Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Thách thức của đại dịch covid 19 đến thương mại toàn cầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.46 MB, 105 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẠI DỊCH COVID-19 VÀ

THƯƠNG MẠI TOÀN CẦU ................................................................................... 4
1.1

Khái quát về đại dịch Covid-19 ..................................................................... 4

1.1.1

Dịch bệnh và các vấn đề liên quan đến dịch bệnh .................................. 4

1.1.2

Đại dịch Covid-19 ...................................................................................... 5

1.2

Khái quát về thương mại toàn cầu ................................................................ 7

1.2.1

Sự hình thành và phát triển thương mại quốc tế .................................... 7

1.2.2

Ảnh hưởng của thương mại đến nền kinh tế các quốc gia ................... 17


1.3

Mối quan hệ giữa đại dịch và thương mại toàn cầu .................................. 18

1.3.1

Ảnh hưởng của thương mại quốc tế đến sự bùng nổ và lan rộng của dịch

bệnh

.................................................................................................................. 18

1.3.2

Ảnh hưởng của đại dịch đến thương mại toàn cầu ............................... 20

CHƯƠNG 2

NHỮNG THÁCH THỨC ĐẶT RA VỚI THƯƠNG MẠI TOÀN

CẦU TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 .............................................. 23
2.1

Covid-19 và những thách thức đặt ra với thương mại toàn cầu .............. 23

2.1.1

Dịng lưu chuyển hàng hóa gặp nhiều trở ngại .................................... 23

2.1.2


Sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc, quan hệ kinh tế quốc tế bị ảnh hưởng
.................................................................................................................. 29

2.1.3

Chuỗi cung ứng tồn cầu bị gián đoạn, khó khăn trong phục hồi chuỗi

giá trị .................................................................................................................. 32
2.1.4

Chi phí thương mại gia tăng ................................................................... 37

2.1.5

Trợ cấp chính phủ tạo áp lực cho thương mại tồn cầu ....................... 41

2.1.6

Những khó khăn liên quan đến tài trợ thương mại và tín dụng thương

mại

.................................................................................................................. 44

2.2

Phản ứng chính sách của các quốc gia và tổ chức quốc tế ........................ 46

2.2.1


Hành động của các tổ chức quốc tế ....................................................... 47

2.2.2

Chính sách ứng phó với đại dịch của các quốc gia ............................... 49


CHƯƠNG 3

THÁCH THỨC ĐỐI VỚI THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG

DỊCH BỆNH COVID-19 VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VƯỢT QUA KHÓ KHĂN
........................................................................................................ 52
3.1

Thương mại Việt Nam trước khi bùng phát dịch ...................................... 52

3.2

Tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam .............................................. 54

3.3

Những thách thức đặt ra với thương mại Việt Nam.................................. 55

3.3.1

Thị trường xuất khẩu gặp khó khăn ...................................................... 56


3.3.2

Chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn ảnh hưởng đến hoạt động sản

xuất trong nước .................................................................................................... 58
3.3.3

Hạn chế nhập cảnh ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn lao động nước ngoài

và ngành du lịch................................................................................................... 60
3.4

Phản ứng chính sách của Chính phủ Việt Nam ......................................... 62

3.5

Một số giải pháp nhằm khôi phục và phát triển thương mại Việt Nam

trong giai đoạn tiếp theo ......................................................................................... 64
3.5.1

Định hướng ............................................................................................. 64

3.5.2

Kiến nghị và đề xuất giải pháp ............................................................... 65

KẾT LUẬN .............................................................................................................. 73



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADB

Ngân hàng Phát triển châu Á

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

CDC

Trung tâm Kiểm sốt và Phịng ngừa Dịch bệnh

EU

Liên minh châu Âu

FTA

Hiệp định Thương mại Tự do

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

ICC

Phòng Thương mại Quốc tế

IMF


Quỹ Tiền tệ Quốc tế

OECD

Tổ chức Hợp tác và Phát triển

RTA

Hiệp định Thương mại Khu vực

UNCTAD

Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới

WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Thống kê số ca nhiễm Covid-19 theo khu vực tính đến ngày 19/12/2020 .. 7
Hình 1.2 Độ mở thương mại của thế giới giai đoạn 1500 – 2017............................. 10
Hình 1.3 Chi phí vận tải và thông tin liên lạc giai đoạn 1920 - 2015 ....................... 11
Hình 1.4 Mức độ phụ thuộc giữa Trung Quốc và phần cịn lại của thế giới............. 13
Hình 1.5 Số lượng can thiệp thương mại được áp dụng mới mỗi năm, giai đoạn 2009

– 2019 ........................................................................................................................ 15
Hình 1.6 Tỷ trọng xuất nhập khẩu của một số quốc gia hàng đầu năm 2019 ........... 16
Hình 1.7 Thuế suất trung bình và độ mở thương mại thế giới, 1988 – 2018 ............ 16
Hình 2.1 Tình hình thương mại hàng hóa ba q đầu năm 2020.............................. 24
Hình 2.2 Số lượng chuyến bay thương mại từ 1/1/2020 đến 02/12/2020 ................. 26
Hình 2.3 Số lượt tàu container ghé cảng hàng ngày, từ 1/1/2020 đến 11/11/2020... 27
Hình 2.4 Các yếu tố quyết định chi phí thương mại ................................................. 38
Hình 2.5 Chỉ số khơng chắc chắn tồn cầu, Quý 1/1993 đến Quý 2/2020 ............... 41
Hình 2.6 Số lượng trợ cấp chính phủ được áp dụng từ 01/2020 đến 09/2020 .......... 42
Hình 3.1 Cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn 2012 – 2019 .............................. 53


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Tên đề tài: Thách thức của đại dịch Covid-19 đến thương mại toàn cầu
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Chiến
Mã sinh viên: 1714410037

Khóa: 56

Lớp: Anh 6

Người hướng dẫn khoa học: Từ Thúy Anh
Đơn vị công tác: Khoa Kinh tế quốc tế
Từ khóa: đại dịch Covid-19, thương mại toàn cầu, thương mại quốc tế, thách thức.
Đại dịch Covid-19 diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế thế giới hội nhập sâu rộng,
thương mại tự do, các nền kinh tế ngày càng phụ thuộc lẫn nhau sâu sắc đã gây
thiệt hại nặng nề tới dòng chảy thương mại quốc tế. Khóa luận tốt nghiệp với đề tài
"Thách thức của đại dịch Covid-19 đến thương mại toàn cầu" sẽ tập trung phân tích
những thách thức mà thương mại thế giới phải đối mặt trong bối cảnh dịch Covid-19
vẫn đang diễn ra căng thẳng tại nhiều khu vực trên thế giới. Đề tài tìm hiểu nhằm

cập nhật tình hình dịch bệnh và những ảnh hưởng đại dịch Covid-19 đến hoạt động
thương mại, từ đó xác định được những vấn đề đặt ra với thương mại toàn cầu và
liên hệ với thực trạng của Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất hướng đi và giải pháp trong
bối cảnh mới. Dựa trên những số liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn tin cậy
trong nước cũng như quốc tế, bài viết sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích,
so sánh để đánh giá tình hình thương mại trên thế giới, phát hiện được những
thách thức mà thương mại toàn cầu phải đối mặt trong thời gian qua và liên hệ với
trường hợp của Việt Nam. Thực hiện đề tài giúp đánh giá kịp thời những thách thức
mà thương mại toàn cầu phải trong bối cảnh bệnh cùng những phản ứng chính sách
quốc tế, làm bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc ban hành các chính sách
kinh tế liên quan đến phục hồi và phát triển thương mại.
.


