Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

báo cáo môn học quản lý môi trường QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TRONG NHÀ MÁY SẢN XUẤT BIA SÀI GÒN – HOÀNG QUỲNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (752.15 KB, 32 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
BÀI BÁO CÁO HỌC PHẦN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
SVTH: NGUYỄN HẢI BẢO MƠ
LỚP 53TP2
GVHD: HOÀNG NGỌC ANH
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TRONG NHÀ MÁY SẢN XUẤT BIA
SÀI GÒN – HOÀNG QUỲNH
NHA TRANG, THÁNG 6, 2015
1
MỤC LỤC
2
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT BIA
I.1. VAI TRÒ
I.1.1. Ngành Bia – Rượu – Nước giải khát tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng của người dân
Không chỉ có ăn, mặc, ở và đi lại, uống cũng là một trong những nhu cầu không thể thiếu
của con người. Từ xa xưa, con người đã biết sử dụng các loại nước uống tự nhiên như
nước suối, nước mưa…để bổ sung lượng nước cho cơ thể. Đời sống xã hội ngày càng cao
thì nhu cầu về uống cũng tăng lên. Từ nước uống chỉ mang tính chất giải khát đơn thuần,
chuyển sang nước uống vừa có tính chất giải khát vừa mang tính chất bổ dưỡng, tăng
cường sức khỏe hay để thỏa mãn các nhu cầu khác.
Các sản phẩm của ngành Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam ngày càng phong phú,
đa dạng. Từ nước khoáng, nước tinh khiết, nước giải khát có gaz đến các loại nước hoa
quả, nước uống bổ dưỡng, các sản phẩm bia hơi, bia lon, bia chai hay rượu trắng, rượu
vang…đã góp phần đáp ứng được những nhu cầu tất yếu của người dân, giảm một lượng
nhập khẩu đáng kể.
I.1.2. Đóng góp về giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm và kim ngạch xuất khẩu
Ngành Bia – Rượu – Nước giải khát là ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế quốc
dân. Giá trị sản xuất công nghiệp của ngành không ngừng tăng lên, từ giá trị 10.037 tỷ
đồng năm 2000 lên 26.745 tỷ đồng (tính theo giá cố định 1994) vào năm 2007. Trong ba


phân ngành, ngành bia có giá trị sản xuất lớn nhất. Đóng góp về giá trị sản xuất của
ngành Bia – Rượu – Nước giải khát vào ngành sản xuất thực phẩm đồ uống cũng tương
đối cao, hàng năm chiếm tỷ trọng khoảng 22%.
Về giá trị tăng thêm, ngành Bia – Rượu – Nước giải khát có giá trị tăng thêm tăng liên
tục cả về con số tuyệt đối, cả về tỷ trọng đóng góp vào giá trị tăng thêm của ngành công
nghiệp và tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Năm 2000, giá trị tăng thêm của ngành đạt
5.246,46 tỷ đồng, chiếm 6,88% giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp và 1,92% GDP.
3
Sau 7 năm, giá trị tăng thêm của ngành đã đạt hơn 13000 tỷ đồng, chiếm 8,79% giá trị
tăng thêm ngành công nghiệp và 2,85% GDP cả nước.
I.1.3. Đóng góp vào ngân sách Nhà nước
Ngoài các khoản thuế như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng…ngành Bia –
Rượu – Nước giải khát còn đóng góp vào ngân sách Nhà nước một lượng lớn thông qua
thuế tiêu thụ đặc biệt.
I.1.4. Giải quyết vấn đề lao động
Ngành Bia – Rượu – Nước giải khát phát triển, số lượng cơ sở sản xuất tăng nhanh hàng
năm thu hút và giải quyết việc làm ổn định cho trên 37 ngàn lao động. Trong đó, số lao
động làm việc trong lĩnh vực sản xuất nước giải khát nhiều nhất, chiếm trên 50% số lao
động toàn ngành. Hơn nữa, lao động trong ngành Bia – Rượu – Nước giải khát có thu nhập
cao so với mức trung bình của xã hội (thu nhập bình quân năm 2006 là 2,616 triệu
đồng/người/tháng, năm 2007 là 2,89 triệu đồng/người/tháng).
I.1.5. Thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển
Để sản xuất ra các sản phẩm bia, rượu, nước giải khát cần phải sử dụng những nguyên
liệu đầu vào là sản phẩm của ngành nông nghiệp như đại mạch (để chế biến thành malt),
gạo, hoa quả…Ngành Bia – Rượu – Nước giải khát phát triển làm tăng nhu cầu về các
nguyên liệu này và kéo theo ngành nông nghiệp phát triển. Bên cạnh đó, cùng với sự mở
rộng về quy mô, nhu cầu về máy móc thiết bị cũng tăng lên, tạo điều kiện cho ngành cơ
khí, chế tạo máy phát triển.
Sản phẩm bia, rượu, nước giải khát thường được đóng lon, đóng chai và không ngừng
thay đổi về mẫu mã, điều này đã thúc đẩy ngành công nghiệp sản xuất bao bì, nhãn mác

