Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Những điểm sáng tạo của đảng trong chiến dịch điện biên phủ vận dụng thực tiễn bảo vệ chủ quyền hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.68 KB, 24 trang )

Mục lục
Mở đầu

1

1, Lý do chọn đề tài

1

2, Đối tượng nghiên cứu

1

3, Phạm vi nghiên cứu

1

4, Phương pháp nghiên cứu

1

5, Kết cấu của đề tài

2

NỘI DUNG

2

Chương I: Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và xây dựng
chế độ dân chủ nhân dân (1945-1954)



2

1.1

Hồn cảnh lịch sử

2

1.2

Q trình hình thành và nội dung đường lối kháng chiến, xây dựng chế

độ dân chủ nhân dân

3

Chương II: Chiến dịch Điện Biên phủ và những điểm sáng tạo mới chiến dịch
điện biên phủ

7

2.1 Chiến dịch Điện Biên Phủ

7

2.2 Những điểm mới trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Chương III: Vận dụng bảo vệ chủ quyền nước ta hiện nay

10

14

KẾT LUẬN

16

Tài liệu tham khảo

17

1


Mở đầu
1, Lý do chọn đề tài
Biển Đông vốn là vùng kinh tế biển trọng điểm và chiến lược của khối các nước
Đơng Nam Á. Chính vì thế nó ln là một điểm nóng của việc tranh chấp địa giới,
lãnh thổ. Trong những năm vừa qua trên biển đông đã nổ ra rất nhiều cuộc tranh chấp
đảo giữa các quốc gia đặc biệt là tranh chấp quần đảo Hoàng Sa giữa Việt nam và
Trung Quốc hay 9 đảo đá trong quần đảo Trường Sa giữa Phlippins và Việt Nam. Vì
vậy, việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc không chỉ thể hiện tư
duy của Đảng ta trong các nghị quyết đại hội mà còn trở thành một trong những nhiệm
vụ trọng yếu, thường xuyên, lâu dài đối với toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, của cả hệ
thống chính trị.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành cơng. Nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa ra đời. Nhân dân ta vừa được hưởng độc lập, tự do ít ngày thì các thế lực đế quốc
tràn vào nước ta, nhằm lật đổ chính quyền cách mạng, xây dựng chính quyền bù nhìn,
đưa nước ta trở lại chế độ thuộc địa trước đây. Đáp ứng lời kêu gọi của Đảng và Chủ
tịch Hồ Chí Minh, cả dân tộc đã nhất tề đứng lên bảo vệ thành quả cách mạng với tất
cả các điều kiện có trong tay. Với quyết tâm chiếm nước ta một lần nữa, thực dân Pháp

đã dùng những thủ đoạn, âm mưu thâm độc: "Dùng người Việt trị người Việt", "lấy
chiến tranh nuôi chiến tranh". Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã tiến hành
cuộc kháng chiến: Toàn dân, toàn diện, trường kỳ và dựa vào sức mình là chính. Điển
hình là trận chiến Điện Biên Phủ là một trong những trận chiến oanh liệt nhất của nhân
dân ta chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp. Sau 9 năm kháng chiến chống Pháp,
nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đánh bại các thế lực xâm lược, bảo vệ vững
chắc thành quả cách mạng, giải phóng hồn tồn miền Bắc, từ đó tạo cơ sở cho miền
Bắc đi lên xây dựng CNXH, trở thành căn cứ địa cho cả nước, chi viện sức người, sức
của cho việc giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc sau này. Cuộc kháng chiến
Điện Biên Phủ do Đảng lãnh đạo có nhiều điểm mới nổi bật đã giúp đánh đuổi thực
dân Pháp(Lê Thị Hương Giang, 2018). Vì thế, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng đã góp
phần to lớn tạo ra sức mạnh tổng hợp để chiến thắng kẻ thù và từ đó rút ra bài học để
bảo về chủ quyền quốc gia hiện nay đặc biệt là vấn đề Biển Đông giữa ta và người anh
em láng giềng Trung Quốc. Vì vậy, nghiên cứu lịch sử Đảng giai đoạn kháng chiến
2


chống Pháp (1945-1954) và sự sáng tạo của Đảng trong chiến dịch Điện Biên Phủ,
chúng ta không thể không nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng trong giai đoạn này. Từ cơ
sở nhận thức ý nghĩa khoa học và thực tiễn nêu trên, tôi đã chọn đề tài "Những điểm
sáng tạo của Đảng trong chỉ đạo chiến dịch Điện Biên Phủ - Vận dụng thực tiễn
bảo về chủ quyền quốc gia hiện nay”
2, Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng và những điểm mới trong chiến dịch Điện
Biên Phủ
3, Phạm vi nghiên cứu
Giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945 -1952) , chiến dịch Điện Biên Phủ
4, Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu lịch sử
5, Kết cấu của đề tài

