoại chủ động tham gia các tổ chức và khu vực
củng cố và nâng cao vị thế của nước ta trên thương trường quốc tế ”. Ngày 18
tháng 11 năm 1996, Bộ chính trị đã ra Nghị quyết về kinh tế đối ngoại nhằm chỉ
đạo việc thực hiện nhiệm vụ quan trong này, Nghị quyết số 07/NQ – TW ngày 27
tháng 11 năm 2001 của Bộ chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế.
Mặt khác vấn đề này cũng được xác định cụ thể tại Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ IX của Đảng với chủ trương “Phát huy cao nội lực, đồng thời chủ
động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh và có hiệu quả bền vững ”.
Đứng trước sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, Việt Nam cần
chủ động hội nhập kinh tế quốc tế nhằm mở rộng thị trường, tranh thủ thêm vốn,
kỹ thuật cũng như kiến thức quản lý để đẩy mạnh công cuộc CNH – HĐH đất
nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa thực hiện dân giàu nước mạnh xã hội công
bằng văn minh. Đó là một trong những giải pháp để nước ta thoát khỏi tụt hậu về
kinh tế và cũng là giải pháp giúp Việt Nam sánh vai ngang hàng với bạn bè Thế
giới, hoà mình với công cuộc hội nhập kinh tế Thế giới.
Bước vào đầu thế kỷ XXI nền kinh tế nước ta đang lĩnh hội nhiều cơ may
phát triển nhưng đồng thời cũng phải đôí mặt với nhiều thách thức lớn; Hiệp định
thương mại Việt – Mỹ đã chính thức có hiệu lực, lộ trình thực hiện AFTA và
chương trình thực hiện ưu đãi thuế quan CEPT ngày một đến gần. Để hội nhập và
phát triển không còn con đường nào khác hơn là nền kinh tế, mà cụ thể là tự thân
mỗi doanh nghiệp phải vận động, nâng cao năng lực quản lý và khả năng cạnh
tranh của mình.
Quá trình hội nhập kinh tế đã đem lại cho Việt Nam những kết quả khả quan.
Trong thời gian qua Việt Nam đã và đang đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế, mở rộng quan hệ song phương và đa phương, nối lại quan hệ với nhiều tổ
chức quốc tế như; Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân
hàng phát triển Châu á (ADB) những tổ chức này đã cam kết và thực hiện giải
ngân cho quá trình cải cách kinh tế ở Việt Nam với con số hàng tỷ đô la. Song
song với việc đó là Việt Nam ra nhập hiệp hội các nước ASEAN và khu vực mậu
dịch tự do AFTA, tham gia sáng lập diễn đàn á Châu (ASEM), ra nhập diễn đàn
hợp tác kinh tế Châu á Thái Bình Dương (APEC), trở thành quan sát viên cảu tổ
chức thương mại Thế giới (WTO) và đang đàm phán với các nước và khu vực
thành viên để ra nhập tổ chức này. Ngoài ra nước ta cũng ký hiệp định khung về
hợp tác kinh tế với liên minh Châu Âu (EU), hiệp định thương mại Việt – Mỹ và
nhiều hiệp định song phương khác. Cũng như để tăng cường việc chỉ đạo công tác
hội nhập kinh tế quốc tế Chính phủ đã thành lập Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh
tế quốc tế.
Lợi ích của quá trình hội nhập kinh tế mang lại là không thể phủ nhận. Trước
hết là khi tham gia vào thị trường Thế giới là một thị trường khổng lồ với nhu cầu
về các mặt hàng phong phú và khối lượng lớn. Ví như khi tham gia AFTA thì thị
trường là 10 nước ASEAN với dân số trên 500 triệu người và GDP lên tới 700 tỷ
USD, hay khi ký kết được hiệp định Việt – Mỹ thì ngay trong năm đầu tiên hàng
Việt Nam vào Mỹ kim ngạch lên tới 2 tỷ USD trong đó các mặt hàng thuỷ sản và
dệt may có mức tăng trưởng vượt bậc. Hay khi ý tưởng ASEAN + Trung Quốc
thành hiện thực thì thị trường là khổng lồ và sắp tới là tham gia WTO sẽ là bước
tiến dài của Việt Nam trên đường hội nhập.
Hai là thu hút được một số lượng đáng kể vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài
(FDI) và viện trợ phát triển chính thức (ODA), tiếp thu được nhiều thành tựu mới
về khoa học, công nghệ cũng như kỹ năng quản lý.
Ba là từng bước đưa hoạt động của các doanh nghiệp và nền kinh tế vào môi
trường cạnh tranh, góp phần tạo lập tư duy kinh tế mới và nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh.
Và cuối cùng là đối với các mặt hàng nông sản xuất khẩu thì hội nhập sẽ mở
ra cơ hội xuất khẩu vào những thị trường bị bảo hộ cao của các nước phát triển khi
ta có hiệp định song phương đặc biệt là khi tham gia WTO.
Bên cạnh những cơ hội thì hội nhập kinh tế cũng mang lại cho Việt Nam
không ít những khó khăn. Thách thức của tự do hóa thương mại là không nhỏ, khi
hội nhập Việt Nam phải mở cửa thị trường của mình trong khi khả năng cạnh tranh
của nền kinh tế chung ta còn kém sẽ có một số ngành sẽ không có khả năng tồn tại
được dưới sức ép của cạnh tranh. Ví như năm 2003 này đáng lẽ ta phải cắt giảm
một số dòng thuế xuống dưới 20% vào đầu tháng 1 khi thực hiện hiệu lực thuế
quan CEPT nhưng nay đã xin lùi lại cho tới ngày 1 tháng 7 tới thời gian không còn
nhiều sức ép cạnh tranh đang tới gần và theo yêu cầu của các thành viên ASEAN
thì quá trình tự do hoá AFTA sẽ kết thúc sớm vào năm 2005 chứ không phải 2006.
