Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Sự tham gia của cộng đồng vào đánh giá tác động môi trường theo pháp luật hiện hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.29 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

BÀI TẬP NHÓM
NĂM HỌC 2019-2020

SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG VÀO ĐÁNH
GIÁ TÁC ĐỘNG MƠI TRƯỜNG THEO PHÁP
LUẬT HIỆN HÀNH
Nhóm sinh viên thực hiện:
Chun ngành:

Luật kinh doanh

Nội dung thực hiện:

Thuyết trình

Hà Nội
1


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHĨM 8
STT

Họ và tên

Lớp

1
2


3
4
5

2

Cơng việc


Mục lục
I, TỔNG QUAN……………………………………………………………...4
1, Khái niệm...........................................................................................4
 Cộng đồng dân cư (CDDC)…………………………………...4
 Đánh giá tác động môi trường (ĐTM)………………………..4
 Sự tham gia của cộng đồng vào ĐTM………………………...5
2, Vai trò, đặc điểm……………………………………………………6
II, THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT……………………………………………6
 Nội dung pháp luật quy định về
sự tham gia của cộng đồng vào quá trình ĐTM………………….6
 Ý nghĩa của các quy định pháp luật……………………………7
 Thực tiễn thi hành thông qua các vụ việc cụ thể……………….8
 Nhận xét, đánh giá……………………………………………..12

III, SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG VÀO ĐÁNH GIÁ TÁC
ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM) TRÊN THẾ GIỚI........................................13
Kiến nghị……………………………………………………….14

3



I, TỔNG QUAN:
1, Khái niệm:

 Cộng đồng dân cư (CDDC)
- Cho đến nay, pháp luật nước ta vẫn chưa đưa ra được một khái niệm thống nhất
về cộng đồng dân cư mà ở mỗi văn bản lại có một cách định nghĩa rộng hẹp khác
nhau.
- Ví dụ: Trong từ điển Tiếng việt không đưa ra khái niệm “cộng đồng dân cư” mà
chỉ có khái niệm “cộng đồng”. Theo đó, “Cộng đồng là tồn thể những người cùng
sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội.”
- Điều 5 khoản 3 Luật đất đai 2013 định nghĩa, Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng
người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, bn, phum, sóc,
tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung
dòng họ;
- Điều 13 khoản 3 Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004 định nghĩa Cộng đồng dân
cư thôn là tồn bộ các hộ gia đình, cá nhân sống trong cùng một thơn, làng, bản,
ấp, bn, phum, sóc hoặc đơn vị tương đương
- Tuy nhiên hiện nay, Luật BVMT2014 chưa đưa ra khái niệm thế nào là cộng
đồng dân cư, hay cộng đồng mặc dù chúng được nhắc tới khá nhiều lần. Theo quy
định về CDDC tham gia trong Đánh giá tác động mơi trường (ĐTM) thì cộng đồng
được hiểu là nhân vật trong đơn vị hành chính cấp xã.
 Qua những khái niệm trên, ta có thể đưa ra 3 đặc trưng cơ bản của cộng đồng
dân cư: gồm số đơng người; giữa họ có những đặc điểm chung về thành phần giai
cấp, nghề nghiệp, về địa điểm sinh sống và cư trú; tính gắn kết về mặt địa lý, kinh
tế, ngơn ngữ, văn hóa, tín ngưỡng, tâm lý hoặc lối sống.

 Đánh giá tác động môi trường (ĐTM):
- Trên thế giới có nhiều cách định nghĩa khác nhau về ĐTM. Ủy ban Liên hợp
quốc về các vấn đề kinh tế châu Âu đưa ra một định nghĩa ngắn gọn và xúc tích
“Đánh giá tác động mơi trường là đánh giá tác động của một hoạt động có kế

hoạch đổi mới mơi trường”. Cịn theo Chương trình mơi trường Liên hợp quốc thì
đánh giá tác động mơi trường là “quá trình nghiên cứu nhằm dự báo các hậu quả
4


