Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

thực trạng tham gia hội nhập kinh tế thương mại khu vực asean – lộ trình thự hiện khi tham gia khu vực kinh tế thương mại asean của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.94 KB, 34 trang )

Hội nhập kinh tế thương mại Asean – Việt Nam
Chương 1: Tiến trình hội nhập kinh tế thương mại khu vực và thế giới của Việt Nam.
1. Xu hướng hội nhập kinh tế của khu vực và thế giới.
2. Tiến trình hội nhập kinh tế khu vực của Việt Nam.
3. Lý luận chung về quá trình hội nhập và phát triển kinh tế thương mại trong khu vực
Asean.
3.1. Hội nhập Asean : Mục đích và kết cấu .
3.2. Nguyên tắc và nội dung các phương pháp tiến trình tham gia hội nhập kinh tế
thương mại Asean.
3.2.1. Nguyên tắc và nội dung quá trình tham gia hội nhập.
3.2.2. Các quyền và nghĩa vụ của Việt Nam khi gia nhập Asean.
4. Sự cần thiết để tham gia hội nhập kinh tế thương mại khu vực Asean.
Chương II: Thực trạng tham gia hội nhập kinh tế thương mại khu vực Asean – lộ trình
thự hiện khi tham gia khu vực kinh tế thương mại Asean của Việt Nam.
1. Thực trạng quá trình tham gia hội nhập kinh tế của Việt Nam.
Thực trạng quá trình tham gia hội nhập kinh tế
Đánh giá quá trình tham gia hội nhập của Việt Nam
1.2.1. Những ưu điểm.
1.2.2. Những nhược điểm
2. Một số tác động của việc tham gia quá trình hội nhập kinh tế
2.1. Tác động của doanh nghiệp
2.2. Tác động của nhà nước
3. Lộ trình thực hiện khi tham gia khu vực kinh tế thương mại Asean.
3.1.Qúa trình phát triển khu vực kinh tế thương mại Asean.
3.2. Xây dựng lộ trình tham gia hội nhập thương mại Asean.
Chương III: Giải pháp xúc tiến khi tham gia hội nhập khu vực kinh tế thương mại Asean.
1. Một số khó khăn vướng mắc trong lộ trình tham gia hội nhập.
2. Các giải pháp tham gia hội nhập kinh tế thương mại khu vực Asean
Đối với nhà nước.
Đối với doanh nghiệp.
Kết luận.


1
1
Chương 1: Tiến trình hội nhập kinh tế thương mại khu vực và thế giới
của Việt Nam.
Hội nhập kinh tế quốc tế là thực hiện mở cửa kinh tế quốc gia, phát triển kinh tế quốc
gia, phát triển kinh tế quốc gia gắn liền với kinh tế khu vực và thế giới, là tham gia ngày
càng nhiều vào các hoạt động kinh tế quốc tế vào hệ thống thương mại đa phương.
Thực chất của hội nhập kinh tế quốc tế là phát triển kinh tế quốc gia trong sự cạnh tranh
với kinh tế các nước trong khu vực và trên thế giới. Do vậy, tiêu chuẩn để đánh giá quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế của một quốc gia phải thể hiện ở việc thực hiện được các
mục tiêu phát triển ở mức độ cao trong điều kiện nền kinh tế, của các doanh nghiệp trong
nước.
Trong bối cảnh hiện nay, hôi nhập là qui luật tất yếu khách quan đối với sự phát
triển kinh tế của các nước do:
Do sự tác động của xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa đời sống kinh tế thế
giới nên không có một nước nào có thể phát triển kinh tế một cách độc lập rõ rang được.
Do sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất đã vượt ra khỏi phạm vi
quốc gia mang tính quốc tế thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của phân công lao động quốc
tế. Từ đó nó đòi hỏi nền kinh tế mỗi quốc gia phải hội nhập với kinh tế khu vực và kinh
tế thế giới.
Do sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã tạo
điều kiện và đòi hỏi nền kinh tế của mỗi quốc gia cần phải khai thác có hiệu quả những
thành tựu khoa học công nghệ của thế giưới để phát triển nền kinh tế quốc gia.
Do xu hướng hòa bình, hợp tác cùng phát triển đòi hỏi các quốc gia trên thế
giới cần phải thực hiện sự đối thoại thay cho đối đầu về quốc gia.
Trong quá trình phát triển nền kinh tế, trên thế giới không một quốc gia nào có
đủ lợi thế tất cả các nguồn lực, do hội nhập kinh tế quốc tế là cần thiết để giải quyết
những vấn đề khó khăn của các nguồn lực cho việc phát triển kinh tê mà mỗi nước sẽ
không thể tự giải quyết được từ những nguồn lực bên trong của mình.
Trong quá trình phát triển, nền kinh tế các nước đều không muốn tự mình bị tụt

hậu quá xa nên phải tìm mọi cách hội nhập vào xu hướng chung. Hội nhập là một cuộc
cạnh tranh gay go, khốc liệt để phát triển nền kinh tế quốc gia, tạo điều kiện củng cố an
ninh quốc phòng, giữ vững độc lập kinh tế và bản sắc dân tộc thong qua việc thết lập các
mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, đan xen nhiều chiều, ở nhiều mức độ khác nhau với các
quốc gia khác.
Tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới để phát triển kinh tế , trên cơ sở nhận thúc
được vai trò quan trọng của việc mở rộng quan hệ đối ngoại đối với việc phát triển nền
kinh tế. Đại hội Đảng lần thứ IX tiếp tục khẳng định thực hiện nhát quán đường lối đối
ngoại độc lập và phát triển.
Trong quan hệ hợp tác quốc tế về kinh tế, chúng ta muốn hợp tác lâu dài, có hiệu
quả, tin cậy lẫn nhau với các nước trên cơ sở các nguyên tắc:

2
2
Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào
công việc nội bộ của nhau, không dung vũ lực hoặc đe dọa dung vũ lực,
Bình đẳng cùng có lợi.
Giải quyết các bất đồng, các tranh chấp bằng thương lượng hòa bình.
Không có âm mưu và hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền với
các nước khác.
Việc chủ động hôi nhập phải trên tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao
hiẹu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ
lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc dân tộc, bảo vệ môi trường.
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đang ngày càng phát triển và mở rộng trên
phạm vi toàn thế giới, Việt Nam cần phải tiến hành các bước cải cách kinh tế mạnh mẽmẽ
hơn.Với mục tiêu hội nhập là tự do hóa thương mại và đầu tư có ý nghĩa quyết định đối
với tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế - xã hội. Muốn vậy, để hội nhập kinh tế, các
nước cần thực hiện các hiệp định thương mại, thực hiện các liên kết kinh tế quốc tế và
các tổ chức kinh tế quốc tế. Trong các Hiệp điịnh chính phủ, các quốc gia đưa ra và thực
hiện các cam kết

Cam kết dành ưu đãi cho các nước khác.
Cam kết về mức độ và tiến trình mở cửa hội nhập thị trường nội địa
Cam kết về mức độ và tiến trình cắt giảm thúê quan, từng bước dỡ bỏ
hang rào phi thuế quan nhằm thực hiện tự do hóa thương mại và đầu tư.
Cam kết thực hiện nguyên tắc không phân biệt đối xử đãi ngộ tối huệ
quốc và đãi ngộ quốc gia, nguyên tắc sự minh bạch chính sách và pháp luật lien quan đến
thương mại.
1. Xu hướng hội nhập kinh tế của khu vực và thế giới.
Ngày nay xu hướng khu vực hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế đang gia tăng mạnh mẽ.
Đây là xu hưứong tích cực nhằm khai thác tối đa hiệu quả về kinh tế, chính trị, xã hội của
mỗi quốc gia. Phù hợp với xu thế này, Việt Nam đã và đang tham gia tích cực và hiệu quả
vào Hiệp hội Đông Nam Á (ASEAN), khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á – AFTA
( Asean Free Trade Area), diễn đàn hợp tác châu Á – Thái Bình Dương APEC, hiệp hội
thương mại Việt – Mỹ và tổ chức thương mại thế giới WTO. Đây là bước ngoặt quan
trọng trong chính sách đổi mới toàn diện của Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực hợp tác
thương mại, kể từ sau Đại hội Đảng VI (1986) – Việt Nam đã xác định con đường phát
triển kinh tế - xã hội cho riêng mình.
Việc gia nhập các tổ chức kinh tế khu vực cũng như các tổ chức kinh tế thế giới được
đánh giá : Đó vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với Việt Nam. Bên cạnh những lợi ích
kinh tế - xã hội khi tham gia vảtở thành thành viên các tổ chức thì Việt Nam phải tự điều
chỉnh cải cách chính sách quốc gia như chính sách thuế, thương mại, ngân hàng cho phù
hợp với luật chơi của các tổ chức này. Hay nói cách khác là để có được những lợi íchvà
tránh khỏi những thiệt hại không đáng có thì Việt Nam phải có đường lối chính sách và
điều chỉnh hệ thống pháp luật cho phù hợp với cam két của các tổ chức quốc tế mà Việt
Nam tham gia.
Nhận thức rõ vấn đề này, chính phủ Việt Nam trong thời gian qua đã không ngừng đổi
mới chính sách để phù hợp với yêu cầu phát triển cũng như để thực hiện những cam kinh
tếết quốc tế. Chính phủ đã giao cho các bộ các ngành từng nhiệm vụ chiến lược cụ thể
nhằm thực hiện cải cách, đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
3

3
2. Tiến trình hội nhập kinh tế khu vực của Việt Nam:
Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay, thế giới đã có những sự biến đổi to lớn,
tiêu biểu là sự xuất hiện của các khu vực kinh tế khổng lồ như : Liên minh châu âu ( EU),
khối thị trường chung khu vực Đông và Nam Phi, tổ chức thương mại thế giới WTO.
Sự xuất hiện của các khu vực và tổ chức kinh tế này là kinh tếết quả của xu thế khu vực
hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới. Đây là sự liên kết giữa các quốc gia với nhau
nhằm mục đích mang lại một khối lượng sản phẩm thế giới lớn hơn, thỏa mãn nhu cầu
cao hơn cho mỗi quốc gia.
Trong quá trình hình thành và phát triển tự nhiên, mỗi quốc gia có một lợi thế so sánh
riêng vè nguồn lực con người, tài nguyên thiên nhiên, đất đai, khí hậu, địa lý đã tạo ra ức
tranh đa dạng trong nền kinh tế thế giới và chỉ khi nào có sự phối hợp giữa các nguòn lực
của các quốc gia thì mới có thể phát triển toàn diện được. Lợi thế so sánh của quốc gia
này sẽ hỗ trợ bổ sung cho thiếu hụt, hạn chế của quốc gia kia, làm cho thé giới phụ thuộc
lẫn nhau, đưa các quốc gia gắn kinh tếết lại gần nhau trở thành một thực thể kinh tế thông
nhất.
Mặt khác, sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ, sức sản xuất
ngày càng phát triển kéo theo sự đòi hỏi cấp bách về thị trường tiêu thụ khiến cho quá
trình cạnh tranh giành giật thị trường giữa các quốc gia và các thực thể kinh tế ngày càng
trở nên gay gắt hơn. Nếu như mỗi quốc gia tồn tại độc lập, đơn phương trong cả thị
trường thế giới rộng lớn sẽ không thể tách khỏi sức ép quá lớn thậm chí còn lâm vào suy
thoái, thui chột sức phát triển đất nước. Do vậy, tất cả các nước, để khỏi bị gạt ra ngoài lề
của sự phát triển, đều phải tham gia liên kinh tếết kinh tế, nỗ lực hội nhập vàp xu thế khu
vực hóa toàn cầu hóa hiện nay, ra sức cạnh tranh kinh tế và sự tồn tại và phát triển của
chính mình.
Đứng trước đòi hỏi cấp bách của tình hình quốc tế, Việt Nam đã và đang cố gắng thay đổi
một nền kinh tế khép kín, tự cung tự cấp trước đây bằng một nền kinh tế mở cửa hòa
nhập với vận hội phát triển kinh tế thế giới.
Việt Namới đường lối đổi mới và hòa nhập kinh tế quốc tế đúng đắn. Việt Nam đã đi
những bước đi thành công và vững chắc trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế

giới của mình.
Ngày 17/10/1994 Việt Nam chính thức gửi đơn gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á (Asean), từ ngày 25/7/1995 đã chính thức tham gia tổ chức này và từ 1/1/1996 bắt
đầu thi hành nghĩa vụ thành viên chính thức của khu vực mậu dịch tự do Asean.
3.Lý luận chung về quá trình hội nhập và phát triển kinh tế thương mại trong
khu vực Asean.
Tham gia các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới, Việt Nam đã có một vị thế mới trên
diễn đàn quốc tế, Thế giới biết đến Việt Nam voiứ tư cách một quốc ga đang trong giai
đoạn nỗ lực cải cách nhằm tìm kiếm cho mình những cơ hội để phát triển kinh tế. Khi
tham gia Asean, Việt Nam sẽ có cơ hội được hợp tác, giúp đỡ kinh tế trên các phương
diện như: thương mại, hải quan, công nghiệp, nông – lâm – ngư nghiệp, lương thực, hợp
tác về đầu tư, trong các lĩnh vực khoáng sản, năng lượng, tài nguyên để dần dần phát
triển ngang bằng voiứ các thành viên trong khu vực.
Việt Nam tham gia hội nhập ASEAN Việt Nam với các hoạt động kinh tế nhằm thúc đẩy
phát triển kinh tế trong hiệp hội phát triển mạnh mẽ và vững chắc.Với các chính sách về
kinh tế được hội nhập,các chương trình phối hợp lập trường đối với các vấn đề thương
mại của ASEAN.
4
4
Trong những năm qua, ASEAN đã có nhiều biến chuyển to lớn trong xây dựng khu vực
tự do thương mại. Bên cạnh thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ đang có vai trò
ngày càng lớn hơn trong đời sống kinh tế khu vực.
Lãnh đạo các nước ASEAN đặt ra lộ trình tự do hoá hoàn toàn thị trường dịch vụ khu vực
vào năm 2020. Trước mắt, phấn đấu năm 2010, tự do hóa hoàn toàn các lĩnh vực ưu tiên.
Hiện, các nước ASEAN đã kết thúc 3 vòng đàm phán, ký kết được 4 gói cam kết thuộc
khuôn khổ Hiệp định khung ASEAN về thương mại dịch vụ (AFAS) và đang tiến hành
vòng đàm phán thứ tư, thể hiện sự cố gắng của các thành viên. Tuy nhiên, do dịch vụ
đang là lĩnh vực mới mẻ với nhiều nước thành viên nên còn không ít khó khăn, trở ngại,
đòi hỏi các nước phải nỗ lực hơn nữa để có thể phát triển thành công thị trường tự do của
khu vực.

