Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nợ công nghiên cứu thực nghiệm tại các nước đông nam á và hàm ý chính sách cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (419.35 KB, 46 trang )

MỤC LỤ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
-----o0o-----

TIỂU LUẬN
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ CÔNG
NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM
Á VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM
Mơn học

: Tài chính cơng

Giảng viên hướng dẫn

: PGS.TS Nguyễn Thị Lan

Nhóm thực hiện

:


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................................................................3
1.1
1.1.1

Tổng quan nghiên cứu trong nước và ở nước ngoài:.......................................3
Tổng quan các nghiên cứu:..........................................................................3


1.1.2. Những lý thuyết có tính kế thừa và khoảng trống trong nghiên cứu:.................6
1.2. Cơ sở lý thuyết và khung phân tích:.....................................................................7
1.2.1. Cơ sở lý thuyết...................................................................................................7
1.2.2. Khung phân tích.................................................................................................7
1.3. Quy trình và phương pháp nghiên cứu................................................................9
1.3.1. Quy trình nghiên cứu.........................................................................................9
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................10
CHƯƠNG 2. MƠ HÌNH VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU..............................................11
2.1. Mơ hình nghiên cứu.............................................................................................11
2.1.1. Đề xuất mơ hình nghiên cứu............................................................................11
2.1.2. Xây dựng các giả thuyết thống kê....................................................................14
2.2. Dữ liệu nghiên cứu...............................................................................................15
2.2.1. Nguồn dữ liệu...................................................................................................15
2.2.2. Tương quan giữa các biến trong mơ hình........................................................15
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................................18
3.1. Kết quả nghiên cứu..............................................................................................18
3.1.1. Mơ hình ước lượng...........................................................................................18


3.1.2. Kiểm định và khắc phục các khuyết tật của mơ hình........................................19
3.1.3. Kiểm định giả thuyết........................................................................................22
3.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu.............................................................................26
3.2.1. Thực trạng nợ công tại Đông Nam Á...............................................................26
3.2.2. Nhận xét...........................................................................................................28
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH.................................................29
4.1. Kết luận.................................................................................................................29
4.1.1. Tổng kết các kết quả thu được từ nghiên cứu...................................................29
4.1.2. Những hạn chế của nghiên cứu........................................................................29
4.2. Gợi ý chính sách...................................................................................................29
PHỤ LỤC........................................................................................................................ 34

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................40

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. Bảng giải thích các biến.......................................................................................13
Bảng 2. Kỳ vọng về dấu của các biến...............................................................................14
Bảng 3. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến..............................................................15
Bảng 4. Kết quả ước lượng ban đầu..................................................................................18
Bảng 5. Kết quả kiểm định RESET của Ramsey..............................................................19
Bảng 6. Kết quả kiểm định VIF........................................................................................20
Bảng 7. Kết quả kiểm định Breusch - Pagan.....................................................................21
Bảng 8. Kết quả kiểm định Wooldridge............................................................................21
Bảng 9. Thực trạng nợ công Việt Nam.............................................................................26


PHẦN MỞ ĐẦU
I.

Tính cấp thiết của đề tài:
Trong q trình quản lý xã hội và nền kinh tế đối với mỗi quốc gia, mỗi giai đoạn
nhất định, Nhà nước có lúc cần huy động nhiều hơn nguồn lực từ trong và ngồi nước.
Nói cách khác, khi các khoản thu truyền thống như thuế, phí, lệ phí khơng đáp ứng được
nhu cầu chi tiêu, Nhà nước phải quyết định vay nợ để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ
của mình và chịu trách nhiệm trong việc chi trả khoản nợ đó - thường được gọi là nợ
công. Nếu sự vay mượn của Nhà nước hay chính quyền địa phương trở nên quá mức dẫn
đến làm gia tăng các khoản nợ công.
Đông Nam Á là một khu vực chiến lược về kinh tế và chính trị, trên con đường
biển giao thương giữa Đơng và Tây, nằm ở phía Đơng Nam của châu Á. Tại Đông Nam
Á, một trong vấn đề lớn mà các nước đang quan tâm chính là tình hình nợ công đang hết
sức phức tạp. Riêng đối với Việt Nam trong giai đoạn 1996-2019 việc thực hiện kế hoạch
vay, trả nợ công đã đạt được những kết quả tương đối tồn diện. Nhìn lại những năm qua

có thể thấy, chính sách quản lý nợ cơng đã phát huy vai trị tích cực, qua đó góp phần huy
động nguồn lực quan trọng cho đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, tăng cường kỷ
luật kỷ cương tài chính- ngân sách. Tuy nhiên, việc quản lý nợ công ở nước ta trong
những năm qua cũng gặp phải khơng ít khó khăn, thách thức. Chính vì vậy việc nghiên
cứu tác động của các yếu tố đến nợ công là điều cần thiết để cải thiện được tình hình nợ
cơng tại các nước thuộc khu vực Đơng Nam Á, trong đó có Việt Nam. Do đó, nhóm tác
giả quyết định lựa chọn đề tài:
“ Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nợ công. Nghiên cứu thực nghiệm tại các
nước Đông Nam Á và hàm ý chính sách cho Việt Nam”
II.