môi trường của một dự án phát triển quan trọng. ĐTM xem xét việc thực hiện đề
án sẽ gây ra những vấn đề gì với đời sống của con người tại khu vực dự án, tới kết
quả của chính dự án và của các hoạt động khác tại vùng đó. Sau dự báo của ĐTM
phải xác định các biện pháp làm giảm đến mức tối thiểu các tác động tiêu cực làm
cho dự án thích hợp với mơi trường của nó.”
- Ở Việt Nam cũng có nhiều cách định nghĩa khác nhau về ĐTM tùy thuộc vào
việc nó được xem xét dưới góc độ nào, ví dụ như góc độ kinh tế-xã hội hay góc độ
pháp lý. Cụ thể:
 Dưới góc độ kinh tế - xã hội: ĐTM là quá trình nghiên cứu, xem
xét, đánh giá những tác động từ dự án nếu được triển khai tới các
vấn đề việc làm, thu nhập; các ngành kinh tế; các vấn đề về con
người như sức khỏe, dân số, văn hóa, xã hội; các vấn đề về chất
thải, địa chất, khí hậu, đa dạng sinh học, hệ sinh thái, độ rung,
tiếng ồn… và các sự tác động giữa những yếu tố này, từ đó đưa ra
các giải pháp nhằm khắc phục, giảm thiểu những tác động tiêu
cực của dự án, đảm bảo sự phát triển hài hòa giữa kinh tế, xã hội
và mơi trường.
 Dưới góc độ pháp lý: ĐTM bao gồm các quy phạm pháp luật do
cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành điều chỉnh các quan hệ
xã hội phát sinh giữa cơ quan quản lý nhà nước với các cá nhân,
tổ chức với nhau trong việc đánh giá các tác động của hoạt động
phát triển tới các yếu tố của mơi trường, từ đó đề ra những giải
pháp giảm tới mức tối thiểu những tác động đó.
 Khoản 23 điều 3 Luật BVMT 2014 định nghĩa “Đánh giá tác
động mơi trường là việc phân tích, dự báo tác động đến môi

trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra biện pháp bảo vệ môi
trường khi triển khai dự án đó.”

 Sự tham gia của cộng đồng vào ĐTM:
Sự tham gia của cộng đồng trong đánh giá tác động của mơi trường là việc các
hộ gia đình, cá nhân sống trên cùng một địa bàn đưa ra ý kiến, quan điểm cá nhân
về các hoạt động của dự án được đề ra có ảnh hưởng đến mơi trường-khu vực họ
sinh sống hay khơng. Từ đó đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự
án đó.

5


2, Vai trị, đặc điểm
Cộng đồng dân cư (CĐDC) có vai trị quan trọng trong phịng ngừa ơ nhiễm,
suy thối môi trường; tham vấn, phản biện, giám sát, phát hiện các hành vi làm ơ
nhiễm mơi trường (ƠNMT); giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về
môi trường… Vấn đề này đã được khẳng định qua nhiều văn bản của Đảng và Nhà
nước, đặc biệt là Luật BVMT năm 2014 và các văn bản liên quan.Tuy nhiên, các
quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề này có đặc điểm là vẫn cịn chung
chung, tản mạn và nhiều bất cập, ảnh hưởng đến hiệu quả BVMT.
 Ý nghĩa của tham vấn cộng đồng:
- Khẳng định bản chất NN: của dân, do dân và vì dân, tất cả quyền lực NN
thuộc về nhân dân (Hiến pháp).
- Người dân chịu ảnh hưởng trực tiếp từ môi trường từ các dự án kinh tế nên
có quyền đưa ra ý kiến đối với các dự án đầu tư đó trên phương diện tác động lên
môi trường xung quanh.
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính người dân (dựa theo nguyên tắc
Quyền được sống trong môi trường trong lành).
- Giúp cơ quan NN giải quyết đúng đắn, hợp lý các vấn đề về bảo vệ môi

trường.
- Giảm thiểu các tranh chấp khơng đáng có sau này giữa chủ dự án và cộng
đồng dân cư.

II, THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT
 Nội dung pháp luật quy định về sự tham gia của cộng đồng vào q
trình ĐTM:
- Sự tham gia đóng góp của cộng đồng được thực hiện ở cả 3 giai đoạn của quá
trình lập báo cáo ĐTM: lập nội dung báo cáo, thẩm định báo cáo và sau khi thẩm
định báo cáo.
- Pháp luật VN hiện hành đã quy định về vấn đề này thông qua Luật bảo vệ môi
trường 2014, NĐ số 18/2015/NĐ-CP liên quan đến vấn đề đánh giá tác động môi
trường.
6


+ Điều 21 khoản 2 Luật BVMT quy định: “Chủ dự án phải tổ chức tham vấn
cơ quan, tổ chức, cộng đồng, chịu tác động trực tiếp bởi dự án.”
+ Điều 22 khoản 8 Luật BVMT quy định về nội dung của báo cáo ĐTM bao
gồm cả “kết quả tham vấn”
+ Khoản 4 và 6 điều 12 NĐ 40/2015 NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung một số điều
nghị định số 157/2013/NĐ-CP của chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành
chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản)
 Khoản 4 quy định : “ Trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi
trường, chủ dự án phải tiến hành tham vấn ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
(sau đây gọi chung là ủy ban nhân dân cấp xã) nơi thực hiện dự án, các tổ chức và
cộng đồng chịu trách nhiệm trực tiếp bởi các vấn đề môi trường của dự án ( nước
thải, khí thải, chất thải, bụi, chất thải rắn, chất thải nguy hại, sụt lún, sạt lở, bồi
lắng, tiếng ồn, đa dạng sinh học ); nghiên cứu, tiếp thu, giải trình ý kiến của những
đối tượng liên quan được tham vấn để hạn chế thấp nhất tác động của dự án đến

