Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể theo luật sở hữu trí tuệ việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (354.96 KB, 10 trang )

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ công nghiệp đối với
nhãn hiệu tập thể theo Luật Sở hữu trí tuệ
Việt Nam

Lê Thị Vân

Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn Thạc sĩ. Luật Dân sự; Mã số: 60 38 30
Nghd: TS. Trần Lê Hồng
Năm bảo vệ: 2013

Abstract: Nghiên cứu để làm rõ về mặt lý luận của nhãn hiệu tập thể (NHTT) trong mối
quan hệ với các đối tượng khác của quyền sở hữu công nghiệp (SHCN). Nghiên cứu phân
tích các đặc điểm, chức năng của NHTT, chỉ ra những nội dung cơ bản nhất của NHTT từ
đó xây dựng các khái niệm về NHTT và bảo hộ NHTT. Nghiên cứu các quy định của
pháp luật Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu tập thể, cụ thể là các dấu hiệu được sử dụng làm
NHTT, điều kiện bảo hộ cũng như cơ chế và việc đăng ký NHTT trong sự so sánh với
quy định của pháp luật các nước khác và quốc tế để thấy được những ưu điểm và hạn chế
trong quy định của luật SHTT Việt Nam. Nghiên cứu thực trạng bảo hộ quyền Sở hữu
công nghiệp (SHCN) đối với NHTT ở Việt Nam trong việc đăng ký, quản lý và sử dụng
để tìm ra những điểm còn tồn tại. Qua đó đề ra những biện pháp để hoàn thiện các quy
định của pháp luật, nâng cao hiệu quả trong vấn đề bảo hộ quyền SHCN đối với NHTT.
Keywords: Nhãn hiệu tập thể; Sở hữu công nghiệp; Quyền sở hữu trí tuệ; Pháp luật Việt
Nam
Contents:
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay, các nước giao lưu hợp tác cùng phát
triển trong mọi lĩnh vực, tạo nên nhiều cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp. Bên cạnh
việc mở ra cơ hội giao lưu hợp tác cùng phát triển thì hệ quả của bối cảnh kinh tế sẽ kéo theo đó
là sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Sự cạnh tranh này sẽ đào thải những doanh nghiệp


không phù hợp và không đáp ứng được nhu cầu hay đòi hỏi của nền kinh tế. Để tồn tại được
trong hoàn cảnh đó, không ít các doanh nghiệp lợi dụng uy tín, danh tiếng của sản phẩm hay dịch
vụ của doanh nghiệp khác để đưa ra thị trường các sản phẩm, dịch vụ kém chất lượng và lừa dối
người tiêu dùng. Nhận thức được điều đó, các nước trên thế giới bên cạnh việc phát triển kinh tế
họ đã quan tâm chú trọng đến vấn đề bảo hộ quyền SHCN để bảo vệ tài sản trí tuệ cho chính
doanh nghiệp mình.
Nước ta cũng không nằm ngoài hệ quả của bối cảnh kinh tế quốc tế nêu trên. Tuy nhiên,
việc xác lập và bảo hộ tài sản trí tuệ ở trong nước hiện nay còn khá mới mẻ với nhiều người dân,
phần lớn họ chưa ý thức được việc bảo hộ cho tài sản trí tuệ của mình. Điều này xuất phát từ rất
nhiều các nguyên nhân khác nhau, do thực trạng nền kinh tế của nước ta còn đang trong giai
đoạn phát triển, có thể là do ý thức của người dân và cũng có thể là do hệ thống pháp luật chưa
đầy đủ. Bên cạnh đó là hệ thống cơ quan thực thi quyền SHCN còn chồng chéo, chưa thực hiện
đúng chức năng và nhiệm vụ của mình. Vì thế mà chưa tạo lòng tin cho người dân. Hơn nữa,
việc xử lý các hành vi xâm phạm quyền SHCN bằng các biện pháp hành chính là chính, biện
pháp dân sự và hình sự rất ít khi được sử dụng.
Bối cảnh quốc tế và trong nước khiến các doanh nghiệp nói chung và đặc biệt là các
doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng ở nước ta đang đứng trước sự lựa chọn hợp tác cùng phát
triển hay phát triển theo một cách riêng rẽ và làm sao để bảo vệ được tài sản trí tuệ của mình một
cách hiệu quả nhất. Trong hoạt động thương mại tồn tại lời khuyên “nếu không thể đánh bại thì
hãy gia nhập”. Lời khuyên này đúng đối với trường hợp của NHTT vì nó tạo nên sức mạnh cạnh
tranh của một tập thể các doanh nghiệp mà một doanh nghiệp đơn lẻ không thể có được.
Xuất phát từ thực tế trên đây, việc lựa chọn đề tài “Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
đối với NHTT theo luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam” là cần thiết và phù hợp với thực tế hiện nay.
Nó có ý nghĩa:
 Góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo hộ NHTT;
 Giúp cho người đọc có cách nhìn nhận đúng đắn hơn về các quy định của pháp luật
trong việc bảo hộ nhãn hiệu tập thế;
 Góp phần nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo hộ tài sản trí tuệ;
 Nâng cao năng lực của các cơ quan chức năng trong việc bảo hộ, thực thi quyền SHCN
đối với NHTT nói riêng và quyền SHTT nói chung.