phát triển theo. Hơn nữa, hoạt động phân phối và tiêu thụ sản phẩm được đặc biệt chú
trọng trong ngành Bia – Rượu – Nước giải khát, hoạt động này kéo theo các ngành dịch
vụ như giao thông vận tải, kinh doanh buôn bán sản phẩm…phát triển.
4
I.2. THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CỦA MỘT SỐ NHÀ MÁY BIA
Ngành công nghiệp sản xuất bia có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế đất nước, tuy
nhiên, vấn đề ô nhiễm môi trường mà ngành công nghiệp này mang lại cũng đang rất
được quan tâm.
I.2.1. Thực trạng gây ô nhiễm môi trường của nhà máy bia Đông Nam Á
Nhiều năm qua, hơn 550 hộ gia đình với 2.115 nhân khẩu ở cụm 10, phường Minh Khai
(quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội) phải chung sống với tiếng ồn, bụi bặm, khí thải do nhà
máy bia Ðông - Nam Á gây ra. Gần mười năm nay, người dân nhiều lần nhận thông tin
nhà máy sẽ được di dời, chậm nhất là năm 2013, nhưng điều đó vẫn chưa thành hiện
thực. Ðã thế, Nhà máy lại tiếp tục mở rộng sản xuất, xây thêm lò nấu bia, cho nên tình
trạng ô nhiễm càng trầm trọng hơn. Khói, bụi, khí thải độc hại đã khiến không ít người
mắc bệnh hô hấp, viêm họng, đau đầu, chóng mặt; đồ ăn, nước uống, đồ dùng sinh hoạt
trong các gia đình cũng bị nhiễm bẩn.
5
Hình I.1. Lò đốt hơi cấp hơi cho Nhà máy đặt trong lòng khu
dân cư chật chội thuộc cụm 10, liền vách với nhà dân
I.2.2. Thực trạng gây ô nhiễm môi trường của nhà máy bia Sài Gòn sông Lam
Theo phản ánh của người dân và lãnh đạo xã Hưng Đạo, Hưng Nguyên (Nghệ An) trong
thời gian qua, Nhà máy bia Sài Gòn Sông Lam xả một khối lượng lớn nước thải chưa qua
xử lý ra ngoài theo mương nước qua khu dân cư Khối 1, 2 chảy ra sông đào cầu Mượu.
Cống xả thải nằm phía bên sườn trái của Nhà máy này xả trực tiếp xuống sông đào cầu
Mượu. Đây là con sông cung cấp nước sạch cho Trạm bơm cấp 1 cầu Mượu có công suất
65.000 m3/ ngày đêm và cũng là trạm cấp nước nguồn chính cho nhà máy nước Hưng
Vĩnh. Nguồn nước thô được lấy từ sông Lam đoạn qua Cầu Mượu. Cũng cần phải nói
thêm rằng, cống xả thải chưa qua xử lý xả ra môi trường của Nhà máy bia chỉ cách trạm
bơm này vài trăm mét. Phía bên bờ phải nhà máy bia, ngay sát căn nhà bảo vệ cổng sau

