Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

ôn tập tài liệu luật sở hữu trí tuệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.79 KB, 11 trang )

Câu 1: Alexandre Dumas viết tiểu thuyết “ Bá tước trên đảo Monte
Crito” Hồ Biểu Chánh cũng viết một tiểu thuyết giống hệt mang tựa đề “
Chúa Tàu Kim Quy” . Hồ Biểu Chánh được coi là tác giả tiểu thuyết của
mình không?
Trả lời:
Theo Điểm b) Điều 27 trong Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền
liên quan có ghi:
“b) Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a trên này có thời hạn
bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết;
trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm
thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết”
Mặt khác ta thấy:
Alexandre Dumas(24/7/1802- 5/12/1870)
50 năm từ khi tác giả mất là năm 1920
Tác phẩm “ Chúa Tàu Kim Quy” sáng tác năm 1922
Tác phẩm” Chúa Tàu Kim Quy” ra đời sau 50 năm kể từ khi Dumas mất .
Theo điều 43 của Luật sở hữu trí tuệ về phần các tác phẩm thuộc về công
chúng có ghi:
“1. Tác phẩm đã kết thúc thời hạn bảo hộ theo quy định tại Điều 27 của Luật
này thì thuộc về công chúng.
2. Mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền sử dụng tác phẩm quy định tại khoản 1
Điều này nhưng phải tôn trọng các quyền nhân thân của tác giả quy định tại
Điều 19 của Luật này.”
4. Theo luật sở hữu trí tuệ trong quyền tài sản: chủ sở hữu có thể thực hiện
hoặc cho phép người khác khai thác,sử dụng hoặc chuyển giao,trong đó bao
gồm:quyền làm tác phẩm phái sinh.
Làm tác phẩm phái sinh là quyền do tác giả tự thực hiện hoặc cho phép
người khác sử dụng tác phẩm của mình để sáng tạo ra tác phẩm mới, như
dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngũ khác,tác phẩm chuyển thể cải
biên,phóng tác.
Người làm tác phẩm phái sinh chỉ có quyền tác giả khi không gây phương


hại tới quyền tác giả của tác phẩm được sử dụng để tạo ra tác phẩm phái
sinh.
Nhưng do tác phẩm tác phẩm “ Bá tước trên đảo Monte Crito” đã thuộc về
công cộng khi Hồ Chánh Biểu sáng tác“chúa tàu Kim Quy” ,nên hoàn toàn
có thể coi tác phẩm “chúa tàu Kim Quy” là của tác giả Hồ Chánh Biểu mà
Hồ Biểu Chánh không phải xin phép hay nộp phí cho tác giả hoặc những
người thừa kế của tác giả.
Câu 2: Một nhạc sỹ viết một tác phẩm âm nhạc piano đặt tựa đề là “ bản
không tên số 4” . Một người khác đến và gợi ý “ sao anh không đặt tên tác
phẩm của mình là bản dòng sông xanh”.? Nhạc sỹ đồng ý . Người gợi ý đó
có phải là đồng tác giả của tác phẩm không.
Trả lời:
Theo luật sở hữu trí tuệ:
1. Các cá nhân được xem là tác giả của một tác phẩm là người sử dụng thời
gian, tài chính, cơ sở vật chất- kỹ thuật của mình để sáng tạo ra tác phẩm có
các quyền nhân thân quy định tại Điều 19 và các quyền tài sản quy định tại
Điều 20 của Luật SHTT năm 2005.
2. Các đồng tác giả là một tập thể các tác giả sử dụng thời gian, tài chính, cơ
sở vật chất- kỹ thuật của mình để cùng sáng tạo ra tác phẩm có chung các
quyền quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật SHTT năm 2005 đối với tác
phẩm đó.
Từ đó ta thấy:
- Ông nhạc sĩ là người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm, bằng sức lực của mình
hình thành nên tác phẩm có tính nguyên gốc. Do đó, ông là tác giả của tác
phẩm và có quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm. Nên ông có
quyền đặt tên cho tác phẩm của mình.
Người viết nên tác phẩm ấy là ông nhạc sĩ, ông có quyền đặt tên cho tác
phẩm được quy định ở Khoản 1 điều 19 Luật SHTT năm 2005. Việc gợi ý
đặt tên không được coi là đóng góp đáng kể cho tác phẩm nên không thể coi
là đồng tác giả được. Những người được liệt kê là tác giả phải có đóng góp

