Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Mối quan hệ giữa thẩm quyền riêng biệt của toà án việt nam và thẩm quyền của trọng tài thương mại (trong nước và nước ngoài) thẩm quyền riêng biệt của toà án việt nam có loại trừ thẩm quyền của trọng tài không

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (778.05 KB, 20 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
--------

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN TƯ PHÁP QUỐC TẾ

ĐỀ BÀI: MỐI QUAN HỆ GIỮA THẨM QUYỀN RIÊNG BIỆT CỦA TOÀ ÁN
VIỆT NAM VÀ THẨM QUYỀN CỦA TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI (TRONG
NƯỚC VÀ NƯỚC NGỒI). THẨM QUYỀN RIÊNG BIỆT CỦA TỒ ÁN
VIỆT NAM CĨ LOẠI TRỪ THẨM QUYỀN CỦA TRỌNG TÀI KHÔNG?

Họ và tên sinh viên: Lê Thị Bích Ngọc
MSV: 18061107

1


Mục lục:
PHẦN I. KHÁI QUÁT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU. ............................................................. 3
I. Lý do lựa chọn đề tài ................................................................................................ 3
II.

Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.......................................................................... 3

1.

Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 3

2.

Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 3



3.

Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 3

PHẦN II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU. .............................................................. 3
I. Nội dung thẩm quyền riêng biệt của Toà án. .......................................................... 3
1.

Định nghĩa về thẩm quyền riêng biệt của Toà án ............................................ 3

2.

Thẩm quyền riêng biệt của Toà án Việt Nam .................................................. 4

II.

Nội dung thẩm quyền của Trọng tài thương mại. ............................................... 6

1.
Các quy định của pháp luật về thẩm quyền của trọng tài thương mại nước
ngoài 7
2.
Các quy định của pháp luật Việt Nam về thẩm quyền của Trọng tài thương
mại 7
III.

Khái quát chung về Toà án riêng biệt và Trọng tài thương mại. ....................... 8

1.


Điểm giống nhau giữa Toà án riêng biệt và Trọng tài thương mại ................. 8

2.

Điểm khác nhau giữa Toà án và Trọng tài ....................................................... 8

3.

Các tranh chấp có thể xảy ra giữa Tồ án riêng biệt và Trọng tài thương mại
9

IV. Mối quan hệ giữa thẩm quyền riêng biệt của Toà án Việt Nam và thẩm quyền
của Trọng tài thương mại. ........................................................................................... 12
1.
Mối quan hệ giữa thẩm quyền của Toà án riêng biệt và trọng tài thương mại
ở nước ta.................................................................................................................... 12
2.
Mối quan hệ giữa thẩm quyền riêng biệt của Toà án Việt Nam và thẩm
quyền của Trọng tài thương mại nước ngoài .......................................................... 14
V.
Thẩm quyền riêng biệt của Tồ án Việt Nam có loại trừ thẩm quyền của
Trọng tài hay không? ................................................................................................... 17
PHẦN III. KẾT LUẬN. ................................................................................................... 18
Danh mục tài liệu tham khảo .......................................................................................... 20

2


PHẦN I. KHÁI QUÁT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.

I.

Lý do lựa chọn đề tài
Trong điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, các tranh chấp về kinh doanh thương mại

cũng ngày càng đa dạng và phức tạp. Mặt khác khi nước ta đã gia nhập tổ chức thương mại
thế giới (WTO), nhiều quan hệ kinh tế cũng mang diện mạo và sắc thái mới. Tương ứng với
sự đa dạng phong phú của các quan hệ này, các tranh chấp kinh tế ngày càng mn hình mn
vẻ với số lượng lớn và để lựa chọn một hình thức giải quyết tranh chấp phù hợp để đảm bảo
quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia tố tụng đó là một vấn đề lớn đặt ra cho mỗi
chủ thể trong tranh chấp kinh doanh thương mại. Việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh
chấp bằng Trọng tài thương mại hay Toà án đều có nhưng ưu điểm và nhược điểm riêng, tuy
nhiên mối quan hệ của phương thức giải quyết tranh chấp giữa Toà án và Trọng tài thương
mại như thế nào trong quá trình tố tụng là vấn đề lớn đang được đặt ra hiện nay.
II.

Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1. Mục đích nghiên cứu

-

Đưa ra các vấn đề cơ bản về thẩm quyền riêng biệt của Toà án Việt Nam, thẩm quyền của
trọng tài thương mại trong nước và nước ngồi.

-

Tìm hiểu về mối liên hệ giữa Tồ án riêng biệt và Trọng tài thương mại trong và ngoài
nước.

-


Nêu lên mối quan hệ giữa thẩm quyền riêng biệt của Toà án Việt Nam và thẩm quyền của
trọng tài thương mại trong nước và nước ngoài.
2. Đối tượng nghiên cứu

-

Các quy định pháp luật như Luật trọng tài 2019, Bộ luật tố tụng dân sự 2015, pháp lệnh
về trọng tài,…
3. Phạm vi nghiên cứu

-

Nguồn pháp luật Việt Nam như Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Luật trọng tài 2019, Pháp
lệnh về trọng tài,…

PHẦN II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.
I.

Nội dung thẩm quyền riêng biệt của Toà án.
1. Định nghĩa về thẩm quyền riêng biệt của Toà án
Thẩm quyền là tổng hợp các quyền mà pháp luật quy định cho một cơ quan, tổ chức

hoặc một công chức được xem xét giải quyết những công việc cụ thể trong lĩnh vực mà phạm
vi nhất định nhằm thực hiện chức năng của bộ máy nhà nước. Thẩm quyền của Toà án là toàn
3


bộ những quyền do pháp luật quy định, theo đó Toà án được tiến hành xem xét, giải quyết
những vụ việc cụ thể theo quy định của pháp luật. Thẩm quyền giải quyết các vụ việc, vụ án

dân sự có yếu tố nước ngoài của Toà án là thẩm quyền của Toà án được pháp luật quy định
cho quyền giải quyết vụ việc phát sinh từ các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi. Thẩm
quyền xét xử vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi của Tồ án một nước phụ thuộc vào quy
định của điều ước quốc tế mà quốc gia đó là thành viên về vấn đề này và pháp luật tố tụng
dân sự của quốc gia đó. Nhìn chung, thẩm quyền xét xử vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi
của Tồ án các nước có hai dạng: thẩm quyền xét xử chung và thẩm quyền xét xử riêng biệt.

1.1. Thẩm quyền xét xử chung của Toà án.
Thẩm quyền tài phán chung của Toà án một quốc gia là thẩm quyền đối với vụ việc
mà Tồ án nước đó có quyền xét xử nhưng Tồ án nước khác cũng có thể xét xử (điều này
tuỳ thuộc vào tư pháp quốc tế của các nước có quy định là Tồ án nước họ có thẩm quyền đối
với những vụ việc như vậy không).