của đơn vị này là một con mương có màu đen kịt, nước thải màu đen có mùi hôi thối
chảy lênh láng ra con mương bao quanh nhà máy này. Đây là khu vực nằm gần nhiều hộ
dân Khối 2, xã Hưng Đạo.
6
Hình I.2. Khói bụi từ lò cấp hơi bủa lên khu dân cư cụm 10
I.2.3. Thực trạng gây ô nhiễm môi trường của công ty cổ phần bia Hà Nội-Nghệ An
Đoàn thanh tra của Bộ Tài nguyên - Môi trường và Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh
Nghệ An đã tiến hành kiểm tra đột xuất tại Công ty Cổ phần Bia Hà Nội - Nghệ An đóng
tại Khu công nghiệp Nam Cấm, huyện Nghi Lộc phát hiện Công ty này xả lén nước thải
ra môi trường chưa qua xử lý.
Theo đó, khi tiến hành kiểm tra lấy mẫu đột xuất tại Công ty Cổ phần Bia Hà Nội - Nghệ
An, Đoàn đã phát hiện trước cổng Công ty có 3 họng xả nước mưa có đường kính phi
400 (gồm cống CX2, CX4 và CX3 - tính từ cổng chính trở vào) có nước thải sản xuất
chưa xử lý chảy ra kênh sát Quốc lộ 1A với khối lượng xả khoảng 90 m3/ngày đêm (cả
ba họng).
Tại thời điểm kiểm tra, mặc dù trời không mưa nhưng tại 3 cống thoát nước mưa, nước
vẫn chảy kèm theo bã trấu, nổi bọt trắng xóa. Bờ kênh dài 500m dọc theo Công ty nước
có một màu đen đậm đặc đặc trưng, bốc mùi hôi thối khó chịu.
7
Hình I.3. Cống xả nước thải đen ngòm ra sông Cầu Mượu
I.2.4. Thực trạng gây ô nhiễm môi trường của công ty cổ phần rượu bia Đà Lạt
Dalatbeco
Nước thải từ Nhà máy Dalatbeco trên đồi cao liên tục chảy xuống hồ Dã Chiến làm nước
hồ chuyển sang màu đen. Cá trong hồ bị chết trôi dạt vào bờ. Nghiêm trọng hơn, nước hồ
bị ô nhiễm bốc mùi hôi thối khiến hàng chục hộ dân không thể bơm nước tưới cho hơn
30 ha rau, hoa quanh hồ. Theo phản ánh của người dân, nhà máy Dalatbeco thường xả
nước thải ban đêm nên đến sáng người dân mới phát hiện. Sở Tài nguyên – Môi trường
tỉnh Lâm Đồng đã lập đoàn kiểm tra đột xuất nhà máy Dalatbeco và hệ thống xử lý nước
thải, lấy mẫu nước thải đã qua xử lý tại nhà máy, đồng thời đến hồ Dã Chiến lấy mẫu
nước để kiểm tra, đánh giá mức độ ô nhiễm, nước bẩn từ hồ Dã Chiến chảy thông xuống

hồ thủy lợi 26/2 (khu Tự Phước, P.11) phía dưới, nếu Dalatbeco tiếp tục xả nước thải sẽ
ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của trên 200 nông hộ với 130 ha cây trồng các loại.
8
Hình I.4. Kênh phía trước Công ty đen ngòm, bốc mùi hôi thối
I.2.5. Thực trạng gây ô nhiễm môi trường của nhà máy bia Hà Nội – Quảng Bình
thuộc tổng công ty cổ phần bia rượu Hà Nội
Ngay trước nhà máy bia có một ao đựng bùn thải khá lớn, màu nước đen sì, bốc mùi hôi
thối nồng nặc. Người dân sống xung quanh cho biết, vào những ngày mưa nước thải từ
aotràn lênh láng ra khu vực dân cư, khiến người dân hết sức khổ sở. Tiếp cận gần hơn với
nhà máy, phát hiện có 3 ống khói liên tục nhả khói đen, mùi hắc, khi hít phải có cảm giác
ngột ngạt, khó thở. Được biết, đây là ống khói từ lò hơi hoạt động để xử lý chất thải khí
của nhà máy. Người dân nơi đây lúc nào cũng phải đeo khẩu trang để chống chọi.
9
Hình I.5. Cá ở hồ Dã Chiến chết hàng loạt vì nguồn nước bị ô nhiễm
Hình I.6. Một lượng lớn bã bia không được xử lý
I.3. GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY SẢN XUẤT BIA SÀI GÒN – HOÀNG QUỲNH
Nhà máy bia Sài Gòn - Hoàng Quỳnh thuộc tổng công ty bia Sài Gòn - Bình Tây bắt đầu
đi vào hoạt động từ năm 2004.
Địa chỉ: Lô A73/I đường 7 KCN Vĩnh Lộc - xã Bình Hưng Hòa, huyện Bình Chánh,
TPHCM.
Công suất hiện tại của nhà máy là 80.000.000 l/năm với 2 dây chuyền chiết chai công
suất 13500 chai/h và 1 dây chuyền chiết lon công suất 11300 lon/h. Nhà máy bia Hoàng
Quỳnh không sản xuất bia hơi.
10
Hình I.7. Nhà máy bia Sài Gòn – Hoàng Quỳnh
CHƯƠNG II. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BIA VÀ NGUỒN GỐC
PHÁT SINH CHẤT THẢI TẠI NHÀ MÁY BIA SÀI GÒN - HOÀNG QUỲNH
II.1. SƠ ĐỒ VÀ THUYẾT MINH DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BIA
TẠI NHÀ MÁY
Bụi

Nghiền Gạo
Nhập Malt
TS, sàng, cân
Nhập Malt
Sàng, tách sạn, KL
Nước khử khí
Tàng trữ Malt
TS, sàng, cân
Tàng trữ Gạo
Sàng, tách sạn, KL
Cân
Nghiền Malt
Cân
Lọc hèm
Đường hóa
Hồ hóa
Đun sôi
Hạ nhiệt
Lắng cặn
11
Lên men
Xả men
Lưu kho
Đóng gói
Tàng trữ bia
Lọc bia
Nhân men
Houblon
Men + sục khí
Thu hồi men