chất lượng môi trường sống, đa dạng sinh học.
 Khoản 6 quy định: “Việc tham vấn cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp
bởi vấn đề mơi trường được tiến hành dưới hình thức họp cộng đồng dân cư do chủ
dự án và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án đồng chủ trì với sự tham gia
của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã, các tổ chức chính trị xã hội- tổ chức xã hội
nghề nghiệp, tổ dân phố, thôn, bản. Ý kiến của các đại biểu tham dự cuộc họp phải
được thể hiện đầy đủ trong biên bản họp cộng đồng”.

 Ý nghĩa của các quy định pháp luật:
- Tạo sự thống nhất cho sự tham gia của cộng đồng. Pháp luật khi ban hành có
hiệu lực trên tồn lãnh thổ, đối với mọi chủ thể. Các chủ thể khi ở điều kiện tương
tự phải tuân thủ và thực hiện như nhau.
- Góp phần định hướng sự tham gia của cộng đồng qua các quy định về trình
tự thủ tục, cách thức, phạm vi tham gia của cộng đồng trong ĐTM.

7


 Thực tiễn thi hành thông qua các vụ việc cụ thể:
Tiêu cực
- Tham vấn cộng đồng chỉ dừng lại ở hình thức:
Một trong những minh chứng cho hiện tượng này là việc cấp phép ồ ạt cho các
dự án xây dựng sân golf. Tình trạng xung đột xảy ra giữa các chủ dự án và cộng
đồng địa phương do tranh chấp quyền sở hữu, tiếp cận, sử dụng tài nguyên đất,
rừng và nguồn nước chứng tỏ nhiều dự án không thực hiện ĐTM một cách nghiêm
túc và chất lượng. Rõ ràng, “nếu không bắt buộc phải tham vấn cộng đồng dân cư
khi lập báo cáo ĐTM thì chẳng chủ dự án nào làm cả vì vậy họ làm chỉ để cho có
mà thơi. Ngay cả việc lấy ý kiến của UBND cấp xã cũng chủ yếu là làm văn bản
sẵn rồi mang cho họ ký” - Ts Nguyễn Khắc Kinh, Nguyên Vụ trưởng Vụ Thẩm
định và Đánh giá ĐTM cho biết.

=> Mặc dù khoản 4 và 6 điều 12 nghị định 40/2015-NĐ-CP đã quy định phải
có sự tham gia của cộng đồng trong q trình ĐTM nhưng lại khơng có quy định
về việc kiểm tra giám sát q trình tham vấn cộng đồng, dẫn đến tình trạng nhiều
tổ chức thường bỏ qua, không coi đây là một điều bắt buộc phải làm.
- Đề án thay thế 6.700 cây xanh ở Hà Nội năm 2015 (Thuộc trường hợp 112.
Dự án cải tạo, mở rộng, nâng cấp, nâng công suất – phụ lục II Danh mục dự án
phải thực hiện đánh giá tác động môi trường Nghị định 18/2015/NĐ-CP)
Theo đề án "cải tạo thay thế cây xanh" của Sở Xây dựng Hà Nội năm 2015, thủ
đô sẽ trồng lại hơn 6.700 cây xanh trên 190 tuyến phố. Theo Sở Xây dựng đề xuất
xin nguồn kinh phí từ ngân sách 73 tỷ đồng, số kinh phí cịn lại chủ yếu được huy
động bằng nguồn vốn xã hội hóa.
Trao đổi bên lề với báo chí Hà Nội chiều 17/3/2015 Phó Ban Tun giáo thành
ủy Phan Đăng Long cho biết việc chặt cây để thay thế cây khác ở Hà Nội do cơ
quan quản lý quyết định, không cần thiết phải hỏi ý kiến người dân.
Nhưng ngay sau đó, sáng ngày 19/3 trên đường Nguyễn Chí Thanh- một trong
những tuyến phố được chọn để triển khai đề án, công nhân bắt đầu tiến hành đốn
hạ cây ngổn ngang dọc con phố. Khi ấy, người dân đã bày tỏ thái độ phản đối
mạnh mẽ bằng nhiều cách khác nhau. Có người khóc, có người ơm cây, có người
dán khẩu hiệu “đừng giết tơi” lên thân cây, và hàng chục người đã “ký” ủng hộ
trên trang mạng xã hội "6.700 người vì 6.700 cây xanh”.
Ngày 22 tháng 3 năm 2015 người dân Hà Nội tập trung đông đảo tại nhiều địa
điểm trong thành phố để biểu tình chống lại quyết định chặt 6.700 cây xanh của
UBND thành phố, riêng tại hồ Thiền Quang có khoảng 300-400 người tập trung.
Mọi người mang biểu ngữ, cũng như mang theo những cây nhỏ để thể hiện tinh
thần bảo vệ cây xanh của Hà Nội. Tới khoảng 10 giờ thì mọi người đi diễu hành
8