Đối tượng, phạm vi, mục tiêu nghiên cứu:

1.
Đối tượng nghiên cứu và phạm vi thu thập số liệu:
Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ công, chú trọng đến các yếu
tố kinh tế vĩ mô
Phạm vi thu thập số liệu:
ü
Không gian thu thập số liệu: 5 nước Đông Nam Á
Việt Nam, Thái Lan, Singapore, Indonesia, Philippines
ü
Thời gian thu thập số số liệu: Dữ liệu được thu thập từ năm 1996 – 2019
ü
Nguồn thu thập dữ liệu:
Dữ liệu nghiên cứu được tổng hợp từ các trang thông tin điện tử của Ngân hàng Thế giới
World Bank, Quỹ tiền tệ Thế giới IMF và Hệ thống dữ liệu về tình hình thương mại của
Trung tâm Thương mại Quốc tế ITC.
2.
Mục tiêu nghiên cứu

1


Mục tiêu nghiên cứu chung: Xác định và phân tích các tác động của các yếu tố kinh tế vĩ
mô đến nợ công tại một số nước Đông Nam Á.
Mục tiêu cụ thể:
1.
Xác định và đo lường tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến nợ công
2.
Nghiên cứu thực nghiệm tại 5 nước Đơng Nam Á
3.
Đưa ra những chính sách nhằm mục đích kiểm sốt và cải thiện tình hình nợ cơng
của Việt Nam

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1

Tổng quan nghiên cứu trong nước và ở nước ngoài:

1.1.1 Tổng quan các nghiên cứu:
1.1.1.1. Các nghiên cứu trong nước:
Hiện nay trong nước đã có một số cơng trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng nợ công, chủ
yếu hướng về khu vực Châu Á, Đông Á, Đông Nam Á và Việt Nam. Một số nghiên cứu tác phẩm
tiêu biểu được tác giả đề cập dưới đây:

Nguyễn Thị Thúy & Ngô Thị Phương Liên. (2016). Đánh giá tác động của các yếu tố

kinh tế vĩ mô đến nợ công. Nghiên cứu này chỉ ra mối tương quan giữa nợ công và các
yếu tố kinh tế vĩ mô cơ bản của Việt Nam trong giai đoạn 2000 – 2015, cụ thể: Trong
ngắn hạn, thâm hụt NSNN trên GDP tăng 1% thì tỷ lệ nợ cơng trên GDP tăng 0,115% với
điều kiện các yếu tố khác không đổi; tăng trưởng GDP tăng thêm 1% thì tỷ lệ nợ công
trên GDP tăng 0,27% trong điều kiện các yếu tố khác khơng đởi; lãi suất thực tế tăng 1%
thì tỷ lệ nợ công trên GDP tăng 0,105% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi; tỷ giá
VND/USD tăng 1% thì tỷ lệ nợ cơng trên GDP tăng 1,39% trong điều kiện các yếu tố
khác không đổi.
Nguyễn Thiện Phước. (2018). Các yếu tố tác động đến nợ công tại các nước Đông
Nam Á. Thông qua thực nghiệm bộ dữ liệu của nghiên cứu (từ tháng 10/2007 đến năm
2016) , tác giả đã chỉ ra các yếu tố có tác động trực tiếp đến nợ công của các quốc gia
Đông Nam Á, đồng thời làm rõ những ảnh hưởng của các yếu tố đó lên tình hình nợ cơng
của khu vực, cụ thể: nếu yếu tố thâm hụt ngân sách (BDEF) tăng 1%, thì nợ cơng tăng
tương ứng 18,5%, với mức ý nghĩa 1%; yếu tố Lãi suất thực tế (INT) tăng 1% thì nợ cơng
trên GDP tăng 26,3%, với mức ý nghĩa 1%; để tăng trưởng GDP tăng 1% thì nợ công trên
GDP cũng tăng tương ứng 35,1% ở mức ý nghĩa 5%; tỷ giá hối đoái (EX) tăng 1% cũng
làm tăng nợ công nhưng ở mức khá thấp, chỉ khoản 0,0911%, với mức ý nghĩa 1%.
Nguyễn Khánh. (2018). Tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến nợ công tại các
quốc gia Đông Á và Đông Nam Á. Với số liệu từ 2010 – 2017, tác giả đã đưa ra kết quả:
Khi tốc độ tăng trưởng GDP tăng 1% sẽ làm giảm tỷ lệ nợ công trên GDP tương ứng
0,7335% ở mức ý nghĩa 5%; Tỷ giá hối đối (EX) tăng 1% cũng làm tăng nợ cơng nhưng
ở mức rất thấp, chỉ khoảng 0,0000148%, với mức ý nghĩa 5%; 2 yếu tố cịn lại là tình
3