1.2. Thẩm quyền xét xử riêng biệt của Toà án.
Thẩm quyền tài phán riêng biệt của Toà án một quốc gia là trường hợp quốc gia sở tại
tun bố chỉ có Tồ án nước đó mới có thẩm quyền xét xử đối với những vụ việc nhất định.
Nếu Toà án nước khác vẫn tiến hành xét xử đối với những vụ việc thuộc thẩm quyền xét xử
riêng biệt thì hậu quả là bản án, quyết định được tuyên bởi Toà án nước khác sẽ không được
công nhận và thi hành trên lãnh thổ nước sở tại. Trong trường hợp này, kể cả bên chủ thể thoả
thuận Tồ án nước khác thì về ngun tắc, Tồ án nước đó cũng cần phải từ chối thụ lý vụ
việc để tôn trọng thẩm quyền xét xử riêng biệt của quốc gia sở tại.
2. Thẩm quyền riêng biệt của Toà án Việt Nam
Thẩm quyền xét xử riêng biệt là việc quốc gia sở tại tuyên bố chỉ có Tồ án nước họ
mới có thẩm quyền xét xử đối với một số vụ án nhất định. Thông thường đó là những vụ án
liên quan đến an ninh trật tự, lợi ích xã hội, lợi ích nhân thân của công dân. Các vụ án thuộc
thẩm quyền xét xử riêng biệt của Toà án Việt Nam được quy định tại Điều 470 Bộ luật tố
tụng dân sự 2015. Về nguyên tắc nếu các vụ án thuộc thẩm quyền xét xử riêng biệt của Toà
án Việt Nam nếu Toà án quốc gia khác xét xử và ra phán quyết thì phán quyết đó khơng được
cơng nhận và cho thi hành tại Việt Nam.


2.1. Thẩm quyền riêng biệt của Toà án Việt Nam trong giải quyết các vụ án dân sự có yếu
tố nước ngồi.

4


Theo Điều 470 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 về thẩm quyền riêng biệt của Tồ án Việt
Nam thì những vụ án dân sự có yếu tố nước ngồi sau đây thuộc thẩm quyền giải quyết riêng
biệt của Toà án Việt Nam:
-

Vụ án dân sự đó có liên quan đến quyền đối với tài sản là bất động sản có trên lãnh thổ
Việt Nam;
Đây cũng là nguyên tắc chung được thừa nhận bởi nhiều quốc gia khi giải quyết tranh

chấp dân sự liên quan đến bất động sản tại quốc gia mình. Đối với Việt Nam nói riêng và
nhiều quốc gia nói chung, bất động sản khơng chỉ liên quan đến lợi ích của các đương sự mà
cịn liên quan đến lợi ích cộng đồng quốc gia. Mặt khác, bất động sản chịu sự quản lý nhà
nước chặt chẽ. Việc giải quyết tranh chấp tại Tồ án nơi có bất động sản tạo điều kiện thuận
lợi cho các bên đương sự cũng như Toà án trong việc xác định nơi có tài sản, giá trị tài sản
cũng như đảm bảo việc quản lý bất động sản của quốc gia sở tại.
-

Vụ án ly hôn giữa công dân Việt Nam với cơng dân nước ngồi hoặc người khơng quốc
tịch, nếu cả hai vợ chồng cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam.
Theo quy định này, Toà án Việt Nam có thẩm quyền riêng biệt đối với vụ án ly hôn

giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngồi hoặc người khơng quốc tịch nếu cả hai vợ
chồng đều thường trú ở Việt Nam, khơng tính đến việc đăng ký kết hôn ở Việt Nam hay ở
nước ngồi. Nếu đăng ký kết hơn ở nước ngồi thì việc đăng ký kết hơn đó đã được cơng

nhận tại Việt Nam. Việc giải quyết vụ án ly hơn có những tính chất đặc thù vừa mang yếu tố
nhân thân vừa mang yếu tố nhân thân vừa mang yếu tố tài sản. Các chứng cứ trong vụ án ly
hôn cũng mang tính đặc thù. Các căn cứ cho phép ly hơn phải dựa trên q trình xem xét đời
sống hơn nhân trong một thời gian dài. Do đó, việc xem xét vụ án ly hơn mà vợ chồng đã có
thời gian sinh sống, lâu đài tại Việt Nam sẽ thuộc thẩm quyền riêng biệt của Toà án Việt Nam.
-

Bên cạnh đó cịn có vụ án dân sự khác mà các bên được lựa chọn Toà án Việt Nam để giải
quyết theo pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là thành viên và các bên đồng ý lựa chọn Toà án Việt Nam.

2.2. Thẩm quyền riêng biệt của Toà án Việt Nam trong giải quyết các vụ việc dân sự có
yếu tố nước ngồi.
Theo quy định tại Điều 470 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, vụ việc dân sự là việc cá
nhân, cơ quan, tổ chức khơng có tranh chấp nhưng có u cầu Tồ án cơng nhận hoặc không
công nhận một sự kiện pháp lý là căn cứ phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự, hôn nhân gia đình,
kinh doanh, thương mại, lao động của mình hoặc của cá nhân, cơ quan, tổ chức khác yêu cầu
5


Tồ án cơng nhận cho mình quyền về dân sự, hơn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại, lao
động. Những vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi thuộc thẩm quyền riêng biệt của Toà án
Việt Nam bao gồm:
-

Các u cầu khơng có tranh chấp phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự: những vụ án có
tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể và các chủ thể có đơn khởi kiện đến Tồ án về các
vụ việc dân sự như tuyên bố mất tích, tuyên bố đã chết… là những u cầu khơng có tranh
chấp, chỉ thể hiện ý chí của một bên đối với việc yêu cầu Tồ án cơng nhận hoặc giải quyết
một vấn đề.


-

u cầu xác định một sự kiện pháp lý xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam: những sự kiện phát
sinh trên lãnh thổ Việt Nam và người yêu cầu có nhu cầu muốn được Toà án xác định sự
hợp pháp của sự kiện pháp lý đó thì thẩm quyền sẽ thuộc về Tồ án Việt Nam.

-

Tun bố cơng dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú tại Việt Nam bị mất tích, đã
chết nếu việc tun bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ trên lãnh
thổ Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là thành viên có quy định khác.

-

Tun bố cơng dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú tại Việt Nam bị mất tích, đã
chết nếu việc tun bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ trên lãnh
thổ Việt Nam là thành viên có quy định khác.

-

Tun bố cơng dân nước ngồi, người khơng quốc tịch mất tịch, đã chết nếu họ có mặt ở
Việt Nam tại thời điểm có sự kiện xảy ra mà sự kiện đó là căn cứ để tuyên bố một người
mất tích, đã chết và việc tun bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của
họ trên lãnh thổ Việt Nam.

-

Cơng nhận tài sản có trên lãnh thổ Việt Nam là vô chủ, công nhận quyền sở hữu của người

đang quản lý đối với tài sản vô chủ trên lãnh thổ Việt Nam.
Như vậy, thẩm quyền riêng biệt của Toà án Việt Nam trong giải quyết các vụ việc dân

sự có yếu tố nước ngồi được quy định rõ đối với từng vụ án dân sự có yếu tố nước ngồi, vụ
việc dân sự có yếu tố nước ngồi. Tồ án ngồi có thẩm quyền xét xử riêng biệt đối với những
vụ án liên quan đến an ninh trật tự, lợi ích xã hội, lợi ích nhân thân của công dân, tức việc
quốc gia sở tại tun bố chỉ có Tồ án nước họ mới có thẩm quyền xét xử đối với một số vụ
án nhất định.
II.