Gồm 3 chương:
Chương 1: Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và xây dựng chế độ
dân chủ nhân dân (1945-1954)
Chương 2: Chiến dịch Điện Biên phủ và những điểm sáng tạo mới chiến dịch điện
biên phủ
Chương 3:Vận dụng bảo về chủ quyền nước ta hiện nay
NỘI DUNG
Chương I: Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và xây dựng
chế độ dân chủ nhân dân (1945-1954)
1.1 Hoàn cảnh lịch sử
Tháng 11-1946, Pháp mở cuộc tấn cơng chiếm đóng thành phố Hải Phòng và
thị xã Lạng Sơn, đổ bộ lên Đà Nẵng và gây nhiều cuộc khiêu khích, tàn sát đồng bào ta
ở Hà Nội. Trung ương Đảng đã chỉ đạo tìm cách lien lạc với phía Pháp để giải quyết
bằng biện pháp đàm phán, thương lượng .
3


Trước việc Pháp gửi tối hậu thư đòi ta tước vũ khí của tự vệ Hà Nội, để cho
chúng kiểm sốt an ninh ở Thủ đơ, ngày 19-12-1946, Ban Thường Vụ Trung ương
Đảng đã họpHội nghị mở rộng ở làng Vạn Phúc (Hà Đơng) dưới sự chủ trì của Hồ Chí
Minh để hoạch định chủ trương đối phó. Hội nghị cử đi phái viên đi gặp phía Pháp để
đàm phán, song khơng có kết quả. Hội nghị cho rằng hành động của Pháp chứng tỏ
chúng cố ý muốn cướp nước ta một lần nữa. Khả năng hịa hỗn khơng cịn. Hịa hỗn
nữa sẽ dẫn đến họa mất nước. Trong thời điểm lịch sử phải giải quyết ngay, Hội nghị
quyết định hạ quyết tâm phát động cuộc kháng chiến trong cả nước và chủ động tiến
công trước khi thực dân Pháp thực hiện màn kịch đảo chính quân sự ở Hà Nội. Mệnh
lệnh kháng chiến được phát đi. Vào lúc 20 giờ ngày 19-12-1946, tất cả các chiến
trường trong cả nước đã hoạt động nổ sung. Rạng sang ngày 20-12-1946, Lời kêu gọi
tồn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh được phát đi trên Đài Tiếng nói Việt Nam.
(GT Học Phần Lịch Sử Đảng Cộng Sản VN (C) Tr Đầu- Tr62.Pdf, n.d.; loigiaihay,

2014)
Thuận lợi của nhân dân ta khi bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
xâm lược là ta chiến đấu để bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc và đánh địch trên đất
nước mình nên có chính nghĩa, có “thiên thời, địa lợi, nhân hịa”. Ta cũng có sự chuẩn
bị cần thiết về mọi mặt nên lâu dài, ta sẽ có khả năng đánh thắng quân xâm lược.
Trong khi đó, thực dân Pháp cũng có nhiều khó khăn về chính trị, kinh tế, qn sự ở
trong nước và tại Đơng Dương khơng dễ gì khắc phục được ngay.
Khó khăn của ta là tương quan lực lượng quân sự yếu hơn địch. Ta bị bao vây
bốn phía, chưa nhận được nước nào cơng nhận, giúp đỡ. Cịn qn Pháp lại có vũ khí
tối tân, đã chiếm được hai nước Campuchia, Lào và một số nơi ở Nam Bộ Việt Nam,
có quân đội đứng chân trong các thành thị lớn ở miền Bắc.
Những đặc điểm của sự khởi đầu và các thuận lợi, khó khăn đó là cơ sở để Đảng xác
định đường lối cho cuộc kháng chiến.
1.2 Q trình hính thành và nội dung đường lối kháng chiến, xây dựng chế độ
dân chủ nhân dân

