Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Đề tài: Ứng dụng chữ ký điện tử trong công tác cấp và quản lý chứng nhận xuất xứ điện tử pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (763.25 KB, 61 trang )

Luận văn tốt nghiệp Vũ Đức Thắng - 41 I4
Luận văn
Đề tài: Ứng dụng chữ ký
điện tử trong công tác cấp
và quản lý chứng nhận
xuất xứ điện tử
i
Luận văn tốt nghiệp Vũ Đức Thắng - 41 I4
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và rèn luyện tại Khoa Thương Mại Điện Tử -
trường Đại Học Thương Mại, em được nghiên cứu tìm hiểu những lý luận,
học thuyết kinh tế, kiến thức chuyên ngành và những kỹ năng cơ bản trong
quá trình tác nghiệp thương mại điện tử dưới sự hướng dẫn của các Thầy,
Cô giáo trong trường. Qua thời gian thực tập tổng hợp em đã được tiếp vận
với thực tế, giúp em có cái nhìn hoàn thiện hơn về thương mại điện tử nói
chung và chữ ký điện tử nói riêng.
Qua thời gian ba tuần thực tập tại phòng dịch vụ công trực tuyến –
Bộ Công thương, được các cán bộ trong phòng và trong Cục giúp đỡ về tài
liệu tham khảo, giải đáp các thắc mắc em đã được hiểu hơn về việc ứng
dụng chữ ký điện tử trong các dịch vụ hành chính công của Bộ Công
thương, và đây chính là một bước chuẩn bị, là hành trang giúp em rất nhiều
sau khi ra trường.
Em xin chân thành cảm ơn anh Trần Hữu Linh – Phó cục trưởng cục
TMĐT và CNTT – Bộ Công Thương, anh Lê Đức Anh – phòng Dịch vụ
công trực tuyến và tất cả các anh chị trong cơ quan đã tạo điều kiện, quan
tâm, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập và hoàn thiện đề tài luận văn.
Cùng với đó em xin cảm ơn sự hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình của
giáo viên hướng dẫn – ThS. Hàn Minh Phương đã giúp em hoàn thành luận
văn tốt nghiệp với đề tài: “Ứng dụng chữ ký điện tử trong công tác cấp và
quản lý chứng nhận xuất xứ điện tử.”
Em xin chân thành cảm ơn!


Hà nội, tháng 5 năm 2009
Sinh viên

Vũ Đức Thắng
ii
Luận văn tốt nghiệp Vũ Đức Thắng - 41 I4
TÓM LƯỢC
Ngày nay trong thời đại số hóa, công nghệ thông tin đã trở thành một
công cụ đắc lực trong việc thực hiện và hỗ trợ cho các hoạt động của đời
sống xã hội cũng như các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Bên
cạnh đó việc ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là chữ ký điện tử trong
các dịch vụ công trực tuyến đã được chính phủ quan tâm và triển khai, điển
hình là hệ thống chứng nhận xuất xứ điện tử eCoSys.
Trong khuôn khổ luận văn của mình với đề tài: “Ứng dụng chữ ký
điện tử trong công tác cấp và quản lý chứng nhận xuất xứ điện tử”, em
đã tìm hiểu về dịch vụ cấp nhận xuất xứ hàng hóa có sử dụng chữ ký điện
tử trong việc xác thực các thông tin doanh nghiệp khai báo với hy vọng sẽ
đưa ra được cái nhìn tổng quát nhất về quy trình khai báo C/O của doanh
nghiệp cũng như quy trình cấp C/O của Bộ Công thương và vai trò chữ ký
điện tử trong quy trình đó là như thế nào. Cũng trong luận văn của mình em
đã tìm hiểu về công nghệ mà Bộ Công thương sử dụng trong việc tạo chữ
ký điện tử, bên cạnh đó là sự thích ứng của các doanh nghiệp với một dịch
vụ công đã được điện tử hóa. Từ đó thấy được những lợi ích mà chữ ký
điện tử mang lại khi triển khai hệ thống eCoSys đồng thời phát hiện những
điểm yếu cần khắc phục nhằm đưa ra những giải pháp phát triển và hoàn
thiện hơn nữa việc cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa có sử dụng chữ ký
điện tử, điều mà các nước trong khu vực như Hàn Quốc, Trung Quốc,
Singapore… đã triển khai từ nhiều năm nay.
Tuy nhiên trong thời gian tới em cần tiếp tục nghiên cứu hơn nữa về
chữ ký điện tử nhằm mục đích đưa ra được những giải pháp về công nghệ

tốt nhất cho việc tạo chữ ký điện tử từ đó có thể đề xuất ý kiến nâng cao
hiệu quả việc bảo mật và xác thực thông tin giữa Bộ Công thương và các
doanh nghiêp.
iii
Luận văn tốt nghiệp Vũ Đức Thắng - 41 I4
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM LƯỢC iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ vi
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
1.2 XÁC LẬP VÀ TUYÊN BỐ VẤN ĐỀ TRONG ĐỀ TÀI 3
1.3 CÁC MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4
1.5 KẾT CẤU LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 4
CHƯƠNG II: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHỮ KÝ
SỐ 6
2.1. MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA, KHÁI NIỆM CƠ BẢN 6
2.1.1 Thương mại điện tử 6
2.1.3 Chữ ký điện tử 6
2.1.4 Chứng nhận xuất xứ hàng hóa 9
2.2 MỘT SỐ LÝ THUYẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 9
2.2.1 Chữ ký số 9
2.2.2 Thẻ chữ ký điện tử và đầu đọc thẻ chữ ký điện tử 11
2.3 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU CỦA NHỮNG
CÔNG TRÌNH NĂM TRƯỚC 11
2.3.1 Về cơ sở lý luận 11
2.3.2 Về thực tiễn 12