Nội dung thẩm quyền của Trọng tài thương mại.
Toà án là cơ quan có chức năng xét xử, phân định đúng sai, đem lại công bằng cho các
chủ thể và phương thức giải quyết tranh chấp tại Toà án được coi là có hiệu quả và triệt để
6


nhất. Tuy nhiên, ngày nay các bên tranh chấp thường ưu tiên việc lựa chọn Trọng tài bởi
phương thức này dựa trên sự thoả thuận của các bên. Pháp luật hiện hành cũng quy định các
trường hợp được phép giải quyết thơng qua hình thức Trọng tài thương mại và cách thức giải
quyết.
1. Các quy định của pháp luật về thẩm quyền của trọng tài thương mại nước ngoài
Việt Nam gia nhập Công ước New York 1958 về công nhận và thi hành quyết định
của Trọng tài thương mại từ năm 1995. Ngay khi trở thành thành viên chính thức của Công
ước New York 1958, Việt Nam đã gấp rút chuyển hố các điều khoản của Cơng ước này vào
trong nền pháp chế của mình. Bằng chứng là tại Pháp lệnh Công nhận và cho thi hành tại Việt
Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài (Pháp lệnh 1995) đã được Uỷ ban Thường vụ Quốc
hội thông qua ngày 14/09/1995. Có thể nêu ra tính chất nước ngồi hay trong nước của phán
quyết Trọng tài theo tinh thần Pháp lệnh 1995 trong bốn trường hợp sau:
- Phán quyết do trọng tài nước ngoài lập ngoài lãnh thổ Việt Nam là phán quyết nước ngoài.
- Phán quyết do trọng tài Việt Nam lập ngoài lãnh thổ Việt Nam là phán quyết nước ngoài.

- Phán quyết do trọng tài nước ngoài lập tại Việt Nam là phán quyết nước ngoài.
- Phán quyết do trọng tài Việt Nam lập ở Việt Nsm là phán quyết trong nước.
Cho dù cách diễn dịch khơng hồn tồn chính xác với Cơng ước New York 1958 đã
dẫn đến việc đồng nhất hai khái niệm phán quyết trọng tài nước ngoài và phán quyết của trọng
tài nước ngoài nhưng quan niệm của Pháp lệnh 1995 cũng tương đối phù hợp và có ý nghĩa
nhất định trong việc đảm bảo tinh thần của Công ước New York. Trọng tài quốc tế hay Trọng
tài nước ngồi ln chứa đựng những đặc điểm chung của một Trọng tài nhưng một Trọng
tài chỉ được coi là Trọng tài quốc tế nếu nó chứa đựng đầy đủ tính quốc tế về mặt lý luận cũng
như thực tiễn.
Bên cạnh Công ước New York 1958, Việt Nam cũng gia nhập các Hiệp định tương trợ
tư pháp. Tính đến thời điểm hiện nay, có 16 Hiệp định tương trợ tư pháp đang có hiệu lực
pháp luật, trong đó có 11 Hiệp định có quy định trực tiếp về công nhận và cho thi hành quyết
định của Trọng tài.
Ngày 17/06/2010 Luật trọng tài thương mại số 54/2010/QHXII (có hiệu lực thi hành
kể từ ngày 01/01/2011) đã được Quốc hội khố XII kỳ họp thứ 7 thơng qua và thay thế cho
Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003.
2. Các quy định của pháp luật Việt Nam về thẩm quyền của Trọng tài thương mại
Hiện nay tại Việt Nam việc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài đang trở thành một
xu hướng phát triển song song với việc cải cách hệ thống tư pháp của Việt Nam đạt đến một
nền tư pháp lành mạnh và công bằng.
Theo quy định tại Luật trọng tài thương mại 2010 thì thẩm quyền của Trọng tài thương
mại được hướng dẫn và quy định như sau: một tranh chấp sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của
Trọng tài thương mại khi có các điều kiện sau:
Thứ nhất, theo quy định tại Điều 2 Luật trọng tài thương mại 2010 thì tranh chấp thuộc thẩm
quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động
7


thương mại; hoặc các tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết
bằng Trọng tài. Chỉ các tranh chấp xảy ra trong các trường hợp nêu trên mới thuộc thẩm

quyền giải quyết của trọng tài thương mại.
Thứ hai, theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật trọng tài thương mại 2010 quy định: “tranh
chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận Trọng tài. Thoả thuận Trọng
tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp”. Do đó có thể thấy, điều kiện để một
vụ tranh chấp được giải quyết bằng hình thức trọng tài thương mại chính là sự thoả thuận của
các bên, Trọng tài thương mại chỉ có thể giải quyết tranh chấp thương mại nếu các bên có
tranh chấp thoả thuận trọng tài và không thuộc vào các trường hợp vô hiệu theo quy định tại
Điều 18 của Luật trọng tài thương mại 2010.
Như vậy, Trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp nào được pháp
luật quy định là tranh chấp thương mại, tranh chấp này phát sinh trong hoạt động thương mại
giữa các bên (trong đó có ít nhất một bên có hoạt động thương mại), trừ trường hợp pháp luật
quy định khác và các bên có thoả thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Mặt khác, theo
quy định tại Điều 6 Luật trọng tài thương mại 2010 có nêu: “Trong trường hợp các bên giải
quyết tranh chấp đã có thoả thuận Trọng tài mà một bên khởi kiện tại Tồ án thì Tồ án phải
từ chối thụ lý, trừ trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu hoặc thoả thuận Trọng tài không
thể thực hiện được”. Do đó, khi các bên đã thoả thuận đưa vụ tranh chấp ra giải quyết bằng
trọng tài là họ trao cho Hội đồng trọng tài thẩm quyền giải quyết tranh chấp và phủ định thẩm
quyền xét xử đó của Tồ án trừ khi thoả thuận Trọng tài vô hiệu hoặc các bên huỷ thoả thuận
Trọng tài.
III.

Khái quát chung về Toà án riêng biệt và Trọng tài thương mại.

1. Điểm giống nhau giữa Toà án riêng biệt và Trọng tài thương mại
-

Đều là hình thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại và các tranh chấp
khác theo luật định.
- Đều dựa trên những nguyên tắc chung như: tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự và
đảm bảo sự độc lập của người tài phán.

Thẩm phán và Trọng tài đều là những người vận dụng pháp luật để giúp các bên giải quyết
các vấn đề tranh chấp của họ theo thẩm quyền. Họ đều dựa vào trình bày quan điểm, chứng
cứ của các bên có liên quan và vận dụng pháp luật để giải quyết các vụ việc tranh chấp. Tuy
nhiên, có rất nhiều điểm khác nhau giữa họ khi xét về vai trị, vị trí, tiêu chuẩn, cơng việc mà
họ làm cũng như trình tự thủ tục mà họ tiến hành để giải quyết tranh chấp theo thẩm quyền.
2. Điểm khác nhau giữa Toà án và Trọng tài

8


Tồ án
Là cơ quan quyền lực nhà nước.