vịng bờ hồ và hơ vang các khẩu hiệu bảo vệ cây xanh. Cuộc tuần hành này là do
trang “6700 người vì 6700 cây xanh” của Ngọc Trà, một bà nội trợ bức xúc với

thảm sát cây xanh, huy động.
Sau đó, Ơng Hồng Nam Sơn, Phó GĐ Sở Xây dựng Hà Nội cho biết đã tạm
đình chỉ cơng tác 3 cán bộ thuộc Phòng Quản lý Hạ tầng kỹ thuật mơi trường và
cơng trình ngầm để phục vụ cơng tác thanh tra. Cán bộ bị đình chỉ chức vụ là
Trưởng phịng Trần Trọng Hiếu, Phó trưởng phịng và các cán bộ liên quan thuộc
Phịng quản lý hạ tầng, mơi trường và cơng trình ngầm – Sở Xây dựng Hà Nội.
=> Vụ việc trên không đề cập đến chủ đề án có làm Đánh giá tác động mơi
trường hay khơng nhưng rõ ràng ở đây họ đã không tham vấn cộng đồng, dẫn đến
sự bức xúc trong dư luận như vậy. Nghị định 18/2015 NĐ-CP mặc dù có quy định
Dự án cải tạo, mở rộng, nâng cấp, nâng công suất phải thực hiện ĐTM, nhưng lại
không nêu cụ thể dẫn đến sự thiếu sót của chủ dự án.
- Nhiều người phản đối dự án bãi xe ngầm ở công viên Cầu Giấy
Dự án bãi đỗ xe ngầm kết hợp dịch vụ thương mại trong cơng viên Cầu Giấy
có diện tích sử dụng đất 14.500m2 – bằng 15% diện tích đất cơng viên.
Chính quyền cho rằng việc lấy ý kiến về dự án được thực hiện minh bạch,
nhưng nhiều người dân có quan điểm ngược lại.
Ngày 8/5/2019, UBND phường Dịch Vọng (quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) công
bố kết quả lấy ý kiến cộng đồng về dự án bãi đỗ xe ngầm kết hợp thương mại dịch
vụ trong công viên Cầu Giấy. Trong gần 2.000 phiếu hợp lệ, khoảng 60% người
dân được lấy ý kiến đồng thuận với mục tiêu quy hoạch; điều chỉnh quy hoạch để
bổ sung bãi đỗ xe ngầm kết hợp dịch vụ thương mại; điều chỉnh quy hoạch đề xuất;
quy hoạch tổng mặt bằng - phương án kiến trúc của dự án; 28/32 tổ chức, cơ quan
được lấy ý kiến đồng thuận với dự án, đồ án quy hoạch, trong đó có Sở Cơng
Thương, Cơng ty CP Phát triển Đô thị Từ Liêm (Chủ đầu tư dự án Khu đô thị mới
Dịch Vọng), Công ty Cổ phần Thanh Bình Hà Nội, Cơng ty Cổ phần Quan hệ quốc
tế đầu tư sản xuất - CIRI (lô C/D13), Công ty Cổ phần Phú Mỹ An (lô C/D4)...
Tuy vậy, người dân khu vực xung quanh lại lên tiếng phản đối dự án dữ dội.
Phản đối dự án, bà Nguyễn Thị Lộc (căn 1707, nhà N04B1, đối diện Công viên
Cầu Giấy) cho rằng việc lấy phiếu có nhiều khuất tất khi chính quyền chỉ lấy ở một
số khu vực không chịu tác động trực tiếp nếu triển khai dự án, trong khi nhân dân

phường n Hịa (cơng viên Cầu Giấy có một phần diện tích thuộc phường n
Hịa) lại khơng được hỏi ý kiến.
Theo bà Lộc, quanh cơng viên có nhiều khu đất trống có thể quy hoạch làm bãi
đỗ xe, việc lấy đất công viên là không cần thiết. "Người dân ở đây khơng thiếu bãi
đỗ xe, vì tất cả tịa nhà đều có tầng hầm. Nhu cầu cấp thiết là khơng khí để thở, cây
xanh lấy bóng mát và chỗ cho trẻ chơi", bà Lộc nói và mong muốn được đối thoại
với chính quyền.
9


