Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng thuyết trình môn 3b (english for academic purposes) của sinh viên năm 2, khoa sư phạm tiếng anh, đại học ngoại ngữ, đại học quốc gia hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (492.28 KB, 28 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
TÊN ĐỀ TÀI

Yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng thuyết trình mơn
3B (English for academic purposes) của sinh viên
năm 2, trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc
gia Hà Nội

Chuyên ngành SV theo học: Sư phạm tiếng Anh

Môn học: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Đức Giang


Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng thuyết trình mơn 3B (English for academic
purposes) của sinh viên năm 2, khoa Sư phạm Tiếng Anh, trường Đại học Ngoại
ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Mục lục
Phần mở đầu:
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Câu hỏi nghiên cứu
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
5. Giả thuyết khoa học
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
7. Phạm vi nghiên cứu
8. Phương pháp nghiên cứu
9. Dự kiến cấu trúc



Chương 1: Cơ sở lý luận
1.Một số khái niệm liên quan
1.1. Khái niệm thuyết trình
1.2. Vai trị của kỹ năng thuyết trình
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng thuyết trình môn 3B
2. Tổng quan lịch sử nghiên cứu
2.1. Ở bối cảnh quốc tế
2.2. Ở bối cảnh Việt Nam

Chương 2: Cơ sở thực tiễn
1. Mô tả về nghiên cứu


1.1. Giới thiệu về phương pháp và công cụ nghiên cứu
1.2. Mô tả mẫu nghiên cứu
1.3 Mô tả các bước tiến hành nghiên cứu thực tiễn
2. Phân tích dữ liệu
2.1. Mơ tả phương pháp phân tích số liệu
2.2. Phân tích kết quả nghiên cứu

Kết luận và kiến nghị
Phụ lục
Tài liệu tham khảo

Danh mục viết tắt
SPTA: Sư phạm Tiếng Anh
ĐHNN: Đại học Ngoại ngữ
ĐHQGHN: Đại học Quốc gia Hà Nội
3B: Engish for academic purposes



Phần mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
1.1 Lí do về lý luận
Hiện nay, hoạt động học tập của sinh viên đang trở nên đa dạng và dần được
đổi mới sang hình thức lấy người học làm trung tâm (learner-centered approach).
Khác với phương thức học tập truyền thống, sinh viên trong lớp học hiện đại có
nhiều cơ hội tự nghiên cứu, tìm tịi và thể hiện bản thân trong lĩnh vực mà họ đang
theo đuổi. Thay vì chỉ nghe giảng đơn thuần và làm các bài tập thiên về lý thuyết,
sinh viên được yêu cầu tìm hiểu và trình bày về một chủ đề trong chương trình
học, khiến cho phương pháp thuyết trình (presentation) trở nên phổ biến và được
ưa chuộng ở các trường đại học và các cơ sở giáo dục sau phổ thông.
Theo Živković (2014), phương pháp học tập thơng qua việc thuyết trình mang
lại rất nhiều lợi ích cho sinh viên đại học. Không chỉ giúp sinh viên phát triển kỹ
năng giao tiếp, một kỹ năng cần thiết cho các bậc học cao hơn, cho công việc, cho
cuộc sống, việc tự tìm hiểu và thuyết trình về một chủ đề còn giúp sinh viên tiếp
thu kiến thức một cách sâu sắc, linh hoạt và chủ động. Sinh viên là người tìm hiểu,
từ đó lĩnh hội tri thức qua các hoạt động chuẩn bị, tìm tịi tài liệu trước khi thuyết
trình. Ngồi ra, hoạt động này cịn giúp sinh viên phát triển các kỹ năng mềm khác
như: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tư duy phản biện, kỹ năng nói trước đám
đơng,...
Như vậy, khơng thể phủ nhận rằng, thuyết trình là một hình thức học tập đầy
sáng tạo và hiệu quả, đặc biệt là ở bậc đại học.
1.2. Lý do về thực tiễn
Thuyết trình là một hình thức học tập phổ biến ở trường Đại học Ngoại ngữ,
đặc biệt là Khoa Sư phạm Tiếng Anh. Hình thức học tập này xuất hiện ở hầu hết
các môn học trong chương trình đào tạo. Mơn học 3B (English for academic