2.4 PHÂN ĐỊNH NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 13
2.4.1 Quy trình thực hiện chữ ký điện tử của doanh nghiệp 13
2.4.2 Chữ ký điện tử sử dụng mã khóa công khai 14
2.4.3 Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử 15
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT
QUẢN PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 18
3.1 HỆ THỐNG CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
3.1.1 Hệ thống các phương pháp thu thập dữ liệu 18
iv
Luận văn tốt nghiệp Vũ Đức Thắng - 41 I4
3.2 ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH VÀ ẢNH HƯỞNG NHÂN TỐ
MÔI TRƯỜNG ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 21
3.2.1 Tổng quan tình hình liên quan đến vấn đề nghiên cứu 21
3.2.2 Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên ngoài đến vấn đề nghiên cứu 25
3.2.3 Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên trong đến vấn đề nghiên cứu 29
3.3 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ DỮ LIỆU 30
3.3.1 Kết quả sử dụng phiếu điều tra 30
3.3.2 Kết quả phỏng vấn 32
CHƯƠNG IV: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT VỚI VẤN ĐỀ
NGHIÊN CỨU 35
4.1 CÁC PHÁT HIỆN VÀ KẾT LUẬN QUA QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU 35
4.1.1 Những kết quả đã đạt được 35
4.1.2 Những tồn tại chưa giải quyết 41
4.1.3 Nguyên nhân 43
4.1.4 Vấn đề cần giải quyết tiếp theo 44
4.2 DỰ BÁO TRIỂN VỌNG VÀ QUAN ĐIỂM GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
NGHIÊN CỨU 44
4.2.1 Dự báo tình hình trong thời gian tới 44
4.2.2 Phạm vi vấn đề giải quyết 45
4.3 CÁC ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ VỚI VIỆC ỨNG DỤNG CHỮ KÝ ĐIỆN TỬ

TRONG CÔNG TÁC CẤP VÀ QUẢN LÝ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ ĐIỆN
TỬ 46
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TMĐT Thương mại điện tử.
ECoSys Hệ thống cấp và quản lý chứng nhận xuất xứ điện tử.
C/O Certificate of Origin – chứng nhận xuất xứ.
MOIT-CA Hệ thống chứng thực số.
CA Chứng chỉ số.
PKI Public key infrastructure – hạ tầng khóa công khai.
TCP/IP Giao thức điều khiển giao vận/Giao thức liên mạng.
ECVN Cổng thương mại điện tử quốc gia.
EU Liên minh Châu Âu.
XNK Xuất nhập khẩu.
VCCI Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam.
TTTT Sở truyền thông và thông tin.
AFTA Khu vực thương mại tự do ASEAN.
v
Luận văn tốt nghiệp Vũ Đức Thắng - 41 I4
KBNN Kho bạc Nhà nước

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
vi
Luận văn tốt nghiệp Vũ Đức Thắng - 41 I4
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, công nghệ thông tin đã thâm nhập vào mọi
lĩnh vực hoạt động của từng quốc gia một cách mạnh mẽ, trong đó có lĩnh
vực thương mại điện tử nói chung và giao dịch điện tử nói riêng. Môi
trường điện tử là môi trường mang tính chất ảo, vô hình và phi vật chất.

Nghĩa là các giao dịch điện tử tồn tại, được lưu trữ và được chứng minh bởi
các dữ liệu điện tử. Điều này mang lại một số khó khăn nhất định trong
việc xác thực tính chính xác của các giao dịch tuy nhiên cũng không thể
phủ nhận những lợi ích mà giao dịch điện tử mạng lại.
Hai cơ quan không quen biết có thể nhanh chóng trao đổi công văn
qua mạng có giá trị như công văn in ra giấy đóng dấu đỏ, hay một hợp
đồng mang giá trị hàng triệu USD có thể ký kết ngay cả khi hai bên không
gặp mặt trực tiếp. Việc chuyển văn bản qua mạng có thể tiết kiệm tiền bạc,
thời gian là nhờ hiệu quả của việc ứng dụng chữ ký số, phương tiện kỹ
thuật mà Việt Nam đã có khuôn khổ pháp lý như:
- Luật giao dịch điện tử (năm 2005).
- Luật công nghệ thông tin năm 2006.
- Nghị định số 26/2007/NĐ-CP – quy định chi tiết thi hành Luật
Giao dịch điện tử về Chữ ký số và Dịch vụ chứng thực chữ ký số.
- Quyết định số 018/2007/QĐ-BTM - ban hành Quy chế cấp
chứng nhận xuất xứ điện tử
- ….
Tuy nhiên các hoạt động về giao dịch thương mại cũng như hành
chính vẫn chưa phổ biến trong môi trường Internet. Hiện giao tiếp qua
Internet chủ yếu sử dụng giao thức TCP/IP. Đây là giao thức cho phép các
thông tin được gửi từ máy tính này tới máy tính khác thông qua một loạt
1
Luận văn tốt nghiệp Vũ Đức Thắng - 41 I4
các máy trung gian hoặc các mạng riêng biệt. Chính điều này đã tạo cơ hội
cho những “kẻ trộm” công nghệ cao có thể thực hiện các hành động phi
pháp. Các thông tin truyền trên mạng đều có thể bị nghe trộm, giả mạo,
mạo danh .v.v. và biện pháp bảo mật bằng mật khẩu là không đảm bảo vì
có thể bị nghe trộm hoặc bị dò ra nhanh chóng, vì thế cần thiết phải chuyển
sang xu hướng mã hoá.
Nhờ thông tin được người gửi mã hoá trước khi truyền qua mạng nên

