Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Quản lý môi trường và phát triển bền vững đề tài xây dựng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (584.29 KB, 18 trang )

MỤC LỤC
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÀNH XÂY DỰNG..................................................... 1
II. CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CỦA NGÀNH XÂY DỰNG VÀ HIỆN TRẠNG Ở
VIỆT NAM...................................................................................................................... 3
II.1 Các vấn đề môi trường.............................................................................................. 3
II.1.1Trong thi công xây dựng: ....................................................................................... 3
II.1.2 Vật liệu xây dựng................................................................................................... 4
II.2 Hiện trạng ở việt nam ............................................................................................... 5
III. Các giải pháp, cơng cụ có thể áp dụng để hướng tới phát triển bền vững của lĩnh vực
xây dựng .......................................................................................................................... 7
III.1 Các giải pháp có thể áp dụng để hướng tới phát triển bền vững của lĩnh vực xây
dựng ................................................................................................................................. 7
III.1.1 Vật liệu xây dựng ................................................................................................. 7
III.1.2 Trong quá trình thi cơng xây dựng ....................................................................... 8
III.2 Cơng cụ có thể áp dụng để hướng tới phát triển bền vững của lĩnh vực xây
dựng ............................................................................................................................... 10
IV. CÁC MƠ HÌNH PTBV TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG ................................. 11


I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÀNH XÂY DỰNG
Ngày nay khi đời sống kinh tế của chúng ta ngày càng phát triển thì cuộc sống
sinh hoạt của con người ngày càng được coi trọng hơn. Việc thưởng thức cuộc sống
không chỉ dừng lại ở việc đủ nữa mà bây giờ nhu cầu của con người sẽ nâng lên một tầm
cao hơn sự đầy đủ là tính thẩm mĩ, mọi thứ phải đẹp, phải sang trọng. Trong xây dựng,
thì việc tạo dựng nhà cửa nói riêng cũng như cơng trình cao cấp nói chung, ngồi việc
đầy đủ chức năng nó cịn phải đẹp, phải có phong cách mới phù hợp với thời đại mới
đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Ví dụ như một người muốn xây một ngôi nhà
cho gia đình mình ở thì ngồi việc th một một kiến trúc sư giỏi người đó sẽ tìm một
cơng ty xây dựng tầm cỡ về khả năng xây dựng để đảm bảo cho ngôi nhà của họ được
như họ mong muốn. Nhà giờ đây không chỉ đơn giản là việc che mưa che nắng nữa mà
nó cịn thể hiện cái tơi của người ở và người sở hữu. Chính vì vậy mà vai trò của ngành


xây dựng ngày càng trở lên quan trọng hơn. Nhu cầu về xây dựng ngày càng lớn mà
ngành xây dựng là ngành có tính thời đại; mỗi năm, mỗi tháng lại có các cơng trình
mới và nhu cầu của con người cũng được cập nhật liên tục theo sự phát triển đó.
Ngày 29-4-1958, theo Nghị quyết của kì họp thứ VIII Quốc hội khố I do Chủ
tịch Hồ Chí Minh chủ tọa đã quyết định thành lập Bộ Kiến trúc - nay là Bộ Xây dựng.
Từ đó đến nay, ngày 29-4 hàng năm đã trở thành ngày truyền thống của ngành Xây dựng
Việt Nam.
Hoạt động xây dựng bao gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng
cơng trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng cơng trình, thi cơng xây dựng cơng
trình, giám sát thi cơng xây dựng cơng trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình,
lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng và các hoạt động khác có liên quan đến xây
dựng cơng trình.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước với sự nỗ lực của tồn thể cán bộ cơng
nhân viên trong suốt chặng đường 55 năm phát triển, ngành Xây dựng đã đạt được nhiều
thành tựu góp phần vào những thắng lợi to lớn của cả nước trong công cuộc xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc cũng như sự phát triển nhanh và ổn định, thu hút rất nhiều sự quan

1


tâm và chiến lược dài hạn của các nhà đầu tư.
Nhìn vào diện mạo đơ thị Việt Nam hơm nay phần nào cho thấy vị trí quan trọng
và sự lớn mạnh cửa ngành Xây dựng trong nỗ lực suốt nửa thế kỷ qua để khẳng định vị
trí của một nền kinh tế mũi nhọn trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất
nước. Theo phân tích của các chuyên gia kinh tế thì hiện nay ngành Xây dựng là một
ngành có khả năng dẫn dắt nền kinh tế và đem lại nguồn thu nhập quốc dân rất lớn.
Ngành Xây dựng đã huy động mọi nguồn vốn cho việc đầu tư và phát triển các
khu đô thị mới. Số lượng các dự án phát triển nhà ở đô thị tăng nhanh với hơn 1500 dự
án đã và đang được triển khai. Hiện cả nước có khoảng trên 890 triệu m2 nhà ở trong đó
đơ thị khoảng 260 triệu m2, bình quân mỗi năm tăng thêm 58 triệu m2 trong những năm