trạng thâm hụt ngân sách và lãi suất thực tế có một ít tác động đến tình hình nợ cơng. Từ
kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số khuyến nghị về yếu tố kinh tế vĩ mơ giúp
Chính phủ các nước hoạch định và hoàn thiện quản lý nợ công trong thời gian tới.
Nguyễn Ngọc Hùng. (2020). Ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến nợ công
ở một số quốc gia châu Á. Bằng nghiên cứu định lượng với số liệu từ 15 quốc gia châu Á

trong đó có Việt Nam từ 2011 – 2018, tác giả đã chỉ ra các yếu tố kinh tế vĩ mô ảnh
hưởng đến nợ công, cụ thể: “Khi tốc độ tăng trưởng GDP tăng 1% sẽ làm giảm tỷ lệ nợ
công trên GDP tương ứng 0,7335% ở mức ý nghĩa 1%. Tỷ giá hối đoái tăng 1% cũng làm
tăng nợ công nhưng ở mức rất thấp, chỉ khoảng 0,0000148%, với mức ý nghĩa 5%. Hai
yếu tố tình trạng thâm hụt ngân sách và lãi suất thực tế có tác động ít đến tình hình nợ
cơng”.
1.1.1.2. Các nghiên cứu nước ngoài:
Bogdan Andrei Dumitrescu. (2013). The public debt in Romania - factors of
influence, scenarios for the future and a sustainability analysis considering both a finite
and infinite time horizon. Tác giả đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến nợ công tại
Romania bắt đầu từ phương trình nợ cơng và hạn chế về ngân sách liên ngân hàng đề xuất
một phân tích về sự phát triển của tỷ lệ nợ cơng trên GDP của Romania trong giai đoạn
2002-2013, xác định các yếu tố chính ảnh hưởng và thực hiện phân tích tính bềnvững của
nợ cơng trong ngắn hạn và dài hạn. Các yếu tố ảnh hưởng đến nợ công được tác giả sử
dụng để phân tích bao gồm: cán cân ngân sách sơ cấp, lãi suất danh nghĩa, tỷ lệ lạm phát
và tốc độ tăng trưởng kinh tế. Sự suy thoái của cán cân ngân sách do cuộc khủng hoảng
kinh tế, tài chính và việc thúc đẩy các chính sách tài chính khơng bền vững trong những
năm trước khủng hoảng gây ra lạm phát đã làm tăng nợ công trong một thời gian tương
đối ngắn. Sự củng cố tài chính đạt được trong những năm gần đây giúp giảm thâm hụt
ngân sách và tỷ lệ lạm phát đồng thời tăng tốc độ phát triển kinh tế đã góp phần ởn định
nợ công.
Factors Determining a ‘Safe’Level of Public Debt, Dr. Marek Dabrowski, 2014.
Tác giả đã thực hiện nghiên cứu về các yếu tố quyết định mức độ an tồn của nợ cơng.
Khơng có tiêu chuẩn an tồn về nợ cơng duy nhất cho tất cả các nền kinh tế. Trên thực tế,
mức nợ cơng an tồn là tùy từng quốc gia và phụ thuộc vào nhiều yếu tố và hồn cảnh
khơng thể đốn trước. Tác giả sử dụng tỷ lệ nợ cơng trên GDP là biến phụ thuộc để thực
hiện nghiên cứu nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng. Các yếu tố tác động được đưa vào
như các biến độc lập bao gồm: tỷ lệ thâm hụt/thặng dư ngân sách trên GDP, tốc độ tăng
trưởng GDP và lãi suất thực tế của khoản vay của chính phủ. Kết quả nghiên cứu cho
thấy, trong giai đoạn phát triển kinh tế, tỷ lệ tăng trưởng GDP thực tế cao hơn khiến việc

