Tiểu luận Kinh tế học
LỜI NÓI ĐẦU
Từ năm 1986 đến nay, Việt Nam đang thực hiện chính sách đổi mới
toàn diện mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, trọng tâm là chuyển đổi nền
kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành
phần hoạt động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt
Nam đã nhiều năm duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, nhất là gần
đây luôn duy trì tốc độ trên 7%/năm, đời sống của nhân dân ngày càng được
nâng cao, môi trường kinh tế, chính trị được giữ vững… Để có được những
thành tựu trên đã có sự đóng góp của rất nhiều thành phần kinh tế, trong đó
thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có vai trò hết sức quan trọng đối
với sự phát triển của nền kinh tế. Do vậy, Nghị quyết Đại biểu toàn quốc lần
thứ IX đã khẳng định kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận cấu
thành nền kinh tế thị trường. Mặt khác, năm 1987 Luật đầu tư trực tiếp nước
ngoài được ban hành đã thể hiện được quan điểm mở cửa, hội nhập nền kinh
tế Việt Nam với nền kinh tế khu vực và thế giới.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đóng góp một nguồn vốn quan trọng của
toàn xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp
hoá, hiện đại hoá; góp phần nâng cao năng lực quản lý và chuyển giao công
nghệ trên thế giới, mở rộng thị trường và tạo nhiều việc làm.
Tuy nhiên bên cạnh đó hoạt động đầu tư vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế
và cần có nhiều biện pháp để khắc phục. Cơ cấu vốn đầu tư theo lĩnh vực và
theo địa bàn chưa đáp ứng yêu cầu của phát triển kinh tế; hiệu quả tổng thể về
mặt kinh tế - xã hội do hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài chưa cao nhà
đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam vẫn còn ít; trình độ lao động trong
các doanh nghiệp nước ngoài còn chưa cao. Nguyên nhân của tình trạng trên
do khung pháp lí về đầu tư còn nhiều phiền hà; thủ tục rườm rà; việc sử dụng
vốn đầu tư nước ngoài đối với các nội dung phát triển kinh tế còn nhiều hạn
chế.
Nguyễn Hùng Cường Lớp: K18 - ĐHKT - ĐHQGHN
1
Tiểu luận Kinh tế học
Qua những phân tích tác động tích cực và hạn chế của đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào Việt Nam. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài "Tác động của đầu
tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển kinh tế Việt Nam".
Kết cấu của đề tài gồm 3 phần: Phần mở đầu; phần nội dung; phần kết
luận và tài liệu tham khảo. Tuy nhiên phần nội dung gồm 3 chương:
Chương I: Những vấn đề lý luận về FDI và tác động của FDI đối với
phát triển kinh tế.
Chương II: Đánh giá tác động của FDI với phát triển kinh tế.
Chương III: Một số kiến nghị.
Nguyễn Hùng Cường Lớp: K18 - ĐHKT - ĐHQGHN
2
Tiểu luận Kinh tế học
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ FDI VÀ TÁC ĐỘNG
CỦA FDI ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ.
I. Những vấn đề chung về FDI
1.1. Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài
Theo Lênin cho rằng hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài là hoạt
động "xuất khẩu tư bản" từ các nước tư bản phát triển sang các nước thuộc địa
nhằm duy trì sự áp bức bóc lột và khai thác tài nguyên thiên nhiên.
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cũng đã đưa ra định nghĩa về đầu tư trực tiếp
nước ngoài là: "Đầu tư nước ngoài là đầu tư có lợi ích lâu dài của một doanh
nghiệp tại một nước khác (nước nhận đầu tư), không phải tại nước mà doanh
nghiệp đang hoạt động (nước đi đầu tư) với mục đích quản lý một cách có
hiệu quả doanh nghiệp.
Quan điểm về FDI của Việt Nam được quy định tại khoản 1 Điều 2 của
Luật đầu tư nước ngoài:"Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước
ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào đó để tiến hành
đầu tư theo quy định.".
Từ các quan điểm trên về FDI, có thể rút ra định nghĩa về đầu tư trực
tiếp nước ngoài như sau: "Đầu tư trực tiếp nước ngoài là sự di chuyển vốn, tài
sản, công nghệ hoặc bất kỳ tài sản nào từ nước đi đầu tư sang nước tiếp nhận
đầu tư để thành lập hoặc kiểm soát doanh nghiệp nhằm mục đích kinh doanh
có lãi.