gần đây. Trong lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng đô thị, bằng nhiều nguồn vốn khác
nhau, ngành đã đầu tư khoảng 2,2 tỷ USD cho hệ thống cấp thốt nước. Cơng nghiệp
vật liệu xây dựng cũng đang hướng mạnh tới các sản phẩm có chất lượng và hàm lượng
khoa học công nghệ cao, thay thế nhập khẩu và tăng xuất khẩu. Tốc độ tăng trưởng của
ngành vật liệu xây dựng đạt trên 17% năm, cao hơn tốc độ tang trưởng chung của công
nghiệp cả nước.
Theo các số liệu gần đây nhất (2003-2005) thì hiện nay ở Việt Nam, ngành Xây
dựng là ngành trực tiếp và gián tiếp đào tạo việc làm cho khoảng 15% lực lượng lao
động và chiếm gần 15% GDP. Như vậy, trong mối quan hệ với nền kinh tế, ngành Xây
dựng đang ngày càng mở rộng vị thế của mình so với các ngành khác trên cơ sở ngày
càng phát triển tỷ trọng đóng góp của ngành vào cuộc thu nhập quốc dân, tạo thêm nhiều
công ăn việc làm cho người lao động.
Ngành xây dựng có nhiều chuyển biến nổi bật, nhiều cơ chế chính sách được ban
hành, đặc biệt Luật Xây dựng ra đời đã tạo ra bước ngoặt quan trọng, là hành lang pháp
lý đồng bộ để điều chỉnh, quản lý hoạt động xây dựng trong toàn xã hội. Ngành Xây
dựng tăng trưởng mạnh, năng lực xây dựng tăng khá nhanh và có bước tiến đáng kể theo
hướng hiện đại.

2


II. CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CỦA NGÀNH XÂY
DỰNG VÀ HIỆN TRẠNG Ở VIỆT NAM
II.1 Các vấn đề môi trường
II.1.1Trong thi công xây dựng:
Các vấn đề môi trường do ngành xây đựng gây ra đa số xuất hiện trong quá trình
thi cơng các cơng trình xây dựng. Các chất ơ nhiễm trong ngành xây dựng chủ yếu là
tiếng ồn xây dựng, bụi xây dựng, chất thải xây dựng… và được phản ánh ở một số khía
cạnh sau:



Ơ nhiễm tiếng ồn trong xây dựng là vấn đề bị người dân phản ánh nhiều

nhất và thường xảy ra. Hiện nay, phần lớn các tịa nhà có kết cấu khung bê tơng cốt thép,
các quy trình được thực hiện theo thứ tự trộn bê tơng, vận chuyển, đổ và chính những
quy trình này đã tạo ra tiếng ồn trong q trình thi cơng. Nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn
tại công trường thi công bao gồm: máy xúc, máy ủi, máy ép cọc, máy cắt….


Bụi xây dựng chủ yếu được tạo ra bởi một số hoạt động: đào xới đất tại

công trường thi công, xử lý và vận chuyển, chôn lấp, đào đất làm đường; vật liệu xây
dựng (vôi, xi măng, cát, sỏi, gạch…) cũng tạo ra bụi khi vận chuyển và chồng xếp; bụi
từ rác thải thi công; bụi tạo ra trong quá trình xe qua lại cơng trường.


Rác thải xây dựng chủ yếu là những nguyên vật liệu thải bỏ, bao bì nguyên

liệu xây dựng và bán thành phẩm xây dựng. Rác thải xây dựng được thải ra với số lượng
lớn, trên diện tích rộng, có mức độ ảnh hưởng lớn, nếu khơng được xử lý, về lâu dài tính
chất thổ nhưỡng tại khu vực đó sẽ bị thay đổi, ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của thực
vật, đồng thời gây ảnh hưởng xấu tới cảnh quan thành phố.


Khí thải trong xây dựng chủ yếu được thải ra từ vật liệu trang trí xây dựng

như: sơn phủ, sơn trang trí… Lượng khí thải được thải ra trong ngành Xây dựng tuy có
số lượng nhỏ, nhưng lại có sự ảnh hưởng lớn tới mơi trường khơng khí. Do các khí thải
này mang theo nhiều loại chất gây ơ nhiễm, có độc tính cao, thường được sản sinh ra tại


3


những khu vực có lượng dân cư đơng đúc, khả năng thơng gió kém, nên gây ảnh hưởng
nghiêm trọng tới sức khỏe con người.


Nước thải trong xây dựng được thải ra chủ yếu từ các giếng nước ngầm

nhân tạo, nước bùn thải khi thi cơng móng cọc, nước thải trong q trình bảo dưỡng bê
tơng, nước thải từ thiết bị thí nghiệm thủy lực và nước thải sinh hoạt từ các công nhân
thi công… Một số điểm cấp nước tạm thời trong cơng trường bị rị rỉ nước và khơng
được theo dõi, quản lý phù hợp dẫn đến tình trạng nước chảy tràn tại công trường. Hay
do một số đơn vị thi công đã thải trực tiếp bùn, các chất lỏng khác vào hệ thống thoát
nước, các chất thải này lắng xuống đáy cống, lâu ngày sẽ làm cho hệ thống thốt nước
bị tắc nghẽn, gây ơ nhiễm về mơi trường nước.


Ngồi ra cịn một số các phát sinh khác ảnh hưởng tới môi trường xung

quanh như độ rung, chất thải nguy hại phát sinh từ máy móc thiết bị cơ giới, các sự cố
khi thi cơng có thể gây ô nhiễm môi trường xung quanh
II.1.2 Vật liệu xây dựng
Ngành xây dựng cần một lượng lớn tài nguyên để sản xuất vật liệu xây dựng bao
gồm cát, đá, xi măng, thép,.....


Đối với việc khai thác cát quá mức ở các khu vực sơng, suối có thể dẫn

đến sạc lở bờ, thay đổi dòng chảy, phá hủy hệ sinh thái quanh khu vực khai thác, tăng

độ đục, giảm chất lượng nước. Ngồi ra cịn ảnh hưởng tới mực nước sơng và cả mực
nước ngầm,.... Hiện nay việc khai thác các ở sơng suối đã bị nghiêm cấm nhưng vẩn cịn
rất nhiều vụ khai thác cát lậu xảy ra làm ảnh hưởng xấu đến mơi trường.