purposes) được giảng dạy cho sinh viên năm 2 là một trong những mơn học áp
dụng hình thức học thuyết trình.
Tuy nhiên, thực tế chỉ ra rằng, sinh viên vẫn gặp phải nhiều khó khăn trong việc
thực hành thuyết trình. Các yếu tố chủ quan (tâm lý người thuyết trình, sự chuẩn
bị tài liệu…) hay các yếu tố mang tính khách quan như (khán giả, không gian và
thời gian thuyết trình…) đều có ảnh hưởng nhất định tới kết quả thuyết trình mơn
3B nói riêng và kỹ năng thuyết trình của sinh viên nói chung
Do vậy, đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng thuyết trình mơn 3B (English
for academic purposes) với sự tập trung nghiên cứu về sinh viên năm 2, khoa Sư
phạm Tiếng Anh, Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội” sẽ tìm hiểu về thực
trạng của hình thức học tập qua thuyết trình của sinh viên. Đồng thời, nghiên cứu
cũng làm rõ các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả của một bài thuyết trình từ đó đề
ra các giải pháp (nếu có) nhằm cải thiện và nâng cao kỹ năng thuyết trình của sinh
viên.

2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện với mục đích sau:
Khảo sát thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới kỹ năng thuyết trình của sinh viên
năm 2, khoa SPTA, trường ĐHNN, ĐHQGHN trong môn học 3B (English for
academic purposes). Từ đó, đề xuất một số giải pháp để giúp sinh viên cải thiện
và nâng cao kỹ năng thuyết trình cho sinh viên.

3. Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu tập trung trả lời 2 câu hỏi sau:
3.1. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới kỹ năng thuyết trình của sinh viên trong
mơn học 3B?


3.2. Có những giải pháp nào giúp sinh viên cải thiện kỹ năng thuyết trình trong
mơn học 3B?


4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính là các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng thuyết trình
trong mơn học 3B
4.2 Khách thể nghiên cứu
Sinh viên năm hai (đang theo học môn 3B), khoa SPTA, trường ĐHNN, ĐHQG HN

5. Thực trạng yếu tố ảnh hưởng
Phần lớn sinh viên năm 2 khoa SPTA có làm quen với kỹ năng thuyết trình (ở các
mơn học ở bậc phổ thơng hoặc năm 1). Tuy nhiên, vẫn cịn nhiều sinh viên cịn bối
rối và gặp khó khăn khi thực hiện các yêu cầu, nhiệm vụ khi thuyết trình môn 3B.
Các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả thuyết trình có thể là yếu tố khách quan đến từ
giáo trình, giảng viên, yếu tố chủ quan đến từ người học hay cả hai. Nhóm nghiên
cứu muốn xác định được các yếu tố đó một cách cụ thể, rõ ràng. Từ đó, đưa ra
các giải pháp phù hợp giúp cải thiện kỹ năng thuyết trình của sinh viên ở mơn học
này.

6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Hệ thống hóa các vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài: kỹ năng thuyết trình,
các yếu tố ảnh hưởng tới kỹ năng thuyết trình, mơn học 3B
6.2. Khảo sát thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới kỹ năng thuyết trình mơn 3B
của sinh viên năm 2, khoa SPTA, ĐHNN, ĐHQGHN.
6.3. Đề xuất một số giải pháp để giúp sinh viên năm 2 nâng cao, cải thiện kỹ năng
thuyết trình mơn 3B


7. Phạm vi nghiên cứu
7.1. Nội dung:
Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng thuyết trình mơn 3B (English for

academic purposes) của sinh viên năm hai khoa SPTA, trường ĐHNN, ĐHQGHN là
nội dung chính mà nghiên cứu tập trung làm rõ. Đồng thời, nghiên cứu cũng đề
xuất giải pháp (nếu có) để cải thiện hiệu quả cho hoạt động thuyết trình của sinh
viên khi tham gia học phần 3B.
7.2. Thời gian nghiên cứu: từ 15/10/2021 đến 25/11/2021
7.3. Khách thể nghiên cứu: 100 sinh viên năm 2 (khóa QH2020) khoa SPTA, trường
ĐHNN, ĐHQGHN

8. Phương pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản
Đọc và phân tích các nghiên cứu trong và ngồi nước về đề tài kỹ năng thuyết trình
nói chung và kỹ năng thuyết trình cho sinh viên bậc Đại học nói riêng. Từ đó, tổng
hợp lại các khái niệm liên quan tới đề tài cho phần cơ sở lí luận.
8.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Bảng hỏi được thiết kế để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tới kỹ năng thuyết trình
mơn học 3B của sinh viên năm 2, khoa SPTA, ĐHNN, ĐHQGHN.
8.3. Phương pháp thống kê toán học: Phương pháp xử lý số liệu
Sau khi thu được phản hồi của các khách thể nghiên cứu, dữ liệu sẽ được nhập và
phân tích qua phần mềm SPSS.

