Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

QUY TRÌNH XỬ LÝ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.8 KB, 10 trang )

QUY TRÌNH XỬ LÝ KỶ LUẬT
LAO ĐỘNG – BỒI THƯỜNG
THIỆT HẠI

1


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu
Cơng ty
HC
NLĐ
TCĐD

Giải thích
Cơng ty […]
Hành chính nhân sự2
Người lao động
Tổ chức đại diện người
lao động tại cơ sở
XLKLLĐ Xử lý kỷ luật lao động
BTTH
Bồi thường thiệt hại

Ký hiệu
NĐDTPL
BP
NQĐ
HVVP

Giải thích


Người đại diện theo pháp luật1
Bộ phận
Người có thẩm quyền quyết định3
Hành vi vi phạm

XLBTTH
HVGTH

Xử lý bồi thường thiệt hại
Hành vi gây thiệt hại

I. MỤC ĐÍCH
Quy trình này quy định trách nhiệm, trình tự xử lý kỷ luật lao động của Công ty
[…] được kịp thời, hiệu quả, đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực phục vụ hoạt động,
dịch vụ, kinh doanh.
II. PHẠM VI ÁP DỤNG
Quy trình này được áp dụng cho hoạt động xử lý kỷ luật lao động tất cả người lao
động tại tất cả các bộ phận, chi nhánh liên quan của Công ty […].
III. GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ
3.1. “Trường hợp khơng được xử lý kỷ luật lao động” trong Quy trình này được
hiểu là một trong các trường hợp sau đây, mà khi xảy ra thì cơng ty tạm thời khơng được
xử lý kỷ luật lao động đối với NLĐ, bao gồm:
a. Người lao động nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của công
ty; hoặc
b. Người lao động đang bị tạm giữ, tạm giam; hoặc
c. Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối
với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật lao động
số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019;
d. Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12
tháng tuổi.

3.2. “Khơng có lý do chính đáng” trong Quy trình này được hiểu là việc người lao
động không thuộc vào một trong các trường hợp sau:
a. Thiên tai, hỏa hoạn;
b. Bản thân hoặc thân nhân của người lao động bị ốm có xác nhận của cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;
c. Các trường hợp khác được xem là có lý do chính đáng, được quy định trong nội
quy lao động.

1

Người đại diện theo pháp luật của công ty được xác định theo Điều lệ của công ty.
Tên bộ phận làm công tác nhân sự ở đây chỉ mang tính tham khảo. Tên gọi có thể khác nhau tùy thuộc vào
cơ cấu điều hành của từng cơng ty.
3
Người có thẩm quyền quyết định là người có thẩm quyền quyết định các vấn đề về lao động trong công ty
theo quy định phân quyền nội bộ của công ty.
2

2


3.3. “Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở” (viết tắt là “TCĐD”) trong Quy
trình này được hiểu là cơng đồn cơ sở và tổ chức của người lao động tại công ty được
thành lập theo quy định pháp luật.
3.4. “Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động” (viết tắt là “Thời hiệu XLKLLĐ”) trong Quy
trình này được hiểu là thời hạn cơng ty có quyền xử lý kỷ luật lao động và ra, gửi quyết
định xử lý kỷ luật lao động đến người lao động, những người khác theo Điều 123 Bộ luật
lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019 và quy định pháp luật. Hết thời hạn này thì
cơng ty mất quyền trên.
3.5. “Thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại” (viết tắt là “Thời hiệu XLBTTH”) trong