điều đó đồng nghĩa với việc Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ
phía các nước ASEAn khi thuế suất chỉ còn 0 – 5%.
Mặt khác khi hội nhập AFTA thì theo các chuyên gia thì đa số mặt hàng ở
các nước ASEAN tương đối giống nhau vì vậy sẽ phải cạnh tranh với nhau. Đặc
biệt là các mặt hàng nông sản xuất khẩu càng phải cạnh tranh gay gắt đó chính là
nguy cơ lớn nhất hiện nay. Hay ý tưởng về một ASEAN + Trung Quốc thành hiện
thực thì Việt Nam lại càng phải đối mặt với khả năng cạnh tranh của hàng Trung
Quốc. Chính những điều đó đang đòi hỏi các doanh nghiệp phải nỗ lực hơn trong
quá trình thực hiện cam kết của Chính phủ.
Ngoài ra với các mặt hàng nông sản xuất khẩu mặc dù khi tham gia hội nhập
ngay cả khi tham gia WTO thì vẫn bị các dào cản phi thuế quan và chính sách bảo
hộ của các nước khiến cho hàng nông sản của ta khó mà xâm nhập được.
Và cuối cùng là những khó khăn từ chính phía các doanh nghiệp như đa số
các doanh nghiệp ít hiểu biết về thị trường Thế giới và luật pháp quốc tế, năng lực
quản lý còn yếu, trình độ công nghệ còn lạc hậu, hiệu quả sản xuất kinh doanh và
khả năng cạnh tranh còn yếu kém, tư tưởng ỷ nại, trông chờ vào sự bao cấp của
Nhà nước còn lớn.
Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh và cạnh
tranh, tuy quá trình hội nhập kinh tế đưa lại cho Việt Nam những thuận lợi nhưng
bên cạnh đó không ít những khó khăn do vậy Việt Nam cần tỉnh táo, khôn khéo và
linh hoạt trong việc vận dụng xử lý khéo léo tính hai mặt của tiến trình hội nhập
tuỳ theo đối tượng, vấn đề trường hợp, vừa phải đề phòng tư tưởng trì trệ thụ động,
vừa phải chống tư tưởng giản đơn nôn nóng. Nhận thức đầy đủ đặc điểm nền kinh
tế nước ta, từ đó đề ra kế hoạch và lộ trình hợp lý, vừa phù hợp với trình độ phát
triển của đất nước vừa đáp ứng và tuân thủ đúng các quy định của các tổ chức
quốc tế mà nước ta tham gia.
3. Sự cần thiết thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực trong hoạt
động xuất khẩu của Việt Nam
Tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu nói chung của Việt Nam từ năm 1991 –
2001 là 18,2%, nhanh hơn tốc độ GDP 2,6 lần xuất khẩu nói chung đạt nhịp độ
tăng trưởng cao, do cơ cấu xuất khẩu được đổi mới, tỷ trọng xuất khẩu các mặt
hàng qua chế biến cũng tăng lên đáng kể (từ 8% năm 1991 lên 31,1% năm 2001),
khối lượng xuất khẩu các mặt hàng chủ lực cũng tăng khá. Đóng góp chung vào sự
tăng trưởng vượt bậc của xuất khẩu thời gian qua là do sự tăng trưởng của hàng
nông sản (bình quân đạt 21% trong suốt hơn 10 năm). Nừu như năm 2002 xuất
khẩu của cả nước đạt 16,530 tỷ USD trong đó các mặt hàng nông sản chiếm 2,7 tỷ
USD. Đặc biệt là do năm qua chính nhờ sự tăng giá của nông sản mà mục tieeu
xuất khẩu của cả nước mới được thực hiện. Chính vì vậy sự cần thiết xuất khẩu
các mặt hàng nông sản chủ lực là vì những lý do sau:
3.1.Đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản là tiền đề cần thiết cho phát
triển nông nghiệp và nông thôn.
Nông nghiệp có vai trò cung cấp những sản phẩm thiết yếu như:lương thực,
thực phẩm cho con người tồn tại và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp. Theo
cách tiếp cận của khoa học kinh tế phát triển nông nghiệp và nông thôn là thị
trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp và sản phẩm thành thị, kích thích công
nghiệp và đô thị phát triển.
Nếu như ngày trước sản xuất nông nghiệp từ chỗ thiếu ăn cho tới khi đôi mới
sản xuất có sản phẩm để xuất khẩu thì lại vấp phải vấn đề tiêu thụ. Người nông
dân làm ra hạt thóc đã khó nay lại phải xoay sở làm sao để bán được sản phẩm của
mình.Vì vậy tạo đầu ra cho nông sản là một bài toán lớn cho các quản lý. Trong
những năm qua chính phủ đã có những lỗ lực nhằm tìm kiếm đầu ra cho nông sản
trong đó hướng xuất khẩu được ưu tiên hàng đầu.
Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là nhằm phát huy lợi thế và tiềm năng trong
sản xuất nông nghiệp là vấn đề không chỉ là yêu cầu đoói với sự nghiệp phát triển
của nền kinh tế, mà còn là vấn đề mang tính chiến lược, nhằm giải quyết tông thể
về các quan hệ kinh tế xã hội, tăng trưởng và phát triển nông nghiệp, nông thôn
trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước.
3.2.Nhằm phát huy lợi thế cạnh tranh
Việt Nam có diện tích 33 triệu ha trong đó có 8 triệu ha đất nông nghiệp vad
10 triệu ha đất lâm nghiệp. Do Việt Nam có khí hậu nhiệt đới và á nhiệt và nguồn
nước tạm đủ để dẫn thuỷ quanh năm nên 1 ha ruộng có khả năng cho trên 3 vụ lúa
năm với năng suất lý thuyết trên dưới 30 tấn / ha/ năm.
Nhìn chung so với một lượng kim nghạch hàng công nghiệp tiêu dùng như
dệt, may, giầy da như nhau,tỷ lệ chi phí sản xuất có nguồn gốc ngoại tệ của hàng
nông sản rất thấp do đó thu nhập ngoại tệ ròng củ hàng nông sản xuất khẩu sẽ cao
hơn nhiều. Ví dụ chi phí sản xuất gạo xuất khẩu có nguồn gốc ngoại tệ chỉ chiếm
khoảng 15% giá trị kim nghạch xuất khẩu gạo. điều đó có nghĩa là xuất khẩu gạo
đã tạo ra 85% thu nhập ngoại tệ thuần cho đất nước.
Nông lâm thuỷ sản là nghành sử dụng lao động cao, trong điều kiện hàng
năm Việt Nam cần giải quyết thêm việc làm cho 1,4 triệu người bước vào tuổi lao
động. Khi đó trong nông nghiệp lại sử dụng nhiều lao động cũng như giá nhân
công Việt Nam rẻ hơn các nước trong khu vực, phổ biến ở mức 1 – 1,2 USD/
ngày/ lao động. Nhìn chung giá nhân công ở Thái lan cao hơn Việt Nam khoảng
2- 3 lần, tuy nhiên lợi thế này cũng khó tồn tại lâu do sự phát triển của đất nước.
Mặt khác diều kiện sinh thái trong sản xuất một số loại rau quả vụ đông như:
cà chua, cải bắp rất thuận lợi ở vùng đồng bằng sông Hồng, trong khi đó cả vùng
viễn đông của Nga và Trung Quốc đang bị tuyết bao phủ không thể trồng trọt được
nhưng là thị trường tiêu thụ dễ tính. Một số ít loại nông sản được các nước phát
triển ở Châu âu Bắc Mỹ ưa chuộng như điều, dứa có thể trồng ở Việt Nam trên đất
bạc màu, đồi núi trọc (như điều) hay đất phèn nhiễm mặn (như dứa) nên không bị
hệ thống cây trồng khác cạnh tranh.
Ngoài ra còn một số lợi thế so sánh khác như: vị trí địa lý thuận lợi, bờ biển
dài, con người cần cù, sáng tạo tất cả tạo nên lợi thế cho việc sản xuất các mặt
hàng nông sản xuất khẩu.
3.3.Nhóm hàng nông sản trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam
Theo phân loại của FAO, hàng nông sản là tập hợp nhiều nhóm hàng khác
như: nhómcác sản phẩm nhiệt đới, nhóm hàng ngũ cốc, nhóm hàng thịt, nhóm
hàng sữa và các từ sản phẩm sữa, nhóm hàng nông sản nguyên liệu, nhóm hàng
dầu mỡ và các sản phẩm từ mỡ.
Hàng chủ lực Việt Nam là hàng chiếm vị trí quyết định trong kim nghạch
xuất khẩu có thị trường nước ngoài và diều kiện sản xuất trong nước thuận lợi.
Hàng xuất khẩu chủ được hình thành trước hết là quá trình xâm nhập vào thị
trường nước ngoài qua những cuộc cọ sát cạnh tranh mãnh liệt trên thị trường Thế
giới và cuộc hành trình đi tìm thị trường sẽ kéo theo việc tổ chức sản xuất trong
nước trên quy mô lớn với chất lượng phù hợp với đòi hỏi của người tiêu dùng.
Một mặt hàng được gọi là chủ lực khi thoả mãn các yêu cầu cơ bản sau:
- Có thị trường tiêu thụ tương đối ổn định và luôn có khả năng cạnh tranh
trên thị trường đó
- Có nguồn lực để tổ chức sản xuất và sản xuất với chi phí thấp để thu được
lợi trong buôn bán.
- Có khối lượng kim nghach xuất khẩu lớn trong tổng kim nghạch xuất
khẩu của đất nước.
Hiện nay số lượng và quy mô các mặt hàng xuất khẩu chủ lực không ngừng
tăng lên. Nếu tính các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu từ 50 triệu USD/ năm trở
lên, năm 1991 từ 6 mặt hàng lên 15 nhóm mặt hàngtrong năm 2002. Đó là: lạc
nhân, cao su, chè, điều, gạo, hạt tiêu, than đá, dầu thô, thuỷ sản, rau quả, hàng dệt
may, giầy dép, hàng điện tử và linh kiện máy tính, hàng thủ công mỹ nghệ. Nếu
tính kim nghạch đạt từ 100 triệu USD/năm trở lên thì số mặt hàng này năm 1991 là
4 thì năm 2003 là 13 mặt hàng.