4


vay nợ dễdàng hơn do lãi suất thực thấp hơn, và việc thu ngân sách nhà nước tốt hơn giúp
cải thiện tình trạng nợ cơng. Trong thời kỳ suy thối kinh tế, tất cả các chỉ số này xấu đi
dẫn đến sự gia tăng tỷ lệ nợ công trên GDP. Ngồi ra, nếu có những thị trường tài chính
nghi ngờ về mức độ tin cậy của chính phủ, lãi suất thực sẽ tăng nhanh làm gia tăng tỷ lệ
nợ công trên GDP của một nước
Mupunga Nebson & Pierre le Roux. ( 2015). Journal for Studies in Economics and
Econometrics, Analysing the effects of macroeconomic shocks on public debt dynamics
in zimbabwe. Trong bài báo, nhóm tác giả đã phân tích tác động của các cú sốc kinh tế vĩ
mô đối với nợ công ở Zimbabwe giúp các nhà quản lý nợ tập trung vào cơ cấu nợ công,
hạn chế khả năng nợ đi chệch khỏi trạng thái ổn định trong dài hạn. Nghiên cứu áp dụng
mơ hình Bayesian Vector Auto regression (BVAR) để mô phỏng tác động của các cú sốc
kinh tế vĩ mô đối với nợ công. Kết quả cho thấy nợ công của Zimbabwe dễ bị ảnh hưởng
bởi lãi suất, các cú sốc về tỷ giá hối đoái, tăng trưởng kinh tế và cán cân sơ cấp. Những cú
sốc này cộng lại gây ra khoảng 61% sự thay đổi sai số dự báo trong tỷ lệ nợ trên GDP. Từ
phân tích này, hàm ý chính sách chính là chính phủ cần đặc biệt quan tâm đến các động
thái nợ tự động, duy trì sự cân bằng chính ở mức có thể quản lý , đồng thời thiết lập các
chính sách nâng cao tăng trưởng để đảm bảo tính bền vững trong dài hạn của nợ cơng.
Cần có sự lựa chọn phù hợp về cơ cấu tiền tệ của nợ công để giảm thiểu rủi ro gia tăng nợ
công bất ngờ do các diễn biến bất lợi của khu vực bên ngoài.
Martin KIABA & Samuel HUDEC. (2019). Impact of macroeconomic indicators
on public debt of SLOVAK REPUBLIC, Miroslava KNAPKOVÁ. Bài báo tập trung vào
tác động của các chỉ số kinh tế vĩ mô đến sự phát triển của nợ công ở Slovakia. Mục đích
của bài báo là xác định các chỉ số kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đáng kể nhất đến nợ công ở
Slovakia và xây dựng và xác minh mô hình đơn giản để dự đốn nợ cơng. Các tác giả đã
sử dụng một số phương pháp khoa học, chẳng hạn như phân tích nội dung - nhân quả, so
sánh, các phương pháp toán học và thống kê, bao gồm cả hồi quy tuyến tính đơn giản.
Các chỉ số kinh tế vĩ mô, được các tác giả chứng minh là có ý nghĩa thống kê, là tốc độ

tăng trưởng GDP, độ mở của nền kinh tế, quy mô khu vực cơng, lợi suất trái phiếu chính
phủ và tỷ lệ thất nghiệp. Kết quả tác giả khẳng định chỉ tiêu tăng trưởng tởng sản phẩm
trong nước có tác động lớn nhất đến sự phát triển của nợ công. Chỉ số này có tác động
nhiều nhất gấp đơi so với chỉ số có ảnh hưởng lớn thứ hai, tỷ lệ thất nghiệp. Chỉ số có ảnh
hưởng lớn thứ ba là lợi suất trái phiếu chính phủ. Đối với cường độ tác động, chỉ số thứ tư
và thứ năm là quy mô của khu vực công và độ mở của nền kinh tế. Cả hai chỉ số kinh tế vĩ
mô đều không xuất hiện trực tiếp trong các mơ hình trước đây.
Hernán Ricardo Briceño & Javier Perote. (2020). Determinants of the Public Debt
in the Eurozone and Its Sustainability Amid the Covid-19 Pandemic. Bài nghiên cứu đã
5


phát triển một quan điểm đặc biệt tổng hợp dựa trên các yếu tố tài chính, xã hội và quản
trị hoặc thể chế chính trị. Theo đánh giá kinh tế lượng năng động của nhóm tác giả trong
hai thập kỷ qua (tức là, kể từ khi đồng tiền chung Euro ra đời), tăng trưởng kinh tế, lãi
suất, tuổi thọ trung bình, tỷ lệ thất nghiệp, hiệu quả của chính phủ và cuộc khủng hoảng
nợ có chủ quyền gần đây nhất là những yếu tố quyết định chính của nó sự phát triển. Tính
bền vững của nợ cơng phải được đánh giá liên tục với mục đích thảo luận các khuyến
nghị kỹ thuật nhằm duy trì nó ở mức đồng đều, cho phép tăng trưởng kinh tế bền vững và
các tiêu chuẩn cuộc sống tốt hơn, trong bối cảnh tuổi thọ ngày càng tăng và các điều kiện
thể chế và quản trị ởn định. Khơng cịn nghi ngờ gì nữa, đại dịch Covid-19 khiến các quốc
gia Eurozone bị thiệt hại nhiều hơn với tăng trưởng kinh tế thực âm và tỷ lệ thất nghiệp
cao làm gia tăng đáng kể các khoản nợ cơng hiện tại của họ, đến mức có thể rơi vào con
đường khơng bền vững. Do đó, những cải cách đáng kể trong hệ thống bảo hiểm hưu trí
và thất nghiệp của châu Âu là điều kiện cần thiết để đảm bảo tính bền vững của nợ cơng
trong bối cảnh đại dịch Covid-19.
1.1.2. Những lý thuyết có tính kế thừa và khoảng trống trong nghiên cứu:

1.1.2.1. Những lý thuyết có tính kế thừa
Trên cơ sở kế thừa các yếu tố kinh tế vĩ mơ các tác động đến tình hình nợ cơng,

nhóm nghiên cứu dựa vào mơ hình nghiên cứu của Marek Dabrowski (2014) và thêm vào
yếu tố tỷ lệ thất nghiệp để có thể đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố có ảnh hưởng đến nợ
cơng trên GDP ở Việt Nam. Nhóm nghiên cứu bở sung yếu tố này vì kế thừa mơ hình
nghiên cứu của Silvia Fedeli and Francesco Forte (2012) về mối quan hệ giữa nợ công và
tỷ lệ thất nghiệp, chỉ ra rằng thất nghiệp là một yếu tố lâu dài ảnh hưởng đến nợ cơng.
Bên cạnh đó, nhóm cũng nhận thấy yếu tố tỷ giá hối đoái theo một số nghiên cứu trong
nước khơng có tác động rõ rệt đến nợ cơng nên đã không liệt kê yếu tố này vào bài nghiên
cứu. Nhóm cũng kế thừa phương pháp nghiên cứu của Nguyễn Thiện Phước (2018) về
cách xử lý dữ liệu stata
1.1.2.2. Khoảng trống nghiên cứu
Có thể thấy rằng, các nghiên cứu trước đây đã đưa ra nhiều các yếu tố khác nhau
có ảnh hưởng đến nợ công trên nhiều khu vực khác nhau của thế giới. Nghiên cứu về các
yếu tố quyết định đến mức độ an tồn của nợ cơng, Marek Dabrowski (2014) khẳng định,
khơng có một tiêu chuẩn an tồn nào về nợ công cho tất cả các quốc gia. Trên thực tế,
mức nợ cơng an tồn ở từng quốc gia phụ thuộc vào nhiều yếu tố và hoàn cảnh, khơng thể
xác định được. Vì vậy, rất khó cho chúng ta nhận định được kết quả nghiên cứu nào là
đáng tin cậy vì họ sử dụng phương pháp ước lượng khác nhau, phạm vi nghiên cứu khác
nhau, mẫu nghiên cứu khác nhau về thời gian lẫn thành phần các yếu tố được nghiên cứu.
6


Ngồi ra, số liệu ở nhiều nước cịn thiếu và khơng nhất qn. Đặc biệt, phương pháp
lượng hóa cũng gặp phải những vấn đề nhất định.
1.2. Cơ sở lý thuyết và khung phân tích:
1.2.1. Cơ sở lý thuyết

1.2.1.1. Khái niệm về nợ công
Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (World Bank), nợ cơng (nợ
Chính phủ) là toàn bộ nghĩa vụ trả nợ của khu vực cơng, bao gồm nghĩa vụ trả nợ của khu
vực Chính phủ và của khu vực các tổ chức công. Khu vực chính phủ bao gồm chính

quyền trung ương, chính quyền liên bang và chính quyền địa phương. Các tở chức cơng là
các tở chức cơng phi tài chính, các tở chức tài chính cơng, Ngân hàng trung ương, các tở
chức Nhà nước nhận tiền gửi (trừ Ngân hàng trung ương) và các tở chức tài chính cơng
khác (IMF và WB, 2011).
Theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Luật quản lý nợ công hiện hành (năm 2009), nợ
công bao gồm nợ chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa
phương. Nợ chính phủ, là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài,
được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ hoặc các khoản vay
khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, ủy quyền phát hành. Nợ chính phủ khơng bao
gồm khoản nợ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành nhằm thực hiện chính sách
tiền tệ, nợ của các doanh nghiệp nhà nước tự vay tự trả.
Có thể nhận thấy sự khác biệt đáng chú ý về việc xác định phạm vi của nợ công
giữa quan điểm của IMF và WB và quan điểm về nợ công của Việt Nam. Theo quan điểm
của IMF và WB thì nợ cơng là nợ của khu vực cơng, trong đó bao gồm cả nợ của Ngân
hàng trung ương để thực hiện chính sách tiền tệ và nợ của doanh nghiệp nhà nước, trong
khi nợ công của Việt Nam không bao gồm nợ của Ngân hàng Nhà nước và nợ của doanh
nghiệp nhà nước tự vay tự trả.
1.2.1.2. Đặc điểm của nợ công
Nợ công là khoản nợ ràng buộc trách nhiệm trả nợ của Nhà nước. Trách nhiệm trả
nợ của Nhà nước được thể hiện dưới hai góc độ trả nợ trực tiếp và trả nợ gián tiếp.
Nợ công được quản lý theo quy trình chặt chẽ với sự tham gia của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền.
Nợ cơng được huy động và sử dụng vì lợi ích chung của cộng đồng, để phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước.
1.2.2. Khung phân tích
Từ lý thuyết và kết quả nghiên cứu của các cơng trình nghiên cứu thực nghiệm đi
trước, nhóm chúng em đưa ra khung phân tích cho đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh
7



