Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

TÍM HIỂU CHUNG VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO XÂM PHẠM MỒ MẢ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.2 KB, 19 trang )

A. MỞ ĐẦU:
Mồ mả là nơi chôn cất thi thể, hài cốt hoặc tro hài cốt của cá nhân. Bảo
vệ mồ mả của cá nhân cho dù ở bất kì ở xã hội nào cũng đều được quan tâm, chú
ý theo tín ngưỡng, phong tục, tôn giáo. Pháp luật nhà nước ta luôn luôn có
những quy định bảo vệ mồ mả của cá nhân, ngăn chặn, trừng trị những người có
hành vi cố ý xâm phạm mồ mả cá nhân. Bộ luật hình sự của nhà nước ta cũng
quy định những biện pháp trừng trị người xâm phạm mồ mả của cá nhân với tội
danh cụ thể. Bộ luật dân sự năm 2005 là văn bản pháp quy đầu tiên quy định về
bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả tại Điều 629. Quy định trên là phù hợp
với đời sống thực tế khi mà việc sử dụng đất đai để xây dựng hệ thống cơ sở hạ
tầng là việc tất yếu, trong quá trình đó, chắc chắn đã có nhiều chủ đầu tư có
hành vi xâm phạm đến mồ mả cá nhân, gây bất bình lớn trong nhân dân, cần
pháp luật hoàn thiện để giải quyết.
B. NỘI DUNG:
I. TÍM HIỂU CHUNG VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP
ĐỒNG VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO XÂM PHẠM MỒ MẢ.
1. Khái niệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được hiểu là một loại trách
nhiệm dân sự mà khi người nào có hành vi vi phạm nghĩa vụ do pháp luật quy
định ngoài hợp đồng xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác
thì phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra.
Nếu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng bao giờ cũng được phát
sinh trên cơ sở một hợp đồng có trước thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng là một loại trách nhiệm pháp lý do pháp luật quy định đối với người
có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người
khác. Hiện nay, pháp luật Việt Nam quy định chủ yếu về trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng đối với hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ,
1


danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản của các cá nhân và tổ chức khác. Trách


nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có một số đặc điểm sau:
- Về cơ sở phát sinh trách nhiệm: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng là một loại trách nhiệm dân sự phát sinh trên cơ sở do pháp luật quy định.
- Về điều kiện phát sinh trách nhiệm: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng chỉ phát sinh khi có đủ các điều kiện do pháp luật quy định. Các điều
kiện đó là: Có thiệt hại xảy ra, hành vi gây thiệt hại là hành vi trái phát luật, có
mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra, có lỗi.
- Về chủ thể chịu trách nhiệm: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
ngoài việc áp dụng đối với người có hành vi trái pháp luật thì còn áp dụng đối
với người khác như cha mẹ của người chưa thành niên, người giám hộ đối với
người được giám hộ, pháp nhân đối với người của pháp nhân, trường học, bệnh
viện, cơ sở dạy nghề…. Tuy nhiên, trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp
đồng chỉ có thể áp dụng đối với các bên tham gia hợp đồng mà không thể áp
dụng đối với người thứ ba.
- Về mức bồi thường: Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về nguyên tắc là
người gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra. Thiệt hại chỉ có thể
được giảm trong một trường hợp đặc biệt đó là người gây thiệt hại có lỗi vô ý và
thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của họ.
2. Khái niệm mồ mả.
Theo định nghĩa trong từ điển Tiếng Việt thì: “mồ mả là nơi chôn cất thi
thể”. Định nghĩa này thực chất vẫn chưa bao hàm hết khái niệm mồ mả.
Tại Nghị định số 35/2008/NĐ - CP của Chính phủ ngày 25 tháng 3 năm
2008 về xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang không có khái niệm mồ mả,
chỉ có khái niệm “Phần mộ cá nhân là nơi táng thi hài, hài cốt của một người”.
(khoản 4 Điều 2).
Thực tế cho thấy, khái niệm mồ mả là khái niệm ghép của hai khái niệm: mồ
và mả. Có thể hiểu mả là nơi táng thi hài còn mồ là nơi táng hài cốt của một
người. BLDS năm 2005 đã không tách hai khái niệm này mà ghép chung thành
khái niệm mồ mả.


2


Hiện nay ở nước ta có nhiều cách thức táng người chết khác nhau như: mai
táng, hoả táng, hung táng và các hình thức mai táng khác. Tuy nhiên, cần làm rõ
khái niệm mồ mả bởi mỗi địa phương có cách thức mai táng khác nhau: có nơi
chôn cất một thi hài vĩnh viễn trong lòng đất như một số tỉnh miền Trung và
hình thức cải táng ở một số địa phương khác, sau khi chôn người chết xuống
đất, sau một thời gian nhất định (thường là 3 năm) sẽ chuyển xương cốt từ hình
thức mộ hung cát sang hình thức táng khác. Với các cách táng khác nhau trên,
một số người dễ bị nhầm lẫn và quan niệm mồ mả bao gồm cả xương cốt, hài
cốt bên trong, đặc biệt là phương thức hoả táng người đã chết mà ngày nay rất
nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, mồ mả chỉ là vật chất bên ngoài chứa đựng hài
cốt, thi thể của người đã chết ở bên trong. Một vật chất cũng chỉ được coi là mồ
mả khi nó chứa đựng thi thể, hài cốt. Ở một số nơi có phong tục thờ vong, khi
không thể tìm được thi thể, hài cốt thì người thân thường lập nên một nơi gọi là
mồ mả để thuận tiện hơn cho việc thờ phụng, tuy nhiên, hình thức này không
được xem là mồ mả.
BLDS năm 2005 không quy định một cách cụ thể và phân biệt khái niệm
mồ mả với hài cốt. Nhưng có thể hiểu sự phân biệt này đã được pháp luật quy
định tại Điều 246 BLHS về Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt khi ba cụm từ
thi thể, hài cốt, mồ mả được tách riêng và sử dụng là 3 khái niệm khác biệt.
Như vậy, có thể hiểu khái niệm mồ mả như sau: Mồ mả là dạng vật chất
được sử dụng với mục đích chôn cất thi thể, hài cốt của người chết.
3. Khái niệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả là một loại trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Hành vi xâm phạm mồ mả luôn luôn
là hành vi thể hiện dưới dạng hành động và có lỗi của người xâm phạm.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả là một loại trách nhiệm
pháp lý, theo đó người có hành vi trái pháp luạt xâm phạm tới mồ mả phải bồi

thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra.
II. TÍNH CHẤT ĐẶC BIỆT CỦA BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO XÂM
PHẠM MỒ MẢ.

3


Từ xa xưa người Việt ta đã quan niệm rằng việc chọn đất mai táng tổ tiên
( âm trạch) có quan hệ mật thiết đối với sự tồn vong, họa, phúc của con cháu.
Việc giữ gìn mồ mả của tổ tiên, những người thân thích ngoài yếu tố tình cảm
của mỗi người còn chứa đựng yếu tố tâm linh. Bảo vệ mồ mả có ý nghĩa quan
trọng đối với cộng đồng người Việt, do đó đây cũng là trách nhiệm của Nhà
nước. Điều này được thể hiện ở việc, mồ mả là khách thể mà BLHS 1999 sửa
đổi bổ sung năm 2009 bảo vệ. Dưới góc độ là một loại trách nhiệm dân sự, lần
đầu tiên BLDS 2005 đề cập đến bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả.
Bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả là một chế định dân sự đặc biệt, đây
không chỉ là nghĩa vụ dân sự thông thường chứa đựng các quy phạm pháp luật
mà còn ẩn chứa quy phạm đạo đức. Bởi khách thể trong quan hệ bồi thường
thiệt hại do xâm phạm mồ mả không chỉ là vật chất thông thường.
Theo quy định tại Điều 163 BLDS, tài sản bao gồm: vật, tiền, giấy tờ trị giá
được bằng tiền và các quyền tài sản. Mồ mả là một loại tài sản đặc biệt, vừa
chứa đựng lợi ích vật chất (các chi phí vật chất nhất định để xây dựng mồ mả
đó) vừa chứa đựng các yếu tố về mặt tâm linh, tinh thần.
Để có thể hiểu rõ tính chất đặc biệt của bồi thường thiệt hại có mồ mả bị xâm
phạm, trước hết cần làm rõ tính chất đặc biệt của mồ mả.
Một số quan điểm cho rằng "mồ mả là nơi mai táng thi thể hoặc hài cốt của
cá nhân, theo đó mồ mả là quyền nhân thân gắn liền vĩnh viễn với người chết
không thể chuyển dịch và không thể thay thế được cho người khác". Mồ mả
cũng là quyền nhân thân của những người thân thích, người trong dòng tộc của
người có mồ mả đó. Tuy nhiên, theo ý kiến của cá nhân thì em đồng ý với quan

điểm: mồ mả không phải là quyền nhân thân" mà là một loại "tài sản đặc biệt".
+ Quyền nhân thân theo quy định của pháp luật dân sự tại mục 2 chương III
phần thứ nhất BLDS 2005 với quy định "quyền nhân thân được quy định trong
Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao
cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác". Quy định này đã
nêu lên khái niệm quyền nhân thân thông qua hai đặc điểm cơ bản là gắn liền
với cá nhân và không thể chuyển dịch. BLDS 2005 liệt kê các quyền nhân thân
từ Điều 26 tới Điều 51, bao gồm: Quyền đối với họ, tên; quyền thay đổi họ, tên;
4


quyền xác định dân tộc; quyền được khai sinh; quyền được khai tử; quyền của
cá nhân đối với hình ảnh; quyền được bảo đảm về tính mạng, sức khỏe, thân
thể; quyền hiến bộ phận cơ thể; quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết;
quyền nhận bộ phận cơ thể người; quyền xác định lại giới tính; quyền được bảo
vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín; quyền bí mật đời tư; quyền kết hôn; quyền bình
đẳng vợ chồng; quyền được hưởng sự chăm sóc giữa các thành viên trong gia
đình; quyền li hôn; quyền nhận, không nhận cha, mẹ ,con; quyền được nuôi con
nuôi và quyền được nhận làm con nuôi; quyền đối với quốc tịch; quyền bất khả
xâm phạm về chỗ ở; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền tự do đi lại, tự do
cư trú; quyền lao động; quyền tự do kinh doanh; quyền tự do nghiên cứu, sáng
tạo. Điều 738 và Điều 751 BLDS 2005 còn quy định thêm một số quyền nhân
thân như: Quyền tác giả; Quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây
trồng.
Như vậy, theo quan điểm của BLDS 2005 quyền đối với mồ mả của cá nhân
không được xem là quyền nhân thân.
+ Tài sản là vật chất cấu tạo nên mồ mả, ví dụ như gạch, xi măng, sỏi, đá tự
nhiên, đá nhân tạo...
+ Nói mồ mả là loại tài sản đặc biệt bởi yếu tố tâm linh người Việt quan niệm
rằng "người sống có nhà, người chết có mồ" và bởi phong tục thờ cúng tổ tiên từ