Phó thủ tướng Vũ Khoan khẳng định: “Việt Nam luôn xem dịch vụ là lĩnh vực đặc biệt
quan trọng và có ý nghĩa quyết định đối với việc hình thành một thị trường tự do của
ASEAN. Việt Nam đã, đang và sẽ tích cực, chủ động trong việc cùng các nước tiến hành
đàm phán, tìm ra giải pháp để tự do hoá nhanh, sâu, rộng thị trường dịch vụ khu vực”.
Đây là cơ hội cho khu vực nhà nước và khu vực doanh nghiệp trao đổi thông tin, ý tưởng,
nhằm góp phần thúc đẩy việc hình thành thị trường dịch vụ tự do của khu vực.
Việc hình thành và tăng cường các cơ chế, hình thức hợp tác và lien kinh tế mới này đã
và đang tạo nhiều cơ hôi thách thức cho ASEAN, trong đó có Việt Nam :
Thứ nhất, việc thiết lập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sẽ đưa ASEAN trở thành một
khối có sự liên kết vững chắc, một thị trường duy nhất có cơ sở sản xuất thống nhất,
trong đó có sự lưu thông tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư vốn và nhân công có tay
nghề sẽ thúc đẩy cải cách hệ thống pháp luật và nền hành chính quốc gia trong nước, tiếp
cận được nhiều hơn các yếu tố bên ngoài, nhất là vốn, thị trường và công nghệ hiện đại,
làm tăng cơ hội việc làm và nâng nhanh mức sống của dân chúng.
Thứ hai, sự thiết lập Cộng đồng an ninh ASEAN sẽ lam tăng nhanh mức độ tin cậy và ý
thức cộng đồng trong ASEAN, thúc đẩy hợp tác chính trị , khinh tế an ninh nội khối lên
tầm quan trọng mới.Điều này sẽ tạo ra sự thăng bằng trong hợp tác khu vực và quốc tế,
giúp ASEAN vừa tăng cường tính mở, vừa duy trì được bản sắc, phong cách ứng xử
truyền thống của mình, làm tăng khả năng phòng ngừa và tiến tới giải quyết các xung đột
có thể xảy ra trong tương lai.
Thứ ba, sự gia tăng giành ưu thế kiểm soát – chính trị giưa các nước lớn tại Đông Nam
Á, đặc biệt hơn là giữa Mỹ và Trung Quôc cùng với cơ hội phát triển của thể chê thương
mại tự do đa phương, song phương về một mặt nào đó, cũng mở ra cơ hội rộng lớn về
hợp tác và tăng sức mặc cả của ASEAN trong các vấn đề quốc tế khu vực. Điều này sẽ có
lợ thế cho Việt Nam – nước có vị trí chiến lược, đang thu hút sự chú ý của các nước lớn.
Tham gia ASEAN Việt Nam đã thực hiện các chính sách kinh tế đường lối chính trị tạo
điều kiẹn cho sự phát triển bền vững nền kinh tế khu vực.Việt Nam tham gia vào xây
dựng khu vực tụ do thương mại tạo điều kiện cho quá trình phát triển kinh tế.
3.1. Hội nhập Asean : Mục đích và kết cấu :
Việt Nam tham gia ASEAN với các mục đích:

Một là, tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác với các quốc gia thành viên, thúc đẩy xu thế hoà bình, ổn
định và hợp tác ở khu vực, duy trì môi trường quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hai là, thúc đẩy hơn nữa quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư, tham khảo kinh nghiệm phát triển, trình độ
khoa học-kỹ thuật, kỹ năng điều hành quản lý, tạo điều kiện cho nền kinh tế Việt Nam hội nhập, phát triển
thuận lợi, nâng cao khả năng cạnh tranh, góp phần hỗ trợ thúc đẩy quá trình cải cách và công cuộc Đổi mới.
5
5
Ba là, đẩy mạnh hợp tác giữa Việt Nam và các quốc gia thành viên ASEAN khác đóng góp vào việc củng
cố hoà bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Bốn là, thông qua hợp tác ASEAN thúc đẩy quan hệ song phương và đa phương của Việt Nam với các đối
tác trong và ngoài khu vực, nhất là các Bên Đối thoại của ASEAN, nhằm cải thiện và nâng cao vị thế của
Việt Nam trong quan hệ quốc tế, mở rộng quan hệ với các nước lớn.
Năm là, tham gia ASEAN cũng là bước chuẩn bị, tích luỹ kinh nghiệm và tranh thủ sự ủng hộ tích cực
nhằm tạo thuận lợi cho Việt Nam tham gia hội nhập khu vực và quốc tế sâu rộng hơn và tham gia hiệu quả
các thể chế hợp tác khác như Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á- Thái
Bình Dương (APEC), Diễn đàn Á - ÂU (ASEM), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
3.2. Nguyên tắc và nội dung các phương pháp tiến trình tham gia hội nhập
kinh tế thương mại Asean.
3.2.1. Nguyên tắc và nội dung quá trình tham gia hội nhập.
Nguyên tắc chủ đạo trong Asean là đồng thuận.
ASEAN sẽ không giống EU khi Hiến chương chung của Hiệp hội ra đời. Khác với Liên
minh Châu Âu (EU), một tổ chức mang tính chất siêu quốc gia, Hiến chương ASEAN xác
định tính chất hợp tác của ASEAN là một tổ chức hợp tác khu vực liên chính phủ, dựa
trên nguyên tắc bình đẳng chủ quyền của các nước thành viên. Tính chất liên chính phủ
của ASEAN là nền tảng, quyết định nhiều vấn đề cơ bản của ASEAN.
Tạo cơ sở pháp lý chung cho Hiệp hội nhưng Hiến chương ASEAN không đề cập đến
việc thành lập Quốc hội ASEAN, Toà án ASEAN, trừng phạt hoặc treo tư cách thành viên
khi có vi phạm, ra quyết định bằng bỏ phiếu….
Mục đích và nguyên tắc của ASEAN là hoà bình, an ninh, ổn định và hợp tác khu vực,
tôn trọng độc lập, chủ quyền và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

Không cho phép sử dụng lãnh thổ để chống lại nước thành viên
Cũng theo Hiến chương, ASEAN có mục tiêu liên kết, thu hẹp khoảng cách phát triển,
hướng về nhân dân và vai trò trung tâm của ASEAN ở khu vực.
Nguyên tắc việc các nước không tham gia và không cho phép bất kỳ quốc gia/đối tượng
nào được sử dụng lãnh thổ của một nước thành viên để chống lại một nước thành viên
khác. Mọi tranh chấp, bất đồng được quy định giải quyết thông qua biện pháp hoà bình,
thương lượng dựa trên các thoả thuận đã có của ASEAN.
Trường hợp bất đồng không giải quyết được hoặc có vi phạm nghiêm trọng Hiến chương,
vấn đề sẽ được trình lên cấp cao quyết định.
Các nước thành viên tuy không phải thay đổi luật, nhưng sẽ cần có sự điều chỉnh nhất
định về một số quy định và thủ tục hành chính trong nước để phù hợp hơn với các quy
định của Hiến chương và thực tiễn của hợp tác ASEAN. Mỗi nước thành viên phải cải
tiến tổ chức bộ máy trong nước, đồng thời đầu tư nguồn lực và nhân lực để tham gia hợp
tác ASEAN một cách chủ động và hiệu quả. ASEAN sẽ có “quốc ca” chung.Hiến pháp
ASEAN quy định Hiệp hội sẽ có một "quốc ca chung" gọi là “ASEAN ca”. Sẽ có cuộc
thi tuyển sáng tác “ASEAN ca” ở mỗi nước thành viên để sau đó lãnh đạo cấp cao các
nước chọn ra “ASEAN ca” chính thức.
Hiến chương ASEAN cũng phê chuẩn lá cờ của ASEAN gồm bốn màu: xanh da trời, đỏ,
trắng, vàng, thể hiện bốn màu chủ đạo trên quốc kỳ của các nước thành viên ASEAN.
Trong đó, màu xanh da trời biểu hiện cho hoà bình và ổn định. Màu đỏ thể hiện dũng khí
và sự năng động. Màu trắng là sự thuần khiết và màu vàng là biểu trưng cho sự thịnh
vượng. Bó lúa in trên lá cờ tượng trưng cho ước mơ của các thành viên sáng lập ASEAN
về một ASEAN gắn bó bằng tình hữu nghị và đoàn kết
6
6
Các nguyên tắc và nội dung gia nhập được thể hiện trong hiến chương Asean:
Tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 10 (năm 2004), lãnh đạo các nước ASEAN nhất trí
xây dựng Hiến chương ASEAN; đến Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 11 (năm 2005) đề
ra các nguyên tắc chỉ đạo và quyết định lập Nhóm các nhân vật nổi tiếng (EPG) để tư vấn
cho việc xây dựng Hiến chương.

Tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 13 (tháng 11-2007), lãnh đạo các nước thành viên
ký thông qua Hiến chương ASEAN và ra Tuyên bố chung khẳng định quyết tâm hoàn tất
việc phê chuẩn Hiến chương trong một năm, đến cuối năm 2008.
Hiến chương ASEAN gồm Lời nói đầu và 13 chương, 55 điều.
Về mục đích, nguyên tắc, Hiến chương khẳng định lại các mục đích và nguyên tắc cơ bản
của ASEAN, nhất là mục đích hòa bình, an ninh, ổn định và hợp tác khu vực, nguyên tắc
tôn trọng độc lập, chủ quyền và không can thiệp công việc nội bộ của nhau; bổ sung một
số mục đích và nguyên tắc mới phù hợp tình hình, trong đó có liên kết ASEAN, thu hẹp
khoảng cách phát triển, hướng về nhân dân và vai trò trung tâm của ASEAN ở khu vực,
nguyên tắc về việc các nước không tham gia và không cho phép bất kỳ quốc gia, đối
tượng nào sử dụng lãnh thổ của một nước thành viên để chống nước thành viên khác.
Về cơ cấu tổ chức, Hiến chương nêu rõ: Bộ máy sẽ bao gồm Hội nghị cấp cao (là cơ quan
quyết định chính sách cao nhất, mỗi năm họp hai lần, thay vì mỗi năm một lần trước
đây); bốn Hội đồng cấp Bộ trưởng, trong đó ba Hội đồng về ba trụ cột của Cộng đồng
ASEAN (gồm chính trị - an ninh; kinh tế; văn hóa - xã hội) và một Hội đồng điều phối
chung (gồm các Bộ trưởng Ngoại giao); các hội nghị bộ trưởng chuyên ngành; Ủy ban
đại diện thường trực các nước tại ASEAN; Ban Thư ký ASEAN và Tổng Thư ký
ASEAN; Ban Thư ký ASEAN quốc gia. Ngoài ra, ASEAN cũng sẽ lập Cơ quan nhân
quyền ASEAN.
Về cách thức ra quyết định, nguyên tắc chủ đạo là đồng thuận; khi không đạt đồng thuận,
Hội nghị cấp cao sẽ quyết định về cách thức phù hợp.
Về giải quyết tranh chấp, bất đồng, Hiến chương khẳng định nguyên tắc giải quyết hòa
bình, thông qua thương lượng, dựa trên các thỏa thuận đã có của ASEAN. Nếu không giải
quyết được, hoặc có vi phạm nghiêm trọng Hiến chương, vấn đề được trình Hội nghị cấp
cao quyết định.
Hiến chương ASEAN do những người đứng đầu Nhà nước hoặc Chính phủ các nước
thành viên ký phê chuẩn; có hiệu lực 30 ngày sau khi tất cả các quốc gia thành viên phê
chuẩn. Hiến chương được xem xét, bổ sung, sửa đổi 5 năm một lần để phù hợp tình hình
thực tế.
Năm 1967, ASEAN được thành lập trên cơ sở một tuyên bố chính trị. Hiến chương

