Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Hướng dẫn đào tạo PLC Siemens S7-300 và WinCC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.95 MB, 96 trang )

NỘI DUNG HƯỚNG DẪN VỀ
PLC S7-300, WINCC –
SIEMENS VÀ THIẾT BỊ CHẤP
HÀNH


MỤC LỤC
I. MỤC ĐÍCH................................................................................................................... 3
II. PHẠM VI ÁP DỤNG ................................................................................................. 3
III. THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA ........................................................................... 3
IV. TÀI LIỆU LIÊN QUAN ........................................................................................... 3
V. NỘI DUNG .................................................................................................................. 4

PHẦN 1: CƠ BẢN VỀ PLC S7-300 & CÁC VÍ DỤ
1. CƠ BẢN VỀ PLC S7-300 ........................................................................................ 4
1.1.

Định nghĩa PLC ................................................................................................. 4

1.2.

Các tín hiệu kết nối với PLC ............................................................................ 4

1.3.

Các module của PLC S7-300 ............................................................................ 5

1.4.

Kiểu dữ liệu và phân chia bộ nhớ .................................................................... 6


1.5.

Cấu trúc bộ nhớ của CPU................................................................................. 7

1.6.

Vòng quét chương trình .................................................................................... 8

1.7.

Cấu trúc chương trình....................................................................................... 8

1.8.

Những khối OB đặc biệt.................................................................................... 9

2. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM LẬP TRÌNH STEP 7 (SIMATIC
MANAGER V5.6) .......................................................................................................... 10
2.1.

Kết hợp giữa phần cứng và phần mềm: ........................................................ 10

2.2.

Cách xây dựng một Project ............................................................................ 10

2.3.

Tạo vào soạn thảo khối chương trình ứng dụng .......................................... 15


3. CÁC VÍ DỤ ............................................................................................................. 16
3.1.

Bài 1: ................................................................................................................. 16

3.2.

Bài 2: ................................................................................................................. 17

3.3.

Bài 3: ................................................................................................................. 19

3.4.

Bài 4: ................................................................................................................. 22

3.5.

Bài 5: ................................................................................................................. 25

3.6.

Bài 6: ................................................................................................................. 25

3.7.

Bài 7: ................................................................................................................. 26

3.8.


Bài 8: ................................................................................................................. 27


3.9.

Bài 9: ................................................................................................................. 27

3.10.

Bài 10: ............................................................................................................ 28

3.11.

Bài 11: ............................................................................................................ 29

3.12.

Bài 12: ............................................................................................................ 30

3.13.

Bài 13: ............................................................................................................ 31

3.14.

Bài 14: ............................................................................................................ 32

3.15.


Bài 15: ............................................................................................................ 33

3.16.

Bài 16: ............................................................................................................ 33

3.17.

Bài 17: ............................................................................................................ 34

3.18.

Bài 18: ............................................................................................................ 35

3.19.

Bài 19: ............................................................................................................ 36

3.20.

Bài 20: ............................................................................................................ 38

3.21.

Bài 21: ............................................................................................................ 39

3.22.

Bài 22: ............................................................................................................ 40


PHẦN 2: THIẾT BỊ CHẤP HÀNH
4. CẢM BIẾN .............................................................................................................. 41
4.1.

Cơ bản về cảm biến ......................................................................................... 41

4.2.

Phân loại cảm biến........................................................................................... 42

4.3.

Tín hiệu 4~20mA, 0-10V ................................................................................. 43

4.4.

Các loại cảm biến thông dụng ........................................................................ 46

4.4.1.

Cảm biến nhiệt độ ...................................................................................... 46

4.4.2.

Cảm biến quang ......................................................................................... 48

4.4.3.

Cảm biến áp suất........................................................................................ 54


4.4.4.

Cảm biến tiệm cận ..................................................................................... 55

4.4.5.

Cảm biến mức nước................................................................................... 58

4.4.6.