Trọng tài
Tính chất
Là tổ chức phi chính phủ, một tổ
pháp lý
chức mang tính xã hội nghề nghiệp,
không được nhà nước quyết định
thành lập mà do các trọng tài viên
đứng ra thành lập, phán quyết khơng
bị ảnh hưởng bởi quyền lực nhà
nước.
Giai đoạn Có nhiều cấp xét xử từ sơ thẩm đến Phán quyết có tính chung thẩm,
tố tụng
phúc thẩm; bản án của Tồ án có khơng có kháng cáo, kháng nghị,
thể xem xét lại theo trình tự giám quá trình giải quyết nhanh chóng.
đốc thẩm hoặc tái thẩm.
Bí mật
Các bản án thường được cơng bố Đảm bảo bí mật.

thơng tin rộng rãi trước cơng chúng, có thể
để lộ bí mật kinh doanh của đương
sự, thơng tin của doanh nghiệp xảy
ra tranh chấp, có thể làm ảnh
hưởng đến uy tín doanh nghiệp.
Tính linh Trải qua nhiều thủ tục, trình tự Thủ tục tố tụng đơn giản, thuận tiện,
hoạt
nghiêm ngặt được quy định trước, bảo đảm thời cơ kinh doanh của các
không được phép thay đổi. Nhiều bên. Các bên có thể lựa chọn trình tự
lúc trình tự này trở nên rườm rà, giải quyết, địa điểm tiến hành, các
việc giair quyết tranh chấp bị trì yếu tố phù hợp với mong muốn =>
hỗn, tốn thời gian của các bên.
linh hoạt, mềm dẻo.
Phán quyết Phán quyết đảm bảo tính cưỡng Phán quyết khơng đảm bảo tính
chế thực hiện.
cưỡng chế thực hiện.
3. Các tranh chấp có thể xảy ra giữa Toà án riêng biệt và Trọng tài thương mại
Trong thời gian gần đây, phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng
tài được thừa nhận và áp dụng rộng rãi ở hầu như tất cả các nước trên thế giới, điều này xuất
phát từ những ưu điểm của phương thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài so với Toà án.
Tuy nhiên, việc hiểu chưa đúng về thẩm quyền của Trọng tài và Toà án trong việc giải quyết
tranh chấp đã dẫn tới những thoả thuận trọng tài về thẩm quyền giải quyết tranh chấp không
phù hợp với pháp luật Việt Nam cũng như thực tiễn xét xử của những cơ quan này. Điều này
gián tiếp gây khó khăn và mất thời gian cho bản thân các bên khi xác định thẩm quyền của
cơ quan tài phán phù hợp khi tranh chấp xảy ra.
3.1.

Các tranh chấp mà Trọng tài thương mại có thẩm quyền.

Trọng tài có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp:

-

Giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại
9


-

Có ít nhất một bên có hoạt động thương mại

-

Pháp luật có quy định là phải giải quyết bằng trọng tài

-

Và nếu các bên có thoả thuận Trọng tài.

Trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thoả thuận Trọng tài mà một bên khởi kiện tại
Tồ án thì Tồ án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thoả thuận Trọng tài vô hiệu hoặc thoả
thuận Trọng tài không thực hiện được.
3.2.

Xử lý xung đột thẩm quyền xét xử giữa Trọng tài và Tồ án.
Khi có u cầu Tồ án giải quyết tranh chấp phát sinh được liệt kê ở phần 1 trên thì

Tồ án u cầu một hoặc các bên cho biết tranh chấp đó các bên có thoả thuận bằng Trọng
tài hay khơng. Tồ án phải kiểm tra, xem xét các tài liệu gửi kèm theo đơn khởi kiện để xác
định vụ tranh chấp đó có thuộc trường hợp có thoả thuận trọng tài nhưng Tồ án vẫn có thể
có thẩm quyền hay khơng. Tuỳ từng trường hợp cụ thể mà Toà án xử lý như sau:

-

Trường hợp tranh chấp khơng có thoả thuận Trọng tài hoặc đã có bản án, quyết định có
hiệu lực pháp luật của Tồ án hoặc quyết định, phán quyết có hiệu lực pháp luật của Trọng
tài xác định vụ tranh chấp khơng có thoả thuận Trọng tài thì Tồ án xem xét thụ lý, giải
quyết theo thẩm quyền.

-

Trường hợp tranh chấp đã có thoả thuận Trọng tài và thoả thuận Trọng tài khơng thuộc
trường hợp bị vơ hiệu thì Tồ án trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theo
đơn khởi kiện cho người khởi kiện. Trường hợp sau khi thụ lý vụ án Toà án mới phát hiện
vụ tranh chấp đã có thoả thuận Trọng tài và thoả thuận Trọng tài không thuộc trường hợp
bị vô hiệu thì Tồ án ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án, trả lại đơn khởi kiện và
các tài liệu gửi kèm theo đơn khởi kiện cho người khởi kiện.

-

Trường hợp đã có yêu cầu Trọng tài giải quyết tranh chấp và Hội đồng trọng tài đang giải
quyết vụ thì dù Tồ án nhận thấy tranh chấp khơng thuộc thẩm quyền của Trọng tài, khơng
có thoả thuận Trọng tài hoặc tuy đã có thoả thuận Trọng tài nhưng bị vơ hiệu mà người
khởi kiện có u cầu Tồ án giải quyết tranh chấp thì Tồ án trả lại đơn khởi kiện cho
người khởi kiện, trường hợp Toà án đã thụ lý thì ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ
án, trừ trường hợp Toà án thụ lý vụ tranh chấp trước khi có yêu cầu Trọng tài giải quyết
tranh chấp. Sau khi có quyết định, phán quyết của Hội đồng Trọng tài mà người khởi kiện
có yêu cầu Tồ án giải quyết, thì Tồ án xem xét thụ lý, giải quyết theo thủ tục tố tụng dân
sự.

10



3.3.

Tranh chấp có thoả thuận Trọng tài nhưng thuộc một trong các trường hợp sau
đây thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Tồ án (trừ trường hợp các bên có thoả
thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác).

-

Có quyết định của Toà án huỷ phán quyết Trọng tài, huỷ quyết định của Hội đồng Trọng
tài về việc công nhận sự thoả thuận của các bên.

-

Có quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp của Hội đồng Trọng tài, Trung tâm Trọng
tài.

-

Các bên đã có thoả thuận giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm Trọng tài cụ thể nhưng
Trung tâm Trọng tài đã chấm dứt hoạt động mà không có tổ chức Trọng tài kế thừa và các
bên khơng thoả thuận được việc lựa chọn Trung tâm Trọng tài khác để giải quyết tranh
chấp.

-

Các bên đã có thoả thuận cụ thể về việc lựa chọn Trọng tài viên Trọng tài vụ việc nhưng
tại thời điểm xảy ra tranh chấp, vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà
Trọng tài viên không thể tham gia giải quyết tranh chấp, hoặc Trung tâm trọng tài, Tồ án
khơng thể tìm được Trọng tài viên như các bên thoả thuận và các bên không thoả thuận

được việc lựa chọn Trọng tài viên khác để thay thế.

