Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

VẬN DỤNG LÍ THUYẾT TẢNG BĂNG TRÔI PHÂN TÍCH CHỦ ĐỀ TỰ SÁT VÀ CÚ SỐC TRONG TRUYỆN NGẮN TRẠI NGƯỜI DA ĐỎ CỦA ERNEST HEMINGWAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (448.73 KB, 25 trang )

MỤC LỤC
1. Những vấn đề lí thuyết ................................................................................... 1
1.1. Ernest Hemingway – Cuộc đời và sự nghiệp............................................... 1
1.1.1.

Đôi nét về cuộc đời ............................................................................ 1

1.1.2.

Sự nghiệp văn chương mải miết và đa dạng ......................................... 2

1.1.3.

Hệ thống đề tài và đặc điểm sáng tác ................................................... 3

1.2. Truyện ngắn Trại người da đỏ................................................................... 4
1.3. Ngun lí “tảng băng trơi” - đặc điểm thi pháp truyền tải quan niệm về thế
giới của Ernest Hemingway ............................................................................... 5
1.4. Chủ đề tự sát và cú sốc trong sáng tác của Ernest Hemingway ..................... 8
1.4.1.

Hemingway và tự sát.......................................................................... 8

1.4.2.

Cú sốc trong sáng tác của Ernest Hemingway..................................... 10

2. Vận dụng ngun lí tảng băng trơi phân tích chủ đề tự sát và cú sốc trong truyện
ngắn Trại người da đỏ của Ernest Hemingway ..................................................... 12
2.1. Vấn đề tự sát ......................................................................................... 12
2.2. Vấn đề cú sốc ........................................................................................ 15


2.2.1.

Người đàn ông da đỏ........................................................................ 15

2.2.2.

Nick ............................................................................................... 17

2.2.3.

Bác sĩ Adams .................................................................................. 20

KẾT LUẬN....................................................................................................... 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 23


1. Những vấn đề lí thuyết
1.1. Ernest Hemingway – Cuộc đời và sự nghiệp
1.1.1. Đôi nét về cuộc đời
Ernest Miller Hemingway - sinh ngày 21 tháng 7 năm 1899 tại Oak Park,
Illinois. Ba ông là bác sĩ Clarence Edmonds Hemingway, mẹ là ca sĩ - giáo viên dạy
nhạc Grace Hall Hemingway, ông Clarence và bà Grace kết hôn năm 1896, Ernest là
người con đầu tiên của ông bà, con thứ hai trong sáu anh em nhà Hemingway.
Sự ra đời của Ernest Hemingway là một sự kiện lớn trong gia đình khi chính
bác sĩ Clarence đã thổi tù và để thơng báo về cậu con trai thứ hai. Tên của ông được
đặt trùng với ông ngoại Ernest Miller Hall - người Anh nhập cư và từng là quân nhân
tham gia cuộc Nội chiến Mĩ. Mẹ của Ernest Hemingway là một người sùng đạo và rất
độc đoán - sự chi phối của bà đối với người con trai đầu tiên đã tác động khơng ít đến
ơng khiến ơng “thực sự ghét mẹ mình”1 và dần xa cách bà. Ơng có thiên hướng
nghiêng về ba mình nhiều hơn, nhiều sở thích giống ba như đi săn, câu cá hay cắm

trại, tham gia các mơn thể thao, và khi trưởng thành, ơng đã có thời gian tham gia
hàng ngũ quân y của Quân đội Mĩ trong Thế chiến I. Bác sĩ Clarence Hemingway đã
tạo nên trong con trai tình yêu với thiên nhiên, và đam mê phiêu lưu khám phá, hình
ảnh người bố làm bác sĩ sau này trở thành cảm hứng cho Hemingway viết chuỗi
truyện ngắn về bác sĩ Nick Adams.
Thời trung học, Ernest Hemingway đã tham gia nhiều hoạt động thể thao, đồng
thời viết lách cho các tờ báo trường, sau khi tốt nghiệp, Hemingway không học đại
học mà tham gia vào toà báo The Kansas City Star với tư cách là một phóng viên
(10/1917 - 4/1918).
Ernest Hemingway đã tham gia vào quân đội trong cả hai cuộc chiến tranh thế
giới, với vai trò tài xế quân y trong Thế chiến I vào những năm cuối cuộc chiến (1917
- 1918) trên hai mặt trận Paris và Italia, ông bị thương vào tháng 7/1918 và phải trở về
Milan điều trị. Tháng 8/1942, khi Mĩ nhúng tay vào Thế Chiến II, Ernest Hemingway
tham gia vào hải quân Mĩ, thực hiện nhiệm vụ trên tàu Pilar (con tàu do ông hiến tặng
cho quân đội) và sau đó trở thành phóng viên chiến tranh. Trải nghiệm từ hai cuộc
chiến tranh thế giới đã ảnh hưởng rất nhiều trong suốt sự nghiệp sáng tác Hemingway.
Tháng 1/1954, khi đang ở Africa, hai tai nạn máy bay liên tiếp xảy ra khiến
Ernest Hemingway bị đa chấn thương và bỏng nặng. Ảnh hưởng từ hai vụ tai nạn xảy
ra lớn đến mức sức khoẻ của Hemingway gần như kiệt quệ, sau này ơng cịn mắc
chứng nghiện rượu, sức khoẻ ngày càng đi xuống. Tháng 11/1960, Hemingway đến
Bệnh viện Mayo Clinic tại Idaho để điều trị cao huyết áp, viêm gan cùng nhiều chứng
bệnh khác (về cả thể chất lẫn tinh thần) - nơi liệu pháp sốc điện được sử dụng đã ảnh
hưởng rất lớn lên khả năng viết, đồng thời khiến tinh thần nhà văn ngày càng suy kiệt.
Sau hai tháng điều trị, Ernest Hemingway trở về nhà, chán nản vì khơng thể viết, ơng
1

Theo Wallace Stevens.
1



nỗ lực tự tử ba lần trước khi trở lại Bệnh viện Mayo vào mùa xuân 1961. Cố thuyết
phục các bác sĩ rằng bản thân đủ sức khoẻ để xuất viện mặc sự phản đối của Mary
Welsh (người vợ thứ tư), Ernest Hemingway trở về nhà và vài ngày sau (tức ngày
2/7/1961), ông tự bắn
vào đầu bằng súng săn tại nhà riêng ở Ketchum, Idaho, chỉ vài tuần trước sinh nhật lần
thứ 62 của mình, kết thúc cuộc đời của một nhà văn Mĩ vĩ đại.
1.1.2. Sự nghiệp văn chương mải miết và đa dạng
Ernest Hemingway sáng tác rất chăm chỉ và đa dạng thể loại, các tác phẩm của
ông trải dài từ truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ, kịch đến ký sự, phóng sự, tuỳ bút, nghị
luận và cả kịch bản phim (Trần Thị Thuận, 1999, tr.19).
Ngay từ khi học trung học tại Oak Park and River Forest (9/1913 - 6/1917),
Ernest Hemingway đã cho thấy khả năng thiên bẩm về văn học khi luôn là học sinh
nổi bật trong các giờ học tiếng Anh, ông viết cho tờ báo trường Trapeze và từng giữ
chức vụ biên tập, đồng thời tham gia viết niên giám Tabula của trường. Sau khi tốt
nghiệp trung học, ơng làm phóng viên cho The Kansas City Star trong khoảng 6 tháng
và trở thành một phóng viên ưu tú của tồ báo. Thời gian ơng viết cho The Kansas
City Star khơng dài nhưng đã góp phần rất lớn định hình phong cách sáng tác mà
Hemingway đã tuân theo suốt cả đời văn của mình - lối viết gãy gọn, gắn liền với chủ
nghĩa tối giản, cách hành văn đơn giản theo chủ trương của toà báo “Use short
sentences. Use short first paragraphs. Use vigorous English. Be positive, not
negative.”2.
Sau này, khi tham gia Chiến tranh Thế giới thứ Nhất, những trải nghiệm thực tế
của Ernest Hemingway đã trở thành nguồn cảm hứng mạnh mẽ cho các sáng tác của
ông: trải nghiệm lần đầu chứng kiến cái chết trong Death in the Afternoon (Chết trong
buổi xế chiều, 1932); chuyện tình của Hemingway với Agnes von Kurowsky tại Milan
trong thời gian ơng điều trị thương tích chiến tranh trở thành nguồn cảm hứng cho A
Very Short Story (Một chuyện rất ngắn, 1925) và A Farewell to Arms (Giã từ vũ khí,
1929);…
Năm 1919, sau những điều trị kéo dài do vết thương chiến tranh, Ernest
Hemingway trở về sống cùng ba mẹ, đầu năm 1920, ơng chuyển đến Toronto làm

phóng viên, nhà báo - viết cho tờ Toronto Star Weekly, trợ lý biên tập cho The HTX
Commonwealth. Ngày 3 tháng 9 năm 1921, Hemingway kết hôn cùng người vợ đầu
tiên là Hadley Ribardson và chuyển đến Chicago. Từ tháng 12/1921, ông và vợ rời
khỏi Chicago và chuyển đến Paris (Pháp), tại đây ông đã xuất bản Three Stories and
Ten Poems (Ba câu chuyện và Mười bài thơ, 1923).
Năm 1925, ông xuất bản truyện ngắn đầu tiên trong sự nghiệp văn chương là
In Our Time (Trong thời đại của chúng ta), một năm sau đó cuốn tiểu thuyết The Sun
Tạm dịch: “Sử dụng những câu văn ngắn. Sử dụng những đoạn mở đầu ngắn. Sử dụng thứ tiếng Anh
hùng hồn. Phải khẳng định, không phủ nhận”.
2