Encoder....................................................................................................... 60

5. CƠ CẤU CHẤP HÀNH ......................................................................................... 63
5.1.

Đặc điểm của các cơ cấu chấp hành .............................................................. 63

5.2.

Các cơ cấu chấp hành thường gặp................................................................. 63

5.2.1.

Van mắt kính.............................................................................................. 63

5.2.2.

Van điều áp ................................................................................................ 64



5.2.3.

Van điều tiết ............................................................................................... 65

5.2.4.

Van bướm điều khiển điện ........................................................................ 67

PHẦN 3: WINCC - SIEMENS
6. CƠ BẢN VỀ WINCC ............................................................................................. 71
6.1.

Giới thiệu chung về WinCC. .......................................................................... 71

6.2.

Chức năng của WinCC (Windows Control Center) .................................... 73

6.2.1.

Chức năng .................................................................................................. 73

6.2.2.

Cấu trúc ...................................................................................................... 74

6.2.3.

Soạn thảo (Editor) ..................................................................................... 74


6.2.4.

Các thành phần của dự án trong Control Center .................................... 74

7. SOẠN THẢO DỰ ÁN MẪU.................................................................................. 78
7.1.

Tạo Project ....................................................................................................... 78

7.2.

Tạo Biến ............................................................................................................ 80

7.3.

Tạo đối tượng ................................................................................................... 83

7.4.

Thiết lập các điều kiện Run-time ................................................................... 86

7.5.

Kích hoạt Project ............................................................................................. 87

8. CÁC BÀI TẬP THỰC HÀNH .............................................................................. 88
8.1.

Các bài tập thông dụng ................................................................................... 88


8.2.

Bài tập lớn 1 ..................................................................................................... 88

8.3.

Bài tập lớn 2 ..................................................................................................... 90

PHẦN 4: ĐÁNH GIÁ ĐÀO TẠO
9. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA & MỤC TIÊU CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ ..................... 93
9.1.

Mục đích & ý nghĩa ......................................................................................... 93

9.2.

Mục tiêu ............................................................................................................ 93

10.

NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ ..................................................................................... 93

10.1.

Phần lý thuyết ............................................................................................... 93

10.2.

Phần thực hành............................................................................................. 93


10.3.

Phần thời gian thi và thang điểm đánh giá................................................ 94

10.4.

Phổ điểm đánh giá kết quả .......................................................................... 94


I. MỤC ĐÍCH
Nội dung để trong hướng dẫn này là phần tổng hợp kiến thức cơ bản để hình thành
kỹ năng cho một người KTV Tự động hóa & Đo lường để phục vụ công việc tại các Nhà
máy thuộc Cơng ty Cổ phần Thép Hịa Phát Dung Quất.
Những nội dung trong hướng dẫn nói về PLC S7-300, các ví dụ điển hình cho phần
lập trình. Ngồi ra, cịn nói về các loại tín hiệu của các cảm biến và các cơ cấu chấp hành.
Giới thiệu để người học biết được các cảm biến và cơ cấu chấp hành thông
dụng tại Công ty.
Nội dung WinCC được thể hiện những đặc điểm cơ bản, KTV vận dụng kiến thức
đã học tại trường Đại học, các tài liệu trên internet để tiến hành hồn thiện các ví dụ trong
hướng dẫn này.
II. PHẠM VI ÁP DỤNG
Hướng này áp dụng để đào tạo các KTV Tự động hóa & Đo lường của các Nhà
máy thuộc Cơng ty Cổ phần Thép Hịa Phát Dung Quất.
III. THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA
- PLC: Programmable Logic Controller, là thiết bị điều khiển lập trình được (khả
trình) cho phép thực hiện linh hoạt các thuật toán điều khiển logic thơng qua một ngơn
ngữ lập trình.
- TĐH & ĐL: Tự động hóa & Đo lường.
- IEC: International Electrotechnical Commission - Ủy ban Kỹ thuật điện Quốc
tế

IV. TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- Tự động hóa với Simatic S7-300, Nguyễn Dỗn Phước – Phan Xuân Minh – Vũ
Văn Hà.
- Tham khảo tập lệnh S7-300 của các Trường Đại học trong nước.
- Các tài liệu liên quan PLC tại .
- Các ví dụ về WinCC trên
Ladder Logic (LAD) for S7-300 and S7-400 Programming, Siemens.


