Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Khi trẻ có thói quen ăn vặt - Phần 1 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.65 KB, 3 trang )

Khi trẻ có thói quen ăn vặt - Phần 1

Đối với trẻ nhỏ, ăn vặt không phải là một thói quen xấu bởi
bữa ăn chính không thể cung cấp đủ lượng dinh dưỡng mà
cơ thể bé cần. Dưới đây là một số thông tin hữu ích giúp
bạn tạo cho bé thói quen ăn uống phù hợp với sức khỏe.
Snack là một phần không thể thiếu trong các hoạt động giải trí,
vui chơi của trẻ em và theo thống kê tại Mỹ, cứ 4 đứa trẻ có 1
đứa luôn phải có một thứ gì đó nhấm nháp giữa 2 bữa ăn chính.
Bạn cho rằng các thực phẩm đóng gói sẵn (giàu calo, ít dinh
dưỡng) là thủ phạm gây tăng cân và béo phì ở trẻ nhỏ? Đúng
nhưng chưa đủ bởi thực tế cho thấy chính lượng snack bọn trẻ ăn
vào mới là thủ phạm đích thực.
Bữa ăn phụ - Quan trọng không kém bữa chính
Đúng vậy bởi dạ dày của trẻ chưa đủ "lớn" để chứa tất cả nhu
cầu dinh dưỡng chúng cần trong một ngày chỉ thông qua các bữa
ăn chính. Vậy nên lượng thực phẩm cần được chia nhỏ thành
nhiều bữa trong ngày.
Một trong những nguyên tắc tính lượng dinh dưỡng của trẻ tuổi
tập đi là thêm 1 thìa thức ăn khi tăng thêm 1 tháng tuổi. Bạn
cũng có thể cho bé ăn nhiều hơn nếu bé cảm thấy đói.
Sự tăng trưởng và phát triển của trẻ sẽ chậm dần sau sinh nhật
đầu tiên. Do nhu cầu về lượng calo giảm xuống nên bọn trẻ sẽ ăn
ít hơn nhưng tiếp tục tạo thói quen lựa chọn các thực phẩm có lợi
cho sức khỏe trong các bữa ăn chính hay phụ của trẻ lúc này vẫn
rất quan trọng. Bạn cũng nên lưu ý: không cố gắng tìm mọi cách,
thậm chí là ép buộc trẻ phải ăn hết khẩu phần do bạn định ra.
Đối với trẻ dưới 3 tuổi, những loại snack dưới đây có thể là
nguyên nhân dẫn tới đầy bụng, khó tiêu: rau sống (cà chua, dưa
chuột), bỏng ngô, hạnh nhân, lạc, hoa quả khô (nho), xúc xích
Đừng làm hỏng bữa tối


Những trẻ được chiều chuộng thường ít có cảm giác đói khi đến
giờ ăn tối bởi chúng vừa vòi vĩnh và được cho một gói bim bim
trước đó ít phút.
Vậy nên, cách tốt nhất là luôn giám sát và nhắc nhở người chăm
sóc con bạn không được cho chúng ăn vặt trước giờ ăn chính 2
tiếng rưỡi. Tức là nếu bữa tối của bé là 18h thì bữa ăn phụ trước
đó phải diễn ra muộn nhất là lúc 16h30. Nếu bé có nhu cầu, bạn
có thể cho ăn thêm sau bữa ăn tối.
Nước quả: Bạn hay thù?
Trẻ nhỏ thường thích nước quả ép hơn hoa quả tươi bởi do hương
vị của nước quả hấp dẫn hơn. Đúng là nước quả rất bổ dưỡng
nhưng khi uống quá nhiều thì lại là một vấn đề khác bởi nó cũng
rất giàu calo. Khi cho trẻ uống nhiều, vô hình chung, bạn đã tạo
cơ hội để bé lên cân và bị sâu răng.
Hãy nhớ nhé: Ngay cả với nước quả nguyên chất (không pha
thêm đường) thì hàm lượng calo cũng đã nhiều hơn so với các đồ
uống có ga. Nước quả cũng ít chất xơ hơn rất nhiều so với các
loại hoa quả.
Viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến nghị rằng trẻ không nên uống
nhiều hơn 100g nước quả mỗi ngày. Ngoài ra nên chọn các loại
nước quả giàu calci, đặc biệt là với những trẻ không thích uống
sữa và các sản phẩm từ sữa.
Đường hủy hoại răng
Các đồ ăn thức uống có hàm lượng đường cao như nước ngọt có
ga và nước quả có thể dẫn tới các bệnh về răng. Nguyên nhân là
vi khuẩn trong miệng sẽ chuyển hóa đường thành một loại acid
có khả năng ăn mòn men răng và tác dụng phá hủy của nó kéo
dài tới 20 phút.
Mở rộng sự lựa chọn
Khi bọn trẻ ở độ tuổi đến trường, chúng có cơ hội để chọn nhiều

loại thực phẩm hơn nên việc kiểm soát chế độ dinh dưỡng khó
khăn hơn. Tuy nhiên, bạn không vì thế mà lơ là, nhìn cách trẻ ăn
ở nhà bạn sẽ biết bé thường ăn gì ở ngoài.
Nấu cho bé ăn là cách rất tốt vì sẽ tạo thói quen thích ăn những
thực phẩm nấu tại nhà. Với những thực phẩm ăn ngay như rau
sống và hoa quả tươi, hãy chọn những loại có thể cắt nhỏ và để
được trong tủ lạnh.

×