Phụ gia
Phụ gia
Bã hoa + cặn Prôtêin
Nhiệt dư
Bã hèm
Tiếng ồn
Bụi
Bụi
Bụi
Bụi
Bụi
Bụi
Bụi
12
Bụi
Tiếng ồn
Nhiêt dư
Phân phối
Lưu thông
Bán hàng
Nước thải
CO
2
Phụ gia
Bột trợ lọc
Nước thải, xút thải thu hồi
Chai, thùng hỏng
13
**Thuyết minh quy trình công nghệ sản xuất
Nguyên liệu chính đưa vào sản xuất là malt đại mạch, gạo, hoa houblon và một số phụ

gia khác. Malt và gạo từ kho nguyên liệu được sẵn sàng tách tạp chất, cân rồi đưa tới bộ
phận xay, nghiền.
Quá trình xay-nghiền malt cần phải giữ cho vỏ nguyên liệu nguyên vẹn, càng ít bị vỡ
càng tốt để khỏi ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm và tạo điều kiệu cho quá trình lọc
dung dịch sau này.
Bột gạo được đưa vào nồi nấu gạo, bột malt được đưa vào nồi nấu malt để tiến hành quá
trình dịch hóa, cháo gạo sau khi nấu được bơm qua nồi malt để tiến hành quá trình
đường hóa.
Quá trình đường hóa sẽ thủy phân tinh bột và protein tạo thành đường, axit amin và các
chất hòa tan khác, đó là nguyên liệu chính của quá trình lên men. Sau đó dung dịch được
lọc qua nồi lọc (Lauter tun) để bỏ bã hèm. “Nước nha” sau khi lọc được đưa vào nồi đun
sôi và cho hoa houblon vào để thực hiện quá trình hublon hóa tạo hương vị cho bia.
Dịch sau khi hublon hóa được đưa qua thiết bị lắng xoáy (whirlpool) để lắng cặn sau đó
chuyển sang thiết bị lạnh nhanh hạ nhiệt độ dịch xuống 7-8
0
C. Dịch nha lạnh được đưa
vào tank lên men để lên men. Nấm men được nuôi cấy và nhân giống từ phòng thí
nghiệm sang phòng gây men và được đưa sang các tank lên men theo tỉ lệ phù hợp. Công
ty cổ phần Bia Sài Gòn – Hoàng Quỳnh sử dụng nấm men đã nhân giống sẵn do Tổng
Công ty Bia Rượu - NGK Sài Gòn cung cấp.
Lên men chính và lên men phụ trong cùng một tank, sau khi kết thúc lên men phụ, tiến
hành pha bia bằng nước đã khử khí, tiệt trùng tuyệt đối, tỷ lệ pha tối đa là 25% nước sau
đó tiến hành lọc trong và đưa vào các bồn chứa. Từ các bồn này bia được đưa tới dây
chuyền chiết.
Quá trình lên men được chia thành 2 giai đoạn chính và phụ:
- Giai đoạn đầu của quá trình lên men được gọi là lên men chính. Trong giai đoạn
này, sự tiêu hao cơ chất diễn ra mạnh mẽ, một lượng lớn đường được chuyển hóa
thành cồn và CO
2
, sản phẩm của quá trình lên men chính là bia non đục, có mùi và

14
vị đặc trưng nhưng chưa thích hợp cho việc sử dụng như một thứ nước giải khát.
Nhiệt độ trong quá trình lên men chính từ 7-9
0
C.
- Sau giai đoạn lên men chính, chuyển sang quá trình lên men phụ và ủ bia. Quá
trình lên men này diễn ra chậm, bia được lắng trong, hàm lượng những sản phẩm
phụ gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng của bia giảm, hương vị bia tăng lên, nhiệt
độ trong giai đoạm lên men phụ tăng từ 2-5
0
C.
Thời gian lên men chính khoảng 14 ngày, sau đó được chuyển sang chế độ lên men phụ
trong khoảng 7 ngày. Tổng thời gian lên men là 21 ngày.
Bia sau khi lên men phụ xong được đưa sang pha bia sau đó đưa vào hệ thống pha bia,
lọc trong. Quá trình lọc bao gồm các chức năng: lọc trong, tạo ra sự ổn định cho bia, tạo
ra sự đồng đều cho sản phẩm. Bia được lọc trong chứa trong các bồn chứa bia thành
phẩm. Từ các bồn này bia được đưa tới dây chuyền chiết. Sau khi chiết, đóng nắp sản
phẩm được thanh trùng theo chế độ công nghệ phù hợp để diệt men, kéo dài thời gian tồn
trữ và sử dụng. Khâu cuối cùng là in hạn sử dụng, đóng thùng. Sau đó nhập kho thành
phẩm, xuất đi tiêu thụ.
II.2. CÁC NGUỒN CHẤT THẢI TẠI NHÀ MÁY
II.2.1. Nước thải
II.2.1.1. Tính chất nước thải
Bảng II.1. Tính chất nước thải của nhà máy
Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả
TCVN 5945 – 2005
A B C
pH - 8,84 6 - 9 5,5 - 9 5 - 9
COD mg/l 1536 50 100 400
BOD