V. NỘI DUNG

PHẦN 1: CƠ BẢN VỀ PLC S7-300 & CÁC VÍ DỤ
1. CƠ BẢN VỀ PLC S7-300
1.1. Định nghĩa PLC
Thiết bị điều khiển logic khả trình PLC (Programmable Logic Contronller) là loại
thiết bị cho phép thực hiện linh hoạt các thuật tốn điều khiển số thơng qua một ngơn ngữ
lập trình.
Ưu điểm:
o Nhỏ gọn
o Dễ thay đổi thuật tốn
o Dễ trao đổi thông tin (với PLC khác hoặc với máy tính)
Các bộ phận chính của PLC:
o
o
o
o

Bộ vi xử lý trung tâm (CPU)
Hệ điều hành
Bộ nhớ chương trình

Các cổng vào ra,…

1.2. Các tín hiệu kết nối với PLC
- Tín hiệu số: là các tín hiệu thuộc dạng hàm Boolean, dạng tín hiệu chỉ có 2 giá
trị 0 hoặc 1. Đối với PLC Siemens:
o
o

Mức 0: tương ứng với 0V hoặc hở mạch
Mức 1: tương ứng với 24V

Ví dụ: Các tín hiệu từ nút nhấn, từ các cơng tắc hành trình,… Đều là những tín
hiệu số.


- Tín hiệu tương tự: là tín hiệu liên tục từ 0-10V hoặc 4-20mA.
Ví dụ: Tín hiệu đọc từ cảm biến loadcell, lưu lượng, nhiệt độ,…
1.3. Các module của PLC S7-300
v Module CPU
- Module CPU là loại module chứa vi xử lí, hệ điều hành, bộ nhớ, các bộ thời
gian, bộ đếm, cổng truyền thông và cổng vào ra số.
- Các cổng vào ra số trên CPU được gọi là cổng vào ra Onboard.
- Trong họ PLC S7-300 có nhiều loại CPU khác nhau: CPU312, CPU314,
CPU315,…

v Các module mở rộng:
Được chia thành 5 loại chính sau:
- Nguồn ni (PS: Power Supply): cung cấp nguồn cho CPU và các module khác.
- SM (Signal Module): Module tín hiệu vào ra, bao gồm:
o DI: Digital Input

o DO: Digital Output
o DI/DO: Digital In/Output
o AI: Analog Input
o AO: Analog Output
o AI/AO: Analog In/Output
- IM (Interface Module): Module ghép nối.
- FM (Function Module): Module điều khiển riêng: điều khiển Servo, đọc tốc độ
cao,…
- CP (Communication Module): Module truyền thông.


1.4. Kiểu dữ liệu và phân chia bộ nhớ
- Kiểu BOOL: dung lượng một bit, có giá trị 0 hoặc 1.
- Kiểu BYTE: gồm 8 bits, được dùng để biểu diễn số nguyên dương trong
khoảng từ 0 đến 255.
- Kiểu WORD: gồm 2 bytes, biểu diễn một số nguyên dương từ 0 đến 65535.
- Kiểu INT: 2 bytes, biểu diễn số nguyên trong khoảng từ -32768 đến 32767.
- Kiểu DINT: 4 bytes, biểu diễn số nguyên từ -2147483648 đến 2147483648.
- Kiểu S5T (hay S5TIME): khoảng thời gian, được tính theo giờ/phút/giây/mili
giây.
- Kiểu TOD: biểu diễn giá trị thời gian tính theo giờ/phút/giây.
- Kiểu DATE: biểu diễn giá trị thời gian tính theo năm/tháng/ngày.
- Kiểu CHAR: biểu diễn một hoặc nhiều ký tự (nhiều nhất là 4 ký tự).