-

Các bên đã có thoả thuận cụ thể về việc lựa chọn Trọng tài viên trọng tài vụ việc nhưng
tại thời điểm xảy ra tranh chấp, Trọng tài viên từ chối việc được chỉ định hoặc Trung tâm
trọng tài từ chối việc chỉ định Trọng tài viên và các bên không Thoả thuận được việc lựa
chọn Trọng tài viên khác để thay thế.

-

Nhà cung cấp hàng hố, dịch vụ và người tiêu dùng có điều khoản về thoả thuận Trọng tài
được ghi nhận trong các điều kiện chung về cung cấp hàng hoá, dịch vụ do nhà cung cấp
soạn sẵn nhưng khi phát sinh tranh chấp, người tiêu dùng không đồng ý lựa chọn Trọng
tài giải quyết tranh chấp.
3.4.

Trường hợp các bên vừa có thoả thuận giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài, vừa
có thoả thuận giải quyết tranh chấp bằng Toà án mà các bên khơng có thoả thuận
lại hoặc thoả thuận mới về cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp mà phát
sinh tranh chấp (và không thuộc các trường hợp đã phân tích ở trên).

-

Trường hợp người khởi kiện yêu cầu Trọng tài giải quyết tranh chấp trước khi yêu cầu
Toà án giải quyết tranh chấp hoặc yêu cầu Trọng tài giải quyết tranh chấp khi Toà án chưa
thụ lý vụ án thì Tồ án từ chối thụ lý, giải quyết. Trong trường hợp này, khi nhận được
đơn khởi kiện Toà án phải trả lại đơn khởi kiện, nếu đã thụ lý vụ án thì ra quyết định đình
11



chỉ việc giải quyết vụ án vì khơng thuộc thẩm quyền của Toà án, trả lại đơn khởi kiện và
các tài liệu gửi kèm theo đơn khởi kiện.
-

Trường hợp người khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp thì ngay sau khi nhận
được đơn khởi kiện, Tồ án phải xác định một trong các bên đã yêu cầu Trọng tài giải
quyết hay chưa.

-

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện mà Toà án xác định
người bị kiện, người khởi kiện đã u cầu Trọng tài giải quyết tranh chấp thì Tồ án trả
lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện, trường hợp người bị kiện, người khởi kiện chưa
yêu cầu Trọng tài giải quyết tranh chấp thì Tồ án xem xét thụ lý giải quyết theo thủ tục
chung.

-

Trường hợp Toà án đã thụ lý vụ án mà phát hiện tranh chấp đã có yêu cầu Trọng tài giải
quyết trước thời điểm Tồ án thụ lý vụ án thì Tồ án ra quyết định đình chỉ việc giải quyết
vụ án vì khơng thuộc thẩm quyền của Toà án, trả lại đơn khởi kiện và các tài liêun gửi
kèm theo đơn khởi kiện.

IV.

Mối quan hệ giữa thẩm quyền riêng biệt của Toà án Việt Nam và thẩm quyền của
Trọng tài thương mại.
1. Mối quan hệ giữa thẩm quyền của Toà án riêng biệt và trọng tài thương mại ở
nước ta

Trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế, tranh chấp thương mại quốc tế xảy ra ngày càng
nhiều và ngày càng phức tạp. Và khi tranh chấp xảy ra, địi hỏi phải có những phương thức
giải quyết tranh chấp linh hoạt, nhanh chóng, hiệu quả và đảm bảo uy tín của các thương
nhân. Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế đáp ứng được những
yêu cầu đó, được thừa nhận và áp dụng rộng rãi ở hầu hết các nước trên thế giới. Với tư cách
là phương thức giải quyết tranh chấp, Trọng tài tồn tại độc lập với Toà án quốc gia. Hiện nay,
pháp luật về Trọng tài quy định rõ nét về sự hỗ trợ, giám sát của Toà án đối với Trọng tài
trong hoạt động giải quyết tranh chấp. Có hai lý do quan trọng khiến Trọng tài cần sự hỗ trợ
có thiện chí của Tồ án trong những trường hợp cần thiết đó là thiếu quyền lực cưỡng chế và
khơng có sẵn một Hội đồng trọng tài để giải quyết mọi tranh chấp thương mại quốc tế. Tồ
án cũng có quyền giám sát q trình Trọng tài nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
các bên, việc giám sát này phải đảm bảo, trọng tài hoạt động độc lập, phiên tồ cơng bằng
được duy trì, các bên được đối xử bình đẳng và ngoài ra, sự hỗ trợ và giám sát của Toà án
cũng giúp nâng cao uy tín và hiệu quả hoạt động của Trọng tài.
Mối quan hệ giữa Toà án và Trọng tài thương mại ở nước ta có thể được nhận định
như sau:
Thứ nhất, mối quan hệ giữa Toà án và Trọng tài ở nước ta được thể hiện thông qua các biện
pháp được quy định tại Luật trọng tài thương mại 2010, cụ thể như sau:
12


-

-

Tồ án có quyền chỉ định trọng tài viên để thành lập Hội đồng trọng tài vụ việc (điểm a
Khoản 2 Điều 7 và Điều 41);
Tồ án có quyết thay đổi trọng tài viên để thành lập Hội đồng trọng tài vụ việc (điểm b
Khoản 2 Điều 7 và Điều 42);
Tồ án có thẩm quyền giải quyết khiếu nại quyết định của Hội đồng trọng tài về thoả thuận

trọng tài vô hiệu, thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được, thẩm quyền của Hội đồng
trọng tài (điểm c Khoản 2 Điều 7, Điều 43, Điều 44);
Tồ án có thẩm quyền thu thập chứng cứ (điểm d Khoản 2 Điều 7 và Điều 46);
Tồ án có thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (điểm đ Khoản 2 Điều 7 và
Điều 53, Điều );
Tồ án có thẩm quyền áp dụng triệu tập người làm chứng (điểm e Khoản 2 Điều 7 và Điều
47);

-

Tồ án có thẩm quyền huỷ phán quyết của trọng tài, đăng ký phán quyết trọng tài (điểm g
Khoản 2 Điều 7 và Điều 68 – 71)
Bên cạnh đó, vai trị của Tồ án cũng được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự 2015

của nước ta. Có thể thấy rằng, sự can thiệp nêu trên là hết sức cần thiết và đầy đủ để giải quyết
mối quan hệ giữa Toà án và Trọng tài. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng hơn nữa là pháp luật cần
phải được thực thi sao cho Trọng tài có điều kiện để tiến hành hoạt động của mình có hiệu
quả, góp phần cùng tồn bộ hệ thống Tồ án nước ta giải quyết công bằng, khách quan các
tranh chấp xảy ra trong đời sống xã hội. Điều này thật sự quan trọng, bởi lẽ nếu khơng có sự
ủng hộ một cách có thiện chí đối với hoạt động của Trọng tài thì tổ chức này khó có thể hoạt
động có hiệu quả.
Thứ hai, ở nước ta hiện nay, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 và Luật trọng tài thương mại
năm 2010 đều sử dụng khái niệm “nguyên tắc cơ bản của pháp luật”. Vi phạm những nguyên
tắc đó là cơ sở cho việc không công nhận, thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài và
huỷ phán quyết của trọng tài Việt Nam. Khái niệm “các nguyên tắc cơ bản của pháp luật” có
phần dễ hiểu hơn so với khái niệm được pháp luật nước ta quy định trước đây là “lợi ích cơng
cộng”. Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý rằng nếu pháp luật nước ta sử dụng một khái niệm
không phù hợp với khái niệm được áp dụng rộng rãi ở nước ngồi thì rất có thể xảy ra trường
hợp khi một quyết định của Trọng tài quốc tế được xem là có hiệu lực ở một quốc gia khác
nhưng lại không được công nhận và thi hành ở nước ta và ngược lại. Đối với phán quyết của