Khai thác đá cần một số lượng rất lớn máy móc thiết bị , ơ nhiễm từ hoạt

động khai thác đá là cực kì lớn đến mơi trường. Hệ sinh thái quanh khu vực khai thác
gần như bị phá hủy hoàn toàn, độ rung do sử dụng thuốc nổ, bụi do khai thác và vận
chuyển, khói của hoạt động cơ giới,..


Xi măng, thép, gỗ,.... việc sản xuất ra chúng tại các nhà máy gây tác hại

xấu đến môi trường và gây thiếu hụt tài nguyên,...

4


II.2 Hiện trạng ở việt nam
Mặc dù chưa có thống kê một cách đầy đủ về số lượng các doanh nghiệp và cơng
trình xây dựng đang hoạt động, tuy nhiên theo Báo cáo Môi trường quốc gia được Bộ
Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) công bố vào cuối năm 2014 cho thấy, số lượng
doanh nghiệp xây dựng tăng lên từ 27.867 vào năm 2008 lên 44.1843 năm 2011. Đến
nay, các hoạt động xây dựng, thi cơng nhiều cơng trình lớn vẫn diễn ra khắp các địa
phương trên cả nước, đặc biệt là các đô thị lớn. Các tác động tiêu cực từ hoạt động này
đã gây ảnh hưởng đến môi trường khơng khí và cuộc sống của người dân như ơ nhiễm
khói bụi, tiếng ồn ..



Hiện nay, tại TP Hồ Chí Minh hàng loạt cơng trình xây dựng đang khẩn

trương thi cơng khiến khơng khí bị ơ nhiễm nghiêm trọng, nhất là khói bụi. Tại cửa ngõ
phía Đơng, đoạn từ đường Nguyễn Hữu Cảnh (Bình Thạnh) đến Xa lộ Hà Nội, nhiều dự
án hạ tầng giao thông, nhà ở thi công cả ngày lẫn đêm khiến các trục đường này ln bị
khói, bụi, đất cát bao phủ. Cịn tại đường Nguyễn Hữu Thọ, từ quận 7 đến huyện Nhà
Bè, liên tục cả ngày lẫn đêm xe bồn, xe tải chở vật liệu xây dựng, đất cát chạy dập dìu
khiến bụi mù mịt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến người đi đường và các khu dân cư xung
quanh. Thực trạng này cũng diễn ra tại các trục đường ở cửa ngõ phía Tây khi có nhiều
cơng trình nhà ở cao tầng đang xây dựng.


Theo Chi cục Bảo vệ mơi trường TP Hồ Chí Minh, từ khi thành phố có

chủ trương di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ra ngoại thành, lại bùng phát ơ nhiễm
khơng khí từ các cơng trình xây dựng đường sá, nhà ở. Kết quả quan trắc cho thấy nồng
độ bụi lơ lửng trong khơng khí tại nhiều khu vực trên địa bàn thành phố đều vượt ngưỡng
cho phép. Các chuyên gia cho rằng, các trạm quan trắc chất lượng khơng khí được lắp
đặt tại các vị trí trước đây chưa phản ánh đúng bản chất mức độ ơ nhiễm khơng khí của
thành phố. Bởi nhiều khu vực được đánh giá mức độ ô nhiễm không khí cịn cao hơn,
nhất là những nơi tập trung nhiều dự án, cơng trình đang trong giai đoạn thi cơng.


Hà Nội đang trở thành một trong những đô thị đứng đầu cả nước về ơ

nhiễm khơng khí. Nồng độ bụi đã vượt ngưỡng cho phép từ 2-3 lần trên nhiều trục đường
giao thơng. Khí thải xe cơ giới cũng là một trong những ngun nhân chính gây ra tình
5



trạng này. Một trong những nguyên nhân khiến tình trạng ô nhiễm không khí ở các đô
thị tại Việt Nam, trong đó có Hà Nội ngày càng gia tăng là do bụi từ các cơng trình xây
dựng hoặc các hoạt động vận chuyển khiến vật liệu xây dựng rơi vãi trên đường. Thực
trạng này đã và đang diễn ra ở nhiều quận huyện. Người dân bức xúc, chính quyền địa
phương cũng đã kiến nghị nhiều lần lên các cấp có thẩm quyền, nhưng tình trạng này
vẫn đang diễn biến phức tạp.


Theo một thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội, trên địa bàn thành phố hiện

có hơn 1.000 cơng trường xây dựng lớn, nhỏ đang thi cơng. Ngồi ra, mỗi tháng có
khoảng hơn 10.000 m2 đường bị đào bới để triển khai các cơng trình hạ tầng kỹ thuật.
Một kết quả nghiên cứu khác của Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng cho thấy hiện chất
lượng mơi trường nói chung và tại Hà Nội nói riêng đã và đang giảm sút nghiêm trọng,
trong đó có nguyên nhân xuất phát từ hoạt động xây dựng.


Theo đó, mỗi năm mơi trường khơng khí thành phố phải tiếp nhận khoảng

80.000 tấn bụi khói, 9.000 tấn khí SO2, 19.000 tấn khí NO2, 46.000 tấn khí CO2. Trong
đó, q trình phá dỡ, đào, san lấp, vận chuyển vật tư và tập trung nhiều thiết bị thi cơng
có sử dụng động cơ diezen cơng suất cao đã phát thải khí độc hại như SO2, NOx, CO…
làm ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân trên một diện rộng quanh khu vực thi cơng.


