Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Báo cáo "Vấn đề khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự " pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.13 KB, 6 trang )



§Æc san vÒ bé luËt tè tông d©n sù
56 T¹p chÝ luËt häc



ThS. Lª ThÞ BÝch lan *
o tầm quan trọng của việc khởi kiện và
thụ lý vụ án dân sự nên Bộ luật tố tụng
dân sự (BLTTDS) đã dành hẳn chương XII
tại Phần thứ hai từ Điều 161 đến Điều 178 để
quy định chi tiết, cụ thể thủ tục, hình thức, nội
dung cũng như quyền hạn nhiệm vụ của các
chủ thể khởi kiện; trách nhiệm của toà án
trong việc nhận đơn khởi kiện, thụ lý vụ án
dân sự. So với các quy định của các văn bản
pháp luật tố tụng dân sự trước đây Nhà nước
ta đã ban hành thì những quy định của
BLTTDS về vấn đề này có khá nhiều điểm
mới tập trung ở một số nội dung sau đây:
1. Về quyền khởi kiện và phạm vi khởi kiện
Quyền khởi kiện vụ, việc dân sự là quyền
của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong phạm vi
quyền hạn của mình yêu cầu toà án có thẩm
quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
mình hay lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà
nước thuộc lĩnh vực cơ quan, tổ chức mình
phụ trách.
Các điều 161, 162 BLTTDS đã quy định
các chủ thể có quyền khởi kiện gồm có: cá


nhân, cơ quan, tổ chức (kể cả tổ chức không
có tư cách pháp nhân). Các điều luật này cũng
xác định rõ phạm vi khởi kiện của các cơ
quan bao gồm:
- Cơ quan về dân số, gia đình và trẻ em có
quyền khởi kiện trong phạm vi vụ án về hôn
nhân và gia đình do Luật hôn nhân và gia
đình quy định (theo các điều 55, 66 Luật hôn
nhân và gia đình);
- Công đoàn cấp trên có quyền khởi kiện
vụ án lao động trong trường hợp cần bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể người
lao động;
- Cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện
yêu cầu toà án bảo vệ lợi ích công cộng.
lợi ích của Nhà nước trong lĩnh vực mình
phụ trách.
Như vậy, khác với trước đây, BLTTDS
không còn quy định quyền khởi tố vụ án dân
sự cho cơ quan viện kiểm sát nhân dân nữa.
Vai trò kiểm sát việc tuân theo pháp luật của
viện kiểm sát nhân dân theo quy định của
BLTTDS được thể hiện chủ yếu qua việc
thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị,
kháng nghị theo quy định của pháp luật. Viện
kiểm sát chỉ tham gia phiên toà sơ thẩm đối
với những vụ án do toà án thu thập chứng cứ
mà đương sự có khiếu nại, chứ không tham
gia tất cả các phiên toà sơ thẩm, phúc thẩm
(Điều 21 BLTTDS )

Về phạm vi khởi kiện, BLTTDS đã quy
định mở rộng hơn so với trước, không hạn
chế ở chỗ một người khởi kiện nhiều người
hoặc nhiều người khởi kiện một người về
cùng một quan hệ pháp luật như quy định
tại Điều 34 của Pháp lệnh thủ tục giải
quyết các vụ án dân sự. Cụ thể BLTTDS
quy định được giải quyết trong cùng một
vụ án các trường hợp:
D

* Th
ẩm phán T
òa dân s


Toà án nhân dân thành phố Hà Nội


§Æc san vÒ bé luËt tè tông d©n sù
T¹p chÝ luËt häc

57

- Cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể khởi
kiện một hoặc nhiều cá nhân, cơ quan, tổ
chức khác về một quan hệ pháp luật hay
nhiều quan hệ pháp luật có liên quan;
- Nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể
khởi kiện một cá nhân, cơ quan tổ chức khác