2


Also Rises (Mặt trời vẫn mọc) in vào tháng 10/1926 cùng đề tài chiến tranh đã mang
ông đến gần hơn với độc giả, cho đến 1929, cuốn tiểu thuyết bán tự truyện A Farewell
to Arms (Giã từ vũ khí) đem tên tuổi Ernest Hemingway đi khắp thế giới. Sự nghiệp
văn chương của ông tiếp tục phát triển trong suốt những năm sau đó với nhiều tác
phẩm chất lượng: Death in the Afternoon (1932), Green Hills of Africa (Đồi xanh
châu Phi, 1935), The Snows of Kilimanjaro (Tuyết trên đỉnh Kilimanjaro, 1936), bộ
truyện ngắn nổi tiếng The Fifth Column and the First Forty-Nine Stories (Cột thứ năm
và 49 truyện đầu tiên, 1938), For Whom the Bell Tolls (Chuông nguyện hồn ai,
1939),…
Sau khi Thế Chiến II kết thúc, Ernest Hemingway viết bộ ba tác phẩm The Sea
tại Cuba, mà quyển thứ ba trong đó được xuất bản với nhan đề The Old Man and the
Sea (Ông già và Biển cả,1952) đã trở thành tác phẩm đỉnh cao trong sự nghiệp sáng
tác của Ernest Hemingway. Ông già và Biển cả đã mang về cho Ernest Hemingway
hai giải thưởng lớn là Pulitzer 1953 và Nobel Văn học 1954. Sau thời gian này, với
nhiều biến cố xảy ra trong cuộc sống, sức khoẻ của Ernest Hemingway suy yếu dần,
tác phẩm được xuất bản của ông chủ yếu là các truyện ngắn gửi in trên tạp chí Life

Magazine, trong đó có The Dangerous Summer (Mùa hè nguy hiểm, 1960). Sau khi
ông mất, một số tác phẩm được ông viết trong khoảng thời gian cuối đời và các tác
phẩm chưa từng xuất bản được công bố bởi gia đình nhà văn, góp thêm vào sự nghiệp
văn học vơ cùng lẫy lừng của Ernest Hemingway.
1.1.3. Hệ thống đề tài và đặc điểm sáng tác
Về đề tài, sáng tác của Ernest Hemingway thường tập trung vào chiến tranh,
những cuộc phiêu lưu, cái chết,… Là quân nhân Mĩ trong cả hai cuộc chiến tranh thế
giới, trải nghiệm chiến tranh, ấn tượng về cái chết đã ăn sâu vào sáng tác Hemingway
- các tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết của ông hầu hết đều có sự xuất hiện của những
yếu tố này. Bên cạnh đó, những ký ức tuổi thơ cũng trở thành chất liệu sáng tác văn
chương. Theo PGS.TS. Trần Thị Thuận, thế giới truyện của Hemingway gắn liền với
đời sống thế sự của nhà văn, các sự kiện, trải nghiệm trong cuộc đời Hemingway được
ông đưa vào trang sách. Cụ thể: thời thơ ấu của Hemingway qua The Doctor and the
Doctor's Wife (Bác sĩ và vợ, 1925), Indian Camp (Trại người da đỏ, 1925), Ten
Indians (Mười người da đỏ, 1927),…; viết về chiến tranh A Very Short Story (Một
chuyện rất ngắn, 1925), The Butterfly and the Tank (Cánh bướm và xe tăng,
1938),…về thời hậu chiến như Cross Country Snow (Tuyết ngang miền q, 1924),
Big Two-Hearted River (Sơng lớn hai lịng, 1925),… ngồi ra, sáng tác Hemingway
cịn lấy chất liệu từ những cuộc phiêu lưu của ông đến nhiều vùng đất khác trên thế
giới như The Short Happy Life of Francis Macomber (Cuộc sống hạnh phúc ngắn
ngủi của Francis Macomber, 1936), Green Hills of Africa (Đồi xanh châu Phi, 1935),
The Snows of Kilimanjaro (Tuyết trên đỉnh Kilimanjaro, 1936),… (Trần Thị Thuận,
1999, tr.31).
3


Về đặc điểm sáng tác, Ernest Hemingway chính là người đề ra và phát triển
Ngun lí Tảng băng trơi (Iceberg Theory) - giới thiệu lần đầu tiên trong Death in the
Afternoon (Chết trong buổi xế chiều, 1932), Hemingway đã đề cập đến hình ảnh tảng
băng trơi như một ngun lí sáng tác của mình (Đào Ngọc Chương, 2001, tr.8). Sau

này, trong A Moveable Feast (Hội hè miên man, 1964), Hemingway cho biết ý tưởng
về lý thuyết lược bỏ (nền tảng phát triển ngun lí tảng băng trơi) đã có từ 1923: “Tôi
đã bỏ qua cái kết thực sự của Out of Season (1923) mà ông già đã treo cổ tự tử. Điều
này đã được bỏ qua dựa trên lý thuyết mới của tơi rằng bạn có thể bỏ qua bất cứ điều
gì. […] Và phần bị bỏ qua sẽ củng cố câu chuyện.” (Dẫn theo Barles M. Oliver, 1999).
Sau này, khi nghiên cứu các sáng tác của Ernest Hemingway, các nhà nghiên cứu
thường chú ý đến Nguyên lí Tảng băng trơi và xem nó như một ngun lí nền tảng để
đọc Hemingway.
Ngun lí tảng băng trơi dựa trên trường phái Tối giản phát triển rất mạnh ở Mĩ
từ cuối những năm 60, sáng tác Hemingway cũng vì thế gắn liền với Chủ nghĩa Tối
giản (Minimalism), theo Nguyễn Phương Khánh (2015): “Trong văn học Mỹ, Ernest
Hemingway được xem là người đi đầu của trường phái tối giản... sự thiếu vắng vai trò
người dẫn chuyện, trao quyền tạo dựng cốt truyện cho hàng loạt các đối thoại có thể
xem là một trong những đặc trưng của văn phong tối giản Hemingway”. Thời gian
đầu khi tham gia vào sáng tác, Ernest Hemingway cộng tác với tòa báo The Kansas
City Star - với chủ trương lối viết tối giản - chính điều này đã định hình cho phong
cách sáng tác Hemingway. Văn phong Ernest Hemingway ngắn gọn, dùng các câu
ngắn, những đoạn đối thoại ngắn nhưng đầy chiều sâu, chủ nghĩa tối giản là nền tảng
tạo nên “tảng băng trôi” với chiều sâu ý nghĩa cho tác phẩm. Ernest Hemingway được
suy tôn là người đã khai sinh ra trường phái này tại Hoa Kì - chủ trương tinh giản văn
chương đến mức tối đa, chủ yếu tập trung vào câu chuyện của nhân vật.
Nhân vật là phương diện rất đáng lưu ý trong sáng tác Ernest Hemingway,
nhiều cơng trình nghiên cứu đã chỉ ra sự liên quan giữa chính bản thân tác giả, những
hình mẫu đời thực phản chiếu qua các sáng tác của Hemingway, vừa “mang dấu ấn
quan niệm của chính tác giả” vừa “chưa hẳn đã là hoá thân của tác giả nhưng là mặt
kia - mặt hư cấu nghệ thuật - của chủ thể ấy, là cái tôi quan niệm của Ernest
Hemingway: thoát ly và nhập cuộc” (Đào Ngọc Chương, 2001, tr.19). Các nhân vật
trung trong sáng tác Hemingway được cho là mang đặc trưng của Chủ nghĩa Khắc kỷ
(Stoicism).
Nhìn chung, khi lấy ngun lí tảng băng trơi làm nền tảng sáng tác, cả lối viết

theo chủ nghĩa tối giản và chiều sâu trong xây dựng nhân vật đều là những đặc điểm
nổi bật trong sáng tác Ernest Hemingway.
1.2.

Truyện ngắn Trại người da đỏ

Trại người da đỏ là một truyện ngắn của Ernest Hemingway, được xuất bản lần
đầu tiên vào năm 1924 trên tạp chí văn học Transatlantic Review. Trước khi được
4


xuất bản vào năm 1924, 8 trang mở đầu của Trại người da đỏ đã bị xóa, và câu
chuyện đã được giảm độ dài xuống còn ⅓.
Một năm sau, vào ngày 5 tháng 10 năm 1925, tác phẩm được tái bản trong một ấn bản
mở rộng tuyển tập truyện ngắn đầu tiên của Hemingway có tựa đề In Our Time. Sau
đó, Trại người da đỏ được đưa vào tuyển tập The Fifth Column and the First FortyNine Stories của Hemingway xuất bản vào tháng 10 năm 1938 và sau đó là các ấn bản
The Nick Adams Stories (1972) and The Complete Short Stories of Ernest
Hemingway: The Finca Vigía Edition (1987).
Trại người da đỏ xoay quanh câu chuyện nhân vật một cậu bé tên Nick đi theo
cha mình là bác sĩ, tới khu trại người da đỏ để đỡ đẻ cho một sản phụ chuyển dạ nhiều
ngày nhưng vẫn chưa sinh được. Người phụ nữ đẻ khó, rên la vơ cùng dữ dội. Chồng
của cô nằm im ở giường trên nơi cô nằm. Cha của Nick quyết định dùng cách phẫu
thuật cho sản phụ để lấy đứa bé ra. Người phụ nữ đau đớn cắn chặt lấy tay chú George
trong khi chú và 3 người đàn ông da đỏ cố giữ cơ lại. Sau đó, cha của Nick tán thưởng
chồng người đàn bà da đỏ bởi “anh ta khá im lặng khi chịu đựng” lúc vợ mình sinh
con và định tới xem vết thương ở đùi cho anh ta, thì phát hiện anh ta vì khơng chịu
đựng nổi, đã tự cắt cổ. Câu chuyện kết thúc khi họ rời khỏi trại. Nick hỏi cha những
câu hỏi về sinh và tử. Khi ngồi đằng sau thuyền với cha đang chèo thuyền, cậu đinh
ninh rằng mình sẽ khơng bao giờ chết.
1.3.