4


Đường lối kháng chiến của Đảng được hình thành, bổ sung, hoàn chỉnh qua thực
tiễn.
Ngay sau Cách mạng Tháng Tám thành công, trong Chỉ thị về kháng chiến kiến
quốc, Đảng đã nhận định kẻ thù chính, nguy hiểm nhất của dân tộc ta là thực dân Pháp
xâm lược, phải tập trung mũi nhọn đấu tranh vào chúng. Trong quá trình chỉ đạo
kháng chiến ở Nam Bộ, Trung ương Đảng và Hồ Chí Minh đã chỉ đạo kết hợp đấu
tranh chính trị, quân sự với ngoại giao để làm thất bại âm mưu của Pháp định tách
Nam Bộ ra khỏi Việt Nam.
Ngày 19-10-1946, Thường vụ Trung ương Đảng mở Hội nghị Qn sự tồn quốc
lần thứ nhất do Tổng bí thư Trường Chinh chủ trì. Xuất phát từ nhận định “khơng sớm
thì muộn, Pháp sẽ đánh mình và mình cũng nhất định phải đánh Pháp”, Hội nghị đề ra

những chủ trương, biện pháp cụ thể cả về tư tưởng và tổ chức để quân dân cả nước sẵn
sàng bước vào cuộc chiến đấu mới. Trong chỉ thị Công việc khẩn cấp bây giờ (5-111946), Hồ Chí Minh đã nêu lên những việc có tầm chiến lược, tồn cục khi bước vào
cuộc kháng chiến và khẳng định lòng tin vào thắng lợi cuối cùng.
Đường lối toàn quốc kháng chiến của Đảng được thể hiện tập trung trong ba văn
kiện lớn được soạn thảo và công bố ngay trước và sau cuộc kháng chiến tồn quốc
bùng nổ. Đó là văn kiện Tồn dân kháng chiến của Trung ương Đảng (12-12-1946) và
tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Trường Chinh.
Nội dung đường lối
Mục đích kháng chiến: Kế tục và phát triển sự nghiệp Cách mạng Tháng Tám,
“Đánh phản động thực dân Pháp xâm lược, giành thống nhất và độc lập”.
Tính chất kháng chiến: “Cuộc kháng chiến của dân tộc ta là một cuộc chiến tranh cách
mạng của nhân dân, chiến tranh chính nghĩa. Nó là tính chất tồn dân, tồn diện và lâu
dài”. Là cuộc chiến tranh tiến bộ vì tự do, độc lập, dân chủ và hịa bình. Đó là cuộc
kháng chiến có tính chất dân tộc giải phóng và dân chủ mới.
Phương châm tiến hành kháng chiến: Tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân,
thực hiện kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính.
5


Kháng chiến tồn dân: “Bất kỳ đàn ơng đàn bà không chia tôn giáo, đảng phái,
dân tộc, bất kỳ người già, người trẻ. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực
dân Pháp”, thực hiện mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xóm là một pháo đài.
Kháng chiến tồn diện: Đánh địch về mọi mặt chính trị, quân sự, kinh tế, văn
hóa , ngoại giao. Trong đó :
Về qn sự: Thực hiện vũ trang tồn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, tiêu
diệt địch, giải phóng nhân dân và đất đai, thực hiện du kích chiến tiến lên vận động
chiến, đánh chính quy, là “Triệt để dung du kích, vận động chiến. Bảo tồn thực lực,
kháng chiến lâu dài... Vừa đánh vừa võ trang them; vừa đánh vừa đào tạo them cán
bộ”.
Về kinh tế: Tiêu thổ kháng chiến, xây dựng kháng chiến tự cung tự túc, tập