dù kẻ trộm có chặn được thì cũng không thể đọc được. Khi tới đích, người
nhận sẽ sử dụng một công cụ đặc biệt để giải mã. Phương pháp mã hoá và
bảo mật phổ biến nhất trên thế giới hiện nay là chữ ký số (Digital
signature), chứng chỉ số (Digital Certificate).
Khi thương mại điện tử ngày càng phát triển mạnh thì việc đảm bảo an
toàn và xác thực trong giao dịch điện tử là vấn đề quan trọng nhất. Việc mã
hóa và sử dụng chữ ký điện tử được coi là khả thi nhất trong việc đảm bảo
an toàn và tin cậy trong giao dịch điện tử, giúp các doanh nghiệp yên tâm
hơn trước những gian lận thương mại. Tuy nhiên để làm được điều này cần
có sự ra đời của các tổ chức chứng thực điện tử và các dịch vụ liên quan.
Bộ Công Thương đã và đang triển khai hệ thống cấp và quản lý chứng
nhận xuất xứ điện tử ECoSys trong đó có áp dụng công nghệ mã hóa, bảo
mật, chữ ký điện tử mang lại nhiều lợi ích trong việc xác thực thông tin cho
doanh nghiệp, thủ tục khai báo C/O nhanh chóng.v.v… Tuy nhiên ngoài
những ưu điểm mà nó mang lại cũng không thể thiếu những khuyết điểm,
những khúc mắc cần giải quyết về việc sử dụng chữ ký điện tử trong hệ
thống ECoSys. Trong khuôn khổ luận văn của mình em xin được đưa ra
các vấn đề về việc ứng dụng chữ ký điện tử trong công tác cấp và quản lý
chứng nhận xuất xứ điện tử, từ đó có được những giải pháp để tối ưu hóa
lợi ích của chữ ký điện tử được áp dụng trong hệ thống.
2
Luận văn tốt nghiệp Vũ Đức Thắng - 41 I4
1.1 XÁC LẬP VÀ TUYÊN BỐ VẤN ĐỀ TRONG ĐỀ TÀI
Chữ ký điện tử được sử dụng trong các giao dịch điện tử và đang dần
chứng tỏ tính khả thi của mình trong lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt
Nam. Chữ ký điện tử cũng không thể thiếu trong hệ thống quản lý và cấp
chứng nhận xuất xứ điện tử (ECoSys), loại hình dịch vụ mà Bộ Công
thương đang rất kỳ vọng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp
xuất khẩu của Việt Nam. Vậy việc triển khai hệ thống ecosys tạo hiệu quả
thiết thực như thế nào cho các cơ quan quản lý nhà nước cũng như các

doanh nghiệp, đồng thời từng bước tiến tới trao đổi các chứng từ điện tử
với các nước, vùng lãnh thổ. Đối với cơ quan quản lý nhà nước, hệ thống
ecosys góp phần thúc đẩy cải cách hành chính, phục vụ tốt cho công tác
thống kê xuất khẩu, qua đó phục vụ công tác quản lý nhà nước về thương
mại. Với doanh nghiệp, ecosys giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, nhân lực
cũng như giảm bớt các thủ tục không cần thiết để có chứng nhận xuất xứ
cho hàng hóa xuất khẩu. Thậm chí “đây còn là một công cụ hữu hiệu và
cần thiết để các doanh nghiệp Việt Nam đưa ra làm bằng chứng khi phải
đối phó với các vụ kiện bán phá giá. Chính vì không có số liệu chính xác
nên các doanh nghiệp Việt Nam đã từng phải chịu thiệt thòi trong các vụ
kiện chống bán phá giá hàng dệt may, da giày sang một số thị trường trong
thời gian qua”
1
.
Vì những lý do trên và sau thời gian 3 tuần thực tập tại Cục Thương
mại điện tử và công nghệ thông tin em xin được trình bầy vấn đề: “Ứng
dụng chữ ký điện tử trong công tác cấp và quản lý chứng nhận xuất xứ
điện tử ” trong đề tài luận văn của mình.
1.2 CÁC MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu khi chọn đề tài này bao gồm:
- Làm rõ những vấn đề cơ bản về dịch vụ chứng nhận xuất xứ điện tử
và việc tổ chức thực hiện dịch vụ chứng nhận xuất xứ điện tử.
3
Luận văn tốt nghiệp Vũ Đức Thắng - 41 I4
- Tìm hiểu về chữ ký điện tử mà Bộ Công thương ứng dụng trong hệ
thống eCoSys.
- Đề xuất giải pháp để triển khai tốt hơn việc áp dụng chữ ký điện tử
trong dịch vụ chứng nhận xuất xứ điện tử tại Bộ Công Thương trong
thời gian tới, đáp ứng đòi hỏi của các doanh nghiệp, tổ chức về phát
triển thương mại điện tử trong giai đoạn Việt Nam đang gặp khó