ASEAN ra đời là một văn kiện pháp lý, làm cho ASEAN trở thành một tổ chức hợp tác
khu vực có tư cách pháp nhân. Hiến chương tạo cơ sở pháp lý và khuôn khổ thể chế cho
Hiệp hội gia tăng liên kết khu vực, trước hết là thực hiện mục tiêu hình thành Cộng đồng
ASEAN vào năm 2015, giúp xây dựng ASEAN trở thành một tổ chức gắn kết hơn và
hoạt động hiệu quả hơn, một thực thể chính trị - kinh tế liên kết hơn và có vai trò quan
trọng trong khu vực.
Sự ràng buộc về pháp lý, cùng với sự đổi mới về bộ máy tổ chức, phương thức hoạt động
của ASEAN sẽ giúp việc thực hiện các thỏa thuận nghiêm túc và kịp thời, nâng cao chất
lượng và hiệu quả hợp tác. ASEAN ngày càng liên kết chặt chẽ và vững mạnh trên cơ sở
pháp lý là Hiến chương ASEAN, giúp duy trì môi trường hòa bình và ổn định ở khu vực,
7
7
đồng thời hỗ trợ các nước thành viên phát triển kinh tế, xã hội, hội nhập khu vực và thế
giới.
Hiến chương tạo thế tốt hơn cho ASEAN trong hợp tác với các đối tác bên ngoài khu vực,
cũng như trong khuôn khổ khu vực rộng lớn hơn. Bởi lẽ, tổ chức ASEAN có tư cách pháp
nhân trở thành một chủ thể trong quan hệ đối ngoại, nâng cao hình ảnh và vị thế quốc tế
của Hiệp hội.
Việt Nam đã chủ động tham gia và đóng góp tích cực vào việc xây dựng Hiến chương
ASEAN ngay từ những ngày đầu khi mới xuất hiện ý tưởng về văn kiện này. Ðiều đó thể
hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế, góp
phần thúc đẩy hợp tác, phát triển trong ASEAN và khu vực.
Hiến chương ASEAN là một nhu cầu tất yếu khách quan, phản ánh sự trưởng thành của
ASEAN, thể hiện tầm nhìn và quyết tâm chính trị mạnh mẽ của các nước thành viên, nhất
là của các nhà lãnh đạo ASEAN, về mục tiêu xây dựng một ASEAN liên kết chặt chẽ và
vững mạnh hơn trên cơ sở pháp lý là Hiến chương, hỗ trợ mục tiêu hòa bình và phát triển
của cả khu vực, cũng như của từng nước thành viên.
3.2.2. Các quyền và nghĩa vụ của Việt Nam khi gia nhập Asean.
Cùng với các nước ASEAN, Việt Nam đã tham gia tích cực vào việc xây dựng Hiến
chương ASEAN ngay từ những ngày đầu. Trong quá trình soạn thảo Hiến chương, Việt

Nam đã góp phần bảo vệ những mục tiêu và nguyên tắc cơ bản của Hiệp hội như các mục
tiêu hòa bình, ổn định và liên kết khu vực, thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN;
các nguyên tắc cơ bản như đồng thuận và không can thiệp, khẳng định tính chất liên
chính phủ của Hiệp hội; và một số nguyên tắc mới như các thành viên không được sử
dụng lãnh thổ của một nước thành viên để chống lại một nước thành viên khác. Những
đóng góp của Việt Nam đã góp phần định hướng quan trọng trong quá trình soạn thảo nội
dung Hiến chương, tạo điều kiện để Hiến chương đáp ứng tốt hơn những yêu cầu đặt ra
cho ASEAN trong giai đoạn phát triển mới, được bạn bè hoan nghênh và đánh giá cao.
Những đóng góp trên là sự tiếp nối của quá trình tham gia tích cực và đóng góp to lớn
của Việt Nam kể từ khi gia nhập ASEAN tháng 7/1995. Trong hơn 12 năm qua, với dân
số hơn 84 triệu người và vị trí địa-chiến lược và địa - kinh tế quan trọng, chính trị - xã hội
ổn định, thế và lực ngày càng gia tăng và chính sách đối ngoại rộng mở, Việt Nam được
các nước ASEAN và các đối tác bên ngoài nhìn nhận là thành viên đóng vai trò tích cực
đối với hòa bình, hợp tác và phát triển trong ASEAN.
Hướng về tương lai, chúng ta cần nhận thức rõ những tác động nhiều chiều, cả mặt thuận
lợi và những thách thức của việc thực hiện Hiến chương ASEAN và tiến trình xây dựng
cộng đồng ASEAN đối với tương lai phát triển của Hiệp hội cũng như sự tham gia của
từng nước thành viên, trong đó có Việt Nam. Sự ràng buộc về pháp lý cùng với sự đổi
mới về bộ máy tổ chức và phương thức hoạt động của ASEAN sẽ giúp việc thực hiện các
thỏa thuận nghiêm túc và kịp thời hơn, nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác. Một
ASEAN ngày càng liên kết chặt chẽ và vững mạnh trên cơ sở pháp lý là Hiến chương sẽ
giúp duy trì môi trường hòa bình và ổn định ở khu vực, hỗ trợ đắc lực cho Việt Nam và
các nước ASEAN khác phát triển kinh tế-xã hội cũng như hội nhập khu vực và quốc tế,
gia tăng vị thế quốc tế trong quan hệ với các đối tác bên ngoài.
Song, việc thực hiện Hiến chương ASEAN cũng đòi hỏi mỗi nước thành viên phải
nghiêm túc hơn và chuyên nghiệp hơn trong việc tham gia đàm phán và thực hiện các
quyết định, thỏa thuận hợp tác của ASEAN, quan tâm hơn đến các mục tiêu chung của
ASEAN nhằm đảm bảo sự gắn kết và lồng ghép hài hòa giữa các ưu tiên phát triển của
8
8

quốc gia và khu vực, điều chỉnh tổ chức bộ máy trong nước cũng như đầu tư nguồn lực
và nhân lực thích đáng hơn, để tham gia hợp tác ASEAN một cách có chủ động và hiệu
quả.
Tận dụng những mặt thuận lợi và khắc phục những thách thức kể trên, chúng ta cần cần
quán triệt những phương châm và định hướng sau đây.
Một là, cần xác định tham gia hợp tác trong ASEAN có tầm quan trọng chiến lược. Một
ASEAN ổn định, đoàn kết, liên kết chặt chẽ và vững mạnh là nhân tố quan trọng đảm bảo
lợi ích an ninh và phát triển của Việt Nam.
Hai là, cần có những suy nghĩ mới, cách làm mới, phương thức mới về sự tham gia của ta
trong ASEAN trên cơ sở kiên trì giữ vững các vấn đề có tính nguyên tắc, nhưng linh hoạt
về biện pháp và cách thức tiến hành. Với thế và lực của đất nước tăng lên, Việt Nam đang
có những cơ hội rất thuận lợi đóng vai trò tích cực, có trách nhiệm và chủ động hơn trong
việc thực hiện Hiến chương ASEAN, xây dựng cộng đồng ASEAN cũng như các thể chế,
quy tắc, quy định và các cơ chế ra quyết định của ASEAN nhằm nâng cao vị thế, ảnh
hưởng của Việt Nam trong ASEAN.
Ba là, cần có sự chỉ đạo tập trung và thống nhất của Chính phủ, sự tham gia tích cực và
phối hợp chặt chẽ của các Bộ/ngành, đầu tư thích đáng về nhân lực và nguồn lực, vì hợp
tác ASEAN rất đa dạng và phức tạp, không chỉ trong phạm vi khu vực Đông Nam Á và
10 nước thành viên, mà gồm cả hợp tác Đông Á và với các đối tác quan trọng trong
khuôn khổ hợp tác ASEAN+1, ASEAN+3, Tiến trình Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á
(EAS) và Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), trong đó ASEAN giữ vai trò chủ đạo.
Bốn là, cần củng cố và tăng cường các bộ phận và cán bộ chuyên trách về ASEAN của
từng cơ quan; có kế hoạch cử cán bộ tham gia và đảm nhận một số chức vụ trọng yếu
trong ASEAN, khẩn trương xúc tiến công tác chuẩn bị để Việt Nam đảm nhận tốt vai trò
Chủ tịch ASEAN trong cả năm 2010, trong đó có việc tổ chức Hội nghị Cấp cao ASEAN
và nhiều Hội nghị cấp Bộ trưởng. Đây sẽ là cơ hội lớn để chúng ta tiếp tục khẳng định sự
đóng góp quan trọng trong việc thúc đẩy liên kết ASEAN, đồng thời nâng cao vai trò, vị
thế quốc tế của Việt Nam.
Cuối cùng, chúng ta cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền rộng rãi cho các tầng
lớp nhân dân về tình hình hợp tác ASEAN và sự tham gia của Việt Nam trong ASEAN,

qua đó nắm bắt nguyện vọng và nhu cầu của người dân Việt Nam nhằm đưa các hoạt
động hợp tác ASEAN theo hướng thiết thực và hiệu quả.
4. Sự cần thiết để tham gia hội nhập kinh tế thương mại khu vực Asean:
Các nước ASEAN có vị trí đặc biệt đối với Việt Nam vì có nhiều nét tương đồng về văn
hóa, có quan hệ láng giềng, truyền thống và gắn bó chặt chẽ về an ninh, chính trị kinh tế
với Việt Nam.
Quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam với các nước ASEAN và sự lớn mạnh của Hiệp hội trong
đó có đóng góp tích cực của Việt Nam đã góp phần củng cố môi trường hòa bình, ổn định
và phát triển ở khu vực, hỗ trợ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao vị thế
của Việt Nam ở khu vực và trên thế giới. Trong những năm tới, Việt Nam tiếp tục nỗ lực
thúc đẩy quan hệ với các nước ASEAN đi vào chiều sâu, hiệu quả, đồng thời tích cực góp
phần thực hiện mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, nâng cao vai trò
của ASEAN ở trong khu vực và trên thế giới.
9
9
Thế giới đánh giá cao vai trò của ASEAN. ASEAN đã trở thành một tổ chức khu vực rất
thành công, phát triển năng động, hợp tác chặt chẽ, có quan hệ đối tác mật thiết với nhiều
quốc gia, và tổ chức quan trọng hàng đầu thế giới. Sức mạnh và uy tín của ASEAN ngày
càng gia tăng khi Hiệp hội bao gồm cả 10 quốc gia Đông Nam Á. Điều đó góp phần củng
cố hòa bình, ổn định và sự phồn vinh ở khu vực, tăng cường hợp tác và liên kết giữa các
nước thành viên, nâng cao vị thế của Hiệp hội trên trường quốc tế, tạo tiền đề cho những
bước phát triển mạnh mẽ tiếp theo. ASEAN đóng vai trò nòng cốt trong đẩy mạnh sự hợp
tác ở Đông Á và Châu Á - Thái Bình Dương vì hòa bình và phát triển thông qua các hoạt
động của APEC, Diễn đàn Đông Á, Diễn đàn khu vực ASEAN".ASEAN đã đạt được
nhiều thành tích nổi bật trong phát triển kinh tế và đẩy mạnh hòa hợp khu vực. ASEAN
đã có nhiều đóng góp quan trọng cho hòa bình, phát triển và thịnh vượng trong khu vực.
Chương II: Thực trạng tham gia hội nhập kinh tế thương mại khu vực Asean – lộ trình
thự hiện khi tham gia khu vực kinh tế thương mại Asean của Việt Nam:
ASEAN hiện có 11 nước (Brunei, Campuchia, Đông Timo, Indonesia, Lào, Malaysia,
Myanmar, Philippines, Thái Lan, Việt Nam, Singapore). Diện tích toàn khối là 4.492.443

km2, chiếm 14,1% lãnh thổ châu Á và chiếm 3,3% diện tích toàn thế giới.
Quốc gia rộng nhất là Indonesia, tiếp đến là Myanmar, Thái Lan, Malaysia, Việt Nam,
Philippines, Lào, Campuchia, Đông Timo, Brunei, Singapore. Dân số giữa năm 2004 là
548,2 triệu người, chiếm dân số 14,1% châu Á và gần 8,6% toàn thế giới; đông nhất là
Indonesia, tiếp đến là Philippines, Việt Nam, Thái Lan, Myanmar, Campuchia, Lào,
Singapore, Đông Timo, Brunei.
Mật độ dân số đạt 122 người/ km2, tương đương với châu Á và gấp 2,6 lần thế giới. Tỷ lệ
dân số thành thị đạt 38,4%, xấp xỉ tỷ lệ của châu Á và thấp hơn tỷ lệ 48% của toàn thế
giới; cao nhất là Singapore, tiếp đến là Brunei, Malaysia, Philippines, Indonesia, Thái
Lan, Myanmar, Việt Nam, Lào, Campuchia, Đông Timo.
Tỷ lệ sinh đạt 2,2%, tỷ lệ chết 0,7%, tỷ lệ tăng tự nhiên 1,5%, cao hơn tỷ lệ 1,3% của
châu Á và tỷ lệ 1,2% của toàn thế giới; thấp nhất là Singapore, tiếp đến là Thái Lan,
Đông Timo, Myanmar, Việt Nam, Indonesia, Brunei, Philippines, Malaysia, Campuchia,
Lào.
Tuổi thọ bình quân đạt 68, cao hơn mức 67 của châu Á và thấp hơn mức 69 của toàn thế
giới; cao nhất là Singapore, tiếp đến là Brunei, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam,
Philippines, Indonesia, Myanmar, Campuchia, Lào, Đông Timo.
GDP tính bằng USD theo tỷ giá thực tế của ASEAN năm 2003 đạt khoảng 687 tỷ USD,
chiếm 1,9% toàn thế giới; bình quân đầu người đạt khoảng 1.253,2USD, thấp xa so với
mức 5.684,2 USD của toàn thế giới.
Nếu tính bằng USD theo tỷ giá sức mua tương đương, thì GDP bình quân đầu người năm
2001 cuả các nước trong khu vực như sau: Singapore 22.680 USD, (năm 2002 là 24.040),
tiếp đến là Brunei 19.210, Malaysia 8.750 (năm 2002 đạt 9.120), Thái Lan 6.400,
Philippines 3.840, Indonesia 2.940, Việt Nam khoảng 2.100, Campuchia 1.860, Lào
1.620 (năm 2002 đạt 1.720), Myanmar 1.027.
1.Thực trạng quá trình tham gia hội nhập kinh tế của Việt Nam.
Sự hội nhập kinh tế của ASEAN diễn ra trên diện rộng, nhưng đến thời điểm này, trong
con mắt của các nhà đầu tư và cộng đồng quốc tế, hình ảnh hội nhập của ASEAN gắn liền
với CEFT/AFTA (AFTA- Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN). Đó là vì, CEFT/AFTA là
chương trình có những cam kết cụ thể và những cam kết này, bước đầu, cũng đã có