Quy trình này được hiểu là thời hạn cơng ty có quyền xử lý bồi thường thiệt hại và ra, gửi
quyết định xử lý bồi thường thiệt hại đến người lao động theo Điều 72 Nghị định số
145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 và quy định pháp luật. Hết thời hạn này thì cơng ty
mất quyền trên.
3.6. “Hành vi gây thiệt hại” trong Quy trình được hiểu là một trong các hành vi sau
đây: (i) Làm hư hỏng, làm mất dụng cụ, thiết bị của công ty; (ii) Làm mất tài sản của
công ty; (iii) Gây thiệt hại cho tài sản của công ty; (iv) Tiêu hao vật tư quá định mức cho
phép.
3.7. “Hành vi vi phạm” (viết tắt là “HVVP”) trong Quy trình được hiểu là hành vi
vi phạm kỷ luật lao động và hành vi gây thiệt hại.
3.8. “Đủ điều kiện họp” trong Quy trình này được hiểu là trường hợp cuộc họp xử
lý kỷ luật lao động, xử lý bồi thường thiệt hại đã thỏa mãn các điều kiện để được diễn ra
theo quy định tại khoản 2 Điều 70 và khoản 2 Điều 71 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP
ngày 14/12/2020.
IV. CĂN CỨ PHÁP LUẬT BAN HÀNH QUY TRÌNH
4.1. Điểm b khoản 2 Điều 5; Điểm a khoản 1 Điều 6; Khoản 3 và khoản 5 Điều 18;
Điều 117; Điều 118; Điều 122; Điều 123; Điều 124; Điều 125; Điều 126; Điều 127; Điều
128; Điều 129; Điều 130; Khoản 3 Điều 177 Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày
20/11/2019.
4.2. Điều 38; Khoản 2 Điều 41; Điểm i khoản 2 Điều 69; Điều 70; Điều 71; Điều 72
Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020.

3


V. QUY TRÌNH THỰC HIỆN – GIẢI THÍCH
Thẩm
quyền

BP HC,

BP khác,
NLĐ

Các bước thực hiện
Khi phát hiện và có
chứng cứ về HVVP

Khi khơng thể phát
hiện HVVP

u cầu NLĐ làm
bản tường trình

Lập biên bản

BP HC

-Tờ trình đề xuất phương án
XLKLLĐ.

Đề xuất phương án xử lý
Không phê
duyệt

NQĐ, BP
HC
Kết
thúc

BP HC,

NQĐ,
NĐDTPL/
NĐUQ,
NLĐ

Lập biên bản
hành vi vi phạm

Thỏa thuận
với NLĐ về
thời gian,
địa điểm
họp khác

Phê duyệt

Phê
duyệt

Chỉ
đạo
khác

XLKLLĐ

Không
mở được
cuộc họp
Sau thỏa
thuận


Kết quả công việc/biểu mẫu
áp dụng
- Biên bản ghi nhận hành vi
vi phạm (nếu có); hoặc
- Biên bản phát hiện hành vi
vi phạm (nếu có); hoặc
- Bản Tường trình diễn biến
sự việc của NLĐ (nếu có);
- Thơng báo về HVVP.

Tạm đình chỉ

Nếu NLĐ
không là
thành viên
TCĐD

Thông báo, mời họp để
xử lý KLLĐ
Đủ điều
kiện họp

Nếu NLĐ
là thành
viên
- Biên bản lấy ý kiến TCĐD
TCĐD

Lấy ý kiến

TCĐD

Ban hành QĐ
tạm đình chỉ

Mở cuộc họp và lập
biên bản XLKLLĐ

BP HC,
NQĐ,
NĐDTPL/
NĐUQ

Ban hành Quyết
định XLKLLĐ và
BTTH (nếu có)

BP HC,
NĐDTPL

Thơng báo kết quả
và thực hiện

Bước 1.Lập biên bản hành vi vi phạm
4

về việc tạm đình chỉ (nếu có);
- Quyết định tạm đình chỉ
cơng việc (nếu có);
- Thơng báo mời tham gia

cuộc họp XLKLLĐ;
- Thơng báo hỗn cuộc họp
XLKLLĐ (nếu có);
- Báo cáo về việc XLKLLĐ
NLĐ là thành viên ban lãnh
đạo (nếu có);
- Biên bản họp XLKLLĐ;
- Các biên bản và thông báo
khác.

- Quyết định XLKLLĐ.


1.1.