2. Tình hình nghiên cứu
Liên quan đến việc nghiên cứu các quy định pháp luật về việc bảo hộ của nhãn hiệu nói
chung và NHTT nói riêng đã có nhiều đề tài nghiên cứu, các bài viết trên báo và các tạp chí
chuyên ngành như: “Bảo hộ NHTT, nhãn hiệu chứng nhận tại Việt Nam - Một số vấn đề lý luận
và thực tiễn”, Khoá luận tốt nghiệp Văn Thanh Phương; Người hướng dẫn: TS. Vũ Thị Hải Yến
- Hà Nội, 2012; “Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng, nghiên cứu so sánh giữa pháp luật liên minh Châu
Âu và Việt Nam”, luận án tiến sỹ của Phan Ngọc Tâm năm 2011; “Pháp luật bảo hộ quyền
SHCN đối với nhãn hiệu hàng hóa ở Việt Nam thực trạng và giải pháp hoàn thiện”, luận văn thạc
sỹ luật học của Hồ Ngọc Hiển năm 2004; Trần Việt Hùng: Tầm quan trọng của bảo hộ nhăn hiệu
hàng hóa trong kỷ nguyên hội nhập kinh tế nhằm tăng cường tính cạnh tranh toàn cầu, Hội thảo
"Bảo hộ quốc tế nhãn hiệu hàng hóa" tại Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2001; “Bảo hộ NHTT ở
Việt Nam”, Khoá luận tốt nghiệp Bùi Văn Bằng; Người hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Tuyết - Hà
Nội, 2010; “Xác định khả năng phân biệt của nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam”,
luận văn thạc sỹ luật học của Đỗ Thị Hồng năm 2008; “Cơ sở pháp lý cho việc bảo hộ nhãn hiệu
hàng hóa ở Việt Nam”, luận văn thạc sỹ luật học của Đỗ Thị Hằng năm 2006; “Nhãn hiệu có khả
năng phân biệt thông qua quá trình sử dụng dưới góc độ so sánh pháp luật Việt Nam với pháp
luật liên minh Châu Âu, Hoa Kỳ”, luận văn thạc sỹ luật học của Đàm Thị Diễm Hạnh năm 2009;
PGS.TS Đoàn Năng: Về thực trạng và phương hướng tiếp tục hoàn thiện pháp luật về bảo hộ
quyền SHCN ở nước ta hiện nay, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 2/2000
Các công trình trên đây đã phần nào nghiên cứu những vấn đề pháp lý hoặc cơ sở lý luận
cho việc bảo hộ nhãn hiệu, chẳng hạn như khóa luận tốt nghiệp của Bùi Văn Bằng phân tích các
quy định của pháp luật liên quan đến NHTT, chưa nêu ra được các điểm bất cập trong quy định
của luật. Hơn nữa, phần thực tiễn pháp luật về bảo hộ quyền thì khóa luận chỉ tập trung phân tích
thực trạng trong việc thực thi quyền. Hoặc như khóa luận tốt nghiệp của Văn Thanh Phương chỉ
có một phần phân tích về NHTT bên cạnh Nhãn hiệu chứng nhận và phần này chỉ phân tích theo
các quy định của luật về NHTT mà thôi. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách
chuyên sâu về bảo hộ NHTT.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích:
Làm sáng tỏ vấn đề về mặt lý luận và cơ sở pháp lý cho việc bảo hộ NHTT ở Việt Nam;