Việt Nam có 15 mặt hàng xuất khẩu chủ lực chia làm 5 nhóm chính là: Nông
- Lâm – Thuỷ sản; nhiên liệu – khoáng sản; công nghiệp và thủ công mỹ nghệ.
Trong thoì gian qua cá mặt hàng này đã đạt kim ngạch xuất khẩu lớn với mức tăng
trưởng cao.
Biểu 3: Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực Việt Nam thời kỳ 1996 – 2002
Mặt hàng Đơn vị
tính
1998 1999 2000 2001 2002 Quý
I/200
3
Dầu thô
Dệt may
Giày dép
Hải sản
Gạo
Cà phê
Điện tử-Máy
tính
Thủ công - MN
Hạt tiêu
Hạt điều
Cao su
Rau quả
Than đá
Chè
Lạc
1000.T
Tr.US
D
Tr.US
D
Tr.US
D
1000.T
1000.T
Tr.US
D
Tr.US
D
1000.T
1000.T
1000.T
Tr.US
D
1000.T
1000.T
1000.T
12.145
1.450,0
1.031,0
858,0
3.730,0
382,0
-
158,0
15,1
25,7
191,0
53,0
3.162,0
33,0
87,0
14.882
1.746,2
1.387,1
973,6
4.508,3
482,2
585
168
34,8
18,4
263,0
106,5
3.260,0
36,0
56,0
15.732
1.891,9
1.471,7
1.478,5
3.476,7
733,9
788,6
273,1
37,0
34,2
273,4
213,1
3.251,2
55,6
76,1
16.731
1.975,4
1.559,5
1.777,6
3.729,5
931,2
695,6
235,2
57,0
43,7
308,1
330,0
4.290,0
68,2
78,2
16.853
2.710,0
1.828,0
2.024,0
3.241,0
711,0
505,0
327,0
77,0
62,8
444
200,0
5.870,0
75,0
107,0
4.308
850
578
432,0
884,0
210
116
10,6
Nguồn: Kinh tế 2002 – 2003 Việt Nam và Thế giới – Thời báo kinh tế Việt
Nam ( tr.55)
Qua bảng ta thấy sản lượng xuất khẩu các mặt hàng cũng tăng qua các năm,
gạo đã có lúc xuất khẩu tới 4,5 triệu tấn (năm 1999) đứng thứ hai Thế giới. Cà phê
cũng có những bước tiến vượt bậc, năm 1990 là 89,6 nghìn tấn, năm 1999 là 488
nghìn tấn, năm 2000 đạt 743 nghìn tấn và đạt cao nhất vào năm 2001 voí 910
nghìn tấn. ôứi mặt hàng chè năm 2000 xuất khẩu đạt 56,5 nghìn tấn tới năm 2002
đã xuất khẩu được 75 nghìn tấn. Hạt điều nhân cũng có sự tăng trưởng đáng kể về
số lượng xuất khẩu , năm 2000 là 18,4 nghìn tấn, năm 2002 đã là 63 nghìn tấn.
Việt Nam là nước có nhiều ưu thế về xuất khẩu hàng nông sản trong 15 mặt
hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam thì có tới 9 mặt hàng là nông sản: lạc nhân,
cao su, cà phê, chè, gạo, tiêu, điều, rau quả kim ngach xuất khẩu nông sản tăng
nhanh trong các năm, hangd nông sản Việt Nam đã trở thành mặt hàng quen thuộc
và ưa chuộng trên Thế giới.
Biểu 4: Giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản (1990 – 2002)
909.5
1900
2200
2230
2500
2650
2600
2713
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
1990 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002
TriÖu USD
Nguồn; Vụ thống kê - Bộ thương mại
Trong năm 2002 vua qua có thể nói rằng xuất khẩu nông sản đã đạt được
mức phục hồi vượt bậc với việc lên giá trở lại đối với một số mặt hàng xuất khẩu
chủ lực như: gạo, cà phê, cao su, tiêu, điều Tổng kim ngạch xuất khẩu của các
mặt hàng nông sản đạt trên 2700 triệu USD tăng 5% so với năm 2001, trong đó
cỏc mt hng ch lc nh: chố, lc, go, cao su, tiờu, iu u xut khu tng v
em li kim ngch ln.
` Biu 5: T trng hng hoỏ xut khu ca Vit Nam nm 2002
35.4
35.82
28.63
Công nghiệp nặng và
khoá ng chất
Công nghiệp nhẹ & thủ
công nghiệp
Nông - lâm - thuỷ sản
Trong nhng con s phn ỏnh trờn tuy l nhng kt qu bc u song ó
úng gúp ỏng k trong quỏ trỡnh chuyn dichj c cu kinh t nụng nghip v nụng
thụn theo tng bc cụng nghip hoỏ - hin i hoỏ, to ra bc chuyn bin mnh
m t nn kinh t thun nụng , t cung t cp sang nn kinh t th trng cú s
qun lý ca nh nc nhm nõng cao v th ca nn nụng nghip Vit Nam trờn
thng trng quc t. õy khụng th khụng nhc ti vai trũ ca hot ng xut
khu cỏc mt hng nụng sn ch lc l:
- Xut khu nụng sn nhm gii quyt vn ngoi t cho quc gia cú
ngoi t nhp khu nhm phc v cho cụng cuc cụng nghip hoỏ - hin i
hoỏ t nc.
