Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Báo cáo "Tội giết con mới đẻ trong pháp luật hình sự Việt Nam " ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.74 KB, 2 trang )



nghiên cứu - trao đổi
Tạp chí luật học - 9

Tội giết con mới đẻ
trong pháp luật hình sự việt nam

Phạm văn Báu *
rong luật hình sự Việt Nam, tội giết
con mới đẻ đợc quy định và xét xử
khá sớm. Năm 1963 Tòa án nhân dân
tối cao (TANDTC) đ tổng kết và có Chỉ
thị số 1/ NCCS ngày 14/3/1963 về xử lí tội
giết trẻ em sơ sinh. Bản chuyên đề tổng kết
thực tiễn xét xử loại tội giết ngời kèm
theo Công văn số 452/HS2 ngày 10/8/1970
của TANDTC trong phần B điểm c -
Những tình tiết đặc biệt có tính chất giảm
nhẹ cũng xác nhận giết trẻ em mới đẻ là
phạm tội giết ngời có tình tiết giảm nhẹ
đặc biệt đồng thời cụ thể hóa các dấu hiệu
của trờng hợp phạm tội này. Trong các
văn bản trên chỉ nói đến hành vi giết trẻ
em mới đẻ là tội phạm mà không nói đến
hành vi vứt bỏ con mới đẻ. Khoản 4 Điều
101 Bộ luật hình sự Việt Nam (BLHS)
năm 1985 quy định: "Ngời mẹ nào do
ảnh hởng nặng nề của t tởng lạc hậu
hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt
mà giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ con mới đẻ


dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết " Theo quy
định này không chỉ hành vi giết con mới
đẻ mà cả hành vi vứt bỏ con mới đẻ cũng
là tội phạm và bị xử lí theo khoản 4 Điều
101 BLHS với tội danh - tội giết ngời nếu
thỏa mn các dấu hiệu mà điều luật này
quy định. Với quy định nh vậy thì không
có sự phân biệt giữa hành vi giết con mới
đẻ và hành vi vứt con mới đẻ bởi chữ
"giết" hay "vứt bỏ" đều có cùng một tội
danh - tội giết ngời mà cụ thể hơn là tội
giết con mới đẻ. Thực hiện nguyên tắc cá
thể hóa trách nhiệm hình sự và hình phạt,
những điều cấm của pháp luật hình sự phải
đợc quy định rất rõ ràng trong luật và
phải có sự phân hóa các hành vi phạm tội
có tính nguy hiểm cho x hội và quy định
chúng là các tội phạm khác nhau với các
khung hình phạt riêng. BLHS năm 1999 đ
tách trờng hợp giết con mới đẻ hoặc vứt
con mới đẻ thành điều luật riêng với tên tội
danh là tội giết con mới đẻ (Điều 94). So
với quy định về tội này trong khoản 4 Điều
101 BLHS 1985, quy định ở Điều 94 về tội
này không có sự khác biệt, chỉ có thay đổi
nhỏ về câu chữ và mức hình phạt.
Song nghiên cứu điều luật mới của
BLHS năm 1999 với tên tội danh - tội giết
con mới đẻ, chúng tôi thấy có vấn đề cần
trao đổi. Điều 94 quy định "ngời mẹ nào

do mà giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ đứa
trẻ đó ". Nh vậy, có hai dạng hành vi bị
coi là hành vi phạm tội - hành vi giết con
mới đẻ và hành vi vứt bỏ con mới đẻ và
ngời mẹ nào dù có hành vi giết con mới
đẻ hoặc có hành vi vứt bỏ con mới đẻ đều
bị xét xử về cùng tội danh - tội giết con
mới đẻ rõ ràng là không ổn, là không
chính xác. Hành vi giết con mới đẻ và
hành vi vứt bỏ con mới đẻ là hai loại hành
vi khác nhau và vì nó có khác nhau nên
nhà làm luật mới có sự phân biệt chúng
ngay trong quy định của điều luật "ngời
mẹ nào mà giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ
đứa trẻ đó ". Sự khác nhau này tơng tự
với sự khác nhau của các hành vi đợc quy
định trong Điều 101 BLHS năm 1999
"ngời nào xúi giục làm ngời khác tự sát
hoặc giúp ngời khác tự sát " nhng hành
vi xúi giục và hành vi giúp ngời khác tự
sát đợc luật quy định là hai tội phạm khác
nhau ngay trong tên gọi của Điều 101- tội
xúi giục hoặc giúp ngời khác tự sát. Hành
vi giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ con mới đẻ
không chỉ khác nhau ở chính các hành vi
này mà còn khác nhau cả về hình thức thực
* Giảng viên Khoa t pháp