9. Dự kiến cấu trúc
9.1. Phần mở đầu
9.2. Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
9.3. Chương 2: Cơ sở thực tiễn và phương pháp nghiên cứu


9.4. Chương 3: Kết quả nghiên cứu thực tiễn
9.5. Chương 4: Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo và Phụ lục



CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
"Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng thuyết trình mơn 3B (English for academic
purposes): Nghiên cứu về sinh viên năm 2, khoa Sư phạm Tiếng Anh, Đại học
Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội."
1. Một số khái niệm liên quan đến đối tượng nghiên cứu
1.1. Khái niệm thuyết trình
Thuyết trình là q trình truyền đạt thơng tin nhằm đạt được các mục tiêu
cụ thể: hiểu, tạo dựng quan hệ và thực hiện. Người thuyết trình có nhiệm vụ trình
bày một nhận định, quan điểm, chiến lược phát triển trong một lĩnh vực chun
mơn qua đó, thuyết phục người nghe nghe theo mình, chấp nhận quan điểm, cùng
suy nghĩ với mình, hành động theo ý muốn của mình.
Về bản chất, thuyết trình là trình bày một cách hệ thống và rõ ràng một vấn đề
trước đông người. Hiểu một cách đơn giản, thuyết trình là trình bày trước nhiều
người về một vấn đề nhằm mục đích thuyết phục, cung cấp thơng tin hoặc tạo sức
ảnh hưởng cho người nghe.
Theo công ty luật Dương Gia, thuyết trình là trình bày một vấn đề một cách bài
bản, hệ thống trước một nhóm người hay nhiều người để nhằm cung cấp thông
tin, tri thức cần thiết cho đối tượng nghe.
1.1.1. Khái niệm kỹ năng thuyết trình
1.1.1.1. Khái niệm kỹ năng
Theo wikipedia, Kỹ năng (tiếng Anh: skill) là khả năng thực hiện một hành động
với kết quả được xác định thường trong một khoảng thời gian cùng năng lượng
nhất định hoặc cả hai.
Tác giả Thái Duy Tiên cho rằng: “Kỹ năng chính là sự ứng dụng kiến thức trong
hoạt động” [17, tr.28]. Mỗi kỹ năng đều bao gồm hệ thống các thao tác trí tuệ và
thực hành và thực hiện một cách trọn vẹn hệ thống thao tác này giúp đảm bảo
đạt được các mục tiêu đã đề ra cho hoạt động. Đặc biệt sự thực hiện các kỹ năng



sẽ luôn được kiểm tra thông qua ý thức, do đó sự thực hiện bất kỳ một kỹ năng
nào cũng đều hướng tới mục đích nhất định.
Theo L.Đ.Lêvitơv: “Kỹ năng là sự thực hiện có kết quả một động tác nào đó hay
một hoạt động phức tạp hơn bằng cách lựa chọn và áp dụng những cách thức
đúng đắn, có tính đến những điều kiện nhất định”. Theo ơng những người có kỹ
năng là những người nắm chắc và vận dụng một cách đúng đắn về những cách
thức hành động giúp cho việc thực hiện hành động đạt được hiệu quả. Đồng thời
tác giả cũng nhấn mạnh, con người có kỹ năng không chỉ đơn thuần nắm lý thuyết
và hành động mà cịn phải được ứng dụng vào thực tế.
Tóm lại, kỹ năng là năng lực (khả năng) của chủ thể thực hiện thuần thục một
hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm) nhằm
tạo ra kết quả như mong muốn.
1.1.1.2. Kỹ năng thuyết trình
Kỹ năng thuyết trình là một trong nhiều kỹ năng giao tiếp cơ bản. Do đó, kĩ bên
cạnh đặc điểm riêng, kỹ năng thuyết trình vẫn mang những đặc điểm chung của
kỹ năng giao tiếp. Đó là khả năng nhận biết nhanh chóng những biểu hiện bên
ngồi và đốn biết diễn biến tâm lý bên trong. Đồng thời biết sử dụng phương tiện
ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, biết cách định hướng để điều chỉnh và điều khiển quá
trình giao tiếp đạt được mục đích đã định.
Kỹ năng thuyết trình cịn có thể hiểu là khả năng truyền đạt các thông điệp với
những lý lẽ và lập luận hợp lý chặt chẽ để tạo sự thuyết phục và tương tác với mọi
người nghe bằng cách thu thập và giải đáp tất cả câu hỏi phản biện.
1.1.2. Khái niệm môn học tiếng Anh 3B
Môn tiếng anh 3B được trường ĐHNN-ĐHQGHN thiết kế dành sinh viên năm 2,
những người được mong muốn đạt tới trình độ tiếng Anh B2, B2+ theo khung
tham chiếu châu Âu. Khóa học tập trung phát triển đầy đủ các kỹ năng ngôn ngữ
cho sinh viên bao gồm: nghe, nói, đọc viết.


