Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Tài Liệu Giáo Dục Địa Phương Tỉnh Bến Tre Lớp 6.Pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (29.8 MB, 84 trang )

LA THỊ THÚY (Tổng chủ biên)
CAO MINH SƠN (Chủ biên)
NGUYỄN MINH CHÍ – LÊ THANH THƠNG

TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
TỈNH

Bến Tre
Lớp 6


Chịu trách nhiệm xuất bản
Chịu trách nhiệm nội dung

Tổ chức và chịu trách nhiệm bản thảo
Biên tập nội dung:

Trình bày bìa:

Hình minh hoạ:

Thiết kế sách:

Sửa bản in:

Chế bản: CƠNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ XUẤT BẢN GIÁO DỤC GIA ĐỊNH

2


Lời nói đầu


Thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thơng (ban hành kèm theo
Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), Sở Giáo dục và Đào tạo Bến Tre tổ chức
biên soạn bộ Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Bến Tre dùng cho cấp
trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Nội dung Giáo dục địa phương tỉnh Bến Tre là những vấn đề cơ bản
về văn hóa, lịch sử, địa lý, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp,…
của địa phương bổ sung cho nội dung giáo dục chung thống nhất trong
cả nước, nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết về nơi sinh sống,
bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng
những điều đã học để giải quyết những vấn đề của quê hương Bến Tre.
Từ năm học 2021 – 2022, Sở Giáo dục và Đào tạo Bến Tre triển khai nội
dung Giáo dục địa phương tỉnh Bến Tre dành cho học sinh lớp 6 cấp
trung học cơ sở.
Tài liệu được cấu trúc thành 6 chủ đề tương ứng với nội dung các môn
học và hoạt động giáo dục lớp 6 trong chương trình giáo dục phổ thơng.
Ban biên soạn rất mong được sự đóng góp ý kiến của các nhà giáo, các
bậc phụ huynh và học sinh về cấu trúc, nội dung của tài liệu để được bổ
sung, hoàn thiện trong lần tái bản sau.


3

BAN BIÊN SOẠN


CÁC KÍ HIỆU DÙNG TRONG SÁCH

Mục tiêu


Những kiến thức, phẩm chất, năng lực, thái độ
mà các em cần đạt được sau mỗi bài học.

Khởi động

Giúp các em vui vẻ, có hứng thú và dẫn
dắt vào bài học mới.

Khám phá

Giúp các em huy động kiến thức nền, tạo
hứng thú và kết nối với chủ đề bài học.

Luyện tập

Giúp các em tập làm và hiểu rõ hơn những
điều vừa khám phá được.

Vận dụng

Giúp các em vận dụng những nội dung đã
học vào thực tiễn.

Mở rộng

Giúp các em được tiếp cận những kiến thức
nâng cao và mở rộng liên quan đến bài học.

4



CHỦ ĐỀ

1

VĂN HỌC DÂN GIAN BẾN TRE

BÀI 1

TRUYỆN DÂN GIAN

Mục tiêu
 Nhận biết nội dung, ý nghĩa được gợi ra từ câu chuyện, nhân vật của truyền
thuyết và truyện cổ tích trong kho tàng truyện dân gian Bến Tre.
 Hiểu được ý nghĩa của các yếu tố kì ảo, cách thức xây dựng cốt truyện, nhân vật,
ngôn ngữ của truyền thuyết và truyện cổ tích được lưu truyền trong nhân dân.
 Phân biệt, viết đúng các phụ âm đầu, dấu thanh hỏi, ngã, lỗi do phát âm địa phương.
 Xác định ngơi kể, nhân vật chính trong truyện dân gian và viết bài văn tự sự:
kể chuyện tưởng tượng.
 Biết tự hào về quê hương xứ sở và con người Bến Tre.

GIỚI THIỆU BÀI HỌC
Là một tỉnh thuộc Đồng bằng sơng Cửu Long, Bến Tre có nền văn học dân gian vừa mang
những đặc điểm chung của văn học dân gian khu vực này, vừa có những nét riêng độc đáo.
Các thể loại văn học dân gian Bến Tre khá đa dạng, phong phú, từ tự sự (truyền thuyết, cổ tích,
truyện cười,…) đến trữ tình (ca dao) và lời ăn tiếng nói của nhân dân (tục ngữ, thành ngữ,…).
Những thể loại văn học dân gian đó phản ánh nét đẹp của lịch sử, văn hoá và con người vùng
đất Bến Tre trong suốt quá trình hình thành và phát triển.
Trong bài học này, các em sẽ tiếp cận với các văn bản thuộc thể loại truyền thuyết và cổ tích
được lưu truyền ở Bến Tre. Những tác phẩm ấy đã khắc hoạ nên vẻ đẹp của con người trong

hành trình chinh phục tự nhiên trong những ngày đầu khẩn hoang, lập ấp cũng như những
nét đẹp trong văn hoá ứng xử đời thường.

5


ĐỌC VÀ TRẢI NGHIỆM VĂN BẢN

VĂN BẢN 1

TRUYỀN THUYẾT VỀ CỒN TÀU
THÔNG TIN TRƯỚC KHI ĐỌC
Cù lao Tam Hiệp (dân gian gọi là Cồn Tàu) nay thuộc xã Tam Hiệp, huyện Bình Đại, tỉnh
Bến Tre. Từ thời phong kiến, địa danh Cồn Tàu đã được nhắc đến trong các sách địa chí
của nhà Nguyễn như Gia Định thành thơng chí (Trịnh Hồi Đức), Đại Nam nhất thống chí
(Quốc sử qn triều Nguyễn),... Xoay quanh nguồn gốc tên gọi Cồn Tàu, có nhiều
câu chuyện khác nhau. Truyền thuyết về Cồn Tàu là một trong những truyện kể thú vị,
hấp dẫn đó.