Ngun lí “tảng băng trôi” - đặc điểm thi pháp truyền tải quan niệm về
thế giới của Ernest Hemingway

Nhắc đến Ernest Hemingway, thì cụm từ được nhắc đến nhiều nhất là khái niệm
“nguyên lí tảng băng trơi” (principle of iceberg). Hình ảnh tảng băng trơi một phần nổi,
bảy phần chìm đã trở thành kỹ thuật viết văn đặc trưng, có tác dụng như một chiếc
chìa khóa vạn năng giúp khai mở cánh cửa của những câu chuyện được viết bởi nhà
văn người Mĩ này.
Có thể xem xét “ngun lí tảng băng trơi” như một hình thức cảm nhận, là sự thể
nghiệm về con người, thế giới của tác giả, nằm trong tổng thể thi pháp trong các sáng
tác của Ernest Hemingway, đặc biệt là thể loại tiểu thuyết. “Ngun lí tảng băng trơi”
là một sự đóng góp độc đáo của Ernest Hemingway vào mn hình vạn trạng mơ hình
cuộc sống đa sắc được cảm nhận từ cái nhìn tinh anh của các nhà văn lớn trên thế
giới.
Trong một cuộc phỏng vấn do George Plimpton thực hiện năm 1958 trên tờ Paris
Review, đăng lại trong cơng trình Hemingway and His Critis, Hemingway thừa nhận:
“Tơi ln cố gắng viết theo ngun lí tảng băng trơi cứ một phần bày ra là có bảy
phần tám tảng băng dưới nước”. Một tác phẩm văn học cũng giống như một tảng
băng trơi, ở đó có một phần nổi và bảy phần chìm. Trong đó, một phần nổi chính là tất
5


cả những gì được nhà văn thể hiện trong văn bản văn học, là con chữ nằm ngay ngắn
trên mặt giấy mà bất kỳ ai cũng có thể nhìn thấy. Từ những con chữ hiện hữu ấy,
người đọc phải tự mình suy ngẫm, dùng tất cả những trải nghiệm, tín ngưỡng, định
kiến, cảm xúc,... riêng của mình để đi tìm kiếm phần chìm cịn lại mới có thể hiểu sâu,
hiểu rõ, hiểu được căn cốt mà tác phẩm truyền tải.
Trong tác phẩm Chết trong chiều (Death in the afternoon, 1932) Ernest
Hemingway cũng đã từng bày tỏ: “Nếu một tác giả văn xi biết đúng mực về điều

mình đang viết anh ta có thể lược bỏ những thứ mà anh ta biết và người đọc, nếu nhà
văn viết đúng mức thật, sẽ có được cái cảm giác về những điều đó cũng mạnh mẽ như
thể nhà văn trình bày chúng”. Có thể nói, việc “cố gắng bỏ đi tất cả những thứ khơng
cần thiết” khơng chỉ địi hỏi nhà văn phải có năng lực, vốn kiến thức sâu rộng về cuộc
sống cùng khả năng tiết chế trong việc thể hiện “những điều trông thấy” nhằm tạo ra
những đối thoại đa chiều từ phía độc giả khi cùng đón nhận tác phẩm. Đồng thời, nó
cịn đặt ra thách thức lớn đối với người đọc, địi hỏi độc giả phải có vốn sống nhất
định mới có thể hiểu được thơng điệp mà tác giả muốn truyền tải. Và việc tiếp nhận
được nhiều hay ít thơng điệp cịn phụ thuộc vào hiểu biết, kinh nghiệm về đời sống, tư
tưởng, tình cảm cũng như năng lực cảm thụ, tư duy của độc giả. Tuy nhiên “sau khi
bạn đọc nam nữ đã đọc được điều đó thì nó sẽ trở thành một phần kinh nghiệm của họ
và như thật sự đã xảy ra” [124, 34 - 35] (Một cuộc phỏng vấn Ernest Hemingway do
George Plimpton thực hiện năm 1958 trên tờ Paris Review, đăng lại trong cơng trình
Hemingway and His Critis).
Cũng trong bài phỏng đã nêu do George Plimpton thực hiện, Hemingway bày tỏ:
“Thứ gì anh biết anh có thể bỏ đi và điều đó chỉ làm tảng băng trơi của anh thêm
mạnh mẽ. Đó là phần không bày ra. Nếu nhà văn bỏ đi một vài thứ bởi vì anh ta
khơng biết nó thế là có một lỗ hổng trong truyện”. Như vậy, “ngun lí tảng băng trôi”
liên quan đến rất nhiều vấn đề: vốn sống, sự hiểu biết, kiến thức, sự quan sát, sự loại
bỏ,... đặc biệt là mối quan hệ giữa 1 phần nổi và 7 phần chìm. Tất cả những vấn đề ấy
đều có mối quan hệ mật thiết với nhau trên cơ sở “loại bỏ”. Thao tác “loại bỏ” ở đây
phải là sự lược đi về kiến thức, mà kiến thức ấy phải là thứ kiến thức trọn vẹn nào đó
nằm trong kho dự trữ lớn lao mà tác gia có được. Nếu thác tác “loại bỏ” ấy không dựa
trên kiến thức sâu rộng của tác giả, mà bị bỏ đi vì “anh ta khơng biết nó” thì việc đó
sẽ tạo ra “một lỗ hổng trong truyện” chứ không phải là phần chìm. Hiện thực đời
sống phức tạp, dưới bánh xe vận hành của sáng tạo đã chuyển thành những kiến thức
nơi nhà văn và bị lược đi để tạo ra “đúng mức thật”, để người đọc tự mình trải
nghiệm. Từ đó, gợi lên sự đồng cảm trong mỗi độc giả về những vấn đề hiện thực đời
sống mà tác giả muốn gửi gắm.
Trong khi với thao tác lựa chọn, Ernest Hemingway quan tâm nhiều đến phần

nổi, ngược lại, trong thao tác “loại bỏ” ông đặc biệt chú ý nhiều đến phần chìm. Điều
6


này giúp người đọc có thể lý giải về hiện tượng ngôn ngữ trong các sáng tác của
Hemingway. Bởi lẽ, đọc truyện ngắn Hemingway, người ta không đắn đo quá nhiều ở
một phần nổi vì lối viết của ơng có xu hướng tối giản, kiệm lời, ít chi tiết, sự kiện
trong cốt truyện,... Điều làm cho chúng ta phải dồn toàn bộ sức lực để tiếp cận các tác
phẩm của Hemingway nằm ở cái mà ơng khơng nói đến - bảy phần chìm. Bởi tác giả
khơng cầm đuốc soi dọc theo tuyến đường của câu chuyện, mà ông chỉ đưa người đọc
đến bìa một khu rừng rậm là tác phẩm văn học, nơi mà các lối đi bị khuất lấp sau
nhiều tán lá, bắt buộc họ phải tự vạch lá tìm lối đi, tự tìm lấy những ý nghĩa của các
giá trị thật sự đã bị khuất lấp, che giấu sau những con chữ.
Xuất phát từ việc lược bỏ tất thảy những gì tác giả đã biết rõ về hiện thực cuộc
sống, “ngun lí tảng băng trơi” tạo nên hiệu quả giúp quá trình sáng tác và tiếp nhận
trở nên dân chủ hóa. Khi người đọc tiếp nhận tác phẩm, những kinh nghiệm từ tác giả
được truyền tải như một loại quan niệm của bản thân tác giả về thế giới đến người đọc.
Như vậy, hình ảnh tảng băng trơi một phần nổi tám phần chìm ấy chính là chính là
hình thức cảm nhận về hiện thực, thế giới trong các sáng tác của Hemingway. Mối
liên hệ giữa thao tác “lược bỏ” với những biểu hiện của sự nhận thức, cảm nhận về
hiện thực ấy giúp người đọc có thể lý giải về hiện tượng ngôn ngữ trong các sáng tác
của Hemingway. Đó là cách ơng ẩn đi những mối liên kết giữa các mắt xích trong
truyện, những khoảng trắng trong đối thoại và độc thoại, hiện tượng phi cốt truyện
hoặc cốt truyện bên trong của cốt truyện, hiện tượng liên văn bản trong cách đọc tác
phẩm,... Khi đọc văn Hemingway, chúng ta cảm thấy dường như giữa các lời thoại
của nhân vật có vẻ thiếu tính liên kết, giữa các tình tiết chuyện phát triển thiếu logic,
đứt đoạn, khơng theo một trật tự nhất nào, nhưng thực chất có một mạch ngầm nối kết
tất cả lại với nhau mà độc giả chính là người làm nhiệm vụ khám phá ra mạch ngầm
ấy.
Ví dụ như khi đọc truyện ngắn Trại người da đỏ, từ những sự kiện ngắn gọn mà

nhân vật Nick đã chứng kiến: người vợ đau đẻ, người chồng vì khơng chịu đựng nổi
đã tự sát,... đến những lời đối thoại lấp lửng của Nick với ba mình và những lời độc
thoại mơ hồ của Nick, người đọc phải tự xâu chuỗi tất cả những điều ấy lại với nhau
nhằm hiểu được ý nghĩa về sự sống chết mà Hemingway muốn đề cập trong tác phẩm.
Chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này trong chương viết sau. Có thể nói, lối viết cực hạn của
Hemingway sẽ làm độc giả khá khó khăn trong bước đầu đón nhận. Nhưng khi họ đã
thực sự hiểu và “bắt” được những mạch ngầm của “ngun lí tảng băng trơi”, chắc
hẳn, sẽ trở nên vô cùng say mê trước lối viết văn độc đáo của nhà văn người Mĩ tài ba
này.
Khi đọc một vài truyện ngắn của Hemingway, người đọc sẽ nhận thấy ông hầu
như không miêu tả kỹ tâm trạng của nhân vật, mà đơn thuần chỉ chấm phá một vài nét
tối giản trong mô tả quang cảnh và hành động. Như vậy, độc giả chỉ có thể dựa vào lời
7