Với kỹ năng nói, khóa học tập trung phát triển ở người học kỹ năng thuyết trình,

hỏi đáp, dẫn dắt thơng tin và trình bày thơng tin về các chủ đề học thuật. Đồng
thời, người học cũng có cơ hội làm quen và thực hành với các kỹ năng, công cụ
khác nhau khi thuyết trình: sử dụng hình ảnh minh họa, tư liệu minh họa… Bên
cạnh đó, người học cũng được trang bị các kiến thức cần thiết về body language
(ngôn ngữ cơ thể), cách mở đầu (lead-in) và cách kết thúc (wrap up) cho một bài
thuyết trình học thuật để có thể xuất hiện một cách tự tin nhất khi thể hiện bài
thuyết trình.

1.2. Vai trị của kỹ năng thuyết trình mơn 3B với sinh viên năm 2, khoa Sư phạm
Tiếng Anh, Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội.
1.2.1. Trong mơn học
Các kỹ năng thuyết trình trong mơi trường học thuật đóng vai trị là 1 trong 4
nội dung học tập chính của mơn học 3B. Vì vậy việc trau dồi các kỹ năng thuyết
trình này là vơ cùng cần thiết để sinh viên có thể qua được môn học này cũng như
để luyện tập biểu đạt các suy nghĩ, hiểu biết của mình một cách rõ ràng, trang
trọng để phù hợp với yêu cầu đặc trưng của môn học cũng như của các môi trường
học thuật.
1.2.2. Trong công tác học tập ở bậc đại học và tương lai.
Đối với sinh viên khoa Sư Phạm Tiếng Anh nói chung và sinh viên năm 2 khoa Sư
Phạm Tiếng Anh nói riêng, những kỹ năng thuyết trình được dạy ở bộ mơn 3B sẽ
cịn cần thiết ở các mơn học tiếp sau đó, đặc biệt là các mơn chuyên ngành, tự
chọn bắt buộc sử dụng thuyết trình như các bài tập giữa khóa, cuối khóa. Trong
số các mơn học này, một số ví dụ có thể kể đến như môn Đất Nước Học Anh Mỹ,
Ngôn Ngữ và Truyền Thơng, Giao tiếp liên văn hóa. Vì vậy việc sinh viên trau dồi
các kỹ năng thuyết trình được học ở môn 3B là vô cùng cần thiết.


Thêm vào đó, kỹ năng thuyết trình được học ở mơn 3B này có vai trị mang tính
nền tảng để sinh viên có thể tiếp tục tham gia vào các công tác học tập và nghiên
cứu sau khi tốt nghiệp. Việc sử dụng tới những kỹ năng thuyết trình một cách trang

trọng trong môi trường học thuật không chỉ giúp sinh viên có khả năng thể hiện
và diễn đạt những tri thức, suy nghĩ của mình mà cịn giúp họ thể hiện sự tôn trọng
với người nghe, người xem cũng như đáp ứng đúng yêu cầu riêng biệt của các tình
huống mang tính học thuật cao.
Việc nắm vững các kỹ năng trình bày một giúp lời nói của một người có tính
thuyết phục cao hơn. Cùng với đó, vốn hiểu biết, kinh nghiệm cùng những ý tưởng
độc đáo của người này sẽ được phát huy và được tiếp nhận dễ dàng hơn nếu
người đó có khả năng trình bày rõ rành, rành mạch.
Từ đó, có thể thấy được việc rèn luyện kỹ năng thuyết trình trong bộ mơn 3B
sẽ giúp sinh viên dễ đạt được thành công trong môn học, trong công tác học tập
và cả trong cuộc sống của họ.