Là Phó ban quản trị tịa nhà N10 Hà Đơ, ông Lê Phi Phụng cho rằng cư dân
phản ứng vì dự án sẽ "phá vỡ cơng viên và chính quyền phường làm việc khơng
minh bạch, khơng tơn trọng dân". Ơng dẫn chứng ban đầu chính quyền phường chỉ
lấy ý kiến vài tổ, nhưng khi công bố kết quả thấy hơn mười tổ, trong đó có những
tổ ở rất xa cơng viên.
Hiện một số người dân treo banner phản đối triển khai dự án. Ơng Hiếu cho
rằng có nhiều hình thức để thể hiện quan điểm như bằng phiếu, "treo banner, băng
rôn rất nhạy cảm, không phù hợp, phản ứng như thế hơi thái quá". Bí thư phường
Dịch Vọng đề nghị lãnh đạo cấp ủy, chi bộ, ban công tác mặt trận tập trung tuyên
truyền vận động các hộ gia đình gỡ băng rôn, banner.
Chủ tịch HĐND quận Cầu Giấy cho biết, Quận sẽ báo cáo lãnh đạo thành phố
Hà Nội xem xét lại chủ trương triển khai dự án.
=> Quan – dân bất đồng ý kiến, cơ quan chức năng chưa làm trịn vai trị của
mình trong việc đưa thơng tin tới người dân, tổ chức lấy ý kiến cộng đồng.
- Hạn chế lớn nhất là sự tham gia của người dân chưa có khung pháp luật chi
tiết, chưa quy định rõ vai trò của cộng đồng dân cư trực tiếp tham gia giám sát
các cơ quan, chủ thể có trách nhiệm trong quản lý nhà nước về môi trường. Hơn
nữa, sự tham gia của dân có thể bị vơ hiệu khi khơng có quy định kèm theo về
trách nhiệm giải trình của các cơ quan quản lý nhà nước. Lấy ví dụ cụ thể như
trường hợp vi phạm pháp luật về BVMT của công ty Cổ phần Nicotex Thành Thái

đóng tại huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa trong việc chơn lấp hơn 1000 tấn chất thải
nguy hại từ thuốc bảo vệ thực vật tại trụ sở công ty, làm môi trường đất bị ô nhiễm
nặng, ảnh hưởng tới đời sống và sức khỏe người dân địa phương. Kể từ khi phát
hiện (hành vi chôn lấp trái phép này từ năm 1999), người dân địa phương đã có ý
kiến bằng lời cũng như văn bản gửi chính quyền các cấp nhưng chính quyền đều
khơng có trả lời, cũng như khơng xử lý. Mãi tới năm 2013, khi một người dân địa
phương dũng cảm đứng đơn tố cáo cùng với sự hậu thuẫn rất mạnh của báo chí thì
UBND tỉnh Thanh hóa mới vào cuộc và xử lý vụ việc theo cách xử lý vi phạm
hành chính, miễn truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Rủi ro cho doanh nghiệp khi khơng đồng nhất ý kiến với người dân
Chi phí doanh nghiệp có thể phải gánh chịu nếu không đảm bảo sự đồng thuận
Mỏ Yanacocha của Newmont ở Peru là một trong những ví dụ được biết đến nhiều
nhất về điều gì sẽ xảy ra nếu các cộng đồng không được tham vấn về dự án. Sự
phản kháng của cộng đồng làm cho Newmont phải trả giá ước tính 1,69 tỷ USD do
dự án bị chậm trễ, buộc công ty phải thỏa thuận không bao giờ khai thác mỏ ở
Quilish, thiệt hại khoảng 2,23 tỷ USD. Hiển nhiên là công ty sau này đã đề nghị
10


chính phủ rút giấy phép khai thác Quilish. Kinh nghiệm này đã tạo ra những thay
đổi ở Newmont, và hiện nay họ đang tham gia vào một trong những quá trình thu
hút các chủ thể rộng rãi nhất từ trước đến nay được thực hiện tại mỏ Akyem ở
Ghana. Tại Đông - Nam Á, nhiều dự án hạ tầng quy mô lớn đã bị chậm trễ hoặc bị
dừng hẳn do khơng huy động được cộng đồng.
Tích cực
- Cơng tác tham vấn cộng đồng các vấn đề về môi trường tại tiểu dự án thành phố
Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
Mục đích của việc tham vấn cộng đồng tại Tiểu dự án lần này nhằm trao đổi
với các địa phương, đơn vị thi công, đơn vị tư vấn giám sát và một số hộ dân bị
ảnh hưởng bởi dự án, về vấn đề an tồn mơi trường của các hạng mục đang triển