hưởng đến nợ công. Nghiên cứu thực nghiệm tại các quốc gia Đơng Nam Á và hàm ý
chính sách đối với Việt Nam” với những đặc điểm như sau:
Phương pháp định lượng: hồi quy đa biến với dữ liệu bảng
Mô hình định lượng: hồi quy tuyến tính bằng phương pháp ước lượng bình phương
nhỏ nhất OLS.
Biến phụ thuộc: Tỷ lệ nợ công (%/GDP).
Biến độc lập: Tỷ lệ tăng trưởng GDP (%/GDP), tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu (%), tỷ
lệ lạm phát(%), tỷ lệ cung tiền M2 của Chính phủ(%), tỷ lệ vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài (%/GDP), tỷ lệ tăng trưởng thương mại (%/GDP), lãi suất thực (%), tỷ lệ thâm hụt
ngân sách (%), tỷ lệ thất nghiệp (%).

8


1.3. Quy trình và phương pháp nghiên cứu
1.3.1. Quy trình nghiên cứu

Xác đinh vấn đề nghiên cứu:
Nhân tố ảnh hưởng đến nợ công, thực nghiệm tại các nước Đông Nam Á

Xác định mục tiêu nghiên cứu

Tổng quan cơ sở lý
thuyết

Tổng quan các nghiên
cứu thực nghiệm

Đề xuất mơ hình nghiên cứu,
đề xuất giả thuyết thống kê


Thu thập dữ liệu, nhập dữ liệu
vào phần mềm Stata

Kết quả nghiên cứu và thảo
luận

Kết luận và gợi ý chính sách cho
Việt9Nam


1.3.2. Phương pháp nghiên cứu

1.3.2.1. Mơ hình định lượng
Để nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến nợ công, nhóm sử dụng mơ hình định
lượng (cụ thể là mơ hình hồi quy tuyến tính OLS) dựa trên số liệu thu thập được từ World
Bank và IMF để xây dựng, kiểm định mơ hình định lượng và đưa ra kết quả cuối cùng.
Từ kết quả thu được, nhóm đưa ra một vài gợi ý để có thể kiểm sốt được mức nợ cơng
cũng như tận dụng có hiệu quả nguồn lực ngân sách nhà nước ở Việt Nam.
1.3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu về các nhân tố tác động đến tỷ lệ nợ công của 5
quốc gia Đông Nam Á bao gồm Việt Nam, Thái Lan, Singapore, Indonesia và
Philippines, cập nhật số liệu trong khoảng thời gian từ 1996 đến 2019.
Cách thức thu thập số liệu: Số liệu chạy mơ hình được lấy chủ yếu từ hai nguồn dữ
liệu lớn trên thế giới là World Bank và IMF. Ở đây, nhóm tìm hiểu và thu thập số liệu
thông qua Internet dựa trên trang web của hai cơ sở dữ liệu trên dưới dạng số và biểu đồ.
Ngồi ra, nhóm cũng tham khảo các nguồn dữ liệu là các trang báo điện tử hay tạp
chí tài chính uy tín ở Việt Nam như Ngân hàng nhà nước, Bộ Cơng Thương, Bộ tài chính,
tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế trường đại học Ngoại Thương, ... để hiểu rõ hơn về
tình trạng nợ cơng, cơ chế quản lý nợ công tại Việt Nam, từ đó đưa ra các chính sách hợp

lý và hữu ích nhất.

10


CHƯƠNG 2. MƠ HÌNH VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Mơ hình nghiên cứu
2.1.1. Đề xuất mơ hình nghiên cứu

2.1.1.1. Phương pháp nghiên cứu
-

Phương pháp nghiên cứu định lượng.

Sử dụng phần mềm Stata hồi quy mơ hình bằng phương pháp Bình phương tối
thiểu thông thường (OLS) nhằm ước lượng các hệ số của mơ hình hồi quy đa biến, từ đó
xác định mối quan hệ phụ thuộc của một biến (gọi là biến phụ thuộc) vào các biến khác
(gọi là biến độc lập) để dự báo kết quả dựa vào những giá trị đã biết trước của biến. Tiếp
tục sử dụng phần mềm Stata xét:
-

Dùng Correlation matrix để phân tích tương quan giữa các biến.