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng thuyết trình mơn 3B của sinh viên năm
2, khoa Sư phạm Tiếng Anh, Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội
1.3.1 Yếu tố chủ quan
1.3.1.1. Tác phong
Một trong những yếu tố mang tính quyết định với thành cơng của một người
khi thuyết trình là tác phong của họ. Điều này được thể hiện ở ngoại hình, trang
phục cũng như phong thái hành vi, điệu bộ, cách ứng xử của họ


Ngoại hình
Ngoại hình là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên ấn tượng ban đầu của khán
giả về người thuyết trình
Khi diễn giả ăn mặc lịch sự, họ sẽ thể hiện được sự chỉnh chu, cẩn thận trong
tính cách, sự tơn trọng khán thính giả và sự nghiêm túc trong công việc đồng thời,


tăng tính tự tin cho bản thân khi thuyết trình. Tóm lại, đó là sự thể hiện thơng điệp
gián tiếp qua trang phục, phụ kiện, ...

Ngược lại, những người ăn mặc khơng lịch sự khi thuyết trình có thể tạo ra những
ấn tượng ban đầu không tốt nơi người nghe, người xem, đồng thời khiến bản thân
họ mất tự tin dẫn đến những khó khăn trong việc làm chủ bài thuyết trình.


Phong thái
Với phong thái, tự tin, cởi mở, người trình bày sẽ trở nên cuốn hút, gây chú ý là
xúc động mạnh mẽ với người nghe, qua đó thuyết phục họ nghe theo ý kiến, quan
điểm được đề cập trong bài thuyết trình
Phong thái tự tin, chuyên nghiệp được thể hiện qua các yếu tố: điệu bộ đĩnh
đạc, thái độ nghiêm túc, cư xử thân thiện và tôn trọng với người nghe, giao tiếp
với khán giả bằng ngôn ngữ cơ thể (ánh mắt, cử chỉ tay)
1.3.1.2. Kinh nghiệm
Kinh nghiệm cũng đóng vai trị quan trọng trong sự thành cơng của một bài
thuyết trình mơn 3B.
Với những người thuyết trình thiếu kinh nghiệm, họ có thể dễ mắc lỗi khi nói,
thiếu trang trọng trong cách thể hiện, trình bày, dùng từ sai ngữ cảnh. hoặc không
tập trung được vào thể hiện nội dung mà tập trung về các yếu tố khác như cách
phát âm, cách thể hiện, … Việc thiếu tự tin vào phần trình bày và lo âu về phần thể
hiện của mình sẽ diễn ra như thế nào và được đón nhận ra sao cũng là một trong
những vấn đề thường gặp của những người ít kinh nghiệm.
Ngược lại, những người có kinh nghiệm sẽ thể hiện được sự tự tin, hiểu biết
rõ ràng về những điều họ cần làm. Cách thể hiện trang trọng, dùng từ phù hợp
hồn cảnh tập trung thể hiện những nội dung mình đã chuẩn bị để bài thuyết trình
có khả năng được đón nhận tốt hơn chính là sự khác biệt tạo ra bởi những người
có kinh nghiệm
1.3.1.3. Sự chuẩn bị


Khâu chuẩn bị đóng vai trị vơ cùng quan trọng và quyết định tới sự thành cơng

của bài thuyết trình
Sự chuẩn bị đầy đủ về mặt thông tin, thông tin mang tính thời sự và tin cậy cùng
với thiết bị hỗ trợ, đồ dùng, tư liệu để giúp người nghe theo dõi và hiểu bài thuyết
trình. Bên cạnh đó, sự chuẩn bị bố cục nội dung phù hợp với từng đề tài học thuật
riêng biệt cũng là nhiệm vụ quan trọng giúp người thuyết trình hiểu rõ vấn đề
mình sẽ trình bày và thể hiện một cách tốt nhất. Việc chuẩn bị kỹ lưỡng cũng góp
phần hình thành khả năng xử lý tình huống bất ngờ một cách linh hoạt, hợp lý.
Ngược lại, sự thiếu chuẩn bị sẽ dẫn đến các tình huống khơng mong