Thực tế, qua khảo sát của người viết tại nhiều khu vực tập trung các công

trường đang xây dựng như: Lê Văn Lương, Khuất Duy Tiến, Nguyễn Xiển, Bắc Thăng
Long… những nơi này thường có tình trạng ơ nhiễm bụi và tiếng ồn rất lớn khiến người
dân bức xúc. Chẳng hạn, ở phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm suốt gần 2 tháng nay,

cư dân tòa nhà C khu chung cư An Sinh thường xun phải gánh ơ nhiễm từ cơng trình
thi cơng đối diện. Theo đó, khu cơng trường trên hiện đang diễn ra các hoạt động phá
dỡ nhà xưởng cũ, san lấp mặt bằng, thi cơng, đóng cọc… Bởi vậy, tình trạng bụi bẩn và
ơ nhiễm tiếng ồn nghiêm trọng.
Đó là hiện trạng sơ lược tại hai thành phố lớn nhất đất nước, và cũng là tình trạng
chung các khu vực đơ thị khác.

6


III. Các giải pháp, cơng cụ có thể áp dụng để hướng tới
phát triển bền vững của lĩnh vực xây dựng
III.1 Các giải pháp có thể áp dụng để hướng tới phát triển bền vững của lĩnh vực
xây dựng
III.1.1 Vật liệu xây dựng
Khai thác vật liệu xây dựng
-

Quản lý nghiêm vấn đề khai thác cát trên các con rạch, sông,… Hiện tượng

khai thác cát trái phép là một vấn đề cần được quan tâm bởi vì nó gây ảnh hưởng nghiêm
trọng đến môi trường và hệ sinh thái trong khu vực khai thác và một số vùng lân cận, ví
dụ: gây sạt lở đất nghiêm trọng, thay đổi dòng chảy của các con sông,…
-

Vận dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào các quá trình khai thác các loại

vật liệu xây dựng nhằm hạn chế việc phát sinh bụi, chất thải,… vào môi trường.
Sử dụng vật liệu xây dựng
Thúc đẩy việc sử dụng các vật liệu xây dựng mới thân thiện với mơi trường, chính

là biện pháp quan trọng nhằm giải quyết tình trạng ơ nhiễm khơng khí và ơ nhiễm phóng
xạ trong ngành Xây dựng. Mở rộng nghiên cứu và phát triển vật liệu xây dựng thân thiện
với môi trường hay gọi là vật liệu xanh.


Tôn lợp sinh thái: Tấm lợp sản xuất từ sợi hữu cơ cellulose, chất chống

thấm asphalt và acrylic theo phương pháp ép lớp. Bề mặt tấm lợp được phủ nhiều lớp
acrylic tạo sự dẻo dai. Sản phẩm chịu được thời tiết khắc nghiệt, không gỉ sét trong
mơi trường muối thích hợp cho các khu vực biển.


Xi măng xanh: Xi măng địa polime là loại vật liệu xây dựng thân thiện

với môi trường, được phát triển tại Trung tâm Công nghệ Trenchless của trường đại
học Công nghệ Louisiana (TTC) - Mỹ, được trưng bày tại Triển lãm giao thông tổ
chức tại Trung tâm Khoa học Detroit.


Bê tông nhẹ: Đây là sản phẩm dùng công nghệ chưng áp khí, khơng

nung. Bê tơng nhẹ làm thành gạch khối, tấm sàn mái, tấm tường. Cốt liệu sản phẩm
được làm từ cát, nước, vôi, xi măng qua công nghệ trộn với bột nhôm, phụ gia đổ vào
7


khn. Từ đó, hỗn hợp cho phản ứng lý hố tạo sự giãn nở thành những túi khí bên
trong nên sản phẩm có độ rỗng cao. Sau đó cho vào nồi hấp chưng áp có nhiệt độ và áp
suất cao.



Gạch ốp lát tái chế: Được sản xuất từ nguyên liệu gạch vỡ, vụn thải ra

trong sản xuất. Sản phẩm được xử lý công nghệ đặc biệt cho ra sản phẩm sử dụng “xà
bần” từ 50 - 100%. Ở loại gạch ốp lát, lần đầu xuất hiện loại gạch dùng nguyên liệu tái
sinh 100% như gạch khổ lớn Fiandre của Vietceramics. Tuy nhiên, vẫn đảm bảo kỹ
thuật cũng như thẩm mỹ và cho ra khổ gạch lớn. Màu sắc của gạch quyết định do tỷ lệ
nguyên liệu tái chế dùng nhiều hay ít, màu trắng là tỷ lệ 50%, màu xám tỷ lệ 70% và
màu đen tỷ lệ 100%.
III.1.2 Trong quá trình thi cơng xây dựng
-

Trước khi thực hiện thi cơng cần hoàn thiện việc xây tường rào bảo vệ

toàn bộ công trường. Để giảm lượng tiếng ồn từ trong công trình, cần lắp đặt những thiết
bị giảm tiếng ồn và tăng cường các biện pháp nhân tạo nhằm giảm tiếng ồn, ngăn chặn
các hành vi tạo tiếng ồn lớn do con người gây ra, nâng cao nhận thức của các nhân viên
xây dựng trong việc chống tiếng ồn. Căn cứ vào đặc điểm của từng giai đoạn thi cơng,
bố trí mặt bằng tại công trường xây dựng sao cho hợp lý, với những loại máy móc và
thiết bị có tiếng ồn lớn cần đặt tại những vị trí cách xa nhà dân, bệnh viện, trường học…
- Cần thiết lập bể lắng để xử lý nước thải, sau khi nước thải lắng cặn mới được xả vào
mạng lưới đường ống thoát nước thành phố, nghiêm cấm xả trực tiếp vào hệ thống đường
ống thốt nước của thành phố hay sơng hồ. Đối với các loại phương tiện hay thiết bị sử
dụng nhiên liệu dầu, dầu động cơ và bôi trơn… cần tăng cường quản lý, tập trung xử lý
đối với các loại dầu thải, không được tự ý đổ ra môi trường hay xả vào hệ thống thoát
nước của thành phố và ra sông hồ lân cận.
-