đáng kể và trực tiếp về mặt học thuật trên ít nhất hai trong bốn khía cạnh
chính yếu của một đề tài hoặc bài báo khoa học tiêu biểu như sau:
+ Hình thành ý tưởng hoặc thiết kế
+ Thu thập dữ liệu và xử lý
+ Phân tích và diễn giải số liệu
+ Chắp bút những phần đáng kể trong bài viết
Quyền tác giả phải được dành riêng cho những người, và chỉ những người
đó mà thôi, có đóng góp tri thức đáng kể vào công trình nghiên cứu. Vì vậy
trong tình huống này, người gợi ý không phải là đồng tác giả của tác phẩm.
Câu 3: Dung và Tuấn thấy quyển sách “ Phương pháp Dạy và học Luật” của
Hess và Friedland, do NXB Carolina Academic Press phát hành năm 1999
của Mỹ rất thú vị, bèn xin phép NXB để dịch. Tuy nhiên 5 tháng sau vẫn
chưa nhận được sự trả lời của NXB. Dung và Tuấn đã dịch quyển sách trên
ra và sản xuất tại NXB Đại học Quốc gia TP.HCM, song mục đích chính vẫn
là để cho giáo viên và sinh viên trường ĐH Luật TP.HCM sử dụng. Sau đó
NXB tại Hoa Kỳ phát hiện và đã kiện NXB Đại học Quốc gia TP.HCM do
vi phạm bản quyền dịch của các nước đang phát triển theo điều II của Phụ
lục Công ước Berne 1971. Anh (chi) có đồng ý với ý kiến trên không?
Trả lời:
Tình Huống 1: NXB Mỹ không phải chủ sở hữu quyển sách “ Phương pháp
Dạy và học Luật”
Thì vụ kiện trên không có ý nghĩa
Theo điều 8( quyền dịch) tại công ước Berne:
“Tác giả của các tác phẩm văn học nghệ thuật được Công ước này bảo hộ
được toàn quyền dịch hay cho phép dịch tác phẩm của mình trong suốt thời
hạn hưởng quyền bảo hộ đối với các tác phẩm nguyên tác của mình.”
Vì vậy nếu Dung và Tuấn muốn dịch tác phẩm thì cần xin phép tác giả của
tác phẩm chứ không phải xin phép NXB Mĩ. Đồng thời NXB TP Hồ Chí
Minh cần phải xin giấy phép trước cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam về
việc dịch và in tác phẩm này. Việc xin giấy phép và in tác phẩm này cũng

cần tuân thủ theo quy định tại khoản 2 Điều 9 của Công ước này.
(khoản 2 điều 9 công ước Berne quy định: “2. Luật pháp quốc gia thành viên
Liên hiệp, trong một vài trường hợp đặc biệt, có quyền cho phép sao in
những tác phẩm nói trên, miễn là sự sao in đó không phương hại đến việc
khai thác bình thường tác phẩm hoặc không gây ảnh hưởng bất hợp lý đến
những quyền lợi hợp pháp của tác giả.”)


Tình Huống 2: NXB Mỹ là chủ sở hữu của cuốn sách “ Phương pháp Dạy và
học Luật”

Công ước Berne có đoạn
Điều 2:
“a)Sau khi mãn hạn 3 năm, hoặc một thời hạn dài hơn do luật pháp quốc gia
nói trên quy định, kể từ lần xuất bản đầu tiên của tác phẩm, nếu người sở
hữu quyền dịch không dịch hoặc không ủy thác dịch tác phẩm đó sang một
ngôn ngữ thông dụng trong nước đó, thì bất kỳ công dân nào của nước nói
trên đều có thể xin giấy phép để dịch tác phẩm đó sang ngôn ngữ đã nói và
xuất bản bản dịch dưới dạng in ấn hay các dạng sao in tương tự.
Điều 3
(a) Trong trường hợp dịch sang một thứ tiếng không thông dụng trong một
hay nhiều nước phát triển thuộc Liên hiệp, thì thời hạn chỉ là một năm, thay
cho thời hạn ba năm quy định ở khoản a) điều 2.”
Vậy trong trường hợp này, Dũng và Tuấn đã dịch tác phẩm khi chưa được
sự cho phép của nhà xuất bản Mỹ ngay trong thời hạn 1 mà NXB ĐH Quốc
gia TP HCM vẫn thực hiện in sao tác phẩm thì phải chịu trách nhiệm dân sự.
Nhưng, mặt khác có những trường hợp ngoại lệ theo công ước Berne quy
định và theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, các trường hợp sử dụng tác
phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao
bao gồm:

“1 Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy
của cá nhân;
- Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác
giả, không nhằm mục đích thương mại;
- Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu;
2. Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này không
được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây
phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông
tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm.”
Do đó nếu NXB đh Quốc gia TP HCM chỉ xuất bản 1 quyển và chứng minh
là không nhằm mục đích thương mại thì NXB Mỹ không có quyền kiện
NXB Quốc gia.
Vậy nếu NXB đh Quốc gia không đáp ứng được những yêu cầu đó thì NXB
Mỹ có quyền kiện theo đúng luật.
Câu 4: Công ty du lịch nhà hàng Phú Thọ xây dựng một khách sạn ở
TP.HCM và đặt tên là khách sạn Shangri-La. Tên biển hiệu của khách sạn
này đã được đăng ký nhãn hiệu dịch vụ tại cục SHTT. Shangri-La là tên một
mạng lưới khách sạn sang trọng nổi tiếng ở Đông Nam Á của tập đoàn
Shangri-La (Singapore). Tuy nhiên , tập đoàn này chưa đầu tư vào Việt Nam
cũng như chưa đăng ký nhãn hiệu dịch vụ của mình ở đây. Theo anh ( chị),
Shangri-La nên làm thế nào để bảo vệ quyền lợi của mình?
Trả lời:
Cả Singapore và Việt Nam là hai nước thành viên thuộc Công ước Pari
Mặt khác, nhãn hiệu dịch vụ của tập đoàn shangrila Singapore là nhãn hiêu
nổi tiếng tại Đông Nam Á bao gồm cả Việt Nam.
Mà theo điểu 6 công ước Pari quy định: “Các nước thành viên có trách
nhiệm từ chối hoặc hủy bỏ đăng ký, ngăn cấm việc sử dụng nhãn hiệu mà
nhãn hiệu đó có khả năng gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được cơ quan thẩm
quyền của nước đăng ký hoặc sử dụng coi là nhãn hiệu nổi tiếng tại nước
đó”.