khăn về kinh tế do sự kéo theo của khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Về đối tượng nghiên cứu: chữ ký điện tử là khái niệm rất rộng, nó
bao gồm các chữ ký tồn tại dưới nhiều hình thức điện tử khác nhau
như chữ ký số hóa, chữ ký bằng âm thanh, hình ảnh v.v…tuy nhiên
chúng đều giống nhau do được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ
liệu. Với đặc thù như vậy, phạm vi nghiên cứu của đề tài sẽ là chữ ký
số, hệ thống chứng thực số, gọi tắt là MOT-CA, phần mềm tạo chữ
ký điện tử, và dịch vụ chứng nhận xuất xứ điện tử.
- Về mặt không gian: Dịch vụ chứng nhận xuất xứ điện tử do Bộ
Công thương triển khai.
- Về mặt thời gian: nghiên cứu dịch vụ chứng nhận xuất xứ hàng
hóa sử dụng chữ ký điện tử tại Việt Nam từ 27/11/2007 (ngày Thứ
trưởng Bộ Công Thương Lê Danh Vĩnh nhấn nút khai trương hệ
thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử ECoSys).
1.4 KẾT CẤU LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Ngoài lời nói đầu, mục lục và danh mục các tài liệu tham khảo, danh
mục bảng biểu, nội dung luận văn tốt nghiệp được phân bổ thành bốn
chương:
Chương I: Tổng quan về nghiên cứu đề tài.
Chương II: Một số vấn đề lý luận cơ bản về chữ ký số và chứng nhận
4
Luận văn tốt nghiệp Vũ Đức Thắng - 41 I4
xuất xứ điện tử.
Chương III: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực
trạng vấn đề nghiên cứu.
Chương IV: Các kết luận và đề xuất với vấn đề nghiên cứu.
5
Luận văn tốt nghiệp Vũ Đức Thắng - 41 I4
CHƯƠNG II

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHỮ KÝ SỐ
VÀ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ ĐIỆN TỬ
2.1 MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA, KHÁI NIỆM CƠ BẢN
2.1.1 Thương mại điện tử
Từ khi các ứng dụng của Internet được khai thác nhằm phục vụ cho
mục đích thương mại, nhiều thuật ngữ khác nhau đã xuất hiện để chỉ các
hoạt động kinh doanh điện tử trên Internet như: “thương mại điện tử”
(electronic commerce hay e-commerce), “thương mại trực tuyến” (online
trade), “thương mại điều khiển học” (cyber trade), “thương mại không giấy
tờ” (paperless commerce hoặc paperless trade), “thương mại Internet”
(Internet commerce) hay “thương mại số hoá” (digital commerce). Tuy
nhiên thuật ngữ thương mại điện tử lại là thuật ngữ phổ biến và được dùng
nhiều nhất hiện nay.
Tuy đã thống nhất về thuật ngữ, song nếu chỉ dùng một định nghĩa
ngắn gọn sẽ rất khó có thể nêu đầy đủ bản chất của thương mại điện tử. Do
vậy, định nghĩa về thương mại điện tử cho tới nay vẫn chưa hoàn toàn
thống nhất. Để đề cao hoạt động thương mại giữa các quốc gia đối với các
hàng hoá hữu hình, theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) định nghĩa:
“Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân
phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được
giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những
thông tin số hoá thông qua mạng Internet”
2
.
Để có một cách hiểu thống nhất, có thể định nghĩa: Thương mại điện
tử là việc ứng dụng các công nghệ thông tin để tiến hành các giao dịch mua
- bán các sản phẩm, dịch vụ và thông tin thông qua các mạng máy tính có
sử dụng các tiêu chuẩn truyền thông chung.
2.1.2 Chữ ký điện tử
6

Luận văn tốt nghiệp Vũ Đức Thắng - 41 I4
- Chữ ký là phương thức phổ biến để ghi nhận tính xác thực của
thông tin chứa đựng trong văn bản. Đặc điểm chủ yếu của chữ ký là xác
nhận tác giả của văn bản và thể hiện sự chấp thuận của tác giả đối với nội
dung thông tin chứa trong văn bản đó. Tuy nhiên, đối với các hoạt động
trên không gian mạng nói chung và với các giao dịch điện tử nói riêng, nếu
hiểu chữ ký như trên thì sẽ không thể có các giao dịch hay hợp đồng điện
tử. Vì vậy, các giao dịch trên không gian mạng cần phải được ký bởi một
chữ ký khác – chữ ký điện tử. Chữ ký điện tử là dữ liệu tồn tại dưới dạng
điện tử trong hoặc đi kèm với văn bản điện tử, dùng để xác định bên ký kết
văn bản điện tử và chỉ rõ sự chấp thuận của bên ký kết về nội dung các
thông tin có trong văn bản điện tử đó.
- Chữ ký điện tử được tạo ra bằng cách áp dụng thuật toán băm một
chiều trên văn bản gốc để tạo ra bản phân tích văn bản (message digest)
hay còn gọi là fingerprint, sau đó mã hóa bằng private key tạo ra chữ ký số
đính kèm với văn bản gốc để gửi đi. Khi nhận, văn bản được tách làm 2
phần, phần văn bản gốc được tính lại fingerprint để so sánh với fingerprint
cũ cũng được phục hồi từ việc giải mã chữ ký số. Như vậy ta có thể xác
định được thông điệp bị gửi không bị sửa đổi hay can thiệp trong quá trình
gửi.
3
- Cho đến nay, khái niệm về chữ ký điện tử đã được quy định trong
pháp luật của nhiều nước, của các tổ chức khu vực, quốc tế và của Việt
Nam.
- Ngày 13/2/1999 Hội đồng và Nghị viện EU đã ban hành Chỉ thị về
chữ ký điện tử. Chỉ thị này quy định chữ ký điện tử được hiểu theo nghĩa
rộng, bao gồm các chữ ký tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau như chữ
ký số hóa, chữ ký bằng âm thanh, hình ảnh, v.v… dù công nghệ được sử
dụng để tạo chữ ký là công nghệ gì.
4