Thiết lập hệ thống báo cáo về địa điểm thi công xây dựng và giới hạn thời


gian hoạt động. Việc thực hiện báo cáo xây dựng sẽ được thực hiện trước khi tiến hành
khởi công xây dựng cơng trình, căn cứ vào quyền hạn và phân cấp quản lý, xin phép
chính quyền thành phố và cơ quan chủ quản bảo vệ môi trường cho phép thực hiện dự
án, trong đó nội dung báo cáo cần nêu rõ tên dự án xây dựng, tên đơn vị thi công, địa
8


điểm xây dựng, thời gian thi công, những biện pháp bảo vệ môi trường được lựa chọn
nhằm giảm tiếng ồn và lượng bụi thải ra trong quá trình xây dựng. Điều này cho phép
các cơ quan bảo vệ môi trường nắm được số lượng tình hình xây dựng tại các khu vực.
Những đơn vị xây dựng không đạt yêu cầu quy định về bảo vệ môi trường, các cơ quan
chức năng có thể xử phạt theo các hình thức nặng nhẹ như cảnh cáo, phạt tiền, nặng nhất
là thu giấy phép chứng nhận năng lực.
-

Thúc đẩy việc sử dụng những công nghệ và thiết bị xây dựng tiên tiến,

loại bỏ những công nghệ và thiết bị lạc hậu, chỉ như vậy mới có thể nâng cao chất lượng
xây dựng, đồng thời cịn giảm chất phát thải ơ nhiễm, ví dụ như: Sử dụng công nghệ
phun bê tông, không chỉ nâng cao chất lượng của bê tông, tiết kiệm rất nhiều nhân lực
và vật lực, mà còn giảm hiệu quả tiếng ồn tại cơng trường thi cơng. Do đó, tăng cường
cải tiến các công nghệ, đổi mới các thiết bị tiên tiến trong xây dựng là việc làm rất cần
thiết.
-

Tăng cường thu hồi và tái chế rác thải và chất thải rắn trong xây dựng. Về

cơ bản rác thải xây dựng đều có thể tái chế, ví dụ như: gạch hay các các khối bê tơng vỡ
có thể sử dụng để rải mặt đường; bao xi măng có thể thu hồi và chuyển tới nhà máy gia
công, sau khi qua xử lý có thể sử dụng lại. Thúc đẩy việc sản xuất sạch trong ngành Xây

dựng, thơng qua đó hướng ngành Xây dựng tự giác thực hiện sản xuất sạch. Sản xuất
sạch là một kinh nghiệm mà các nước phát triển đã áp dụng và gặt hái nhiều thành công
trong việc ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm, là cách để nâng cao nguồn tài nguyên, hiệu quả
tái chế nguồn năng lượng, giảm lượng phát thải các chất và khí ơ nhiễm. Đây là biện
pháp quan trọng nhằm thúc đẩy kinh tế và mơi trường phát triển hài hịa với nhau. Đưa
sản xuất sạch vào trong ngành Xây dựng chính là tạo ra một cuộc cách mạng trong ngành
Xây dựng, chắc chắn mức tiêu thụ năng lượng và phát thải ô nhiễm trong ngành Xây
dựng sẽ suy giảm rõ rệt.

9


III.2 Cơng cụ có thể áp dụng để hướng tới phát triển bền vững của lĩnh vực xây
dựng
Các văn bản pháp luật
+ Thông tư số 02/2018/TT-BXD ngày 06/02/2018 của Bộ Xây dựng quy định về
bảo vệ môi trường trong thi cơng xây dựng cơng trình và chế độ báo cáo công tác bảo
vệ môi trường ngành Xây dựng
+ Thông tư số 01/2018/TT-BXD ngày 05/01/2018 của Bộ Xây dựng quy định về
chỉ tiêu xây dựng đô thị tăng trưởng xanh
+ Thông tư số 13/2017/TT-BXD ngày 08/12/2017 của Bộ Xây dựng quy định sử
dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng.
Xây dựng hệ thống quan trắc, kiểm sốt ô nhiễm: Theo đánh giá của các chuyên gia
môi trường, việc không thực hiện đầy đủ, nghiêm ngặt các biện pháp bảo vệ môi
trường tại các công trường xây dựng đang hoạt động trên cả nước (xây dựng, sửa chữa
nhà cửa, đường xá, vận chuyển nguyên vật liệu) đã và đang gây ra ơ nhiễm. Bởi vậy,
để khắc phục tình trạng trên, các ngành chức năng tại địa phương cần tập trung vào
công tác quản lý, giám sát các nguồn thải. Để đạt được như vậy cần xây dựng hệ thống
quan trắc trên địa bàn để đảm bảo có thể phát hiện được sai phạm nhằm có biện pháp
để giải quyết.