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, xu thế tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế có sự
phát triển mạnh mẽ, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại đã khiến cho việc giao thương
xuyên biên giới diễn ra thường xuyên và dễ dàng hơn, đồng thời thúc đẩy sự
chun mơn hóa trong sản xuất hàng hóa tiến tới hình thành chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tất cả quốc gia khi tham gia thương mại quốc tế đều đạt được những lợi ích riêng
cho mình và sự phát triển của thương mại đã khiến các nền kinh tế phụ thuộc lẫn nhau
sâu sắc hơn. Vì vậy, bất kỳ sự cố nào ảnh hưởng tới dòng lưu chuyển hàng hóa và
con người cũng sẽ tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế của các quốc gia nói riêng và
thế giới nói chung.
Cùng với luồng hàng hóa, sự di chuyển của con người cũng trở nên tự do hơn.
Điều này đã đặt ra lo ngại về sự lây lan các bệnh truyền nhiễm dễ lây lan qua đường
hô hấp. Mới đây, đầu năm 2020, đại dịch Covid-19 bùng nổ, bắt nguồn từ thành phố
Vũ Hán – Trung Quốc và đã nhanh chóng lan rộng trên phạm vi tồn cầu. Trong
lịch sử nhân loại, dịch bệnh khơng cịn là vấn đề mới. So với các dịch bệnh diễn ra

trước đây, đại dịch Covid-19 có tỷ lệ tử vong thấp hơn nhiều nhờ kinh nghiệm
chống dịch và những tiến bộ trong lĩnh vực y học. Tuy nhiên, dịch bệnh này bùng phát
trong bối cảnh xu thế tồn cầu hóa phát triển mạnh mẽ đã gây những tổn thất nặng nề
đối với nền kinh tế thế giới, đặc biệt là với thương mại tồn cầu. Những biện pháp
hành chính như giãn cách xã hội, lệnh phong tỏa thành phố hoặc cả một quốc gia,
đóng cửa biên giới, cách ly người bị bệnh, … đã được áp dụng để ngăn chặn sự lây lan
virus. Đại dịch Covid-19 đã phá hủy hy vọng về sự phục hồi mạnh mẽ trên toàn cầu
sau căng thẳng thương mại giữa những cường quốc trên thế giới. Dịch bệnh bùng phát
đã làm gián đoạn dòng lưu chuyển một số hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia,
chuỗi cung ứng bị đứt gãy làm trì trệ ngành sản xuất tồn cầu trong đó có các
mặt hàng phục vụ cơng tác chống dịch, chi phí thương mại gia tăng, hệ lụy của trợ cấp
chính phủ cũng như vấn đề tiếp cận tài trợ thương mại trong bối cảnh dịch bệnh đã
khiến các quốc gia phải hoài nghi về vai trị của thương mại và tự do hóa thương mại.
Có nhiều ý kiến cho rằng sau đại dịch Covid-19, thương mại quốc tế sẽ bị đảo ngược,
1


các quốc gia sẽ trở nên thận trọng hơn với thương mại, xu hướng chuyển hoạt động
sản xuất về lại trong nước như trước đây để tránh các cú sốc từ bên ngồi. Việt Nam
là một quốc gia có độ mở cao nên dễ chịu ảnh hưởng trước những biến động của
thương mại thế giới. Vì vậy, những thách thức đối với thương mại tồn cầu cũng
chính là những vấn đề mà thương mại Việt Nam phải đối mặt. Những bài học từ các
quốc gia khác sẽ giúp định hướng cho Chính phủ Việt Nam trong việc điều chỉnh
chính sách thương mại phù hợp để hạn chế tối đa ảnh hưởng tiêu cực mà
đại dịch Covid-19 gây ra.
Tuy nhiên, tất cả những hệ lụy mà dịch Covid-19 gây ra với thương mại toàn cầu
chưa thể kết luận rõ ràng, phạm vi và mức độ ảnh hưởng còn phụ thuộc rất nhiều vào
tình hình dịch bệnh trên thế giới. Việc cập nhật diễn biến dịch bệnh, kịp thời nhận ra
và phân tích những thách thức mà thương mại quốc tế phải đối mặt là hết sức cần thiết
cho việc xác định hướng đi và hoạch định chính sách phục hồi và phát triển

thương mại quốc tế. Chính vì vậy, nhận thức được tầm quan trọng và tính thời sự của
vấn đề, tác giả đã chọn đề tài "Thách thức của đại dịch Covid-19 đến thương mại
toàn cầu" để làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tổng hợp và phân tích những thách thức đại dịch Covid-19
đặt ra cho thương mại tồn cầu, trình bày những phản ứng chính sách của các quốc gia
cũng như các tổ chức quốc tế nhằm giảm bớt khó khăn. Từ đó, chỉ ra những thách
thức mà Việt Nam – một quốc gia có độ mở cao cũng đang phải đối mặt trong lĩnh vực
thương mại quốc tế, cuối cùng là đưa ra một số kiến nghị và đề xuất giải pháp để giúp
thương mại Việt Nam phục hồi và phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn tiếp theo.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu các nội dung liên quan đến dịch bệnh
và thương mại toàn cầu, thách thức mà thương mại quốc tế phải đối mặt trong
thời buổi dịch Covid-19.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài đề cập đến những vấn đề liên quan đến dịch bệnh
và thương mại toàn cầu, thấy được thách thức mà đại dịch Covid-19 gây ra đối với
thương mại quốc tế. Tác giả tập trung nghiên cứu các lĩnh vực liên quan đến
thương mại toàn cầu bao gồm dịng lưu chuyển hàng hóa – dịch vụ, chủ nghĩa bảo hộ,
2


chuỗi cung ứng tồn cầu, chi phí thương mại, trợ cấp chính phủ liên quan đến
thương mại, tài trợ thương mại và tín dụng thương mại cùng các phản ứng chính sách
để duy trì thương mại trong dịch bệnh.
4. Phương pháp nghiên cứu
Số liệu được sử dụng trong bài là số liệu thứ cấp được tổng hợp từ các nguồn
tin cậy như WTO, WHO, Global Trade Alert, World Bank, Tổng cục Thống kê,
Tổng cục Hải Quan, ...
Phương pháp được sử dụng trong bài là các phương pháp khoa học truyền thống
như so sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá, …

5. Cấu trúc Khóa luận
Ngồi lời mở đầu và kết luận, mục lục, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo,
nội dung khóa luận bao gồm ba chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Khái quát chung về đại dịch Covid-19 và thương mại tồn cầu,
trình bày những vấn đề cơ bản nhất liên quan đến dịch Covid-19 và thương mại
quốc tế, bao gồm các khái niệm và mối quan hệ giữa hai lĩnh vực này.
Chương 2: Thách thức đặt ra với thương mại toàn cầu trong bối cảnh đại dịch
Covid-19, tập trung trình bày sáu thách thức chính mà thương mại thế giới đang phải
đối mặt cùng những chính sách ứng phó của các quốc gia và tổ chức quốc tế.
Chương 3: Thách thức đối với thương mại Việt Nam trong dịch bệnh Covid-19
và đề xuất giải pháp vượt qua khó khăn, phân tích những thách thức mà Việt Nam
gặp phải liên quan đến thương mại quốc tế và đưa ra những kiến nghị cùng đề xuất
giải pháp trong giai đoạn tới.