- Năm 2000, Mỹ cũng ban hành Luật thương mại Quốc gia và Toàn
cầu về chữ ký điện tử. Luật này đã cung cấp một khái niệm tổng quát về
7
Luận văn tốt nghiệp Vũ Đức Thắng - 41 I4
chữ ký điện tử theo đó chữ ký điện tử là các tín hiệu âm thanh, các ký hiệu,
là quá trình gắn (vật lý hoặc logic) với hợp đồng hay văn bản và được thực
hiện bởi nhiều người muốn ký vào hợp đồng hay văn bản đó.
- Luật mẫu của UNCITRAL về chữ ký điện tử năm 2001 coi chữ ký
điện tử là “dữ liệu ở dạng điện tử, gắm với hoạc kết hợp một cách logic với
thông điệp điện tử nhằm xác nhận quan hệ giữa người ký với thông điệp
điện tử và chỉ ra sự thừa nhận của người ký với thông tin trong thông điệp
điện tử”.
- Năm 2005, Việt Nam đã hành một đạo luật trong đó có nhiều quy
định liên quan đến chữ ký điện tử. Đó là Luật Giao dịch điện tử năm 2005.
Luật quy định chữ ký điện tử “là chữ ký được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số,
ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử, gắn
liền hoặc kết hợp một cách logic với thông điệp dữ liệu, có khả năng xác
nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó
đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký”.
5
Hình 2.1.2: Mô hình quy trình tạo chữ ký điện tử.
8
Luận văn tốt nghiệp Vũ Đức Thắng - 41 I4
Như vậy, từ ba văn bản luật nêu trên, có thể hiểu chữ ký điện tử là
chữ ký mà người tao tạo lập thông qua các phương tiện điện tử, thông qua
các công nghệ liên quan tới môi trường mạng như điện, số, từ, quang, điện
từ hoặc các dấu hiệu đặc trưng khác gắn liền với thông điệp điện tử.
2.1.3 Chứng nhận xuất xứ hàng hóa
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) nhằm mục đích xác nhận
nguồn gốc của hàng hóa. Tổ chức hoặc cá nhân nhập khẩu hàng hóa nếu có

nhu cầu hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi, phải có C/O do tổ chức có thẩm
quyền cấp, xác nhận hàng hóa có xuất xứ từ nước ngoài đã có thỏa thuận về
đối xử tôi huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Nói cách
khác, tác dụng của C/O là làm căn cứ để các tổ chức hoặc cá nhân có thể
hưởng thuế xuất nhập khẩu ưu đãi khi xuất nhập khẩu hàng hóa từ các nước
đã có thỏa thuận về đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt
Nam.
- Tùy thuộc vào các thỏa thuận Việt Nam tham gia hoặc ký kết với
các nước, các khối nước, khu vực mà các mẫu C/O, số mặt hàng cần C/O
có thể khác nhau. Hiện nay, có các loại mẫu C/O như: mẫu C/O form A cho
mặt hàng giày dép xuất khẩu sang thị trường EU; mẫu C/O form D cho các
mặt hàng theo Biểu thuế nhập khẩu Việt Nam trong AFTA; mẫu C/O form
E cho các mặt hàng có xuất xứ từ ASEAN – Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
(ACFTA).
6
2.2 MỘT SỐ LÝ THUYẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.2.1 Chữ ký số
- Chữ ký số “là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi
một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó
người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký
có thể xác định được chính xác”
7
. Khi nói đến chữ ký điện tử, người ta hay
9
Luận văn tốt nghiệp Vũ Đức Thắng - 41 I4
đồng nhất nghĩa với chữ ký số. Tuy nhiên, như đã trình bầy về khái niệm
chữ ký điện tử thì chữ ký điện tử có nghĩa rộng hơn. Nó không chỉ bao gồm
các dãy số mà còn có thể là bất kỳ dữ liệu điện tử nào kể cả dãy chữ hoặc
kết hợp cả chữ và số. Như vậy, chữ ký số là một phần tập còn của chữ ký
điện tử, là một dạng của chữ ký điện tử. Vì vậy, chữ ký số có điểm chung

và cũng có điểm riêng so với chữ ký điện tử. Điểm chung kà cả hai loại chữ
ký này đều được tạo lập từ kỹ thuật công nghệ thông tin và kỹ thuật điện
tử. Điểm khác nhau thể hiện ở quy trình tạo lập chữ ký số và tính an toàn
cao của nó.
- Để sử dụng chữ ký số, về mặt kỹ thuật, cần phải có một cặp khóa
gồm khóa công khai và khóa bí mật, cặp khóa này do tổ chức chứng thực
chữ ký số cấp. Khóa công khai được công bố cho mọi tổ chức, cá nhân
muốn giao dịch trên mọi phương tiện điện tử như website, danh thiếp,
v.v… Khóa bí mật được biết chỉ duy nhất bởi cá nhân, tổ chức ký chữ ký
số đó. Có thể hình dung hai chìa khóa này như hai chiếc chìa của một két
sắt, một chìa chuyên dùng để khóa và chìa kia chuyên dùng để mở.
Hình 2.2.1: Mô hình quy trình tạo chữ ký số
10
Luận văn tốt nghiệp Vũ Đức Thắng - 41 I4
2.2.2 Thẻ chữ ký điện tử và đầu đọc thẻ chữ ký điện tử
- Thẻ chữ ký điện tử là một tấm nhựa trong đó có chứa hai gói dữ
liệu. Gói dữ liệu đầu tiên chứa Private key và gói dữ liệu còn lại chứa
Public key, certificate, data package. Tất cả đều được doanh nghiệp sử
dụng trong việc ký kết, xác nhận một văn bản hay một gói dữ liệu nào đó.
Tuy nhiên chữ ký đó sẽ không có giá trị về mặt pháp lý khi nó chưa được
chứng thực bởi tổ chức chứng thực chữ ký điện tử (trong trường hợp này
chữ ký sẽ được chứng thực bởi Bộ Công Thương). Chữ ký sẽ có giá trị sử
dụng trong một khoảng thời gian quy định của bộ công thương và có thể
được sử dụng nhiều lần trong thời gian còn hiệu lực.
- Một thiết bị không thể thiếu trong việc thực hiện các thao tác ký
xác nhận đó là đầu đọc thẻ chữ ký điện tử. Đầu đọc thẻ chữ ký điện tử có
thể hiểu là một dụng cụ dùng để giao tiếp giữa thẻ chữ ký điện tử và máy
tính, doanh nghiệp chỉ có thể dùng thẻ để ký thông qua các Đầu đọc thẻ và
đầu đọc thẻ này được gắn ngoài máy tính và giao tiếp thông qua các cổng
USB. Doanh nghiệp sẽ truy cập webiste www.ecosys.gov.vn để download