- Xut khu cỏc mt hng nụng sn úng gúp vo quỏ trỡnh chuyn dch c
cu kinh t thỳc y sn xut phỏt trin. To iu kin cho cỏc ngnh khỏc cựng cú
c hi phỏt trin, m rng th trng tiờu th n nh sn xut, cung cp u vo
cho sn xut, m rng kh nng tiờu dựng ca mt quc gia.
- Xut khu nụng sn cú tỏc ng tớch cc n vic gii quyt cụng n vic
lm v ci thin i sng nhõn dõn
Nụng sn l mt trong nhng mt hng xut khu ch lc ca nc ta hin
nay, cac sn phm nụng sn cú vai trũ to ln, gúp phn lm tng kim ngch xut
khu, xut khu hng nụng sn em li nhiu li ớch nh tớch lu vn cho s
nghip CNH HH, giỳp Vit Nam khai thỏc c cỏc li th ca mỡnh v t
đai khí hậu. Trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của các vùng sinh thái và các địa
phương phương như trong cả nước, góp phần nâng cao được khối lượng hàng hoá
và kim ngạch nông sản xuất khẩu.
II. Quy trình xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam
1.Những nội dung cơ bản
Trong quá trình hội nhập và phát triển, Việt Nam đã chọn con đường phát
triển kinh tế theo hướng xuất khẩu. Thực tế cho thấy ngành nông nghiệp đã đóng
góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước, đồng thời thay thế được nhập
khẩu những nông sản mà trong nước sản xuất co hiệu quả hơn, đê khai thác tốt
nhất các lợi thế về nguồn lực, tài nguyên thiên nhiên, vốn, kỹ thuật, công nghệ và
thị trường cho sự phát triển. Quá trình xuất khẩu hàng hoá phải được thực hiện
đồng bộ theo các khâu cơ bản sau.
1.1.Nghiên cứu thị trường và lựa chọn đối tác kinh doanh
Vấn đề nghiên cứu thị trường là việc làm tiên quyết đối với bất kỳ doanh
nghiệp nào muốn tham gia thị trường Thế giới. Nghiên cứu thị trường theo nghĩa
rộng là quá trình điều tra để tìm hiểu triển vọng bán hàng cho một hoặc một nhoms
sản phẩm cụ thể, kể cả các phương pháp thực hiện mục tiêu đó. Công tác nghiên
cứu thị trường phảI góp phần chủ yếu trong việc thực hiện phương trâm “ bán cái
thị trường cần chứ không phải bán cái có sẵn”
Đối với các mặt hàng nông sản thì việc tìm kiếm thị trường là tối cần thiết
vì nó là những sản phẩm mang tính đặc thù. Nên cần phải tìm hiểu về khía cạnh
thương phẩm, để tìm hiểu rõ giá trị, công dụng nắm được những đặc tính của nó và
những yêu cầu của thị trường về hàng hoá đó như: quy cách, phẩm cấp, bao bì, bảo
quản, vận chuyển đặc biệt là phải chú ý tới tính thời vụ của nông sản phẩm.
Bên cạnh đó cần nắm vững những điều có liên quan đến mặt hàng kinh
doanh của mình trên thị trường nước ngoài như dung lượng cơ cấu thị trường, tập
quán và thị hiếu tiêu dụng, những kênh tiêu thụ (phương thức tiêu thụ), sự biến
động về giá cả để cuối cùng quyết định về thị trường và tiến hành lựa chọn đối
tác tin cậy, chú ý tới bạn hàng lâu dài cũng như khả năng về tài chính, am hiểu thị
trường và mặt hàng kinh doanh đặc thù.
1.2.Lập phương án kinh doanh
Trên cơ sở kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu trên đơn vị tiến
hành lập phương án kinh doanh, phương án này là kế hoạch chiến lược, phương
hướng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đặt ra các mục tiêu mang tính khả
thi nhất. Việc xác định phương án kinh doanh bao gồm các bước như sau:
Tiến hành lựa chọn thị trường, mặt hàng, căn cứ vào các thời cơ và dự báo
phát triển của ngành nông sản trong thời gian tới.
Theo dự báo kế hoạch của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, mục tiêu
phấn đấu của ngành năm 2003là: tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành là
5,0% trong đó nông nghiệp là 2,6% và lâm nghiệp là 3,3% so với năm 2002. Sản
lượng lương thực có hạt đạt 36 triệu tấn trong đó thóc là 33,5 triệu tấn, ngô 2,5
triệu tấn. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 2,73 tỷ trong đó: gạo 3 triệu tấn, cà phê
500 nghìn tấn, cao su 340 nghìn tấn, chè 75 nghìn tấn, tiêu 80 nghìn tấn, điều 55
nghìn tấn.
Theo chiến lược phát triển xuất nhập khẩu của bộ Thương Mại thì; về gạo
do nhu cầu Thế giới tương đối ổn định, khoảng trên 20 triệu/ tấn năm dự kiến
trong suốt thời kỳ 2002 - 2003 ta chỉ có thể xuất được 4- 4,5 triệu tấn / năm. Về
nhân điều có thể tăng giá trị xuất khẩu là 212 triệu năm 2002 lên 500 triệu USD
năm cao hơn vào năm 2010 vì nhu cầu còn cao. Hạt tiêu do qgiá cả giao động lớn,
ta lại có khả năng mở rộng sản xuất, gia tăng sản lượng, từ đó có khả năng tăng
kim ngạch 230 - 250 triệu USD so với 108 triệu như hiện nay. Về Cà Phê, do sản
lượng và giá cả phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và giácả thế giới nên khó dự báo
chuẩn xác, nhưng cũng chỉ giao động ở 800 nghìn tấn vì hiện nay đã bão hoà. Với
hai mặt hàng còn lại là cao su và chè chính phủ đang có dự án phát triển và tiềm
năng xuất khẩu còn lớn.