về một quan hệ pháp luật hay nhiều quan hệ
pháp luật có liên quan;
- Cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
do BLTTDS quy định có thể khởi kiện đối với
một hoặc nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức khác
về một quan hệ pháp luật hay nhiều quan hệ
pháp luật có liên quan (Điều 163).
Quy định này tạo điều kiện thuận lợi
cho toà án giải quyết các yêu cầu phát sinh
từ các quan hệ pháp luật khác nhau trong
một vụ án, tiết kiệm được thời gian, công
sức, tiền của Nhà nước và đương sự.
2. Về cách thức thực hiện quyền khởi
kiện vụ án dân sự
Theo BLTTDS thì người khởi kiện có thể
gửi đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ
kèm theo đến toà án bằng hai cách:
- Nộp trực tiếp tại cơ quan toà án;
- Gửi qua bưu điện.
Ngày khởi kiện được tính từ ngày đương
sự trực tiếp nộp đơn tại toà án hoặc ngày có
dấu bưu điện nơi gửi thể hiện trên bì thư được
gửi đến toà án qua đường bưu điện. Toà án
nhận được đơn khởi kiện phải ghi vào sổ
(Điều 166). Theo Điều 167 BLTTDS trong
thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận
được đơn khởi kiện, toà án phải xem xét để
có một trong các quyết định sau:
- Thụ lý vụ án nếu vụ án thuộc thẩm quyền;
- Chuyển đơn khởi kiện cho toà án có

thẩm quyền và báo cho người khởi kiện biết
nếu vụ án thuộc thẩm quyền của toà án khác;
- Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi
kiện, nếu việc đó không thuộc thẩm quyền
của toà án hoặc đã hết thời hiệu khởi kiện
Quy định này của BLTTDS nhằm tránh
tình trạng toà án nhận được đơn khởi kiện
nhưng không vào sổ để giải quyết ngay, dẫn
đến việc vụ án không được thụ lý, giải quyết.
3. Về trả lại đơn khởi kiện và giải quyết
khiếu nại trả lại đơn khởi kiện
Các điều 168, 169 BLTTDS quy định toà
án trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện
trong các trường hợp sau:
- Thời hiệu khởi kiện đã hết;
- Người khởi kiện không có quyền khởi
kiện hoặc không có đủ năng lực hành vi tố
tụng dân sự;
- Sự việc đã được giải quyết bằng bản
án, quyết định đã có hiệu lực của toà án
hoặc quyết định đã có hiệu của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền, trừ trường hợp vụ án
đã bị toà án bác đơn mà đương sự có quyền
khởi kiện lại;
- Hết thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận
được giấy báo của toà án về việc nộp tiền
tạm ứng án phí mà người khởi kiện không
đến toà làm thủ tục thụ lý vụ án, trừ trường
hợp có lý do chính đáng;
- Chưa có đủ điều kiện khởi kiện;

- Vụ án không thuộc thẩm quyền giải
quyết của toà án;
- Trường hợp đơn khởi kiện không có
đủ các nội dung quy định tại khoản 2 Điều
164 BLTTDS mà toà án đã báo cho người
khởi kiện biết để họ sửa đổi bổ sung
nhưng họ không sửa đổi, bổ sung theo yêu
cầu của toà án.


§Æc san vÒ bé luËt tè tông d©n sù
58 T¹p chÝ luËt häc

Phần lớn các trường hợp trả lại đơn khởi
kiện được quy định trong BLTTDS nêu trên
đều đã được Pháp lệnh thủ tục giải quyết các
vụ án dân sự trước đây quy định chỉ có ba
trường hợp mới cần lưu ý bao gồm:
- Người khởi kiện không nộp tiền tạm
ứng án phí trong thời hạn theo pháp luật quy
định. Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án
dân sự trước đây cũng ấn định thời hạn 1
tháng để người khởi kiện thực hiện nghĩa vụ
nộp tiền tạm ứng án phí nhưng lại không quy
định hậu quả pháp lý của việc không nộp
tiền tạm ứng án phí trong hạn luật định. Quy
định mới này nhằm mục đích buộc người
khởi kiện phải cân nhắc kỹ hơn trước khi
nộp đơn khởi kiện.
- Người khởi kiện chưa có đủ điều kiện

khởi kiện. Có quan điểm cho rằng đây là
trường hợp đã được quy định tại khoản 4
Điều 36 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ
án dân sự được áp dụng đối với những việc
được pháp luật quy định phải yêu cầu cơ quan
khác giải quyết trước nhưng đương sự chưa
yêu cầu hoặc cơ quan hữu quan chưa giải
quyết. Đó là những trường hợp mà trước khi
khởi kiện đến toà án vụ việc phải được tiến
hành hoà giải trước, toà án chỉ thụ lý khi việc
hoà giải không thành như: Tranh chấp quyền
sử dụng đất; các tranh chấp lao động cá nhân
hay tranh chấp lao động tập thể Song theo
chúng tôi, quy định này của BLTTDS có nội
dung rộng hơn, theo quy định của pháp luật
thì có những trường hợp người khởi kiện nếu
không đáp ứng các điều kiện khác thì cũng
không được khởi kiện. Ví dụ, người chồng
không có quyền yêu cầu xin ly hôn khi người
vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng
tuổi hay trường hợp toà án đã bác đơn xin ly
hôn nhưng chưa đủ 1 năm người bị bác đơn
đã nộp đơn khởi kiện lại
- Người khởi kiện không bổ sung đơn
khởi kiện trong thời hạn theo quy định của
pháp luật. Đây là quy định hoàn toàn mới có
ý nghĩa buộc người khởi kiện phải thực hiện
nghĩa vụ chứng minh ngay từ những bước
đầu tiên của quá trình tố tụng tại toà án, bởi
các quy định của BLTTDS hiện nay đề cao