3


CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẠI DỊCH COVID-19 VÀ
THƯƠNG MẠI TOÀN CẦU
1.1 Khái quát về đại dịch Covid-19
1.1.1 Dịch bệnh và các vấn đề liên quan đến dịch bệnh
Trước khi đi vào nội dung chính của đề tài nghiên cứu cần làm rõ các khái niệm
liên quan đến dịch bệnh. Mục tiêu chính của đề tài là phân tích khía cạnh thương mại
toàn cầu dưới tác động của đại dịch Covid-19 nên tác giả sẽ không đi sâu vào các
đặc điểm sinh học của dịch bệnh mà sẽ chỉ trích dẫn khái niệm cơ bản được cung cấp
bởi tài liệu của WHO.
Theo định nghĩa của WHO, dịch bệnh xảy ra khi các trường hợp mắc bệnh
liên quan đến sức khỏe vượt quá con số kỳ vọng của một cộng đồng hoặc một
khu vực. Số ca nhiễm phụ thuộc vào quy mơ, đặc điểm dân số, kinh nghiệm về dịch

bệnh đó, thời gian, địa điểm bùng phát dịch, ... Một dịch bệnh mới lây lan trên
phạm vi toàn cầu hoặc một phạm vi lãnh thổ rất rộng, vượt qua ranh giới các quốc gia
và ảnh hưởng đến bộ phận lớn dân số sẽ trở thành đại dịch. Hay có thể hiểu một cách
ngắn gọn rằng dịch bệnh là sự lây lan nhanh chóng của căn bệnh mới trong một
cộng đồng hoặc khu vực và khi lan rộng trên phạm vi lớn sẽ được công bố là đại dịch.
Dịch bệnh là một yếu tố quan trọng cần xem xét trong quá trình phát triển của
loài người. Theo Jonung và Roeger (2006), đã có hơn 10 đại dịch diễn ra trong hơn
300 năm qua và gần đây nhất là sự bùng nổ của đại dịch do chủng mới của virus
corona gây ra – đại dịch Covid-19. Cả xã hội và nền kinh tế đều phải gánh chịu những
hậu quả nặng nề từ đại dịch này. Khi dịch bệnh bùng phát, điều chế vaccine là
phương pháp hiệu quả nhất để chấm dứt sự lây lan của virus gây bệnh. Với công nghệ
điều chế vaccine hiện nay, cũng phải mất ít nhất từ 4 – 6 tháng sau khi dịch khởi phát
để sản xuất vaccine điều trị đặc hiệu. Do đó, theo khuyến cáo của Trung tâm
Kiểm sốt và Phịng ngừa Dịch bệnh (viết tắt là CDC), để ngăn ngừa dịch bệnh thì
ngồi các nỗ lực về y tế cần kịp thời áp dụng các biện pháp giảm thiểu nguy cơ cho
cộng đồng. Các biện pháp giảm thiểu nguy cơ cho cộng đồng bao gồm các hành động
mà mọi người và cộng đồng có thể thực hiện để làm chậm sự lây lan của chủng virus
4


mới có khả năng phát triển thành đại dịch1. Các biện pháp giảm thiểu nguy cơ cho
cộng đồng được thực hiện nhằm hạn chế tốc độ lây lan của dịch bệnh, có đủ thời gian
cho việc nghiên cứu và điều chế vaccine đặc trị; giảm số ca nhiễm tại đỉnh dịch, từ đó
giảm áp lực đối với hệ thống chăm sóc sức khỏe, hạn chế ảnh hưởng đến kinh tế xã hội và giảm tỷ lệ nhiễm bệnh và tử vong trong cộng đồng.
Những biện pháp này có thể được áp dụng với mọi đối tượng và tại nhiều
địa điểm khác nhau, từ nhà ở, nơi làm việc đến các địa điểm tập trung đông người.
Đối với mỗi cá nhân, cần tự nguyện cách ly tại nhà khi có các biểu hiện nhiễm bệnh
và vệ sinh sát khuẩn thường xuyên. Trong phạm vi cộng đồng, các biện pháp có thể
thực hiện bao gồm đóng cửa trường học, hủy các sự kiện đông người, hạn chế đi lại,
cách ly xã hội, làm việc tại nhà nhằm hạn chế sự tiếp xúc trực tiếp giữa người với

người. Để đạt được hiệu quả phòng dịch tốt nhất, các biện pháp này cần phải được
thực hiện sớm, có sự điều chỉnh phù hợp với tình hình dịch bệnh để cân bằng giữa
lợi ích xã hội và chi phí kinh tế. Xác định thời gian áp dụng sẽ phải đảm bảo hai
yêu cầu: kịp thời làm giảm tốc độ gia tăng số ca nhiễm mới ở thời kỳ đầu, và thời gian
duy trì phải đủ dài để làm thoải đỉnh dịch xuống mức thấp hơn so dự đoán. Việc
nới lỏng các biện pháp quá sớm có thể dẫn đến nguy cơ tái bùng phát dịch. Tuy nhiên,
việc duy trì các biện pháp quá lâu sẽ dẫn tới những gián đoạn trong hoạt động kinh tế
- xã hội.
Các biện pháp có thể giảm nguy cơ lây nhiễm nhờ việc hạn chế sự tiếp xúc với
người bệnh, nhưng cũng sẽ đặt ra nhiều thách thức đối với cá nhân, hộ gia đình, người
sử dụng lao động và cộng đồng địa phương trong việc duy trì các hoạt động kinh tế
xã hội trong khi vẫn đảm bảo an toàn sức khỏe. Trong phạm vi đề tài, tác giả sẽ
tập trung vào khía cạnh kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực thương mại quốc tế.
1.1.2 Đại dịch Covid-19
Theo công bố của WHO, Covid-19 là một bệnh truyền nhiễm do chủng mới của
virus corona gây ra. Những người nhiễm loại virus này sẽ có những biểu hiện từ nhẹ
đến nặng về hơ hấp và có khả năng hồi phục mà khơng cần chữa trị. Với những người
có các bệnh lý nền nặng như tim mạch, tiểu đường, hô hấp mãn tính, ung thư thì khi
nhiễm virus, bệnh tình sẽ dễ chuyển biến sang mức độ nghiêm trọng. Virus này lây
1

CDC, 2017, Community Mitigation Guidelines to Prevent Pandemic Influenza – United States.

5


chủ yếu qua các giọt nhỏ khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói, do đó dễ dàng lây lan
nhanh chóng trong cộng đồng. Covid-19 có nhiều biểu hiện giống với các bệnh
cảm cúm thông thường nên dễ khiến mọi người chủ quan. Trung bình bệnh nhân sẽ
biểu hiện triệu chứng bệnh trong khoảng 5 – 6 ngày sau khi nhiễm virus, tuy nhiên