5
(20
0
C) mg/l 20 50 100
SS mg/l 200 50 100 200
Tổng Nito mg/l 56 30 60 60
Tổng Photpho mg/l 5,6 4 6 8
Coliform Bg/l 5000 10000 -
15
Nước thải của nhà máy có hàm lượng SS, BOD và COD, chất dinh dưỡng vượt tiêu
chuẩn thải, pH cao, nhiệt độ nước thải khoảng 30
0
C. Vì vậy, cần xử lý chất dinh dưỡng,
BOD, COD, SS và ổn định pH. Đồng thời cần khử trùng nước thải trước khi thải ra môi
trường.
Đặc trưng nước thải của nhà máy bia là có hàm lượng các chất hữu cơ protein cao. Các
nguồn nước tahri trong nhà máy bao gồm:
- Nước thải lọc bã hèm: đây là loại nước thải ô nhiễm khá mạnh. Nước thải phát
sinh từ công nghệ lọc phèn, nên chúng dễ bị nhiễm chủ yếu bởi các chất hữu cơ,
cặn bã hèm và các vi sinh vật. Chỉ tiêu ô nhiễm như sau:
COD = 4000-5000mg/l
SS = 200-300mg/l
- Nước thải lọc dịch đường: loại nước thải này thường bị nhiễm bẩn hữu cơ. Lượng
glucose trong nước thải lọc dịch đường cũng ở mức cao, là môi trường thuận lợi
cho sự phát triển của các loại vi sinh vật. Ngoài ra, nước thải lọc dịch đường có độ
đục và độ màu khá cao.
- Nước thải của các thiết bị giải nhiệt được coi là sạch nhưng có nhiệt độ cao, từ 40-
50
0
C, có thể có một lượng dầu mỡ nhưng không đáng kể.

- Nước thải nấu – đường hóa: nước thải của công đoạn này giàu các chất
hydrocacbon, xenlulozo, hemixenlulozo, pentozo trong vở trấu, các mảnh hạt và
bột, các cục vón cùng với xác hoa, một ít tanin, các chất đắng, chất màu.
- Nước thải lên men: nước thải của công đoạn này rất giàu xác men – chủ yếu là
protein, các chất khoáng, vitamin cùng với bia cặn.
- Nước thải thành phẩm: công đoạn này bao gồm các quá trình lọc, bão hòa CO
2
,
chiết bock, đóng chai, hấp chai. Nước tahri ở đây chứa bột trợ lọc lẫn xác men, lẫn
bia chảy tràn ra ngoài.
- Nước thải từ quy trình sản xuất: bao gồm:
+ Nước lẫn bã malt và bột sau khi sấy dịch đường. Để bã trên sàn lưới, nước sẽ
tách ra khỏi bã.
+ Nước rửa thiết bị lọc, nồi nấu, thùng nhân giống, lên men và các loại thiết bị
khác.
+ Nước rửa chai và két chứa.
+ Nước rửa sàn, phòng lên men, phòng tàng trữ.
16
+ Nước thải từ nồi hơi.
+ Nước vệ sinh sinh hoạt.
+ Nước thải từ hệ thống làm lanh có chứ hàm lượng clorit cao (tới 500mg/l),
cacbonat thấp.
II.2.1.2. Xử lý nước thải
Nhà máy áp dụng quy trình xử lý nước thải như sơ đồ sau:
Ngăn tách rác 3 lớp
Bể gom NT
Bể điều hòa
Bể khử trùng
Cống thoát nước chung
NT vào