Qua phân tích cơ hội, nguy cơ xây dựng mục tiêu cho chiến lược xuất khẩu
của mình thật cụ thể như: bán bao nhiêu hàng, giá cả, sẽ xâm nhập vào thị trường
nào.
Và cuối cùng là đề ra biện pháp thực hiện như các biện pháp ở trong nước
và các lỗ lực tiêu thụ ở nước ngoài. Và trong cùng tiến hành đánh giá kết quả xuất
nhập khẩu.
1.3.Tổ chức thu mua tạo nguồn hàng cho xuất khẩu
Đối với các mặt hàng nông sản thì khâu thu mua tạo nguồn cho xuất khẩu là
tối cần thiết vì nền nông nghiệp nước ta còn nhỏ lẻ, các nguồn hàng nằm dải rác ở
các vùng cần có sự thu gom hợp lý. Công tác thu mua tạo nguồn hàng cho xuất
khẩu là hệ thống các công việc, các nghiệp vụ được thể hiện thông qua các nội
dung sau:
*Nghiên cứu nguồn hàng xuất khẩu
Là quá trình nghiên cứu khả năng cung cấp hàng xuất khẩu trên thị trường
như thế nào? nghiên cứu xác định mặt hàng kinh doanh xuất khẩu về sự phù hợp
và khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường nước ngoài về những chỉ tiêu kinh tế
kỹ thuật, ngoài ra còn phải xác định được giá cả trong nước của hàng hoá so với
giá quốc tế. Nghiên cứu nguồn hàng phải nắm rõ được chính sách quản lý của nhà
nước về mặt hàng đó như mặt hàng đó có được phép xuất khẩu hoặc thuộc hạn
ngạch xuất khẩu hay không? Một trong những bí quyết thành công trong nghiên
cứu tìm hiểu thị trường dự đoán được xu hướng biến động của hàng hoá, hạn chế
rủi ro.
*Tổ chức hệ thống thu mua hàng cho xuất khẩu
Xây dựng hệ thống thu mua thông qua các đại lý và chi nhánh của mình,
doanh nghiệp ngoại thương sẽ tiết kiệm được chi phí thu mua nâng cao năng suất
và hiệu quả thu mua, lựa chọn và sử dụng nhiều kênh thu mua tránh để tư thương
thu mua ép giá gây hậu quả xấu cho ngươì nông dân và doanh nghiệp. Kết hợp
nhiều hình thức thu mua là cơ sở tạo ra nguồn ổn định và hạn chế những rủi ro
trong mua hàng nông sản xuất khẩu.
*Thực hiện hình thức ký kết hợp đồng trong thu mua tạo nguồn hàng xuất
khẩu
Tháng 6 năm 2002 Thủ Tướng Chính Phủ đã ra quyết định số 80/2002/QĐ
- TTg về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng
, với nội dung “nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần
kinh tế ký kết hợp đồng nông sản hàng hoá (bao gồm nông, lâm, thuỷ sản) và muối
với người sản xuất , nhằm gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản hàng hoá
để phát triển sản xuất ổn định và bền vững”. Ngoài ra Chính phủ còn thực hiện các
ưu đãi với doanh nghiệp thực hiện hình thức này về: chính sách đất đai, đầu tư, tín
dụng, về chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ và đặc biệt là về thị trường và
xúc tiến thương mại. Đây là một chính sách có tính đột phá, trong việc tạo lập thị
trường tiêu thụ nông sản ổn định cho người sản xuất.
*Xúc tiến khai thác nguồn hàng xuất khẩu: sau khi đã ký kết hợp đồng với
các bạn hàng và các đơn vị sản xuất doanh nghiệp thương mại phải lập kế hoạch
thu mua tiến hành sắp xếp các công việc và chỉ đạo các bộ phận thực hiện theo kế
hoạch sao cho nguồn hàng đảm bảo yêu cầu về số lượng và chất lượng cần thiết,
đóng bao gói và tổ chức bảo quản, đưa hàng hoá tới kho ngoại quan làm thủ tục
xuất khẩu.
1.4.Giao dịch đàm phán, ký kết hợp đồng xuất khẩu
Sau giai đoạn nghiên cứu tiếp cận thị trường là giai đoạn giao dịch và
thương lượng với nhau về các điều kiện để đi đến ký kết hợp đồng, trong buôn bán
quốc tế có những bước giao dịch chủ yếu: hỏi giá, phát giá, đặt hàng, hoàn giá,
chấp nhận và cuối cùng là xác nhận.
Giao dịch đàm phán tức là trao đổi các điều kiện mua bán giữa các bên
thông qua thư tín, điện thoại qua internet cũng như gặp gỡ tại bàn đàm phán.
Ký kết hợp đồng xuất khẩu là kết quả của việc giao dịch và đàm phán thành
công, hai bên đi đến những nhất trí về giá cả, chất lượng, điều kiện thanh toán,
giao dịch và loại hàng hoá tất cả được ghi chi tiết trong hợp đồng, nó là cơ sở pháp
lý khi tranh chấp sảy ra.