thực tế cho thấy có những trường hợp phải đến 14 ngày (hoặc hơn) mới có biểu hiện,
thậm chí có người nhiễm cịn khơng có triệu chứng.
Theo WHO, vào tháng 12/2019, ở Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc) đã
xuất hiện nhiều ca viêm phổi không rõ nguyên nhân. Nguồn gốc của virus được coi
là xuất phát từ một chợ hải sản ở khu vực này, và đã bị đóng cửa vào ngày 1/1/2020
ngay sau khi xuất hiện cảnh báo về dịch tễ học. Những cuộc điều tra ban đầu cho thấy
căn bệnh này do một loại virus mới gây ra, có thể truyền từ người sang người. Ngày
21/01/2020, WHO đã công bố báo cáo đầu tiên về chủng mới của virus corona,
xác nhận 282 trường hợp mắc bệnh ở Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Ngày 25/01, xuất hiện các ca nhiễm đầu tiên ở châu Âu. Vào ngày 30/01, sự xuất hiện
của virus ở nhiều khu vực trên thế giới đã khiến WHO thành lập Ủy ban Khẩn cấp
mới, tuyên bố trường hợp khẩn cấp về tình trạng sức khỏe tồn cầu. Tính đến ngày
11/3, có 118.319 trường hợp được xác nhận trên toàn thế giới, và WHO đã tuyên bố
đây là "đại dịch tồn cầu". Các quốc gia đã nhanh chóng áp dụng các biện pháp
can thiệp cộng đồng để ngăn chặn sự lây lan bao gồm cách ly tại nhà, cách ly
tự nguyện, giãn cách xã hội, đóng cửa trường học, ...Vào tháng 5, hầu hết mọi
quốc gia trên thế giới đã áp dụng hạn chế nhập cảnh, ảnh hưởng đến du lịch,
thương mại, đầu tư nước ngoài, dịch chuyển lao động và phát triển trong nhiều năm
tới.
Tính đến 17h22 ngày 19/12/2020, tổng số ca nhiễm trên toàn cầu đạt mức
74.299.042 ca, trong đó số ca nhiễm mới trong vịng 24h trước là 700.846 ca, tổng số
ca tử vong là 1.669.982, trong 24h qua ghi nhận là 13.289 ca.

6


Hình 1.1 Thống kê số ca nhiễm Covid-19 theo khu vực tính đến ngày
19/12/2020
Đơn vị: Người


Tổng số ca nhiễm
Phía Tây Thái Bình Dương

999.891

Châu Phi

1.701.091

Đơng Địa Trung Hải

4.641.968

Đơng Nam Á

11.572.247

Châu Âu

23.457.397

Châu Mỹ

31.925.704
0

10.000.000 20.000.000 30.000.000 40.000.000

Nguồn: WHO
1.2 Khái quát về thương mại tồn cầu

1.2.1 Sự hình thành và phát triển thương mại quốc tế
1.2.1.1 Các khái niệm liên quan đến thương mại quốc tế
Dưới đây là một số khái niệm về thương mại quốc tế có liên quan đến nội dung
chính của đề tài.
Thương mại là sự trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các cá nhân hoặc các
nhóm người một cách trực tiếp thông qua cơ chế trao đổi hàng lấy hàng hoặc một
cách gián tiếp thông qua phương tiện trung gian là tiền. Khơng có thương mại, nghĩa
là khơng có sự trao đổi, các cá nhân hoặc nhóm người phải tìm cách thỏa mãn tất cả
các nhu cầu dựa vào các nguồn lực sẵn có thuộc sở hữu của mình. Xét trên phạm vi
một quốc gia, mỗi nước có những đặc điểm địa lý, kinh tế, xã hội khác nhau nên có
những lợi thế sản xuất khác nhau. Từ nhu cầu muốn tiêu dùng nhiều loại hàng hóa,
thương mại quốc tế được hình thành. Thương mại quốc tế là sự trao đổi hàng hóa và
dịch vụ giữa các quốc gia thông qua hoạt động xuất nhập khẩu. Theo học thuyết của
Adam Smith và David Ricardo, các quốc gia nên chun mơn hóa sản xuất các
mặt hàng mà quốc gia mình có lợi thế (lợi thế tuyệt đối hoặc lợi thế so sánh) và
7


tham gia vào thương mại để đổi lấy các mặt hàng mà quốc gia đó sản xuất khơng
hiệu quả, cho phép mở rộng khả năng tiêu dùng của người dân. Mơ hình Hecksher –
Ohlin nhấn mạnh sự khác biệt về nguồn lực (lao động, vốn, đất đai) là nguồn gốc của
ngoại thương, mỗi quốc gia nên xuất khẩu hàng hóa thâm dụng yếu tố sản xuất mà
quốc gia đó dồi dào và nhập khẩu hàng hóa cần nhiều yếu tố sản xuất mà nước đó
khan hiếm. Hoạt động thương mại tối ưu hóa việc phân cơng lao động và chun mơn
hóa sản xuất quốc tế, dẫn đến việc hình thành chuỗi giá trị toàn cầu, kết quả là các
nền kinh tế ngày các phụ thuộc lẫn nhau. Thương mại quốc tế cho phép các nước
tham gia mua được hàng hóa và dịch vụ với giá rẻ hơn so với việc tự sản xuất hoặc
tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ mà sản xuất trong nước không thể đáp ứng được.
Thương mại hàng hóa đơn giản là việc xuất nhập khẩu các loại hàng hóa
hữu hình qua biên giới. Thương mại dịch vụ trải rộng từ dịch vụ thông tin liên lạc đến

giao thơng vận tải, tài chính, giáo dục, du lịch và dịch vụ môi trường. Đây là lĩnh vực
bao gồm những thành phần năng động nhất của thương mại quốc tế. Những tiến bộ
vượt bậc trong khoa học công nghệ ở thế kỷ XXI đã giúp cho việc cung cấp dịch vụ
xuyên biên giới trở nên dễ dàng hơn.
Độ mở thương mại được đo lường bằng tỷ lệ giữa tổng giá trị thương mại
(xuất khẩu cộng nhập khẩu) trên tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Chỉ số này càng cao
thì ảnh hưởng của thương mại đến hoạt động kinh tế trong nước càng lớn.
Tự do hóa thương mại là việc loại bỏ hoặc giảm bớt các hạn chế hoặc rào cản
đối với trao đổi hàng hóa tự do giữa các quốc gia. Trái ngược với tự do hóa
thương mại là bảo hộ thương mại hay còn gọi là bảo hộ mậu dịch. Bảo hộ thương mại
là việc nhà nước thực hiện chính sách đóng cửa thanh tốn nội địa, danh mục
hàng hóa hạn chế xuất nhập khẩu. Bảo hộ thương mại thường được các quốc gia
sử dụng nhằm mục đích hạn chế thâm hụt thương mại với các đối tác thương mại,
bảo vệ các ngành sản xuất nội địa.
Chi phí thương mại bao gồm tất cả các chi phí phát sinh để đưa hàng hóa đến
với người tiêu dùng cuối cùng bên cạnh chi phí biên của việc sản xuất hàng hóa đó.
Chi phí thương mại bao gồm: chi phí vận chuyển (gồm cả cước phí vận chuyển và
chi phí thời gian vận chuyển), các rào cản chính sách (rào cản thuế quan và phi thuế
quan), chi phí thơng tin, chi phí thực hiện hợp đồng, chi phí liên quan đến việc
8


sử dụng các loại tiền tệ khác nhau, chi phí pháp lý và quy định và chi phí phân phối
tại địa phương.
Raphael Kaplinsky và Mike Morris đã đưa ra định nghĩa về chuỗi giá trị
toàn cầu là "một dây chuyền sản xuất kinh doanh theo phương thức tồn cầu hóa
trong đó có nhiều nước tham gia, chủ yếu là các doanh nghiệp tham gia vào các
công đoạn khác nhau từ thiết kế, chế tạo, tiếp thị đến phân phối và hỗ trợ người
tiêu dùng". Chuỗi cung ứng là một quá trình chuyển đổi từ ngun vật liệu thơ cho
tới sản phẩm hồn chỉnh thơng qua q trình chế biến và phân phối tới tay khách hàng