10


IV. CÁC MƠ HÌNH PTBV TRONG LĨNH VỰC XÂY
DỰNG
IV.1. Tịa tháp xanh của thủ đô Vietinbank Tower :
Theo như kiến trúc sư lừng danh thế giới Norman Foster đã nói: “Một cơng trình
khơng phải là một tịa nhà đơn thuần, mà mơi trường và cảnh quan từ cơng trình sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến chất lượng sống của mỗi người, dù đó là khơng gian ở hay làm việc
và vui chơi”
Nói sơ qua về kiến trúc . biểu trưng của VietinBank nổi bật trên bầu trời Hà Nội
từ 2 tòa tháp cao vút. Các tầng của tháp được bố trí ấn tượng theo đường chéo tạo thành
các góc chữ V, hướng ra ngoài để ngắm trọn khung cảnh thành phố và cảnh quan xung
quanh. Nổi lên từ nền đất hình tam giác, hai cánh chữ V của các tòa tháp ôm trọn xương
sống xanh ở trung tâm tòa nhà được hình thành từ các kết cấu cây xanh liên kết chặt chẽ
với nhau.
Tòa Tháp thứ nhất, cao 68 tầng, được thiết kế để tiết kiệm tối đa năng lượng tiêu
thụ, sẽ là trụ sở làm việc chính của VietinBank. Tháp thứ hai, với 48 tầng, sẽ là nơi đặt
khách sạn 5 sao, khu chăm sóc sức khỏe, dịch vụ spa và căn hộ cao cấp cho thuê. Điểm
nhấn của tòa tháp thứ hai là “quán bar kim cương” – điểm thư giãn tuyệt vời và mới
mẻ với tầm nhìn tồn cảnh Hà Nội từ trên cao.
Bên cạnh hình thức kiến trúc độc đáo, tổ hợp VietinBank Tower còn tiên phong
trong ứng dụng các công nghệ xanh hiện đại nhằm giảm thiểu các tác động của môi
trường xung quanh, sử dụng các nguồn năng lượng sạch, vật liệu có thể tái sử dụng và
giảm thiểu tối đa sự phát thải Cacbon. Nhằm đánh giá cụ thể mức độ tiết kiệm năng
lượng của cơng trình, VietinBank đã sử dụng các tiêu chí đánh giá về cơng trình Xanh
từ 2 bộ tiêu chuẩn uy tín nhất hiện nay, đó là Tiêu Chuẩn Cơng trình Xanh LEED – áp
dụng cho tháp A và tiêu chuẩn Cơng trình Xanh LOTUS cho tịa tháp B.
Theo như tiêu chuẩn cơng trình xanh LEED thì LEED là hệ thống tiêu chuẩn quốc

tế về kiến trúc xanh, được công nhận và thẩm định cho những cơng trình kiến trúc, cung
cấp cho bên thứ ba và chứng nhận rằng một tịa nhà hoặc một sở hữu cơng cộng được
11


thiết kế và xây dựng dựa theo những tiêu chuẩn hướng đến việc cải thiện hiệu suất, kết
hợp với các tiêu chuẩn về tiết kiệm năng lượng, hiệu quả thoát nước, giảm lượng khí
thải CO2, nâng cao chất lượng mơi trường sống, nâng cao khả năng quản lý nguồn tài
nguyên và khả năng linh hoat của cơng trình trong việc thích ứng với sự thay đổi. Được
phát triển bởi US.Green Building Council (USGBC), LEED cung cấp cho các chủ sở
hữu, cũng như các nhà quản lý một cơ sở vững chắc trong việc xác định và thực hiện
các giải pháp “kiến trúc xanh” đạt tiêu chuẩn và khả thi như thiết kế, thi công, vận hành,
bảo hành. LEED là một tiêu chuẩn rất thuyết phục bởi sự linh hoạt vì nó dễ dàng áp dụng
cho tất cả các loại cơng trình – từ cơng trình thương mại cho đến dân cư. Nó hoat động
trong suốt quy trình xây dựng – thiết kế và xây dựng, vận hành và bảo hành, trang bị cho
con người những sư đổi mới đáng kể. Và LEED mở rộng các lợi ích của mình vượt khỏi
những lĩnh vực xây dựng đặc thù, lạc hậu vào những lĩnh vực có liên quan trong q
trình phát triển.
Với những chỉ tiêu mà LEED đưa ra một số công trình cao ốc văn phịng President
Place (Q.1), đã đạt chứng chỉ LEED Gold nhờ vào những điểm nổi bật như: tiết kiệm
năng lượng hơn 12%, tiết kiệm nước hơn 45%, sử dụng phần lớn vật liệu thân thiện với
môi trường. Siêu thị Big C Dĩ An – Trung tâm thương mại (TTTM) Green Square tại
Bình Dương rộng 16.000 m2 được xây dựng theo mơ hình Cơng trình Xanh, khai trương
vào tháng 3.2013 đã được cấp chứng chỉ LEED Vàng cuối năm 2013…
Đối với LOTUS đó được coi là 1 nhóm chỉ tiêu về thiết kế xanh. Dưới đây là
phần tóm tắt nội dung của 10 nhóm chỉ tiêu cơng trình xanh LOTUS.


Giảm thiểu tối đa tiêu thụ nguồn năng lượng nhân tạo, tận dụng các nguồn


năng lượng tự nhiên, năng lượng tái tạo, tự tái tạo.


Tiết kiệm nhu cầu sử dụng nước, tận dụng các nguồn nước như nước mưa,

tái sử dụng nguồn nước thải.


Tiết kiệm nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng, vật liệu tái chế, các loại vật

liệu dễ chế tạo, những vật liệu được tạo thành mà tiêu tốn ít năng lượng.

12




Mục tiêu bảo vệ nguồn sinh thái, giảm tiểu các tác động tiêu cực của việc

xây dựng cơng trình tới hệ sinh thái xung quanh, bảo tồn đa dạng nguồn sinh học, phát
triển thảm thực vật, trồng cây xanh trên mái hay các tầng nhà.


Giảm thiểu các chất thải và ô nhiễm môi trường, giảm xả nước thải, chất

thải rắn, khí thải, khuyến khích các giải pháp tái chế, tái sử dụng chất thải trong khi xây
dựng và vận hành.


Đảm bảo được tiện nghi và sức khoẻ, chất lượng không khí như trong nhà,


tiện nghi nhiệt, vi khí hậu, tiện nghi về ánh sáng, tiện nghi tiếng ồn, độ rung.