Clo
Bể nén và phân hủy bùn hiếu khí
Bể Aerotank
Bể
UASB
Bể lắng UASB
Bể chứa bùn yếm khí dư
Bể trung gian
Acid
Khí
17
Nước thải sinh hoạt và nước thải từ các công đoạn sản xuất được tập trung về ngăn tách
rác 3 lớp. Trong ngăn tách rác bố trí 3 tầng song chắn rác để loại bỏ các cặn, rác kích
thước lớn. Rác giữ lại ở song chắn rác được thu gom thủ công và đem đi xử lý chung với
rác sinh hoạt. Sau đó nước thải được dẫn về bể gom nước thải và được bơm lên bể điều
hòa và cân bằng pH. Tại bể điều hòa có hệ thống cấp hóa chất để điều chỉnh pH nước thải
phù hợp vào bể UASB. Bể UASB có chức năng phân hủy kị khí phần lớn chất hữu cơ
trong nước thải (90%). Bùn cặn trong bể UASB được tập trung trong bể chứa bùn yếm
khí dư. Nước thải sau khi phân hủy kị khí trong bể UASB được lắng tại bể lắng UASB.
Nước từ bể lắng UASB qua bể trung gian rồi qua 3 bể Aerotank để xử lý hiếu khí triệt để
chất hữu cơ trong nước thải. Cuối cùng, nước thải qua bể khử trùng và ra ngoài. Bùn lắng
tử bể lắng UASB và aerotank được xử lý bằng bể nén bùn và phân hủy bùn hiếu khí.
II.2.2. Khí thải
II.2.2.1. Tính chất và tác hại của khí thải
II.2.2.1.1. Tính chất của khí thải
Khí thải của nhà máy bao gồm khí phát thải sinh ra do quá trình đốt nhiên liệu tại nồi hơi,
hơi và mùi hóa chất sử dụng, mùi sinh ra trong quá trình nấu và của các chất thải hữu cơ
như bã hèm, men chưa được xử lý kịp thời. Nồng độc của khí thải còn phụ thuộc vào
18
chất lượng nguyên liệu và hiệu suất vận hành nồi hơi. Hệ thống máy lạnh sử dụng môi

chất NH
3
ít gây ô nhiễm đến môi trường.
Ngoài ra, khí thải còn phát sinh từ các phương tiện vận chuyển nguyên nhiên liệu, sản
phẩm của nhà máy, nhiên liệu sử dụng chủ yếu là xăng và dầu FO.
Khí thải còn phát sinh từ nhà máy phát điện dự phòng.
II.2.2.1.2. Tác hại của khí thải
*Khí SO
2
:
Trong khí quyển, khí sunfua dioxit (dioxyt lưu huỳnh) bị oxi hóa thành SO
3
theo quá
trình oxi hóa xúc tác hay oxi hóa quang hóa. Trong điều kiện độ ẩm cao SO
2
dễ bị các
giọt nước có lẫn nhiều bụi hấp thụ thì quá trình oxi hóa diễn ra rất thuận lợi với điều kiện
có mặt các chất xúc tác (thường là muối của Fe
3+
Mn
2+
chính chúng là thành phần của
bụi). NH
3
có trong không khí cũng làm cho phản ứng tăng nhanh và làm tăng độ tan SO
2
trong giọt nước, có thể tạo ra amôni sunphát. Còn quá trình oxi hóa quang hóa liên quan
với điều kiện độ ẩm và ánh sáng. SO
2
được hoạt hóa và có năng lượng lớn và tác dụng

với O
2
với tốc độ nhanh thành SO
3
. Quá trình này càng nhanh khí trong khí quyển có oxit
nitơ và hidrocacbon Sunfuatrioxit (trioxyt lưu huỳnh) được tạo ra từ SO
2
, phản ứng ngay
với H
2
O tạo nên H
2
SO
4
kết hợp dễ dàng với các giọt sinh ra một dung dịch H
2
SO4. Trong
khí quyển có NH
3
hay các hạt NaCl thì Na
2
SO4. HCl sẽ hình thành. Như vật SO
2
tồn tại
trong khí quyển cũng chỉ được tính hàng ngày.
SO
2
là khí tương đối nặng nên thường ở gần mặt đất, ngang tầm sinh hoạt của con người,
nên là khí ô nhiễm và tác động trực tiếp đến cuộc sống. SO
2

là khí dễ tan trong nước nên
dễ phản ứng với cơ quan hô hấp của người và động vật khi xâm nhập vào cơ thể. Ở hàm
lượng thấp, SO
2
làm sưng niêm mạc, ở hàm lượng cao (>0,5mg/m ) gây tức thở, ho,
viêm loét đường hô hấp. Khi có mặt cả SO
2
và SO
3
sẽ gây tác động mạnh hơn, thậm chí
có thể gây co thắt phế quản và đến tử vong. SO
2
tạo nên H
2
SO4, là thành phần chính của
mưa axit, làm thiệt hại mùa màng, nhiễm độc cây trồng, giảm tuổi thọ của các sản phẩm
vải, nilông, tơ nhân tạo, đồ dùng bằng da, giấy, ảnh hưởng đến chất lượng của các công
trình xây dựng…
19
*Khí CO
2
:
Khí CO
2
ở nồng độ thấp không gây nguy hiểm cho người và động vật nhưng ở nồng độ
cao sẽ gây nguy hại. Khí CO
2
là một trong các khí nhà kính nên việc tăng hàm lượng CO
2
trong khí quyển sẽ gây nên sự gia tăng hiệu ứng nhà kính. Đối với thực vật, khí CO