1.5. Cấu trúc bộ nhớ của CPU
Bộ nhớ của S7-300 được chia thành 3 vùng chính:
v Vùng chứa chương trình ứng dụng: được chia làm 3 miền:
o OB (Organization block): miền chứa chương trình tổ chức.
o FC (Function): miền chứa chương trình con được tổ chức thành hàm có

biến hình thức để trao đổi dữ liệu với chương trình đã gọi nó.
o FB (Function block): miền chứa chương trình con, được tổ chức thành hàm,
có khả năng trao đổi dữ liệu với bất cứ một khối chương trình nào khác.
v Vùng chứa tham số của hệ điều hành và chương trình ứng dụng
o I (Process image input): miền bộ đệm các dữ liệu cổng vào số
o Q (Process image output): miền bộ đệm các dữ liệu cổng ra số
o M: Miền các biến cờ. Chương trình ứng dụng sử dụng vùng nhớ này để lưu
trữ các tham số cần thiết và có thể truy nhập nó theo bit (M), byte (MB),
từ (MW), từ kép (MD).
o T: miền nhớ phục vụ bộ thời gian (Timer) bao gồm việc lưu giữ giá trị thời
gian đặt trước (PV: Preset value), giá trị đếm thời gian tức thời (CV: Current
value).
o C: miền nhớ phục vụ bộ đếm (Counter), bao gồm việc lưu giữ giá trị đặt
trước, giá trị đếm tức thời, giá trị logic đầu ra của bộ đếm.
o PI: miền địa chỉ cổng vào của các module tương tự.
o PQ: miền địa chỉ cổng ra cho các module tương tự.
v Vùng chứa các khối dữ liệu
Được chia thành 2 loại
o DB (Data block): miền chứa các dữ liệu được tổ chức thành khối. Kích
thước và số lượng khối do người sử dụng quy định, phù hợp với từng bài toán
điều khiển
o L (Local data block): miền dữ liệu địa phương, được các khối chương trình
OB, FC, FB tổ chức, sử dụng cho các biến nháp tức thời và trao đổi dữ liệu
của biến hình thức với những khối chương trình đã gọi nó. Nội dung của một
số dữ liệu trong miền nhớ này sẽ bị xóa khi kết thúc chương trình tương ứng
trong OB, FC, FB.


1.6. Vịng qt chương trình
- PLC thực hiện chương trình theo chu trình lặp. Mỗi vịng lặp được gọi là vòng

quét (scan). Mỗi vòng quét được bắt đầu bằng giai đoạn chuyển dữ liệu từ các cổng
vào số tới vùng bộ đệm ảo I, tiếp theo là giai đoạn thực hiện chương trình.
- Trong từng vịng qt, chương trình được thực hiện từ lệnh đầu tiên đến lệnh
kết thúc của khối OB1.
- Sau giai đoạn thực hiện chương trình là giai đoạn chuyển các nội dung của bộ đệm
ảo Q tới các cổng ra số.
- Vòng quét được kết thúc bằng giai đoạn truyền thông nội bộ và kiểm lỗi.
- Thời gian cần thiết để PLC thực hiện được một vòng quét gọi là thời gian vòng
quét (Scan time).

