Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Những Cách Đưa Ra Kỷ Luật Tích Cực Với Con ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.24 KB, 3 trang )

Những Cách Đưa Ra Kỷ Luật Tích Cực Với Con
Có rất nhiều câu nói hay của các nhà sư phạm xác nhận tầm
quan trọng của kỷ luật tích cực đối với trẻ em: "Bạn thích nhận
được nhiều chú ong chăm chỉ cùng với mật ngọt hay là sự khó
chịu cùng chua cay?", "Củ cà rốt thì tốt hơn hay là cây gậy tốt
hơn?" Những phát ngôn nổi tiếng này gợi ý cho chúng ta về
một hệ thống kỷ luật hiệu quả khi sử dụng phần thưởng và kỷ
luật tích cực hợp lý; thay vì sự trừng phạt với kỷ luật tiêu cực.
Có một cách để sử dụng kỷ luật tích cực là kiểm tra các hành vi khác
nhau. Khi trẻ có hành vi sai, bạn nên cố gắng nhìn nhận nó như một
cơ hội để dạy bé những hành vi được chấp nhận hay những hành vi
tốt, hơn là coi đó như cơ hội để bắt bé sửa lỗi hành vi. Mặt khác, bạn
cần nhìn nhận lỗi của bé theo nhiều góc độ khác nhau, cả theo cách
của con để cố gắng liên hệ nó với những nhu cầu nhất định hay
mong muốn bộc lộ mình của bé.
Cách tốt nhất và tích cực nhất để đưa bọn trẻ vào khuôn khổ là phản
ánh kỷ luật theo một cách nói truyền thống: "Hãy làm giống như mẹ".
Một trong những công cụ mạnh mẽ nhất thể hiện kỷ luật tích cực của
cha mẹ là khả năng làm gương về những hành vi tốt cho con mình.
Trẻ em liên tục quan sát người lớn, cố gắng bắt chước ngôn ngữ,
giọng nói, sắc thái, cử chỉ, điệu bộ và hành động của cha mẹ. Bằng
cách làm mẫu những hành vi tốt ngay khi trẻ chưa phạm lỗi hay cư
xử sai, chúng ta sẽ khuyến khích xu hướng tích cực trong hành vi
của trẻ.
Đối xử với trẻ em một cách tôn trọng là một con đường khác thiết lập
kỷ luật tích cực với trẻ em. Hãy sử dụng sự giao tiếp bằng mắt khi
nói chuyện với trẻ. Hãy ngồi xuống ngang bằng trẻ hơn là nói chuyện
với bé từ xa. Khi nói với trẻ về kỷ luật, hãy nói với bé điều bạn mong
muốn chúng làm, hơn là tập trung vào các hành vi tiêu cực của bé.
Nói với chúng đâu là hành vi đúng. Đừng nói với trẻ "Không được
đá/ném bóng trong nhà"; thay vào đó hãy nói với chúng "Bóng dùng


để chơi ở ngoài sân".
Cuối cùng, sự thấu hiểu là công cụ tốt nhất cho một kỷ luật tốt với bé.
Học cách lắng nghe điều bé đang nói, và cảm nhận theo cách bé
đang cảm nhận. Ngược lại, hãy giúp bé hiểu người khác cảm nhận
thế nào. Giải thích, ví dụ, rằng khi con kéo tóc chị, điều đó sẽ làm chị
cảm thấy rất đau, giống như lúc con bỗng nhiên ngã khỏi bậc cầu
thang. Bằng cách thấu hiểu và khích lệ sự đồng cảm, bạn có thể đưa
ra những kỷ luật tích cực cho con mình
Thường xuyên sử dụng hình thức khích lệ tích cực này là tất cả
những gì một đứa trẻ mong muốn được nghe, và với cách này trẻ sẽ
hình thành nên thói quen cư xử tốt và duy trì trong những lần tiếp.
(Một phương pháp vừa không tốn tiền, vừa lành mạnh và hiệu quả
hơn so với thanh kẹo). Nếu bạn muốn thưởng cho trẻ nhiều hơn một
lời khen, cân nhắc vài ý tưởng (lưu ý không phải đồ chơi hay thiết đãi
vật chất): Một chuyến đi chơi hay một câu chuyện trước giờ ngủ là
thông điệp: hành vi tốt có phần thưởng xứng đáng.
Khi những đứa trẻ "châm ngòi cho cuộc giận dữ" - mọi trẻ em 6 tuổi
nào cũng là thiên tài và thành thạo phi thường về khả năng này - có
thể khó khăn để giữ bình tĩnh, thậm chí với những bậc cha mẹ kiên
nhẫn nhất. Nhưng hét lên là một trong những hình thức kỷ luật kém
hiệu quả nhất. Trẻ không nghe những từ bạn đang thét. Chúng chỉ
nghe sự giận giữ. Và tồi tệ hơn, sau tất cả những la hét, chúng hiếm
khi thay đổi hành vi của mình (Còn bạn? bạn sẽ cảm thấy mình giống
như một con quái vật khi nhìn thấy cái sự kinh hoàng trên gương mặt
con).

×