trọng tài trong nước, pháp luật nước ta có thể sử dụng khái niệm “nguyên tắc cơ bản của pháp
luật” nhưng phải nhanh chóng quy định rõ ràng nội hàm của các nguyên tắc đó nhằm đảm
bảo cho pháp luật được minh bạch, tránh tuỳ tiện trong cách hiểu, tạo điều kiện cho việc công
13


nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài trong nước; cịn khi xét cơng nhận cho thi hành
quyết định của trọng tài nước ngồi thì nên sử dụng thuật ngữ “trật tự công cộng”. Mặc dù cả
hai khái niệm đó vẫn cịn mơ hồ nhưng bởi những lý do sau:
Một là, Công ước New York về công nhận và thi hành các quyết định trọng tài nước ngoài
năm 1958 sử dụng thuật ngữ “trật tự công cộng” tại Điều V; Luật mẫu về Trọng tài thương
mại quốc tế của Uỷ ban pháp luật thương mại quốc tế Liên hợp quốc (Luật mẫu UNCITRAL
1985) tại các Điều 54 (2.b) và Điều 36 (1.b) sử dụng thuật ngữ “chính sách công”. Hai khái
niệm này được Uỷ ban trọng tài quốc tế của Hiệp hội Luật sư quốc tế (ILA) hiểu như nhau.
Hai là, về mặt thực tiễn, từ kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới, thuật ngữ “trật tự công
cộng” vẫn được sử dụng phổ biến. Như tại Điều 1484 Bộ luật tố tụng dân sự Pháp quy định
một trong sáu cơ sở để Toà án huỷ quyết định Trọng tài là khi trọng tài vi phạm “trật tự công
cộng”; Điều 1059 Bộ luật tố tụng dân sự của CHLB Đức quy định hậu quả đó xảy ra khi “việc
công nhận và thi hành quyết định trọng tài dẫn đến kết quả, không phù hợp với yêu cầu của
trật tự công cộng”. Luật về trọng tài Thuỵ Điển (SFS 1999:116) năm 1999 cũng quy định
quyết định trọng tài được xem là vô hiệu nếu việc giải quyết tranh chấp của Trọng tài hoặc
quyết định của Trọng tài mâu thuẫn với trật tự cơng cộng của Thuỵ Điển; cịn ở Áo trọng Đạo
luật về thay đổi pháp luật giải quyết trọng tài năm 2006 có quy định: “việc huỷ quyết định
trọng tài được cho phép trong các trường hợp:…, trong quá trình giải quyết trọng tài hoặc khi
ban hành phán quyết có vi phạm trật tự cơng cộng của Áo”.
Ba là, xét về mặt lịch sử, thuật ngữ “các nguyên tắc cơ bản của pháp luật” đã từng được sử
dụng trong Cơng ước Geneva 1927. Do trong q trình án dụng, khái niệm này đã được hiểu
rất rộng, dẫn đến khó khăn khi áp dụng nên thuật ngữ đó đã từng được đưa ra bàn bạc tại các
Hội nghị quốc tế và cuối cùng Hội nghị đã bác bỏ việc đưa cụm từ đó vào văn bản pháp luật
về trọng tài.

Bốn là, theo phân tích của các nhà khoa học, việc hiểu và phân tích nội hàm của khái niệm
“các nguyên tắc cơ bản của pháp luật” sẽ hết sức khó khăn trong q trình áp dụng quy định
vào thực tiễn. Chỉ riêng việc sử dụng thuật ngữ “trật tự công cộng” như căn cứ truyền thống
để từ chối cho thi hành quyết định trọng tài nước ngoài vốn đã là rất phức tạp, mơ hồ; nên tại
một số quốc gia Tồ án khẳng định chỉ được coi là có sự vi phạm trật tự công cộng khi bản
chất vốn có của cơng lý bị tổn hại một cách khơng thể chấp nhận được khi những quy định
cơ bản của trật tự pháp lý bị phớt lờ.
2. Mối quan hệ giữa thẩm quyền riêng biệt của Toà án Việt Nam và thẩm quyền của
Trọng tài thương mại nước ngoài
Ở Việt Nam hiện nay, mối quan hệ giữa Toà án và Trọng tài trong giải quyết các tranh
chấp thương mại quốc tế chủ yếu được quy định tại Luật Trọng tài thương mại 2010. Riêng
phần công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài được quy định tại phần
thứ bảy của Bộ luật tố tụng dân sự 2015, theo đó Tồ án hỗ trợ, giúp đỡ đồng thời giám sát
Trọng tài trong các hoạt động liên quan đến tố tụng, không can thiệp vào giải quyết nội dung
vụ tranh chấp. Cụ thể, nội dung của mối quan hệ giữa Toà án và Trọng tài bao gồm:
14


-

Toà án hỗ trợ thi hành thoả thuận Trọng tài (Điều 6 LTTTM)

-

Toà án hỗ trợ thành lập hội đồng trọng tài vụ việc, thay đổi Trọng tài viên trong Hội đồng
trọng tài vụ việc (Điều 41,42 LTTTM)

-

Toà án giải quyết khiếu nại quyết định của Hội đồng trọng tài về thoả thuận Trọng tài vô

hiệu, thoả thuận Trọng tài không thể thực hiện được, thẩm quyền của Hội đồng trọng tài
(Điều 43, 44 LTTTM)

-

Toà án hỗ trợ Hội đồng trọng tài thu thập chứng cứ, triệu tập người làm chứng (Điều 46,47
LTTTM)

-

Toà án hỗ trợ áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời (Điều 53 LTTTM)

-

Đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc (Điều 62 LTTTM)

-

Toà án huỷ phán quyết của trọng tài (Điều 68-71 LTTTM)

-

Công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài (phần 7 của BLTTDS
2015).
Nhìn chung, các quy định của pháp luật Việt Nam về mối quan hệ giữa Toà án và

Trọng tài trong nước và Trọng tài nước ngoài khá toàn diện và đầy đủ. Tuy nhiên trên thực
tiễn thi hành cũng cho thấy một số bất cập cần tháo gỡ:
Thứ nhất, khoản 1 Điều 31 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định: “những yêu cầu về kinh
doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án