1.7. Cấu trúc chương trình
Có 2 dạng cấu trúc chương trình sau:
- Lập trình tuyến tính: Tồn bộ chương trình điều khiển nằm trong một khối
trong bộ nhớ. Loại hình cấu trúc tuyến tính này phù hợp với những bài tốn tự động nhỏ,
không phức tạp. Khối được chọn phải là khối OB1, là khối mà PLC luôn quét và thực
hiện các lệnh trong nó thường xuyên, từ lệnh đầu tiên đến lệnh cuối cùng và quay lại lệnh
đầu tiên.
- Lập trình có cấu trúc: Chương trình được chia thành những phần nhỏ với từng
nhiệm vụ riêng và các phần này nằm trong những khối chương trình khác nhau. Loại hình
cấu trúc này phù hợp với những bài toán điều khiển nhiều nhiệm vụ và phức tạp.
PLC S7-300 có 4 loại khối cơ bản sau:
o Loại khối OB (Organization block): khối tổ chức và quản lý chương
trình điều khiển. Có các loại khối OB có chức năng khác nhau như: OB1,
OB35, OB40,…
o Loại khối FC (Program block): khối chương trình với những chức năng
riêng giống như một chương trình con hoặc một hàm. Một chương trình
ứng dụng có thể có nhiều khối FC.


o Loại khối FB (Function block): là loại khối FC đặc biệt có khả năng trao

đổi một lượng dữ liệu lớn với các khối chương trình khác nhau.
o Loại khối DB (Data block): khối chứa các dữ liệu cần thiết để thực hiện
chương trình. Các tham số của khối do người dùng tự đặt.
Chương trình trong các khối được liên kết với nhau bằng các lệnh gọi khối,
chuyển khối. S7-300 cho phép gọi chương trình con lồng nhau.
1.8. Những khối OB đặc biệt
o OB10 (Time of Day Interrupt)
o OB20 (Time Delay Interrupt)
o OB35 (Cyclic Interrupt)
o OB40 (Hardware Interrupt)
o OB80 (Cycle Time Fault)
o OB81 (Power Supply Fault)
o OB82 (Diagnostic Interrupt)
o OB85 (Not Load Fault)
o OB87 (Communication Fault)
o OB100 (Start Up Information)
o OB121 (Synchronous)
o OB122 (Synchronous error)


2. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM LẬP TRÌNH STEP 7 (SIMATIC
MANAGER V5.6)
Simatic Manager là phần mềm lập trình và đặt cấu hình cơ bản cho các PLC S7300, S7-400 của Siemens. Nó bao gồm một hệ thống các ứng dụng, mỗi ứng dụng đảm
nhiệm một chức năng cụ thể phục vụ cho việc lập trình hệ thống như:
o Đặt cấu hình và ấn định các tham số cho phần cứng.
o Soạn thảo và kiểm tra lỗi phần mềm ứng dụng.
o Đặt cấu hình mạng và các kết nối.
2.1. Kết hợp giữa phần cứng và phần mềm:
- PLC S7 bao gồm một bộ nguồn cung cấp, một bộ điều khiển trung tâm CPU và
các Modules xuất nhập.

- PLC sẽ giám sát và điều khiển các thiết bị thông qua chương trình Step 7. Việc
định địa chỉ các Moules xuất nhập có thể được thực hiện bằng phần mềm. Chương
trình sẽ được chuyển xuống CPU bằng cáp giao tiếp

2.2. Cách xây dựng một Project
Để xây dựng một Project trong Step 7, chúng ta có các cách sau:
Cách 1:
Sau đây là các bước khởi tạo một Project:


B1: Chạy chương trình Step 7 thơng qua biểu tượng

trên Desktop hoặc

truy cập vào Start Þ Simatic Þ Simatic manager
B2: Từ cửa sổ Wizard New Project (nếu không thấy cửa sổ này thì chọn File Þ
Wizard New Project), khi nhấn nút “Preview” sẽ đóng hoặc mở cấu trúc của Project sẽ
được tạo mặc định (CPU 312C, MPI=2,…)

Nếu nhấn “Next” sẽ chuyển sang hộp thoại kế tiếp cho phép bạn chọn lọai CPU
khác, địa chỉ MPI (như hình là chọn CPU 315-2 PN/DP, MPI=2).

B3: Tiếp tục nhấn “Next” để chuyển qua hộp thọai kế tiếp, cho phép chọn các khối
hàm cần thêm vào Project. Đồng thời cho phép lựa chọn ngôn ngữ để lập trình là LAD,
FBD hay STL.