thoại của nhân vật mà suy đoán tâm tư. Điều này tạo nên sự đắt giá trong nghệ thuật
đối thoại của truyện ngắn Hemingway. Cách viết này tạo ra nhiều “khoảng trống”
trong câu chuyện như nốt lặng trong một bản đàn, buộc độc giả khi tiếp cận tác phẩm,
phải tự mình lấp đầy những “khoảng trống” mà nhà văn bỏ lại bằng cảm xúc và vốn
kiến thức của bản thân. Việc độc giả phải đọc đi đọc lại nhiều lần, tri giác, liên tưởng,
cắt nghĩa, tưởng tượng và nghiền ngẫm khiến tác phẩm càng trở nên đầy đặn, sống
động, hoàn chỉnh hơn theo thời gian.
“Ngun lí tảng băng trơi” bên cạnh vai trị là một bút pháp văn xi cịn là
một phương tiện giúp nhà văn phản ánh quan niệm của mình về con người, thời đại và
về cả mối quan hệ giữa nhà văn và độc giả. Bằng cách để người đọc tham gia vào quá
trình sáng tạo của mình, tự giải mã câu chuyện theo trải nghiệm riêng, chân trời văn
chương của Hemingway được mở rộng đến vô cùng. Vì vậy, theo chúng tơi, khi đọc
văn Hemingway, thay vì chúng phải cố gắng đi tìm đáp án đúng nhất mà tác giả đưa
ra, thì chúng ta có thể đi tìm một đáp án phù hợp với chính mình. Điều này sẽ giúp
chúng ta có một cách đọc chính xác hơn khi thưởng thức các tác phẩm của Ernest

Hemingway.
1.4. Chủ đề tự sát và cú sốc trong sáng tác của Ernest Hemingway
1.4.1. Hemingway và tự sát
“Ở Mĩ, hành vi tự sát được xem như là một hiện tượng tâm lí - xã hội, cùng
“trường” với trầm cảm, bệnh tâm thần, hội chứng anomie3, chủ nghĩa vị kỷ, các hành
vi cô lập xã hội, vấn đề tự ý thức, nỗi buồn chán, sự tuyệt vọng…” (Ryan Ruby, Kiều
Chinh dịch, 2020).
Chủ đề tự sát xuất hiện trong văn hoá đọc của nước Mĩ từ khá sớm, trước cuộc
chiến tranh Hoa Kỳ - Anh Quốc năm 1812, tiểu thuyết tiếng Đức nổi tiếng của Johann
Wolfgang Goethe - The Sorrows of Young Werther (Nỗi đau của chàng Werther,
1774) đã vô cùng thành công tại Mĩ. Trong tham luận In Werther's Thrall: Suicide and
the Power of Sentimental Reading in Early National America (2011) - nhà nghiên cứu
Ribard Bell chỉ ra sức ảnh hưởng mạnh mẽ của tác phẩm lên giới trẻ và tạo nên một
“cơn sốt tự tử” ở lứa tuổi thanh thiếu niên, khi nhân vật Werther có những lý luận đầy
anh hùng để biện minh cho hành vi tự sát - những lý lẽ này khiến Werther gần như trở
thành thần tượng của thế hệ trẻ đang khao khát vượt thoát khỏi đời sống nhiều trắc trở
của nước Mĩ buổi sơ khai.
Hiệu ứng Werther (Werther Effect) trở nên phổ biến không chỉ trong xã hội Mĩ
mà còn trong văn học. Năm 1789, William Hill Brown xuất bản The Power of
Sympathy (Sức mạnh của Sự đồng cảm, 1789) - đây được xem là cuốn tiểu thuyết đầu
Anomie: một trạng thái của ý thức đạo đức-tâm lý công cộng hoặc cá nhân, được đặc trưng bởi sự
tham nhũng của các chuẩn mực đạo đức, sự sụp đổ của hệ thống giá trị đạo đức. Khái niệm anomie
được đề Durkheim Emil, với mục đích diễn giải một phản ứng hành vi lệch lạc, ví dụ, ý định tự tử,
hành vi bất hợp pháp. (Theo Kiều Chinh)
3

8


tiên của Mĩ, nói về anh chàng Harrington đã yêu một cô gái tên Harriot, tuy nhiên về

sau lại phát hiện hai người là anh em ruột, sau khi Harriot chết vì bệnh tật, Harrington
đã tự sát bằng cách tự bắn mình, bên cạnh là cuốn sách Nỗi đau của chàng Werther.
Đến 1793, The Hapless Orphan (Đứa trẻ mồ côi bất hạnh) được xuất bản ẩn danh, là
“một tiểu thuyết sử thi về dục vọng, tâm lí chán chường và những vụ tự sát” (Bell,
2011). Hai tiểu thuyết này đã đặt nền tảng cho chủ đề tự sát dần lan rộng trong văn
học Mĩ, trong số 45 tiểu thuyết Mĩ xuất bản từ 1789 đến 1810, có đến hơn một phần
ba mang chủ đề tự sát - những vụ tự tử được lãng mạn hoá và đưa vào văn chương vừa tạo nên một làn sóng mạnh mẽ trong cộng đồng thanh thiếu niên Mĩ, vừa tiềm ẩn
nhiều nguy cơ của Hiệu ứng Werther.
Có thể thấy, ngay từ thời kỳ đầu, tại Mĩ đã có nhiều tác phẩm văn học đề cập
đến chủ đề tự sát, ngoài những tác phẩm kể trên, có thể nhắc đến Modern Chivalry
(1792) của Henry Brackenridge, Ferdinand and Elizabeth (1798) của John Davis hay
The Gamesters (1805) của Leander Anderson. Ngoài lĩnh vực xuất bản, chủ đề tự tử
cịn xuất hiện trong các tạp chí văn học dưới dạng truyện ngắn trong giai đoạn 1789 1810, một số tạp chí có thể kể đến là Massachusetts Magazine, New York Magazine,
Courtesy,…
Trong giai đoạn liền sau đó, khoảng từ năm 1805 đến 1825, cùng với những nỗ
lực phản đề của giới nhà văn với chủ đề tự sát, tránh cho văn học trở thành “cẩm nang
vơ hình” hướng người trẻ đến với sự tự huỷ hoại bản thân, sự quan tâm của thanh
thiếu niên chủ đề tự sát đã giảm xuống đáng kể. Đến những năm 50 thế kỷ XIX, chủ
đề tự sát trở lại trong văn học nhưng lúc này, các nhà văn “tập trung vào những vụ tự
sát của những tầng lớp thấp, nô lệ da đen, và người da đỏ” (Bell, 2011).
Theo Donaldson (1995), “Death was Hemingway’s great subject, and his great
obsession.” (Tạm dịch: “Cái chết là chủ đề lớn trong sáng tác Hemingway, là nỗi ám
ảnh to lớn của ông.”, tr.287). Chủ đề cái chết xuất hiện ngay từ những sáng tác đầu
tiên, và kéo dài đến mãi về sau này. Cũng theo Donaldson, trong bảy cuốn tiểu thuyết
đã hồn thành của Hemingway, có đến sáu kết thúc bằng cái chết của nhân vật chính.
Nếu xem xét các tác phẩm Ernest Hemingway đã viết và cuộc đời ơng, có thể
thấy sự tương đồng trong ý niệm về tự tử và sự gắn bó kỳ lạ của ông đối với hành
động tự huỷ diệt này. Nhiều thành viên trong gia đình ơng đã chết bằng cách tự tử: ba
ông là bác sĩ Clarence Hemingway đã tự kết liễu mạng sống của mình, em gái Ursula
và Leicester Hemingway, và sau này là cháu gái Margaux Hemingway. Lần đầu tiên

Hemingway có ý định tự sát là trên chiến trường Italia, Ernest Hemingway lúc ấy là
tài xế quân y, và trong cuộc chiến ông đã bị thương rất nặng, nằm giữa chiến trường,
vây quanh là cả đồng đội, hay kẻ thù đều đang bị thương hoặc hấp hối, Ernest
Hemingway đã có ý niệm tự tử. Chính ám ảnh tự tử này cùng với cái chết của người
ba đã đi vào văn chương Hemingway.
Khoảng những năm 1920, Hemingway mắc chứng trầm cảm sau khi ly hôn
người vợ đầu tiên là Hadley Ribardson, và phải xa cách với Pauline Pfeiffer (người vợ
9