1.2. Bản chất và đặc điểm của đầu tư nước ngoài
Bản chất của đầu tư nước ngoài là nhằm mục đích tối đa hóa lợi ích hay
tìm kiếm lợi nhuận và nước tiếp nhận đầu tư thông qua di chuyển vốn (bằng
tiền, tài sản, công nghệ và trình độ quản lý của nhà đầu tư nước ngoài) từ
nước đi đầu tư đến nước tiếp nhận đầu tư. Nhà đầu tư có thể là các tổ chức
kinh tế, cá nhân nước ngoài đầu tư. Đây cũng là đặc điểm cơ bản của FDI.
Đặc điểm của FDI. Ngoài đặc điểm trên, FDI còn có đặc điểm sau đây:
Nguyễn Hùng Cường Lớp: K18 - ĐHKT - ĐHQGHN
3
Tiểu luận Kinh tế học
- FDI mang tính lâu dài: Đầu tư trực tiếp các dòng vốn có thời gian hoạt
động dài, thời gian thu hồi vốn đầu tư ban đầu lâu.
- FDI có sự tham gia quản lý của các nhà đầu tư nước ngoài. Nhà đầu
tư nước ngoài có quyền kiểm soát và tham gia các hoạt động quản lí của các
doanh nghiệp được tiếp nhận vốn đầu tư nước ngoài.
- Đi kèm dự án FDI có 3 yếu tố: hoạt động thương mại; chuyển giao
công nghệ; di cư lao động quốc tế.
- FDI gắn liền với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa đầu
tư giữa quốc gia. Chính sách về FDI của một quốc gia tiếp nhận đầu tư thể
hiện chính sách mở cửa và quan điểm hội nhập đầu tư quốc tế.
- FDI là sự gặp gỡ về nhu cầu của một bên là nhà đầu tư và bên kia là
nước tiếp nhận đầu tư.
II. Tác động của FDI đối với phát triển kinh tế.
2.1. Tác động tích cực
2.1.1. FDI thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng
kinh tế, giúp cho nước tiếp nhận đầu tư huy động mọi nguồn lực sản xuất
(vốn, lao động, tài nguyên, công nghệ…).
Hoạt động FDI đã trực tiếp đóng góp vào GDP của các nước tiếp nhận
đầu tư, tăng thu nhập của người lao động. Hoạt động FDI thông qua các hoạt
động di chuyển vốn; công nghệ; kỹ năng đã góp phần nâng cao năng suất lao
động của nước tiếp nhận đầu tư.
2.1.2. FDI bổ sung nguồn vốn cho phát triển kinh tế
Nguồn vốn đầu tư cho phát triển được lấy từ 2 nguồn là nguồn vốn
trong nước và nguồn vốn nước ngoài. Nguồn vốn trong nước được hình thành
từ tiết kiệm và đầu tư. Nguồn vốn nước ngoài được hình thành thông qua vay;
đầu tư gián tiếp; đầu tư trực tiếp. Nhưng đối với các nước nghèo và đang phát
triển thì luôn lâm vào tình trạng thiếu vốn. Theo Paul A. Samuelson, thì các
hoạt động sản xuất và đầu tư ở các nước này lâm vào một vòng luẩn quẩn:
Nguyễn Hùng Cường Lớp: K18 - ĐHKT - ĐHQGHN
4
Tiểu luận Kinh tế học
Thu nhập thấp → tiết kiệm và đầu tư thấp → khả năng phát triển của vốn và
tích tụ vốn thấp → không đủ vốn cho đầu tư → năng suất thấp và lại quay trở
lại chu kỳ bàn đầu.
Do vậy để phá vỡ được vòng luẩn quẩn kia thì nguồn vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài là một phương án rất thích hợp và đầu tư trực tiếp nước ngoài
có ưu thế hơn so với các nguồn vốn khác:
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài không tạo ra khoản nợ.
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài có tính ổn định cao và không thuận lợi
cho việc rút vốn như các khoản vay hoặc đầu tư gián tiếp.
- Lợi nhuận chỉ được chuyển về nước khi dự án tạo ra lợi nhuận và một
phần lợi nhuận được các chủ đầu tư sử dụng để tái đầu tư.