Hình 1.1. Cù lao Tam Hiệp (Cồn Tàu), huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre

Đọc văn bản
Ngày xưa ở làng Cả Sê, bấy giờ thuộc tỉnh Tiền Giang, có hai anh em ruột thịt, một
người tên là Bảy Giao, một người tên là Chín Quỳ. Cha mẹ họ mất sớm, chỉ để lại vài mẫu
ruộng xấu. Vốn có sức khoẻ lại có chí lập thân, họ tìm thầy học võ để sau này có dịp giúp
đời. Họ nghe đồn ở ngồi Bình Định có nhiều thầy giỏi võ, bèn bán hết số ruộng của cha
mẹ để lại, rồi khăn gói lên đường. Gặp được những thầy võ nổi tiếng hết lòng bày vẽ, nên
chẳng bao lâu họ thông thuộc hết 18 ban võ nghệ. Hai chàng nức chí muốn lập cơng
danh, nhưng gặp lúc triều đình Huế mở rộng cửa văn, đóng chặt cửa võ, nên cuối cùng


6


họ đành trở về quê cũ. Về đến làng, họ tổ chức
dạy võ để kiếm sống, nhưng tiếc thay nghề này
cũng không đủ nuôi thân. Túng thiếu, họ rủ nhau
đi làm cái nghề đục vách, trèo tường. Dần dần, họ
trở thành những tay ăn trộm, cướp của nổi tiếng.
Nhưng có điều là họ chỉ chuyên cướp của nhà giàu,
rồi đem của đó chia bớt cho những người nghèo
khó. Sau hơn chục năm làm nghề lục lâm này, cuộc
đời họ áo rách vẫn hồn áo rách. [1]
Bảy Giao bèn bảo Chín Quỳ:
– Chúng mình muốn đem tài sức giúp thiên hạ,
nhưng không gặp thời làm nghề trộm cướp, trốn
tránh mãi thế này rồi cũng có ngày sa lưới pháp
luật. Chi bằng ta bỏ cái nghề này, đi đến chỗ khác
chọn nghề lương thiện mà làm ăn. [2]
Hồi ấy, đất Cồn Tàu – một cù lao nằm giữa sông
Tiền – chưa được khai phá, nửa cồn trên toàn là cây
gáo, cây gừa, nửa cồn dưới thì dừa nước mọc chi
chít, rậm rạp như rừng. Đó là giang sơn của một
vị thần rất thiêng, có hai bộ hạ là hổ và heo (lợn)
ngày ngày canh giữ. Dân trong vùng đồn rằng: hễ
ai đến chặt một khoảnh rừng, thì phải nộp một
mạng người. Đã có nhiều người chỉ vơ ý đến chặt
ít lá, hay gánh củi, chưa ra khỏi rừng thì đã bị thần
sai bộ hạ quật chết. Vì thế từ lâu rồi khơng ai dám
lai vãng. Một cành lá, một nhánh củi khô cũng còn
nguyên vẹn. [3]

Hai anh em Giao và Quỳ một hôm, đến Cồn Tàu, khấn với thần rằng:
– Chúng tôi nghe biết đất này là của thần, rất linh thiêng, hễ ai đến khai phá phải nộp
một mạng người. Chúng tôi xin tuân thủ, nhưng xin ngài rộng lượng cho chúng tôi đến
đây làm ăn ba năm. Hễ đủ ba năm, lúc ấy ngài muốn địi hỏi gì cũng được, hoặc bắt đến
mạng cả hai thì chúng tơi cũng xin vui lòng.
Thấy họ cam đoan như thế, thần bằng lòng cho Bảy Giao, Chín Quỳ đến chặt cây, đốn
củi. Họ sắm một chiếc ghe đưa đến đẩy cây, chặt lá, chở ra chợ bán. Hết chuyến này đến
chuyến khác, chẳng bao lâu họ chặt trọc một khu rừng hoang. Vì đã lỡ hứa nên phải để
cho họ làm, nhưng thần trong bụng rất căm tức. Lần lữa đến ba năm, hai anh em nhớ tới
lời hứa, bèn tìm một thợ rèn giỏi trong vùng, rèn hai cây côn rất to và nặng. Xong họ đi
ghe đến Cồn Tàu. Vừa bước lên bờ, họ khấn với thần rằng:

7


– Chúng tôi y theo lời hứa xưa, xin tới nộp mạng. Mời thần cho người đến nhận. Nói rồi
họ cởi áo, mỗi người một côn, đứng đâu lưng lại với nhau, thủ thế. Ban đầu, thần ra lệnh
cho bộ hạ thứ nhất là hổ đen ra lấy mạng. Hổ đen từ trong hang tiến đến, nhảy ngay vào
người Chín Quỳ. Chín Quỳ nhanh tay choảng cho một cơn, hổ đen ngã lăn ra chết không
kịp ngáp. Thấy thế, thần nổi giận xung thiên, sai ngay bộ hạ thứ hai là heo rừng ra hạ đối
thủ. Heo rừng bằng con nghé, răng nanh dài hơn gang tay, miệng sủi đầy bọt, xồng xộc
xông vào người Bảy Giao. Chàng vụt luôn một côn trúng vào đùi. Heo tuy què một chân
nhưng nhờ được thần tiếp sức, cho nên vẫn dũng mãnh nhảy xổ vào người Bảy Giao.
Cả hai anh em chật vật lắm mới hạ được con ác thú. Thần đất thấy một lúc mất hai hộ hạ
đắc lực của mình thì sợ quá, chuồn mất. Đến chiều, hai anh em mới khiêng xác heo và hổ
xuống ghe mà khấn rằng:
– Ngài thương chúng tôi đã không giết, lại thương cho thịt, chúng tôi xin đa tạ! Vậy từ
nay xin thần hãy huỷ bỏ tục lệ cũ.
Khấn xong, họ chèo ghe về nhà, xẻ thịt hai con
thú, chia cho làng xóm cùng chung vui mừng thắng