thứ hai) ông đã cân nhắc rất nghiêm túc về việc tự tử. Tuy nhiên, sau giai đoạn này,
Ernest Hemingway lại tỏ ra rất thành kiến với việc tự sát - ơng đã nhiều lần chỉ trích
ơng Clarence Hemingway - người ba đã tự tử vào tháng 12/1928, trong một đoạn đã bị
lược bỏ của Green Hills of Africa (Đồi xanh châu Phi, 1935), Ernest viết: “Ông ta tự
bắn vào đầu mình dù việc đó khơng cần thiết”. Ơng gần như có một thái độ có thể
xem là thù địch với ba mình sau khi người ba tự tử - “Ba tơi là một kẻ hèn nhát.”.
Sigmund Freud giải thích nguồn gốc của cảm giác căm giận này theo phức cảm
Oedipus - bởi cái chết vì tự tử của ơng Jakob Freud (tháng 10/1896) đã tác động rất
lớn đến Freud và “cho phép ơng đi sâu vào tâm hồn mình”, đồng thời “không chỉ trải
qua nỗi đau buồn như mong đợi mà còn bày tỏ sự thất vọng, phẫn uất và thậm chí là
thù địch với ba mình trong những giấc mơ”. Cái chết của người ba đã ảnh hưởng lớn
đến Ernest Hemingway trong nhìn nhận của ơng về cái chết - và về sự tự tử. Theo
Donaldson (1995), khi bác sĩ Hemingway tự tử, ơng đã vơ tình tạo nên một “tiền lệ
nguy hiểm” cho con trai mình (tr.293). Chính Ernest Hemingway cũng đã dùng súng
săn để tự sát vào ngày 2/7/1961. Sau cái chết của ông, tờ The New York Times số ra
ngày hôm sau (tức 3/7/1961) đã đăng một cáo phó với tiêu đề Hemingway’s PrizeWinning Works Reflected Preoccupation With Life and Death (Tạm dịch: Những sáng
tác đoạt giải của Hemingway phản ánh mối quan tâm về sự sống và cái chết).
Trở lại với sự xuất hiện của chủ đề tự sát trong sự nghiệp văn học của Ernest
Hemingway, có thể nói, ngay từ khi cịn trẻ, ơng đã có chủ đích phát triển chủ đề này
trong sáng tác của mình. Trong truyện ngắn đầu tiên viết tại trường trung học, The

judgment of Manitou (Sự phán xét của Manitou, 1916), Hemingway viết về Pierre một người da đỏ đã cho rằng Dick Haywood - một người da trắng đánh cắp ví của
mình và đặt bẫy khiến người này bị bầy sói giết chết, khi phát hiện sai lầm của mình,
Pierre đã có hành động “tự phạt” - tự bước vào bẫy và sau đó tự sát bằng súng trường.
Cùng thời gian này, chủ đề tự sát cũng xuất hiện trong một số bài viết cho tờ báo
trường Trapeze. Sau này, trong The Nick Adams Stories (xuất bản riêng lẻ trước đó và
được tập hợp, thêm vào một số truyện ngắn sau khi Ernest Hemingway qua đời), bắt
đầu với Indian Camps (Trại người da đỏ, 1925), cậu bé Nick đã chứng kiến một vụ tự
tử có ảnh hưởng rất lớn thay đổi nhận thức của Nick về cái chết, và sau này là cái chết
“không tự nhiên” của chính ba mình, bác sĩ Adams trong Fathers and Sons (Ba và
con, 1933). Ám ảnh của Ernest Hemingway về cái chết và vụ tự tử của ba ông được
thể hiện rất rõ qua The Nick Adams Stories.
1.4.2. Cú sốc trong sáng tác của Ernest Hemingway
Trong văn học, biến cố thường xuất hiện trước khi một sự thay đổi lớn xảy ra đối với diễn biến cốt truyện hoặc đối với nhận thức của nhân vật. Các nhà văn tạo nên
biến cố trong tác phẩm bởi nhiều nguyên nhân, hoặc tạo thêm kịch tính cho cốt truyện,
hoặc thay đổi nhận thức, tình cảm của nhân vật chịu tác động. Cú sốc trong văn học
trên thực tế đã xuất hiện từ rất sớm, vở bi kịch The Bacbae của Euripides, Oedipus
10


trong Thần thoại Hy Lạp,... - chính những cú sốc xảy ra đã tác động rất lớn đến các
nhân vật, thậm chí thay đổi hồn tồn con người họ.
Các nghiên cứu về cú sốc trong văn học chưa nhận được nhiều quan tâm, cá
biệt có nghiên cứu Uses of Literature (2008) của Rita Felski đã chú ý đến cú sốc như
một “biểu tượng trung tâm của các nghiên cứu đương đại” (tr.105). Theo Felski, sốc
là một phản ứng với những tác động ngoại biên gây “sửng sốt, đau đớn, thậm chí là
khủng hoảng” lên tinh thần. Tuy nhiên, khơng chỉ là cú sốc mà tác giả chủ ý tạo ra để
tác động lên người đọc, cú sốc có thể xảy ra trong câu chuyện, tác động mạnh mẽ lên
chính những nhân vật đã chứng kiến nó.
Ernest Hemingway từng tham gia vào cả hai cuộc chiến tranh thế giới, vào năm
1918, khi ông cùng các đồng đội phải đến chiến trường nhặt lại “những gì cịn lại” của

những nữ cơng nhân đã bị nổ tung bởi bom đạn chiến tranh - lần đầu tiên Hemingway
tiếp cận cái chết gần đến thế. Trải nghiệm sâu sắc này đã tạo nên một cú sốc ám ảnh
ông một thời gian dài, sau này ông đã miêu tả lại nó trong Death in the Afternoon
(Chết trong buổi xế chiều, 1932). Năm 1928, Ernest Hemingway đã chịu ảnh hưởng
rất nặng nề bởi một cú sốc lớn khi bác sĩ Hemingway tự sát, nghiên cứu của
Sanderson (1997) đã chỉ ra rằng, những người sống sau một vụ tự tử mang nỗi đau rất
lớn và nhận thức dường như sẽ thay đổi hoàn toàn, trong khi như đã nói đến trường
hợp của Freud ở phần trước, cái chết do tự sát của người ba có tác động vơ cùng kinh
khủng đối với người con - và cũng nhiều như sự căm giận và khinh thường dành cho
ba mình, Ernest Hemingway ám ảnh bởi vụ tự tử đó. Chính những cú sốc lớn khi đối
diện với cái chết hết lần này đến lần khác, cùng những vết thương tinh thần mà chiến
tranh để lại đã in dấu trong các sáng tác văn học của Ernest Hemingway.
Bên cạnh cú sốc về cái chết, Ernest Hemingway từng trải qua những tổn
thương do chiến tranh mang lại, trong nghiên cứu Literary Representations of Shell
Shock as a Result of World War I in the Works of Virginia Woolf and Ernest
Hemingway, Johanna Church (2016) cho rằng, chính chiến tranh đã tác động lên tâm lí
của những nhà văn trở về từ chiến trường như Hemingway, từ đó khiến văn học thấm
đẫm những tổn thương tâm lí sâu sắc. Những cơn sốc vì chiến tranh được Hemingway
mô tả qua hai tiểu thuyết nổi tiếng là The Sun Also Rises (Mặt trời vẫn mọc, 1926) và
A Farewell to Arms (Giã từ vũ khí, 1929).
Ngồi ra, trong khi phục vụ quân y Hoa Kỳ tại mặt trận Italia, Ernest
Hemingway đã bị thương rất nặng khi làm nhiệm vụ, ơng chịu nhiều vết bắn nặng và
có một viên đạn đã xé toạc một bên đùi của Hemingway, ông cho biết trong giây phút
khi nằm lại chiến trường đó, ông đã có ý định tự tử. Sau này, Hemingway nói về cú
sốc đó như sau: “Khi cịn trẻ và tham gia vào cuộc chiến, bạn có ảo tưởng to lớn về
sự bất tử. Những người khác đều có thể bị giết, trừ bạn ra… Nhưng rồi lần đầu tiên,
khi bạn bị thương nặng đến nỗi không thể chịu đựng, bạn sẽ hiểu ngay rằng cái chết
có thể xảy đến, với chính mình.” (Dẫn theo Thomas Putnam, 2006). Đây là một trải
nghiệm đau đớn về vết thương vật lý và chấn thương tinh thần do nó mang lại, dẫn
11



đến mong muốn tự kết liễu bản thân, hình ảnh này về sau được tái hiện trong Indian
Camp (Trại người da đỏ, 1925).
Nhìn chung, khi sử dụng cú sốc đối với những nhân vật trong sáng tác của
mình, Hemingway chủ yếu dùng nó để thay đổi nhận thức, quan niệm của nhân vật,
đồng thời qua đó, phản xạ phần nào thực tại đời sống và những ám ảnh tâm lí của
chính ơng trong cuộc sống.
2. Vận dụng ngun lí tảng băng trơi phân tích chủ đề tự sát và cú sốc trong
truyện ngắn Trại người da đỏ của Ernest Hemingway
2.1. Vấn đề tự sát
Đi sâu vào tìm hiểu cuộc đời của nhà văn, chúng ta nhận ra dường như việc
một con người đi tìm đến cái chết đã xuất hiện thường trực, tạo thành một nguồn cảm
hứng vô tận cho các sáng tác của ơng. Điều này có thể xuất phát từ việc người thân
nhất của ông là cha đã tự sát. Thậm chí cái chết của người cha cịn thường được ông
đưa vào tác phẩm. Ý niệm về sự tự sát đã đi theo nhà văn Ernest Hemingway và nó
cũng đã đơi lần chiếm lĩnh ơng. Lần đầu là ở chiến trường Italy, sau đó là do ảnh
hưởng từ việc ly hơn với vợ cũ. Từ đó ơng đem cái ý niệm về tự sát ấy vào sâu trong
văn chương của mình, đó là cảm xúc về cái chết của người cha và cả mong muốn nhất
thời của bản thân. Trong tác phẩm Trại người da đỏ, ông đã khơng qn lồng ghép
điều đó. Cái chết của người chồng đóng vai trị là một tác động to lớn trong việc xoay
chuyển nhận thức của Nick, đưa ra những lát cắt suy tư về cái chết.
Trại người da đỏ là một truyện ngắn đặc sắc của nhà văn Ernest Hemingway,
được xem là tiêu biểu cho ngun lí tảng băng trơi mà ông thường xuyên sử dụng
trong các sáng tác của mình. Những tình tiết mà ơng cài cắm vào câu chuyện ngắn ấy
đều mang các ý nghĩa khác nhau có liên quan đến ngun lí mà ơng hằng theo đuổi,
điển hình là phân cảnh người chồng tự tử. Cái chết của anh ta được đặt bên cạnh một
tình tiết khác có tính chất nổi bật hơn, đó là người vợ của anh ta sinh con. Xuyên suốt
tác phẩm, độc giả dường như không chú ý đến người chồng quá nhiều cho đến khi anh
ta tự kết thúc cuộc đời mình, tạo nên một bước ngoặt đầy bất ngờ, mang đến các tầng