những tác động tới nền kinh tế các nước thành viên. Các chương trình khác, như: đầu tư,
10
10
dịch vụ, công nghiệp, cũng đặt ra những mục tiêu cụ thể, nhưng các cam kết ràng buộc
chưa cao (đối với hầu hết các quốc gia, cam kết mới dừng lại ở mức độ các thể chế, quy
định hiện hành của quốc gia mình), và chưa thực sự khuyến khích được cộng đồng doanh
nghiệp và các nhà đầu tư tham gia. Trong các lĩnh vực khác, như: giao thông vận tải, sở
hữu trí tuệ hay hợp tác chuyên ngành, mục tiêu của các chương trình khá tham vọng,
nhưng thực chất, các cam kết hầu như không sâu sắc và mới chỉ dừng lại ở các chương
trình hợp tác, trao đổi thông tin, và đề ra những biện pháp tăng cường hợp tác hơn nữa.
Sau 4 năm hội nhập kinh tế, ASEAN đã vấp phải cuộc khủng hoảng tài chính (1997-
1998). Qua cuộc khủng hoảng này, đã bộc lộ rõ những yếu kém và tính dễ bị tổn thương
của các nước ASEAN nói chung; cũng như những khiếm khuyết cơ bản trong hệ thống
tài chính quốc tế. Điều này càng thể hiện sự phụ thuộc của các nền kinh tế ASEAN vào
các nền kinh tế lớn trên thế giới và sự hội nhập kinh tế của ASEAN chưa đủ mạnh để có
thể làm “trợ lực” cho các nền kinh tế thành viên phát triển ổn định và bền vững, tránh
được những va đập của những “cú sốc” đến từ bên ngoài. Trong bối cảnh như vậy,
ASEAN nhận thấy cần nỗ lực đẩy nhanh tiến trình hội nhập sâu rộng để hướng tới một
nền kinh tế khu vực thể hoá cao. Tại Hội nghị cấp cao ASEAN (ngày 15/12/1997), các
nhà lãnh đạo ASEAN đã thông qua Tầm nhìn 2020, đưa ra viễn cảnh cho đến năm 2020,
ASEAN sẽ là “Một nhóm hài hoà các dân tộc Đông-Nam Á, rộng mở với bên ngoài, sống
trong hoà bình, ổn định và thịnh vượng, gắn bó với nhau bằng quan hệ đối tác trong phát
triển năng động và trong một cộng đồng các xã hội đùm bọc lẫn nhau”. Để thực hiện Tầm
nhìn 2020, ASEAN đã đưa ra Chương trình hành động Hà Nội (HPA), được thông qua tại
Hội nghị cấp cao ASEAN 6 tại Việt Nam (tháng 12/1998). Chương trình này đã được
thực hiện trong 6 năm, từ 1999 đến 2004. Đến nay, HPA đã đi gần đến đích, mặc dù kết
quả dường như vẫn còn khiêm tốn do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan.
Về thương mại hàng hoá: Về cơ bản, quá trình cắt giảm thuế xuống từ 0-5%, theo AFTA,
được thực hiện đúng tiến độ, thậm chí còn được đẩy nhanh theo tiến độ thoả thuận tại Hội
nghị cấp cao 1998. Tất cả 6 nước thành viên đầu tiên tham gia Hiệp định CEPT/AFTA đã

giảm thuế xuống từ 0-5% đối với hầu hết các mặt hàng trong Danh mục Giảm thuế (trừ
Malaixia còn 213 mặt hàng linh kiện ôtô, Philipin và Inđônêxia còn một số các sản phẩm
hoá dầu). Các nước thành viên mới cũng đã đạt được những tiến bộ tương tự.
Đối với các sản phẩm công nghệ thông tin và viễn thông (ICT), ASEAN đã nhất trí một
lộ trình riêng nhanh hơn (để thực hiện Hiệp định Khung e-ASEAN). Các nhà lãnh đạo
ASEAN đã thống nhất mục tiêu cuối cùng của AFTA là loại bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu
vào năm 2010 đối với 6 nước thành viên như đã nói ở trên gồm Brunây, Inđônêxia,
Malaixia, Singapo, Philipin và Thái Lan và năm 2015 đối với các nước thành viên khác,
với một số linh hoạt cho tới năm 2018. Để thực hiện quyết định này, 6 nước thành viên
trên đã đồng ý xoá bỏ thuế quan đối với 60% mặt hàng trong danh mục giảm thuế vào
năm 2003 và hiện nay, 4 trong 6 nước thành viên đó đã đạt được mục tiêu trên.
Nhằm tạo thuận lợi cho thương mại nội khối ASEAN, Biểu thuế hài hoà chung ASEAN
(AHTN) đã hoàn thành và đã bắt đầu thực hiện từ ngày 1/7/2003. Việc triển khai xây
dựng và ký kết các thoả thuận công nhận lẫn nhau chuyên ngành (MRAs) cũng đã được
ASEAN triển khai một cách tích cực.
Về hợp tác công nghiệp (Chương trình AICO): Với mục đích hợp tác, chia sẻ nguồn lực
trong việc trao đổi các sản phẩm công nghiệp, đến nay, AICO mới có những kết quả bước
đầu. Phần lớn các cơ cấu AICO đều tập trung vào lĩnh vực sản xuất ôtô, còn lại là trong
các lĩnh vực điện tử, hoá chất và hoá mỹ phẩm. Tuy nhiên, cơ cấu này mới chỉ tập trung ở
11
11
các nước ASEAN 6 và các công ty tham gia cơ cấu AICO thường là các tập đoàn xuyên
quốc gia của các quốc gia ngoài ASEAN có cơ sở sản xuất tại các nước ASEAN. Như
vậy, về thực chất, các ngành sản xuất của các nước ASEAN chỉ được hưởng lợi gián tiếp
từ chương trình này.
Về dịch vụ: Tiến bộ đạt được trong đàm phán về thương mại dịch vụ rất chậm. Không
phải tất cả các nước thành viên đều đưa ra bản chào rõ ràng đối với những phân ngành
dịch vụ chung đã xác định. Các cam kết được đem ra, cho tới nay, còn mang tính hình
thức và nhiều cam kết không đạt được mục tiêu tự do hoá nhanh. Các thông tin về pháp
luật và quy định quản lý việc hành nghề còn chưa có. Một số nước thiếu quy định điều

chỉnh dịch vụ để có thể đưa ra cam kết. Giá trị của thương mại dịch vụ tự do dường như
không được công nhận một cách phổ biến.
Về đầu tư: Với mục đích là tăng dòng đầu tư nội khối, Hiệp định Khu vực đầu tư (AIA)
đã ra đời. Tuy nhiên cho đến nay, tình hình đầu tư của ASEAN không mấy sáng sủa. Các
dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ASEAN liên tục giảm. Đầu tư nội khối không
tăng là bao. ASEAN đã đưa ra nhiều sáng kiến để thu hút đầu tư, kể cả các biện pháp
mạnh bạo (năm 1998) và tổ chức các đoàn xúc tiến đầu tư của ASEAN, nhưng kết quả
chưa đạt được như mong muốn.
Các chương trình hợp tác trong các lĩnh vực thuộc kết cấu hạ tầng: như giao thông vận
tải, đường xá, năng lượng, nước, cũng đã được triển khai với mục đích tạo các yếu tố cơ
sở, nền móng cho quá trình hội nhập kinh tế của ASEAN. Tuy nhiên, đây là những lĩnh
vực đòi hỏi nguồn lực lớn, trong khi đó, ASEAN vẫn phải phụ thuộc vào nguồn vốn và
trợ giúp kỹ thuật bên ngoài. Mặt khác, mức độ sẵn sàng tham gia của các nước thành viên
vào các chương trình kết cấu hạ tầng quy mô lớn ở tầm khu vực là khác nhau, và chính
sách liên quan của từng quốc gia cũng còn nhiều điểm khác biệt. Vì vậy, trong các lĩnh
vực này, sự hợp tác hầu như chưa được triển khai trên thực tế.
Trong bối cảnh như vậy, các nước ASEAN đã nhận thấy sự cần thiết phải có định hướng
cho hội nhập kinh tế thời kỳ “Hậu AFTA”. Một mặt, ASEAN đã gần như kết thúc
Chương trình CEFT/AFTA (ASEAN 6 vào năm 2002, Việt Nam: 2006). Mặt khác,
ASEAN đang đứng trước quá nhiều thử thách như đã nêu ở trên, kể cả ở góc độ chủ quan
lẫn khách quan. Chính vì vậy, ý tưởng “Cộng đồng kinh tế ASEAN-AEC” đã ra đời và
được thể hiện trong Tuyên bố hoà hợp Ba-li II do các nhà lãnh đạo ASEAN ký tại Hội
nghị cấp cao lần thứ 9 tại Ba-li (Inđônêxia tháng 11/2003).
Như vậy, nhìn tổng thể, bức tranh hội nhập kinh tế của ASEAN là toàn diện, bao trùm
hầu hết các lĩnh vực quan trọng có tác động trực tiếp tới sự tăng trưởng kinh tế. Mức độ
hội nhập trong các lĩnh vực là rất đa dạng, từ các cam kết mang tính ràng buộc đến các
hoạt động hợp tác một cách đơn thuần hay hợp tác trong các chương trình cụ thể. Tuy
nhiên, cho đến nay, ASEAN vẫn chỉ là một liên kết kinh tế lỏng lẻo và rời rạc, tính liên
kết thấp. Các nước ASEAN dường như chưa coi hội nhập kinh tế ASEAN là một mục
tiêu quan trọng và gắn với chiến lược phát triển quốc gia của mình. Mỗi nền kinh tế thành

viên vẫn lấy lợi ích quốc gia làm trọng và chưa nhìn nhận hết nguy cơ tiềm ẩn gây bất lợi
cho ngay các quốc gia thành viên khi ASEAN chưa thực sự là một khối gắn kết. Các
chương trình đẩy mạnh hội nhập của ASEAN không phải là ít (Tầm nhìn 2020, Chương
trình Hành động Hà Nội, Lộ trình hội nhập của ASEAN), nhưng mới chỉ là quyết tâm
mang tính “khẩu hiệu”, chưa mang tính thực tiễn. Với thực trạng hiện nay, nếu ASEAN
không quyết tâm hội nhập sâu sắc hơn để hướng tới một khu vực kinh tế thống nhất, thì
12
12
ASEAN khó có thể tiếp cận được những mục tiêu đã đặt ra trong Tầm nhìn 2020, hướng
tới một Cộng đồng kinh tế ASEAN vào 2020.
1.1. Thực trạng quá trình tham gia hội nhập kinh tế
Khu vực ASEAN cũng là khu vực có tốc độ tăng GDP cao của thế giới. Tổng dự trữ quốc
tế của một số nước đạt khá và đang tăng lên. Khu vực ASEAN cũng là khu vực có kim
ngạch xuất khẩu, tỷ lệ xuất khẩu so với GDP, xuất khẩu bình quân đầu người khá.
Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế là nội dung quan trọng trong đường lối và hoạt động
đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Trong tiến trình hội nhập, Việt Nam dành ưu
tiên cao cho việc mở rộng quan hệ hợp tác với các nước và các nền kinh tế trong khu vực.
Trong thời gian qua, quá trình hội nhập khu vực đã giúp Việt Nam nâng cao sức cạnh
tranh của nền kinh tế, củng cố vị thế của mình trong nền kinh tế thế giới và tạo đà thúc
đẩy quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu. Việt Nam đã tích cực tham gia
các liên kết kinh tế đa phương trong khu vực, bao gồm cả những liên kết thể chế
(ASEAN và các FTA) và phi thể chế (APEC). Đồng thời, Việt Nam cũng đã ký kết nhiều
thoả thuận song phương với các nền kinh tế khác.
Tham gia ASEAN: Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
vào ngày 28/7/1995 và trở thành thành viên thứ 7 của tổ chức này. Ngay sau khi trở thành
thành viên ASEAN, Việt Nam đã tích cực chủ động tham gia các hoạt động hợp tác trên
mọi lĩnh vực.
Một trong những đóng góp đầu tiên của Việt Nam là thúc đẩy việc kết nạp Lào,
Mianma, Campuchia, hình thành một ASEAN-10. Việt Nam đã tổ chức thành công Hội
nghị cấp cao ASEAN lần thứ 6 tại Hà Nội (12/1998). Chương trình Hành động Hà Nội đã