lợi. Kể từ đó, Cồn Tàu mất thiêng. Thần giữ đất ở
đây cũng biến đi đâu mất. Dân quanh vùng đổ về
đây ngày một đông. Họ phá rừng vỡ ruộng cấy lúa,
trồng hoa màu, lập vườn, biến nơi đây thành một
cù lao trù phú nhất vùng. Hình ảnh Bảy Giao, Chín
Quỳ vẫn được bà con ở đây nhắc đến trong những
ngày giỗ, ngày Tết, những đêm vui quây quần bên
ấm trà, coi như những vị tiền hiền có cơng khai phá
đầu tiên vùng đất cù lao màu mỡ này. [4]
(Theo Huỳnh Ngọc Trảng – Trương Ngọc Tường, Nghìn năm bia miệng,
NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 1992)
Trả lời câu hỏi
1. Hai nhân vật Bảy Giao và Chín Quỳ có những phẩm chất nổi bật nào?
2. Công cuộc khai phá và đấu tranh chinh phục tự nhiên của người dân nơi đây được
miêu tả ra sao?
3. Theo em, sự xuất hiện của chi tiết kì ảo (thần linh) trong truyện mang ý nghĩa gì?
4. Chi tiết Bảy Giao, Chín Quỳ vẫn được bà con ở đây nhắc đến trong những ngày giỗ,
ngày Tết, những đêm vui quây quần bên ấm trà, coi như những vị tiền hiền có cơng khai
phá đầu tiên vùng đất cù lao màu mỡ này nói lên tình cảm gì của nhân dân dành cho
hai người anh hùng khẩn hoang? Theo em, vì sao trong tâm thức của nhân dân, họ
là những người anh hùng của cộng đồng?
5. Nhận xét nghệ thuật kể chuyện trong Truyền thuyết về Cồn Tàu.
6. Nêu thông điệp ý nghĩa nhất mà em rút ra được từ câu chuyện trên.
7. Tóm tắt ngắn gọn truyện đã học (có thể tóm tắt bằng sơ đồ).

8


Hướng dẫn tự học
1. Đọc và suy ngẫm Truyền thuyết về Cồn Tàu để hiểu thêm về người dân Bến Tre trong

buổi đầu khẩn hoang, khai phá và trong hiện tại.
2. Tìm đọc, sưu tầm các truyện khác trong tài liệu, trên Internet về chủ đề buổi đầu
khẩn hoang, mở đất của người dân Bến Tre để thấy được ý chí, nghị lực phi thường
của người xưa trong cơng cuộc chinh phục, khai phá tự nhiên. Chia sẻ với các bạn
cùng lớp về các câu chuyện đó.
Đọc kết nối với viết
1. Viết đoạn văn
Từ hai nhân vật chính của truyện, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về chủ
đề: Ý chí, nghị lực của con người trong công cuộc chinh phục, khai phá tự nhiên.
2. Rèn viết đúng chính tả do phát âm địa phương
a. Tìm những từ láy có trong văn bản trên (mẫu: màu mỡ, chi chít,…) và tập viết đúng
những từ láy đó.
b. Tìm trong văn bản đã học những từ có các tiếng chứa thanh ngã (mẫu: mẫu ruộng,
bày vẽ,…) và thanh hỏi (mẫu: huỷ bỏ), tập phát âm chuẩn những từ vừa tìm được.
c. Thảo luận nhóm về cách đọc các từ ngữ chứa tiếng có âm đầu là v/gi, âm cuối
n/ng; t/c có trong văn bản.

VĂN BẢN 2

SỰ TÍCH CHÙA TRÀ NỒNG
THƠNG TIN TRƯỚC KHI ĐỌC
Chùa Trà Nồng (tên chữ là Long
An Tự) là một trong những ngôi
chùa cổ nổi tiếng ở huyện Mỏ Cày
Nam, tỉnh Bến Tre. Xung quanh
sự hình thành của ngơi chùa, có
nhiều câu chuyện khác nhau vừa
mang màu sắc tâm linh, huyền
thoại, vừa mang màu sắc thế sự
(chẳng hạn như Sự tích 100 vị phật

cổ bằng vàng nơi nền chùa Trà
Nồng làng An Thạnh, Sự tích chùa
Trà Nồng,…). Nổi bật lên trong
những câu chuyện đó là tính cách
chung thuỷ, nghĩa tình, nhân hậu,
khảng khái,… trong ứng xử của
người xưa.

Hình 1.2. Chùa Trà Nồng tại xã An Thạnh,
huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre
(Ảnh: Thanh Vũ)

9


Đọc văn bản
Ngày trước ở Vùng Thom có nhà kia sinh được
một cô con gái đặt tên là Nồng. Càng lớn, cô gái
càng xinh đẹp. Nhà nàng Nồng khá giả, có của ăn
của để, có vựa lúa lớn, vườn cây rộng. Trong vùng,
có một chàng trai khoẻ mạnh, tên là Ếch. Nhưng
nhà chàng Ếch lại nghèo khó, gia sản chẳng có gì
ngồi túp lều ở cạnh bờ sơng. Cha mẹ mất sớm,
nên Ếch phải sống bằng nghề mò cua, bắt ốc.
Đặc biệt, chàng có biệt tài bắt ếch rất giỏi. Chàng
thường bắt ếch đem ra chợ bán để sinh sống. [1]
Một hôm, nàng Nồng đi chợ sớm, đường vắng vẻ, nàng bị một toán cướp ba tên chặn
lại, định hành hung. Khi ấy, Ếch vừa đi tới, chàng dùng sức đánh ba tên cướp, cứu được
nàng Nồng. Cảm ơn nghĩa cử đẹp đẽ ấy, nàng Nồng hỏi chuyện gia cảnh, rồi đem bụng
thương yêu kẻ mình đã hàm ơn. Chàng Ếch cũng khơng ngờ mình gặp được một cơ gái