trung phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp và cơng nghiệp quốc
phịng.
Về văn hóa: Xóa bỏ văn hóa thực dân, phong kiến, xây dựng nền văn hóa dân
chủ mới theo ba nguyên tắc: dân tộc, khoa học, đại chúng.
Về ngoại giao: Thực hiện thêm bạn bớt thù, biểu dương thực lực. “Liên hiệp với
dân tộc Pháp, chống phản động thực dân Pháp”, sẵn sang đàm phán nếu Pháp công
nhận Việt Nam độc lập.
Kháng chiến lâu dài (trường kỳ): Là để chống âm mưu đánh nhanh, thắng
nhanh của thực dân Pháp, để có thời gian phát huy yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân
hòa” của ta, chuyển hóa tương quan lực lượng từ chỗ ta yếu hơn địch đến chỗ ta mạnh
hơn địch, đánh thắng địch.
Dựa vào sức mình là chính: “Phải tự cấp, tự túc về mọi mặt”, vì ta bị bao vây
bốn phía, chưa nước nào giúp đỡ nên phải tự lực cánh sinh. Khi nào có điều kiện ta sẽ
tranh thủ sự giúp đỡ của các nước, song lúc đó cũng khơng được ỷ lại.
Triển vọng kháng chiến: Mặc dù lâu dài, gian khổ, khó khăn, song nhất định
thắng lợi.

6


Đường lối kháng chiến của Đảng với những nội dung cơ bản như trên là đúng
đắn và sáng tạo, vừa thừa kế được kinh nghiệm của tổ tiên, đúng với các nguyên lý về
chiến tranh cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin, vừa phù hợp với thực tế đất nước
lúc bấy giờ. Đường lối kháng chiến của Đảng được cơng bố sớm đã có tác dụng đưa
cuộc chiến nhanh chóng đi vào ổn định và phát triển đúng hướng tới từng bước thắng
lợi. Tháng 1-1948, Hội nghị Trung ương Đảng mở rộng đã đề ra nhiệm vụ và biện
pháp về qn sự, chính trị, văn hóa nhằm thúc đẩy cuộc kháng chiến, phát động phong
trào thi đua yêu nước xây dựng hậu phương vững mạnh về mọi mặt. Tháng 1-1950,
Hội nghị và toàn quốc của Đảng chủ trương gấp rút hồn thành nhiệm vụ chuyển
mạnh sang tổng phản cơng…

Về đường lối xây dựng chế độ dân chủ nhân dân:
Đến đầu năm 1951, tình hình thế giới và cách mạng Đơng Dương có nhiều chuyển
biến mơi. Nước ta được các nước xã hội chủ nghĩa công nhận và đặt quan hệ ngoại
giao. Cuộc kháng chiến nhân dân ba nước Đông Dương đã giành được những thắng lợi
quan trọng. Song tận dụng tình thế khó khăn của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ đã can
thiệp trực tiếp vào cuộc chiến tranh Đơng Dương. Điều kiện lịch sử đó đã đặt ra yêu
cầu bổ sung và hoàn chỉnh đường lối cách mạng, đưa cuộc chiến tranh đến thắng lợi.
Tính chất xã hội:”Xã hội Việt Nam hiện nay gồm có ba tính chất: dân chủ nhân
dân, một phần thuộc địa và nửa phong kiến. Ba tính chất đó đang đấu tranh lẫn nhau.
Nhưng mẫu thuẫn chủ yếu là mâu thuấn giữa tính chất dân chủ và tính chất thuộc địa.
Mâu thuẫn đó đang được giải quyết trong quá trình kháng chiến của dân tộc Việt Nam
chống thực dân Pháp và bọn can thiệp.
Đối tượng cách mạng: Cách mạng Việt Nam có hai đối tượng: đối tượng chính
hiện nay là chủ nghĩa đế quốc xâm lược, cụ thể lúc này là đế quốc Pháp và bọn can
thiệp Mỹ; đối tượng phụ hiện nay là phong kiến, cụ thể lúc này là phong kiến phản
động.
Nhiệm vụ cách mạng: “Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam hiện nay là
đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược, giành độc lập và thống nhất thực sự cho dân tộc, xóa