B4: Tiếp tục nhấn “Next” để chuyển qua hộp thọai kế tiếp, để nhập tên Project
sẽ được tạo ra. Cuối cùng nhấn nút “Finish” để tạo Project.


Vậy là chúng ta đã khởi tạo xong 1 project.


Cách 2:
B1: cũng tương tự như cách 1.
B2: Tạo một project mới bằng cách vào menu File Þ New. Đặt tên cho dự án.

B3: Khai báo phần cứng S7-300, nhấn đúp vào Hardware để mở cửa sổ khai
báo phần cứng “HW Config”.
Nếu trong HW Config chưa có cửa sổ con Hardware Catalog, vào menu View
Þ Catalog để mở. Cửa sổ Hardware Catalog chứa tất cả các module được hỗ trợ bởi phiên
bản Step 7 hiện thời.

Trong cửa sổ cấu hình (Configuration) của trạm, trước tiên cần phải khai báo
(insert) các Rack “gắn” module. Chọn đúng loại Rack trong Catalog rồi nhấn đúp. Tùy
theo yêu cầu cụ thể về số lượng module cũng như của thiết kế phần cứng sẽ quyết định
số Rack cần khai báo.


Chọn đúng các module cần thiết để gắn vào các vị trí trên Rack. Đối với các trạm
S7-300 vị trí 1 trên Rack luôn dành riêng cho module nguồn (Power Supply - PS),
vị trí số 2 trên Rack trung tâm dành riêng cho CPU, vị trí thứ 3 dành riêng cho module
giao tiếp (IM), các module IM chỉ cần thiết trong trường hợp sử dụng nhiều hơn 1 Rack,
tức là ngồi giá trung tâm có thêm (các) Rack mở rộng (tối đa 4 Rack). Các module đều
cho phép xem, đặt tham số hoạt động cho module bằng cách nhấn đúp vào module đó
hoặc nhấn chuột phải rồi chọn Object Properties, (hoặc chọn module rồi vào menu
Edit Þ Object Properties)

B4: Sau khi khai báo cấu hình phần cứng, có thể Download cấu hình vừa khai báo
xuống PLC bằng cách chọn PLC Þ Download



2.3. Tạo vào soạn thảo khối chương trình ứng dụng
Để tạo một khối (chương trình hoặc dữ liệu), chọn vị trí (Blocks) rồi vào chọn
menu Insert Þ S7 Block Þ (Loại khối)
Để mở cửa sổ soạn thảo, ấn đúp vào khối cần soạn thảo.

Cửa sổ soạn thảo chương trình:


3. CÁC VÍ DỤ
Các ví dụ với bài giải chỉ mang tính tham khảo, các chương trình điều khiển người
lập trình có thể sử dụng các hướng đi khác nhau nhưng kết quả cuối cùng là phải đảm bảo
đúng về quy trình làm việc của hệ thống.
3.1. Bài 1: Viết chương trình cho hệ thống làm đầy chai với yêu cầu:
Ngõ vào I0.0 là tiếp điểm thường hở dùng khởi động hệ thống.
Ngõ vào I0.1 là tiếp điểm thường đóng dùng dừng hệ thống.
Khi hệ thống khởi động thì đèn ngõ ra Q4.1 sáng lên.
Khi hệ thống khởi động có thể chọn chế độ làm việc bằng tay hoặc tự động.
Khi chọn I0.4=0 là chế độ tay, I0.4=1 là chế độ tự động.
I0.5 dùng để cho phép các chế độ hoạt động.
Các đèn báo chế độ: Chế độ tay Q4.2, chế độ tự động Q4.3.
Khi thay đổi chế độ thì hệ thống sẽ dừng lại.
Ở chế độ bằng tay thì hệ thống có thể chạy thuận hoặc chạy nghịch bằng cơng
tắc I0.2 và I0.3.
Chương trình điều khiển cho q trình này như sau:


3.2. Bài 2: Viết chương trình cho hệ thống làm đầy chai với yêu cầu:
Ngõ vào I0.0 là tiếp điểm thường hở dùng để khởi động hệ thống.