xinh đẹp đến thế, nên đem bụng thương thầm. Nhưng khi tính tới chuyện trăm năm, thì
chàng Ếch ngại ngần mãi sau mới nói ra:
– Nhà tơi với nhà nàng khơng mơn đăng hộ đối,
chắc khó mà thành. Cha nàng chắc khơng bao giờ
bằng lịng cho tơi lấy nàng đâu! [2]
Nghe vậy nàng Nồng vội gạt đi:
– Bộ anh không nghe người ta hát: “Đơi ta gá
nghĩa chung tình, dù ăn cơm qn, ngủ đình cũng
ưng” sao? Rồi nàng nói tiếp:
– Khơng lấy được anh, thì cả đời em nguyền
khơng lấy ai làm chồng cả. [3]
Chuyện hai người thương nhau đến tai cha mẹ nàng Nồng. Cha nàng gọi nàng ra
tra hỏi: Nàng định giấu, nhưng về sau phải thưa hết chuyện cho cha mình nghe. Người
cha giận con lắm, bèn lấy roi đánh tới tấp, rồi mang cây mác cắm phập ngồi sân và
thét lớn:
– Mày cịn đi lại với thằng khố rách áo ơm đó, thì
hãy nhìn cây mác này!
Biết chuyện, chàng Ếch đau buồn, bỏ làng ra đi
không một lời từ biệt. Sau khi biết tin người yêu bỏ
làng ra đi nàng Nồng đau khổ vô cùng, nàng xin
cha mẹ cho mình cắt tóc đi tu. Nàng lập một ngôi
chùa ở ven rừng nơi đầu làng, ngày ngày tụng kinh
niệm Phật để giữ trọn lời thề hẹn với người thương
của mình. [4]
10


Ở nơi xa chàng Ếch được tin, rất lấy làm phục người yêu đã giữ trọn lời hứa với mình,
liền quay về làng Đa Phước, cách quê của nàng Nồng không xa, cũng lập chùa thờ Phật,
ngày ngày vui với tiếng kinh, tiếng mõ. Người trong vùng gọi chùa của chàng Ếch là chùa

Sãi Ếch, về sau nói trại thành chùa Soi Ếch. Còn chùa Nàng Nồng về sau được nói trại
thành chùa Trà Nồng. Cả hai ngơi chùa ngày nay vẫn còn ở huyện Mỏ Cày.
(Theo Huỳnh Ngọc Trảng – Trương Ngọc Tường, Nghìn năm bia miệng,
NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 1992)
Trả lời câu hỏi
1. Tóm tắt các tình tiết chính của truyện Sự tích chùa Trà Nồng.
2. Chuyện tình của nàng Nồng và chàng Ếch bị ngăn cấm bởi ai? Theo em, quan niệm
hôn nhân “môn đăng hộ đối” có cịn phù hợp trong xã hội hiện nay hay khơng? Vì sao?
3. Ý nghĩa cuộc sống được gợi ra từ truyện kể trên là gì?
4. Theo em, kết thúc của truyện cổ tích trên là có hậu hay khơng có hậu? Vì sao?
5. Thử kể lại truyện cổ tích Sự tích chùa Trà Nồng bằng một kết thúc khác.
Hướng dẫn tự học
1. Tìm đọc và suy ngẫm một số truyện cổ tích trong kho tàng truyện dân gian Bến Tre.
2. Kể lại một truyện cổ tích mà em nghe kể từ trong trong nhân dân (gắn với vùng đất
và người Bến Tre), rút ra bài học cuộc sống từ câu chuyện cổ tích đó.
Đọc kết nối với viết
1. Viết đoạn văn
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về những ứng xử đẹp,
văn minh của con người trong xã hội hiện nay.
2. Rèn viết đúng chính tả do cách phát âm địa phương
a. Chữa lại lỗi chính tả trong đoạn văn sau:
Bến Tre là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Củ Long. Tỉnh Bến Tre có diện tích tự nhiên
là 2 360 km2, địa bàng nằm trên ba cù lao là cù lao An Quá, cù lao Bão, cù lao Minh và do phù
xa của bốn nhánh xông Củ Long bồi tụ nên (gồm xông Tiềng dài 83 km, xông Ba Lai dài 59 km,
xông Hàm Luôn dài 71 km, sông Cỗ Chiêng dài 82 km).
b. Điền dấu hỏi hoặc ngã cho đúng vào những từ in đậm dưới đây:
Đẹp đe, khe khe, vắng ve, mơn mơn, inh oi, ầm i, vò vo, lẻ te, nhẹ nhom, phu phàng, mai
miết, mệt moi, khúc khuyu, tua tua, thoang thoang, thấp thom, vân vơ, vắt veo, lẽo đeo,
lịch lam.
c. Điền t hoặc c vào chỗ trống:

Loắ… choắ…, khao khá…, dõng dạ…, trau chuố…, hun hú…, kí thá…, lay lắ…, khống
đạ…, lạ… lẽo, ướt á…, man má…, khoác lá…, bàn bạ…, nghiêm khắ…, đen đé…, khắ…
khe, biêng biế…, hoạt bá…, khắ… khoải, sắ… sảo.