Khi phát hiện và có chứng cứ về HVVP:

1.1.1. Trường hợp phát hiện NLĐ có HVVP tại thời điểm xảy ra HVVP, Người
quản lý trực tiếp NLĐ kết hợp với BP HC tiếp nhận thông tin và ngay lập tức tiến hành
lập Biên bản phát hiện hành vi vi phạm của NLĐ theo mẫu KL–01. Trong vòng […]
ngày làm việc kể từ xảy ra HVVP, BP HC phải soạn dự thảo Thơng báo về HVVP theo
mẫu KL–02, đệ trình NĐDTPL/NĐUQ ký, và gửi đến TCĐD (nếu NLĐ có là thành
viên) và cha hoặc mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của NLĐ (nếu tại thời
điểm thông báo, NLĐ dưới 15 tuổi) về việc có HVVP trên. BP HC cần thực hiện việc gửi
theo phương thức phù hợp, đảm bảo những người vừa nêu đã nhận được thông báo trên4.
1.1.2. Trường hợp phát hiện NLĐ có HVVP sau thời điểm xảy ra HVVP, Người
quản lý trực tiếp NLĐ kết hợp với BP HC tiếp nhận thông tin và ngay lập tức tiến hành
lập Biên bản ghi nhận hành vi vi phạm của NLĐ theo mẫu KL–03.
Trường hợp NLĐ có cả HVGTH, thì nội dung biên bản phải có nội dung tường
trình về vụ việc của NLĐ. Trường hợp NLĐ khơng ký biên bản hoặc tường trình thì trong

biên bản phải ghi lý do cụ thể.
Các công việc trên đây là công việc pháp luật bắt buộc thực hiện.
1.2.

Khi không thể phát hiện HVVP:

Trường hợp Người quản lý trực tiếp NLĐ hoặc BP HC tiếp nhận thông tin sự việc
xảy ra nhưng không thể phát hiện HVVP, BP HC yêu cầu NLĐ có liên quan làm và gửi
lại cho BP HC Bản Tường trình diễn biến sự việc theo mẫu KL–04 để có thể ghi lại
tồn bộ sự việc xảy ra, và đây là công việc pháp luật bắt buộc thực hiện.
Bước 2.Đề xuất phương án xử lý
Trong thời hạn […] ngày làm việc kể từ ngày lập Biên bản hoặc nhận được Bản
tường trình tại Bước 1 Quy trình này:
2.1. BP HC lập Tờ trình đề xuất phương án XLKLLĐ theo mẫu KL–05 để
xây dựng phương án XLKLLĐ và trình lên NQĐ để xem xét và phê duyệt. BP HC có thể
phối hợp với các BP có liên quan để được hỗ trợ.
2.2.

Trường hợp HVVP của NLĐ mà có gây ra thiệt hại thì:

₋ Khi lập Tờ trình đề xuất phương án XLKLLĐ theo mẫu KL–05 (tại mục 2.1
Bước này) thì kết hợp xác định, ghi nhận thiệt hại để kết hợp xem xét và phê duyệt cùng
quy trình.
₋ Tuy nhiên, nếu HVVP gây ra thiệt hại nhưng không đến mức bị XLKLLĐ/công
ty xem xét không kỷ luật lao động mà chỉ muốn buộc NLĐ phải bồi thường thiệt hại, thì
BP HC khơng tiếp tục thực hiện theo Quy trình này, mà sử dụng các Biên bản đã lập hoặc
Bản tường trình đã nhận được tại Bước 1 của quy trình này, tiếp tục các bước tiếp theo tại
Quy trình XLBTTH của Cơng ty (bắt đầu thực hiện từ Bước 2 của Quy trình XLBTTH
của Cơng ty, khơng làm lại từ Bước 1).
Bước 3.Phê duyệt phương án XLKLLĐ


4
Các phương thức gửi mà cơng ty có thể lựa chọn: (i) Bàn giao trực tiếp, và đề nghị người nhận xác nhận
trực tiếp vào thông báo hoặc lập Biên bản bàn giao (theo mẫu Biên bản bàn giao được liệt kê trong Phụ lục I – Biểu
mẫu sử dụng cho Quy trình chấm dứt hợp đồng lao động do hết hạn/cơng việc đã hồn thành) để xác nhận đã nhận
thơng báo; hoặc (ii) Gửi thông báo bằng thư điện tử; hoặc (iii) Gửi thơng báo qua đường bưu điện có báo phát.