ý nghĩa khác nhau và có sự liên kết chặt chẽ.
Tầng đầu tiên và dễ hiểu nhất, đó là người chồng đã khơng chịu nổi khi nhìn
thấy người vợ của mình sinh con một cách đầy đau đớn. Anh ta đã chịu hai tác động,
từ cả vết thương nơi bàn chân và cả sự chống chịu trong tâm thức của riêng mình. Khi
vợ của anh ta bắt đầu sinh con, những người đàn ông khác “rời nhà, ra đường hút
thuốc trong bóng tối mãi tận đằng kia để khỏi phải nghe” thì anh ta chỉ có thể ở trong
nhà “phì phèo chiếc tẩu” để buộc phải chứng kiến mọi việc diễn ra. Tiếng la hét của
người phụ nữ vượt trên sự chịu đựng của một con người, đến mức đơi lần Nick đã nói
với người ba của mình về việc làm cách nào để cô ấy thôi kêu thét. Người chồng
không ngoại lệ, đặc biệt hơn là không chỉ phải chịu sự tra tấn từ cơn đau của vết
12


thương mà anh ta còn bị buộc phải chứng kiến người chung chăn gối vượt cạn, hai
điều ấy giống như những con mọt ăn mịn anh ta, khiến đầu óc của anh ta căng thẳng
vô cùng và đẩy anh ta đến một hành động điên rồ. Để thoát khỏi sự đè nén ấy, người
đàn ông đã chọn cách tiêu cực nhất là cắt cổ của chính mình, cắt đi chính mạng sống
của mình.
Đến tầng sâu hơn, chúng ta có thể nhận thấy sự tài tình của tác giả khi cài cắm
những tầng ý nghĩa sâu xa. Hầu hết các nhà nghiên cứu đều cùng cho rằng, câu
chuyện đã chọn nhận thức của Nick như một kim chỉ nam để viết nên ý nghĩa sâu xa
mà nó muốn truyền tải. Nhà văn Ernest Hemingway đã đặt cái chết của người chồng
ngay sau cuộc chiến đấu để sinh con của người vợ và cuộc chiến ấy gần như đã đẩy cô
ta vào lằn ranh sinh tử. Trạng thái nghiêm trọng ấy đã duy trì từ khi ba con Nick bước
vào đến tận khi cô ta sinh hạ xong đứa con trong bụng. Mỗi giây mỗi phút trôi qua đều
như đi trên lưỡi dao, có thể bị cắt đứt mạng sống bất cứ lúc nào. Và để giành lấy sự
sống cho người đàn bà ấy, bác sĩ cùng những người khác, đều phải cố gắng khơng
ngừng. Vì vậy khi họ đã cứu được cơ ta thì đều thở phào nhẹ nhõm. Nhưng đến khi
mọi chuyện tưởng chừng đã êm đẹp thì họ lại kinh hồng phát hiện người chồng,
người mà họ khơng chú ý đến đã tự mình kết thúc sinh mạng. Điều này tạo cú sốc cực

lớn cho các nhân vật và cả cho người đọc, khơi gợi nên sự so sánh trong lòng của
người đọc, đồng thời dẫn đến những chiêm nghiệm đầy sâu sắc về sự chịu đựng của
con người.
Thông qua góc nhìn của Nick, tác giả đã tinh tế đưa ra các thông điệp về cách
con người đối mặt giữa sự sống và cái chết. Nếu như hình tượng người vợ sinh con là
biểu tượng cho hành động vượt khỏi nỗi sợ để giành lấy mạng sống của con người thì
hành động tự sát của người chồng lại là cách bng bỏ, coi thường chính mạng sống
của mình. Điều này đã làm cho Nick vô cùng suy tư, thể hiện rõ ở phân đoạn cuối
cùng. Nick cho rằng vì để cứu một mạng người thì mọi người đã cố gắng hết sức, vậy
mà người chồng lại không tiếc rẻ mạng sống của mình mà tự tay kết thúc nó. Thậm
chí khi ba của Nick nói rằng trên đời này có một số người đàn ơng và cả đàn bà đều
chết khi không chịu đựng nổi trước một việc trên đời. Nhưng Nick đã tự cảm nhận
rằng, việc người đàn ông tự sát thật vô nghĩa và tự nhủ rằng mình sẽ khơng bao giờ
chết.
“Trong viết lách, đừng phơi vẽ tồn bộ câu chuyện, hãy để lại những phần
chìm, những khoảng trống để độc giả tự cảm nhận, tự tưởng tượng rồi suy nghĩ và lấp
đầy.”- Trích lời của Ernest Hemingway. Theo như ngun lí tảng băng trơi thường
thấy trong các tác phẩm của Ernest Hemingway, mỗi một sáng tác của ông gồm hai
phần khác nhau, một phần nổi và bảy phần chìm. Ơng khơng trực tiếp nói ra cho
người đọc những ý nghĩa sâu xa về các tình tiết mà mình viết nên, mà viết thật tinh
giản, từ đó xây dựng hình tượng khơi gợi nên những chiêm nghiệm từ chính độc giả.
Khi khắc hoạ người đàn ơng, ngay từ những nét đầu tiên thì ơng đã cho thấy sự tối
13


giản của mình. Dường như trong cả câu chuyện ngắn ấy, số câu và số chữ dùng để
miêu tả người chồng rất ít, thậm chí vơ cùng ngắn gọn. Khi xuất hiện, anh ta nằm ở
giường trên, với chiếc chân bị “chiếc rìu của bản thân chặt phải” và phì phèo chiếc
tẩu. Khi đọc đến đây, người đọc sẽ có nhiều suy nghĩ khác nhau về hành động của anh
ta. Liệu rằng anh ta đang bình tĩnh, hay chính anh ta đang cố hút thuốc để bình tĩnh lại

trước cảnh tượng căng thẳng kia? Tác giả đã không cho độc giả q nhiều thơng tin
mà chỉ miêu tả vài dịng đơn giản và để cho độc giả có thể tự mình suy ngẫm. Thậm
chí khi ở phân cảnh phát hiện ra người chồng đã tự sát, ông cũng chỉ miêu tả rất ngắn
gọn bằng vài câu chứ khơng hề có một câu nào để bày tỏ sự phán xét nào với nhân vật
ấy. Đây được xem như một lối sáng tác đặc trưng của nhà văn được đúc kết từ khi còn
hoạt động dưới thân phận một nhà báo, về sau khi lấn sân sang viết văn đã được ông
giữ lại. Cách viết đặc biệt này đã giúp cho người đọc mở ra những tầng tư duy khác
nhau cho câu chuyện, tức là phần chìm của tảng băng mà tác giả nhắm đến.
Ngồi ra, thay vì diễn đạt những lời dư thừa về cái chết của người chồng thì
Ernest Hemingway hiểu rõ mình nên cho độc giả thấy được một phần nổi và hiểu
được bảy phần ý nghĩa chìm bên dưới. Nhằm thành cơng lột tả được điều mà mình
muốn truyền tải, tác giả còn chú trọng đến việc lựa chọn từ ngữ và tình tiết thật đắt giá,
ở trường hợp của người chồng là để làm bước đệm cho sự bất ngờ ở cuối tác phẩm.
Khi thưởng thức đến cuối tác phẩm Trại người da đỏ, độc giả có thể nhận thấy rằng
nhà văn đã miêu tả về người chồng ba lần, lần thứ nhất là khi ba con Nick đi vào trong
căn lều, lần hai là khi anh ta quay lưng vào tưởng và lần cuối là khi anh ta tự sát. Ở cả
ba tình tiết ấy, ơng chú trọng vào việc mô tả hành động của nhân vật bằng những câu
ngắn gọn và súc tích, khơng thêm thắt quá nhiều. Nhờ vào đó, độc giả có thể nhìn
nhận được người chồng một cách đa chiều hơn, cũng như có được nhiều cách lý giải
ngun nhân vì sao người chồng lại chọn cách tiêu cực như vậy. Điển hình là khi nhắc
đến việc này ở cuối truyện, ba của Nick có suy nghĩ rằng anh ta khơng chịu đựng được
sự kinh khủng của việc giằng co giữa sự sống và cái chết nhưng Nick lại cho rằng cái
chết của anh ta thật tầm thường, tự nhủ rằng mình sẽ “chẳng bao giờ chết”. Các từ
ngữ được dùng để miêu tả người chồng, từ lời văn hay lời thoại đều có giá trị vơ cùng.
Ví dụ như trước khi phát hiện anh ta tự sát, bác sĩ đã gọi anh ta là “người bố đáng tự
hào” và “là người chịu đựng ghê gớm nhất”, thậm chí là thán phục vì nghĩ rằng anh
ta im lặng vì chịu đựng. Và những từ ngữ ấy đã được sắp xếp rất tốt, cũng như được
lựa chọn cực kỳ hay để khiến cho độc giả gần như vỡ oà sau khi biết chuyện diễn ra
tiếp theo – người chồng đã tự sát.
Có thể thấy, Ernest Hemingway đã vận dụng nguyên lí tảng băng trôi vô cùng

tốt, cũng như khơi gợi cho độc giả có được nhiều tầng suy tư hơn cho một tình tiết.
Phần nổi của tảng băng được đưa ra và sau đó để cho người đọc có thể tự mình cảm
nhận, mở rộng ra góc nhìn ở phần chìm. Thơng qua sự tự sát của người chồng đã tác
động mạnh mẽ đến nhận thức của Nick, tác giả đã khéo léo lồng ghép thông điệp sâu
14