11


SỰ TÍCH ƠNG GỐC
Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, để lánh nạn, mọi người thường tránh xa vùng
chiến sự, tìm về những vùng đất yên ả để sinh cơ, lập nghiệp. Lúc này, vùng cù lao An Hoá
(Bến Tre) còn hoang vu, rừng cây rậm rạp, bao quanh là sông Ba Lai và sông Cửa Đại.
Trong số những người tha hương lập nghiệp đó có ơng Võ Hữu Vai, gốc miền Trung
vào đây lánh nạn. Lúc đầu, ông đến cạnh sông Vàm Cỏ Đông để sinh sống. Sau khi chiến
sự nổ ra nơi đây, ông bỏ sang kênh Giao Hoà lập nghiệp nhưng cũng bị giặc bắt quay trở
lại Định Tường. Tức chí, ơng đánh nhau với giặc, căng buồm chạy về Mỹ Tho. Ông bị bắt
giam, sau hơn một năm, chúng thả ơng ra.
Ơng đến vùng cù lao An Hố để khai khẩn. Vào thời điểm đó, vùng cù lao này có rất
nhiều thú dữ. Trong buổi đầu khai phá người dân gặp nhiều khó khăn, đe doạ tính mạng.
Ơng Gốc là người rất giỏi võ nghệ. Ông đã giết chết con cá sấu hung hăng. Ông cịn diệt
cọp để đem lại n bình cho người dân.
Tương truyền sau khi ông qua đời, người dân khi đi rừng thường lấy áo ông treo lên
cây để doạ cọp. Cọp nghe hơi của ông Gốc sợ hãi bỏ đi, không dám tiến đến gần. Họ cũng
dùng cán mác gõ vào gốc cây để đuổi cọp như ông đã từng làm.
(Theo Nguyễn Phương Thảo – Hoàng Thị Bạch Liên, Văn học dân gian Bến Tre,
Sở Văn hố Thơng tin tỉnh Bến Tre xuất bản, 1988).

VÌ SAO CĨ CỒN ƠNG HỔ
Hồi trước, cửa sông Hàm Luông đổ ra biển, sát mé bờ cù lao Bảo có một cái cồn khá
rộng, cây cối rậm rạp và đặc biệt là có rất nhiều thú dữ. Trong đó, lồi cọp là nhiều nhất
ở cồn này. Vì vậy, dân trong vùng gọi nơi này là cồn Ơng Hổ. Vì miếng cơm, manh áo,

dân nghèo phải mạo hiểm đánh cược tính mạng, liều mình ra đây đốn củi kiếm sống. Có
người có bị cọp vồ mất xác, người thì thương tật. Họ cầu mong có ai đó đủ sức diệt cọp
để họ có thể mưu sinh.
Một hơm, có một ngư dân già đến đây. Ơng vốn là người Chăm ở tận miền Trung xuôi
ghe vào. Ngày đầu, mấy con cọp nhỏ kéo ra đều bị ông đánh chết, hoặc bị thương, phải
tháo chạy. Ngày thứ hai, những con lớn hơn kéo ra lại bị ông đánh chết gần hết. Đến ngày
thứ ba, cọp chúa thấy thuộc hạ chết nhiều bèn ra giao chiến với ông lão.
Hai bên chiến đấu quyết liệt từ sáng đến chiều mà vẫn bất phân thắng bại. Cọp giở
chiêu cuối cùng nhằm triệt hạ đối thủ nhưng bị ông đánh lại, lăn ra chết tươi. Ông quay ra,

12


vẫy trai tráng dưới ghe lên vác xác cọp về, nhiều vơ kể. Lát sau, quay lại thì họ khơng thấy
ơng đâu hết. Người dân nghĩ rằng ơng chính là người mà trời sai xuống để trị cọp cho dân
nên lập miếu thờ ơng. Từ đó về sau, tục gọi cồn này là cồn Ông Hổ để nhớ về cuộc chiến
giữa ông với cọp chứ không gọi là Cồn Hổ như trước nữa.
(Theo Nguyễn Phương Thảo, Mãnh hổ giữa đồng hoang, NXB Văn hố Dân tộc, 1993)

SỰ TÍCH ĐỊA DANH MỎ CÀY
Hồi buổi đầu khẩn hoang mở đất, để chống chọi với thú dữ, ông bà ta phải dựng hàng
rào trước nhà để bảo đảm an toàn trong khi họ đi làm đồng, để con nhỏ ở nhà hay những
lúc tối trời tránh bị thú dữ tấn công bất ngờ.
Nổi bật nhất trong đám thú dữ đó là cọp. Chúng khơng vào làng nữa mà phục kích
người đang làm đồng, chặt cây để ăn thịt.
Một hơm, có một anh trai cày dùng mõ, đánh lên để dắt trâu về. Không ngờ âm thanh
liên hồi của tiếng mõ làm cho lũ cọp rình mồi bắt anh phải khiếp sợ, bỏ chạy vào rừng.
Dân làng từ đó học được cách đuổi cọp hiệu nghiệm của anh. Vùng đất này về sau
được đặt tên là Mõ Cày, sau gọi chệch ra thành Mỏ Cày.
(Theo Nguyễn Phương Thảo, Huyền thoại miệt vườn, NXB Văn hố Thơng tin, 1993)


ĐỊA DANH ĐỒN CỌP
Tại Long Thới, Chợ Lách, đầu thế kỉ trước nạn cọp hoành hành rất dữ, dân làng khơng
cách nào ứng phó, diệt trừ được chúng. Trong một ngày nọ, lệnh từ quan ban xuống,
trong ngày hơm đó, dân làng phải bắt được cọp để nộp cho quan. Họ rất lo lắng vì khơng
biết có đủ sức chiến đấu với cọp hay khơng.
May thay, có hai cha con ở Bình Định tình cờ đi ngang qua và giúp dân làng. Cô con gái
của ông độ chừng 22 tuổi, tay không chiến đấu với cọp và giết chết được nó. Dân làng
mừng vui khơn xiết. Chưa kịp tạ ơn thì họ đã bỏ xuống ghe đi mất. Dân chúng gọi nơi này
là Đồn Cọp nhằm nhắc nhở đời sau về câu chuyện trên.
(Theo Nguyễn Ngọc Quang (Chủ biên) và nhiều tác giả khác,
Văn học dân gian Bến Tre, NXB Khoa học Xã hội, 2015)