vai trò, nghĩa vụ chứng minh của đương sự,
việc thu thập chứng cứ của toà án là hạn chế
không phải trường hợp nào toà án cũng thu
thập chứng cứ.
Khi trả lại đơn kiện cho người khởi kiện,
toà án phải có văn bản ghi rõ lý do trả lại đơn
kiện để người khởi kiện có căn cứ khiếu nại
về việc trả lại đơn khởi kiện. Đây là quy định
mới giúp cho các đương sự thực hiện quyền
khiếu nại khi họ bị toà án trả lại đơn khởi kiện
không đúng. Theo Điều 170 BLTTDS thì
người khởi kiện có quyền khiếu nại với
chánh án toà án đã trả lại đơn kiện trong
thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày họ
nhận được đơn khởi kiện và các tài liệu
chứng cứ kèm theo do toà án trả lại. Trong
thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận
được khiếu nại, chánh án phải ra một trong
các quyết định sau:
- Giữ nguyên việc trả lại đơn khởi kiện;
- Nhận lại đơn khởi kiện và tài liệu,
chứng cứ kèm theo để tiến hành thụ lý vụ án.
Một vấn đề đặt ra khi thực hiện các quy
định trong việc trả lại đơn khởi kiện cho
người khởi kiện bằng văn bản thì cần áp dụng
loại hình thức văn bản nào? Quyết định,
thông báo hay công văn Có quan điểm cho


§Æc san vÒ bé luËt tè tông d©n sù

T¹p chÝ luËt häc

59

rằng nhất thiết phải ra quyết định trả lại đơn
cho phù hợp với các quy định của luật ban
hành văn bản quy phạn pháp luật. Quan điểm
ngược lại cho rằng giai đoạn nhận đơn không
phải do thẩm phán hay phó chánh án trực tiếp
làm nên chỉ cần cán bộ nhận đơn trả lại đơn
bằng văn bản là đủ. Theo chúng tôi cho dù là
ai thực hiện hành vi trả lại đơn khởi kiện cho
đương sự thì văn bản do toà án phát ra đều
phải có chữ ký và con dấu của toà án đó,
thực tế chỉ có những người có chức danh
trong toà án mới có quyền ký tên, đóng dấu.
Vì vậy, chúng tôi hoàn toàn đồng tình với
quan điểm thứ nhất, chúng ta nên áp dụng
hình thức ra quyết định khi trả lại đơn khởi
kiện là thích hợp nhất.
4. Về thụ lý vụ án dân sự
Cũng như các quy định trước đây,
Điều 171 BLTTDS quy định việc thụ lý
vụ án được toà án tiến hành sau khi xem
xét đơn khởi kiện, các tài liệu chứng cứ
kèm theo và biên lai nộp tiền tạm ứng án
phí của người khởi kiện thấy đã thoả mãn
những điều kiện để thụ lý vụ án.
Để đảm bảo cho vụ án được giải quyết
nhanh chóng, đúng thời hạn luật định, các