7


bỏ những di tích phong kiến và nửa phong kiến, làm cho người cày có ruộng, phát
triển chế độ dân chủ nhân dân, gây cơ sở cho chủ nghĩa xã hội.
Ba nhiệm vụ đó khăng khít với nhau. Song nhiệm vụ chính trước mắt là hồn
thành giải phóng dân tộc. Cho nên lúc này phải tập trung lực lượng vào việc kháng
chiến để quyết thắng quân xâm lược”.
Động lực của cách mạng Gồm “ Công nhân, nông dân, tiểu tư sản thành thị, tiểu
tư sản thành thị, tiểu tư sản trí thức và tư sản dân tộc ; ngồi ra là những dịa chủ yêu
nước và tiến bộ. Những giai cấp, tàng lớp và phần tử đó họp thành nhân dân. Nền tảng

của nhân dân là công, nông và lao động trí thức
Đặc điểm cách mạng: “ giải quyest nhiệm vụ cơ bản nói tên do nhân dân làm
động lực, cơng nong và lao động trí thức làm nền tảng và giai cấp công nhân lãnh đạo,
cách mạng Việt Nam hiện nay là một cuộc cách mạng dan tộc nhân dân.
Cách mạng đó khơng phải là cách mạng dân chủ tư sản lối cũ cũng không phải
là cách mạng xã hội chủ nghĩa mà là một thứ cách mạng dân chủ tư sản lối mới tiến tới
chủ nghĩa xã hội.
Triển vọng của cách mạng : “ Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam
nhân dân Việt Nam nhát định sẽ đưa Việt Nam tiến tới chủ nghĩa xã hội
Giai cấp lãnh đạo và mục tiêu của Đảng: “Người lãnh đạo cách mạng là giai
cấp công nhân”. Đảng Lao động Việt Nam là Đảng giai cấp công nhân và nhân dân lao
động Việt Nam. Mục đích của Đảng là phát triển chế độ dân chủ nhân dân, tiến lên chế
độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, thực hiện tự do, hạnh phúc cho giai cấp công nhân,
nhân dân lao động và tất cả các dân tộc đa số và thiểu số ở Việt Nam”.
Chính sách của Đảng : Có 15 chính sách lớn nhằm phát triển chế độ dân chủ
nhân dân, gây mầm mống cho chủ nghĩa xã hội và đẩy mạnh kháng chiến đến thắng
lợi.
Quan hệ quốc tế: Việt Nam đứng về phe hịa bình và dân chủ, phải tranh thủ sự
giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa và nhân dân trên thế giới, của Trung Quốc,
Liên Xô, thực hiện đoạn kết Việt – Trung – Xơ và đồn kết Việt – Miên – Lào.
8


Đường lối, chính sách của Đại hội đã được bổ sung, phát triển qua các hội nghị
Trung ương tiếp theo.
Tại hội nghị Trung ương lần thứ nhất (3-1951), Đảng đã phân tích tình hình
quốc tế và trong nước, nhấn mạnh chủ trương phải tang cường đẩy mạnh hơn nữa
công tác chỉ đạo chiến tranh, “ củng cố và gia cường quân đội chủ lực, củng cố bộ đội
địa phương và dân quân du kích”; “gia cường kinh tế tài chính”, “thực hiện việc
khuyến khích, giúp đỡ tư sản dân tộc kinh doanh và gọi vốn của tư nhân để phát triển

cơng thương nghiệp”, “Tích cực tham gia phong trào bảo vệ hịa bình thế giới”, “củng
cố Đảng về tư tưởng, chính trị và tổ chức”.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ hai (họp từ ngày 27-9 đến ngày 5-101951) đã nêu lên chủ trương đẩy mạnh cuộc kháng chiến trên cơ sở thực hiện tốt ba
nhiệm vụ lớn đó là “ra sức tiêu diệt sinh lực của địch, tiến tới giành ưu thế quân sự”;
”ra sức phá âm mưu thâm độc của địch: lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dung người
Việt đánh người Việt”, đẩy mạnh kháng chiến ở vùng bị tạm chiếm, “củng cố và phát
triển sức kháng chiến của toàn quốc, toàn dân, củng cố và phát triển đoàn kết”.
Tại hội nghị trung ương lần thứ tư (tháng 1-1953), vấn để cách mạng ruộng đất
được Đảng tập trung nghiên cứu, kiểm điểm và đề ra chủ trương triệt để giảm tô,
chuẩn bị tiến tới cải cách ruộng đất. Hội nghị cho rằng : muốn kháng chiến hoàn toàn
thắng lợi, dân chủ nhân dân thật thà thực hiện, thì phải thiết thực nâng cao quyền lợi
kinh tế và chính trị của nơng dân, phải chia ruộng đất cho nông dân.
Đến Hội nghị Trung ương lần thứ năm (tháng 11-1953), Đảng phát động quần
chúng triệt để giảm tô và tiến hành cải cách ruộng đất trong kháng chiến. “Cải cách
ruộng đất để đảm bảo cho kháng chiến thắng lợi”. “Cải cách ruộng đất là chính sách
chung của cả nước, nhưng làm từng bước tùy điều kiện mà nơi thì làm trước nơi làm
sau”. Hội nghị khẳng định: “Cải cách ruộng đất là một cuộc cách mạng nông dân, một
cuộc giai cấp đấu tranh ở nông thôn, rất rộng lớn, gay go và phức tạp. Cho nên chuẩn
bị phải thật đầy đủ, kế hoạch phải thật rõ rang, lãnh đạo chặt chẽ”.
Đường lối hồn thành giải phóng dân tộc, phất triển chế độ dân chủ nhân dân,
tiến lên xã hội chủ nghĩa của Đảng được thực hiện trên thực tế trong giai đoạn 19519