-

Yêu cầu liên quan đến việc Trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết các vụ tranh chấp
theo quy định của pháp luật về Trọng tài thương mại.
Theo đó, Tồ án Việt Nam sẽ chỉ giải quyết các yêu cầu liên quan đến việc Trọng tài

thương mại Việt Nam như quyết định triệu tập người làm chứng, áp dụng biện pháp khẩn cấp
tạm thời,… mà Tồ án Việt Nam khơng hỗ trợ hoạt động của Trọng tài nước ngoài trên lãnh
thổ Việt Nam. Quy định này chưa hợp lý, không phù hợp với cam kết của Việt Nam khi gia
nhập WTO. Theo cam kết của Việt Nam trong biểu cam kết dịch vụ cụ thể, đối với dịch vụ
Trọng tài và hoà giải (CPC 86602), Việt Nam cho phép thành lập chi nhánh và cam kết đối
xử quốc gia “không hạn chế, ngoại trừ trưởng chi nhánh phải là người thường trú tại Việt
Nam”. Nghĩa là Việt Nam cho phép Trọng tài nước ngoài được cung cấp dịch vụ trên lãnh
thổ Việt Nam dưới hình thức chi nhánh và khơng biệt đối xử giữa Trọng tài nước ngoài và
Trọng tài Việt Nam, nếu Toà án Việt Nam hỗ trợ Trọng tài Việt Nam mà khơng hỗ trợ Trọng
tài nước ngồi trong giải quyết tranh chấp là vi phạm cam kết này. Luật trọng tài thương mại
2010 quy định cũng cho phép Tổ chức Trọng tài nước ngoài đươc hoạt động ở Việt Nam dưới
15


hình thức chi nhánh và văn phịng đại diện. Và chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài
được cung cấp dịch vụ trọng tài (theo khoản 7 Điều 76 LTTTM).
Việc quy định Tồ án Việt Nam chỉ có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự liên quan
đến Trọng tài thương mại Việt Nam tại khoản 2 Điều 31 BLTTDS 2015 đã tạo ra phân biệt
đối xử giữa Trọng tài trong nước và Trọng tài nước ngoài, và như vậy là không phù hợp với
cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO. Do đó, cần thiết phải sửa đổi quy định này theo
hướng Toà án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các việc dân sự liên quan đến cả Trọng tài
Việt Nam và Trọng tài nước ngoài.
Thứ hai, Luật trọng tài thương mại cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành chưa có quy
định về thời hạn Toà án ra quyết định hỗ trợ thành lập Hội đồng Trọng tài vụ việc.

Các bên có thể thoả thuận đưa tranh chấp ra giải quyết bằng Trọng tài vụ việc. Việc thành lập
Hội đồng trọng tài càng nhanh chóng bao nhiêu thì càng tạo thuận lợi cho việc giải quyết
tranh chấp được thuận tiện bấy nhiêu. Nếu các bên không thoả thuận chỉ định Trọng tài viên
hoặc thay đổi Trọng tài viên được thì Luật trọng tài thương mại đã có quy định các bên có
quyền yêu cầu Toà án hỗ trợ. Nhưng trong thủ tục Toà chỉ định, thay đổi Trọng tài viên đối
với Hội đồng trọng tài vụ việc tại Điều 41, 42, Luật trọng tài thương mại mới chỉ quy định
thời hạn Chánh án Tồ án phải phân cơng một thẩm phán giải quyết mà không quy định thời
hạn Thẩm phán này phải ra quyết định chỉ định Trọng tài viên, thay đổi Trọng tài viên. Do
đó, cần có văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật trọng tài thương mại quy
định rõ thời hạn này.
Thứ ba, chưa có quy định về những biện pháp khẩn cấp mà Toà án được ra quyết định áp
dụng để hỗ trợ Trọng tài nước ngồi.
Luật trọng tài thương mại khơng hề quy định rõ Tồ án có thẩm quyền áp dụng những biện
pháp khẩn cấp nào theo yêu cầu của một trong các bên tranh chấp, mà chỉ quy định chung
chung rằng Thẩm phán giải quyết yêu cầu “phải xem xét, quyết định áp dụng hoặc không áp
dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (theo Khoản 2 Điều 53) và trình tự, thủ tục áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thời của Toà án thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Vậy
là việc Luật trọng tài thương mại khơng quy định rõ Tồ án có thẩm quyền áp dụng biện pháp
khẩn chấp tạm thời nào để hỗ trợ Trọng tài nước ngồi sẽ gây khó khăn cho cả Tồ án và bên
có u cầu. Các bên khơng biết mình có quyền làm đơn u cầu Tồ án dụng biện pháp nào.
Toà án cũng chưa thể khẳng định chắc chắn mình có thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp
tạm thời nào liên quan đến Trọng tài nước ngoài hay khơng . Do tính chất khẩn cấp và tạm
16


thời của các tình huống cần sự hỗ trợ của Toà án trong áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
như bảo đảm chứng cứ đang có nguy cơ bị tiêu huỷ hay đảm bảo thi hành phán quyết Trọng
tài nước ngoài, văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật trọng tài thương mại cần
quy định rõ biện pháp khẩn cấp tạm thời nào Toà án có thẩm quyền áp dụng để hỗ trợ Trọng
tài nước ngồi.

V.

Thẩm quyền riêng biệt của Tồ án Việt Nam có loại trừ thẩm quyền của Trọng
tài hay không?
Từ những phân tích của các phần trên có thể khẳng định rằng thẩm quyền riêng biệt

của Tồ án Việt Nam khơng loại trừ thẩm quyền của Trọng tài bởi vì:
Tuy Tồ án có quyền huỷ phán quyết của Trọng tài nếu một bên có đầy đủ bằng chứng chứng
minh rằng khơng có thoả thuận trọng tài hoặc thoả thuận Trọng tài vô hiệu hoặc thành phần
của hội đồng trọng tài hoặc thủ tục xét xử của Trọng tài không đúng theo thoả thuận của các
bên hoặc trái với các quy định của pháp luật hoặc tranh chấp không thuộc phạm vi thẩm quyền
của Trọng tài hoặc bằng chứng do các bên cung cấp làm cơ sở ban hành phán quyết của Trọng
tài là giả hoặc phán quyết của Trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của Việt Nam. Nhưng
Toà án luôn tôn trọng các nguyên tắc đối với Trọng tài, ủng hộ Trọng tài khi Trọng tài là sự
lựa chọn của các bên tranh chấp và sẵn sàng hỗ trợ cho việc giải quyết tranh chấp của Trọng
tài khi có u cầu. Bên cạnh đó, Tồ án khơng được quyền xem lại nội dung phán quyết của
Trọng tài kể cả khi một bên yêu cầu Toà án huỷ phán quyết Trọng tài, Toà án cũng chỉ dựa
vào các căn cứ về mặt tố tụng Trọng tài và các tài liệu đi kèm để xem xét, quyết định huỷ hay
không huỷ phán quyết Trọng tài mà không xét xử lại nội dung của vụ tranh chấp mà Hội đồng
trọng tài đã giải quyết.
Quyền hạn hỗ trợ và giám sát của Toà án đối với Trọng tài là mối quan tâm của cả Toà
án, Trọng tài và các bên tranh chấp. Bởi nhờ mối quan hệ này, việc giải quyết tranh chấp tận
dụng được ưu điểm của phương thức Trọng tài đồng thời là sự đảm bảo chắc chắn cho quá
trình Trọng tài được vận hành thuận lợi, phán quyết Trọng tài được đảm bảo thi hành. Có thể
nói, Tồ án sẵn sàng để hỗ trợ Trọng tài và khi cần thiết, giám sát quá trình Trọng tài là đặc
điểm của Trọng tài quốc tế và của Trọng tài Việt Nam hiện nay khiến cho việc lựa chọn giải
quyết tranh chấp bằng Trọng tài trở nên hấp dẫn, đáng tin cậy đối với các nhà kinh doanh
thương mại khi tham gia vào các quan hệ thương mại trong nước nói riêng và quan hệ thương
mại quốc tế nói chung.