sắc về sự sống và cái chết. Và cũng nhờ vào việc vận dụng nhuần nhuyễn ngun lí
tảng băng trơi, tác giả đã tạo nên giá trị riêng cho tác phẩm Trại người da đỏ là chiều
sâu về thông điệp, ý nghĩa.
2.2. Vấn đề cú sốc
2.2.1. Người đàn ông da đỏ
Trong Trại người da đỏ, “cú sốc” đóng vai trị quan trọng với diễn biến tâm lí
của các nhân vật nói chung và người chồng nói riêng. Có thể nói “cú sốc” là nguyên
nhân dẫn đến cái chết, là động lực tự sát của anh. Để khắc họa về “cú sốc” này,
Hemingway đã khéo léo lồng ghép trải nghiệm của bản thân vào câu chuyện.
Người chồng không được đề cập nhiều trong câu chuyện. Lần cuối anh được
nhắc đến trước khi bác sĩ Adams phát hiện vụ tự sát là khi anh lăn tựa vào tường trong
cuộc trò chuyện giữa hai ba con bác sĩ trước cuộc phẫu thuật. Nguyên do tự sát cũng
không được làm rõ, nhưng với những gì nhà văn thuật lại trên mặt chữ cũng đủ để
người đọc hiểu rằng sự tự sát của người chồng có liên quan đến cơn đau đẻ của người
vợ, thứ khiến hết thảy nhân vật trừ bác sĩ Adams khó chịu. Với ngun lí tảng băng
trơi, những gì độc giả có thể liên kết và đúc kết từ lời văn của tác giả là bề nổi của sự
việc, do đó cú sốc gây ra những trạng thái “sửng sốt, đau đớn, thậm chí là khủng
hoảng” dẫn đến cái chết của người chồng khơng chỉ do một hay chính xác ngun
nhân nào tạo nên.
Đầu tiên, đó là nỗi đau thể xác và bối cảnh sống không lành mạnh; sự thờ ơ của
người bác sĩ; mong muốn được cứu chữa không thành. Những người da đỏ khi bị
người da trắng chiếm đất đai và đuổi dồn vào trong rừng sâu, đã không thể xây dựng
một môi trường sống tốt, không được dễ dàng tiếp xúc với những tiến bộ của thế giới.

“Trại người da đỏ” trong tác phẩm nằm sâu trong rừng, phải đi bằng thuyền mới đến
được, con người thì sống chui rúc trong lều. Điều kiện sống thấp như vậy nên vấn đề y
tế không đươc lưu tâm, phải nhờ đến người da trắng đến cứu chữa. Tuy nhiên sự cứu
chữa này lại không triệt để bởi sự thờ ơ, không thực sự quan tâm đến con người của
người bác sĩ. Túp lều nơi hai vợ chồng sống “ngập ngụa mùi hơi khó chịu”. “Mùi hơi
khó chịu” này là hỗn hợp mùi của người thai phụ cố sinh đứa bé trong hai ngày qua,
từ chiếc tẩu của amh chồng, từ vết thương đang bị nhiễm trùng và khơng có sự chăm
sóc đúng cách từ ba ngày trước của anh. Hemingway khơng đề cập về máu nhưng qua
những gì đang diễn ra, ta có thể biết được rằng khơng gian này ngập trong máu và mùi
tanh hơi của máu. Tóm lại đây khơng phải là mơi trường thích hợp cho việc sinh nở,
dưỡng thương nhưng bác sĩ Adams lại khơng có nỗ lực nào để cải thiện, khơng có sự
quan tâm dành cho người bệnh và người nhà của họ, gián tiếp khiến nỗi đau càng
nặng nề hơn. Sự thờ ơ được thể hiện qua những chi tiết như trong thời gian chờ nước
sơi chỉ trị chuyện với con và nước sôi được mang ra không phải cho người bệnh mà
chỉ để giữ sạch sẽ cho ông ấy; mùi thuốc tẩu không tốt cho thai phụ nhưng ông không
15


có động thái nhắc nhở người chồng; đi đỡ đẻ nhưng lại không mang thuốc mê nên
phải mổ sống. Những người da đỏ khơng có kiến thức, điều kiện y tế nên chỉ có thể
trơng cậy vào người da trắng, mong muốn được cứu chữa nhưng rốt cuộc lại bị để
sang một bên, để họ tiếp tục bị dày vò trong nỗi đau thể xác và ảnh hưởng đến tinh
thần. Nỗi đau từ vết thương, sự hôi thối của môi trường, những đau đớn, ghê sợ, bất
lực, tất cả đều dồn dập đổ lên người chồng trong suốt ba ngày qua đến hiện tại. Nỗi
đau thể xác của người chồng chính là sự tái hiện nỗi đau của Hemingway khi bị
thương trong thời gian phục vụ quân y Hoa Kỳ tại mặt trận Italia. Hemingway đã bị
thương rất nặng khi làm nhiệm vụ, ông chịu nhiều vết bắn nặng và có một viên đạn đã
xé toạc một bên chân của Hemingway, trong khi nằm lại chiến trường đó, ơng đã có ý
định tự tử vì “lần đầu tiên, khi bạn bị thương nặng đến nỗi không thể chịu đựng, bạn
sẽ hiểu ngay rằng cái chết có thể xảy đến, với chính mình.”. Đây là một trải nghiệm

đau đớn về vết thương vật lý và chấn thương tinh thần do nó mang lại, dẫn đến mong
muốn tự kết liễu bản thân.
Thứ hai, đó là nỗi đau tinh thần. Thơng thường trong một cuộc đỡ đẻ, ta luôn
nghĩ người phụ nữ là người duy nhất phải chịu đựng mọi nỗi đau nhưng trong thực tế
và câu chuyện này, người chồng cũng phải chịu đựng nỗi đau đó và có phần đau đớn
hơn khi anh ta không sẵn sàng, không đủ sự chuẩn bị để đón nhận. Người đàn ơng
khơng có chức năng sinh sản, do đó sức chịu đựng của họ kém hơn, không thể chịu
được nỗi đau sinh nở. Vậy nên chứng kiến cảnh này, phải nghe thấy, phải biết đến là
một nỗi đau quá tầm với của họ. Nhưng những người đàn ơng khác cịn có lựa chọn
“rời nhà, ra đường ngồi hút thuốc trong bóng tối mãi tận đằng kia để khỏi phải nghe
tiếng gào thét của chị”, còn người chồng bị buộc phải ở đây. Có thể do phong tục của
họ, có thể do cái chân đau, có thể do thương vợ, nhưng dù là lí do nào thì anh ta cũng
khơng có lựa chọn, khơng được lựa chọn. Bên cạnh đó, trong tác phẩm có đề cập đến
tư tưởng nam quyền độc hại, cho rằng người đàn ông luôn luôn mạnh mẽ và việc chịu
đựng giỏi là điều đương nhiên. Việc cho rằng đàn ông “luôn là người chịu đựng ghê
gớm nhất trong những chuyện đời thường như thế này” cho thấy sự xem nhẹ nỗi đau,
sự chịu đựng của người phụ nữ, đồng thời áp đặt khuôn mẫu mạnh mẽ lên người đàn
ông, không cho họ cái quyền được yếu đuối.
Và đặc biệt không thể không kể đến tiếng thét đau đẻ của người thai phụ, có
thể nói đây là một chi tiết đặc biệt và là yếu tố thúc đẩy cú sốc của người chồng. Tiếng
thét này mang nhiều tầng ý nghĩa, không chỉ đơn thuần là tiếng thét chất chứa sự đau
đớn của người đó. Tiếng thét ấy là tiếng thét đau đẻ, tiếng thét bóp nghẹt trái tim
người chồng khi khơng thể làm gì cho vợ, chỉ có thể bất lực nhìn vợ đau đớn, là tiếng
thét vang vọng trong không gian tù túng chứa đựng tất cả những tuyệt vọng, thống
khổ, bẩn thỉu nhất. Với tất cả những điều ấy, không ai có thể chịu nổi tiếng thét này
trừ cánh phụ nữ vốn dĩ đã ln quen thuộc vì đó là bản năng của họ và người bác sĩ
với tác phong, kiến thức chuyên môn nên “không nghe thấy bởi chúng chẳng đáng
16



ngại”. Những người đàn ông rời khỏi nhà để khỏi phải nghe, đứa bé phải van xin ba
mình làm gì đó để dừng những tiếng thét này. Có người chịu đựng được, có người
khơng và họ đều có những lí lẽ, cách thức để lẩn trốn, để hòa nhập nhưng người chồng
lại khơng có sự lựa chọn nào cả, anh ta phải ở đây, nằm ngay trên vợ mình, trong suốt
quá trình phẫu thuật. Trong quá trình phẫu thuật, “tiếng thét” khơng cịn được nhắc
đến nũa, thay vào đó tác giả mơ tả ngắn q trình sinh mổ, hội thoại của người bác sĩ.
Nhưng tiếng thét ấy vẫn luôn vang vọng, dữ dội, lặp đi lặp lại, bị lu mờ bởi những
hành động của người da trắng, sự thờ ơ của họ, do đó khơng có một tiếng thét nào
được “nghe thấy”. Dù vậy, nó vẫn ln ln “ở đó”, dày vò con người đau khổ nhất
và cũng trở nên mờ nhạt như tiếng thét này, không ai biết rằng người chồng đã âm
thầm ra đi trong lúc đó. Vết cắt cổ họng kéo dài từ tai nay qua tai kia, anh ta phải làm
vậy, để không phải nghe những âm thanh đó nữa.
Người đàn ơng đã có thể chịu được trong ba ngày, sự xuất hiện của bác sĩ là
dấu hiệu cho thấy những đau khổ này sẽ sớm kết thúc nhưng anh ta lại không thể vượt
qua bởi khi người vợ bi mổ sống, nỗi đau và sự kinh hãi được đẩy đến mức cao nhất,
khiến “cơn sốc” bộc phát, lên đến đỉnh điểm và người chồng chết ngay tức khắc. Với
lối viết tối giản, ngắn gọn, súc tích, kiệm lời, mang một thái độ thản nhiên, đã khiến
quá trình phẫu thuật người vợ diễn ra tưởng chừng nhẹ nhàng, người đọc dường như
bị dẫn dắt theo bầu khơng khí ấy, bỏ qn nhân vật cịn lại mà không ý thức được rằng
đây là khi nỗi đau được khắc họa rõ ràng nhất.
2.2.2. Nick
Hemingway đã vận dụng thành cơng ngun lí “Tảng băng trơi” vào từng chi
tiết trong tác phẩm Trại người da đỏ. Những trải nghiệm mà nhân vật phải trải qua
nhìn sơ thì có vẻ nhẹ nhàng, lênh đênh như một tảng băng đang trôi trên dịng nước.
Nhưng thực chất bên dưới lớp băng đó lại là những cú sốc tâm lí nặng nề đang đè nén
họ, buộc con người hoặc là mạnh mẽ đối diện để vượt qua, hoặc là bị chúng nhấn
chìm. Nếu như cú sốc của nhân vật người chồng (người đàn ông da đỏ) là sự đau đớn
về thể xác cùng việc bị tra tấn tinh thần khi chứng kiến cảnh vợ mình đau đẻ mà
khơng thể làm gì khác. Thì tới nhân vật Nick – đứa con trai nhỏ của vị bác sĩ tài năng,
lại được tác giả tập trung vào phản ứng khi lần đầu chứng kiến cảnh người phụ nữ da