5


Trong thời hạn […] ngày làm việc kể từ ngày nhận được Tờ trình của BP HC,
NQĐ xem xét, quyết định phê duyệt/không phê duyệt đề xuất phương án
XLKLLĐ/phương án XLBTTH (nếu có). Cụ thể:
3.1. Trường hợp NQĐ khơng phê duyệt phương án XLKLLĐ/phương án
XLBTTH (nếu có) trên Tờ trình đề xuất phương án XLKLLĐ:
3.1.1. Nếu NQĐ không phê duyệt và khơng có chỉ đạo khác, thì khơng XLKLLĐ
và/hoặc khơng XLBTTH (nếu có), kết thúc vụ việc, người phê duyệt đánh dấu “x” vào ơ
Kết Thúc trong Tờ trình, BP HC thực hiện lưu hồ sơ đã xử lý theo quy định văn thư lưu
trữ của Công ty và chấm dứt thực hiện XLKLLĐ và XLBTTH (nếu có).
3.1.2. Nếu NQĐ khơng phê duyệt nhưng có ý kiến chỉ đạo khác thì khơng
XLKLLĐ và/hoặc khơng XLBTTH (nếu có), BP HC dựa trên ý kiến chỉ đạo khác của
người phê duyệt trong Tờ trình để thực hiện. Sau khi thực hiện ý kiến chỉ đạo, thì BP HC
thực hiện lưu hồ sơ đã xử lý theo quy định văn thư lưu trữ của Công ty.
3.2. Trường hợp NQĐ phê duyệt đồng ý với đề xuất phương án XLKLLĐ/phương
án XLBTTH (nếu có), hoặc có chỉ đạo kỷ luật bằng hình thức khác phù hợp với Nội quy
lao động và quy định của pháp luật, thì căn cứ vào phê duyệt trên Tờ trình đề xuất
phương án XLKLLĐ:
3.2.1. BP HC tiếp tục thực hiện các thủ tục XLKLLĐ và/hoặc XLBTTH (nếu có)
theo quy trình này tại mục 4.2 Bước 4;
3.2.2. Nếu NQĐ chỉ đạo/phê duyệt việc “Tạm đình chỉ” thì BP HC thực hiện thủ

tục tạm đình chỉ theo quy trình này tại mục 4.1 Bước 4.
3.2.3. Nếu NQĐ chỉ đạo/phê duyệt việc thỏa thuận BTTH thì BP HC thực hiện thủ
tục thỏa thuận BTTH theo tại mục 4.2 Bước 4 của Quy trình xử lý bồi thường thiệt hại
mà công ty ban hành.
Trường hợp NLĐ không thống nhất được các nội dung liên quan đến việc thỏa thuận
BTTH, BP HC thực hiện tiếp cơng việc tại mục 4.2 Bước 4 Quy trình để XLBTTH.
Bước 4.Thực hiện phương án phê duyệt
4.1.

Trường hợp NQĐ phê duyệt tạm đình chỉ cơng việc tại Bước 3:

4.1.1. Tham khảo ý kiến của TCĐD về việc tạm đình chỉ (công việc này pháp luật
chỉ bắt buộc thực hiện trước khi ra quyết định tạm đình chỉ cơng việc, nếu NLĐ là thành
viên của TCĐD): BP HC lập Biên bản lấy ý kiến của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở
theo mẫu KL–06 để lấy ý kiến của TCĐD trong vòng […] ngày làm việc kể từ ngày
nhận được kết quả phê duyệt. Nội dung của Biên bản lấy ý kiến của tổ chức đại diện
NLĐ phải có đầy đủ thông tin của thành viên tham gia đối thoại theo quy định pháp luật.
4.1.2. Ra quyết định tạm đình chỉ công việc (công việc này pháp luật bắt buộc thực
hiện): BP HC soạn thảo Quyết định tạm đình chỉ công việc theo mẫu KL–07. Khi nhận
được được hồ sơ gồm Biên bản theo mẫu KL–06 (nếu phải thực hiện công việc tại tiểu
mục 4.1.1 mục 4.1 Bước này) và Quyết định tạm đình chỉ cơng việc theo mẫu KL–07,
NQĐ ký Quyết định tạm đình chỉ cơng việc đối với NLĐ. Lưu ý: Hết thời hạn tạm
đình chỉ cơng việc, công ty nhận NLĐ trở lại làm việc (trừ trường hợp đã bị kỷ luật sa
thải trước khi thời hạn tạm đình chỉ cơng việc kết thúc). Trong thời gian tạm đình chỉ
6


công việc, BP HC vẫn tiến hành các bước XLKLLĐ theo quy trình này ở mục 4.2 dưới
đây và tiếp sau đó.
4.2. Trường hợp phê duyệt là XLKLLĐ và yêu cầu thực hiện thủ tục XLBTTH