2

ảnh hưởng tốt, tăng cường khả năng quang hợp nhất là trong điều kiện khí hậu nhiệt đới
nóng, ẩm.
*Các loại khí thải khác:
- Khí sunfua hidro H
2
S có thể gây độc hại như sau: ở nồng độ thấp gây nhức đầu, khó
chịu, ở nồng độ cao (> 150ppm) gây tổn thương màng nhày của cơ quan hô hấp, viêm
phổi, ở nồng độ khoảng 700ppm đến 900ppm có thể xuyên màng phổi, xâm nhập mạch
máu, dẫn đến tử vong. Đối với thực vật, H
2
S làm tổn thương lá cây, rụng lá, giảm khả
năng sinh trưởng
- CO là khí độc, nếu xâm nhập vào cơ thể, CO tác dụng với hồng cầu trong máu tạo hợp
chất bền vững, làm giảm hồng cầu, giảm khả năng hấp thụ, vân chuyển O
2
của hồng cầu
di nuôi các tế bào của cơ thể. Ngộ độc nhẹ CO có thể để lại di chứng thiếu máu, hay
quên. Ngộ độc nặng gây ngất, lên cơn co giật, liệt tay chân và có thể dẫn đến tử vong
trong vòng vài ba phút khi nồng độ vượt quá 2%. Thực vật khi tiếp xúc với CO ở nồng độ
cao sẽ bị rụng lá, xoăn quăn, cây non có thể chết yểu.
- NO là khí không màu, không mùi, không tan trong nước. Khi xâm nhập vào cơ thể nó
có thể tác dụng với hồng cầu trong máu, làm giảm khả năng vận chuyển oxy của máu,
dẫn đến bệnh thiếu máu.
- NO
2
là khí có màu nâu nhạt, mùi hắc, có tính kích thích, dễ tan trong nước. Khi xâm
nhập vào cơ thể nó có thể tạo thành axit qua đường hô hấp hoặc tan vào nước bọt, vào
đường tiêu hóa sau đó vào máu, gây nguy hiểm cho cơ thể.

- NO
x
tác dụng với hơi nước trong khí quyển, tạo thành axit HNO
3
, như vậy cùng với axit
H
2
SO
4
, là thành phần chính của mưa axit, làm thiệt hại mùa màng, nhiễm độc cây trồng,
giảm tuổi thọ của các sản phẩm vải, nilông, tơ nhân tạo, đồ dùng bằng da, giấy, ảnh
hưởng đến chất lượng của các công trình xây dựng…
20
- NH
3
có mùi khó chịu và gây viêm đường hô hấp cho người và động vật. Khi tan vào
nước gây nhiễm độc cá và hệ vi sinh vật nước
II.2.2.2. Biện pháp xử lý khí thải
II.2.2.2.1. Xử lý CO2
Đầu tư hệ thống thu hồi CO
2
từ các tank lên men giảm hoàn toàn lượng CO
2
phát tán vào
môi trường không khí và sử dụng vào các mục đích khác, góp phần giảm thiểu phát thải
khí nhà kính.
II.2.2.2.2. Xử lý SO2
Phương pháp xử lý SO
2
bằng vôi hiện nay đang được áp dụng rộng rãi trong công nghiệp

vì hiệu quả xử lý cao, nguyên liệu rẻ tiền, dễ kiếm. Sơ đồ công nghệ xử lý được thể hiện
trong hình dưới đây.
21
Hình III.1. Sơ đồ xử lý khí SO
2
bằng sữa vôi
II.2.3. Chất thải rắn
II.2.3.1. Tính chất chất thải rắn
Chất thải rắn chính của quá trình sản xuất bia bao gồm bã men, bã hèm, các mảnh thủy
tinh từ chai vỡ, keg vỡ, nhãn thải từ khu vực đóng gói, bột trợ lọc từ khu vực lọc, bột giấy
từ quá trình rửa chai, giấy, nhựa, kim loại từ các bộ phận phụ trợ, xỉ than, dầu thải, dầu
phanh. Bã hèm và bã men là chất hữu cơ, sẽ gây mùi cho khu vực sản xuất nếu không
được thu gom và xử lý kịp thời.
Chất thải rắn sinh hoạt: được phát sinh từ nhà ăn, nhà vệ sinh, văn phòng, các vườn cây,
bãi cỏ của nhà máy. Thành phần chủ yếu bao gồm giấy, hộp nhựa tổng hợp, bao bì nilon,
thức ăn thừa, lá cây, Rác sinh hoạt có thành phần chất hữu cơ cao, là môi trường sống
thuận lợi cho các loài vi sinh vật gây bệnh.
Chất thải rắn nguy hại bao gồm các loại pin, ắc quy, bóng đè, bao bì đựng dầu, đựng hóa
chất, can đựng, thùng đựng hóa chất. Đối với chất thải rắn nguy hại, nếu nhà máy không
thực hiện tốt các công tác thu gom và lưu trữ thì chúng sẽ phân hủy gây mùi khó chịu,
phát sinh nhiều vi khuẩn gây bệnh.
II.2.3.2. Biện pháp xử lý chất thải rắn
Vấn đề quan trọng nhất cần quan tâm trong việc xử lý chất thải rắn là phân loại chúng
thành các loại khác nhau. Trong nhà máy bia hầu như tất cả các chất thải rắn đều được
tận thu, tái sử dụng. Bã bia chứa trong xilo được cung cấp làm thức ăn chăn nuôi gia súc.
Nếu không sử dụng hết cho mục đích này thì sẽ được sấy khô làm thức ăn dự trữ cho gia
súc, hoặc làm phân bón cải tạo đất.
Trong nhà máy có sử dụng chai tái sử dụng, sẽ có rất nhiều mảnh thủy tinh vỡ. Có thể thu
gom chai vỡ để tái chế thành chai mới nếu chúng không bị lẫn các chất rắn khác như
giấy, kim loại, nếu chúng có lẫn thì sẽ được đưa đi chôn lấp.