Trờng đại học luật Hà Nội


T



nghiên cứu - trao đổi
10 - Tạp chí luật học

hiện hành vi và lỗi của ngời thực hiện các
hành vi ấy. Nhng hiện nay cha có sự
phân biệt rành mạch hai trờng hợp phạm
tội này của các cơ quan xét xử cũng nh
trong các tài liệu giảng dạy luật hình sự.
Điều đó dẫn đến nhận thức không thống
nhất về các trờng hợp này. Theo quy định
của luật, hành vi giết con mới đẻ về khách
quan có thể là hành động hoặc không hành
động, hậu quả có thể đứa trẻ chết hoặc
không chết và về chủ quan thờng là do lỗi
cố ý trực tiếp và cá biệt có thể do lỗi cố ý
gián tiếp. Hành vi vứt bỏ con mới đẻ về
khách quan có thể là hành động hoặc
không hành động, hành vi đó phải dẫn đến
hậu quả đứa trẻ chết và về chủ quan chỉ có
thể là do lỗi cố ý gián tiếp chứ không thể
là do lỗi cố ý trực tiếp đợc. Nếu vứt bỏ
con mới đẻ và mong muốn đứa trẻ chết (cố
ý trực tiếp) phải coi đó là hành vi giết con
mới đẻ. Thực tiễn cho thấy đa số các
trờng hợp vứt bỏ con mới đẻ do ảnh
hởng nặng nề của t tởng lạc hậu hoặc

trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt khác
ngời mẹ không mong muốn con mình
chết mà mong muốn đứa trẻ đó sống, đứa
trẻ đó đợc ngời khác nhặt về nuôi dỡng
nên đ vứt bỏ con của mình nơi cửa chùa,
cổng bệnh viện, cổng nhà ngời khác và
thực tế đứa trẻ đó không bị chết. Từ sự
khác nhau nh vậy nên việc xác định tội
danh của các hành vi giết con mới đẻ hoặc
vứt bỏ con mới đẻ cũng có sự khác nhau.
Trong trờng hợp giết con mới đẻ có
hậu quả là đứa trẻ chết xảy ra thì dù lỗi
của ngời phạm tội là cố ý trực tiếp hay cố
ý gián tiếp cũng không ảnh hởng đến việc
định tội danh - tội giết con mới đẻ. Trong
trờng hợp đứa trẻ không chết cần phân
biệt: Nếu lỗi của ngời phạm tội là cố ý
trực tiếp thì ngời phạm tội phải chịu trách
nhiệm hình sự về tội giết con mới đẻ và
thuộc trờng hợp phạm tội cha đạt; nếu
lỗi của ngời phạm tội là cố ý gián tiếp thì
ngời phạm tội chỉ có thể phải chịu trách
nhiệm hình sự về tội cố ý gây thơng tích
hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của ngời
khác (nếu họ gây ra hậu quả thơng tích
hoặc tổn hại cho sức khoẻ của đứa trẻ đủ
mức cấu thành tội này).
Trong trờng hợp vứt bỏ con mới đẻ do
lỗi cố ý gián tiếp nên chỉ bị coi là tội phạm
và là tội phạm hoàn thành khi có hậu quả

đứa trẻ chết. Nếu không dẫn đến hậu quả
đứa trẻ chết thì không bị coi là có tội và
cũng không bị coi là phạm tội cha đạt.
Trên đây là một số suy nghĩ của chúng tôi
về sự khác nhau giữa hai trờng hợp giết con
mới đẻ và vứt bỏ con mới đẻ. Do vậy, cần
phải có sự phân biệt hai loại hành vi phạm tội
này ngay trong luật và giải thích luật để vừa
đáp ứng đợc đòi hỏi của nguyên tắc phân
hóa các hành vi phạm tội, vừa bảo đảm tính
khách quan, chính xác của pháp luật hình sự
cũng nh thực tiễn xét xử. Nh vậy, cần phải
quy định trong luật hình sự hành vi giết con
mới đẻ hoặc vứt bỏ con mới đẻ của ngời mẹ
do ảnh hởng nặng nề của t tởng lạc hậu
hoặc trong hoàn cảnh đặc biệt là những tội
phạm độc lập theo một trong hai hớng sau
đây:
- Tách các hành vi giết con mới đẻ và
vứt bỏ con mới đẻ ra thành những tội phạm
độc lập và quy định chúng trong các điều
luật riêng.
- Bổ sung vào tên tội danh ở Điều 94
BLHS năm 1999 - tội giết con mới đẻ ba
chữ "hoặc vứt bỏ" nh sau: Tội giết hoặc
vứt bỏ con mới đẻ. Hoặc thêm cả cụm từ
"hoặc vứt bỏ con mới đẻ" sau cụm từ tội
giết con mới đẻ nh sau: Tội giết con mới
đẻ hoặc vứt bỏ con mới đẻ.
Với quy định nh vậy các hành vi sẽ có

tội danh riêng phù hợp với phần quy định
của điều luật và trong thực tế hành vi giết
con mới đẻ sẽ có tội danh là tội giết con
mới đẻ, hành vi vứt bỏ con mới đẻ sẽ có tội
danh là tội vứt bỏ con mới đẻ nếu thỏa
mn các dấu hiệu khác mà các cấu thành
tội phạm này đòi hỏi./.

×