Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

7 "bí kíp" giúp con thích sách docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.31 KB, 3 trang )

7 "bí kíp" giúp con thích sách
1. Không bao giờ là quá sớm trong việc cho trẻ làm quen và gần gũi
với sách. Ngay từ khi con biết ngồi, bạn đã có thể đặt vào tay con
những cuốn sách nhỏ đầu tiên để tạo mối quan hệ "sơ giao" - sờ.
Nên thay đổi các chất liệu sách khác nhau (bìa, vải, gỗ ) để con
khám phá và cảm nhận. Thậm chí, bạn hãy tìm mua những cuốn
sách bằng nhựa để con chơi trong chậu tắm. Nhờ vào các hình ảnh
này mà đứa trẻ nhanh chóng nhận ra mối quan hệ giữa những lời kể
của bạn với các chữ hay hình ảnh in trên trang sách. Bắt đầu từ 2
tuổi trở đi, đứa trẻ đã có khả năng theo dõi được một câu chuyện
ngắn và đơn giản.
2. Đặt báo và tạp chí cho con. Đứa trẻ sẽ háo hức chờ đợi tờ báo
của mình trong hòm thư gia đình, và khi nhận được chúng sẽ rất vui,
vội vàng mở ra xem, thậm chí là trước cả bố mẹ.
3. Ngay cả khi con đã vào lớp một, đã được học và luyện đọc ở
trường, bạn cũng đừng để con mất thói quen đọc sách ở nhà. Hãy
tiếp tục duy trì nếp đọc truyện cùng con trước khi ngủ. Tiếp tục rủ
con cùng khám phá các cuốn sách mới.
4. Hãy lắp cho con một giá sách riêng. Rủ con đi hiệu sách để chọn
mua sách rồi về nhà hướng dẫn con xếp sách lên giá.
5. Đừng phê phán truyện tranh. Thực chất, đây là một công cụ tuyệt
vời. Hình ảnh nhiều nên truyện tranh sống động và lôi cuốn trẻ con
hơn. Phần lời của truyện tranh tuy ngắn nhưng đủ và dễ đọc. Từ
truyện tranh, đứa trẻ sẽ gần gũi với sách và sẽ dần khám phá,
chuyển sang các thể loại sách khác Cuối cùng, chúng sẽ coi sách
như đồ vật quen thuộc hàng ngày.
6. Hãy dẫn con đi thư viện và làm thẻ thư viện cho con. Con độ 7- 8
tuổi trở đi là bạn đã có thể tặng con những cuốn sách có liên quan
đến sở thích và đam mê (nếu như con có).
7. Hãy thường xuyên đọc sách báo trước mặt con. Đấy không chỉ là
cách nêu gương mà còn là sự chia sẻ và trao đổi. Bạn có vui không


khi con thấy bạn cầm cuốn sách bèn hỏi: "Mẹ đang đọc truyện gì
thế?".
Hứng thú đọc
Có không ít trẻ em tỏ ra ngán ngẩm và chán ghét các bài tập đọc
trong sách giáo khoa nhưng lại "mê mẩn" truyện tranh đến quên ăn
quên ngủ. Trong trường hợp này bố mẹ nên lưu ý rằng trẻ đang cần
nuôi dưỡng khả năng đọc chứ chưa phải là định hướng cho trẻ đọc
cái gì.
Vì vậy, bố mẹ không nên ép buộc trẻ chỉ được đọc sách này truyện
kia mà nên khuyến khích, tạo điều kiện cho trẻ được đọc theo sở
thích (miễn là nội dung phù hợp lứa tuổi). Làm như vậy trẻ sẽ có
hứng thú đọc nhiều hơn và hình thành thói quen đọc sách, lâu dần sẽ
mở rộng "phạm vi" đọc nhiều thể loại phong phú hơn.
8 Môi trường giáo dục
Cũng giống như yếu tố gia đình ở trên, nếu trẻ được học tập trong
môi trường giáo dục tiến bộ, có phương pháp và nội dung giảng dạy
phù hợp thì thái độ và khả năng tiếp thu ngôn ngữ sẽ phát triển theo
hướng tích cực.
Cứ thử tưởng tượng một đứa trẻ mới học lớp 2 đã phải làm quen với
các khái niệm trừu tượng hoặc kiến thức vĩ mô trong các bài tập đọc
về con người cá nhân, xã hội cộng đồng, kiến trúc thượng tầng thì
quả là đánh đố trẻ.
Việc tiếp thu kiến thức vượt quá khả năng tư duy của lứa tuổi sẽ
khiến trẻ tự ti và dần dần mất dần hứng thú, thậm chí tỏ ra sợ hãi đối
với bộ môn tập đọc ở trường.

×