đợi gây

lúng túng, hoảng loạn và khơng truyền tải được nội dung.
1.3.1.4. Tâm lý
Tâm lý nói trước đám đông chịu áp lực từ nhiều yếu tố khác nhau:


Áp lực từ người nghe:
Sinh viên khi thuyết trình thường chịu áp lực rất lớn từ giảng viên trong việc đánh
giá và cho điểm. Đồng thời, họ cũng được đánh giá bởi các thành viên cùng lớp
thông qua việc nhận xét và cho điểm (10% số điểm bài thuyết trình do các thành
viên trong lớp quyết định qua việc chấm điểm theo nhóm và chia trung bình)



Áp lực từ người thuyết trình trước: Nếu người thuyết trình trước làm tốt thì người
thuyết trình tiếp theo sẽ gặp áp lực, kỳ vọng. Và ngược lại nếu người trước làm
chưa tốt thì người làm sau sẽ được yêu cầu phải khắc phục những điểm yếu đã
được chỉ ra bởi cô và các bạn khác trong lớp.




Áp lực từ các thành viên cùng nhóm thuyết trình: Nếu các thành viên trong nhóm
có cùng có khả năng tốt, họ có thể hợp tác và làm việc hiệu quả, qua đó sự thành
cơng của bài thuyết trình sẽ được đảm bảo. Nếu có 1 số thành viên yếu hơn, họ
sẽ nhận được sự trợ giúp từ các thành viên có chun mơn, kinh nghiệm tốt khiến
cho kết quả chung của cả nhóm được như kỳ vọng. Trong trường hợp các thành
viên khơng hịa hợp khi làm việc nhóm, bài thuyết trình sẽ thiếu đi tính thống nhất


và thuyết phục. Đồng thời, có sự chênh lệch giữa sự thể hiện của các thành viên
trong nhóm.
1.3.2. Yếu tố khách quan
1.3.2.1. Kỹ năng sử dụng các phần mềm thuyết trình (Powerpoint, Canva, Prezi)
Các lỗi kỹ thuật thường gặp khi thuyết trình:


Chữ q nhỏ, màu chữ mờ nhạt gây khó khăn cho mọi người ở phía dưới có thể
theo dõi được nội dung bài thuyết trình, đặc biệt là những ai ngồi cuối khán phịng.



Chữ q nhiều khiến người nghe khơng biết đâu là thơng tin trọng tâm, quan
trọng.



Chọn màu nền, màu chữ và kiểu chữ không phù hợp với tính chất buổi thuyết
trình.




Lạm dụng hiệu ứng âm thanh, hình ảnh khiến người nghe bị phân tâm, không tập
trung vào bài thuyết trình.



Khi tập tin trình chiếu bị hỏng, gặp sự cố hoặc máy chiếu có vấn đề thì hầu như
mất rất nhiều thời gian để khắc phục hoặc có thể phải hỗn ln bài thuyết trình.

1.3.2.2. Yếu tố khơng gian, thời gian


Khơng Gian:



Lớp học có đủ các trang thiết bị cần thiết như máy chiếu, loa, ánh sáng



Khơng gian chật hẹp hay rộng rãi



Thời gian:



Sáng sớm, trưa, cuối chiều: sinh viên thường thiếu tập trung hơn các buổi khác
trong ngày




Các thời gian cịn lại: Mức độ tập trung cao hơn, chú ý lắng nghe và theo dõi cũng
như tham gia đặt câu hỏi, nhận xét hơn hơn

1.3.2.3. Yếu tố khán giả




Các yếu tố ảnh hưởng tiêu cực:



Khán giả đi muộn



Tiếng ồn gây gián đoạn (chng điện thoại, bấm bút, nói chuyện riêng)



Các yếu tố ảnh hưởng tích cực tăng hiệu quả



Khán giả tập trung




Tương tác tích cực với người thuyết trình



Sẵn sàng đặt câu hỏi, nêu lên thắc mắc cho người thuyết trình giải đáp
Do đó, thơng tin, quan điểm đều được tiếp thu từ hai phía
1.3.2.4. Các ảnh hưởng từ tiêu chí chấm điểm thuyết trình của mơn học
Điểm bài tập thuyết trình được quyết định dựa trên tiêu chí được đặt ra bởi bộ
mơn. Do đó, nếu khơng theo sát và đáp ứng các tiêu chí trên, bài thuyết trình sẽ
khơng đạt u cầu dẫn đến kết quả không như mong đợi và sự mất tự tin trong
những lần thuyết trình tiếp theo. Ngược lại, nếu nhóm thuyết trình theo sát và
đáp ứng đầy đủ các tiêu chí, hiệu quả bài thuyết trình sẽ tăng cao cung với kết quả
tốt sẽ giúp họ trở nên tự tin hơn và tiếp tục áp dụng các kiến thức, kĩ năng đã học
về sau.