điều 172, 173 BLTTDS đã quy định rõ nhiệm
vụ của toà án ngay sau khi thụ lý vụ án là:
- Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ
ngày thụ lý vụ án chánh án toà án phân công
một thẩm phán giải quyết vụ án;
- Trường hợp thẩm phán được phân công
không thể tiếp tục tiến hành được nhiệm vụ
trong quá trình đang giải quyết vụ án thì
chánh án phân công thẩm phán khác tiếp tục
giải quyết vụ án;
- Thẩm phán được phân công giải quyết
vụ án có nhiệm vụ thông báo về việc thụ lý
vụ án; yêu cầu đương sự nộp tài liệu, chứng
cứ cho toà án; thu thập chứng cứ theo quy
định của BLTTDS.
Điều 174 BLTTDS quy định trong thời
hạn trong 3 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý
vụ án toà án phải thông báo bằng văn bản cho
bị đơn, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ
án, cho viện kiểm sát cùng cấp biết việc toà
án đã thụ lý vụ án. Nội dung thông báo phải
thể hiện được những yêu cầu của người khởi
kiện và danh sách tài liệu chứng cứ người
khởi kiện nộp theo đơn khởi kiện.
Đây là một trong những quy định mới của
BLTTDS để hoà nhập chung với xu hướng
của thế giới. Tuy nhiên, BLTTDS mới dừng ở
quy định chung về việc người được thông báo
không nộp cho toà án văn bản về ý kiến của

mình đối với yêu cầu của người khởi kiện thì
phải chịu hậu quả pháp lý nhưng hậu quả
pháp lý họ phải chịu cụ thể là gì? bất lợi ra
sao thì chưa được quy định rõ (điểm g khoản
2 Điều 174 ). Có ý kiến cho rằng nếu người
được thông báo là bị đơn không nộp cho toà
án văn bản ghi ý kiến của mình trong thời hạn
theo luật định thì không có quyền yêu cầu
phản tố đối với nguyên đơn; nếu người được
thông báo là người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan không nộp cho toà án văn bản ghi
ý kiến của mình thì có quyền yêu cầu độc lập
theo Điều 176, Điều 177 BLTTDS. Thủ tục


§Æc san vÒ bé luËt tè tông d©n sù
60 T¹p chÝ luËt häc

thực hiện các quyền yêu cầu phản tố, yêu
cầu độc lập của bị đơn và người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan được thực hiện như
việc khởi kiện.
Song theo chúng tôi, căn cứ vào các quy
định khác của BLTTDS thì hậu quả pháp lý ở
đây cần được hiểu theo hướng bất lợi cho
người không có văn bản trả lời toà án, nghĩa
là toà án có quyền giải quyết vụ án vắng mặt
một bên theo những tài liệu, chứng cứ do
người khởi kiện đưa ra vì đã không có sự
phản đối từ phía bên kia. Trong thực tiễn, khá

nhiều trường hợp người bị kiện biết rõ là
mình thua kiện nên cố tình gây khó khăn cho
việc giải quyết vụ án của toà án. Đối với các
tranh chấp về hợp đồng vay tài sản, hợp đồng
tín dụng của các ngân hàng nguyên đơn có
tài liệu, chứng cứ chứng minh rõ ràng sự
việc thì việc im lặng không trả lời của
người bị kiện cần được coi là việc đồng ý
chấp nhận chứng cứ do phía bên kia đưa ra
của họ. Điều này giúp cho toà án tránh được
tình trạng phải kéo dài thời gian giải quyết
vụ án dân sự không cần thiết.
Trên đây là một số vấn đề về khởi kiện và
thụ lý vụ án theo quy định của BLTTDS.
Những quy định này có nhiều nội dung hoàn
toàn mới, lần đầu tiên được đưa vào quy
định trong BLTTDS. Vì vậy, việc nghiên
cứu để có nhận thức đúng, thống nhất là việc
làm hết sức cần thiết. Qua việc nghiên cứu
chúng tôi thấy còn một số điểm cần có
hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền để
thống nhất nhận thức trong quá trình áp dụng
các quy định mới của BLTTDS:
- Vấn đề cùng giải quyết trong vụ án dân
sự và việc dân sự. Trước đây, do không có sự
phân biệt thủ tục giải quyết giữa vụ án dân sự
và việc dân sự trong tố tụng hiện hành nên có
những yêu cầu có liên quan thường được giải
quyết chung trong cùng một vụ án như yêu cầu
tuyên bố một người mất tích kèm theo yêu cầu