lâu đời được truyền qua các thế hệ.
Mồ mả gắn chủ yếu với yếu tố tâm linh, tinh thần. Khi mồ mả của một người
bị xâm phạm thì yếu tố tính thần của thân nhân người chết - những người xây
dựng, bảo quản, chăm sóc ngôi mộ bị ảnh hưởng nhưng pháp luật không quy
định mồ mả là một quyền nhân thân gắn với người chết.
III. CĂN CỨ PHÁT SINH TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
DO XÂM PHẠM MỒ MẢ.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh khi thỏa mãn các căn cứ do
pháp luật quy định. BLDS 2005 không quy định cụ thể các điều kiện làm phát
sinh trách nhiệm. Tuy nhiên có thể dựa trên cơ sở phát sinh trách nhiệm bồi
5


thường thiệt hại được đề cập tại Điều 307 và 604 BLDS 2005. Theo đó có 4 căn
cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và
trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả nói riêng. Đó là các căn
cứ sau:
- Có thiệt hại xảy ra.
- Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật.
- Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra.
- Có lỗi của người gây thiệt hại.
1. Có thiệt hại xảy ra.
Thiệt hại xảy ra là điều kiện bắt buộc đầu tiên để xem xét có phát sinh trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và trong các vụ xâm phạm
mồ mả nói riêng hay không. Vì mục đích chính của việc áp dụng trách nhiệm
bồi thường là khôi phục lại tình trạng tài sản cho người bị thiệt hại hoặc bù đắp
những tổn thất cho tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự bị xâm phạm.
Trong trách nhiệm dân sự, chỉ cần có thiệt hại, dù không nghiêm trọng cũng
phải bồi thường, đây là điểm đặc biệt của trách nhiệm dân sự.
Trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và bồi thường thiệt hại

do xâm phạm mồ mả nói riêng chỉ phát sinh trách nhiệm bồi thường khi có sự
kiện gây thiệt hại do con người gây ra. Thiệt hại phải thực tế tồn tại khách quan
mà tất cả mọi người đều phải công nhận và có thể xác định được bằng một
khoản tiền nhất định. Pháp luật đã quy định những hành vi trái pháp luật, gây
thiệt hại thì có trách nhiệm phải bồi thường.
Người có hành vi trái pháp luật chỉ phải bồi thường nếu có thiệt hại xảy ra
trong thực tế. Thông thường, người bị thiệt hại thường có xu hướng đưa ra
những thiệt hại rất lớn và có tính suy diễn, nhưng những thiệt hại mang tính chất
suy diễn này sẽ không được xem là căn cứ để xác định trách nhiệm bồi thường.
Thiệt hại gây ảnh hưởng tới các quan hệ kinh tế, quan hệ xã hội được pháp
luật bảo vệ, đó là tài sản và sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín của
cá nhân, pháp nhân, tổ chức và nhà nước. Luật dân sự và Nghị quyết số
03/20006/NQQ/HĐTP ngày 8-7-2006 phân chia thiệt hại thành hai loại: vật chất
và tinh thần. Nghĩa vụ chứng minh thiệt hại thực tế đã xảy ra thuộc về người bị
6


thiệt hại. Khi thiệt hại xảy ra, bản thân người bị thiệt hại hay người đại diện hợp
pháp của họ có trách nhiệm phải chứng minh những thiệt hại mà họ phải gánh
chịu, ví dụ, đưa ra hóa đơn, chứng từ thanh toán.
Trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì thiệt hại là yếu tố đầu tiên được xác
định, điều này được thể hiện rõ tại Điều 629. Thiệt hại do hành vi xâm phạm mồ
mả gồm những thiệt hại như:
- Thiệt hại do mồ mả bị sạt lún.
- Thiệt hại do mồ mả bị san lấp, điển hình gần đây là vụ việc gần đây đang gây
bất mãn lớn trong dư luận đó là vụ việc hàng trăm mét khối bùn đất vùi lấp 35
ngôi mộ chưa cải táng ở nghĩa trang Đồng Chương, phường Phương Nội, quận
Hà Đông, Hà Nội xảy ra cuối tháng 8-2010.
- Thiệt hại do một phần của mồ mả bị xâm phạm như hư hỏng bia ghi tên người
chết, gây nhầm lẫn cho người thân thích của người chết.

Như vậy, thiệt hại trong bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả là những tổn
thất vật chất thực tế tính được bằng tiền do việc xâm phạm đến mồ mả, đây là
yếu tố quan trọng cấu thành nên trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mồ mả bị
xâm phạm.
2. Hành vi gây ra thiệt hại là hành vi trái pháp luật.
Xâm phạm mồ mả được quy dịnh là một tội danh trong BLHS 1999 được
sửa đổi, bổ sung 2009 tại Điều 246. Không dừng lại ở việc xác định tội danh và
trừng trị những kẻ phạm tội, lần đầu tiên ở nước ta, BLDS năm 2005 quy định
về bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả. Như vậy, hành vi xâm phạm mồ
mả không chỉ biết xử lý về mặt hình sự khi đủ điều kiện cấu thành tội danh mà
còn phải chịu trách nhiệm dân sự.
Trong Luật Dân sự, hành vi gây thiệt hại là một trong những yếu tố cấu thành
trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ đặt ra khi
hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật. Những chủ thể có hành vi mà
pháp luật cấm gây thiệt hại ngoài hợp đồng thì phải chịu trách nhiệm bồi
thường. Những hành vi gây thiệt hại mà pháp luật không cấm thì người thực
hiện hành vi dù có gây thiệt hại thì cũng không phải bồi thường. Ví dụ: gây thiệt

7


hại trong phòng vệ chính đáng, trong tình thế cấp thiết hoặc có thiệt hại sự đồng
ý của người bị thiệt hại...
Trong trách nhiệm dân sự, hành vi gây thiệt hại được thể hiện dưới dạng
hành động hoặc không hành động. Tuy nhiên, khác với trách nhiệm hình sự,
trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp không hành động gây thiệt hại
vẫn bị coi là hành vi trái pháp luật nhưng khó có thể buộc người đó chịu trách
nhiệm bồi thường. Thông thường hành vi gây thiệt hại được thể hiện dưới dạng
hành động.
Hành vi gây thiệt hại về mồ mả thể hiện dưới dạng hành động:

+ Xâm phạm trực tiếp đến mồ mả: di chuyển vị trí mồ mả mà không nhận được
sự đồng ý của thân nhân người chết; đào bới mồ mả, khai quật mồ mả trái ý chí
của người thân thích của người chết và không đúng quy định của pháp luật.
+ Hành vi đổ phế thải, phế liệu, các chất phế thải, uế tạp lên ngôi mộ.
+ Hành vi gây nhầm lẫn đối với người thân thích của người chết: san lấp mồ mả
của người chết, làm mất dấu tích của ngôi mộ khiến không thể xác định được vị
trí ngôi mộ đó; thay đổi tấm bia ghi tên người chết.
+ Hành vi xâm phạm đến không gian, hình dáng ngôi mộ, tường rào bao bọc
xung quanh ngôi mộ.
Ở nước ta còn tồn tại tình trạng tín ngưỡng, tư tưởng duy tâm của nhiều
người trong việc lựa chọn vị trí mai táng người chết. Vị trí mai táng người chết
được lựa chọn rất cẩn trọng nhưng thiếu cơ sở khoa học. Do cố ý lựa chọn phần
đất theo" hướng tốt" nên nhiều trường hợp đã có hành vi chiếm đoạt vị trí có mồ
mả và diện tích đất sử dụng để chôn cất người thân của mình.
Cấu trúc vật chất được xây dựng xung quanh ngôi mộ với mục đích bảo vệ
ngôi mộ tránh bị biến dạng được xem là phần không tách rời của ngôi mộ. Đặc
biệt những ngôi mộ được xây dựng trên các đồi núi, việc xâm phạm tới tường
rào xung quanh ngôi mộ là một trong những nguyên nhân gây thiệt hại đến mồ
mả.
Một số vùng đồng bào vẫn giữ phong tục làm lễ bỏ mả sau một thời gian mai
táng người chết, ví dụ: Tính đến thời điểm hiện nay ở nước ta, đồng bào của một
số dân tộc thuộc vùng Tây Nguyên như Gia Rai(Gia Lai, Kon Tum), M'Nông
8


(Quảng Nam) vẫn giữ phong tục làm lễ bỏ mà sau một thời gian mai táng người
chết, đồng bào Gia Rai làm lễ bỏ mả người chết được mai táng sau 3 năm hoặc
10 năm). Hành vi xâm phạm mồ mả trong những trường hợp này cũng được xác
định là hành vi trái pháp luật. Hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội
không phụ thuộc vào lối sống và phong tục cá biệt của bất kì cộng đồng dân cư

nào ở Việt Nam.
Những hành vi sau không bị coi là xâm phạm mồ mả và không phải bồi
thường:
Những hành vi của cơ quan chức năng có thẩm quyền theo quyết định của cơ
quan có thẩm quyền như: khai quật mộ để khám nghiệm tử thi, di dời ngôi mộ
theo quyết định khi thân nhân người chết không chịu di dời, đưa mộ liệt sĩ về
nghĩa trang liệt sĩ.
Ngoài ra, khi xác định hành vi xâm phạm mồ mả cần phải phân biệt với những
hành vi không bị xem là xâm phạm mồ mả như: hành vi bịa đặt những tin tức
thất thiệt gây tổn hại đến danh dự của người có mồ mả, tạo ra những dư luận
không có lợi hoặc làm giảm uy tín, danh dự của người có mồ mả, bịa đặt những
giai thoại xung quanh ngôi mộ. Những hành vi đã nêu cũng thuộc trách nhiệm
dân sự, nhưng không thuộc trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ
mả.
3. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra.
Trong khoa học pháp lí dân sự, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm
pháp luật và thiệt hại xảy ra được hiểu có mối quan hệ nội tại, tất yếu. Thiệt hại
xảy ra là kết quả của hành vi trái pháp luật hay nói cách khác, chỉ khi nào thiệt
hại xảy ra là hiệu quả tất yếu của hành vi vi phạm pháp luật, thì người vi phạm
mới phải bồi thường thiệt hại. điều này được quy định cụ thể tại Điều 604
BLDS.
Khi xem xét mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật, xâm phạm mồ
mả và thiệt hại xảy ra cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Nguyên nhân và kết quả mang tính khách quan, quan hệ nhân quả nằm trong
bản thân sự vật, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. các sự
vật tác động lẫn nhau và sự tác động đó tất yếu gây nên biến đổi nhất định
9