đỏ đang gồng mình vì khó sinh cùng cái chết hãi hùng của chồng cô ta.
Tuy Hemingway không giới thiệu rõ về tuổi tác của nhân vật Nick nhưng thơng
qua lời nói và hành động của cậu thì người đọc hồn tồn có thể nhận thấy rằng đây là
một cậu bé tuổi còn khá nhỏ đang được bao bọc bởi gia đình với hình ảnh mở đầu khi
Nick “Nick nằm ngửa trong vòng tay của ba cậu”. Ở độ tuổi đó, Nick hồn tồn chưa
thể nhận thức rõ được giới hạn của sự sống và cái chết. Nên trong suốt cuộc hành trình,
cậu ln tị mị về mọi chuyện và đặt ra nhiều câu hỏi cho ba mình. Khi cùng ba tới
trang trại người da đỏ cậu đã chứng kiến cảnh một người phụ nữ sắp kiệt sức vì đau đẻ,
17


ban đầu cậu có vẻ khá bình tĩnh vì chưa hiểu chuyện gì đang xảy ra, cậu liên tục đáp
rằng “con hiểu” mỗi lúc ba giải thích cho cậu về việc làm sao để đưa được em bé ra
ngoài, dù cậu vẫn chưa thực sự hiểu về sứ mệnh thiêng liêng đó. Nick cịn cẩn thận
giúp ba giữ chậu nước trong quá trình phẫu thuật, nhưng sau khi người phụ nữ vì quá
đau đớn mà liên tục kêu lên, Nick bắt đầu hình thành những cú sốc tâm lí. Cậu quay
mặt đi khơng dám nhìn về phía ba mình đang gắng sức đỡ đẻ, lúc này trong đầu cậu
chỉ toàn văng vẳng tiếng thét thảm thiết từ người phụ nữ đến mức cậu tỏ vẻ khó chịu,
ghê tởm rồi sợ hãi mà phải hỏi ba mình rằng “Ơi ba, ba khơng thể làm gì để cơ ấy
đừng kêu thét nữa sao ?”. Có vẻ như Nick chỉ quan tâm đến việc làm cách nào để
ngừng nghe thấy tiếng thét chói tai của người phụ nữ ấy, bởi nó khiến cậu rùng mình,
hoảng loạn. Kể cả khi sinh mệnh nhỏ bé chào đời, ba cậu bế lại gần phía Nick, cậu
cũng tìm cách lảng tránh nó vì lúc này cậu chẳng cịn hiếu kỳ hay mảy may quan tâm
đến việc đó nữa. Điều này ngược lại với tâm lí của bác sĩ Adams , tuy cùng đối diện
với tiếng thét dữ dội của người phụ nữ da đỏ nhưng ông lại vơ cùng bình tĩnh “tiếng
thét của cơ ấy khơng quan trọng. Ba không nghe thấy bởi chúng chẳng đáng ngại”.
Cú sốc tâm lí của Nick hồn tồn phù hợp trong trường hợp này bởi cậu chưa từng
chứng kiến cảnh tượng đau đẻ như thế trước đây trong khi ba cậu là bác sĩ, người vẫn
hằng ngày tiếp xúc với công việc quen thuộc này.
Lúc vẫn còn đang đan xen nhiều cảm xúc hỗn độn bởi cú sốc đầu tiên thì Nick

lại đón nhận thêm cú sốc tiếp theo khi tận mắt trơng thấy người đàn ơng da đỏ chết vì
tự tử sau khi ba cậu định lên báo tin vui rằng vợ ông ta đã hạ sinh đứa bé. Cảnh tượng
khi bác sĩ Adams kéo chiếc mền đang trùm trên đầu người đàn ông da đỏ “Cổ họng
anh ta bị cắt từ tai này sang tai kia. Máu chảy thành vũng nơi cơ thể anh ta làm chiếc
giường võng xuống. Đầu anh ta gối lên cánh tay phải. Con dao cạo vẫn mở, nằm
dựng lưỡi trên trong mền” khiến tất cả mọi người đều hãi hùng, ớn lạnh. Tuy nhiên,
một cậu bé lần đầu chứng kiến cái chết đẫm máu như vậy đáng lẽ ra phải vô cùng sợ
hãi, ám ảnh nhưng khơng hiểu vì lý do gì mà Nick lại bình thản đi rất nhiều. Lúc này
cậu khơng phản ứng quá mạnh mẽ như lúc nghe tiếng thét khi sinh con của người phụ
nữ da đỏ nhưng nó lại có tác động rất lớn tới việc thay đổi nhận thức của Nick. Cậu
khơng cịn tỏ vẻ dửng dưng, khơng quan tâm đến mọi chuyện như cú sốc đầu tiên mà
giờ đây cậu lại cảm thấy tò mò, mong muốn biết thêm về nguyên nhân tự sát của
người đàn ông ấy. Đây có thể được xem là sự trưởng thành rõ rệt trong tư tưởng của
Nick.
Quá trình tiến triển của Nick được tác giả lồng ghép tinh tế giữa các chi tiết, là
sự đối lập giữa hai thái cực ở cảnh mở đầu và kết thúc câu chuyện . Mở đầu là cảnh
cậu ngồi ở đi thuyền nép trong vịng tay của ba mình, cảnh cuối cùng trên chiếc
thuyền ấy nhưng Nick đã chủ động ngồi ở đầu thuyền đối diện với ba cậu, vị trí của
cậu lúc này dường như song với ba mình chứ khơng cịn là một đứa trẻ cần được bao
bọc nữa. Tương tự, khi ba cậu muốn cậu chứng kiến cảnh đứa bé sắp được sinh ra, cậu
18


liền quay mặt đi, khơng muốn nhìn thấy nó. Nhưng khi tới cú sốc thứ 2 cậu đã khơng
cịn sợ hãi nữa, cậu dũng cảm đối diện với cái chết của người đàn ơng da đỏ mặc cho
ba cậu tìm cách để cậu không phải chứng kiến sự việc đau lịng đó. Chuyến đi tới trại
người da đỏ chỉ trong một khoảng thời gian ngắn nhưng đã làm thay đổi nhận thức của
một đứa trẻ, giúp Nick chiêm nghiệm thêm nhiều điều trong cuộc sống. Hai hình ảnh
đối lập giữa người phụ nữ đang gắng sức trao sự sống cho một sinh linh bé nhỏ và một
người đàn ông trưởng thành tự lấy đi mạng sống của chính mình. Nick bắt đầu rút ra

bài học cho mình về sự sống - cái chết, đau đớn - hạnh phúc, sự tương phản này dần
dần khiến cậu trưởng thành và có cái nhìn đa chiều hơn.
Hemingway hầu như khơng nói kỹ đến cảm xúc của nhân vật, ơng thường miêu
tả nó thơng qua hành động và sự đối thoại giữa các nhân vật. Từ đó người đọc sẽ tự
suy đốn nội tâm nhân vật thông qua những “khoảng trống” trong câu chuyện, đây
cũng chính là phần chìm của tảng băng mà tác giả mong muốn độc giả suy ngẫm và
bộc lộ cảm quan của chính mình. Vì vậy ở cuộc đối thoại cuối tác phẩm giữa Nick và
ba cậu, Hemingway sử dụng những lời thoại vô cùng cô đọng, ngắn gọn:
"Đàn bà có thường xun sinh con khó như vậy khơng?" Nick hỏi.
"Không. Đấy là trường hợp cực kỳ hy hữu".
"Tại sao chú ấy tự sát hả ba?"
"Ba không rõ Nick à. Ba nghĩ hẳn chú ấy không thể chịu đựng nổi mọi
chuyện".
"Có nhiều đàn ơng tự sát khơng hả ba?"
"Khơng nhiều lắm đâu con, Nick".
"Thế cịn đàn bà?"
"Hầu như chẳng có ai".
"Chẳng có ai hành động như thế cả sao?"
"À có đấy. Đôi khi họ cũng tự tử".
"Đúng vậy không ba?"
"Chú George đâu nhỉ?"
"Chú sẽ đuổi kịp bây giờ".
"Chết có khó khơng hả ba?"
"Khơng ba nghĩ là khá dễ đó Nick. Nhưng việc ấy còn tùy"

19




×