đề ra nhiều biện pháp cụ thể để thực hiện Tầm nhìn 2020. Đặc biệt, Tuyên bố Hà Nội về
thu hẹp khoảng cách phát triển được thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao
ASEAN lần thứ 34 (AMM-34) tại Hà Nội năm 2001 mang đậm dấu ấn Việt Nam. Việt
Nam còn có sáng kiến trong việc xây dựng cộng đồng ASEAN trên ba trụ cột, trong đó
Cộng đồng Văn hóa-xã hội do Việt Nam đề xuất.
Việt Nam còn là một trong những thành viên sáng lập Diễn đàn Khu vực ASEAN
(ARF), góp phần xây dựng ARF trở thành diễn đàn quan trọng, đối thoại về an ninh khu
vực. Theo sự phân công của ASEAN, Việt Nam đã đảm nhiệm tốt vai trò là nước điều
phối viên trong quan hệ đối thoại giữa ASEAN với các cường quốc như Nhật Bản, Nga,
Mỹ và hiện nay là Ôxtrâylia.
Sự tham gia của Việt Nam trong ASEAN đã góp phần quan trọng cho việc mở rộng
hợp tác của ASEAN với các đối tác bên ngoài, nhất là các đối tác và láng giềng của Việt
Nam. Điều này được thể hiện bằng việc Việt Nam đã góp phần làm tăng mối quan hệ
giữa ASEAN và Trung Quốc, ASEAN và Liên bang Nga, ASEAN và Ấn Độ, ASEAN và
EU. Cùng với quan hệ Việt Nam- Trung Quốc được cải thiện nhanh chóng trong thập
niên qua, vị thế địa lý chiến lược và sự phát triển năng động của Việt Nam thực sự đã và
đang đóng góp một phần quan trọng làm cho ASEAN-Trung Quốc xích lại gần nhau hơn,
hiểu biết và hợp tác nhiều hơn.
Việc Việt Nam tham gia ASEAN đã và đang tạo môi trường thuận lợi hơn cho đất nước
giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế và hội nhập có hiệu quả vào hệ thống toàn
cầu; không chỉ góp phần thực hiện chính sách đổi mới toàn diện, đa phương hoá, đa dạng
hoá các mối quan hệ quốc tế mà quan trọng hơn là tạo ra bước phát triển mới trong quan
13
13
hệ khu vực và quốc tế. Cụ thể, sau khi gia nhập ASEAN, Việt Nam trở thành nước sáng
lập viên ASEM (1996), thành viên chính thức của APEC (1998), mở rộng không gian hợp
tác với các nước Đông Nam Á (qua cơ chế ASEAN+1 và AESAN+3).
Với những thành tựu phát triển kinh tế (nhất là trong lĩnh vực tăng trưởng kinh tế, xoá
đói giảm nghèo) và việc thực hiện cam kết hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, Việt Nam
đã để lại ấn tượng tốt đẹp với các nước thành viên ASEAN khác. Từ khi gia nhập

ASEAN, Việt Nam đã thực hiện lộ trình AFTA, tích cực tham gia mọi chương tình hợp
tác kinh tế của ASEAN, phù hợp với quyền lợi của đất nứơc. Việt Nam cũng tham gia ký
kết Hiệp định khung về Khu vực đầu tư ASEAN (AIA) ngày 7/10/1998, với mục tiêu tạo
ra một khu vực đầu tư tự do trong nội bộ các nước ASEAN vào năm 2010 và cho các
nước khác ngoài ASEAN vào năm 2020.
Việt Nam tham gia ký và thực hiện khá tốt Hiệp định khung về tự do thương mại và
dịch vụ ASEAN (AFAS), về “Chương trình hợp tác công nghiệp ASEAN” (AICO), về
“Sáng kiến hội nhập” (IAI), đã chủ động đưa ra và tích cực thực hiện Chương trình hợp
tác phát triển Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng (GMS), trong đó có dự án xây dựng các
hành lang kinh tế, nhất là hành lang kinh tế Đông-Tây, hành lang lưu thông Côn Minh-Hà
Nội-Hải Phòng…
1.2.Đánh giá quá trình tham gia hội nhập của Việt Nam
Gia nhập ASEAN và tham gia các chương trình hợp tác kinh tế của tổ chức này là bước
đầu tiên trên con đường thực hiện chính sách tự do hoá thương mại, hội nhập với nền
kinh tế thế giới mà Nhà nước ta đã vạch ra và đang thực hiện.
Tự do hoá thương mại, hội nhập với nền kinh tế thế giới - ở quy mô toàn cầu nói chung
và khu vực nói riêng - chỉ có ý nghĩa khi đem lại những lợi ích thiết thực cho đất nước,
thể hiện rõ nhất ở lợi ích cho các doanh nghiệp. Cùng với việc mở cửa thị trường theo
các cam kết quốc tế, các hàng rào bảo hộ sẽ bị loại bỏ dần. Điều đó nhắc tất cả các nhà
sản xuất - cho dù là chỉ sản xuất hàng tiêu thụ trong nước - phải ý thức được về mức độ
cạnh tranh ngày càng tăng với hàng hoá từ nước ngoài đưa vào, để từ đó xác định chiến
lược đúng đắn, quyết tâm nâng cao trình độ quản lý và sản xuất, đổi mới kỹ thuật để
nâng cao chất lượng và hạ giá thành, chấp nhận cạnh tranh bình đẳng với mọi hàng hoá
không phân biệt xuất xứ.
Bên cạnh đó, tự do hoá thương mại còn đem lại những thuận lợi đáng kể mà khai thác
triệt để chúng mới là mục tiêu lâu dài cần xác định cho mỗi doanh nghiệp. Theo các
chương trình AFTA và AICO, thuế suất hàng nhập khẩu vào các nước ASEAN cũng
giảm đi đáng kể, tuy nhiên các doanh nghiệp của chúng ta - hoặc vì chưa đủ sức vươn ra
nước ngoài, hoặc vì thiếu thông tin hay những lý do khác nữa - đã chưa tận dụng được.
Sắp tới, công tác hỗ trợ, xúc tiến thương mại sẽ được nâng lên một vị trí mới nhằm giúp

các doanh nghiệp nhanh chóng tìm kiếm bạn hàng, thiết lập quan hệ kinh tế ổn định, đặt
những bước tiến vững chắc ra các thị trường bên ngoài. Đây cũng là một cơ hội nữa cho
các doanh nghiệp tìm hiểu và tiếp cận với các cơ quan lập chính sách để từ đó xác định
hướng đi chủ động cho mình trong bối cảnh mở cửa thị trường, chấp nhận cạnh tranh,
quyết tâm vươn mạnh ra nước ngoài.
Những năm gần đây , sự thay đổi nhanh chong của môi trường kinh tế - chính trị khu
vực( với sự trỗi dậy của trung quốc, sự gia tăng hiện diện can thiệp của mỹ sự chuyển
14
14
mình của ấn độ) đã thôi thúc ASEAN đổi mới, điều chỉnh chính sách nhằm tăng tính
cạnh tranh và thúc đẩy lien kinh tếết khu vực.
Một trong những thích ứng moiứ la xây dựng Cộng đồng ASEAN (AC) VÀO NĂM
2020 và tích cực mở rộng đàm phán thiết lập khu mậu dịch tự do song phương đa
phương (RTA và BFTA) với các đối tác ngoài khối.Ben cạnh đó ,ASEAN đã và đang có
những linh họat hơnviệc áp dụng “phương thức ASEAN bằng cách cho phép thực hiện
các nguyên tắc.
Việc quyết định thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN Trung Quốc từ 2002 và dặc
biệt là tuyên bố ở bali II năm 2003 về thiết lập AC dựa trên 3 trụ cột chính là cộng đồng
kinh tế (AEC) cộng đồng an ninh (ASC) và cong đồng văn hóa xã hội (ASCC) vào năm
2020 là những quyết định đúng hướng kinh tế kịp thời của ASEAN trước nhu cầu đòi hỏi
của thực tiễn.
1.2.1Những ưu điểm:
Ưu điểm chính của Việt Nam là địa dư. Người ta thường phân biệt các nước ASEAN
thành hai loại: những nước ASEAN hải dương (Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines
và Singapore) và những nước ASEAN lục địa (Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và
Việt Nam). Nhưng Việt Nam có thể được coi vừa là một nước lục địa vừa là một nước hải
dương.
Nhờ địa hình địa thế đó mà hàng hóa Việt Nam, dù để tiêu thụ trong nước hay để xuất
khẩu, không cần phải quá cảnh những nước láng giềng. Ngược lại, hàng hóa của vùng
Đông Bắc Thái Lan, Lào, Campuchia và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) xuất khẩu sang

những nước khác có tiềm năng quá cảnh và tạm thời lưu kho trên lãnh thổ Việt Nam, Thái
Lan, Myanmar và tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).
Myanmar không phải là một đối thủ cạnh tranh vì địa thế hiểm trở làm cho hệ thống giao
thông với những lãnh thổ phía Đông và phía Bắc không thuận tiện. Thái Lan và tỉnh
Quảng Tây là đối thủ đang áp đảo Việt Nam. Nhưng bờ biển Thái Lan nằm gọn trong
vịnh Thái Lan và bờ biển tỉnh Quảng Tây nằm gọn trong vịnh Bắc bộ. Trên phương diện
hậu cần quốc tế, hai vịnh này là những ngõ kẹt. Vậy hàng ngoại thương của Lào,
Campuchia và tỉnh Vân Nam quá cảnh Việt Nam sẽ được chở mau và rẻ hơn là qua
những đường khác.
Việt Nam và chín nước (và lãnh thổ) khác bao quanh biển Đông, nơi có nhiều hàng qua
lại nhất thế giới. Đài Loan, với cảng Cao Hùng, và Trung Quốc, với những cảng Hồng
Kông và Thượng Hải, là những điểm đến và đi của những tuyến tàu biển nối liền với
cảng Singapore.
Bây giờ những tàu lớn chạy trên những tuyến đó không cần phải đậu ở giữa đường để
mua than chạy máy như ngày xưa. Một số tàu cỡ nhỏ (feeder) đến cỡ trung (sub
panamax) chỉ có thể dừng chân ở những cảng Việt Nam để chất, dỡ hàng của Việt Nam
và của những nước láng giềng, mua thêm thực phẩm tươi, cho thủy thủ đoàn nghỉ ngơi,
bảo quản định kỳ hay sửa chữa bất thường
Đây là một lợi thế của Việt Nam vì Malaysia quá gần Singapore còn Philippines và
Indonesia là những quần đảo không có hậu phương.
15
15
Nhìn bản đồ Đông Nam Á thì thấy rằng, trừ Jakarta, thủ đô Indonesia, tất cả thủ đô các
nước ASEAN đều cách Tp.HCM non hai giờ máy bay. Đài Bắc và Dakka, thủ đô
Bangladesh, cũng chỉ cách Hà Nội có hơn hai giờ bay. Miền Nam Trung Quốc, vùng có
kinh tế phát triển mạnh nhất của nước này, ở trọn trong tầm hai giờ bay từ Hà Nội. Ba
cảng trong số những cảng lớn nhất thế giới, Singapore, Hồng Kông và Cao Hùng, cách
Hà Nội hay Tp.HCM non hai giờ bay.
Nói một cách khác, Việt Nam nằm ngay giữa vùng kinh tế sôi động nhất thế giới. Vị trí
trung tâm này đã là một trong số những nguyên nhân của bốn chục năm chiến tranh mà