không phụ thuộc vào ý chí của con người. Vì thế, khi xem xét mối quan hệ nhân

quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra, đảm bảo tính khách quan,
phải đặt trong mối liên hệ tất nhiên, nội tại của các hiện tượng chứ không được
xác định quan hệ theo lối nhận xét chủ quan.
- Mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội đều có nguyên nhân nhất định
gây ra. Như vậy, có thể nói thiệt hại về mồ mả là có nguyên nhân gây ra, nguyên
nhân này có thể do yếu tố thiên nhiên hoặc hành vi của con người.
- Nguyên nhân sản sinh ra kết quả nên nguyên nhân là cái có trước kết quả, đươc
sinh ra trước kết quả. Hành vi trái pháp luật là nguyên nhân phát sinh thiệt hại
do đó luôn luôn phải xuất hiện trước thực tại về mặt thời gian.
- Cần phân biệt nguyên nhân và điều kiện, bởi điều kiện không sinh ra kết quả,
nhưng nó cùng xuất hiện với nguyên nhân. Trong mối quan hệ nhân quả ,
nguyên nhân là yếu tố quyết định còn điều kiện là yếu tố quan trọng dẫn đến kết
quả.
- Nguyên nhân sinh ra kết quả rất phức tạp, bởi vì nó phụ thuộc vào nhiều điều
kiện và hoàn cảnh khác nhau, một nguyên nhân có thể gây ra nhiêu kết quả khác
nhau phụ thuộc vào nhiều điều kiện cụ thể. Ví dụ: A có dùng gậy phá mồ mả
của B, nếu mồ mả của B mới xây chắc chắn bằng đá nhân tạo, A chỉ đánh hư
được một phần nhỏ của ngôi mộ, nhưng nếu ngôi mộ đã xây từ lâu, không còn
chắc chắn thì sẽ bị A phá hủy...; và một kết quả cũng có thể do nhiều nguyên
nhân sinh ra. Thiệt hại về mồ mả có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như
động đất, sóng thần, do tác động của con người. Trong khi xem xét nguyên nhân
gây ra thiệt hại về mồ mả cần phân loại nguyên nhân, tìm ra nguyên nhân cơ
bản, nguyên nhân chủ yếu với nguyên nhân thứ yếu dẫn đến phát sinh thiệt hại.
Những nguyên nhân này không tồn tại một cách độc lập mà kết hợp với nhau
làm phát sinh hậu quả. Nếu thiếu một trong các nguyên nhân đó thì thiệt hại
không xảy ra.
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm mồ mả và
thiệt hại xảy ra là mối liên hệ tất nhiên tuân theo quy luật khách quan, không
phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người.


10


4. Người gây thiệt hại có lỗi.
Lỗi là thái độ tâm lý của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của
mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức lỗi
cố ý hoặc vô ý.
Theo quy dịnh tại Điều 604 BLDS 2005 "người nào do lỗi cố ý hoặc vô ý
xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi
ích hợp pháp của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân
hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường". Căn cứ vào mặt hình
thức lỗi, lỗi được thực hiện dưới dạng cố ý hoặc vô ý.
Trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì người gây
thiệt hại dù có lỗi cố ý hay vô ý cũng phải bồi thường. Lỗi là 1 trong 4 điều kiện
làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Lỗi trong trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là lỗi suy đoán vì hành vi gây thiệt
hại là hành vi trái pháp luật nên người thực hiện hành vi được suy đoán là có lỗi.
Việc chứng minh lỗi thuộc về người gây thiệt hại là một chế định nhằm bảo vệ
người bị thiệt hại, trong nhiều trường hợp họ không thể chứng minh được mình
không có lỗi, điều này có thể gây bất lợi cho họ khi vừa bị thiệt hại vừa phải
chứng minh lỗi. Người gây thiệt hại sẽ phải chứng minh rằng mình không có lỗi,
nếu không chứng minh được thì sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường. Một người
sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường khi họ chứng minh được họ không
có lỗi (trừ một số trường hợp người gây thiệt hại phải bòi thường ngay cả khi ko
có lỗi theo quy định của pháp luật ).
Việc phân biệt lỗi cố ý hay vô ý nghĩa có ý nghĩa trong việc xác định trách
nhiệm bồi thường thiệt hại còn có ý nghĩa trong việc xác định mức độ bồi
thường.
- Trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại sẽ
không đặt ra vấn đề bồi thường.

- Nếu người bị thiệt hại và người gây thiệt hại cùng có lỗi thì người gây thiệt hại
chỉ phải bồi thường với mức độ lỗi của mình. Trong trường hợp này cần xác
định đúng mức độ lỗi của các bên, mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và
11


nguyên nhân gây thiệt hại của người gây thiệt hại và người bị thiệt hại để có thể
đưa ra một cách khách quan về trách nhiệm và mức độ bồi thường thiệt hại.
Điều này không chỉ bảo vệ người bị thiệt hại mà còn là chế định nhằm tạo thêm
trách nhiệm cho người bị thiệt hại. Ví dụ : Mộ của mẹ A nằm sát phần mộ của
mẹ B, do ngôi mộ mẹ A đã xuống cấp nên A muốn xây lại mộ cho mẹ, trong quá
trình làm lại mộ, A đã làm vỡ một góc phần mộ của mẹ B, B yêu cầu A sửa
chữa nhưng A không chịu. Bực tức, B đã lấy búa đập làm vỡ bia mộ của mẹ A
vừa mới xây.Như vậy, khi xét trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi xâm
phạm mồ mả thì xem đây là trường hợp có lỗi của cả người bị thiệt hại và người
gây thiệt hại.
- Người gây thiệt hại do lỗi vô ý có thể được giảm mức bồi thường nếu thiệt hại
quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình. Người gây thiệt
hại sẽ phải chứng minh kinh tế trước mắt và lâu dài của mình không đủ để có
ther bồi thường đầy đủ cho người bị thiệt hại.
4 yếu tố cơ bản mang tính điều kiện: thiệt hại thực tế xảy ra, hành vi gây thiệt
hại là hành vi trái pháp luật, mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi thiệt
hại và lỗi của người gây thiệt hại là những yếu tố để xác định bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm
mồ mả nói riêng. Các yếu tố này cóa mói quan hệ biện chứng qua lại khăng
khita với nhau. Ngoài những trường hợp do pháp luật quy định, bất cứ quyết
định nào nhằm xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại cũng phải có dầy đủ 4
yếu tố trên. Nếu thiếu 1 trong 4 yếu tố trên, thì việc xác định trách nhiệm bồi
thường thiệt hại chưa được xem xét một khách quan toàn diện.
IV. XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI

Thiệt hại là điều kiện tiên quyết để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ
mả nói riêng. Việc xác định thiệt hại thực tế xảy ra là điều kiện để có thể thực
hiện nguyên tắc bồi thường toàn bộ thiệt hại một cách đầy đủ và chính xác.