Nghiên cứu các quy định của pháp luật các nước trên thế giới về bảo hộ NHTT;
Từ thực trạng bảo hộ quyền SHCN đối với NHTT ở nước ta để đưa ra các giải pháp nhằm
hoàn thiện các quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quả bảo hộ quyền SHCN đối với NHTT.
Nhiệm vụ:
Để đạt được mục đích nêu trên, nhiệm vụ đặt ra đối với tác giả của luận văn như sau:
Nghiên cứu để làm rõ về mặt lý luận của NHTT trong mối quan hệ với các đối tượng
khác của quyền SHCN. Cụ thể tập trung nghiên cứu phân tích các đặc điểm, chức năng của
NHTT, chỉ ra những nội dung cơ bản nhất của NHTT từ đó xây dựng các khái niệm về NHTT và
bảo hộ NHTT.
Nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hộ NHTT cụ thể là các dấu hiệu
được sử dụng làm NHTT, điều kiện bảo hộ cũng như cơ chế và việc đăng ký NHTT trong sự so
sánh với quy định của pháp luật các nước khác và quốc tế để thấy được những ưu điểm và hạn
chế trong quy định của luật SHTT Việt Nam;
Nghiên cứu thực trạng bảo hộ quyền SHCN đối với NHTT ở Việt Nam trong việc đăng
ký, quản lý và sử dụng để tìm ra những điểm còn tồn tại. Qua đó đề ra những biện pháp để hoàn
thiện các quy định của pháp luật, nâng cao hiệu quả trong vấn đề bảo hộ quyền SHCN đối với
NHTT.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền SHCH đối
với NHTT. Bên cạnh quy định của pháp luật Việt Nam, luận văn cũng nghiên cứu các quy định
của pháp luật quốc tế và pháp luật của các nước trên thế giới để so sánh đối chiếu với pháp luật
Việt Nam. Ngoài ra, luận văn cũng nghiên cứu vụ việc điển hình trong thực trạng bảo hộ quyền
SHCN đối với NHTT, tìm ra những điểm còn hạn chế trong quy định của Luật cũng như trong
thực tế thực hiện quyền đối với NHTT của chủ sở hữu.
- Phạm vi nghiên cứu.
Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật về bảo hộ NHTT bao gồm các
quy định của pháp luật trong việc đăng ký xác lập quyền đối với NHTT của Việt Nam và so sánh
với một nước trên thế giới, luận văn không nhằm vào việc nghiên cứu các quy định của pháp luật
trong việc thực thi quyền SHCN đối với NHTT.