+ Kiểm định Ramsey’s Reset kiểm tra mơ hình có bỏ sót biến hay khơng.
+ Phân tử phóng đại VIF nhằm nhận biết khuyết tật đa cộng tuyến.
+ Kiểm định Breusch – Pagan nhận biết khuyết tật phương sai sai số thay đổi
+ Robust Standard Errors nhằm hồi quy mơ hình theo phương pháp sai số chuẩn mạnh.
+ Kiểm định Wooldridge để kiểm định tính tự tương quan giữa các biến
2.1.1.2. Xây dựng mơ hình
Trên cơ sở kế thừa các yếu tố kinh tế vĩ mô các tác động đến tình hình nợ cơng,

nhóm nghiên cứu dựa vào mơ hình nghiên cứu của Marek Dabrowski (2014) về các yếu
tố vĩ mô ảnh hưởng đến nợ công các nước Châu Á, cụ thể là khu vực Đông Nam Á trong
đó có Việt Nam từ năm 2015 đến năm 2019 và thêm vào một số yếu tố khác để có thể
đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố có ảnh hưởng đến nợ công trên GDP ở Việt Nam.
Nghiên cứu sử dụng tỷ lệ nợ công trên GDP là biến phụ thuộc. Những yếu tố ảnh hưởng
bao gồm: tỷ lệ tăng trưởng GDP (%/GDP), tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu (%), tỷ lệ lạm
phát(%), tỷ lệ cung tiền M2 của Chính phủ(%), tỷ lệ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
(%/GDP), tỷ lệ tăng trưởng thương mại (%/GDP), lãi suất thực (%), tỷ lệ thâm hụt ngân
sách (%), tỷ lệ thất nghiệp (%). Mơ hình nghiên cứu như sau:

11


Mơ hình hồi quy tổng thể:
deb= 𝜷𝟎 + 𝜷𝟏*gdp + 𝜷𝟐*export + 𝜷𝟑*infl + 𝜷𝟒*msup + 𝜷𝟓*fdi + 𝜷𝟔*open + 𝜷𝟕*inter +
𝜷8 *govbud + 𝜷9*unemp + 𝒖𝒊
Mơ hình hồi quy mẫu:
deb = ^β 0 + ^β 1*gdp + ^β 2*export + ^β 3*infl + + ^β 4 *msup + ^β 5*fdi + ^β 6*open + ^β 7*inter +
^β 8*govbud + ^β 9*unemp + u^ i

12


2.1.1.3. Luận giải các biến
Bảng 1. Bảng giải thích các biến

Biến phụ thuộc

Các biến độc lập


Tên biến

Giải thích

deb

Nợ cơng/GDP (%)

gdp

Tốc độ tăng trưởng GDP (%)

export

Tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu năm t
(∆expo/expo)

infl

Lạm phát (%)

msup

Tỷ lệ cung tiền M2 của Chính phủ

fdi

Tỷ lệ vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài/GDP


open

Tỷ lệ tăng trưởng thương mại

inter

Lãi suất thực

govbud

Tỷ lệ thâm hụt ngân sách

upemp

Tỷ lệ thất nghiệp

13


2.1.2. Xây dựng các giả thuyết thống kê

Bảng 2. Kỳ vọng về dấu của các biến
Tên biến

Dấu kì vọng

Ý nghĩa

gdp


_

Khi tỷ lệ tăng trưởng GDP tăng thì tỷ lệ nợ công/GDP
giảm

expo



Khi tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu năm t (∆expo/expo) tăng
thì tỷ lệ nợ cơng/GDP giảm

infl

+

Khi tỷ lệ lạm phát tăng thì tỷ lệ nợ cơng/ GDP giảm.

msup

_

Khi tỷ lệ cung tiền M2 của Chính phủ tăng thì tỷ lệ nợ
công/ GDP giảm

fdi

+

Khi tỷ lệ vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi/GDP tăng thì tỷ

lệ nợ cơng/ GDP tăng.

open

+

Khi tỷ lệ tăng trưởng thương mại/GDP tăng thì tỷ lệ nợ
cơng/ GDP tăng.

inter

_

Khi lãi suất thực tăng thì tỷ lệ nợ công / GDP giảm

govbud

+

Khi tỷ lệ thâm hụt ngân sách tăng thì tỷ lệ nợ cơng/ GDP
tăng

unemp

+

Khi tỷ lệ thất nghiệp tăng thì tỷ lệ nợ cơng/GDP tăng

14



2.2. Dữ liệu nghiên cứu
2.2.1. Nguồn dữ liệu

Mẫu nghiên cứu được thu thập dưới dạng không gian và thời gian gồm 5 quốc gia
Đông Nam Á là Việt Nam, Thái Lan, Singapore, Indonesia và Philippines trong khoảng
thời gian 1996 – 2019. Bảng số liệu gồm có 115 quan sát bao gồm: tỷ lệ nợ công/GDP, tỷ
lệ tăng trưởng GDP, tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ cung tiền M2 của
Chính phủ/GDP, tỷ lệ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài/GDP và tỷ lệ tăng trưởng thương
mại của 5 quốc gia từ năm 1996 đến năm 2019, tỷ lệ lãi suất thực, tỷ lệ thâm hụt ngân
sách/GDP.
Dữ liệu nghiên cứu được tổng hợp từ các trang thông tin điện tử của Ngân hàng
Thế giới World Bank, Quỹ tiền tệ Thế giới IMF và Hệ thống dữ liệu về tình hình thương
mại của Trung tâm Thương mại Quốc tế ITC.
2.2.2. Tương quan giữa các biến trong mô hình