12


Xác định thiệt hại là một việc làm rất khó khăn và phức tạp, chúng ta chỉ có
thể xác định được một mức chung nào đó. Nhằm tạo điều kiện cho việc xác định
thiệt hại có một định khung chung, tại mục 2, chương 21, phần thứ III BLDS
2005 quy định về các loại thiệt hại được bồi thường và cách thức xác định thiệt
hại một cách khái quát. Theo đó, những thiệt hại phải bồi thường là thiệt hại về
tài sản, sức khỏe, tính mạng và thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín.
Theo quy định tại Điều 608 BLDS 2005 quy định về thiệt hại do tài sản bị
xâm phạm bao gồm: tài sản bị mất, tài sản bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng; lợi ích
gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản; chi phí hợp lí để ngăn chặn, hạn chế
và khắc phục thiệt hại. Trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ
mả tại điều 629 BLDS 2005 quy định: "Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác gây
thiệt hại đến mồ mả của người khác phải bồi thường thiệt hại. Thiệt hại do xâm
phạm mồ mả gồm chi phí hợp lí để hạn chế, khắc phục thiệt hại". Ở điều này,
pháp luật không quy định rõ ràng thiệt hại gồm những gì. Chúng ta cần xác định
rõ thiệt hại ở trường hợp này là thiệt hại về vật chất mặc dù trong thực tế khi
hành vi xâm phạm mồ mả xảy ra thì những người thân thích của người chết
(người được chôn cất trong mồ mả) cũng bị ảnh hưởng về yếu tố tinh thần, do
yếu tố tâm linh của người việt quan niệm về mồ mả. Thiệt hại về tài sản do hành
vi xâm hại mồ mả gây ra là phần thiệt hại về tài sản liên quan đến những chi phí
hợp lí để hạn chế, khắc phục thiệt hại. Tính hợp lí khi xác định thiệt hại về tài
sản liên quan đến mồ mả của người bị xâm hại được xác định trên cơ sở những
thiệt hại thực tế. Những loại thiệt hại này có thể tính toán được thành một số tiền

nhất định. Thiệt hại do mồ mả bị xâm phạm gồm những khoản sau:
- Chi phí mua vật liệu xây dựng. những vật liệu xây dựng mồ mả thông thường
như: đá nhân tạo, đá tự nhiên, cát, vôi, xi măng, sắt thép, bia đá...
- Chi phí thuê nhân công xây dựng, sửa chữa lại những hư hỏng, thiệt hại mà
người gây thiệt hại đã gây ra.
- Chi phí hợp lí để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại: người bị thiệt hại đã
phải bỏ ra chi phí để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại.
- Ngoài những chi phí trực tiếp trên, người gây thiệt hại còn phải bồi thường chi
phí gián tiếp do việc xâm phạm mồ mả của mình cho trường hợp mồ mả bị hư
13


hỏng, không thể sử dụng đúng mục đích. Đó là những chi phí để bảo quản thi
thể, hài cốt, chi phí đó có thể là thuê địa điểm trong nhà xác đề bảo quản, chi phí
thuê người vận chuyển thi thể, hài cốt...
Những chi phí trả cho thầy bói, cô đồng và những chi phí khác liên quan đến
điều cầm của pháp luật như gọi hồn người chết, yểm bùa, liên hoan nhân dịp
khánh thành ngôi mộ được khắc phục lại...thì người xâm phạm ngôi mộ không
phải bồi thường.
Bồi thường thiệt hại về mồ mả cũng theo nguyên tắc thiệt hại bao nhiêu thì
phải bồi thường bấy nhiêu. Giá trị của tài sản không thống nhất ở thời điểm gây
thiệt hại và thời điểm bồi thường. Do đó, khi xác định giá trị của tài sản cần lưu
ý xác định giá trị thực tế của tài sản vào thời điểm tòa án xét xử sơ thẩm để buộc
người gây thiệt hại phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
Khi xác định thiệt hại cần lưu ý mỗi địa phương có phong tục tập quán khác
nhau, cách thức xây dựng mồ mả hoặc cất giữ hài cốt của người chết, cho nên
chi phí cũng khác nhau. Vì vậy, khi có hành vi xâm phạm mồ mả, việc xác định
thiệt hại cần tính đến yếu tố tập quán của từng địa phương.
Mặc dù trong thực tế, có thể thấy hành vi xâm phạm mồ mả có thể gây ảnh
hưởng đến đời sống tinh thần của những người thân thích của người chết, nhưng

theo quy định của pháp luật thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ đặt ra đối
với những thiệt hại về vật chất.
V. MỘT SỐ HẠN CHẾ, BẤT CẬP VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO
XÂM PHẠM MỒ MẢ.
- Mồ mả là khách thể được pháp luật bảo vệ, nhưng hiện tại thì chưa có một
hướng dẫn cụ thể nào về khái niệm mồ mả. Điều này gây khó khăn cho công tác
xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong một số trường hợp "thờ vong",
làm "mộ" nhưng trong mộ không chôn cất thi hài, hài cốt.
Hiện nay, việc chôn cất, mai táng có rất nhiều hình thức như: điện táng, hỏa
táng... như vậy, đặt ra vấn đề là hài cốt bỏ vào bình, lọ thì liệu có thể xem bình

