Tải bản đầy đủ (.pptx) (21 trang)

Nghiên cứu phong cách tối giản và ứng dụng vào thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho công ty mây tre đan ninh sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.45 MB, 21 trang )

BÁO CÁO CUỐI KỲ
ĐỀ TÀI: “Nghiên cứu phong cách tối giản và ứng dụng vào thiết
kế bộ nhận diện thương hiệu cho Công ty mây tre đan Ninh
Sở”
Môn: Đồ án thiết kế sản phẩm đa phương tiện
GVHD: Th.S Hà Thị Hồng Ngân
Th.S Trần Quốc Trung
Th.S Nguyễn Kim Ngân


1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI
Trong thời đại xã hội ngày nay, vô số các doanh nghiệp và
công ty đang được hình thành và phát triển. Một doanh nghiệp
hoặc cơng ty cần xây dựng hình ảnh và hệ thống nhận diện
thương hiệu chuyên nghiệp và độc đáo nếu muốn ghi được dấu ấn
mạnh mẽ trong mắt công chúng. Do đó, bộ nhận diện thương hiệu
đóng vai trị rất quan trọng trong sự phát triển của cơng ty. Nhìn
vào bộ nhận diện, khách hàng có thể thấy được chất lượng của
doanh nghiệp hoặc cơng ty, từ đó ảnh hưởng đến niềm tin của họ
vào doanh nghiệp hoặc cơng ty đó.


1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI
Phong cách tối giản - Minimalism là một phong trào nghệ thuật
xuất phát trong phong trào nghệ thuật phương Tây từ sau chiến tranh
thế giới lần thứ 2, phát triển mạnh vào giữa những năm 1960 và 1970
của thế kỷ 20.
Phong cách này nhấn mạnh vào việc giảm thiểu tối đa các chi tiết
thừa và hạn chế về số lượng màu sắc, chỉ giữ lại những thành phần
thật sự cần thiết tuy đơn giản nhưng lại tinh tế và hiện tại, đáp ứng
được yếu tố thẩm mỹ.


Phong cách tối giản ứng dụng trong thiết kế nhận diện thương
hiệu là một lựa chọn mang lại nhiều lợi ích. Phong cách tối giản có khả
năng cơ đọng và thể hiện cá tính đặc trưng của doanh nghiệp một
cách độc đáo và ấn tượng, giúp công chúng thu nhận thông tin về
doanh nghiệp và nhận diện thương hiệu một cách dễ dàng và nhanh
chóng. Thêm vào đó, các yếu tố tối giản dễ tạo dấu ấn trong trí nhớ


1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI
Công ty mây tre đan Ninh Sở là một công ty chuyên sản xuất
các mặt hàng thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu mây tre. Cơng ty
chưa có bộ nhận diện thương hiệu chính thức.
Trên thị trường nhiều doanh nghiệp và công ty cũng kinh
doanh các sản phẩm mây tre đan hiện nay, công ty mây tre đan
Ninh Sở cần có một bộ nhận diện thương hiệu nổi bật, tinh tế, hiện
đại, dễ nhận biết để tạo dấu ấn trong mắt khách hàng và có thể
cạnh tranh với các cơng ty đối thủ.
Phong cách tối giản với một số đặc điểm như hạn chế tối đa
các chi tiết thừa, sử dụng hạn chế màu sắc,… nhưng vẫn gợi lên sự
tinh tế và hiện đại, đáp ứng được yếu tố thẩm mỹ khi ứng dụng
vào thiết kế bộ nhận diện thương hiệu sẽ giúp truyền tải tinh thần
của công ty nhanh nhất và tạo ấn tượng mạnh cho công chúng.


1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI
Thêm vào đó, trong thời đại mọi thiết kế đều có xu hướng đơn
giản hóa và được ưa chuộng như hiện nay, việc ứng dụng phong
cách tối giản vào thiết kế bộ nhận diện thương hiệu sẽ tạo nên
hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp và hiện đại trong mắt khách
hàng trong nước và quốc tế.

Với những lý do đó, em nhận thấy việc lựa chọn phong cách
tối giản để ứng dụng vào thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho
công ty mây tre đan Ninh Sở là hợp lý và đã lựa chọn đề tài
“Nghiên cứu phong cách tối giản và ứng dụng vào thiết kế bộ nhận
diện thương hiệu cho Công ty mây tre đan Ninh Sở”.


2. TÍNH KHẢ THI
Qua 4 năm học ở học viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn thơng,
em đã có đủ kiến thức và kỹ năng để thực hiện đề tài mình đã
chọn. Cụ thể:
-

Kiến thức về cơ sở tạo hình em đã được học qua các môn học
như Cơ sở tạo hình, Mỹ thuật (cơ bản và nâng cao).

