Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Hãy chú ý cung cấp đủ nước cho cơ thể trẻ pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.95 KB, 3 trang )

Hãy chú ý cung cấp đủ nước cho cơ thể trẻ
Nước còn làm giảm độ quánh của máu tạo điều kiện cho máu lưu
thông dễ dàng. Rõ ràng, nước là một nhu cầu tối cần thiết của cơ
thể, đặc biệt với trẻ nhỏ; và người ta có thể nhịn ăn hằng tuần
nhưng không thể sống nổi vài ngày nếu không được uống nước.
Vai trò của nước đối với cơ thể
Bình thường, so với người trưởng thành, hằng ngày trẻ cần nhiều
nước hơn 3-4 lần (tính theo cân nặng cơ thể). Theo kinh nghiệm
của các thầy thuốc nhi khoa, trong 10kg cân nặng cơ thể đầu tiên
mỗi cân cần 100ml nước, 10kg tiếp theo mỗi cân cần 50ml nước,
những cân tiếp theo, mỗi cân cần 20ml nước.
Theo đó, suy ra nhu cầu nước hằng ngày của trẻ. Chẳng hạn,
một trẻ khỏe mạnh 4 tuổi, cân nặng khoảng 13,5kg, trong điều
kiện bình thường, mỗi ngày trẻ cần khoảng 1.200ml nước. Lượng
nước này một phần do bữa ăn cung cấp (khoảng 450-550ml),
một phần do chuyển hóa chất trong cơ thể đem lại (chừng 100-
150ml); phần nước còn lại phải được đưa vào cơ thể bằng đường
uống. Như vậy, hằng ngày cho trẻ này uống khoảng 500-600ml
nước là đủ.
Nếu trẻ hiếu động, hay những hôm trời nóng nực, cần cho trẻ
uống thêm. Nếu trẻ bị tiêu chảy, sốt cao, sốt xuất huyết nhu
cầu nước còn cao hơn nhiều. Khi nhiệt độ cơ thể tăng thêm 1ºC,
nhu cầu nước sẽ tăng thêm 12%. Trẻ bị tiêu chảy nặng có thể
mất tới 1 lít nước trong 1 giờ. Dấu hiệu sớm nhất báo hiệu cơ thể
bắt đầu bị thiếu nước là cảm giác khát. Khi thấy khát tức là cơ
thể đã bị mất 1-2% nước.
Khi cơ thể mất 5% nước bắt đầu xuất hiện các rối loạn về chuyển
hóa chất, có khi bị ngất; mất 10-15% nước, cơ thể sẽ trong tình
trạng nguy kịch, có thể tử vong. Mất nước bao giờ cũng kéo theo
mất một lượng đáng kể các chất điện giải (chủ yếu là kali, calci,
iod, sắt) và một số vitamin. Hậu quả là nhiều chức phận sống


của cơ thể bị ảnh hưởng, các phản xạ có điều kiện và phối hợp
động tác bị giảm sút rõ rệt, động tác kém chính xác, cơ thể
chóng mệt mỏi, khó tập trung, kết quả học tập giảm sút
Bảo đảm nhu cầu nước cho trẻ
Ngoài lượng nước do bữa ăn đem lại qua thức ăn như canh, nước
rau, súp cần cho trẻ uống nước đều đặn, trong đó 60% là nước
đun sôi để nguội hoặc nước tinh lọc đóng chai, 20% từ sữa các
loại (sữa tươi, sữa đậu nành, sữa chua uống và 20% nước ép trái
cây tươi (cam, chanh ). Nước trái cây, sữa các loại là những
thức uống có giá trị dinh dưỡng cao, có thể cho trẻ uống hằng
ngày.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì với các loại quả tươi có thể
cho trẻ ăn cả quả hoặc cho uống nước ép, nhưng ăn cả quả tốt
hơn vì trẻ có thêm chất xơ (cellulose). Chất xơ trong quả chín
hơn hẳn chất xơ của ngũ cốc vì mịn hơn, lại liên kết với pectin
thành một phức hợp có tác dụng điều hòa nhu động ruột, ngăn
ngừa táo bón.
Có nên cho trẻ uống nước đá?
Không nên cho trẻ uống nước đá vì dễ gây hư hại răng và làm trẻ
bị viêm họng.
Ăn cả trái chắc chắn là hơn hẳn uống nước trái cây đóng hộp vì
loại này có nhiều đường, lại ít vitamin do đã bị hao hụt nhiều
trong quá trình chế biến, bảo quản; chưa kể là các chất bảo quản
có thể ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của trẻ. Bạn cũng có thể cho
trẻ uống các loại nước “mát” như nước mía, nước rau má 1-2 ly
nhỏ mỗi ngày. Tất nhiên phải là nước sạch, được chế biến hợp vệ
sinh.
Không cho trẻ uống các thứ nước chứa nhiều năng lượng “rỗng”
như nước ngọt các loại, nước tăng lực, nước hương trái cây (vì
thành phần chủ yếu của những thứ nước này là đường sucrose,

thiếu các vitamin và chất khoáng cần thiết cho cơ thể), các thứ
nước có chất kích thích như nước chè, cà phê, bia và các loại
nước giải khát có gas.
Cách bù nước cho trẻ
Các em thường mải chơi, nhiều em quên cả khát, do vậy những
hôm trời nắng gắt, nhiệt độ ngoài trời lên đến 38-40ºC, các bậc
cha mẹ cần chủ động cho trẻ uống nước (với trẻ nhỏ) hoặc
thường xuyên nhắc trẻ uống nước (với trẻ lớn). Những buổi dã
ngoại, cần nhắc các cháu đem theo nước uống. Chỉ uống nước đá
khi biết chắc là được làm từ nguồn nước sạch, được bảo quản,
vận chuyển vệ sinh hoặc do từ tủ lạnh gia đình.

×