13


VĂN HỌC DÂN GIAN BẾN TRE

BÀI 2

CA DAO – DÂN CA
Mục tiêu
 Nhận biết ca dao – dân ca Bến Tre thuộc dòng
chảy của ca dao – dân ca vùng Đồng bằng
sông Cửu Long.
 Hiểu được nội dung tư tưởng và nghệ thuật
tiêu biểu của các bài ca dao.
 Có ý thức giữ gìn, phát huy vẻ đẹp truyền thống
văn hoá của địa phương qua việc sưu tầm, giới
thiệu những bài ca dao nói về con người và

vùng đất Bến Tre.

GIỚI THIỆU BÀI HỌC
Vùng đất Bến Tre được hình thành từ ba dải cù
lao, mang vẻ đẹp trù phú, đa dạng của vùng sông
nước Tây Nam Bộ. Vẻ đẹp ấy được phản ánh sinh
động, rõ nét trong kho tàng ca dao, dân ca của địa
phương. Bên cạnh vẻ đẹp tự nhiên, vẻ đẹp tâm hồn
của người dân nơi đây cũng là một trong những nội
dung tiêu biểu của ca dao, dân ca Bến Tre.
Bài học này sẽ cung cấp cho các em những nội
dung cơ bản trên.

14


ĐỌC VÀ TRẢI NGHIỆM VĂN BẢN

VĂN BẢN 1

CA DAO VỀ VÙNG ĐẤT MỚI, VỀ SẢN VẬT QUÊ HƯƠNG
1. Bến Tre dừa ngọt sơng dài,
Nơi chợ Mỏ Cày có kẹo nổi danh.
Kẹo Mỏ Cày vừa thơm vừa béo,
Gái Mỏ Cày vừa khéo vừa ngoan.
Anh đây muốn hỏi thiệt nàng,
Là trai Thạnh Phú cưới nàng được chăng? [1]
2. Sông Ba Lai bên bồi bên hẳm,
Đất Ba Lai đỏ thẳm phù sa.
Nàng về kết bạn cùng ta,

Ăn cá thay bánh, uống trà thay cơm. [2]
3. Tôm càng xanh nước quơ râu,
Rừng vàng biển bạc cịn đâu phải tìm. [3]
4. Bến Tre giàu mía Mỏ Cày,
Giàu nghêu Thạnh Phú, giàu xoài Cái Mơn. [4]
(Theo Bùi Mạnh Nhị, Nguyễn Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh, Bảo Định Giang,
Ca dao – dân ca Nam Bộ, NXB Giáo dục, 1985)
Trả lời câu hỏi
1. Các bài ca dao – dân ca đã nói đến các địa danh thuộc tỉnh Bến Tre ngày nay và gắn
với mỗi địa danh là những sản vật nổi tiếng. Qua đó, em có suy nghĩ gì?
2. Đằng sau những bài ca dao – dân ca đều ẩn chứa tình cảm, tâm hồn con người. Theo
em, tình cảm, tâm hồn đó là gì?
3. Cho biết thể thơ của các bài ca dao – dân ca trên.
4. Em thích nhất bài ca dao – dân ca nào trong các bài ca dao – dân ca trên. Vì sao?

15


Hướng dẫn tự học
1. Tiếp tục đọc, suy ngẫm những điều đã tiếp nhận từ ca dao về vùng đất mới về sản
vật quê hương.
2. Tìm đọc, suy ngẫm và ghi lại cảm nhận về những bài, những câu ca dao – dân ca có
cùng chủ đề.
3. Em và các bạn sẽ làm gì để góp phần xây dựng q hương Bến Tre ngày càng
giàu đẹp?

VĂN BẢN 2

CA DAO VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH, XÃ HỘI
1. Ai từng sang Bảo về Minh,

Ghé qua Bình Khánh em xin đãi chè. [1]

2. Chẳng chè, chẳng chén sao say,
Chẳng thương chẳng nhớ sao hay đi tìm. [2]

3. Tiếc cơng đắp đập be bờ,
Để ai quẩy đó, mang lờ đến đơm. [3]

4.




Bước xuống ruộng sâu mãng sầu con bìm bịp,
Nước lớn rồi, đâu còn kịp kiếm ăn,
Dẫu thương anh, em vẫn giữ đạo hằng,
Anh về cậy may mối nói, phụ mẫu bằng em
mới ưng. [4]

5.




Sông Cửa Đại hai chiều nước chảy,
Gái Bình Đại chẳng ngại gian nan.
Q thay những tấm lịng vàng,
Làm ăn chất phác, đảm đang mọi điều. [5]
(Theo Bùi Mạnh Nhị, Nguyễn Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh, Bảo Định Giang,
Ca dao – dân ca Nam Bộ, NXB Giáo dục, 1985)

16


Trả lời câu hỏi
1. Trong các bài ca dao – dân ca về tình cảm gia đình, xã hội thường nói về tình cảm
của con người ln gắn với q hương Bến Tre. Em hãy cho biết điều này có ý nghĩa gì?
2. Hãy nêu khái quát về vẻ đẹp tâm hồn của người dân Bến Tre thể hiện trong các bài
ca dao trên. Theo em, điều đó cịn tiếp nối đến ngày hôm nay không?
3. Nêu tên những biện pháp tu từ được sử dụng trong các bài ca dao – dân ca trên?
4. Cho biết thể thơ của các bài ca dao – dân ca trên.
Hướng dẫn tự học
1. Sưu tầm những câu, bài ca dao – dân ca đang lưu truyền trong nhân dân (thường là
hát ru, hát đưa em), chỉ ra những câu ca, bài ca dao – dân ca thuộc kho tàng văn học dân
gian Bến Tre.
2. Viết một đoạn văn (hoặc một bài văn ngắn) giới thiệu vẻ đẹp tâm hồn của người dân
Bến Tre thể hiện trong ca dao – dân ca.