-

Kiến thức về thiết kế em đã được học qua các môn học như
Nghệ thuật đồ họa chữ, Thiết kế ấn phẩm điện tử, Thiết kế đồ
họa.

-

Thông qua việc học tập và thực hành trong các mơn học trên,
em đã có khả năng sử dụng các công cụ thiết kế đồ họa đủ tốt
để có thể thiết kế bộ nhận diện thương hiệu.


2. TÍNH KHẢ THI

Đồng thời trong học kỳ này ở mơn Thực hành chun sâu em
được học về quy trình thiết kế một bộ nhận diện thương hiệu nên
có thể áp dụng ngay vào thực hiện đề tài của môn học đó.
Thêm vào đó em có khả năng đọc hiểu tiếng Anh. Do đó có
thể tìm kiếm và tham khảo các tài liệu nghiên cứu bằng tiếng Anh
hoặc sách ngôn ngữ Anh.
Với những lý do đó, em nhận thấy mình có khả năng thực hiện
đề tài này.


2. TÍNH KHẢ THI
Một số sản phẩm em đã thực hiện trong các môn học:





3. TÍNH KHOA HỌC
“Brand Identity: Essentials 100
Principles for Designing Logos and
Building Brands” của nhóm tác giả
Kevin Budelmann, Yang Kim, Curt
Wozniak. Cuốn sách được xuất bản
vào tháng 10 năm 2010 bởi NXB
Rockport. Đây là cuốn sách thứ 4
trong bộ Essential bao gồm: Layout
Essentials, Typography Essentials,
and Packaging Essentials. Cuốn
sách cung cấp kiến thức về những
quy tắc cơ bản trong thiết kế logo

và xây dựng bộ nhận diện thương
hiệu thông qua 100 quy tắc bao
gồm các yếu tố để xây dựng thành
cơng hình ảnh nhận diện, chương
trình nhận diện và nhận diện
thương hiệu. Ngồi ra cuốn sách
cịn chứa nhiều nội dung về chiến
lược và yếu tố xây dựng hình ảnh
thương hiệu khác.


Cuốn sách “Minimalist Graphics”
của tác giả Julia Schonlau, xuất bản
vào tháng 6 năm 2011 bởi NXB
Harper Design. Cuốn sách trình bày
những thiết kế sử dụng phong cách
tối giản hiệu quả từ những nhà
thiết kế đương thời. Ngồi ra cuốn
sách cịn đề cập tới lịch sử và tầm
quan trọng của nghệ thuật tối giản
trong thiết kế. Đây sẽ là một nguồn
tài liệu bổ ích cho các nhà thiết kế
đồ họa đang muốn ứng dụng
phong cách tối giản vào thiết kế
của mình hoặc chỉ đơn giản là
muốn tìm hiểu về phong cách tối
giản.


Cuốn “Minimalism – Design

Simplicity” của tác giả Hartmut
Obendorf, được xuất bản vào tháng
6 năm 2009 bởi NXB Springer.
Cuốn sách giới thiệu về Minimalism
– sự tối giản, giải đáp các thắc mắc
về sự đơn giản và làm rõ ý nghĩa
của sự giảm thiểu trong thiết kế.
Tác giả phân chia và bàn luận về
minimalism qua 4 khái niệm: Chức
năng minimalism, Cấu trúc
Minimalism, Thiết kế Minimalism,
Thành phần Minimalism. Đây sẽ là
cuốn sách có ích cho các nhà thiết
kế đồ họa và đội ngũ phát triển sản
phẩm cũng như những người làm
trong mảng marketing.


Cuốn “Designing Brand Identity: An
Essential Guide for the Whole
Branding Team, 4th Edition” của
tác giả Alina Wheeler, được xuất
bản vào tháng 11 năm 2012 bởi
nhà xuất bản John Wiley and Sons.
Cuốn sách cung cấp 5 bước để tạo
ra, xây dựng và duy trì bộ nhận
diện thương hiệu hiệu quả và vững
mạnh. Cuốn sách cịn có các case
study cụ thể để làm rõ luận điểm
của mình.



Cuốn “Minimalist Packaging:
Enhancing Creative Concepts” của
tác giả Chris Huang, được xuất bản
tháng 9 năm 2019. Cuốn sách trình
bày những thiết kế đẹp mang
concept giảm bớt, tái sử dụng, tái
chế mà vẫn tạo được vẻ tinh tế,
sáng tạo và độc đáo, đồng thời
phân tích chi tiết từng sản phẩm.
Thêm vào đó, cuốn sách cịn đưa ra
các lời khun bổ ích giúp tạo nên
một thiết kế tối giản vừa đẹp về
thẩm mỹ vừa có cơng năng.