Việt Nam đã phải chịu đựng. Bây giờ, với hòa bình được lập lại, vị trí đó có thể được
dùng vào mục đích phát triển kinh tế.
Việt Nam có nhiều sông và núi. Nhiều sông có lưu lượng lớn, kể cả những dòng sông
Trung bộ, có thể tiếp nhận được các xuồng có khổ lớn, thậm chí tàu biển. Nhờ thế, tàu
biển có thể vào sâu trong đất liền, tránh phải chuyển tải. Vận tải bằng đường thủy có thể
chiếm một thị phần quan trọng. Việt Nam có thể là một trong số nhỏ những quốc gia có
tất cả năm phương tiện giao thông: đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển và
đường hàng không, quan trọng ngang nhau.
Việt Nam chưa đô thị hóa quá đáng so với những nước châu Á khác. Trung bình mật độ
dân cư cao nhưng chỉ có hai khu đô thị lớn cách nhau hơn 1.500 ki lô mét: Tp.HCM, với
5,9 triệu dân, và Hà Nội, với 3,1 triệu dân. Nếu tính thêm những tỉnh tiếp giáp thì vùng
đô thị Tp.HCM cũng chỉ có 14,1 triệu dân.
Theo điều tra mới nhất của Bộ Giao thông Vận tải, các địa phương trên tuyến quốc lộ 1
(đi qua 30 tỉnh và thành phố) đều lấy tuyến này làm trục đô thị và quy hoạch cho 130
thành phố, thị xã và thị trấn. Tổng chiều dài đô thị hóa là 550 ki lô mét (không kể khu
dân cư nhỏ chưa xếp loại đô thị), chiếm 24% chiều dài toàn tuyến. Dân số phân bố đồng
đều trên toàn lãnh thổ như vậy là một điều thuận lợi về quốc phòng cũng như về tiềm
năng đi tới một nền công nghiệp tiên tiến mà không đặt ra nhiều vấn đề khó khăn về dân
cư, giao thông, vệ sinh và môi trường.
Nếu quan sát động thái, xâu chuỗi diễn biến tình hình chính trị và an ninh, phân tích địa
chính trị - kinh tế thế giới qua các thời kỳ từ nửa sau thế kỷ XX đến thập niên đầu thế kỷ
XXI, nhất là quãng thời trước và sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN trong năm 1995, có
thể thấy rằng: Thời kỳ trước năm 1995, thế giới còn hoài nghi về sự thành công của
ASEAN, thậm chí coi ASEAN là một tổ chức quân sự thân Mỹ chống cộng, chống Trung
Quốc, Việt Nam và Lào. Chỉ sau khi các định chế của ta với tư cách là Nhà nước Việt
Nam chủ động hội nhập khu vực và thế giới về kinh tế, chia sẻ những tương đồng về văn
hoá, hợp tác phát triển khoa học và công nghệ, chủ động giao lưu và trao đổi kinh nghiệm
trong hoạt động lập pháp và cải cách tư pháp, thì hình ảnh ASEAN trên thế giới và khu
vực thay đổi hoàn toàn - ASEAN không phải là một tổ chức quân sự tập thể. Và, cũng chỉ
khi Việt Nam gia nhập ASEAN, các quốc gia khác trong khu vực mới nhanh chóng gia

nhập Hiệp hội, thúc đẩy khu vực phát triển nhanh và mạnh hơn, nhất là thực hiện được
16
16
ước mơ tất cả 10 quốc gia ở khu vực cùng trong một Hiệp hội (chưa kể CHDC Đông
Timo non trẻ với số dân chưa tới một triệu người).
Thực tế cho thấy, Việt Nam gia nhập ASEAN, và ngay sau đó Quốc hội ta gia nhập
AIPO đã thể hiện sự coi trọng cơ chế hợp tác liên nghị viện, ý thức đầy đủ AIPO là động
lực quan trọng thúc đẩy các chương trình hợp tác nội khối và tranh thủ tác động tích cực
từ phía liên nghị viện và nghị viện các nước ngoài khu vực. Rất nhiều nước, tổ chức thừa
nhận rằng, Việt Nam đã đóng góp nhiều sáng kiến mở ra khả năng hiện thực cho việc
khai phá và phát triển vùng sông Mê Kông mở rộng mà ngày nay trở thành khu vực phát
triển rất năng động, thu hút hàng tỷ USD đầu tư từ bên ngoài vào khu vực. Đến nay tổng
sản phẩm quốc nội của ASEAN đạt 737 tỷ USD, tổng giá trị buôn bán đạt khoảng 720 tỷ
USD.
Về chính trị, sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN, toàn bộ các nước Đông Nam Á
hợp thành một khối thống nhất, làm thay đổi bản chất quan hệ giữa ASEAN với Trung
Quốc. ASEAN không chỉ trở thành đối tác về quan hệ kinh tế, chính trị, an ninh với
Trung Quốc mà còn với cả các cường quốc khác trong khu vực. Vấn đề Biển Đông đã và
đang được giải quyết bằng các giải pháp thích hợp thông qua đối thoại, giảm thiểu các
cuộc tranh chấp trên biển nhằm làm cho Biển Đông trở thành vùng biển hợp tác và hoà
bình, trong đó Việt Nam đã đóng góp quan trọng cho Hiệp hội trong vấn đề này. Việc Việt
Nam gia nhập các cơ chế hợp tác liên chính phủ và liên nghị viện cũng là yếu tố tích cực
thúc đẩy mở rộng hợp tác với nhiều bên đối thoại trên nhiều lĩnh vực với Nhật Bản, Hàn
Quốc và các nước lớn, các nền kinh tế lớn khác.
Các quốc gia trong khu vực và nhiều nước khác từng ghi nhận rằng, trong sự phát
triển của ASEAN mỗi tiến bộ đều có sự hỗ trợ rất tích cực, Việt Nam đã đóng vai trò
quan trọng trong sự phát triển chung đó, vì Việt Nam có một nền tảng vững chắc, đó là sự
ổn định. Nhân tố quan trọng khác là, với dân số hơn 80 triệu người, Việt Nam là thị
trường khá lớn, có nhiều cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài. Những nhân tố này tạo nên
sức mạnh để Việt Nam phát triển mạnh mẽ, toàn diện và vững chắc hơn. Là thành viên

của ASEAN, Việt Nam có thể sử dụng nội lực này để thúc đẩy và góp phần duy trì sự ổn
định hướng tới mục tiêu hoà bình, hợp tác phát triển, cùng nhau phấn đấu vì sự thịnh
vượng của khu vực.
Mười năm tham gia các chương trình hợp tác, các hoạt động của ASEAN, tuy chưa
nhiều so với các thành viên sáng lập nhưng nước ta được các đối tác nhấn mạnh ưu điểm
của Việt Nam là rất có trách nhiệm với những cam kết trước ASEAN, và Quốc hội Việt
Nam giám sát việc thực hiện các cam kết quốc tế rất nghiêm túc. Chắc hẳn các nhà lãnh
đạo, các quan chức chính phủ, nhân dân và các nghị sỹ đại diện cho họ ở các quốc gia
trong khu vực và nhiều nơi trên thế giới còn ghi đậm thành công to lớn của Hội nghị cấp
cao ASEAN lần thứ 6 (1998) với Tuyên bố Hà Nội và Chương trình hành động Hà Nội
với dấu ấn Việt Nam. Chính phủ và Quốc hội ta đã đảm đương và làm trọn trách nhiệm
thành viên của tổ chức trọng yếu của khu vực là ASEAN
Các quốc gia trong khu vực đang hướng tới thành lập một cộng đồng ASEAN
theo “Tầm nhìn năm 2020” trên cơ sở hội nhập về kinh tế, sự hợp tác về văn hoá cũng
17
17
như hợp tác về chính trị. Xin được đưa ra đánh giá của các quan chức ASEAN và nhiều
nghị sỹ của AIPO về vai trò và vị trí của Việt Nam để thay cho lời kết, Cùng với tính kỷ
luật, sự dồi dào về năng lực, Việt Nam đang góp phần đẩy con thuyền ASEAN vững bước
tiến về đích. Việt Nam cũng đang có tiếng nói rất quan trọng trong ASEAN, vị thế của
Việt Nam ngày càng được nâng cao trong các quan hệ quốc tế.
1.2.2.Những nhược điểm:
Nhược điểm quan trọng của Việt Nam là người Việt không chú trọng mấy đến vấn đề bảo
quản. Cầu đường, nhà cửa hay những cơ sở hạ tầng và thiết bị công nghiệp xây xong một
hai năm đã xuống cấp, phần vì đã không được thực hiện hoàn chỉnh, phần vì chủ đầu tư,
kể cả những tư nhân, không dự trù ngân sách và nhân lực bảo quản. Đây là một đặc tính
văn hóa khó có thể sửa được.
Trong số những nhược điểm cần được khắc phục có thể kể:
- Công chức tham nhũng và thiếu khả năng nghiệp vụ, hậu quả của chính sách giáo dục
đào tạo chậm được đổi mới;

- Phân chia trách nhiệm quyền hành giữa các bộ ngành của Chính phủ không rõ rệt làm
cho những quyết định không được phối hợp hài hòa;
- Hạ tầng và thiết bị hậu cần không thích ứng với nhu cầu phát triển và hiện đại hóa kinh
tế xã hội;
- Ngoài vài tuyến giao thông với Trung Quốc, mạng giao thông ít kết nối với những nước
lân cận;
- Phần lớn kinh tế vẫn còn tính chất thủ công hay công nghiệp sơ khai;
- Thiếu những phương tiện quản lý điện tử mà các nước trong vùng đã có: thủ tục ra vào
cảng, hải quan và thủ tục giao dịch thương mại kết nối giữa tất cả các đối tác và tiềm
năng vận tải sẵn có trên thế giới.
- Mặc dù kinh tế tăng mạnh, Việt Nam vẫn còn là một nước nghèo, lại giáp giới với hai
nước nghèo nhất của khối ASEAN. Tỉnh Vân Nam cũng trong số những tỉnh nghèo của
Trung Quốc.
- Ngoài phần biên giới với phía Nam Campuchia ra, lãnh thổ Việt Nam có núi hiểm trở
bao quanh làm giao thương với những nước láng giềng không tiện mấy. Việt Nam ở cuối
bán đảo Đông Dương nên giao thương bằng đường bộ và đường sắt giữa những nước ở
phía Tây và phía Bắc Myanmar có xu hướng đi tắt không quá cảnh những nước Đông
Dương. Giao thương bằng đường biển của những nước đó có xu hướng vòng qua eo
Malacca rồi đi thẳng sang Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản qua biển Đông mà không
dừng ở Việt Nam.
- Mạng đường sắt Việt Nam kết nối với mạng của Trung Quốc nhưng mạng của Việt Nam
có khổ 1.000 mi li mét còn mạng của Trung Quốc có khổ tiêu chuẩn 1.435 mi li mét.
18
18
Mạng đường sắt của những nước láng giềng khác có khổ 1.000 mm nhưng lại không kết
nối với mạng của Việt Nam.
- Dọc bờ biển Việt Nam có nhiều sông đổ ra những khối lượng phù sa rất lớn. Vì thế mà
Việt Nam có ít địa điểm thuận tiện để xây cảng lớn nước sâu và, nếu có, thì phải luôn
luôn nạo vét luồng lạch để tránh cho cảng bị bồi đắp.
2. Một số tác động của việc tham gia quá trình hội nhập kinh tế

Việt Nam chọn cách tham gia “ít nhất có thể” và “kéo dài lâu nhất có thể” trong các cam
kết cắt giảm thuế quan và mở cửa thị trường vô hình chung đã tạo cho doanh nghiệp sự
bảo hộ, khiến phần lớn doanh nghiệp Việt Nam thiếu động lực cạnh tranh. Họ dường như
không quan tâm nhiều đến việc xây dựng một chiến lược kinh doanh khu vực và xa hơn
là toàn cầu.
Trước thực trạng đó, việc hình thành AEC sẽ có tác động không nhỏ đến Việt Nam. Thừa
nhận vẫn cần phải có những nghiên cứu sâu hơn về tác động của AEC với điều kiện cụ
thể của Việt Nam, nhưng các chuyên gia cũng đưa ra dự báo bước đầu rằng việc tham gia
tiến trình AEC sẽ tạo thêm thương mại với Việt Nam. Điều này phản ánh rõ rệt qua hàng
rào thuế quan của Việt Nam.
Số liệu của Viện Kinh tế và chính trị thế giới cho thấy mức thuế quan bình quân của Việt
Nam theo CEPT vẫn cao gần gấp đôi mức bình quân của ASEAN-10 (6,22% so với
3,33%) và gần 20% dòng thuế quan vẫn có thuế suất trên 5% nên hiệu ứng “tạo thêm
thương mại” với Việt Nam sẽ lớn khi hàng rào thuế quan của Việt Nam thấp hơn.
Dòng đầu tư nước ngoài chảy vào Việt Nam được dự báo cũng sẽ mạnh hơn cả về số
lượng cũng như chất lượng khi Việt Nam tham gia tiến trình AEC.
Các nhà đầu tư sẽ tìm đến Việt Nam không chỉ bởi một quy mô thị trường của AEC hơn
500 triệu dân với trên 1.000 tỷ USD GDP, mà còn bởi chi phí kinh doanh và giao dịch sẽ
giảm mạnh qua việc cải thiện môi trường đầu tư.
Khi đầu tư trực tiếp gia tăng, tất yếu nước đón nhận sẽ được hưởng lợi từ những công
nghệ chuyển giao, tạo thêm việc làm, phát triển nguồn nhân lực và mở ra kênh tiếp cận
thị trường khu vực và thế giới.
Theo các chuyên gia kinh tế, đó là những “hiệu ứng động” mà Việt Nam phải biết chớp
lấy. Lưu ý này xuất phát từ thực tế hiện nay Việt Nam còn áp dụng khá nhiều biện pháp
phi thuế quan cũng như rào cản kinh doanh nếu không được điều chỉnh đồng bộ sẽ dẫn
đến “chệch hướng đầu tư” khỏi Việt Nam.
Một nhận định quan trọng khác được các chuyên gia đưa ra tại hội nghị này là, việc Việt
Nam tham gia AEC sẽ không có những tác động lớn đến việc chuyển dịch nguồn thu
ngân sách nhưng sẽ tác động tích cực tới quá trình cải cách thuế và cơ cấu thu ngân sách
của Việt Nam.