1.5.Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu
Sau khi hợp đồng được ký kết, các bên phãitácđịnh rõ nội dung trình tự
công việc phải làm để cố gắng không gây ra sai sót thiệt hại, hoặc vi phạm hợp
đồng. Thông thường quá trình này bao gồm các công việc: ký kết hợp đồng xuất
khẩu, kiểm tra LC, xin giấy phép xuất khẩu, chuẩn bị hàng hoá, uỷ thác yêu cầu,
thanh toán, giả quyết khiếu nại.
1.6.Đánh giá kết quả hoạt động xuất khẩu và tiếp tục quá trình
Các chỉ tiêu sau thường được sử dụng để so sánh, đánh giá: số lượng thực
hiện xuất khẩu so với đơn hàng, chủng loại mặt hàng so với kế hoạch, tiến độ xuất
hàng so với hợp đồng đã ký, doanh số mua bán hàng hoá, chi phí kinh doanh, lợi
nhuận Đây là bước quan trọng nhằm xem xét hiệu quả của hoạt động kinh doanh
xuất nhập khẩu nói chung và từng lĩnh vực nói riêng, để điều chỉnh cho phù hợp.
2.Quy trình xuất khẩu các mặt hàng nông sản
Để xuất khẩu được hàng hoá ra khỏi Việt Nam, thì quá trình xuất khẩu
được tổ chức bao gồm nhiều công đoạn và nghiệp vụ. Từ điều tra nghiên cứu thị
trường nước ngoài, lựa chọn hang hoá xuất khẩu, bạn hàng giao dịch, thông qua
các bước giao dịch và đàm phán đi đến ký kết hợp đồng cho tới làm thủ tục Hải
quan Chuyển quyền sở hữu cho người mua và người mua tiến hành thanh toán.
Mỗi nội dung của hoạt động xuất khẩu chính là khâu mỗi nghiệp vụ của quá trình
xuất nhập khẩu và để đạt được hiệu quả cao nhất phục vụ được đầy đủ kịp thời cho
sản xuất và cho tiêu dùng đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu kỹ lưỡng mỗi nghiệp
vụ và đặt chúng trong mối quan hệ lẫn nhau.
Quá trình xuất khẩu hàng do là mặt hàng mang tính đặc thù như về về thời
vụ, phương thức bảo quản, vận chuyển đặc biệt khối lượng lớn nên các khâu của
quá trình xuất khẩu cũng có những đặc thù riêng. Qua thời gian theo dõi quy trình
xuất khẩu ở một số doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu nông sản. Hải quan Việt
Nam đã sơ đồ hoá quá trình xuất khẩu lô hàng nông sản bao gồm một số khâu cơ
bản như sau:
Sơ đồ quá trình xuất khẩu hàng nông sản
Nếu xuất CIF Nếu xuất FOB
Nghiên cứu thị
trư
ờng
Lập phương án
kinh doanh
Thu mua tạo
ngu
ồn
Giao dịch đàm
phán ký kết hợp
đ
ồng
Thực hiện hợp
đ
ồng
Làm thủ tục hải
quan
Lu
ồng xanh
Nộp
thuế
và l
ệ
Khai báo
n
ộp tờ khai
h
ải quan
Luồng
vàng
Luồng đỏ
Kiểm
tra
xác
Kiểm
tra
toàn b
ộ
Giao cho
người vận
chuy
ển
Giao hàng
cho nhà
nh
ập khẩ
u
Đánh giá
hiệu quả
kinh doanh
Quy trình xuất khẩu ở Việt Nam trải qua nhiều công đoạn phức tạp và còn
nhiều thủ tục rườm rà. Nhưng trong thời gian qua theo tinh thần của luật Hải quan
thì quá trình xuất khẩu đã được đơn giản hoá bớt nhiều công đoạn không cần thiết
ở đây chỉ xin nêu hai khâu thủ tục chính cho một lô hàng nông sản xuất khẩu với
đặc thù riêng của mặt hàng này.
a. Tổ chức ký kết hợp đồng xuất khẩu
Hợp đồng xuất khẩu nông sản là sự thoả thuận giữa các bên mua bán ở các
nước khác nhau, trong đó quy định bên bán phải cung cấp hàng hoá, chuyển giao
các chứng từ có liên quan đến hàng hoá và quyền sở hữu hàng hoá, bên mua phải
thanh toán tiền và nhận hàng.
Một hợp đồng xuất khẩu hoàn chỉnh thường bao gồm nhiều điều khoản ở
đây chỉ xin đưa ra một vài điều khoản cơ bản đối với xuất khẩu mặt hàng nông
sản.
*Giới thiệu về chủ thể của hợp đồng: Phải ghi chính xác rõ ràng tên, địa
chỉ, của các bên tham gia ký kết hợp đồng.
*Tên hàng: Nhằm xác định rõ sơ bộ loại hàng cần mua bán, do đó phải diễn
tả thật chính xác. Đối với các mặt hàng nông sản phải chú ý ghi tên thông thường,
tên thương mại, tên khoa học hoặc phải kèm theo tên địa phương sản xuất ra giống
cây đó. Ví dụ như: Chè Thái Nguyên, Gạo long An, Gạo Việt Nam 5% tấm
*Điều kiện về phẩm chất là điều khoản nói lên mặt chất của hàng hoá. Đối
với mặt hàng nông sản thì điều kiện này vô cùng quan trọng nó quyết định tới giá
cả hàng hoá cũng như điều kiện bảo quản xếp dỡ .