Do vậy, nên nhãn hiệu Shangrila của Singapore không cần đăng ký tại cục
sở hữu tại Việt Nam nhưng vẫn được hưởng quyền sở hữu trí tuệ.
Vì doanh nghiệp du lịch Phú thọ đã vi phạm luật sở hữu trí tuệ nên Tập đoàn
Shangri-la đầu tiên phải gửi đơn kiện lên Cục sở hữu trí tuệ để chờ xử
lý.Cục sở hữu trí tuệ có những biện pháp xử lý hành vi vi phạm của doanh
nghiệp,thu lại văn bằng bảo hộ đã cấp cho công ty du lich Phú Thọ.
Còn nếu khách sạn đó vẫn muốn đặt tên là Shangrila để thu hút khách du
lịch thì cần phải được sự đồng ý của Tập đoàn khách sạn Singapore với việc
được nhận chuyển nhượng hợp pháp từ tập đoàn để danh tiếng của tập đoàn
không bị ảnh hưởng vì chất lượng của khách sạn tại Phú Thọ cũng giống với
daỹ khách sạn của tập đoàn.
Câu 5: Anh Vũ cấp Li-xăng cho chị Bình sản xuất keo dính chuột đã được
cấp văn bằng bảo hộ sáng chế đến tháng 12 năm 2006. Hợp đồng ly-xăng
quy định có hiệu lực đến năm 2008. Sang tháng 5 năm 2007, chị Bình quyết
định không trả phí li-xăng cho anh Vũ nữa vì anh văn bằng bảo hộ của anh
Vũ đã hết hiệu lực. Anh Vũ khởi kiện chị Bình do vi phạm hợp đồng, vì theo
nguyên tắc tự nguyện tự định đoạt, chị Bình phải suy nghĩ và quyết định
thời hạn hợp đồng trước khi ký. Nếu chị Bình đã đồng ý trả tiền đến năm
2008 thì phải thực hiện. Nếu biết chị BÌnh không ngay thẳng như vậy, anh
Vũ đã phải tăng phí li-xăng để bù vào chi phí thời gian sau ngày 1/1/2007.
Anh chị giải quyết tình huống trên thế nào?
Trả lời:
- Theo đề bài, văn bằng bào hộ sáng chế về keo dính chuột của anh Vũ
được bảo hộ tới tháng 12 năm 2006 thì hết hạn, hợp đồng license có hiệu lực
tới năm 2008 tức là mặc nhiên chị Bình phải thực hiện đầy đủ và đúng hợp
đồng cho tới lúc văn bằng bảo hộ sáng chế của anh Bình hết hiệu lực (tháng
12 năm 2006)
- Tới tháng 5 năm 2007, chị Bình quyết không trả phí license cho anh
Vũ => lúc này văn bằng của anh Vũ hết hạn hợp đồng nên chị Bình chấm
dứt hợp đồng là đúng

Vì theo mục 3 điều 148 : “hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
mặc nhiên bị chấm dứt hiệu lực nếu quyền sở hữu công nghiệp của bên giao
bị chấm dứt”
Theo Luật SHTT&TH năm 2009
- TH anh Vũ kiện chị Bình về nguyên tắc tự nguyện định đoạt là
đúng bởi chị Bình đã vi phạm hợp đồng, bởi trước khi kí một hợp đồng cụ
thể thì phải đọc kĩ điều khoản hợp đồng cũng như nội dung của nó, tuy nhiên
về việc tăng phí license thì anh Vũ chưa hợp lý.
=>Trong tình huống này, theo tôi nếu như chị Bình đã có ý muốn chấm dứt
hợp đồng thì anh Vũ nên xem xét để xin gia hạn về thời hạn bảo hộ bằng
sáng chế keo dính chuột từ ngày 1/1/2007 ( do tới ngày 31/12/2006 bằng
sáng chế đó đã hết hiệu lực)=> nên hợp đồng giữa anh Vũ và chị Bình cũng
hết hiệu lực. Nếu anh Bình vẫn tiếp tục được gia hạn văn bằng bảo hộ từ
tháng 1 năm 2007 thì nên thương lượng với chị Bình để tiếp tục thực hiện
hợp đồng license đã kí trước đó, nếu chị Bình không có ý hợp tác thì hợp
đồng đó phải hủy bỏ.

×