1. Bến Tre nước ngọt lắm dừa,


Ruộng vườn màu mỡ biển thừa cá tơm.



Sầu riêng, măng cụt Cái Mơn,



Nghêu sị Cồn Lợi, thuốc ngon Mỏ Cày.




Xồi chua, cam ngọt Ba Lai,



Bắp thì chợ Giữa, giồng khoai Mỹ Hoà.



Mắm, bần ven đất phù sa,



Bà Hiền, Tân Thuỷ hằng hà cá tôm.



Quýt đường, vú sữa ngổn ngang,



Dừa xanh Sóc Sãi, tơ vàng Ba Tri.



Xẻo Sâu cau tốt ai bì,




Lúa vàng Thạnh Phú, khoai mì Thạnh Phong.



Muối khô ở Gảnh mặn nồng,



Giồng Trôm, Phong Nẫm dưa đồng giăng giăng.



Bến Tre trai lịch, gái thanh,



Nói năng duyên dáng, ai nhìn cũng ưa.

17


2. Đồng Bến Tre nhiều bưng, nhiều lác,


Đường về Ba Vát nặng trĩu sầu riêng.



Anh ra đi đã bốn năm liền,




Sao không trở lại kết bạn hiền với em.

3. – Nghe nói anh đi đó đi đây,


Em xin hỏi nhỏ câu này:



Bánh phồng, bánh tráng, đất này đâu ngon?



– Bánh tráng Mỹ Lồng,



Bánh phồng Sơn Đốc,



Măng cụt Hàm Lng,



Vỏ ngồi nâu, trong trắng tợ bơng gịn,




Anh đây nói thiệt sao em còn so đo?

4. Dừa Bến Tre ba đồng một trái,


Chuối Bến Tre một nải đồng ba.



Ai biểu anh đến đây rồi lại đi ra,



Để em thương, em nhớ, em chờ, em đợi, nước mắt sa vắn dài.
(Theo Bùi Mạnh Nhị, Nguyễn Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh, Bảo Định Giang,
Ca dao – dân ca Nam Bộ, NXB Giáo dục, 1985)

18


CHỦ ĐỀ

2

BẾN TRE TỪ TRƯỚC CÔNG NGUYÊN
ĐẾN THẾ KỈ X

BÀI 1


BẾN TRE THỜI TIỀN SỬ ĐẾN
THẾ KỈ X

Mục tiêu

GIỚI THIỆU BÀI HỌC

Nắm được một cách khái quát về
việc phát hiện dấu tích và ý nghĩa
của việc phát hiện các dấu tích
của người tiền sử ở Bến Tre.

Từ trước Cơng ngun, trên vùng đất
Bến Tre đã từng tồn tại những những dấu
tích của thời kì văn hố tiền Ĩc Eo, thuộc
hậu kì đồ đá đến sơ kì đồ sắt, cách đây trên
2 500 năm.

Khái quát được vài nét về đời sống
vật chất và tinh thần của người tiền
sử ở Bến Tre.
 Rèn luyện kĩ năng quan sát, mô tả,
nhận xét.

KHỞI ĐỘNG
Dựa vào thơng tin trong bài học và qua các hình từ 1.1 đến 1.11, hãy trình bày những
hiểu biết của em về vùng đất Bến Tre từ trước Công nguyên đến thế kỉ X.

KHÁM PHÁ


I. BẾN TRE THỜI TIỀN SỬ
1. Dấu tích người tiền sử ở Bến Tre
Tại Bến Tre, các nhà khảo cổ đã phát hiện nhiều hiện vật: rìu, bơn, đục, hịn ghè,
mảnh gốm,… thuộc di chỉ Giồng Nổi có từ 2 000 – 2 500 năm trước.

19


Hình 1.1. Hiện trường khai quật di chỉ Giồng Nổi
(Ảnh: Bảo tàng Bến Tre)

Những dấu tích tại di chỉ Giồng Nổi giúp các nhà khảo cổ xác định đây là một ngôi làng
cổ với nhiều cư dân sinh sống, toạ lạc trên một giồng cát nổi thuộc vùng đầm lầу duyên
hải rộng lớn đã có cách đây trên 2 500 năm, tức là thời kì văn hố tiền Ĩc Eo, thuộc hậu kì
đồ đá đến sơ kì đồ sắt.
Câu hỏi
Việc phát hiện di tích khảo cổ của người tiền sử ở Bến Tre cho em những
nhận định gì?
2. Đời sống vật chất và tinh thần của người tiền sử tại Bến Tre
Những hiện vật khảo cổ tại Giồng Nổi đã giúp các nhà khảo cổ học phác hoạ một bức
tranh sinh tồn với môi trường sống phong phú của người tiền sử ở Bến Tre.
Nơi cư trú của người tiền sử ở Bến Tre là giồng cát cao, gần biển, mọi hoạt động sống
đều chịu sự chi phối của môi trường biển.
Khối lượng lớn các hiện vật tìm được là xương, răng động vật chủ yếu là thú rừng và
sinh vật biển gồm lợn, khỉ, chim, kì đà, rắn, chó, mèo, rùa, cá,… cho thấy săn bắn, hái
lượm và đánh bắt thuỷ sản là những hoạt động sống thiết yếu của cư dân cổ vùng này.
Ngoài ra, các hiện vật như cưa đá, đục đá, rìu đá,... đã cho thấy cư dân nơi đây đã biết làm
nông nghiệp, thủ công nghiệp.
Câu hỏi
Tại sao người tiền sử ở Giồng Nổi lại chọn nơi sinh sống trên giồng cát cao?