Tuỳ từng loại hang hoá người ta sẽ chọn phương pháp định lượng cũng như
quy định các tiêu chuẩn riêng.
VD: Để quy đinh gạo Việt Nam xuất khẩu như sau :
- Độ ẩm : Không quá 14% - Hạt bạc bụng : -8%
-Tạp chất : -0.50% - Hạt đỏ : -4%
- Hạt vỡ : -25% - Hạt non : -1%
- Hạt nguyên , ít nhất 40% - Mức đọ xát ; mực dọ thông thường
- Hạt bị hư không quá 2%
* Điều kiên về số lượng vì mặt hàng nông sản là đăc thù với khối lượng
lớn ,nên sự qui định thống nhất về đơn vị đo , cung như khối lượng cụ thể là cần
thiết . Cũng như chú ý tới sự giao động do độ ẩm, bốc xếp ,dơi vãi là cần thiết.
* Điều khoản giao hàng tức là sự xác định thời hạn, địa điểm giao hàng,
phương thức giao hàng và thông boá giao hàng.
Trước hết là về thời hạn giao hàng là thời hạn mà người bán phải hoàn
thành nghĩa vụ giao hàng, phải có sự thống nhất về thời gian vì mặt hàng nông sản
khâu bảo quản là khó khăn và cũng để giữ trữ chữ tín với bạn hàng nước ngoài.
Tiếp theo là địa điểm giao hàng, việc lựa chọn địa điểm giao hàng có liên
quan chặt chẽ đến phương thức chuyên chở hàng hoá và đến nông sản điều kiện.
b.Tiến hành làm thủ tục Hải quan cho lô hàng xuất khẩu
Để một lô hàng ra khỏi biên giới thì việc đầu tiên của nhà xuất khẩu phải
làm là làm thủ tục Hải quan tại của khẩu. Thủ tục Hải quan cho một lô hàng nông
sản xuất khẩu bao gồm những nội dung chính sau:
1.Khai báo, nộp tờ khai hải quan, nộp hoặc xuất trình giấy phép và các giấy
tờ cần thiết khác theo quy định của pháp luật
Khai báo nộp tờ khai hải quan là khâu quan trọng nhất trong ba khâu của
thủ tục hải quan
- Về thời gian khai báo đối với hàng xuất khẩu, chả hàng phải khai báo, nộp
tờ khai hải quan và làm thủ tục hải quan trước khi xuất hàng lên phương tiện vận
chuyển chậm nhất 2 giờ trước khi phương tiện vận chuyển khởi hành. Người chủ
phương tiện vận chuyển phải nộp cho hải quan bản lược khai hàng xuất khẩu chậm
nhất một giờ khi phương tiện vận chuyển khởi hành
- Địa điểm làm thủ tục hải quan theo luật hải quan mới thì đối với hàng
(chưa rõ) xuất nhập khẩu chủ hàng có thể làm thủ tục hải quan tại bất cứ hải quan
nào mà chủ hàng thấy tiện nhất
- Hình thức và nội dung khai báo. Đối với hàng nông sản xuất khẩu thì phải
khai báo tờ khai bằng tờ khai hải quan so tổng cục hải quan phát hành với các nội
dung như tên hàng, số hiệu của hàng hoá theo biểu thức đơn giá, trọng lượng, khối
lượng . . . và người khai phải là chủ của lô hàng, hoặc người uỷ nhiệm, co trác
nhiệm trước pháp luật vè tờ khai báo
- Các giấy tờ phải nộp hoặc xuất trình kèm theo tờ khai là: Giấy phép xuất
nhập khẩu, hợp đồng kinh tế, bản khai chi tiết
Quy trình thủ tục hải quan (trang bên)
2. Đưa đối tượng kiểm tra hải quan đến địa điểm quy định để kiểm tra, Địa
điểm kiểm tra hải quan là cửa khẩu bao gồm cửa khẩu cảng biển, cảng sông, hàng
không, cửa khẩu biên giới. . . nếu muốn hay đổi thì phải có chấp thuận của ngươi
có thẩm quyền (trưởng hải quan cửa khẩu)
- Theo luật hải quan mới thì chúng ta đã phân luồng hàng hoá theo ba
luồng, Xanh, Đỏ, Vàng để đảm bảo thủ tục nhanh
- Luồng xanh là luồng dành cho chủ hàng chấp hành hải quan tốt các quy
định của hải quan và chưa bị vi phạm luật hải quan trong thời gian năm năm hàng
hoá được miễn kiểm tra hải quan
- Luồng vàng áp dụng với các chủ hàng đã vi phạm nhưng ở mức độ nhẹ
chưa bị truy cứu. . . luồng vàng hàng hoá bi kiểm tra xác suất
- Luồng đỏ áp dụng cho chủ hàng có dấu hiệu vi phạm nhiều lần thì toàn bộ
hàng bị kiểm tra
3. Làm nghĩa vụ nộp thuế xuất khẩu. Sau khi làm song tờ khai hải quan và
tiến hành kiểm tra hải quan thi người xuất khẩu mang tờ khai tự áp dung thuế tính
thuế và nộp cho hải quan . Thời hạn nộp thuế theo Nghị định54/CP là không quá
15 ngày đối với hàng xuất khẩu
- Nộp lệ phíhq theo các chi phí cần thiết như kiểm tra giám định, khai báo, áp
tải, niêm phong, bảo quản. . .với mưc lệ phí do hải quan quy định