2.1.3. FDI góp phần vào quá trình phát triển công nghệ
Công nghệ có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, giúp các
nước đang phát triển theo kịp tốc độ tăng trưởng kinh tế ở các nước công
nghiệp phát triển dựa vào lợi thế của nước đi sau (kế thừa những thành tựu
khoa học kỹ thuật của nhân loại). Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài có
vai trò đặc biệt quan trọng đối với quá trình phát triển khoa học - công nghệ
nâng cao năng lực sản xuất và nâng cao năng suất lao động tại nước tiếp nhận
đầu tư.
Tác động tích cực của FDI đối với phát triển công nghệ qua:
- Chuyển giao công nghệ: để công nghệ mới và tiên tiến phục vụ hoạt
động sản xuất thì cần phải chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển sang
các nước đang phát triển. Do hoạt động chuyển giao công nghệ ngày càng
phức tạp do vậy chuyển giao công nghệ thông qua FDI là một kênh chuyển
giao hiệu quả và chi phí thấp. Chuyển giao công nghệ thông qua FDI đã làm
cho khoảng cách công nghệ giữa nước đi đầu và nước tiếp nhận đầu tư bị thu
hẹp. Hình thức chuyển giao được thực hiện thông qua: Chuyển giao bên trong
là hình thức chuyển giao giữa công ty mẹ và công ty con (nước tiếp nhận đầu
Nguyễn Hùng Cường Lớp: K18 - ĐHKT - ĐHQGHN
5
Tiểu luận Kinh tế học
tư). Chuyển giao bên ngoài được thực hiện giữa các công ty khác nhau liên
doanh với doanh nghiệp trong nước; hỗ trợ công nghệ…
- Hoạt động phổ biến công nghệ: Hoạt động FDI tạo ra hiệu ứng tích
cực đối với các doanh nghiệp của nước tiếp nhận đầu tư (i) thông qua cạnh
tranh sẽ thúc đẩy việc cải thiện và nâng cao công nghệ trong nước; (ii) di
chuyển lao động từ nơi có trình độ công nghệ cao đến các nước đang phát
triển góp phần chuyển giao công nghệ).
2.1.4. Nâng cao chất lượng lao động
Chất lượng lao động có ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ tăng trưởng
kinh tế của một quốc gia. FDI tác động đến vấn đề lao động của nước tiếp
nhận đầu tư cả về số lượng lẫn chất lượng. Số lượng là việc giải quyết việc
làm cho người lao động. Còn chất lượng lao động, FDI làm thay đổi cơ bản
nâng cao năng lực và kỹ năng lao động thông qua: đào tạo trực tiếp và gián
tiếp nâng cao trình độ lao động.
- Trực tiếp đào tạo: Do các công ty nước ngoài hoặc có doanh nghiệp
có vốn FDI phải tuyển dụng lao động địa phương. Để lao động địa phương có
thể sử dụng thành thạo những công nghệ tiên tiến đã được chuyển giao,
phương thức đào tạo có thể là: đào tạo trực tiếp thông qua các khóa học do
các chuyên gia của công ty giảng dạy hoặc kết hợp với các cơ sở đào tạo
trong nước tiếp nhận đầu tư.
- Gián tiếp nâng cao chất lượng lao động của nước tiếp nhận đầu tư.
Các nước đầu tư FDI yêu cầu đầu tư vào nước có chất lượng lao động cao để
không mất nhiều thời gian và chi phí đào tạo. Do vậy, với chính sách thu hút
đầu tư nước ngoài các nước tiếp nhận đầu tư phải có chiến lược phát triển
nguồn nhân lực có hiệu quả để đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng.
2.1.5. FDI góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, tăng thu
nhập cho người lao động
Giải quyết việc làm tại các nước tiếp nhận đầu tư: hoạt động đầu tư đã
góp phần làm giảm tỉ lệ thất nghiệp ở những quốc gia này. Thứ nhất: trực tiếp
Nguyễn Hùng Cường Lớp: K18 - ĐHKT - ĐHQGHN
6
Tiểu luận Kinh tế học
tạo việc làm bằng cách tuyển dụng lao động địa phương vào các doanh nghiệp
có vốn FDI. Thứ hai, FDI gián tiếp tạo ra việc làm thông qua các doanh
nghiệp cung cấp hàng hoá và dịch vụ cho các doanh nghiệp có vốn FDI.