Bột trợ lọc là một trong những thành phần chất thải rắn chiếm lượng lớn. Các phương
pháp xử lý tái chế vẫn đang được nghiên cứu, hiện phương pháp xử lý tại nhà máy là đem
đi chôn lấp.
Bột giấy từ các nhãn trong quá trình rửa chai được tái sử dụng đem đi làm phân bón.
22
II.2.4. Các nguồn ô nhiễm khác (tiếng ồn, mùi )
Tiếng ồn phát sinh do các hoạt động vận chuyển, vận hành máy móc trang thiết bị, với
tần số lớn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân lao động.
Nhà máy bia hàng ngày thải ra ngoài một lượng rất lớn bã thải, nguồn bã thải này dễ lên
men, bốc mùi hôi thối, nếu gặp mưa hoặc gió sẽ khuếch tán theo. Vì vậy nếu không có
biện pháp xử lý kịp thời sẽ gây ô nhiễm nặng đến môi trường.
23
CHƯƠNG III. CÔNG CỤ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
III.1. CÔNG CỤ CHỈ HUY KIỂM SOÁT
III.1.1. Nhóm nghĩa vụ pháp lý
III.1.1.1. Chính sách và pháp luật
Các văn bản pháp luật môi trường:
- Thông tư 02/2009/TT-BTNMT ngày 19/03/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về
việc quyết định đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước.
- Thông tư 07/2007/TT-BTNMT ngày 03/07/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về
việc hướng dẫn phân loại và quyết định danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường cần phải
xử lý.
- Thông tư 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/04/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về
việc quản lý chất thải nguy hại.
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của chính phủ về quản lý chất thải rắn.
- QCVN 24-2009/BTNMT: quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.
- QCVN 19-2009/BTNMT: quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với
bụi và các chất vô cơ.
- QCVN 05-2013/BTNMT: quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung
quanh.

- QCVN 26-2010/BTNMT: quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về tiếng ồn.
III.1.1.2. Công cụ đánh giá tác động môi trường
Thực hiện đánh giá tác động môi trường dựa vào những căn cứ pháp luật và kĩ thuật sau:
- Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
- Nghị định 29/2011/CP ngày 12/06/2011 của Chính phủ về đánh giá môi trường chiến
lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.
- Nghị định 81/2006/CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
24
- Thông tư 05/2008/TT-BTNMT ngày 18/12/2008 của Bộ tài nguyên và Môi trường
hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo
vệ môi trường.
III.1.2. Nhóm thỏa thuận tình nguyện
III.1.2.1. Hệ thống quản lý môi trường
Hệ thống quản lý môi trường (Environmental Management System - EMS) là một phần
trong hệ thống quản lý của một tổ chức được sử dụng để triển khai và áp dụng chính sách
môi trường và quản lý các khía cạnh môi trường của tổ chức. Hệ thống quản lý môi
trường được xây dựng trên cơ sở các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001, phiên bản hiện
hành là ISO 14001:2004. Hoạt động của hệ thống quản lý môi trường dựa theo mô hình
PDCA - Hoạch định, thực hiện, kiểm tra, hành động, cụ thể:
- PLAN (P) - Hoạch định: Xác định các khía cạnh môi trường, thiết lập mục đích và chỉ
tiêu môi trường.
- DO (D) - Thực hiện: Tiến hành đào tạo và kiểm soát vận hành.
- CHECK (C) - Kiểm tra: Kiểm tra và tiến hành các hành động khắc phục.
- ACTION (A) - Hành động: Triển khai các chương trình môi trường, thực hiện việc xem
xét, và cải tiến liên tục. TIP Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 là tiêu chuẩn được công nhận rộng
rãi nhất trên thế giới về cách tiếp cận có hệ thống đối với quản lý môi trường.
25
Hình III.1. Mô hình PDCA

×