2. Tổng quan lịch sử nghiên cứu
2.1. Ở bối cảnh quốc tế
Trên toàn thế giới, chủ đề ‘Kỹ năng thuyết trình của sinh viên’ thu hút sự chú ý
của rất nhiều nhà nghiên cứu.
Trong nghiên cứu về ‘Cải thiện kỹ năng thuyết trình của sinh viên trong bối
cảnh phần mềm quản lý dự án được sử dụng trong giải dạy’ của mình, Samuelsen,
Colomo-Palacios, và Danielsen, đã chỉ ra rằng năng lực thuyết trình được chú trọng
ở tất cả các chương trình đào tạo cử nhân. Theo các tác giả này, tính từ thời gian
đầu tiên bước chân vào đại học, khả năng thuyết trình của sinh viên phát triển
theo hướng tích cực và được cải thiện khá rõ rệt, đặc biệt là ở các khía cạnh về nội


dung thuyết trình phù hợp và cấu trúc, phong cách thuyết trình. Bài viết này cũng
nêu ra những phản hồi của sinh viên về việc gặp khó khăn trong việc phải sử dụng

tiếng Anh để thuyết trình vì đó khơng phải tiếng mẹ đẻ của họ. Bên cạnh đó, yêu
cầu cao về quá trình chuẩn bị cũng như việc sắp xếp thời gian tương ứng với lịch
thuyết trình theo chương trình học cũng gây ra thử thách cho nhiều sinh viên.
(2018)
Vào năm 2014, trong bài báo khoa học ‘kỹ năng thuyết trình bằng tiếng Anh
của sinh viên Thái Lan’, tác giả Sukitkanaporn đã tìm ra sự khác biệt trong năng
lực thuyết trình bằng tiếng Anh giữa các sinh viên tham gia khóa học về cách
thuyết trình hiệu quả và những sinh viên khơng tham gia khóa đào tạo này. Kết
quả của nghiên cứu này cho thấy nhóm sinh viên được đào tạo thuyết trình bằng
tiếng anh một cách chuyên nghiệp hơn so với nhóm cịn lại. Vì vậy, chun gia này
đã đưa ra gợi ý rằng tất cả các chương trình đào tạo cử nhân đều nên tổ chức
khóa học “Thuyết trình hiệu quả” để có thể giúp sinh viên đáp ứng được nhu cầu
về kỹ năng này của phần lớn các nhà tuyển dụng trong thời đại ngày nay.

2.2. Ở bối cảnh Việt Nam
Thuyết trình là một trong những kỹ năng được quan tâm hàng đầu trong môi
trường giáo dục hiện nay, đặc biệt là ở bối cảnh trường đại học. Đã có nhiều bài
viết, cơng trình nghiên cứu, hội thảo được thực hiện để tìm hiểu về kỹ năng này.
Trong bài viết “Những rào cản của việc đổi mới giáo dục ở Đại học”, thạc sĩ Lê Tấn
Huỳnh Cẩm Giang (thuộc Viện Nghiên cứu Giáo dục) đã chỉ ra những khó khăn
trong q trình đổi mới phương pháp dạy và học ở các trường Đại học ở Việt Nam
hiện nay. Ông cũng đề cập đến những bất cập của sinh viên khi áp dụng phương
pháp học tập qua thuyết trình.
Ngồi ra, luận văn “Kỹ năng thuyết trình” được Tâm Việt Group (một tổ chức
đào tạo và tư vấn cho sinh viên, doanh nghiệp) nghiên cứu đã đưa ra các bước cần


có trong một bài thuyết trình. Đó là xác định tình huống, phân tích khán giả và
diễn giả, xác định mục tiêu muốn truyền tải, thu thập thông tin, dữ liệu và cuối
cùng là luyện tập thuyết trình. Các yếu tố khác như biết giới hạn vấn đề hay đánh