5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn đã vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp đối chiếu, so sánh, khái quát hoá,
phương pháp logic và phương pháp lịch sử trong việc phân tích và luận giải những vấn đề đã đặt
ra. Đồng thời luận văn cũng kế thừa và sử dụng một số kết quả nghiên cứu, chuyên đề khoa học
có liên quan đến bảo hộ quyền SHCN đối với NHTT.
6. Những đóng góp mới của luận văn
Rất nhiều các đề tài nghiên cứu về nhãn hiệu nói chung, nhưng luận văn là tài liệu đầu
tiên nghiên cứu chuyên sâu về bảo hộ quyền SHCN đối với NHTT tại Việt Nam. Luận văn đã có
những đóng góp mới như sau:
 Làm sáng tỏ về mặt lý luận về bảo hộ NHTT và đặc biệt là đưa ra các khái niệm khoa
học liên quan đến NHTT như bảo hộ NHTT;
 Làm rõ về hệ thống bảo hộ NHTT theo pháp luật Việt Nam;
 Nghiên cứu pháp luật của một số nước về NHTT và phân tích so sánh đối chiếu với
pháp luật Việt Nam;
 Chỉ ra thực trạng đăng ký và sử dụng NHTT tại Việt Nam và xây dựng các kiến
nghị và giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về NHTT.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần lời nói đầu, kết luận, danh mục tham khảo, nội dung Luận văn bao gồm có ba
chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về bảo hộ NHTT
Chương 2: Luật SHTT và thực tiễn bảo hộ NHTT ở Việt Nam
Chương 3: Phương hướng và một số biện pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo hộ
NHTT

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt
1. Nguyễn Thị Quế Anh (2010), “Phân loại nhãn hiệu theo hình thức của nhãn hiệu”, tr. 100-
108, Tạp chí luật học Đại học quốc gia Hà Nội, (26).

2. Bộ Khoa học và Công nghệ, (2000), Thông tư 825/2000/TT-BKHCNMT Hướng dẫn thi
hành Nghị định số 12/1999/NĐ-CP ngày 6-3-1999 về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực sở hữu công nghiệp, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Bộ Khoa học và Công nghệ (2007), Thông tư số 01/2007/TT – BKHCN, Hướng dẫn thi
hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
4. Chính phủ (1996), Nghị định 63/CP (24/10/1996) Quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp,
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Chính phủ (2010), Nghị định số 122/2010/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 103/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở
hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Cục sở hữu trí tuệ, Bánh tráng đại Lộc, Thư viện số về sở hữu công
nghiệp, />xt&ref=
7. Cục sở hữu trí tuệ, Nhãn hiệu Kỳ Lý, Thư viện số về sở hữu công nghiệp,
/>=
8. Cục sở hữu trí tuệ, Rượu Bầu đá, Thư viện số về sở hữu công nghiệp,
/>=
9. Cục sở hữu trí tuệ (2009), Những điều cần biết về sở hữu trí tuệ của tổ chức sở hữu trí tuệ
thế giới – bản dịch của phòng hợp tác quốc tế - Cục sở hữu trí tuệ, tr. 38, tại

10. Cục sở hữu trí tuệ (2010), Bảo hộ chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng
nhận, Hội nghị toàn quốc về quản lý sở hữu trí tuệ tại thành phố Lạng Sơn từ ngày 11-
13/11/2010.
11. TS. Dương Tử Giang và TS. Phạm Vũ Khánh Toàn, Báo cáo tổng hợp kết quả rà soát luật
Sở hữu trí tuệ, Báo điện tử Vibonline, />huu-tri-tue-13.aspx
12. Đào Thị Diễm Hạnh (2010), Xây dựng khái niệm nhãn hiệu trong luật sở hữu trí tuệ, trang
điện tử thông tin pháp luật dân sự,
13. Cao Xuân Hạo (2005), Giáo trình ngôn ngữ học đại cương, tr. 1, Nhà xuất bản khoa học xã
hội, Hà Nội.