17


Trên thực tế, Toà án và Trọng tài thường được nhìn nhận thuộc về hai thế giới khác
nhau. Sự so sánh giữa hai thiết chế này trong nghiên cứu khoa học và thực tiễn pháp luật như
là những phương thức tương phản trong việc giải quyết tranh chấp thì ít được nhắc tới. Nhưng
sự thật là những thiết chế này hồn tồn độc lập với nhau bởi khi có tranh chấp xảy ra, các
bên đương sự phải có sự lựa chọn giữa phương thức này và phương thức kia để giải quyết
tranh chấp. Tuy nhiên, cũng có những điểm chung hội tụ giữa hai tranh chấp, ví dụ như trong
trường hợp sự vô hiệu của phán quyết Trọng tài khi mà một bên tranh chấp không thoả mãn
với phán quyết và u cầu Tồ án xem xét tính hợp pháp của thủ tục Trọng tài dựa trên những
cơ sở pháp lý chặt chẽ của các quy định tố tụng dân sự hoặc luật Trọng tài. Đây chính là ví
dụ rõ ràng nhất về việc phân biệt thẩm quyền giữa Toà án và Trọng tài.
Một điểm nữa là, Trọng tài phục vụ giá trị cơ bản của sự hợp tác, tự quản và làm giảm
gánh nặng của quyền lực nhà nước. Tự do thoả thuận và hợp tác là những quyền dân sự cơ
bản của cơng dân ở bất kì đất nước nào. Khi các bên rơi vào bất đồng, tranh chấp thì họ có
quyền tự do thoả thuận sao cho công bằng nhất với họ. Và khi họ muốn hợp tác, thoả thuận
thì mong muốn giữa họ là cơng bằng, hiệu quả do vậy mà họ có quyền sử dụng nguồn quyền
lực ràng buộc họ, chọn người phân giải và trao cho họ quyền quyết định. Đó là mục đích và
giới hạn để Nhà nước xác định can thiệp hay không can thiệp vào các hoạt động của Trọng
tài. Nếu mục đích, ý chí tự do thoả thuận hợp đồng của các bên đạt được và giới hạn đó khơng
bị vượt qua thì Nhà nước cần tạo mọi điều kiện hỗ trợ để giúp thoả thuận đó đi đến thành
cơng. Và ngược lại, nếu Trọng tài không tuân thủ thoả thuận, đi ngược lại lợi ích và ý chí của
các bên cũng như không tuân thủ giới hạn công bằng, khách quan mà pháp luật đặt ra thì Tồ
án phải can thiệp để đạt được ý chí của các bên đương sự liên quan. Khi Trọng tài không áp
dụng đúng pháp luật thì Tồ án cần phải xem xét lại để bảo đảm cơng lý và lợi ích cho các
bên có tranh chấp.
Như vậy, có thể thấy rằng thẩm quyền riêng biệt của Tồ án khơng loại trừ thẩm quyền
của Trọng tài mà chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau. Tồ án là cơ quan nhân
danh quyền lực nhà nước hỗ trợ, giám sát quá trình hoạt động của Trọng tài và ngược lại

Trọng tài mang trong mình ý nghĩa với giá trị cơ bản của sự hợp tác, thuận tiện, tự quản và
làm giảm gánh nặng vơ cùng lớn cho hoạt động của ngành Tồ án trong việc giải quyết các
tranh chấp.
PHẦN III. KẾT LUẬN.

18


Trên cơ sở nghiên cứu pháp luật và thực tiễn cũng như những gì phân tích ở trên đã
phần nào khái quát một cách chi tiết nhất về thẩm quyền riêng biệt của Toà án Việt Nam,
Thẩm quyền của Trọng tài thương mại trong và ngoài nước cũng như mối quan hệ của hai
phương thức này. Dù chỉ xét riêng ở góc đọ giải quyết tranh chấp thì cả hai phương thức ấy
đã có những điểm khác nhau rất cơ bản. Mặc dù đó đều là phương thức giải quyết tranh chấp
và dù đối tượng, mục đích và một số thủ tục tố tụng có thể giống nhau nhưng xét về bản chất
đây lại là các thiết chế hoàn toàn khác nhau và khơng thể nhầm lẫn được. Chính vì vậy mà có
thể khẳng định rằng Tồ án có thể tồn tại mà khơng có Trọng tài nhưng Trọng tài lại khơng
thể tồn tại nếu thiếu Tồ án, kể cả trong tương lai khi giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài
được ưa chuộng hơn thì bản chất của nó cũng khơng thể thay đổi vì nó là phương thức giải
quyết tranh chấp lựa chọn và ln cần có sự hỗ trợ của Tồ án thì mới có thể hiệu quả được.
Trong bài nghiên cứu trên, em đã trình bày về mối quan hệ giữa thẩm quyền riêng biệt của
Toà án Việt Nam và thẩm quyền của Trọng tài thương mại trong và ngoài nước cũng như
đánh giá về thẩm quyền riêng biệt của Tồ án có loại trừ thẩm quyền của Trọng tài hay không.
Bài tiểu luận trên đây của em có thể cịn nhiều thiếu sót, kính mong q thầy cơ sẽ tạo điều
kiện và góp ý kiến để bài làm của em được đầy đủ và hoàn thiện hơn nữa.

19


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật dân sự 2015.

2. Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
3. Luật trọng tài thương mại 2010.
4. PGS.TS Ngô Quốc Chiến – Khoa Luật Trường Đại học Ngoại Thương - Trọng tài
thương mại quốc tế và vấn đề luật áp dụng.
5. Giáo trình tư pháp quốc tế - nxb. Đại học luật Hà Nội.
6. TS. Dương Văn Hậu – Bàn về sự phân biệt giữa Tồ án và Trọng tài – trang thơng tin
điện tử tạp chí Tồ án.
7. Hà Phương. Cơng ty Luật Minh Khuê - Những điểm mới cơ bản của Luật trọng tài
thương mại 2010.
8. Luật Minh Khuê - Đặc điểm của Trọng tài quốc tế. Quy định về thẩm quyền của Trọng
tài thương mại quốc tế.
9. LeTran Trial Lawyers - Công nhận và thi hành phán quyết Trọng tài nước ngoài tại
Việt Nam.
10. Lawnet - Phân biệt thẩm quyền chung và thẩm quyền xét xử riêng biệt trong Tư pháp
quốc tế.
11. Luật Dương Gia - Thẩm quyền riêng biệt của Toà án Việt Nam trong các vụ việc dân
sự có yếu tố nước ngồi.

20



×