cuối cùng (Michael Porter, 1990).
Theo Điều 1 Hiệp định về Trợ cấp và các Biện pháp đối kháng (Hiệp định SCM)
của WTO quy định trợ cấp trong thương mại quốc tế tồn tại nếu có bất kỳ hỗ trợ
tài chính nào của Nhà nước hoặc một tổ chức cơng mang lại lợi ích cho doanh nghiệp
hoặc ngành sản xuất, bao gồm: hỗ trợ trực tiếp bằng tiền chuyển ngay hoặc
hứa chuyển; miễn hoặc cho qua những khoản thu lẽ ra phải đóng; mua hàng, cung cấp
các dịch vụ hoặc hàng hóa; thanh tốn tiền cho một nhà tài trợ hoặc giao cho một
đơn vị tư nhân tiến hành các hoạt động trên theo cách thức mà Chính phủ vẫn làm.
Có 3 loại trợ cấp trong thương mại quốc tế: trợ cấp bị cấm (trợ cấp đèn đỏ), trợ cấp
không bị khiếu kiện (trợ cấp đèn xanh), trợ cấp khơng bị cấm nhưng có thể bị
khiếu kiện (trợ cấp đèn vàng).
Tài trợ thương mại là hình thức khác của cho vay thương mại, đóng vai trị là
trung gian thanh toán giữa người mua và người bán trong hoạt động kinh doanh.
Tài trợ thương mại giúp các nhà nhập khẩu và xuất khẩu có thể giao dịch kinh doanh
thông qua thương mại. Tài trợ thương mại cung cấp cho nhà xuất khẩu các khoản
phải thu hoặc thanh toán dựa theo thỏa thuận trong khi nhà nhập khẩu có thể được
nới rộng tín dụng để thực hiện lệnh giao dịch. Tài trợ thương mại đã góp phần vào
tăng trưởng thương mại quốc tế. Tín dụng thương mại là quan hệ sử dụng vốn
lẫn nhau giữa các doanh nghiệp thơng qua mua bán chịu hàng hóa.
1.2.1.2 Q trình phát triển của thương mại quốc tế
Trong lịch sử kinh tế thế giới, hoạt động trao đổi hàng hóa đầu tiên chỉ gói gọn
trong một quốc gia. Sau đó, khi kinh tế phát triển hơn, hàng hóa sản xuất ra dư thừa,

9


nhu cầu về việc sử dụng các sản phẩm không có khả năng tự sản xuất tăng cao. Từ đó,
thuật ngữ thương mại quốc tế ra đời.
Hình 1.2 Độ mở thương mại của thế giới giai đoạn 1500 – 2017
Đơn vị: %


Nguồn: Our World in Data
Tính đến năm 1800, thương mại quốc tế ở tình trạng kém phát triển, tổng giá trị
xuất nhập khẩu chưa bao giờ vượt mức 10% GDP. Bước sang thế kỷ XIX, thương mại
thế giới có sự tăng trưởng đáng kể nhờ tiến bộ công nghệ. Đến năm 1913, tăng trưởng
thương mại toàn cầu vượt mức 3% mỗi năm. Đây chính là thời điểm bắt đầu làn sóng
tồn cầu hóa thứ nhất. Khi Thế chiến thứ nhất bùng nổ, thế giới lại chứng kiến sự
lên ngôi của chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa tự do suy tàn khiến cho hoạt động
thương mại sụt giảm mạnh mẽ. Sau Thế chiến thứ hai, thương mại lại có sự khởi sắc
trở lại, thậm chí cịn tăng trưởng mạnh mẽ hơn thời kỳ trước Thế chiến thứ nhất,
đánh dấu sự phát triển của làn sóng tồn cầu hóa thứ hai. Hệ thống xã hội chủ nghĩa
hình thành cùng với sự tan rã của hệ thống thuộc địa, xu hướng mở rộng chun mơn
hóa và hợp tác quốc tế, các quốc gia có xu hướng quay trở về chính sách tự do hóa

10


thương mại. Tổng giá trị xuất nhập khẩu giữa các quốc gia vượt mức 50% giá trị
sản xuất toàn cầu.
Trước làn sóng tồn cầu hóa thứ nhất, thương mại quốc tế diễn ra khi mà
các nước thực dân vận chuyển hàng hóa từ nước thuộc địa về chính quốc. Động lực
của làn sóng tồn cầu hóa thứ hai là cơng nghệ. Sự phát triển của thương mại
hàng không, điện thoại trở thành phương thức liên lạc chủ yếu, … đã làm giảm chi
phí giao dịch thương mại. Điều này khơng chỉ ảnh hưởng đến khối lượng thương mại
mà còn mở rộng các loại hình thương mại. Thương mại nội ngành phát triển, bao gồm
hàng hóa sơ cấp, trung gian và sản phẩm cuối cùng. Loại hình thương mại này đã
đóng góp tích cực cho sự hình thành chuỗi giá trị toàn cầu.
Trong thế kỷ XX, nhờ những tiến bộ vượt bậc trong khoa học công nghệ,
cũng như sự phát triển lợi thế kinh tế theo quy mơ, chi phí vận tải và thơng tin liên lạc
đã giảm đáng kể.

Hình 1.3 Chi phí vận tải và thơng tin liên lạc giai đoạn 1920 - 2015

Nguồn: WorldBank Group
Năm 1960, chi phí vận tải đường biển tính theo trọng tải giảm chỉ cịn bằng ⅓
so với năm 1920. Chi phí vận tải hàng không cũng giảm đáng kể. Vận tải hàng không
phát triển bùng nổ sau Chiến tranh thế giới thứ hai nhờ áp dụng cải tiến công nghệ,
cải thiện hiệu suất sử dụng nhiên liệu. Những năm 1970 đánh dấu ra đời các loại
máy bay đường dài tiết kiệm nhiên liệu như Boeing 747. Tuy nhiên, đến năm 2000,
11


chi phí vận tải hàng khơng chững lại, thậm chí có xu hướng tăng lên do sự gia tăng
chi phí khai thác nhiên liệu. Chi phí viễn thơng cũng giảm đáng kể, giá của một
cuộc gọi quốc tế vào năm 2000 chỉ bằng khoảng 1% so với năm 1920. Đặc biệt, với
sự ra đời của mạng Internet, liên lạc đã gần như trở thành miễn phí và phủ sóng khắp
tồn cầu. Cùng với đó, chi phí lưu trữ máy tính giảm đáng kể, giúp cho máy tính
cá nhân trở nên phổ biến, tạo thuận lợi cho việc giao thương buôn bán xuyên
biên giới.
Cùng với sự phát triển của thương mại, các Hiệp định thương mại cũng ra đời,
nhiều khối liên kết khu vực và liên khu vực ở các châu lục được hình thành. Đặc biệt,
sự ra đời của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) vào năm 1948
đã phản ánh xu hướng tự do hóa thương mại trên phạm vi toàn cầu. Năm 1995, GATT
được thay thế bằng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), đóng vai trị thúc đẩy
mạnh mẽ hơn q trình tự do hóa thương mại giữa các nước thành viên, và là một
tổ chức giải quyết các vấn đề liên quan đến thương mại quốc tế. Từ sau năm 1990, sự
gia tăng hình thành chuỗi giá trị tồn cầu đã thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển
nhanh chóng. Các quốc gia tập trung chun mơn hóa sản xuất, hoạt động sản xuất
được phân bố khắp nơi trên thế giới, tăng cường kết nối giữa các quốc gia.
Ngay trước khi đại dịch bùng phát, thương mại tồn cầu đã khơng mấy khởi sắc.
Thương mại đã chậm lại vào năm 2019 trước khi virus tấn công nền kinh tế thế giới