Ngồi ra có bài nghiên cứu Minimalism in Art and Design: Concept,
influences implications and perspectives của tác giả Cedric Van Eenoo
được xuất bản ngày 19 tháng 4 năm 2011 trên trang
Tài liệu có đề cập tới lịch sử hình
thành, phát triển và ưu nhược điểm của tối giản khi ứng dụng vào các
sản phẩm nghệ thuật.


Hiện nay, ở Việt Nam có khá ít tài liệu nghiên cứu về phong cách tối giản trong thiết kế
nhận diện thương hiệu. Tuy nhiên, có thể đề cập đến một số cuốn sách và tài liệu có
liên quan đến phong cách tối giản và thiết kế nhận diện thương hiệu như bài báo “Tìm
hiểu về phong cách Minimalism - sự tối giản trong thiết kế” trên tạp chí điện tử
Designervn đã giới thiệu về phong cách tối giản và ảnh hưởng của phong cách tối giản
trong cuộc sống, đồng thời chỉ ra đặc điểm của phong cách tối giản trong nhiều lĩnh vực

khác nhau.
Cuốn “Nhận Diện Thương Hiệu, Những Điểm Chạm Thị Giác” của công ty Rio book, được
xuất bản bởi NXB Lao Động. Cuốn sách gồm nhiều nội dung như kiến thức căn bản về
nhận diện thương hiệu, sức mạnh của hình ảnh nhận diện với hoạt động kinh doanh,
Cách sử dụng nhận diện thương hiệu linh hoạt trong nhiều tình huống, nâng cao hiệu
quả quản trị hệ thống nhận diện thương hiệu.
Cuốn “Nguyên lý design thị giác” của tác giả Nguyễn Hồng Hưng, được xuất bản bởi
NXB Đại học quốc gia TP.HCM đề cập đầy đủ, có hệ thống về ngơn ngữ tạo hình và
ngun lý thị giác trong mọi lĩnh vực của thiết kế công nghiệp hay nghệ thuật thị giác
nói chung. Sách bao gồm 18 chương đi từ cội nguồn của design, phân tích cụ thể 14
đặc tính thị giác, đi sâu nghiên cứu cách cảm thụ không gian đến cách sử dụng, phối
hợp màu sắc, hình khối sao cho phù hợp với “tâm lý cảm thụ thị giác”.


Cuốn “Nhận Diện Thương Hiệu,
Những Điểm Chạm Thị Giác” của
công ty Rio book, được xuất bản
bởi NXB Lao Động

Cuốn “Nguyên lý design thị giác”
của tác giả Nguyễn Hồng Hưng,
được xuất bản bởi NXB Đại học
quốc gia TP.HCM.


4. KHUNG ĐỀ CƯƠNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHONG CÁCH TỐI GIẢN VÀ
THIẾT KẾ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU
1.1. Tổng quan về phong cách tối giản
1.1.1. Khái niệm phong cách tối giản

1.1.2. Đặc điểm của phong cách tối giản
1.1.3. Lịch sử phát triển của phong cách tối giản
1.2. Tổng quan về nhận diện thương hiệu
1.2.1. Khái niệm nhận diện thương hiệu
1.2.2. Vai trò của nhận diện thương hiệu
1.2.3. Các thành phần của bộ nhận diện thương hiệu
1.2.4. Quy trình thiết kế bộ nhận diện thương hiệu
CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU VỀ PHONG CÁCH TỐI GIẢN
TRONG THIẾT KẾ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU
2.1. Vai trò của phong cách tối giản trong thiết kế nhận
diện thương hiệu
2.2. Thực trạng về phong cách tối giản trong thiết kế
nhận diện thương hiệu


4. KHUNG ĐỀ CƯƠNG
2.3. Những nguyên tắc khi ứng dụng phong
cách tối giản trong thiết kế nhận diện thương
hiệu
CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG PHONG CÁCH TỐI GIẢN
VÀO THIẾT KẾ BỘ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU
CHO CÔNG TY MÂY TRE ĐAN NINH SỞ
3.1. Nghiên cứu tổng quan về Công ty mây tre
đan Ninh Sở
3.1.1. Giới thiệu về Công ty mây tre đan
Ninh Sở
3.1.2. Thực trạng của Công ty mây tre đan
Ninh Sở
3.1.3. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
3.1.4. Định hướng thiết kế cho bộ nhận diện

thương hiệu của Công ty mây tre đan Ninh Sở
3.2. Ứng dụng phong cách tối giản vào thiết kế
bộ nhận diện thương hiệu cho Công ty mây tre
đan Ninh Sở
3.2.1. Logo và bộ quy chuẩn
3.2.2. Bộ văn phòng



×