Ngõ vào I0.1 là tiếp điểm thường đóng dùng để dừng hệ thống.
Khi hệ thống khởi động thì đèn ngõ ra Q4.1 sáng lên.
Khi hệ thống khởi động có thể chọn chế độ làm việc bằng tay hoặc tự động.
Khi chọn I0.4=0 là chế độ tay, I0.4=1 là chế độ tự động.
I0.5 dùng để cho phép các chế độ hoạt động.
Các đèn báo chế độ: Chế độ tay Q4.2, chế độ tự động Q4.3.
Khi thay đổi chế độ thì hệ thống sẽ dừng lại.
Ở chế độ bằng tay thì hệ thống có thể chạy thuận hoặc chạy nghịch bằng công tắc
I0.2 và I0.3.
Ở chế độ tự động: Khi động cơ băng chuyền được khởi động (chỉ có quay
thuận) thì băng chuyền chạy liên tục cho đến khi bị tắt bằng công tắt I0.1 hoặc khi cảm
biến I8.6 phát hiện được chai. Khi chai đã được làm đầy thì băng chuyền tiếp tục chạy
cho tới khi tắt bằng công tắt I0.1 hoặc khi cảm biến I8.6 phát hiện được chai tiếp theo.
Quá trình làm đầy chai được thực hiện trong 3 giây và được thông báo bằng ngõ ra Q5.0.
Hệ thống đếm số chai đầy và chai rỗng nhờ hai cảm biến I8.5 và I8.7. Số chai hư bằng số
chai rỗng trừ số chai đầy.
Chương trình điều khiển cho quá trình này như sau:



3.3. Bài 3: Yêu cầu giống như ở bài tập 2 nhưng bài tập này đếm sản phẩm dùng các
lệnh tốn học.
Chương trình điều khiển cho q trình này như sau:




3.4. Bài 4: Bài tập này cũng tương tự như bài tập 2 nhưng có thêm các yêu cầu:
Ngõ vào I0.0 là tiếp điểm thường hở dùng để khởi động hệ thống.
Ngõ vào I0.1 là tiếp điểm thường đóng dùng để dừng hệ thống.

Khi hệ thống khởi động thì đèn ngõ ra Q4.1 sáng lên.
Khi hệ thống khởi động có thể chọn chế độ làm việc bằng tay hoặc tự động.
Khi chọn I0.4=0 là chế độ tay, I0.4=1 là chế độ tự động.
I0.5 dùng để cho phép các chế độ hoạt động.
Các đèn báo chế độ: Chế độ tay Q4.2, chế độ tự động Q4.3.
Khi thay đổi chế độ thì hệ thống sẽ dừng lại.
Ở chế độ bằng tay thì hệ thống có thể chạy thuận hoặc chạy nghịch bằng công tắc
I0.2 và I0.3.
Ở chế độ tự động: Khi động cơ băng chuyền được khởi động (chỉ có quay
thuận) thì băng chuyền chạy liên tục cho đến khi bị tắt bằng công tắt I0.1 hoặc khi cảm
biến I8.6 phát hiện được chai. Khi chai đã được làm đầy thì băng chuyền tiếp tục chạy
cho tới khi tắt bằng công tắt I0.1 hoặc khi cảm biến I8.6 phát hiện được chai tiếp theo.
Quá trình làm đầy chai được thực hiện trong 3 giây và được thông báo bằng ngõ ra Q5.0.
Hệ thống đếm số chai đầy và chai rỗng nhờ hai cảm biến I8.5 và I8.7. Số chai hư bằng số
chai rỗng trừ số chai đầy. Số chai đầy được đưa vào các thùng, mỗi thùng chức 20
chai, số thùng được hiển thị ở QW6.
Chương trình điều khiển cho quá trình này như sau:



×