Vấn đề nâng cao thu nhập, người lao động làm việc trong các công ty
có vốn FDI thường cao hơn so với làm tại các doanh nghiệp trong nước.
Nguyên nhân là (i) sản lượng sản xuất tại các doanh nghiệp FDI thường cao
hơn với các doanh nghiệp trong nước; (ii) lao động có chất lượng cao hơn;
(iii) công ty GDI có thị trường rộng lớn và quy mô lớn.
2.1.6. FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước tiếp nhận đầu
tư
Cơ cấu đầu tư của một quốc gia là cấu trúc của nền kinh tế hay nói các
khác là tổng thể các mối quan hệ hữu cơ giữa các yếu tố cấu thành nền kinh
tế.
Ba yếu tố cơ bản cấu thành nên cơ cấu kinh tế của một quốc gia là: (i)
cơ cấu thành phần kinh tế; (ii) cơ cấu ngành kinh tế; (iii) cơ cấu vùng kinh tế.
Trng số ba yếu tố đó, cơ cấu ngành kinh tế đóng vai trò quan trọng nhất quyết
định hình thức của những cơ cấu kinh tế khác. Do vậy, việc thay đổi cơ cấu
ngành kinh tế sẽ làm thay đổi cơ cấu kinh tế của một quốc gia. Một cơ cấu
kinh tế hợp lý ở nước tiếp nhận đầu tư sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Hoạt
động đầu tư trực tiếp nước ngoài đi kèm với vốn, kỹ năng và trình độ quản lý
có tác động mạnh đến cơ cấu ngành kinh tế dẫn đến làm thay đổi và dịch
chuyển cơ bản cơ cấu kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư.
Việc nghiên cứu hoạt động đầu tư trực tiếp của nước ngoài cho thấy
một đặc điểm là nguồn đầu tư đó chủ yếu nhằm vào cácngành công nghiệp và
dịch vụ. Đối với ngành nông nghiệp, tỷ lệ của nguồn vốn đầu tư đó là tương
đối thấp hoặc nếu có thì chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến.
Như vậy, nhìn chung hoạt động FDI sẽ góp phần làm cho cơ cấu kinh tế của
nước tiếp nhận đầu tư chuyển dịch theo hướng tương đối ngành công nghiệp
và dịch vụ so với ngành nông nghiệp.
Nguyễn Hùng Cường Lớp: K18 - ĐHKT - ĐHQGHN
7
Tiểu luận Kinh tế học
2.1.7. Một số tác động tích cực khác
- FDI góp phần bảo vệ môi trường, khai thác hiệu quả tài nguyên thiên
nhiên.
- FDI góp phần vào quá trình mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế.
2.2. Những thách thức; hạn chế của FDI
2.2.1. Vấn đề về bổ sung nguồn vốn cho phát triển kinh tế
Thứ nhất, vốn do hoạt động FDI cung cấp có chi phí vốn cao hơn so với
các nguồn vốn khác từ nước ngoài (vay thương mại hoặc vay giữa các chính
phủ).
Thứ hai, vốn do hoạt động FDI có thể ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ
của quốc gia tiếp nhận đầu tư. Nếu vốn FDI được cung cấp là lớn sẽ giảm cầu
tiền, làm tăng lạm phát và ảnh hưởng đến kế hoạch điều chỉnh chính sách tiền
tệ.
2.2.2. Về môi trường, chuyển giao công nghệ về hiệu quả sản xuất
Về vấn đề môi trường: tốc độ tăng trưởng cao sẽ phải sử dụng nhiều tài
nguyên thiên nhiên và chất thải từ hoạt động sản xuất là nguyên nhân chính
gây tình trạng ô nhiễm môi trường. Hoạt động đầu tư trực tiếp chủ yếu được
tiến hành trong công nghiệp và những chất thải nếu không xử lí tốt sẽ gây ô
nhiễm môi trường. Ngoài nguyên nhân trên còn có việc chuyển giao công
nghệ lạc hậu từ nước đi đầu tư sang nước nhận đầu tư cũng là một nguyên
nhân gây ô nhiễm môi trường. Vì chuyển giao công nghệ mang lại lợi ích cho
nhà đầu tư và mang lại hậu quả cho nước nhận đầu tư. Thứ nhất: thải công
nghệ lạc hậu để đổi mới công nghệ nước mình. Thứ hai, việc chuyển giao
mang lại nguồn thu cho nước đi đầu tư.