(nếu có) (dù có hay khơng có quyết định tạm đình chỉ cơng việc thì vẫn thực hiện bước
này):
4.2.1. BP HC có trách nhiệm soạn dự thảo Thông báo tổ chức cuộc họp
XLKLLĐ theo mẫu KL–08 và đệ trình NĐDTPL/NĐUQ ký. BP HC phải gửi thông báo
này đến thành phần tham dự cuộc họp theo tiểu mục 4.2.3 mục 4.2 Bước này theo
phương thức phù hợp, đảm bảo những người thuộc thành phần tham dự cuộc họp đã nhận
được thông báo trên trước ngày tiến hành họp XLKLLĐ, XLBTTH (nếu có) ít nhất là 05
ngày làm việc5. Tại các nội dung thông báo tại công việc này, nếu NLĐ bị đề nghị
XLBTTH thì trong nội dung của các thông báo XLKLLĐ phải bao gồm các nội dung
thông báo liên quan đến XLBTTH. Đây là công việc pháp luật bắt buộc thực hiện.
4.2.2. Trong thời hạn tối đa là 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo,
thành phần tham dự cuộc họp tiểu mục 4.2.3 mục 4.2 Bước này phải xác nhận tham dự
cuộc họp, trường hợp không tham dự phải thông báo cho BP HC và nêu rõ lý do. Sau đó:
₋ Nếu một trong các thành phần tham dự cuộc họp xác nhận khơng tham dự cuộc
họp thì BP HC soạn dự thảo Thơng báo hỗn cuộc họp XLKLLĐ theo mẫu KL–09 và
đệ trình NĐDTPL/NĐUQ ký, gửi đến những người thuộc thành phần tham dự cuộc họp
theo phương thức phù hợp, đảm bảo những người này đã nhận được thông báo 6. Đồng
thời, BP HC thực hiện việc xin ý kiến NQĐ về các nội dung để đàm phán việc thay đổi
thời gian, địa điểm họp với NLĐ, và thực hiện việc đàm phán với NLĐ theo nội dung
NQĐ đã phê duyệt. Sau khi đàm phán:
+ Nếu NLĐ thống nhất việc việc thay đổi thời gian, địa điểm họp, BP HC lập
Biên bản ghi nhận ý kiến về việc thay đổi thời gian, địa điểm họp theo mẫu KL-10,
ghi nhận nội dung thống nhất và trình NĐDTPL/NĐUQ ký, và lưu trữ. BP HC thực hiện
lại cơng việc theo trình tự tại tiểu mục 4.2.1 và tiểu mục 4.2.2 mục 4.2 Bước này.
+ Nếu NLĐ không đồng ý việc thay đổi thời gian, địa điểm họp, BP HC lập Biên
bản ghi nhận ý kiến về việc thay đổi thời gian, địa điểm họp theo mẫu KL-10, ghi
nhận việc NLĐ không đồng ý việc thay đổi thời gian, địa điểm họp và trình
NĐDTPL/NĐUQ ký, và lưu trữ > Công ty được quyền quyết định thời gian và địa điểm
họp: BP HC thực hiện lại công việc tại tiểu mục 4.2.1 Mục 4.2 này, bỏ qua công việc tại
Tiểu mục 4.2.2 này, và thực hiện tiếp công việc mục 4.2.4 Mục 4.2 này.

₋ Trường hợp NLĐ từ chối đàm phán và không hợp tác ký Biên bản ghi nhận ý
kiến về việc thay đổi thời gian, địa điểm họp, BP HC soạn dự thảo Thông báo đề nghị
đàm phán thay đổi thời gian, địa điểm họp theo mẫu KL-11, đệ trình
NĐDTPL/NĐUQ ký. BP HC phải gửi thông báo đến NLĐ theo phương thức phù hợp,