20


Hình 1.2. Cưa đá (Ảnh: Minh Chí)

Hình 1.3. Đục đá (Ảnh: Minh Chí)

Hình 1.4. Rìu đá có vai góc vng
(Ảnh: Bảo tàng Bến Tre)

Hình 1.5. Rìu đá có vai (Ảnh: Minh Chí)

Câu hỏi
Em có nhận xét gì về các cơng cụ đá của người tiền sử ở Giồng Nổi?

21


Công cụ lao động chủ yếu là đồ đá, xương và có sự xuất hiện của đồ sắt (có thể là
vũ khí).
Người tiền sử ở Giồng Nổi có kĩ thuật chế tác gốm đạt trình độ cao như miết láng, tạo
hoa văn với nhiều hoạ tiết sinh động.

Hình 2.7. Nồi gốm tại hiện trường khai quật
(Ảnh: Bảo tàng Bến Tre)

Hình 2.6. Nồi gốm
(Ảnh: Minh Chí)


Hình 2.8. Mảnh gốm có hoa văn (Ảnh: Bảo tàng Bến Tre)

Câu hỏi


Em có nhận xét gì về đời sống vật chất của người tiền sử ở Giồng Nổi?

22


Đời sống văn hoá tinh thần của người tiền sử Giồng Nổi khá phong phú, biết làm đẹp
bằng trang sức: chuỗi hạt bằng gốm (hình trịn, hình ống), vịng tay (thiết diện tròn hay
tam giác), hạt chuỗi bằng xương động vật. Trong thời gian này, tín ngưỡng sơ khai đã
xuất hiện. Các nhà khảo cổ đã phát hiện một số hiện vật mang ý nghĩa của tơn giáo, tín
ngưỡng (tượng rùa, gốm ghè trịn, mảnh gốm hình ơ van có lỗ được cho là bùa đeo, viên
đá mài nhẵn hình mai rùa, viên đá màu nâu đỏ được mài gần trịn).

Hình 2.9. Đá thờ (Ảnh: Minh Chí)

Hình 2.10. Hạt chuỗi bằng xương (Ảnh: Minh Chí)

Câu hỏi

Theo em, sự xuất hiện của đờ trang sức có ý nghĩa gì trong đời
sống tinh thần của người tiền sử ở Giồng Nổi?

23


II. BẾN TRE TỪ SAU CÔNG NGUYÊN ĐẾN THẾ KỈ X

Từ thế kỉ I đến thế kỉ VII, vương quốc Phù Nam đã hình thành, tồn tại ở khu vực Nam
Bộ nước ta hiện nay. Vương quốc này đã phát triển thành đế chế hùng mạnh ở khu vực
Đông Nam Á.
Tại Bến Tre, các nhà khảo cổ học đã phát hiện di tích kiến trúc cổ An Phong. Qua di vật
gốm và di tích, các nhà khảo cở bước đầu khẳng định đây là một quần thể kiến trúc đền
điện thuộc truyền thống văn hố Ĩc Eo – hậu Ĩc Eo (trong khoảng thời gian từ thế kỉ VI
đến thế kỉ VII). Qua đó, khẳng định vùng đất Bến Tre từng trải qua thời kì phát triển của
nền văn hố Óc Eo mà chủ nhân là các cư dân cổ nơi đây.

Hình 2.11. Hố khai quật di tích kiến trúc cổ An Phong
(Ảnh: Bảo tàng Bến Tre)

LUYỆN TẬP
1. Em hãy cho biết những điểm nổi bật về đời sống vật chất và tinh thần của người tiền
sử ở Giồng Nổi?
2. Em có suy nghĩ gì về kĩ thuật chế tác gốm của người tiền sử ở Giồng Nổi?
3. Dựa vào đâu để khẳng định vùng đất Bến Tre từng trải qua thời kì phát triển của nền
văn hố Ĩc Eo?
VẬN DỤNG
Giả sử em có một người bạn ở tỉnh khác muốn biết khái quát về lịch sử tỉnh Bến Tre từ
thời tiền sử đến thế kỉ X, em hãy giới thiệu với bạn.

24


CHỦ ĐỀ

2

BÀI 2


CÁC DI CHỈ KHẢO CỔ Ở BẾN TRE
THỜI TIỀN SỬ ĐẾN THẾ KỈ X

Mục tiêu
Nhận biết tổng quan về các di tích khảo cổ trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Ý nghĩa
của việc việc phát hiện các di chỉ khảo cổ này.
Nắm được mối liên hệ của các di chỉ khảo cổ tỉnh Bến Tre và thời kì vương quốc
Phù Nam, Văn hố Ĩc Eo.
Ý thức bảo tồn và phát huy giá trị của các di chỉ khảo cổ trên địa bàn tỉnh
Bến Tre.

GIỚI THIỆU BÀI HỌC
Qua các di chỉ khảo cổ trên vùng đất Bến Tre đã khẳng định nơi này từng là nơi sinh sống
của người tối cổ và cũng là nơi tồn tại và phát triển của nền văn hố Ĩc Eo.

KHỞI ĐỘNG
Giới thiệu một số hình ảnh về di chỉ Giồng Nổi và di chỉ kiến trúc An Phong.

25


×