do bị đè nặng bởi căng thẳng thương mại và sự chậm lại trong tăng trưởng kinh tế
toàn cầu. Năm 2019, tổng khối lượng thương mại hàng hóa giảm 0,1% và giảm 3%
về giá trị so với năm 2018. Thương mại dịch vụ cũng cho thấy chiều hướng tương tự,
ghi nhận mức giảm 2,1% so với năm trước. Thương mại hàng hóa chững lại cũng
khiến cho dịch vụ vận tải xuất khẩu giảm 0,8% và lĩnh vực du lịch chỉ tăng trưởng ở
mức 1%.
Trong bốn thập kỷ vừa qua, thế giới đã chứng kiến sự tăng trưởng gần như theo
cấp số nhân trong dịng chảy thương mại tồn cầu. Cùng với đó, chuỗi cung ứng
tồn cầu được hình thành với mức độ phức tạp ngày càng gia tăng. Chuỗi giá trị
toàn cầu đã thúc đẩy sự tăng trưởng thương mại quốc tế từ sau năm 1990 và hiện
chiếm gần một nửa tổng thương mại thế giới. Theo đó, Trung Quốc đã trở thành
điểm đến thu hút nhiều doanh nghiệp sản xuất nhờ môi trường kinh doanh năng động,
12


dân số đông cung cấp nguồn lao động giá rẻ. Vào những năm 1980, Trung Quốc được
đứng thứ 7 trên thế giới về sản xuất, đến năm 2011 Trung Quốc đã vượt qua Mỹ để
trở thành nhà sản xuất hàng hóa lớn nhất thế giới. Từ năm 2010, Trung Quốc trở
thành một nền kinh tế mới nổi với các chuỗi cơng nghiệp tương đối hồn chỉnh.
Quốc gia này đã trở thành trung tâm của mạng lưới chuỗi cung ứng toàn cầu, với
xuất nhập khẩu các sản phẩm trung gian chiếm tỷ trọng tương đối cao. Hình 1.4 cho
thấy thế giới ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc, trong khi Trung Quốc đang giảm
sự phụ thuộc của mình vào các quốc gia khác.
Hình 1.4 Mức độ phụ thuộc giữa Trung Quốc và phần còn lại của thế giới

Nguồn: Tradefinanceglobal.com
Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2008, tăng trưởng thương mại
đã chậm lại và việc mở rộng các chuỗi giá trị tồn cầu bị đình trệ. Mặc dù từ năm
2009, các nước phát triển đã đưa ra các biện pháp như tái cơng nghiệp hóa, đưa
sản xuất cơng nghiệp trở lại nước, ... để giảm mức độ phụ thuộc vào thị trường thế

giới nhưng cho đến nay vẫn không mấy hiệu quả. Điều này cho thấy ngay cả các nước
phát triển nhất cũng khó thay đổi cục diện phân cơng trong chuỗi cơng nghiệp
tồn cầu. Theo cơng bố của World Bank, gần 200 nền kinh tế thế giới nhập khẩu
hàng hóa từ Trung Quốc, với các sản phẩm trung gian chiếm trung bình 21,7% tổng
các mặt hàng nhập khẩu. Các quốc gia nhập khẩu hàng hóa trung gian từ Trung Quốc
và sử dụng chúng trong quá trình sản xuất trong nước. Vì vậy, bất kỳ sự gián đoạn
này trong thương mại hàng hóa trung gian có thể ảnh hưởng đến tính liên tục của
tồn bộ q trình sản xuất và dẫn đến thiệt hại nặng về mặt kinh tế.

13


Những năm gần đây, hệ thống thương mại đa phương và một số liên kết kinh tế
khu vực cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn. Các chương trình nghị sự
phát triển trong khn khổ WTO khơng có chuyển biến đáng chú ý mới, một số diễn
đàn đa phương hoặc nhiều bên như WTO, Liên Hợp quốc, G20, G7, ... gặp khó khăn
trong việc tìm tiếng nói chung. Các cuộc đàm phán thương mại trong khuôn khổ của
WTO cũng bị đình trệ và vướng phải nhiều trở ngại khiến các thành viên WTO có
xu hướng chuyển sang ký kết các thỏa thuận thương mại tự do song phương hoặc
nhiều bên (RTA/FTA). Các thành viên WTO khơng thể đưa Vịng đàm phán Doha
kết thúc thành công và sự gia tăng biện pháp bảo hộ thương mại sau cuộc
khủng hoảng tài chính tồn cầu 2008 – 2009 đang cho thấy chủ nghĩa đa phương đang
dần mai một. Các nỗ lực thúc đẩy hợp tác và liên kết kinh tế ở cấp khu vực, nhiều bên
và song phương diễn ra với tốc độ chậm hơn.
Xung đột thương mại và tranh chấp thương mại giữa các nền kinh tế trở nên
thường xuyên hơn. Việc xử lý tranh chấp khơng cịn dừng ở mức trao đổi, đàm phán
song phương mà đã nâng thành hành động pháp lý. Nhiều nước đã có những bước
điều chỉnh chính sách phục vụ lợi ích riêng như Mỹ với chính sách "Nước Mỹ
trên hết" hay Anh với chủ trương Brexit. Từ khi Tổng thống Trump lên nắm quyền
lãnh đạo nước Mỹ, nhiều chính sách của ơng đã ảnh hưởng rộng lớn đến thương mại

quốc tế. Ông đã đơn phương rút khỏi các hiệp định thương mại tự do đa phương mà
Mỹ đã ký kết, bao gồm Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương và Hiệp định
Thương mại Tự do Bắc Mỹ, và hướng tới các thỏa thuận song phương. Trong bối cảnh
đó, chủ nghĩa bảo hộ càng trỗi dậy mạnh mẽ. Các biện pháp hạn chế thâm hụt
thương mại được sử dụng nhiều hơn. Theo nhận định của Gunnella và Quaglietti
(2019), quá trình hội nhập thương mại bắt đầu từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai đã
chậm lại và trong vài năm gần đây thế giới chứng kiến sự gia tăng của chủ nghĩa
dân tộc thuần túy. Bảo hộ thương mại đang có xu hướng quay lại và diễn ra mạnh mẽ
hơn từ sau hai cuộc suy thoái kinh tế năm 1997 và 2008 (Fajgelbaum và cộng sự,
2020). Ngày nay, bảo hộ thương mại được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau
từ trực tiếp như gia tăng thuế quan đến gián tiếp gồm các biện pháp phi thuế quan
như hạn ngạch xuất nhập khẩu, các quy định về thủ tục hành chính, các rào cản
kỹ thuật, …
14


Hình 1.5 Số lượng can thiệp thương mại được áp dụng mới mỗi năm, giai đoạn
2009 – 2019
Tự do hóa thương mại