14. Trần Lê Hồng (2011), Mất nhãn hiệu là mất thị trường, Hội thảo Thương hiệu mạnh – Lợi
thế cạnh tranh trong kinh tế hội nhập” do VCCI và Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp tổ
chức,
15. Phạm Thanh Hưng, (2010): Nhãn hiệu tập thể và việc đăng ký nhãn hiệu tập thể ở tỉnh
Ninh Thuận, Báo điện tử của Ninh Thuận,
/>tap-the-o-tinh-Ninh-Thuan.aspx
16. Lê Nết (2006), Quyền sở hữu trí tuệ, Nhà xuất bản Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí
Minh.
17. Thanh Ngân, (2012): Xây dựng nhãn hiệu tập thể - Hướng phát triển của gỗ Đồng Kỵ. Báo
điện tử Bắc Ninh, _detail/73767/xay-dung-nhan-hieu-tap-
the-huong-phat-trien-cua-go- dong-ky.html.
18. TS. Lê Đình Nghị và TS. Vũ Thị Hải Yến (2009), Giáo trình Luật SHTT, tr. 168,
Trường đại học Luật Hà Nội, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
19. Quỳnh Như (2010), Bình Định đòi lại thương hiệu rượu Bầu Đá, trang điện tử,

20. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Sở hữu trí tuệ, Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
21. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Luật Sở hữu trí tuệ (sửa đổi),
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội,
22. Vũ Duy Quy (2005), Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam, những vấn đề lý luận
và thực tiễn, tr. 11, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học luật thành phố Hồ Chí Minh.
23. TS. Phùng Trung Tập (2004), Các yếu tố của quyền sở hữu trí tuệ, tr. 164, Nhà xuất bản tư
pháp, Hà Nội.
24. Hồ Thị Thân (2007), Tâm lý quản lý, dành cho sinh viên hệ đào tạo đại học từ xa.
25. Thông tấn xã Việt Nam, Nâng cao giá trị của cây chè Thái Nguyên, Báo điện tử của
Vinanet />nam.gpprint.188696.gpside.1.asmx
26. Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (2006), Tạo dựng một nhãn hiệu, tr. 15, Nhà xuất bản Bộ
văn hóa Thông tin, Hà Nội.
27. Trung tâm từ điển học (2008), “Từ điển tiếng Việt”, tr. 50, Nhà xuất bản Đà Nẵng, Đà
Nẵng.

28. Viện ngôn ngữ học, (2003), Từ điển tiếng Việt, tr. 321 Nhà xuất bản Đà Nẵng, Đà Nẵng.
29. Nguyễn Văn Việt (2012), Thực thi quyền sở hữu trí tuệ đối với Kiểu dáng công nghiệp tại
Việt Nam và kinh nghiệm từ một số quốc gia trên thế giới, Luận văn thạc sỹ luật học, Khoa
Luật (Đại học quốc gia Hà Nội), Hà Nội.
30. Diệp Thị Thanh Xuân (2009), Vấn đề bảo hộ nhãn hiệu theo pháp luật quốc tế, pháp
luật một số nước trên thế giới và pháp luật Việt Nam, tr. 16, Luận văn Thạc sĩ Luật
học, Khoa Luật (Đại học quốc gia Hà Nội), Hà Nội.
31. ThS. Vũ Thị Hải Yến (2003), Khái niệm nhãn hiệu hàng hoá trong Bộ luật dân sự, tr. 86 -
91, Tạp chí Luật học Số chuyên đề 3 /2003.

Tiếng Anh
32. China (2001), Trademark Law of the People's Republic of China

33. Community trade mark (CTM)
/>o
34. Council Regulation (EC) No.40/94 dated December 20, 1993, ỌEC No. L11/1, 14/01/1994,
pl-32.
35. Ladas, S. (1994) International law on protection of patent, trademark, industrial design,
Havard Univ. Press
36. United Kingdom (2008), Trade Marks Rules

37. United States Patent and Trademark Office (2001), The Fingerprints of Commerce
38. United States of America (2013), Trademark Law

39. World Intellectual Property Office, Collective Marks

40. World trade Organization, General Agreement on Trade in Services (GATS),

41. World Intellectual Property Office, Paris Convention for the Protection of Industrial
Property

42. World Intellectual Property Office, Trade-Related Aspects of Intellectual Property Rights (TRIPS)



×