phần mềm cài đặt đầu đọc thẻ cũng như hướng dẫn cài đặt để có thể thực
hiện được các thao tác với thẻ chứa chữ ký của mình.
2.3 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU CỦA NHỮNG
CÔNG TRÌNH NĂM TRƯỚC
2.3.1 Về cơ sở lý luận
Những công trình nghiên cứu, bài báo, sách viết đã đưa ra một cách
nhìn tổng quan về các hoạt động chứng thực điện tử như:
- Đề tài nghiên cứu cấp Bộ của GS – TS Nguyễn Thị Mơ – nguyên
Hiệu trưởng trường Đại Học Ngoại thương cùng các cộng sự về đề tài:
“dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử”.
11
Luận văn tốt nghiệp Vũ Đức Thắng - 41 I4
Đề tài đã nêu một cách tổng quan về dịch vụ chứng thực chữ ký điện
tử, những kinh nghiệm của một số nước về tổ chức thực hiện dịch vụ chữ
ký điện tử, cụ thể là kinh nghiệm của EU, Bỉ, Hoa Kỳ, Hàn Quốc,
Singapore. Bên cạnh đó tác giả đã đưa ra các giải pháp phát triển dịch vụ
chứng thực chữ ký điện tử ở Việt Nam.
- Chứng chỉ số - chứng minh thư trong thương mại điện tử: bài viết
đưa ra khái niệm về chứng chỉ số, lý do vì sao phải dùng chứng chỉ số và
lợi ích của nó. v.v…
- Bài viết “eCoSys – Lối đi mới cho doanh nghiệp xuất khẩu” do
Cục thương mại điện tử và công nghệ thông tin viết và được đăng trên báo
Thương Gia nói về những bất lợi, khó khăn của doanh nghiệp đi xin chứng
nhận xuất xứ hàng hóa trên giấy tờ qua đó nêu bật lên được những cơ hội
mới cho doanh nghiệp khi hệ thống eCoSys ra đời.
- Và còn rất nhiều những đề tài nghiên cứu khoa học, những bài báo
nói về thương mại điện tử nói chung và các dịch vụ chứng thực số, chữ ký
điện tử nói riêng tại Việt Nam qua đó cho thấy sự quan tâm của các Bộ,
ngành cũng như xã hội về sự phát triển của thương mại điện tử trong nền
kinh tế Việt Nam.

2.3.2 Về thực tiễn
Vào Ngày 27/11, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công thương Lê Danh
Vĩnh đã nhấn nút khai trương hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ
điện tử (eCoSys). Hệ thống này giúp doanh nghiệp thực hiện khai báo C/O
nhanh chóng, không bị phụ thuộc vào không gian và thời gian. Sau khi
triển khai giai đoạn 1 tương đối thành công, giai đoạn 2 của đề án quản lý
và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử bắt đầu từ quý 2/2007. Đến nay, phần
mềm eCoSys giai đoạn 2 đã được hoàn thiện, bao gồm một thành phần trên
website của Bộ Công Thương (www.mot.gov.vn, www.moit.gov.vn) phục
vụ cho các cơ quan quản lý và một thành phần tại Cổng Thương mại điện
12
Luận văn tốt nghiệp Vũ Đức Thắng - 41 I4
tử Quốc gia - ECVN (www.ecvn.com.vn) cung cấp dịch vụ cho các doanh
nghiệp. Thay đổi mang tính chất bước ngoặt về thủ tục hành chính đó hứa
hẹn mang lại cho các doanh nghiệp những thành công trong công tác xuất
nhập khẩu của mình.
2.4 PHÂN ĐỊNH NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
2.4.1 Quy trình thực hiện chữ ký điện tử của doanh nghiệp
2.4.1.1 Các bước mã hóa
- Dùng giải thuật băm để thay đổi thông điệp cần truyền đi. kết quả
ta được một message digest. Dùng giải thuật md5 (message digest 5) ta
được digest có chiều dài 128-bit, dùng giải thuật sha (secure hash
algorithm) ta có chiều dại 160 bit.
- Sử dụng khóa private key của người gửi để mã hóa message digest
thu được ở bước 1. Thông thường ở bước này ta dùng giải thuật rsa, kết quả
thu được gọi là digital signature của message ban đầu.
- Gộp digital signature vào message ban đầu. Công việc này gọi là
“ký nhận” vào message. Sau khi đã ký nhận vào message, mọi sự thay đổi
trên message sẽ bị phát hiện trong giai đoạn kiểm tra. Ngoài ra, việc ký
nhận này đảm bảo người nhận tin tưởng message này xuất phát từ người