Bảo hộ thương mại

Tổng

1600
1400
1200
1000
800
600

400
200

0
2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Global Trade Alert
Theo thống kê của Global Trade Alert, số lượng can thiệp thương mại của
chính phủ các nước đã gia tăng đáng kể từ sau cuộc Khủng hoảng 2008 – 2009. Trong
các biện pháp can thiệp, số lượng các biện pháp bảo hộ thương mại chiếm tỷ lệ lớn
hơn nhiều so với các biện pháp nhằm tự do hóa thương mại. Tính đến hết năm 2019,
có thêm 1.349 biện pháp can thiệp thương mại mới được áp dụng, trong đó có 1.083
biện pháp bảo hộ thương mại, gấp 4 lần các biện pháp tự do hóa thương mại (266).
Điều này đang tác động xấu đến dòng chảy thương mại quốc tế, cản trở quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế.
Bảo hộ thương mại lên đến đỉnh điểm là xung đột thương mại giữa Mỹ và
Trung Quốc từ cuối năm 2018 đã khiến thương mại toàn cầu sụt giảm. Theo ước tính,
cuộc chiến thương mại này gây thiệt hại khoảng 3% tổng thương mại toàn cầu –
tương ứng 550 tỷ USD và tạo ra hiệu ứng lan truyền trên toàn cầu từ đầu tư
kinh doanh đến chuỗi giá trị và dịng chảy thương mại. Bảo hộ thương mại được
dự đốn sẽ tiếp tục gia tăng khi các chính sách thuận lợi hóa thương mại giảm đi khi
Mỹ tiếp tục theo đuổi chính sách "nước Mỹ trên hết", đẩy mạnh các chính sách nhằm
giảm thâm hụt thương mại với các đối tác tồn cầu.
Theo Hình 1.6, về xuất khẩu, năm quốc gia gồm Trung Quốc, Mỹ, Đức,
Nhật Bản và Hà Lan chiếm gầm 40% giá trị xuất khẩu toàn cầu. Về nhập khẩu, sáu
15


quốc gia đã chiếm gần một nửa tổng giá trị nhập khẩu thế giới. Mỹ và Trung Quốc
thay nhau giữ vị trí là nhà nhập khẩu và xuất khẩu hàng đầu thế giới với tỷ trọng

tương ứng là 13,98% và 13,76%. Do đó, căng thẳng thương mại giữa hai cường quốc
này đã tác động mạnh mẽ đến thương mại của các quốc gia khác, từ đó ảnh hưởng
đến dịng chảy thương mại tồn cầu.
Hình 1.6 Tỷ trọng xuất nhập khẩu của một số quốc gia hàng đầu năm 2019
Đơn vị: %

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ trang web Trendeconomy.com
Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh rằng tự do hóa thương mại vẫn là xu thế chung
của thế giới.
Hình 1.7 Thuế suất trung bình và độ mở thương mại thế giới, 1988 – 2018
Đơn vị: %
Thuế suất trung bình thế giới (%)

%
9

Trade (% of GDP)

% GDP
80

8
7

60

6
5

40


4
3

20

2
1
0

0
1988

1991

1994

1997

2000

2003

2006

2009

2012

2015


2018

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ WorldBank
16


Theo đó, thuế suất trung bình giảm từ 8,5% năm 1994 xuống 2,5% năm 2017,
từ giữa năm 2018, thuế quan bắt đầu gia tăng trở lại do sự căng thẳng leo thang giữa
Mỹ và Trung Quốc. Thương mại cuối thế kỷ XX cũng đạt được thành tựu, bao gồm
việc ký kết Hiệp ước Maastricht và chính thức hóa Liên minh Châu Âu (EU), ký kết
Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) và việc thành lập WTO.
1.2.2 Ảnh hưởng của thương mại đến nền kinh tế các quốc gia
Lợi ích của thương mại quốc tế có được nhờ chuyên mơn hóa sản xuất và
sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả nhất (sản xuất hàng hóa mà nước đó có lợi thế
tương đối), và sử dụng thu nhập có được từ sản xuất đó để mua hàng hóa và dịch vụ
mà nước đó mong muốn. Nếu mỗi quốc gia chun mơn hóa mặt hàng mà mình
sản xuất có hiệu quả và trao đổi với quốc gia khác, các hai nước đều thu được lợi ích
từ thương mại. Khi các quốc gia tự sản xuất tất cả các mặt hàng sẽ dẫn đến tình trạng
lãng phí nguồn lực.
Thương mại quốc tế có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế của một
quốc gia. Hoạt động trao đổi hàng hóa và dịch vụ xuyên biên giới sẽ thúc đẩy
chuyên môn hóa sản xuất, từ đó các nguồn lực sản xuất khan hiếm được sử dụng
một cách hiệu quả hơn trong nền kinh tế. Các doanh nghiệp trong nước, dựa vào
lợi thế cạnh tranh sẽ mở rộng quy mô sản xuất theo hướng chun mơn hóa, giúp tăng
cơ hội việc làm và đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế. Việc mở cửa nền kinh tế còn giúp
thu hút nguồn đầu tư nước ngồi, có thêm nguồn lực để phát triển kinh tế trong nước.
Frankel và Romer (1999) cho thấy thương mại có ảnh hưởng mạnh mẽ đến
tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Alcalá và Ciccone (2004) cho thấy thương mại
góp phần thúc đẩy sự gia tăng thu nhập bình quân đầu người (đại diện bởi GDP

bình quân đầu người) và năng suất kinh tế vĩ mơ (GDP bình qn lao động) trong
dài hạn. Tự do hóa thương mại cũng đóng vai trị tích cực trong việc cải thiện
năng suất lao động của doanh nghiệp, giúp tăng cường đổi mới và áp dụng công nghệ
mới trong sản xuất (Bloom, Draca và Van Reenen, 2016) đồng thời giúp tăng tổng
năng suất lao động do phân phối lại việc làm và nguồn lực vào các doanh nghiệp sản
xuất hiệu quả hơn (Pavcnik, 2002). Khi một quốc gia tham gia vào thương mại, cung
và cầu hàng hóa và dịch vụ trong nước biến đổi, từ đó làm thay đổi giá cả nội địa,
do đó ảnh hưởng đến người tiêu dùng.
17


Tuy nhiên, không phải tất cả các bộ phận dân cư đều nhận được lợi ích từ
thương mại như nhau, điều này phụ thuộc vào nhóm người và cơng việc của họ.
Thương mại có ảnh hưởng tiêu cực đến một bộ phận dân cư, do ảnh hưởng tới
tiền lương và cơ hội việc làm, phụ thuộc vào vị thế của họ trong hệ thống kinh tế.
1.3 Mối quan hệ giữa đại dịch và thương mại toàn cầu
1.3.1 Ảnh hưởng của thương mại quốc tế đến sự bùng nổ và lan rộng của dịch
bệnh
Thương mại quốc tế tác động đến dịch bệnh theo nhiều kênh khác nhau, bao
gồm sự di chuyển tự do của con người, vận chuyển hàng hóa và các vật trung gian
truyền bệnh. Việc đi lại và di chuyển của con người là nguồn gốc chính của dịch bệnh
trong suốt lịch sử được ghi lại, khiến nhiều nhà nghiên cứu cảnh báo về sự bùng nổ
nhiều dịch bệnh mới trong tương lai. Adda (2016) đã chỉ ra rằng sự phát triển
giao thơng vận tải góp phần đẩy nhanh sự lây lan của virus, đồng thời cho thấy các
khu vực có độ mở thương mại cao thì tình hình dịch bệnh thường nghiêm trọng hơn.
Echenberg (2002) cho rằng sự gia tăng thông tin liên lạc, du lịch và thương mại là
nguyên nhân bùng phát dịch hạch ở các thành phố thuộc địa châu Phi.
Các đồn lữ hành bn bán, các cuộc hành hương tôn giáo và các cuộc diễn tập
quân sự đã tạo điều kiện cho sự lây lan của nhiều loại dịch bệnh. Việc trao đổi,
buôn bán cũng như sự di chuyển của con người giữa các quốc gia đã xuất hiện cách