14


lọ đó là mồ mả được hay không. Đây là một vấn đề khó xác định khi chưa có
khái niệm chung.
- Điều 629 BLDS chỉ quy định một cách chung chung chi phí hợp lí để hạn chế,
khắc phục thiệt hại nhưng như thế nào là hợp lí, chi phí hợp lí gồm những khoản
nào thì chưa được nói đến. Thực tế mỗi địa phương có phong tục chôn người
chết khác nhau. Việc xây dựng mồ mả cho người thân thích đã chết tùy theo
hoàn cảnh của mỗi nhà. Tuy nhiên, ngày nay có những người dùng cả trăm triệu
đồng để xây mồ mả. Như vậy, rất khó để xác định cần phải bồi thường ở mức
như thế nào.
- Tuy mỗi địa phương đều có quy hoạch nghĩa trang riêng nhưng có thể do nhiều
lí do khác nhau, người dân không chôn người nhà tại nghĩa trang của địa
phương mà chôn trong phần đất ở của nhà mình. Sẽ không có gì xảy ra nếu như
không có việc chuyển nhượng phần đất ở và người được cấp sổ đỏ nhưng trên
đó còn có một ngôi mộ. Trước đây, bà N., ngụ quận Bình Tân (TP.HCM), được
cha mẹ cho một miếng đất. Sau đó bà được Uỷ ban nhân dân quận cấp giấy đỏ.
Do trên đất rải rác có vài ngôi mộ của gia đình nên giấy đỏ ghi mục đích sử

dụng là đất nghĩa địa. Sau khi một người anh của bà N. qua đời, gia đình người
anh qua hỏi xin chôn trên đất của bà nhưng bà không đồng ý. Do ở xa, không
trực tiếp quản lý đất nên gia đình người anh vẫn tiếp tục chôn mà bà không hay
biết. Năm 2007, biết việc, bà N. đã khởi kiện nhờ Tòa án nhân dân quận tuyên
dời mộ người anh ra khỏi đất của bà. Nhận đơn, tòa lắc đầu từ chối thụ lý vì cho
rằng không thuộc thẩm quyền. Bà N. khiếu nại việc này thì bị lãnh đạo tòa bác
đơn. Do vậy, bà N. phải quay về nhờ chính quyền địa phương can thiệp. Nhưng
chính quyền địa phương cũng lúng túng, không biết xử lý sao… Và trường hợp
ngược lại được đặt ra khi mồ mả nằm trên phần đất thuộc quyền sử dụng của
người khác, những người thân muốn đưa mồ mả người thân mình về gần mà
người có quyền sử dụng đất hợp pháp không đồng ý thì giải quyết như thế nào?
Hiện nay, chưa có văn bản nào điều chỉnh vấn đề này. Ví dụ: Tháng 4-2010, ông
S. nhiều lần đến gặp chú ruột xin được cải táng mồ mả cha mẹ hiện chôn cất tại
khu mộ gia tộc trên đất của người chú ở Lai Vung (Đồng Tháp) về một nghĩa
trang tại Thành phố Cần Thơ để tiện bề chăm sóc. Người chú cương quyết
15


không đồng ý nên ông S. phải nhờ đến chính quyền xã. Xã đã vận động người
chú cho ông S. bốc mộ cha mẹ nhưng bất thành. Ông S. bèn gửi đơn nhờ huyện
Lai Vung giải quyết thì bị từ chối, chỉ qua Tòa án nhân dân huyện vì nội dung
yêu cầu của ông không thuộc thẩm quyền giải quyết của Uỷ ban nhân dân
huyện. Ông S. kiện ra Tòa án nhân dân huyện Lai Vung, tòa cũng trả lại đơn vì
cho rằng vụ việc của ông không thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án. Bế tắc,
ông S. không biết phải đi đâu, nhờ nơi nào để được bốc mộ cha mẹ về trông
nom, hương khói.
- Một trường hợp ít xảy ra trong thực tế đó là việc người đã chết có nhiều người
thân, các thân nhân, đặc biệt là các con đều muốn di dời mồ mả của cha, mẹ
nhưng lại không có sự thống nhất với nhau. Việc một trong những người con tự
ý di dời mồ mả có bị xem là xâm phạm mồ mả không và trách nhiệm bồi thường

trong trường hợp này đặt ra như thế nào? Vấn đề này hiện nay vẫn chưa có
phương án giải quyết.
- Khi mồ mả của những người thân thích của cá nhân có mồ mả bị xâm phạm thì
yếu tố tinh thần của họ bị ảnh hưởng rất lớn. Bởi quan niệm của người Việt, nếu
mồ mả xảy ra chuyện thì sẽ ảnh hưởng đến đời sống con cháu. Vì vậy, khi mồ
mả bị xâm phạm, họ chịu sự đả kích rất lớn về tinh thần. Người thân thích của
cá nhân có mồ mả bị xâm phạm có được coi tương tự như trong trường hợp thiệt
hại do danh dự, uy tín bị xâm phạm theo Điều 611 hay không? Điều 611 BLDS
chỉ quy định thiệt hại cho người còn sống mà danh dự, nhân phẩm, uy tín của
người đó bị xâm phạm. Vấn đề đặt ra ở đây là những người thân thích của cá
nhân có mồ mả bị xâm phạm có được hưởng khoản tiền bồi thường thiệt hại để
bù đắp tổn thất về tinh thần do mồ mả của cá nhân là người thân thích bị xâm
phạm không?
VI. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT DO XÂM PHẠM
MỒ MẢ.
BLDS 2005 mặc dù đã ghi nhận trách nhiệm bồi thường thiệt hại xâm
phạm mồ mả, tạo ra cơ sở pháp lí cho việc giải quyết trách nhiệm dân sự trong
16


các vụ việc xâm phạm mồ mả. Tuy nhiên, BLDS 2005 không có quy định cụ thể
để xác định trách nhiệm bồi thường. Khi áp dụng quy định của pháp luật trong
thực tế, có những vấn đề nảy sinh mà pháp luật chưa dự liệu được. Dưới đây là
một số phương hướng nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt
hại do xâm phạm mồ mả.
Nhằm tạo điều kiện cho việc xác định thiệt hại và trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do xâm phạm mồ mả được tốt hơn, trước hết cần xác định cụ thể khái
niệm mồ mả. Điều này giúp cán bộ tư pháp thuận tiện trong công việc và người
dân cũng có thể tham khảo để tránh việc khởi kiện không có cơ sở. Đặc biệt,
phong tục chôn cất mồ mả ở mỗi địa phương một khác nhau, điều này có thể dẫn