giá mơi trường bên ngồi cũng được nêu ra.
Bên cạnh các bài viết và cơng trình nghiên cứu, nhiều hội thảo cũng đề cập tới
vấn đề này. Ví dụ như trong hội thảo quốc gia về chủ đề “Sinh viên với đào tạo
đáp ứng nhu cầu xã hội, nhu cầu doanh nghiệp”, kỹ năng thuyết trình được thảo
luận như là một trong những kỹ năng sinh viên cần chú trọng, nhất là khi xã hội
ngày càng hội nhập và đổi mới.
Có thể thấy kỹ năng thuyết trình là một chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm
và nghiên cứu. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu mới dừng lại ở lý thuyết về kỹ
năng thuyết trình, chưa thực sự cụ thể về thực trạng sinh viên học và áp dụng kỹ
năng thuyết trình như thế nào trong thực tế. Đặc biệt với những mơn học mang
tính đặc thù của từng chun ngành, sinh viên sẽ gặp phải nhiều khó khăn khác.
Vì vậy, kỹ năng thuyết trình của sinh viên ở bậc Đại học nói chung và sinh viên học
mơn 3B ở Khoa Sư phạm Tiếng Anh, trường ĐHNN, ĐHQGHN vẫn là vấn đề cần
được nghiên cứu thêm.


Chương 2:
1. Mô tả nghiên cứu
1.1. Giới thiệu về phương pháp và công cụ nghiên cứu
a. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
b. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: điều tra bằng phiếu hỏi (Phương pháp
Anket)


Hình thức: Phiếu hỏi trực tuyến tạo trên nền tảng Google Form. Phiếu gồm 2 phần



Phần 1: Thơng tin chung




Phần 2: Các yếu tố ảnh hưởng tới kỹ năng thuyết trình



Nội dung bảng hỏi được đánh giá dựa trên thang Likert bao gồm 5 mức độ

1. Hồn tồn đồng ý
2. Đồng ý
3. Trung lập
4. Khơng đồng ý
5. Hồn tồn khơng đồng ý

1.2. Mơ tả mẫu nghiên cứu
a. Cỡ mẫu: Dự kiến 100 sinh viên năm hai (khóa QH2020) khoa SPTA, trường
ĐHNN - ĐHQGHN
b. Loại mẫu: Mẫu tình nguyện
Những người tham gia được đề nghị đóng góp vào nghiên cứu thông qua
thông báo/ lời mời. Sau khi được sự cho phép của người tham gia, nhóm nghiên
cứu gửi mẫu khảo sát dưới định dạng Google form để họ hoàn thành khảo sát.
c. Phương pháp chọn mẫu
Mẫu nghiên cứu sẽ đến từ 20 lớp khóa QH2020, khoa SPTA (20E1- 20E22)những sinh viên đang tham gia học môn 3B ở học kỳ 3, năm học 2021-2022.


1.3 Mô tả các bước tiến hành nghiên cứu thực tiễn
a. Giai đoạn 1: Thiết kế bảng hỏi


Nội dung: Bảng hỏi được thiết kế dựa trên đề tài




Thiết kế: Các câu hỏi được thiết kế theo thang đo Likert với 5 mức từ 1 tới 5



Hồn thiện bảng hỏi qua Google form

b. Giai đoạn 2: Tiến hành khảo sát


Tiến hành thông báo nghiên cứu và gửi lời mời tham gia tới 20 lớp, khóa QH2020,
khoa SPTA, ĐHNN, ĐHQGHN



Nhận được sự đồng ý từ các mẫu nghiên cứu



Thu thập phản hồi từ các mẫu nghiên cứu qua câu trả lời từ Google form
2. Phân tích dữ liệu
2.1. Mơ tả phương pháp phân tích số liệu
Số liệu sau khi tổng hợp sẽ được phân tích qua phần mềm SPSS
2.2. Phân tích kết quả nghiên cứu
Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng thuyết trình mơn 3B
Yếu tố

Trung bình (trên thang 5)


Ngoại hình

3,84

Phong thái

3,68

Kinh nghiệm

3,41

Sự chuẩn bị

4,24

Tâm lý

3,63

Kỹ năng sử dụng các phần mềm thuyết trình

3,12

Yếu tố khơng gian

3,27




×