gửi chứ không phải ai khác.
Doanh nghiệp chỉ có thể ký chữ ký điện tử trong việc khai báo C/O
khi đã cài đặt.
2.4.1.2 Các bước kiểm tra, xác thực chữ ký của phòng quản lý xuất nhập
khẩu (hệ thống eCosys)
- Dùng public key của người gửi (khóa này được thông báo đến mọi
người) để giải mã chữ ký số của message .
- Dùng giải thuật md5 hoặc sha băm message đính kèm .
13
Luận văn tốt nghiệp Vũ Đức Thắng - 41 I4
- So sánh kết quả thu được ở các bước trên. Nếu trùng nhau, kết luận
message này không bị thay đổi trong quá trình truyền và message này là
của người gửi.
2.4.2 Chữ ký điện tử sử dụng mã khóa công khai
Các nhà khoa học Diffie và Hellman đã đề xuất ra phương pháp Ký
trên các văn bản điện tử sử dụng hệ mã khoá công khai theo ý tưởng :
- Người gửi ký văn bản sẽ gửi cho người nhận bằng cách mã hoá văn
bản đó với mã khoá riêng Private Key của mình sau đó gửi cho người nhận.
- Người nhận sử dụng chìa khoá công khai của người gửi là Public
Key để giải mã văn bản mã hoá nhận được.
Theo cách như vậy thì chữ ký điện tử đã đảm bảo được các tính năng
của chữ ký viết tay:
- Khẳng định rằng văn bản đó là do người gửi có chủ định ký
với khoá riêng của mình.
- Khẳng định chủ nhân của văn bản đó là người có chiếc khoá
Private Key đi cùng cặp với Public Key dùng để giải mã văn bản
mã hoá tương ứng
- Chữ ký trên văn bản mã hoá là không thể tái sử dụng vì cho
dù có biết Public Key thì cũng không tìm được ra Private Key
tương ứng

- Văn bản đã ký là không thể thay đổi vì nếu văn bản mã hoá
đã được giải mã thì không thể mã hoá lại được vì không biết
Private Key trước đó
- Người ký văn bản không thể phủ nhận chữ ký của mình vì
chỉ có mình anh ta biết chìa khoá bí mật để mã hoá văn bản đó.
Như vậy mỗi cá nhân khi tham gia vào hệ thống chữ ký điện tử cần
phải được cung cấp một bộ khóa (Public key, Private key) dùng để định
14
Luận văn tốt nghiệp Vũ Đức Thắng - 41 I4
danh cá nhân đó bởi một tổ chức cơ quan có thẩm quyền và được công
nhận trong phạm vi xử dụng.
2.4.3 Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử
2.4.3.1 Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử eCoSys
Đây là một trong những dịch vụ công đầu tiên được Bộ Công
thương cung cấp trực tuyến qua mạng interrnet. Thay vì quy trình cấp
chứng nhận xuất xứ (C/O) thông thường mất từ ba đến năm ngày, từ nay,
các doanh nghiệp có thể ngồi ở nhà khai báo qua mạng
rồi chờ hệ thống này duyệt C/O trong thời gian từ
ba đến năm giờ. Hệ thống eCoSys giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được
thời gian chờ đợi, chi phí, nhân lực cũng như những thủ tục không cần thiết
để có chứng nhận cho hàng hóa xuất khẩu.
Hệ thống eCosys đẩy mạnh thuận lợi hóa thương mại với các mức
độ như:
 Cung cấp đủ thông tin về quy trình thực hiện, thủ tục, giấy tờ,
thời gian …
 Cho tải mẫu đơn trực tuyến, nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện.
 Cho điền, gửi và xử lý đơn trực tuyến, thanh toán và trả kết
quả trực tiếp tại nơi cung cấp dịch vụ.
 Thanh toán trực tuyến, trả kết quả trực tuyến hoặc qua bưu
điện.

Theo đó mục tiêu của hệ thống là giảm chi phí cho doanh nghiệp
trong công tác khai báo C/O, hỗ trợ công tác thống kê, xây dựng chính
sách, theo lộ trình thuận lợi hóa thương mại của khu vực và thế giới và đẩy
mạnh thương mại phi giấy tờ.
2.4.3.2 Sự khác nhau giữa quy trình cấp C/O giấy và C/O điện tử
a) Quy trình cấp C/O giấy
15
Luận văn tốt nghiệp Vũ Đức Thắng - 41 I4
- Doanh nghiệp khai các thông tin trong bộ hồ sơ xin cấp chứng
nhận xuất xứ hàng hóa nộp cho Phòng Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam. Hồ sơ sẽ được cán bộ chuyên trách kiểm tra về tính đầy
đủ, chính xác và kiểm tra xuất xứ hàng hóa sau đó hồ sơ được tiến
hành đóng số, vào máy tính (vào sổ) và chuyển cho cán bộ ký C/O.
- Cán bộ ký C/O có nhiệm vụ:
● Tiến hành kiểm tra một lần nữa bộ hồ sơ trước khi ký.
● Ký các C/O đáp ứng điều kiện xuất xứ theo các quy định tại
quy chế cấp C/O do Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam ban hành (nếu bộ hồ sơ không bị nghi ngờ xác đáng về
xuất xứ của lô hàng, tính đầy đủ và tính xác đáng về xuất xứ của lô
hàng, tính đầy đủ và tính xác thực của hồ sơ.)
- Sau khi đã được cán bộ ký C/O ký và Nhà xuất khẩu đã nộp lệ phí
theo quy định hiện hành, bộ C/O sẽ được đóng dấu và lưu trữ phù hợp
với các quy định hiện hành của Nhà nước và quy chế có liên quan của
phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam.
Tất cả những thủ tục hành chính trên sẽ được thực hiện trong khoảng
thời gian một tuần lễ.
b) Quy trình cấp C/O điện tử.
- Quy trình đối với doanh nghiệp:
Bước 1: Đăng nhập
Doanh nghiệp đề nghị cấp CO đăng nhập vào Hệ thống eCoSys