Tiêu chuẩn cơng trình xanh nêu cao khả năng thích ứng và giảm nhẹ khi

thiên tai, khả năng phòng chống úng ngập, đảm bảo được sự bền vững của cơng trình
khi có bão, động đất, thảm hoạ thiên nhiên. Đảm bảo cơng trình khơng gây ra hiệu ứng
đảo nhiệt, khuyến khích đi lại bằng xe đạp và sử dụng các phương tiện giao thông công
cộng, tận dụng các vật liệu địa phương, giảm nhu cầu giao thơng vận tải.


Dễ dàng kết nối cộng đồng, tham vấn từ cộng đồng khi đầu tư xây dựng

dự án, kết nối các tiện ích, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ sẵn có, khơng gian phục vụ cộng
đồng và tiện nghi đầy đủ cho tất cả mọi người.


Đảm bảo tối ưu hố hầu hết các hoạt động quả lý trong giai đoạn thiết kế

công tình, giai đoạn thi cơng cơng trình và giai đoạn vận hành cơng trình, khuyến khích
áp dụng thêm hệ thống quản lý mơi trường.


Khuyến khích các sáng kiến đem lại lợi ích cho mơi trường nằm ngồi các

u cầu ở trên.
Có thể nói tiêu chuẩn cơng trình xanh LOTUS Việt Nam là đúc rút các tinh hoa
từ những nước tiên tiến đi trước. Để tiêu chuẩn LOTUS Việt Nam áp dụng rộng rãi trong
thực tiễn thì ngồi sự nỗ lực của Hội đồng cơng trình Xanh Việt Nam (VGBC) thì cũng

cần sự ủng hộ của rất nhiều các chuyên gia, chủ đầu tư, cơ quan quản lý để đem lại các
lợi ích thực sự tốt cho cộng đồng, hướng tới sự phát triển bền vững cho nước ta.

13


Kết quả cho thấy, toàn bộ tổ hợp đều đạt các tiêu chuẩn Cơng trình Xanh và được
thiết kế dựa trên định hướng thân thiện môi trường. Đơn cử như việc thiết kế tạo được
độ ẩm khơng khí cao với việc sử dụng hệ thống quạt hút ẩm tiêu hao năng lượng thấp.
Hệ thống này có chức năng hút ẩm, tách nước khỏi khơng khí và phả ra hơi nóng cùng
khơng khí khơ, nguồn khí này ngay sau đó được làm lạnh bởi nước ngầm và đưa trở lại
vào các tòa nhà. Mức độ tiết kiệm năng lượng khoảng 35% so với các tòa nhà khác.
Tòa nhà VietinBank Tower được xây dựng không chỉ mang lại diện mạo mới cho
Thủ đơ, mà cịn tốt lên sự kết hợp hài hịa giữa tính bền vững với mơi trường và truyền
thống văn hóa lâu đời của Hà Nội. Đồng thời, cơng trình còn là sự khẳng định những
quyết tâm và nỗ lực của Ban lãnh đạo VietinBank – một Tập đoàn tài chính ngân hàng
hàng đầu Việt Nam – chung tay vì sự phát triển bền vững của Thủ đô thời kỳ mới, như
lời khẳng định của Ông Phan Huy Hùng – Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng
VietinBank : “VietinBank đã, đang và sẽ là đơn vị tiên phong trong việc xây dựng và
quảng bá Kiến trúc Xanh – Kiến trúc bền vững tại Việt Nam”.
Giải thích cho ví dụ này:
Việc xây dựng cơng trình này đã mang lại lợi ích rất lớn cả về mặt kinh tế cũng như về
mặt mơi trường đặt biệt nó đi theo hướng phát triển bền vững và đảm bảo cân bằng được
3 yếu tố: môi trường kinh tế và xã hội
Môi trường: việc xây dựng tòa nhà đã đạt được mục tiêu khi đạt được các hạng
mục trong các tiêu chuẩn của LEED cũng như LOTUS. Và cả 2 bộ tiêu chuẩn này được
coi là cái để đánh giá cơng trình đó có phải là cơng trình xanh hay khơng. Nhằm nâng
cao tính thân thiện với môi trường, mọi không gian được bố trí vườn cây, thảm cỏ xanh
mướt. Như vườn cây cảnh trang trí trên nóc khối nhà 7 tầng ở giữa, các khu vực lan can
và xung quanh tòa tháp cũng đều được phủ màu xanh thực vật. Kết cấu nội thất bên

trong hiện đại và sang trọng đề cao yếu tố môi trường và sử dụng các thiết bị tiết kiệm
năng lượng. Đáng chú ý là hệ thống quạt hút ẩm tiêu hao năng lượng thấp. Đây là công
nghệ được áp dụng lần đầu tiên trong một cơng trình có quy mơ lớn tại Đơng Nam Á.
Hệ thống này có chức năng hút ẩm, tách nước khỏi khơng khí và phả ra hơi nóng cùng
khơng khí khơ, nguồn khí này ngay sau đó được làm lạnh bởi nước ngầm và đưa trở lại
14