đến việc hiểu khái niệm mồ mả khác nhau, vì vậy, cần có hướng dẫn cụ thể để
xác định khái niệm mồ mả, nhằm tạo cách hiểu thống nhất.
- Cần có những hướng dẫn cụ thể về việc xác định những hành vi nào là hành vi
vi phạm pháp luật trong việc xâm hại mồ mả vì việc xác định hành vi vi phạm
pháp luật là căn cứ quan trọng để quyết định việc bồi thường thiệt hại.
- Cần có hướng dẫn cụ thể về xác định thiệt hại do mồ mả bị xâm phạm theo
hướng:
+ Thứ nhất, xác định thiệt hại theo giá cả, phong tục tập quán riêng của địa
phương, nhưng không chấp nhận việc bồi thường thiệt hại những chi phí không
liên quan đến mồ mả như cây cảnh, bể cá..
+ Thứ hai, trong trường hợp mồ mả của cá nhân bị đào bới và làm tiêu hủy,
giảm sút hài cốt dẫn đến tình trạng hài cốt không còn giữ được nguyên vẹn đã
gây ra những tổn thất tinh thần nặng nề cho người thân thích thì người xâm
phạm có trách nhiệm bồi thường bù đắp tổn thất tinh thần cho họ. Trong trường
hợp không thỏa thuận được thì áp dụng mức bồi thường tối đa không quá 10
tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại khoản 2 Điều 611. Mồ mả của cá
nhân bị xâm phạm, dẫn đến mất mồ mả hoặc thi thể, hài cốt của cá nhân bị xâm
phạm mà bị tiêu hủy, bị nhầm lẫn, bị xáo trộn...đã khiến cho những người thân
thích đau lòng, tổn thất về tinh thần không phải là nhỏ. Vì vậy, áp dụng khoản 2
Điều 611 BLDS để buộc người có hành vi xâm phạm mồ mả phải bồi thường

17


một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích của
cá nhân có mồ mả bị xâm phạm là hoàn toàn hợp đạo lí.
- Đối với tranh chấp đất đai trong đó có mồ mả, nên xem đây là một dạng tranh
chấp dân sự và tòa án sẽ thụ lý và giải quyết chứ không thể cứ bỏ lửng như hiện
nay. Để làm được điều này, Tòa án nhân dân tối cao phải nghiên cứu và ra
hướng dẫn cụ thể về thầm quyền, đường lối xử lí làm căn cứ pháp luật để áp

dụng trong thực tế.
- Quyền di dời, bảo quản, trông nom mồ mả... của thân nhân là một quyền chính
đáng và thiêng liêng của người dân. Tranh chấp xảy ra giữa những người thân
của người đã khuất tuy ít gặp nhưng vẫn là một thực tế cần được nhìn nhận.
Có thể giải quyết theo hướng tòa án cần xem đây là một vụ việc dân sự để
thụ lí và giải quyết. Để không làm phức tạp thêm tình hình, làm sứt mẻ tình cảm
gia đình dẫn đến việc vi phạm pháp luật, thủ tục để Tòa án thụ lí, giải quyết
dạng tranh chấp này bắt buộc phải qua khâu hòa giải ở địa phương...hòa giải
không thành thì khi đó mới đưa ra tòa. Lúc đó, tòa án có thể xem xét người có
quyền trực tiếp trong việc di dời, bảo quản, trông nom...mồ mả là người thuộc
diện hành thừa kế thứ nhất mà cụ thể là ưu tiên con ruột của người đã khuất.
Nếu giữa chính những người thuộc hành thừa kế thứ nhất xảy ra tranh chấp thì
tòa xét ai có điều kiện hơn trong việc chăm nom để giao cho người só bảo quản,
chăm sóc. Khi đó người không được giao chăm sóc, bảo quản mồ mả sẽ bị xem
là xâm phạm mồ mả và phải chịu trách nhiệm bồi thường khi có hành vi xâm
phạm mồ mả.
- Nghị định số 35/2008/NĐCP ngày 25-3-2008 về xây dựng, quản lí và sử dụng
nghĩa trang đã quy định chi tiết về diện tích đất tối đa cho một phần mộ cá nhân
tại Điều 4.
" Diện tích sử dụng đất cho mỗi mộ hung táng và chôn cất một lần tối đa không
quá 5m2.
Diện tích sử dụng đất cho mỗi mộ cát táng không quá 3m2".
Như vậy, Tòa án nhân dân các cấp cần căn cứ vào quy định này để đưa ra
những quyết định chính xác, khi đã xác định được diện tích của mỗi khu mộ thì
có thể có căn cứ để biết được có hành vi xâm lấn mồ mả hay không? Từ đó
18


quyết định có hay không phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm
phạm mồ mả.

C. KẾT LUẬN.
Bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả là một việc làm hợp đạo lí và
phù hợp với quan niệm, đời sống tinh thần của con người không chỉ ở Việt Nam
mà còn ở rất nhiều dân tộc trên thế giới. Mặc dù pháp luật dân sự và hình sự đã
có các chế tài để xử lí những kẻ vi phạm nhưng cần phải hoàn thiện hơn nữa
pháp luật về bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả để trừng trị, răn đe và làm
yên lòng những người thân của cá nhân có mồ mả bị xâm phạm.
* Từ viết tắt: BLDS: Bộ luật dân sự.

19



×