Hệ số tương quan giữa các biến được mơ tả trong bảng sau:
Bảng 3. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến
deb

gdp

expo

infl

msup

deb


1.0000

gdp

-0.3857 10000

expo

-0.3292 0.4333

1.0000

infl

0.4150

-0.1108

msup

-0.1116 -0.0351 0.1507

-0.0222 1.0000

fdi

0.5237

0.0614


0.4383

open

0.1303

-0.1675 0.3823

inter

-0.0819 0.2563

govbu
d

0.3817

unemp 0.3002

0.0811

-0.2008

fdi

open

inter

govbud


1.0000

0.0273

1.0000

-0.0067 0.1402

-0.1206 1.0000

-0.0887

-0.0781 -0.0251

-0.0064 -0.5002 1.0000

-0.1097

0.3690

-0.2099

0.5293

-0.0559 -0.1046

0.1570

-0.5811


-0.0793 -0.0769 -0.0042 0.0790

0.1119

unem
p

-0.0577 -0.0596 1.0000
1.0000

Nguồn: Tính tốn và tởng hợp với sự hỗ trợ của phần mềm Stata
15


Phân tích tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập
Khác với việc đưa ra kỳ vọng về dấu là dựa trên cơ sở các lý thuyết kinh tế đã
được kiểm chứng, khi phân tích tương quan, ta có được các nhìn tởng quan về mối tương
quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập dựa trên cơ sở dữ liệu thống kê.
Tương quan thuận chiều nghĩa là khi tăng giá trị của các biến độc lập thì giá trị của
biến phụ thuộc cũng tăng và ngược lại. Xảy ra tương quan nghịch chiều nghĩa là khi tăng
giá trị của các biến độc lập thì giá trị của các biến phụ thuộc sẽ giảm và ngược lại.
Cụ thể:
r (deb, gdp) = -0.3857: Mức độ tương quan giữa hai biến này không quá cao. Hệ số
âm cho thấy tỷ lệ tăng trưởng GDP và tỷ lệ nợ công/GDP có tác động cùng chiều nhau.
r (deb, expo) = -0.3292: Mức độ tương quan giữa hai biến này không quá cao. Hệ
số âm cho thấy tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu và tỷ lệ nợ cơng/GDP có tác động ngược chiều
nhau.
r(deb,infl) = 0.4150: Mức độ tương quan giữa hai biến này không quá cao. Hệ số
âm cho thấy tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ nợ cơng/GDP có tác động ngược chiều nhau.

r(deb,msup) = -0.1116: Mức độ tương quan giữa hai biến này không quá cao. Hệ
số âm cho thấy tỷ lệ cung tiền M2 của Chính Phủ/ GDP và tỷ lệ nợ cơng/GDP có tác động
ngược chiều nhau.
r(deb,open) =0.1303 : Mức độ tương quan giữa hai biến này không quá cao. Hệ số
âm cho thấy tỷ lệ tăng trưởng thương mại và tỷ lệ cung tiền M2 của Chính phủ/GDP có
tác động ngược chiều nhau.
r(deb,fdi) = 0.5237: Mức độ tương quan giữa hai biến này không quá cao. Hệ số
dương cho thấy tỷ lệ vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi và tỷ lệ nợ cơng/GDP có tác động
cùng chiều nhau.
r(deb,inter) = -0.0849: Mức độ tương quan giữa hai biến này không quá cao. Hệ số
âm cho thấy tỷ lệ lãi suất thực/ GDP và tỷ lệ nợ công/GDP có tác động ngược chiều nhau.
r(deb,govbud) = 0.3817: Mức độ tương quan giữa hai biến này không quá cao. Hệ
số dương cho thấy tỷ lệ thâm hụt ngân sách và tỷ lệ nợ cơng/GDP có tác động cùng chiều
nhau
r(deb,unemp) = 0.3002: Mức độ tương quan giữa hai biến này không quá cao. Hệ
số dương cho thấy tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ nợ cơng/GDP có tác động cùng chiều
16


Phân tích tương quan giữa các biến độc lập với nhau:
Từ ma trận hệ số tương quan ta có thể rút ra mối tương quan giữa các biến độc lập trong
mơ hình với nhau là khơng q lớn. Trong đó, thấp nhất là tương quan giữa tỷ lệ cung tiền
M2 của chính phủ/ GDP và tỷ lệ thất nghiệp (r(msup, unemp) = -0.5811), cao nhất là
tương quan giữa tỷ lệ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài/ GDP và tỷ lệ thâm hụt ngân sách
(r(fdi,govbud) = 0.5293).

17




×