khai: gói thầu PL2-01: Xây dựng hồ điều hịa Lam Hạ 2 kết hợp với hạ đường ĐT
493 và kè chống ngập úng bờ Bắc sơng Châu; gói thầu PL3-02: Xây dựng cầu
Liêm Chính và gói thầu PL2-03: Xây dựng nhà máy xử lý nước thải khu đô thị Bắc
Châu Giang cũng như chuẩn bị cho các hạng mục công trình bổ sung vào Tiểu dự
án.
Thơng qua đợt tham vấn cộng đồng cho thấy, đa số các hộ dân trong vùng ảnh
hưởng bởi dự án đều đồng tình ủng hộ, tuy nhiên cũng có một số hộ đưa ra các
kiến nghị như: Ban QLDA cần phối hợp với nhà thầu thi cơng tập trung xây dựng
nhanh tránh tình trạng kéo dài thời gian, đảm bảo vệ sinh môi trường khi thực hiện
dự án và giảm thiểu những tác động của dự án đến đời sống của các hộ dân.
Tham vấn cộng đồng khơng chỉ thu thập các ý kiến đóng góp của người dân,
các thơng tin về tình hình thực hiện dự án mà các chuyên gia về môi trường cần
đưa ra những giải pháp tích cực để giảm thiểu các tác động về môi trường cho tiểu
dự án, cũng như sự ảnh hưởng của dự án tới các hộ dân trong khu vực.

-Vấn đề tham vấn cộng đồng trong ĐTM đang được đẩy mạnh, có sự hỗ trợ của
quốc tế
- Năm 2015, Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Kế hoạch
đầu tư đã cử cán bộ cùng với các chuyên gia tham gia Nhóm kỹ thuật của khu vực
sơng Mê Kơng về ĐTM (Nhóm WRTG) gồm 25 thành viên từ các Chính phủ và tổ
chức dân sự xã hội của 5 nước trong khu vực.
Với sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế như Tổ chức Hỗ trợ quốc tế Hoa Kỳ
(USAID), PACT,... trong khuôn khổ Dự án Hợp tác môi trường tiểu vùng sơng Mê
Kơng, sau gần 2 năm, Nhóm WRTG đã xây dựng Dự thảo Hướng dẫn của khu vực
về Tham gia của cộng đồng trong Đánh giá tác động môi trường.
11


Để xây dựng và hoàn thiện Dự thảo, Hội thảo "Tham vấn quốc gia Dự thảo
Hướng dẫn của khu vực về Tham gia của cộng đồng trong Đánh giá tác động mơi

trường" được tổ chức với nhiều ý kiến đóng góp của các chuyên gia.
Tại Hội thảo, các diễn giả đã trình bày các báo cáo tham luận về mục đích và
các khái niệm đối với sự tham gia của cộng đồng trong ĐTM; các bước sàng lọc và
xác định phạm vi trong Hướng dẫn khu vực về sự tham gia của cộng đồng; điều tra
và lập báo cáo ĐTM; thẩm định và quyết định về báo cáo ĐTM; quan trắc quản lý
ĐTM, thực thi, tuân thủ và giám sát.
Tại phiên thảo luận, các đại biểu đánh giá cao việc xây dựng Dự thảo, chia sẻ
mối quan tâm chung về tăng cường sự tham gia cộng đồng một cách có ý nghĩa
trong quá trình lập, phê duyệt dự án trong bối cảnh ngày càng có nhiều dự án đầu
tư ở khu vực Mê Kông. Sự tham gia của cộng đồng trong ĐTM là một nhu cầu hết
sức cấp thiết, là bước tiến quan trọng khẳng định tiếng nói của người dân.
Phát biểu tại Hội thảo, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Nguyễn Văn Tài
cho biết, tham vấn cộng đồng trong các giai đoạn khác nhau của quá trình ĐTM là
hoạt động không thể thiếu, đảm bảo hiệu quả và làm tăng ý nghĩa của công tác
ĐTM. Đặc biệt, các nội dung này đã được quy định rõ ràng và cụ thể trong các văn
bản quy phạm pháp luật về ĐTM được ban hành tại một số văn bản quy phạm
pháp luật như: Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, Nghị định 18/2015/NĐ-CP và
Thông tư 27/2015/TT-BTNMT.

 Nhận xét, đánh giá
1) Pháp luật
Khắc phục những hạn chế của cơ chế đại diện trước đây (Luật BVMT 2005
và nghị định 29/2011 NĐ_CP hướng dẫn thi hành áp dụng tham vấn cộng
đồng thông qua cơ chế đại diện. Theo đó chủ đầu tư chỉ phải tham vấn đại
diện cộng đồng dân cư nơi chịu tác động trực tiếp của dự án.), theo nghị
định 18/2015 NĐ-CP người dân được tham vấn trực tiếp thông qua họp
cộng đồng dân cư do chủ đầu tư và UBND xã đồng chủ trì.
Tuy nhiên, pháp luật chưa quy định rõ ràng, cụ thể về vai trò của cộng đồng
trong từng giai đoạn của ĐTM, cũng như việc giám sát của các cơ quan
chức năng và cộng đồng dân cư, khiến cho thực tiễn thi hành pháp luật còn

nhiều bất cập: thi hành mang tính hình thức, chống đối.
2) Thực tiễn thi hành:

 Ưu điểm của việc tham vấn cộng đồng dân cư trong quá trình đánh giá tác
động môi trường:
12