5

Các phương thức gửi mà cơng ty có thể lựa chọn: (i) Bàn giao trực tiếp, và đề nghị người nhận xác nhận
trực tiếp vào thông báo hoặc lập Biên bản bàn giao (theo mẫu Biên bản bàn giao được liệt kê trong Phụ lục I – Biểu
mẫu sử dụng cho Quy trình chấm dứt hợp đồng lao động do hết hạn/cơng việc đã hồn thành) để xác nhận đã nhận
thông báo; hoặc (ii) Gửi thông báo bằng thư điện tử; hoặc (iii) Gửi thông báo qua đường bưu điện có báo phát.
6
Các phương thức gửi mà cơng ty có thể lựa chọn: (i) Bàn giao trực tiếp, và đề nghị người nhận xác nhận
trực tiếp vào thông báo hoặc lập Biên bản bàn giao (theo mẫu Biên bản bàn giao được liệt kê trong Phụ lục I – Biểu
mẫu sử dụng cho Quy trình chấm dứt hợp đồng lao động do hết hạn/cơng việc đã hồn thành) để xác nhận đã nhận
thông báo; hoặc (ii) Gửi thông báo bằng thư điện tử; hoặc (iii) Gửi thông báo qua đường bưu điện có báo phát.

7


đảm bảo NLĐ đã nhận được thông báo 7. Sau thời hạn NLĐ phải phản hồi đối với đề xuất
thay đổi thời gian, địa điểm họp của công ty theo thông báo này, mà công ty không nhận
được phản hồi từ NLĐ > Công ty được quyền quyết định thời gian và địa điểm họp: BP
HC thực hiện lại công việc tại tiểu mục 4.2.1 Mục 4.2 này, bỏ qua công việc tại Tiểu mục
4.2.2 này, và thực hiện tiếp công việc mục 4.2.4 Mục 4.2 này.
Các công việc này là công việc pháp luật bắt buộc thực hiện.
4.2.3. Trường hợp một trong các thành phần bắt buộc tham gia phiên họp
XLKLLĐ, XLBTTH (nếu có) (bao gồm: NLĐ, TCĐD (nếu NLĐ là thành viên), người
bào chữa (nếu có), người làm chứng (nếu có), cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật
khác của NLĐ (trong trường hợp là NLĐ dưới 15 tuổi) không xác nhận tham dự cuộc

họp hoặc vắng mặt thì vẫn tiến hành tổ chức XLKLLĐ.
4.2.4. BP HC phải hỗ trợ công ty các công tác cần thiết để tổ chức cuộc họp
XLKLLĐ và BTTH (nếu có). Tại cuộc họp XLKLLĐ, NĐDTPL/NĐUQ thực hiện việc
chủ trì cuộc họp XLKLLĐ và BTTH (nếu có). BP HC cử một người làm Thư ký cuộc
họp.
4.2.5. Diễn biến cuộc họp:
₋ Thư ký cuộc họp kiểm tra sự có mặt của thành phần tham dự và ghi lại diễn biến
toàn bộ cuộc họp.
₋ Người chủ trì cuộc họp giới thiệu thành phần tham dự, lý do tổ chức cuộc họp và
nội dung cuộc họp.
₋ NLĐ trình bày Bản tường trình diễn biến sự việc xảy ra (nếu có). Trường hợp
khơng có bản tường trình của NLĐ thì người chủ trì trình bày Biên bản ghi nhận HVVP
hoặc Biên bản phát hiện HVVP (ghi rõ lý do khơng có bản tường trình vào Biên bản cuộc
họp XLKLLĐ)
₋ Người chủ trì trình bày hồ sơ xử lý kỷ luật.
₋ Người chủ trì cuộc họp trình bày nội dung về việc XLKLLĐ (bao gồm việc
chứng minh lỗi của NLĐ, xác định HVVP, hình thức XLKLLĐ tương ứng với quy định
của Nội quy lao động) và nêu phương án XLKLLĐ.
₋ Người chủ trì cuộc họp trình bày nội dung về việc XLBTTH (bao gồm việc
chứng minh lỗi của NLĐ, xác định HVGTH, hình thức XLBTTH tương ứng với quy định
của Nội quy lao động) và nêu phương án XLBTTH (nếu có).
₋ Trường hợp cuộc họp có sự tham gia của người làm chứng; người bào chữa; cha,
mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của NLĐ là người dưới 15 tuổi thì thực hiện
việc lấy ý kiến (nếu có).
₋ Tiến hành trao đổi, lấy ý kiến với TCĐD (nếu có NLĐ là thành viên).
₋ Trường hợp người chủ trì cuộc họp quyết định áp dụng hình thức XLKLLĐ sa
thải đối với NLĐ là thành viên ban lãnh đạo của TCĐD thì người chủ trì cuộc họp phải
thỏa thuận bằng văn bản tại cuộc họp này với TCĐD mà NLĐ là thành viên, về việc
XLKLLĐ NLĐ này. Trong trường hợp khơng thỏa thuận được, thì sau cuộc họp BP HC
phải soạn thảo ngay dự thảo Báo cáo về việc XLKLLĐ NLĐ là thành viên ban lãnh