1954.(GS, TS. Lưu Văn Sùng, 2014; GS.Văn Tạo, 2021; GT Học Phần Lịch Sử Đảng
Cộng Sản VN (C) Tr Đầu- Tr62.Pdf, n.d.; Thông tấn xã Việt Nam, 2021; TS. Bùi Thế
Đức, 2021)
Chương II: Chiến dịch Điện Biên phủ và những điểm sáng tạo mới chiến dịch
điện biên phủ
2.1 Chiến dịch Điện Biên Phủ
Điện Biên Phủ là một thung lũng lòng chảo rộng lớn ở phía tây vùng rừng núi

Tây Bắc, gần biên giới Lào - Việt, nằm trên ngã ba nhiều đường lớn và đường nhỏ
quan trọng. Đối với đế quốc Pháp - Mỹ, Điện Biên Phủ là một địa bàn chiến lược hết
sức quan trọng, là một vị trí chiến lược cơ động ở giữa miền Bắc Việt Nam, Thượng
Lào và miền Tây Nam Trung Quốc, có thể trở thành một căn cứ lục quân và không
quân rất lợi hại trong âm mưu xâm lược của chúng ở vùng Đơng Nam châu Á.
Thấy rõ vị trí quan trọng đó của Điện Biên Phủ, ngày 20-11-1953, thực dân
Pháp cho quân nhảy dù xuống Điện Biên Phủ và xây dựng ở đây một tập đồn cứ điểm
mạnh nhất Đơng Dương.
Lực lượng của địch ở Điện Biên Phủ gồm 17 tiểu đoàn bộ binh, 3 tiểu đồn
pháo binh, 1 tiểu đồn cơng binh, 1 đại đội xe tăng, 1 đại đội xe vận tải có khoảng 200
chiếc và phi đội khơng qn thường trực có 14 chiếc. Tổng số binh lực là 16.200 tên.
Chúng bố trí thành tập đồn cứ điểm gồm 40 cứ điểm, tổ chức thành 8 cụm, mỗi cụm
cứ điểm là một hệ thống hoả lực nhiều tầng. Tám cụm cứ điểm họp thành ba phân khu,
80% lực lượng khơng qn ở Đơng Dương và nhiều loại vũ khí hiện đại khác của Pháp
và Mỹ đã được đưa vào tác chiến ở Điện Biên Phủ.
Với số quân đông, hoả lực mạnh, công sự vững chắc, các tướng tá Pháp và Mỹ
xác nhận đây là "một tập đoàn cứ điểm đáng sợ", "một pháo đài bất khả xâm phạm".
Xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, thực dân Pháp và can thiệp Mỹ hòng thực
hiện ý đồ thu hút chủ lực ta lên đó để tiêu diệt, rồi chuyển sang tiến cơng ta.
Thực hiện quyết tâm của Bộ Chính trị Trung ương Đảng tiêu diệt toàn bộ quân
địch ở tập đồn cứ điểm Điện Biên Phủ, cơng việc chuẩn bị cho chiến dịch được ráo
riết tiến hành từ cuối năm 1953.
10