Về chuyển giao công nghệ và hiệu quả sản xuất: Chuyển giao công
nghệ lạc hậu làm giảm hiệu quả sản xuất tại các nước tiếp nhận đầu tư, công
nghệ hóa học sẽ kìm hàm sự phát triển kinh tế của các nước tiếp nhận đầu tư.
2.2.3. Những thách thức, hạn chế của FDI
Nguyễn Hùng Cường Lớp: K18 - ĐHKT - ĐHQGHN
8
Tiểu luận Kinh tế học
- FDI làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo của các nước tiếp nhận đầu
tư
Hoạt động FDI một mặt làm tăng thu nhập cho địa phương. Mặt khác
nó chỉ ưa thích những vùng, những địa phương có điều kiện thuận lợi, đó
cũng thường là những nơi khá giả. Bởi vậy, FDI sẽ làm cho những nơi giàu
thì giàu nhanh hơn, còn những vùng khó khăn nơi khó mời gọi FDI thì thay
đổi một cách chậm chạp.
2.2.4. Tác động khác
a) Về cạnh tranh
Những công ty FDI thường sở hữu công nghệ hiện đại, trình độ tổ chức
sản xuất tiên tién, vốn lớn so với các doanh nghiệp trong nước. Đó là những
đối thủ cạnh tranh đáng sợ đối với các doanh nghiệp trong nước. Không ít
trường hợp hàng hoá và dịch vụ của các công ty đa quốc gia chiếm dần thị
trường của các doanh nghiệp bản địa, thậm chí khiến các doanh nghiệp này đi
đến phá sản hoặc bị thôn tính.
b) Về lao động
Người lao động làm trong doanh nghiệp FDI thường đòi hỏi phải có
trình độ lao động cao nếu không đáp ứng thường bị xa thải. Một trong những
nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng người lao động bị sa thải đó là sự hợp
nhất, sáp nhập và giải thể của các công ty, tập đoàn kinh tế mạnh trên thế giới
ngày càng tăng lên.
Nguyễn Hùng Cường Lớp: K18 - ĐHKT - ĐHQGHN
9
Tiểu luận Kinh tế học
CHƯƠNG II
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM
I. Tác động tích cực đối với phát triển kinh tế
1.1. FDI thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam qua các thời kỳ là không ổn
định. Thời kỳ đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao là 1992 - 1997 với tốc độ
tăng trưởng GDP trên 8%. Sau thời gian chịu ảnh hưởng của cuộc khủng
hoảng tiến độ của khu vực 1997-1998 tốc độ tăng GDP có xu hướng giảm
xuát đạt thấp nhất vào năm 1999 là 4,77%. Tuy nhiên trong những năm gần
đây tốc độ tăng GDP của Việt Nam tương đối ổn định 6,8% (2001); 7,12
(2002); 7,24 (2003);…
Hoạt động FDI trong thời gian vừa qua đóng góp vai trò quan trọng làm
gia tăng GDP. Từ mức đóng góp 2% của hoạt động GDI với GDP năm 1992
nhưng trong 5 năm gần đây 2002-2006, tỉ lệ này là 13,9%; 14,3%; 15,1%;
15,9%; 17. Như vậy, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam cùng chiều với sự
đóng góp của hoạt động GDP.
1.2. FDI bổ sung nguồn vốn cho phát triển kinh tế
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong những năm gần
đây đã tăng lên đặc biệt là từ khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2006. Vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam năm 2003 đạt 4000 tỷ đồng; năm
2004 khoảng 4200 tỷ đồng; năm 2005 là 5300 tỷ đồng.
1.3. Góp phần chuyển giao công nghệ
Hoạt động FDI đã góp phần nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp
có vốn FDI nói chung và các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế Việt
Nam nói riêng. Thông qua hoạt động FDI đã tạo ra những hiệu ứng tích cực
thúc đẩy việc nghiên cứu và áp dụng những thành tựu khoa học, công nghệ
trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhiều công nghệ mới và hiện đại đã
Nguyễn Hùng Cường Lớp: K18 - ĐHKT - ĐHQGHN
10