- Các ý kiến phản hồi từ cộng đồng dân cư có thể giúp chủ đầu tư xác định rủi
ro tiềm ẩn về mặt kinh tế, xã hội, môi trường mà dự án chưa tính đến, đưa ra những
phương án ứng phó và giảm thiểu rủi ro.
- Tham vấn cơng khai giúp nhà đầu tư thu thập thêm và kiểm tra chéo thơng
tin phục vụ q trình ĐTM, tận dụng trí tuệ và kinh nghiệm của những chuyên gia
trong cộng đồng dân cư trong lĩnh vực liên quan để hoàn thiện quá trình ĐTM; tận
dụng kiến thức của người dân bản để xây dựng biện pháp giảm thiểu tác động của
dự án, củng cố được sự tin tưởng của cộng đồng và các bên liên quan đối với chủ
đầu tư, từ đó hạn chế được những xung đột khi triển khai dự án.

 Hạn chế:
- Việc tham vấn cộng đồng dân cư trong quá trình ĐTM chưa phát huy hết
được vai trò, ý nghĩa, phần nhiều việc tham vấn còn mang tính hình thức,sơ sài,
đối phó (Vụ cơng ty Formosa Hà Tĩnh xả thảy gây cá chết hàng loạt tại bốn tỉnh
miền trung với quy mô dự án lớn nhưng được thực hiện rất sơ sài).
- Thiếu tính minh bạch trong quá trình tham vấn do việc phân cấp trong quá
trình thẩm định, đánh giá. Theo luật BVMT (Điều 23 Thẩm quyền thẩm định báo
cáo đánh giá tác động môi trường ) bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ ngành
khác có thẩm quyền thẩm định báo cáo ĐTM đối với ngành thuộc quản lý.
III, SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG VÀO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI
TRƯỜNG (ĐTM) TRÊN THẾ GIỚI
 Hiện nay, ở rộng khắp trên thế giới khả năng tham gia của cộng đồng là

một xu hướng quan trọng trong thủ tục ĐTM. Ở một số quốc gia, các
tiêu chuẩn về sự tham gia của cộng đồng bắt buộc được trải rộng qua các
giai đoạn khác của quy trình.
 Ví dụ ở Hà Lan, sự tham gia của công chúng là bắt buộc, không chỉ
trong báo cáo ĐTM cuối cùng, mà còn trong giai đoạn xây dựng báo
cáo.
 Hay ở Trung Quốc, sự tham gia của cộng đồng vào ĐTM cũng khá được
chú trọng. Cụ thể là:
- Đầu tháng 11, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Nhà nước Trung Quốc (SEPA) đã
họp về vấn đề đưa một dự thảo nhằm tăng cường sự tham gia của công chúng vào
q trình Đánh giá Tác động Mơi trường (ĐTM). Quy định này bao gồm các quy
định về tính mở của thông tin; bảo vệ quyền của người tham gia; và các thủ tục và
13


phương pháp cho sự tham gia của cơng chúng,... Nó đánh dấu lần đầu tiên SEPA,
hay tồn bộ chính phủ Trung Quốc, đã mở ra cánh cửa cho cộng đồng tham gia vào
quá trình phát triển đất nước.
- Trong hơn hai thập kỷ, thực tiễn tiến hành ĐTM ở Trung Quốc là một phần
phụ của Luật Bảo vệ Môi trường quốc gia. Vào tháng 10 năm 2002, nó đã được
nâng cấp thành luật ĐTM.
- Tuy nhiên, trong hai năm sau khi thực hiện, sự tham gia rộng rãi của công
chúng vào quá trình ĐTM của Trung Quốc đã bị hạn chế do sự thiếu nhận thức của
cộng đồng về quá trình ĐTM đã gây trở ngại vơ cùng to lớn. Hơn nữa, các quy
định về thủ tục và phương pháp tham gia khơng rõ ràng gây khó khăn cho ngay cả
những cơng dân có trình độ học vấn cao.
- Nhưng, SEPA đã thực hiện rất nhiều nỗ lực để cải cách hệ thống ĐTM. Việc
thúc đẩy tăng cường sự tham gia của công chúng là nỗ lực lớn nhất của SEPA
nhằm tăng cường hiệu quả của luật ĐTM của Trung Quốc.
 Như vậy ta thấy sự tham gia của công chúng là một khía cạnh

khơng thể thiếu trong q trình Đánh giá tác động môi trường
(ĐTM).