xin ly hôn; yêu cầu huỷ hôn nhân trái pháp luật
kèm theo yêu cầu chia tài sản chung v.v Nay
BLTTDS quy định về thủ tục giải quyết vụ án
dân sự hoàn toàn khác với thủ tục giải quyết
việc dân sự, vậy thì các yêu cầu này có được
giải quyết trong cùng vụ án dân sự, việc dân sự
không hay phải tách ra để giải quyết riêng việc
yêu cầu tuyên bố một người mất tích, huỷ hôn
nhân trái pháp luật xong rồi lại thụ lý vụ án xin
ly hôn do một bên có yêu cầu và vụ án xin chia
tài sản chung. Việc tách ra như vậy liệu có gây
khó khăn cho người khởi kiện và có trái gì với
quy định của Điều 163 BLTTDS không?
- Việc chuyển đơn khởi kiện cho toà án có
thẩm quyền của toà án đã nhận đơn khởi kiện
ban đầu được giải quyết như thế nào? Thông
thường các toà án ra quyết định chuyển vụ án
trong trường hợp sau khi thụ lý giải quyết vụ án
mà thấy vụ án đó không thuộc thẩm quyền của
toà án mình. Nay ngoài quy định việc chuyển vụ
việc dân sự cho toà án khác giải quyết sau khi
thụ lý vụ án theo Điều 37 BLTTDS thì Điều 167
BLTTDS còn quy định việc chuyển đơn khởi
kiện cho toà án khác ngay từ khi toà án chưa thụ
lý vụ án. Vậy trong trường hợp này toà án có
phải ra quyết định chuyển đơn khởi kiện không?
Toà án đã nhận đơn có trách nhiệm chuyển đơn
của người khởi kiện đến toà án khác hay để cho



§Æc san vÒ bé luËt tè tông d©n sù
T¹p chÝ luËt häc

61

đương sự trực tiếp nộp đơn tại toà án có thẩm
quyền? Trường hợp toà án quyết định chuyển
đơn không đúng thẩm quyền thì người khởi kiện
có quyền khiếu nại không? Việc giải quyết khiếu
nại như thế nào?…
- Thực hiện việc phân công thẩm phán
giải quyết vụ án theo quy định của Điều 172
BLTTDS, chánh án toà án có phải ra quyết
định không? Vì việc phân công thẩm phán
giải quyết vụ án được ấn định bởi thời hạn tố
tụng là 3 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án
và cũng liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn
của thẩm phán phải thông báo bằng văn bản
cho các đương sự trong vụ án, cho viện kiểm
sát cùng cấp về việc toà án đã thụ lý vụ án.
Theo chúng tôi, đây là vấn đề khá phức
tạp cả về lý luận và thực tiễn để áp dụng
thống nhất rất cần có sự hướng dẫn của cơ
quan có thẩm quyền./.

ThÈm quyÒn cña
(tiếp theo trang 26)
6. Thẩm quyền của toà án theo lãnh thổ
Điều 35 quy định thẩm quyền của toà
án giải quyết vụ việc dân sự theo lãnh thổ

nhìn chung là giống các quy định trong
các văn bản pháp luật tố tụng trước đây.
Riêng thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự
theo lãnh thổ có điểm mới so với Pháp
lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế là
các đương sự được thỏa thuận toà án nơi
cư trú, làm việc của nguyên đơn nếu
nguyên đơn là tổ chức giải quyết việc
tranh chấp. Tuy nhiên, các đương sự chỉ
được thỏa thuận đúng pháp luật, tức là
nếu vụ án đó thuộc thẩm quyền của toà án
cấp tỉnh thì các đương sự không được thỏa
thuận toà án cấp huyện nơi nguyên đơn cư
trú, làm việc giải quyết.
Ngoài ra, với quy định tại điểm c
khoản 1 Điều 30 BLTTDS “toà án nơi có
bất động sản có thẩm quyền giải quyết
những tranh chấp về bất động sản”. Theo
chúng tôi chỉ những tranh chấp mà quan
hệ tranh chấp bất động sản là chính mới
thuộc thẩm quyền của toà án nơi có bất
động sản giải quyết. Đối với các tranh
chấp mà quan hệ chính không phải là
tranh chấp bất động sản như việc đương
sự xin ly hôn trong đó có yêu cầu chia tài
sản là bất động sản thì toà án có thẩm quyền
giải quyết. Mặt khác, theo chúng tôi, chỉ
những tranh chấp liên quan đến quyền đối
với bất động sản hoặc tranh chấp mà nghĩa
vụ phải thực hiện là bất động sản thì toà án

nơi có bất động sản có thẩm quyền giải
quyết. Đối với những tranh chấp không liên
quan gì đến quyền đối với bất động sản như
tranh chấp về hợp đồng mua bán nhà, bên
bán đã giao nhà cho bên mua, bên mua chưa
trả đủ tiền, bên bán yêu cầu bên mua trả số
tiền còn thiếu theo thời giá, trong trường hợp
này thì không cần thiết cứ phải toà án nơi có
căn nhà đó giải quyết./.

×