Chủ tịch Hồ Chí Minh Chỉ thị: "Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng
không những về quân sự mà cả về chính trị, khơng những đối với trong nước mà đối
với quốc tế. Vì vậy tồn qn, tồn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ
được". Trung ương Đảng quyết định thành lập Đảng uỷ và Bộ chỉ huy mặt trận Điện
Biên Phủ do đồng chí Võ Nguyên Giáp, Uỷ viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng, trực

tiếp làm Bí thư Đảng uỷ và Chỉ huy trưởng mặt trận.
Chính phủ quyết định tổ chức Hội đồng cung cấp Mặt trận Trung ương do Phó
Thủ tướng Phạm Văn Đồng làm Chủ tịch và Hội đồng cung cấp Mặt trận các cấp.
Với khẩu hiệu "Tất cả cho mặt trận, tất cả để chiến thắng”, nhân dân ta đã dồn
hết sức người, sức của cho chiến dịch.
Đầu tháng 3-1954, công tác chuẩn bị mọi mặt cho chiến dịch đã hoàn thành.
Ngày 13-3-1954, quân ta nổ súng mở đợt tiến cơng thứ nhất vào tập đồn cứ
điểm Điện Biên Phủ. Sau 5 ngày chiến đấu, ta đã tiêu diệt nhanh gọn hai cứ điểm kiên
cố bậc nhất của địch (Him Lam và Độc Lập), sau đó, làm tan rã thêm một tiểu đoàn
địch và tiêu diệt cứ điểm Bản Kéo. Ta diệt và bắt sống 2.000 tên địch, bắn rơi 12 máy
bay, mở thơng cửa vào trung tâm tập đồn cứ điểm, uy hiếp sân bay Mường Thanh,
giáng một đòn chống váng vào tinh thần binh lính địch. Trong đợt tiến cơng mở đầu
này, Phan Đình Giót đã nêu gương chiến đấu dũng cảm, lấy thân mình lấp lỗ châu mai
tạo điều kiện cho toàn đơn vị tiến lên tiêu diệt địch.
Ngày 16-3-1954, địch cho 3 tiểu đoàn nhảy dù xuống tăng viện cho tập đoàn cứ
điểm Điện Biên Phủ.
Ngày 30-3-1954, ta mở đợt tiến công thứ hai đánh đồng loạt các ngọn đồi phía
đơng của phân khu trung tâm.
Đánh vào khu đông, ta tiêu diệt 2.500 tên địch, chiếm lĩnh phần lớn các điểm
cao quan trọng ở phía đơng, củng cố từ trên đánh xuống, tạo thêm điều kiện chia cắt,
bao vây, khống chế địch, chuyển sang tổng công kích tiêu diệt địch.
Để tăng cường cho Điện Biên Phủ, thực dân Pháp đã tập trung hầu hết máy bay
chiến đấu, máy bay vận tải ở Đông Dương cho mặt trận. Đế quốc Mỹ tăng viện gấp
11


cho Pháp 100 máy bay oanh tạc chiến đấu, 50 máy bay vận tải và cho Pháp mượn 29
máy bay C119 có cả người lái; lập cầu hàng khơng chở dù từ Nhật và Mỹ sang mật
trận Điện Biên Phủ. Đế quốc Mỹ còn đưa 2 tàu sân bay vào vịnh Bắc Bộ diễn tập "đổ
bộ ào ạt vào Đông Dương".