7
Các phương thức gửi mà cơng ty có thể lựa chọn: (i) Bàn giao trực tiếp, và đề nghị người nhận xác nhận
trực tiếp vào thông báo hoặc lập Biên bản bàn giao (theo mẫu Biên bản bàn giao được liệt kê trong Phụ lục I – Biểu
mẫu sử dụng cho Quy trình chấm dứt hợp đồng lao động do hết hạn/cơng việc đã hồn thành) để xác nhận đã nhận
thơng báo; hoặc (ii) Gửi thông báo bằng thư điện tử; hoặc (iii) Gửi thơng báo qua đường bưu điện có báo phát.

8


đạo của TCĐD theo mẫu KL–11, đệ trình NĐDTPL/NĐUQ, và gửi đến cơ quan
chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. BP HC cần thực hiện việc gửi
theo phương thức phù hợp, đảm bảo cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh đã nhận được báo cáo trên8.
₋ Trường hợp XLKLLĐ đối với NLĐ không là thành viên ban lãnh đạo của TCĐD
thì sau khi nghe ý kiến của TCĐD, người chủ trì cuộc họp đưa ra quyết định cuối cùng về
việc XLKLLĐ và XLBTTH (nếu có). Thư ký cuộc họp hoàn thành Biên bản cuộc họp
XLKLLĐ theo mẫu KL–12.
₋ Các bên tham gia cuộc họp phải ký vào Biên bản cuộc họp XLKLLĐ và BTTH
(nếu có) theo mẫu BMKL-11. Trường hợp một trong các thành viên đã tham dự cuộc họp
mà khơng ký vào biên bản thì phải ghi rõ lý do và được ghi nhận tại biên bản cuộc họp.
4.3. Trường hợp phê duyệt là thực hiện thủ tục thỏa thuận BTTH (nếu có) (dù có
hay khơng có quyết định tạm đình chỉ cơng việc hay khơng thì vẫn thực hiện bước này):
Trong thời hạn ít nhất […] ngày làm việc kể từ ngày NQĐ phê duyệt, BP HC thực
hiện việc đàm phán về việc thỏa thuận BTTH với NLĐ theo nội dung đàm phán tại mục
4.2 Bước 4 của Quy trình xử lý bồi thường thiệt hại mà công ty ban hành. Sau đàm phán:
4.3.1. Nếu hai bên thống nhất được các nội dung liên quan đến việc BTTH, thì BP
HC ghi nhận ý kiến đã thống nhất vào dự thảo Biên bản làm việc về việc thỏa thuận
BTTH theo mẫu KL–12a, cho NLĐ ký và trình NĐDTPL/NĐUQ ký, lưu trữ và tiến
hành các công việc tại mục 6.3 Bước 6 Quy trình này.
4.3.2. Nếu hai bên khơng thống nhất được các nội dung liên quan đến vụ BTTH,