vào các tòa nhà. Mức độ tiết kiệm năng lượng khoảng 35% so với các tòa nhà khác”.
Và việc tiết kiệm năng lượng này được coi là phát triển bền vững, bởi vì khi tiết kiệm
đồng nghĩa với việc ít phát thải hơn, tận dụng và sử dụng hiệu quả năng lượng tốt hơn,…
Kinh tế: việc xây dựng tòa nhà này khơng những đảm bảo về mặt mơi trường mà
nó cịn đảm bảo về mặt kinh tế vì tịa nhà này có thể thúc đẩy và góp phần trong việc
phát triển kinh tế trong địa bàn thủ đơ nói riêng và Việt Nam nói chung, ví dụ như : tạo
được công ăn cho công nhân, khi tiết kiệm được năng lượng thì giảm chi phí đầu tư,…
Xã hội: tạo cảnh quan tươi đẹp cho thủ đơ, an lịng dân,…
Chính trị: Đây là cơng trình hơp tác giữa 2 quốc gia Anh và Việt Nam vì vậy có thể thấy
được việc hợp tác giữa ta và nước Anh được gắn kết, tạo thuận lợi cho các lần hợp tác
sau
IV. Văn phòng xanh Trung tâm giao dịch bất động sản Sales Center :
Sáng 09/03/2018, Hội đồng Cơng trình xanh Việt Nam (VGBC) đã chính thức
trao chứng chỉ LOTUS cho Trung tâm giao dịch bất động sản Sales Center của Tập đoàn
Capital House.
Lễ trao chứng chỉ diễn ra tại chính Trung tâm giao dịch bất động sản Sales Center
của Capital House (tầng 3, tịa A3, Ecolife Capitol).
Sales Center có diện tích gần 400m2. Lotus SI là chứng chỉ xanh dành cho những
không gian nội thất nhỏ đơn chức năng hoặc đa chức năng như: Khơng gian văn phịng,
khơng gian bán hàng và nhà hàng, không gian khách sạn, không gian giáo dục, không
gian y tế như phòng khám, nhà ở trong tòa nhà chung cư…
Bên cạnh các yếu tố ánh sáng đầy đủ, không gian cây xanh giúp cho người sử

dụng thoải mái, vui vẻ hơn. Các hệ thống này còn giúp chúng ta tiết kiệm năng lượng,
nước như hệ thống điều hòa tiết kiệm năng lượng, thiết bị tiết kiệm nước. Chất lượng
cơng trình được đảm bảo ngay từ khâu thi cơng. Tuy là một khơng gian nhỏ nhưng những
cơng trình này góp phần vào sự phát triển cơng trình xanh ở Việt Nam” - Đại diện
VGBC nhận định.
Đại diện Capital House, ông Trịnh Tùng Bách - Giám đốc Ban Nghiên cứu và
Phát triển của tập đồn chia sẻ: “Từ điều hịa, chiếu sáng cho tới sơn tường... của dự án,
15


chúng tôi đều sử dụng những yếu tố thân thiện nhất có thể nhưng xanh khơng dừng ở
đấy. Chúng tơi vừa khởi công trường học xanh để ươm mầm cho thế hệ tương lai. Chúng
tơi có văn phịng xanh cho chính khơng gian làm việc của nhân viên tập đồn. Và Sales
Center xanh cho khách hàng.
Xanh từ vỏ thì đơn giản vì về kỹ thuật, chi phí đội lên, chúng ta có thể đáp ứng
được. Nhưng cái xanh ở đây là từ trong tâm. Khi khách hàng tới với Sales Center, chúng
tôi mong họ sẽ cảm nhận được thực sự cái xanh từ tâm hồn và mong muốn kiến tạo cuộc
sống xanh của Capital House.”
Sales Center cũng chính là dự án đầu tiên của Capital House đạt chứng chỉ
LOTUS SI. Chứng chỉ này giúp nâng tổng số chứng nhận xanh của Tập đồn Capital
House lên con số 5. Riêng tịa nhà Ecolife Capitol đã đạt 4 chứng chỉ xanh trong đó có
2 chứng chỉ EDGE và 2 chứng chỉ LOTUS.
Các tiêu chí giúp Sales Center nhận chứng chỉ xanh LOTUS SI:
 Năng lượng
Hệ thống điều hòa trung tâm VRV hiệu suất cao với hệ thống điều khiển cho từng
vùng riêng biệt giúp tiết kiệm năng lượng.
Hệ thống chiếu sáng đáp ứng Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia QCVN 09:2013/BXD
“Các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả”.
Hệ thống kính Low-e hiệu suất cao, giảm thiểu 72% năng lượng mặt trời hấp thụ
vào bên trong cơng trình (SHGC=0.28).

 Nước
Lựa chọn các thiết bị tiết kiệm nước, nhưng vẫn đảm bảo tiện nghi tối đa cho
người sử dụng, đạt mức tiết kiệm trên 30% theo theo tiêu chuẩn LOTUS đề ra.
Hệ thống lọc nước UF cung cấp nguồn nước uống ngay tại vịi, đảm bảo an tồn
cho sức khỏe người sử dụng, đồng thời giảm thiểu số lượng chai nhựa sử dụng, hạn chế
các tác động xấu tới môi trường.
 Sức khỏe – Tiện nghi
100% không gian bên trong dự án được cấp gió tươi, đảm bảo nguồn khơng khí
tươi mới liên tục cho người sử dụng.
16


Sơn sinh thái 100% tự nhiên, không mùi, được cấp chứng nhận là sản phẩm Low
VOC, không phát thải các chất độc hại đối với sức khỏe con người và môi trường.
Không gian được phủ xanh bởi các loại cây trồng đáp ứng điều kiện phát triển tốt
trong môi trường trong nhà, kết hợp với hệ thống tưới cây nhỏ giọt tự động.
Các sản phẩm chất tẩy rửa có chứng nhận xanh được công nhận trên thế giới như
GreenSeal,Singapore Green Label, US EPA,EPD Hongkong...
Trên 60% không gian được thiết kế đáp ứng tiêu chuẩn về chiếu sáng tự nhiên
theo tiêu chuẩn LOTUS.
Trên 80% không gian đảm bảo yếu tố tầm nhìn ra bên ngồi thơng thống theo
u cầu LOTUS.
Cảm biến CO2 được lắp đặt tại các khu vực không gian kín, tập trung đơng người.
 Nhận thức xanh
Hướng dẫn, đào tạo cho người sử dụng: Các tính năng xanh của tòa nhà, các mục
tiêu về sự bền vững, tác động của hành vi của chúng đến việc thực hiện xây dựng và
cách để cải thiện hành vi của họ.

17




×