đây ít nhất 2.000 năm, vào thời kỳ của tuyến đường thương mại mang tên "Con đường
tơ lụa" cổ đại, cùng với đó là sự xuất hiện của các bệnh truyền nhiễm trên phạm vi
toàn cầu. Ví dụ, trong khoảng thời gian từ năm 165 đến 180 Sau Công nguyên,
hàng triệu người dân La Mã tử vong vì bệnh đậu mùa. Ba thế kỷ sau, năm 542 – 543
Sau Công Nguyên, dịch hạch tấn công châu Âu. Thế kỷ XIV, dịch hạch quay trở lại
với tên gọi "Black Death" khi một tuyến đường bộ thương mại với Trung Quốc được
xây dựng để thúc đẩy hoạt động giao thương. Đại dịch cúm 1918 bùng phát khi
thương mại quốc tế vẫn chủ yếu diễn ra do hoạt động vận chuyển hàng hịa từ nước
thuộc địa về chính quốc. Đây được coi là dịch bệnh nghiêm trọng nhất của thế kỷ
XX. Dịch bùng phát trong thời gian chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, việc
tập trung, di chuyển quân giữa các nước và giải tán quân đội sau thế chiến đã
đẩy nhanh tốc độ lây lan virus. Đây cũng là một minh chứng cho thấy sự di chuyển
18


của con người là nguyên nhân khiến dịch lây lan trên phạm vi rộng lớn. Dịch SARS
bùng phát khi mà tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế bắt đầu phát triển mạnh mẽ.
Gần đây nhất đại dịch Covid-19 cũng chứng minh rằng việc đi công tác đã đưa virus
đi khắp toàn cầu. Cụ thể, ngày 21/1/2020 ca nhiễm Covid-19 đầu tiên ở châu Âu
(Starnberg, Đức) được cho là khởi nguồn từ một buổi đào tạo của một nhà cung cấp
phụ tùng xe hơi địa phương với một đối tác ở Vũ Hán – Trung Quốc. Ngày 26 –
28/02/2020, 175 nhà quản lý điều hành trên khắp thế giới đã dự một hội nghị
công nghệ sinh học ở Boston, Massachusetts đã đưa chủng mới của virus corona đến
ít nhất sáu tiểu bang ở Mỹ và ba quốc gia ở châu Âu và gần 100 ca nhiễm chỉ riêng ở
Masschusetts (Stockman và Barker, 2020).
Con người đang sống trong thời kỳ tồn cầu hóa, con người có sự di chuyển và
tương tác với cường độ lớn chưa từng có. Khả năng di chuyển xuyên biên giới,
xuyên lục địa của con người cùng các luồng hàng hóa đặt ra mối đe dọa về sự lây lan
các bệnh truyền nhiễm mới và tái bùng phát dịch bệnh cũ. Tự do hóa thương mại,
giao thông vận tải phát triển, chỉ cần vài giờ đồng hồ là con người có thể đi từ quốc gia

này sang quốc gia khác. Gần hai thế kỷ trước, mất khoảng 365 ngày để đi vòng quanh
thế giới bằng tàu biển, ngày nay chỉ mất chưa đầy 36 giờ. Đối với dịch bệnh,
con người chính là phương tiện lây lan virus nhanh chóng nhất, lan ra tồn thế giới.
Theo CDC, khả năng các bệnh truyền nhiễm mới lây lan giữa người và động vật đang
tăng lên do các hoạt động buôn bán của con người liên quan đến động vật hoang dã.
Khoảng 61% các tác nhân gây bệnh là lây truyền từ động vật sang người. Với sự
phát triển của hệ thống giao thơng, con người có thể đi hầu hết mọi nơi trên trái đất
trong thời kỳ ủ bệnh. Nhà nghiên cứu Charles Perrings cho biết thương mại càng
chiếm tỷ lệ cao trong khối lượng sản xuất toàn cầu thì khả năng lây lan dịch bệnh qua
kênh dẫn này càng cao và chi phí kinh tế phát sinh từ các lệnh cấm thương mại
càng lớn. Ông cũng cho biết các bệnh truyền nhiễm từ động vật như SARS, MERS,
cúm gia cầm, … đều bắt nguồn từ động vật hoang dã sau đó lây truyền từ người sang
người thơng qua hoạt động thương mại và du lịch.

19


1.3.2 Ảnh hưởng của đại dịch đến thương mại toàn cầu
Dịch bệnh, đặc biệt là đại dịch Covid-19, vừa là một cú sốc cung đồng thời là
một cú sốc cầu đối với nền kinh tế. Cả hai khía cạnh này sẽ tác động đến thương mại
hàng hóa và thương mại dịch vụ quốc tế.
Từ phía cung, cú sốc nguồn cung gây ra bởi đại dịch chủ yếu được coi là cú sốc
cung lao động. Lao động là một trong những yếu tố đầu vào thiết yếu của sản xuất
bên cạnh tư bản và tài ngun thiên nhiên, có vai trị quan trọng trong việc hình thành
lợi thế so sánh của một quốc gia. Cụ thể, trong học thuyết của Adam Smith và
Ricardo, lao động được coi là yếu tố sản xuất duy nhất; mơ hình Heckscher – Ohlin
xây dựng giả thiết sử dụng hai yếu số sản xuất là lao động và vốn. Lợi thế so sánh
của một nước được quyết định bởi sự dồi dào tương đối các yếu tố sản xuất và sự
thâm dụng các yếu tố tương đối của một loại hàng hóa. Một nước sẽ chuyên mơn hóa
sản xuất và xuất khẩu hàng hóa thâm dụng yếu tố sản xuất mà quốc gia đó dồi dào

một cách tương đối. Dịch bệnh bùng nổ đã làm giảm nguồn cung lao động,
nguyên nhân được kể đến là người lao động bị nhiễm virus phải cách ly để điều trị
hoặc thậm chí tử vong, ảnh hưởng của các lệnh phong tỏa cùng tâm lý lo sợ virus
khiến người lao động e ngại trong việc tham gia các hoạt động kinh tế, ... Định lý
Rybczynski đã phân tích sự thay đổi sản lượng hàng hóa khi nguồn lực trong nền
kinh tế thay đổi ngoại sinh. Kết quả chỉ ra rằng, thay đổi nguồn lực có tác động khơng
đồng đều lên khả năng sản xuất các loại hàng khác nhau, nếu một yếu tố sản xuất
giảm thì cung hàng hố thâm dụng yếu tố sản xuất đó sẽ giảm. Theo đó, giảm cung
lao động sẽ thu hẹp khả năng sản xuất các mặt hàng thâm dụng lao động, đường
giới hạn khả năng sản xuất (PPF) thu hẹp về phía mặt hàng thâm dụng lao động.
Từ phía cầu, có sự thay đổi do phản ứng tức thì của người dân đối với đại dịch.
Dịch bệnh ảnh hưởng mạnh mẽ đến các mô hình chi tiêu của người tiêu dùng, có
xu hướng tìm cách giảm nguy cơ tiếp xúc với virus, giảm nhu cầu đối với các
sản phẩm và dịch vụ có sự tiếp xúc gần gũi giữa người với người. Khi đại dịch
lan rộng trên toàn thế giới, nhu cầu nước ngoài sẽ giảm đáng kể, làm giảm động lực
sản xuất trong nước. Các cú sốc nhu cầu có thể khác nhau giữa hàng hóa thiết yếu
(thực phẩm, thuốc men, ...) và hàng hóa khơng thiết yếu (kể cả hàng hóa xa xỉ). Trong
dịch bệnh, nhu cầu đối với hàng hóa thiết yếu tăng mạnh, trong khi nhu cầu hàng hóa
20


×