BP HC phải tiến hành thủ tục XLBTTH như tại mục 4.2 Bước này.
Bước 5. Ban hành Quyết định xử lý kỷ luật lao động và BTTH (nếu có)
5.1. Trường hợp áp dụng hình thức XLKLLĐ sa thải đối với NLĐ là thành viên ban
lãnh đạo:
5.1.1. Nếu người chủ trì cuộc họp và tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở thỏa thuận
được thì BP HC soạn và đệ trình NĐDTPL/NĐUQ ký ban hành Quyết định XLKLLĐ
theo mẫu KL–12 trong vòng […] ngày làm việc kể từ ngày kết thúc cuộc họp
XLKLLĐ.
5.1.2. Nếu đã khơng thỏa thuận được thì sau 30 ngày kể từ ngày cơ quan chuyên
môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã nhận được Báo cáo về việc
XLKLLĐ NLĐ là thành viên ban lãnh đạo của TCĐD, BP HC soạn và đệ trình
NĐDTPL/NĐUQ ký ban hành Quyết định XLKLLĐ theo mẫu KL-13.
5.2. Trường hợp áp dụng hình thức XLKLLĐ với NLĐ khác Mục 5.1 trên đây,
trong vòng […] ngày làm việc kể từ ngày kết thúc cuộc họp XLKLLĐ, BP HC soạn và
đệ trình NĐDTPL/NĐUQ ký ban hành Quyết định XLKLLĐ theo mẫu KL-13.
Nội dung của Quyết định XLKLLĐ phải được NQĐ phê duyệt và có nội dung phù
hợp với kết quả cuộc họp XLKLLĐ và BTTH (nếu có). Các cơng việc này là công việc
pháp luật bắt buộc thực hiện.
8

Các phương thức gửi mà cơng ty có thể lựa chọn: (i) Bàn giao trực tiếp, và đề nghị người nhận xác nhận
trực tiếp vào báo cáo hoặc lập Biên bản bàn giao (theo mẫu Biên bản bàn giao được liệt kê trong Phụ lục I – Biểu
mẫu sử dụng cho Quy trình chấm dứt hợp đồng lao động do hết hạn/công việc đã hoàn thành) để xác nhận đã nhận
báo cáo; hoặc (ii) Gửi báo cáo bằng thư điện tử (nếu cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố ở địa
phương có hỗ trợ); hoặc (iii) Gửi báo cáo qua đường bưu điện có báo phát.

9


Bước 6.Thông báo quyết định XLKLLĐ và thực hiện

6.1. Ngay khi ban hành Quyết định XLKLLĐ và BTTH (nếu có), BP HC phải gửi
Quyết định XLKLLĐ và BTTH (nếu có) đến tất cả những người thuộc thành phần theo
tiểu mục 4.2.3 mục 4.2 Bước 4 Quy trình này. BP HC cần thực hiện việc gửi theo phương
thức phù hợp, đảm bảo những người đã nhận được quyết định trên 9, và đây là công việc
pháp luật bắt buộc thực hiện.
6.2. Trong thời hạn […] ngày làm việc kể từ ngày gửi Quyết định XLKLLĐ và
BTTH (nếu có) tại khoản 6.1 này, BP HC phối hợp với các bộ phận có liên quan để được
hỗ trợ, triển khai và thực hiện theo Quyết định XLKLLĐ và BTTH (nếu có) đã được ban
hành.
6.3. Thực hiện Biên bản làm việc về việc thỏa thuận BTTH (nếu có): Trong thời hạn
[…] ngày làm việc kể từ lập Biên bản làm việc về việc thỏa thuận BTTH, BP HC phối
hợp với các BP có liên quan để được hỗ trợ, triển khai và thực hiện theo Biên bản làm
việc về việc thỏa thuận BTTH được hai bên thống nhất.
6.4. Sau khi thực hiện theo quyết định XLKLLĐ và BTTH (nếu có) đã được ban
hành hoặc Biên bản làm việc về việc thỏa thuận BTTH (nếu có), BP HC thực hiện lưu hồ
sơ đã xử lý theo quy định tại bảng danh mục biểu mẫu kèm theo Quy trình này và theo
quy định văn thư lưu trữ của Công ty.
VI. CÁC BIỂU MẪU
Phụ lục I – Biểu mẫu quy trình xử lý kỷ luật lao động – bồi thường thiệt hại ban
hành kèm theo quy trình này.

9
Các phương thức gửi mà cơng ty có thể lựa chọn: (i) Bàn giao trực tiếp, và đề nghị người nhận xác nhận
trực tiếp vào quyết định hoặc lập Biên bản bàn giao (theo mẫu Biên bản bàn giao được liệt kê trong Phụ lục I – Biểu
mẫu sử dụng cho Quy trình chấm dứt hợp đồng lao động do hết hạn/cơng việc đã hồn thành) để xác nhận đã nhận
quyết định; hoặc (ii) Gửi quyết định bằng thư điện tử; hoặc (iii) Gửi quyết định qua đường bưu điện có báo phát.

10




×