Thực tế, nguồn thu thuế từ hoạt động ngoại thương của Việt Nam luôn chiếm 20-25%
tổng thu ngân sách, do đó Việt Nam cần có chính sách tốt để ứng phó với tiến trình đẩy
nhanh cắt giảm thuế của AEC.
Thông qua kết quả nghiên cứu về tác động ngân sách của Việt Nam tham gia
CEPT/AFTA, các chuyên gia đã đưa ra những tiên liệu trong trường hợp Việt Nam tham
gia AEC. Cụ thể, khi thực hiện CEPT, thu ngân sách của Việt Nam có thể bị giảm từ thuế
19
19
nhập khẩu đối với hàng từ ASEAN lên đến 320 triệu USD, tương đương 75% tổng số thu
thuế quan từ hàng nhập khẩu ASEAN.
Tuy nhiên, khi thực hiện CEPT, số thu ngân sách của Việt Nam từ nguồn thu nhập khẩu
từ các khu vực ngoài ASEAN lại tăng mạnh, có thể lên tới 4,770 tỷ USD
Xây dựng mối quan hệ hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN.Xây dựng các chính sách
pháp luật các chính sách kinh tế tài chính, thương mại.
Với tư cách là cơ quan đại diện của Chính phủ Việt Nam tại các tổ chức tài chính tiền tệ
quốc tế và đầu mối quan hệ với ngân hàng trung ương các nước, Ngân hàng Nhà nước đã
cùng với các bộ ngành hữu quan tranh thủ được sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế tài trợ
cho Việt Nam, tích cực vận động và thu hút được nguồn ưu đãi đáng kể phục vụ cho công
cuộc phát triển kinh tế, đồng thời chủ động triển khai thực hiện các cam kết song phương
và đa phương trong lĩnh vực ngân hàng, qua đó góp phần quan trọng vào tiến trình hội
nhập kinh tế và nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
2.1. Tác động của doanh nghiệp
Cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng khai thác lợi thế so sánh với tốc độ tăng trưởng của khu vực sử
dụng nhiều lao động cao hơn so với khu vực sử dụng ít lao động.
Các chuyên gia đều có chung nhận định cho rằng khu vực doanh nghiệp Việt Nam dường
như chưa ý thức đầy đủ về tiềm năng của thị trường ASEAN cũng như các ưu đãi mà các
kênh hợp tác kinh tế, kỹ thuật của ASEAN mang lại. Số liệu của Viện Kinh tế và chính trị thế
giới cho thấy mức thuế quan bình quân của Việt Nam theo CEPT vẫn cao gần gấp đôi mức bình quân của
ASEAN-10 (6,22% so với 3,33%) và gần 20% dòng thuế quan vẫn có thuế suất trên 5% nên hiệu ứng “tạo
thêm thương mại” với Việt Nam sẽ lớn khi hàng rào thuế quan của Việt Nam thấp hơn.

Dòng đầu tư nước ngoài chảy vào Việt Nam được dự báo cũng sẽ mạnh hơn cả về số lượng cũng như chất
lượng khi Việt Nam tham gia tiến trình AEC.
Các nhà đầu tư sẽ tìm đến Việt Nam không chỉ bởi một quy mô thị trường của AEC hơn 500 triệu dân với
trên 1.000 tỷ USD GDP, mà còn bởi chi phí kinh doanh và giao dịch sẽ giảm mạnh qua việc cải thiện môi
trường đầu tư.
Khi đầu tư trực tiếp gia tăng, tất yếu nước đón nhận sẽ được hưởng lợi từ những công nghệ chuyển giao,
tạo thêm việc làm, phát triển nguồn nhân lực và mở ra kênh tiếp cận thị trường khu vực và thế giới
Tác động của nhà nước: Cần cải thiện năng lực dự báo và điều hành chính sách tiền tệ của Ngân
hàng Nhà nước;

 Tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chặt, hạn chế tăng trưởng tín dụng nhằm giảm bớt áp lực
phía cầu;

 Tiếp tục mua bổ sung dự trữ ngoại hối nhằm dự phòng khả năng đảo chiều luồng vốn;

 Chính sách tỷ giá cần được linh hoạt theo cả chiều giảm giá và tăng giá đồng nội tệ so với đô la
Mỹ.

 Ngân hàng Nhà nước cần tập trung vào tỷ giá hối đóai thực hơn là tỷ giá hối đóai danh nghĩa với
đồng la Mỹ.

 Chính phủ cần có giải pháp nhằm hạn chế bớt nguồn vốn chảy vào, đặc biệt các nguồn vốn đầu
cơ ngắn hạn nhằm giảm bớt tác động tiêu cực, ngăn ngừa khả năng rút vốn đột ngột và khủng
hoảng tài chính.
2.2. Tác động của nhà nước
20
20
Một số những tác động nêu trên cho thấy nếu Việt Nam không hấp thụ được những tác động tích cực của
AEC sẽ có nguy cơ chịu những tác động không thuận của quá trình này, như: khoảng cách phát triển sẽ bị
doãng ra, việc huy động các nguồn lực sẽ bị hạn chế và sẽ tiếp tục bị phân biệt đối xử ngay trong AEC, sức

hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài sẽ bị giảm sút
Tích cực tham gia vào AEC, Việt Nam sẽ khiến các đối tác bên ngoài phải thay đổi tư duy của họ khi tiến
hành xúc tiến đầu tư và thương mại. Với vị thế “đồng đẳng” trong cộng đồng, thị trường Việt Nam sẽ được
coi trọng, thu hút được các công ty xuyên quốc gia trong 500 tập đoàn lớn nhất thế giới đầu tư vào Việt
Nam thay vì các công ty vừa và nhỏ đến từ các nước châu Á.
Để tham gia hiệu quả vào lộ trình AEC, một trong những yếu tố quan trọng nhất được đề xuất tại Hội nghị
này là Việt Nam cần thực hiện tốt cải cách. Để làm được điều này bên cạnh việc thực hiện đúng, đủ và tích
cực các cam kết, về phía Chính phủ cần tập trung hỗ trợ khu vực doanh nghiệp, giảm thiểu chi phí giao
dịch kinh doanh thông qua cắt giảm chi phí đầu vào sản xuất và cung ứng dịch vụ với thời gian ngắn nhất.
Đặc biệt cần tăng cường hiệu quả của các ngành cung ứng đầu vào cho sản xuất và dịch vụ như giao thông
vận tại, điện lực, viễn thông và tài chính ngân hàng để toàn bộ nền kinh tế có được đầu vào sản xuất và dịch
vụ với chi phí thấp hơn và chất lượng cao hơn.
Một biện pháp nữa cũng được nhiều ý kiến bình luận tại Hội nghị hết sức lưu ý, đó là nâng cao năng lực
cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong 12 lĩnh vực ưu tiên của tiến trình AEC.
Phương châm tham gia AEC trên 12 lĩnh vực ưu tiên ở đây là tránh đối đầu cạnh tranh trực tiếp với những
đối thủ mạnh nhất trong ASEAN mà nên tận dụng cơ hội hợp tác kinh doanh, xây dựng liên minh chiến
lược để “vừa làm, vừa trưởng thành” trước khi hội nhập thị trường toàn cầu.
Nhìn rộng ra, các doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược xây dựng quan hệ đối tác với các tập đoàn
xuyên quốc gia hàng đầu trên thế giới, trên nguyên tắc yếu-mạnh bổ sung cho nhau, trước hết trên 12 lĩnh
vực ưu tiên của tiến trình AEC.
Bên cạnh đó, Việt Nam cần tham gia định hình một AEC hướng tới như một “thực thể kinh tế khu vực
thống nhất” chứ không chỉ dừng lại như một AFTA mở rộng.
Theo đó, cần xây dựng một khung khổ cam kết thương mại hàng hoá và dịch vụ tự do lưu chuyển hơn nữa
thông qua đàm phán đi đến loại bỏ các biện pháp phi thuế quan.
Một khung khổ đầu tư mở và tự do đối với lưu chuyển dòng vốn thông qua cải cách các quy định điều tiết
thị trường theo hướng minh bạch hơn, dự đoán được và có hiệu lực hơn. Một chính sách thuế quan chung
với bên ngoài để thị trường không bị phân mảng.
Một mạng lưới cơ sở hạ tầng (cứng và mềm) xuyên ASEAN thông qua kêu gọi đầu tư và tài trợ để phát
triển đồng bộ mạng lưới vận tải, thông tin, giao dịch an toàn giữa các thành viên
Nhà nước đưa ra các chính sách hợp lý tạo điều kiện thúc đẩy hàng hóa phát triển giao

lưu mạnh mẽ hơn.
3. Lộ trình thực hiện khi tham gia khu vực kinh tế thương mại Asean
Đối với Việt Nam, gia nhập ASEAN là bước đi quan trọng, hỗ trợ đắc lực việc triển
khai chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, hội nhập khu
vực và quốc tế. Tham gia ASEAN đã và đang mang lại cho Việt Nam nhiều lợi ích to
lớn và thiết thực, mà bao trùm là tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ đất nước cũng như nâng cao vai trò và vị thế quốc tế của Việt Nam.
Gia nhập ASEAN đã giúp Việt Nam phá thế bị bao vây và cô lập khi đó; giải quyết cơ
bản những vấn đề tồn tại do lịch sử để lại trong quan hệ với các nước ở khu vực Đông
Nam Á; tạo dựng mối quan hệ mới về chất giữa các nước thành viên ASEAN cả về
song phương và đa phương. Trở thành thành viên ASEAN đã tạo điều kiện thuận lợi và
tạo thế cho Việt Nam mở rộng quan hệ quốc tế, tăng cường hợp tác với các nước và
các trung tâm lớn trên thế giới. Tham gia hợp tác ASEAN là môi trường thuận lợi giúp
Việt Nam tích lũy kinh nghiệm và nâng cao năng lực hội nhập khu vực và quốc tế,
tham gia có hiệu quả hơn vào các tổ chức khu vực và quốc tế rộng lớn hơn như Diễn
đàn Hợp tác châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO),
Tổ chức Liên Hợp Quốc (LHQ) …
21
21
Đối với khu vực Đông Nam Á, việc Việt Nam gia nhập ASEAN đã thúc đẩy việc hình
thành một ASEAN bao gồm cả 10 quốc gia Đông Nam Á, đưa đến những thay đổi cơ
bản về Hiệp hội và tình hình khu vực. Với sự gia nhập của Việt Nam và tiếp sau đó là
Lào, Mianma và Campuchia, ASEAN đã thực sự trở thành một tổ chức hợp tác khu
vực mang tính toàn diện, là ngôi nhà chung của cả 10 nước thành viên cùng nhau
chung sống trong hòa bình, hữu nghị, hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, hợp tác ngày càng
chặt chẽ cả về đa phương và song phương. Sự hình thành ASEAN-10 cùng với những
kết quả to lớn của hợp tác ASEAN đã làm cho Hiệp hội trở thành một thực thể chính
trị-kinh tế quan trọng ở Đông Nam Á và châu Á-Thái Bình Dương, tạo ra những tiền
đề vật chất cho gia tăng liên kết khu vực sâu rộng hơn, hướng tới mục tiêu hình thành
một Cộng đồng ASEAN vào năm 2015.

3.1. .Qúa trình phát triển khu vực kinh tế thương mại Asean.
Trong 12 năm qua, Việt Nam tham gia tích cực và có nhiều đóng góp quan trọng trên tất
cả các lĩnh vực hợp tác của ASEAN. Việt Nam luôn đóng vai trò chủ chốt trong việc xác
định các quyết sách lớn và phương hướng hợp tác của ASEAN cũng như tăng cường
đoàn kết, hợp tác và nâng cao vị thế quốc tế của Hiệp hội. Một trong những đóng góp cụ
thể nổi bật nhất của Việt Nam là đã tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEAN VI vào
tháng 12/1998 với kết quả quan trọng là hoàn tất quá trình hình thành ASEAN-10 và
thông qua Chương trình Hành động Hà nội (HPA) để thực hiện Tầm nhìn ASEAN 2020,
giúp ASEAN vượt qua thời điểm khó khăn nhất do tác động của cuộc khủng hoảng kinh
tế-tài chính khu vực năm 1997.
Về chính trị-an ninh, Việt Nam luôn tích cực tăng cường đoàn kết và thống nhất ASEAN,
kiên trì bảo vệ các nguyên tắc cơ bản của Hiệp hội, nhất là không can thiệp và đồng
thuận; xử lý khéo léo một số vấn đề phức tạp, nhạy cảm trên cơ sở bảo đảm đoàn kết và
lợi ích chung của ASEAN. Việt Nam cũng có nhiều đóng góp quan trong trong việc duy
trì môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực; duy trì vai trò chủ đạo
của ASEAN trong việc xử lý các vấn đề khu vực cũng như tại các diễn đàn hợp tác khu
vực do ASEAN khởi xướng.
Về kinh tế, Việt Nam đã tham gia tích cực và thực hiện đầy đủ các cam kết về liên kết
kinh tế khu vực trên nhiều lĩnh vực, kể cả trong ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác
bên ngoài, góp phần làm cho ASEAN dần trở thành một thực thể kinh tế thống nhất, ngày
càng trở nên hấp dẫn hơn đối với đầu tư và kinh doanh nước ngoài. Đặc biệt, Việt Nam
đã tích cực thúc đấy hợp tác ASEAN về thu hẹp khoảng cách phát triển, thông qua thực
hiện Sáng kiến Liên kết ASEAN (IAI), Chương trình hợp tác Mê Công và Hành lang
Đông-Tây.
Về văn hóa-xã hội, Việt Nam đã tham gia tích cực vào tất cả các hoạt động hợp tác
chuyên ngành rất đa dạng và phong phú với hàng trăm dự án khác nhau, góp phần nâng
hợp tác chuyên ngành của ASEAN lên tầm cao mới. Đặc biệt, Việt Nam đã đề xuất xây
dựng Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN, một trong ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN,
nhằm mục tiêu đưa ASEAN trở thành một “cộng đồng các xã hội đùm bọc và chia sẻ lẫn
nhau”.