thông qua tài khoản của mình tại địa chỉ
Bước 2: Doanh nghiệp điền Form CO
Doanh nghiệp khai các thông tin CO trên Hệ thống eCoSys
(tương tự như điền Form CO trên giấy).
Bước 3: Doanh nghiệp ký điện tử cho CO
16
Luận văn tốt nghiệp Vũ Đức Thắng - 41 I4
Lãnh đạo hoặc cán bộ của doanh nghiệp được quyền ký CO dùng thẻ
có chữ ký điện tử MOIT-CA do Bộ Công Thương cấp để ký các CO đã
khai.
Ngay sau khi CO được ký điện tử, Phòng Quản lý XNK sẽ nhìn thấy
CO doanh nghiệp đề nghị cấp.
- Quy trình đối với các phòng quản lý xuất nhập khẩu:
Bước 1: Tiếp nhận CO do doanh nghiệp gửi tới
Chuyên viên thuộc các Phòng Quản lý XNK đăng nhập vào Hệ
thống tại địa chỉ: để nhận và kiểm tra CO do
doanh nghiệp gửi tới.
Bước 2: Chuyên viên ký điện tử và chuyển Lãnh đạo Phòng.
Nếu CO của doanh nghiệp đáp ứng đủ yêu cầu thì chuyên viên ký
duyệt CO để gửi lên Lãnh đạo Phòng.
Bước 3: Lãnh đạo ký cấp số và ký điện tử cho CO.
Ngay sau khi Chuyên viên ký điện tử cho CO, Lãnh đạo Phòng sẽ
theo dõi được CO do chuyên viên gửi lên. Lãnh đạo Phòng kiểm tra CO
một lần nữa, nếu mọi tiêu chí đều phù hợp sẽ ký duyệt CO bằng chữ ký
điện tử của mình.
Bước 4: Doanh nghiệp đề nghị cấp CO giấy
Khi CO điện tử đã được duyệt và cấp qua Hệ thống eCoSys, doanh
nghiệp vào Hệ thống để in ra theo mẫu và mang đến Phòng Quản lý XNK
đề nghị cấp CO giấy như thông thường. CO giấy sẽ được cấp ngay sau khi
doanh nghiệp nộp tại Phòng Quản lý XNK.

17
Luận văn tốt nghiệp Vũ Đức Thắng - 41 I4
CHƯƠNG III
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢN PHÂN TÍCH
THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3.1 HỆ THỐNG CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.1 Hệ thống các phương pháp thu thập dữ liệu
3.1.1.1 Phương pháp sử dụng phiếu điều tra
- Phiếu điều tra là một bảng câu hỏi gồm một loạt các câu hỏi được
viết hay thiết kế bởi người nghiên cứu để gửi cho người trả lời phỏng vấn
trả lời và gửi lại bảng trả lời câu hỏi qua thư bưu điện cho người nghiên
cứu.
18
Luận văn tốt nghiệp Vũ Đức Thắng - 41 I4
Để thu thập các thông tin chính xác qua phương pháp này, cần nêu ra
các câu hỏi và suy nghĩ chính xác về vấn đề muốn nghiên cứu trước khi
hoàn thành thiết kế bảng câu hỏi. Thường thì người nghiên cứu có các giả
thuyết định lượng với các biến số.
- Phiếu điều tra là phương pháp thu thập thông tin được sử dụng tốt
nếu:
+ Vấn đề được xác định rõ (giả thuyết tốt) và không thay đổi trong
suốt quá trình nghiên cứu.
+ Tất cả các câu hỏi có câu trả lời được đoán biết trước.
+ Một loạt các câu trả lời có thể được biết trước.
+ Các câu hỏi có liên quan hầu hết tới các sự kiện, số lượng hoặc đồ
vật.
+ Có nhiều câu hỏi mà một số người trả lời thích để trả lời một cách
ẩn danh hơn.
+ Câu hỏi có thể ở cả dạng câu hỏi đóng hoặc câu hỏi mở.
- Tuy nhiên phương pháp phiếu điều tra cũng có điểm yếu là khó có

thể nhận thông tin một cách chính xác nhất, người khai không có trách
nhiệm với câu trả lời của mình, trả lời phiếu một cách chống đối. Chính vì
thế phiếu điều tra cũng chỉ mang tính chất tham khảo mà thôi.
3.1.1.2 Phương pháp phỏng vấn
- Phỏng vấn là một loạt các câu hỏi mà người nghiên cứu đưa ra để
phỏng vấn người trả lời. Phỏng vấn có thể được tổ chức có cấu trúc, nghĩa
là người nghiên cứu hỏi các câu hỏi được xác định rõ ràng, và phỏng vấn
không theo cấu trúc, nghĩa là người nghiên cứu cho phép một số các câu
hỏi của họ được trả lời (hay dẫn dắt) theo ý muốn của người trả lời. Đặc
biệt, khi áp dụng cuộc phỏng vấn không cấu trúc, người nghiên cứu thường
sử dụng băng ghi chép thì tốt hơn nếu không muốn ảnh hưởng đến người
được phỏng vấn.
19

×