 Kiến nghị
- Để tăng cường sự tham gia của công chúng trong ĐTM, trước hết cần tăng
cường quyền được tiếp cận và minh bạch thông tin về dự án và ĐTM của dự án.
Chủ thể cần cung cấp và tiếp nhận thông tin từ dự án và báo cáo ĐTM phải đảm
bảo Luật Tiếp cận Thơng tin 2016, trong đó những thơng tin cần cung cấp cho các
bên tham gia gồm các văn bản pháp lý liên quan đến đầu tư dự án, các thông tin cơ
bản về dự án, dự báo tác động của các hoạt động trong 3 giai đoạn của dự án.
- Hình thức họp lấy ý kiến cộng đồng cần quy định rõ hơn về quy trình thực
hiện, bao gồm việc cung cấp thông tin và tài liệu trước tham vấn; số lần họp tối
thiểu để chia sẻ thông tin và giải đáp thắc mắc liên quan đến dự án; bỏ phiếu hoặc
lấy ý kiến theo đa số người dân được tham vấn; việc đánh giá kết quả họp cộng
đồng cũng cần phải được đề cập trong văn bản trả lời tham vấn của UBND cấp xã
đối với chủ đầu tư.
- Xác định cách thức tham vấn:

14


+Tích cực tổ chức các buổi họp dân (cấp phường/xã), gửi email và công văn
theo đường bưu điện, phát hành các thơng cáo chung... Vai trị của UBND cấp xã
cần phải đẩy mạnh hơn nữa trong việc tập trung lấy ý kiến người dân.
+ Khu vực nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số cần được trình
bày đơn giản dễ hiểu, cả về hình thức lẫn nội dung. Về hình thức thơng tin cần
được thể hiện bằng các ngôn ngữ bản địa, tránh dùng các thuật ngữ kỹ thuật, nếu
dùng cần có giải thích cụ thể; tăng sử dụng đồ họa (bản đồ, bảng biểu, hình ảnh, đồ
họa máy tính 3 chiều) để làm rõ thêm thơng tin và tác động; phân loại các thông tin
theo từng chủ đề như: khía cạnh pháp lý, khía cạnh kỹ thuật, khía cạnh mơi trường

khía cạnh xã hội và văn hóa, khía cạnh sức khỏe và khía cạnh kinh tế tiềm năng.
Về nội dung thơng tin cần trình bày cụ thể và lượng hóa bằng những chỉ số cần
thiết, tùy thuộc theo từng nhóm dự án, nhóm đối tượng khác nhau mà có cách tiếp
cận và cung cấp thơng tin khác nhau để đạt được hiệu quả của tham vấn tốt nhất
như: cộng đồng địa phương thì thuyết trình, tập huấn, thực địa hay các sổ tay, tờ
rơi thông tin, cịn chun gia, tổ chức thì sử dụng các báo cáo phân tích, báo cáo
nghiên cứu chuyên sâu.
- Xác định thời gian tham vấn: việc thực hiện tham vấn cần thực hiện trong
suốt quá trình xây dựng báo cáo ĐTM và cả trong quá trình thực hiện báo cáo
ĐTM đã được duyệt để đảm bảo những tác động xấu đến môi trường và con người
được hạn chế ở mức thấp nhất. Thời gian 15 ngày theo Nghị định 18 quy định là
khoảng thời gian cân nhắc cho báo cáo cuối cùng (sau khi chỉnh sửa theo ý kiến và
kiến nghị của cộng đồng) do vậy, UBND cấp xã và tổ chức có thể được tiếp cận
thơng tin về báo cáo ĐTM ngay từ hoặc trước thời điểm họp lấy ý kiến cộng đồng
dân cư.
- Cần thực hiện dân chủ cơ sở (dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra) được
cụ thể hóa trong cơ chế để nâng cao hiệu quả tham vấn cơng chúng trong ĐTM.
Trong đó tiếp cận thông tin; đối thoại và thảo luận; giám sát quá trình thực hiện dự
án và ĐTM của dự án là những vấn đề cơ bản nhất để đảm bảo được sự tham gia
hiệu quả của công chúng trong ĐTM các dự án.
- Cần quy định rõ về trách nhiệm, chế tài đối với chủ đầu tư và các cơ quan có
thẩm quyền về tiếp nhận và phản hồi thơng tin về các mối quan tâm của chính
quyền, cộng đồng địa phương, tổ chức xã hội đối với dự án đề xuất. Cần phải công
khai địa chỉ liên lạc của cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm tiếp nhận và phản hồi
thông tin; đồng thời quy định thời hạn cho việc phản hồi. Một số hình thức tiếp
nhận - phản hồi có thể tham khảo như: thơng qua cổng thơng tin điện tử của các cơ
quan, giao lưu trực tuyến, thư điện tử, hịm thư góp ý, điện thoại đường dây nóng
15



(miễn phí), phịng tiếp dân tại cơ quan cơng quyền, họp đối thoại hoặc trả lời chất
vấn bằng văn bản. Tuy nhiên, mức độ tiện dụng và hiệu quả của các cơng cụ này
chủ yếu phụ thuộc vào tính tích cực và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có
trách nhiệm tiếp nhận và phản hồi.

16



×