22
22
Về quan hệ đối ngoại của ASEAN, Việt Nam đã góp phần tích cực thúc đẩy quan hệ đối
ngoại của ASEAN, nhất là sự hợp tác với các bên đối thoại của ASEAN thông qua khuôn
khổ ASEAN+1, trong đó Việt Nam đã hoàn thành tốt nhiệm vụ điều phối viên trong quan
hệ đối thoại với một số nước Nga, Mỹ, Ôxtrâylia và Canađa. Việt Nam cũng có những
đóng góp tích cực và xây dựng trong việc định hướng phát triển của nhiều tiến trình hợp
tác khu vực do ASEAN khởi xướng và giữ vai trò chủ đạo như ASEAN+3, Cấp cao Đông
Á (EAS) và Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), góp phần thúc đẩy xu thế đối thoại và
hợp tác vì phát triển ở châu Á-Thái Bình Dương.
Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ làm gì để thúc đẩy hơn nữa tiến trình hội nhập khu vực
vì lợi ích của Việt Nam và của khu vực, hướng tới một Cộng đồng ASEAN vào năm
2015.
Hợp tác ASEAN liên quan trực tiếp đến môi trường an ninh và phát triển của Việt Nam.
Một ASEAN liên kết chặt chẽ, đoàn kết và thống nhất, có vai trò và vị thế quốc tế quan
trọng, là hoàn toàn phù hợp với lợi ích cơ bản và lâu dài của Việt Nam. Hơn nữa, hợp tác
ASEAN rất đa dạng và phức tạp, không chỉ bó hẹp trong phạm vi khu vực Đông Nam Á
và 10 nước thành viên ASEAN, mà còn liên quan nhiều đến quan hệ và chính sách của
các đối tác quan trọng bên ngoài thông qua các khuôn khổ hợp tác khu vực như
ASEAN+1, ASEAN+3, EAS và ARF. Điều đó đòi hỏi phải có sự tham gia tích cực ở các
cấp và sự phối hợp chặt chẽ của các các bộ, ngành liên quan của Việt Nam.
Lộ trình Hội nhập tài chính tiền tệ ASEAN; thúc đẩy sự phát triển chiều sâu của thị
trường vốn; tiếp tục tăng cường Tự do hóa các dịch vụ tài chính, Tự do hóa tài khoản
vốn;
Hợp tác trong lĩnh vực hải quan; tăng cường cơ sở hạ tầng; hợp tác để thích nghi, giảm
nhẹ các tác động của biến đổi khí hậu; và nâng cao hình ảnh ASEAN để biến nơi này
thành điểm đến đầu tư.
Tại cuộc họp báo tối qua với sự có mặt của lãnh đạo Bộ Tài chính 10 nước ASEAN, trả
lời PV về việc sẽ có đồng tiền chung ASEAN hay không và bao giờ, Bộ trưởng Tài chính
VN Vũ Văn Ninh cho biết đây là vấn đề đã được đưa ra tại nhiều cuộc họp tài chính khu

vực, tuy nhiên lộ trình còn dài vì còn rất nhiều vấn đề phức tạp thuộc về mỗi nước cần
giải quyết.
Bộ trưởng Tài chính Malaysia - Nor Mohamed Yakcop khẳng định thêm: Tất cả chúng ta
đều muốn đẩy mạnh công việc này. Tuy nhiên đồng tiền chung không phải là mục tiêu
duy nhất, cái chính là một sự gắn kết chặt chẽ và bền vững, tạo một sự hội nhập sâu
trong khu vực, và việc này chúng ta đã có tiến bộ lớn.
Về “Quỹ tiền tệ ASEAN + 3” (Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc) để ngăn ngừa và đối
phó với khủng hoảng tài chính, Bộ trưởng Vũ Văn Ninh và Bộ trưởng Tài chính Thái Lan
- Surapong Suebwonglee thông báo đã đạt được một số thỏa thuận về nguyên tắc hoạt
động của Quỹ, và sẽ tiếp tục bàn thêm về những tiêu chí cụ thể để đi đến thống nhất tại
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN + 3 vào tháng 5 tới đây tại Madrid - Tây Ban Nha.
Trong một diễn biến khác, nhân dịp này, đoàn của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ -
ASEAN gồm đại diện các tập đoàn tài chính hàng đầu của Mỹ do Chủ tịch Hội đồng
Mathew Daley và ông Piyush Gupta, TGĐ về ngân hàng và thị trường khu vực ASEAN
của Citibank đồng thời là Chủ tịch Nhóm công tác về tài chính của Hội đồng dẫn đầu đã
23
23
có cuộc hội đàm đa phương với 10 Bộ trưởng Tài chính trong khu vực, và các cuộc gặp
song phương với Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước VN, cùng với
Bộ trưởng Tài chính Singapore Tharman Shanmugaratnam và Tổng thư ký ASEAN Surin
Pitsuwan.
Trước tình hình các quốc gia ASEAN đang phải đối mặt với những thách thức ngày càng
tăng nhằm đảm bảo tăng trưởng, đồng thời vừa phải tránh gây biến động về lãi suất, giá
tiêu dùng và năng lượng, những trao đổi của đoàn doanh nghiệp Hội đồng Kinh doanh
Hoa Kỳ-ASEAN mang tính thực chất, xây dựng và hiệu quả. Và tựu trung, vẫn là những
cái nhìn lạc quan.
“Với tư cách là các nhà đầu tư tham gia vào thị trường, chúng tôi ý thức rõ các thách thức
mà các Bộ trưởng phải đương đầu - ông Piyush Gupta -TGĐ khu vực ASEAN của
Citibank nói - Tuy nhiên, ngay cả trong tình hình hiện nay, chúng tôi vẫn nhìn thấy những
cơ hội cho các quốc gia ASEAN tiếp tục đẩy mạnh các cải cách cơ cấu khu vực tài chính

và các nỗ lực hội nhập khu vực nhằm tăng cường sự ổn định và độ hấp dẫn của các nền
kinh tế khu vực …”.
3.2. Xây dựng lộ trình tham gia hội nhập thương mại Asean.
“Dựa trên nền tảng hợp tác sẵn có và cam kết cùng nỗ lực vì lợi ích chung của khu vực, tôi tin tưởng trong
tương lai, ASEAN sẽ hội nhập kinh tế sâu rộng hơn, thu hẹp chênh lệch về trình độ phát triển giữa các nước
thành viên, đạt được một hệ thống thương mại đa phương công bằng và mở cửa, có năng lực cạnh tranh
toàn cầu” - Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh.
Qua đó, ông bày tỏ hy vọng mục tiêu biến ASEAN trở thành Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015 như
đã tuyên bố tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 13 tại Singapore sẽ trở thành hiện thực. Đó là đưa
ASEAN trở thành một cơ sở sản xuất và thị trường đơn nhất, một khu vực kinh tế có tính năng động và
cạnh tranh cao, một khu vực phát triển cân bằng và hội nhập hoàn toàn vào nền kinh tế toàn cầu.
Bài học quý từ cuộc khủng hoảng năm 1997
Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, để xây dựng thành công Cộng đồng kinh tế
ASEAN thì vấn đề hợp tác tài chính - tiền tệ là bộ phận cấu thành vô cùng quan trọng, vì
sự ổn định và phát triển lành mạnh của hệ thống tài chính - tiền tệ quyết định đến sự ổn
định và phát triển của cả nền kinh tế. Tuy nhiên, tình hình tài chính - tiền tệ thế giới và
khu vực thời gian qua đã và đang tạo ra những thách thức mới cho việc duy trì ổn định
kinh tế vĩ mô và tăng trưởng của mỗi nước và cả khu vực.
Trong bối cảnh đó, ông đánh giá cao việc các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân
hàng TƯ ASEAN tiến hành rà soát lại lộ trình được thông qua từ năm 2003 và các
chương trình tài chính khác trong ASEAN nhằm tăng cường hơn nữa quá trình hợp tác và
hội nhập tài chính - tiền tệ trong khu vực.
Việc thông qua kênh Hội nghị Bộ trưởng ASEAN mở rộng hợp tác với 3 nước đối tác
Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc (AFMM+3) nhằm tiếp tục thúc đẩy thực hiện “Sáng
kiến phát triển thị trường vốn châu Á” và “Sáng kiến ChiangMai” cũng sẽ là nỗ lực
chung nhằm đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế - tài chính của khu vực và góp phần
làm vững mạnh hệ thống tài chính của ASEAN.
“Bên cạnh đó, kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 cũng sẽ là bài học
quý báu để chúng ta cùng nhìn nhận lại cơ chế giám sát ASEAN, quá trình tự do hoá tài
khoản vốn, tự do hoá dịch vụ tài chính và đẩy mạnh việc phát triển hợp tác qua biên giới

giữa các thị trường vốn trong khu vực Đông Nam Á nói riêng và châu Á nói chung” –
Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng nói.
24
24
Ông cũng đề nghị các Bộ trưởng Tài chính ASEAN cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, giải
pháp đối phó với tình hình suy giảm kinh tế toàn cầu, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế
vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, đưa ra những giải pháp chung tốt nhất để thúc đẩy hợp tác
và củng cố hệ thống tài chính mỗi nước và toàn khu vực.
Nhân dịp này, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã trao cho Tổng Thư ký
ASEAN Surin Pitsuwan văn bản của VN chính thức phê chuẩn Hiến chương ASEAN.
Cùng với Singapore, Brunei, Lào và Malaysia, VN là nước thứ 5 phê chuẩn Hiến chương
ASEAN nhằm góp phần đưa Hiến chương này vào thực hiện từ năm 2009 để xây dựng
một ASEAN hoà bình, ổn định, phát triển và liên kết chặt chẽ.
Đẩy mạnh hợp tác tài chính - tiền tệ ASEAN
Ngay sau lễ khai mạc, các Bộ trưởng Tài chính ASEAN đã bước vào phiên làm việc
chính thức đầu tiên của AFMM 12. Theo Bộ trưởng tài chính VN Vũ Văn Ninh (chủ trì
hội nghị), AFMM 12 sẽ tập trung thảo luận lộ trình hội nhập tài chính - tiền tệ và các hợp
tác tài chính khác trong ASEAN để cùng đạt được mục tiêu đưa ASEAN trở thành một thị
trường đơn nhất, một khu vực kinh tế có tính năng động và cạnh tranh cao, một khu vực
phát triển cân bằng và hội nhập hoàn toàn vào nền kinh tế toàn cầu
Bên cạnh đó, AFMM 12 cũng là dịp để các Bộ trưởng Tài chính ASEAN và các vị khách
mời trao đổi quan điểm về tình hình, triển vọng kinh tế thế giới và khu vực, b
àn thảo các đối sách và đưa ra những quyết định quan trọng để bảo vệ nền tài chính - tiền
tệ khu vực trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có nhiều biến động như hiện nay. Đồng thời
đánh giá và thảo luận các sáng kiến về hội nhập và hợp tác tài chính - tiền tệ trong
ASEAN, từ đó đưa ra được những giải pháp để thúc đẩy hơn nữa quá trình này.
Theo Vụ Hơp tác Quốc tế (Bộ Tài chính VN), mục tiêu chính của AFMM và AFMM+3 là
tăng cường đối thoại và giám sát kinh tế, tài chính giữa các nước Đông Á, giúp các nước
thành viên ngăn ngừa nguy cơ xảy ra khủng hoảng và củng cố hệ thống tài chính khu
vực.

Hiện nay, hoạt động hợp tác tài chính ASEAN tập trung vào việc triển khai thực hiện lộ
trình hội nhập đến 2015 về phát triển thị trường vốn, tự do hóa tài khoản vốn, tự do hóa
dịch vụ tài chính và hợp tác tiền tệ; tăng cường đối thoại chính sách ở cấp Bộ trưởng,
chia sẻ thông tin và đưa ra những biện pháp khuyến nghị ở cấp khu vực cũng như quốc
gia nhằm hợp tác ngăn ngừa những nguy cơ xảy ra khủng hoảng; tăng cường hợp tác
trong các lĩnh vực khác như bảo hiểm, thuế, hải quan
Chương III: Giải pháp xúc tiến khi tham gia hội nhập khu vực kinh tế
thương mại Asean.
Việc Việt Nam tham gia ASEAN là một trong những hoạt động đối ngoại có tính đột phá
của tiến trình triển khai đường lối đối ngoại Đổi mới - đa dạng hoá, đa phương hoá quan
hệ đối ngoại, tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Bên cạnh những ý nghĩa và tầm quan trọng về an ninh - chiến lược và đối ngoại, tham gia
ASEAN đồng thời mang lại cho Việt Nam nhiều lợi ích và thành công về kinh tế. Tham
gia hợp tác kinh tế ASEAN thời gian qua đã không chỉ góp phần vào những thành tựu to
lớn về tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt Nam mà còn có ý nghĩa rất quan trọng
góp phần thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.

25
25

×