Về phía ta, qua hai đợt chiến đấu, lực lượng khơng ngừng được củng cố. Bộ đội
ta đã có những cố gắng phi thường, chiến đấu dũng cảm, lập nhiều chiến công rực rỡ.
Tuy vậy, do cuộc chiến đấu liên tục, kéo dài và ác liệt, khó khăn về cung cấp tiếp tế
cũng tăng thêm nên đã phát sinh tư tưởng tiêu cực, ngại thương vong, mệt mỏi.
Thực hiện chỉ thị của Bộ Chính trị, một đợt sinh hoạt chính trị được tiến hành
sâu rộng từ các cấp uỷ đến chi bộ, từ cán bộ đến chiến sĩ trong tất cả các đơn vị trên
toàn mặt trận. Tư tưởng hữu khuynh tiêu cực bị phê phán sâu sắc tinh thần triệt để
cách mạng, tinh thần quyết chiến, quyết thắng được phát huy mạnh mẽ.
Ngày 1-5-1954, ta mở đợt tiến công thứ ba. Quân ta lần lượt đánh chiếm những
cứ điểm cịn lại ở phía đơng và phía tây, bẻ gãy những cuộc phản kích của địch.
Ngày 4-5-1954, địch thả tiểu đoàn dù dự bị cuối cùng xuống Điện Biên Phủ.
Ngày 7-5-1954, bộ đội ta phất cao cờ chiến thắng, tiến thẳng vào sở chỉ huy
địch, tướng Đờ Cáttơri (De Castries) và toàn bộ tham mưu tập đoàn cứ điểm bị bắt
sống.
Sau 55 ngày đêm chiến đấu vô cùng anh dũng, chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ
đã toàn thắng. Ta tiêu diệt và bắt sống 16.200 tên địch, gồm 21 tiểu đồn, trong đó có
17 tiểu đồn bộ binh cơ động chiến lược, 3 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đồn cơng binh,
1 đại đội xe tăng, 353 sĩ quan từ thiếu uý đến thiếu tá, 16 trung tá và đại tá, 1 thiếu
tướng. Tổng cộng, số lượng địch bị tiêu diệt và bắt sống tại Điện Biên Phủ bằng 4%
qn số địch ở Đơng Dương, 20% lính Âu - Phi. Ta hy sinh 4.200 đồng chí, mất tích
792 đồng chí, bị thương 9.118 đồng chí.
Ta thu được 28 khẩu pháo, 5.915 khẩu súng lớn nhỏ, 3 xe tăng, 64 ô tô, 43 tấn
dụng cụ thông tin, 20 tấn thuốc quân y, 40 tấn đồ hộp, 40.000 lít xăng dầu, bắn rơi 62
máy bay các loại.
12


Tại các chiến trường phối hợp trong toàn quốc, ta tiêu diệt 126.070 tên địch.
(GVHD. Đặng Thị Minh Phượng, 2018; NXB Chính trị Quốc gia, 2008; Thơng tấn xã
Việt Nam, 2021; Th.s Đinh Thị Thu Hoài, 2015; TS. Bùi Thế Đức, 2021)

2.2 Những điểm mới trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Sau thất bại liên tiếp của các hình thức phịng ngự trước đó – hệ thống cứ điểm
nhỏ Tháp Canh Đờ-la-tua của tướng Cốc và hệ thống lô cốt, boong ke của Đờ-lát Đờtát-xi-nhi và từ thành công bước đầu của cụm cứ điểm Nà Sản,… thực dân Pháp đã
chuyển sang một hình thức phịng ngự mới: phịng ngự tập đoàn cứ điểm.
Để xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, quân Pháp đã tập trung tăng
cường nhiều binh, hỏa lực và các phương tiện, vũ khí mới, hầu hết lực lượng, phương
tiện được tăng cường là những đơn vị tinh nhuệ nhất trong Quân đội Viễn chinh Pháp
ở Đông Dương. Trận đánh cứ điểm được chia thành 03 phân khu, mỗi phân khu gồm
một số “trung tâm đề kháng”. Trong đó, “phân khu Bắc” và 02 trung tâm đề kháng:
Bản Kéo và đồi Độc Lập; “phân khu giữa” gồm 05 trung tâm đề kháng; “phân khu
Nam” hay còn gọi là phân khu Hồng Cúm. Các trung tâm đề kháng, hay còn gọi các
khu vực gồm một cụm cứ điểm có lực lượng phịng ngự và lực lượng cơ động với hỏa
lực riêng phòng ngự của địch được bố trí trên một khơng gian rộng, bảo đảm khả năng
phịng ngự độc lập, có hệ thống cơng sự trận địa vững chắc và hỏa lực mạnh.
Trước sự thay đổi về hình thức phịng ngự của địch, Bộ Chỉ huy Chiến dịch ta
đã có những đổi mới về nghệ thuật tác chiến chiến dịch và chiến thuật. Quán triệt quan
điểm của Trung ương Đảng là “đánh chắc thắng”, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng
Tư lệnh kiêm Tư lệnh Chiến dịch đã đề xuất và được Đảng ủy Mặt trận thông qua và
Bộ Chính trị phê duyệt thay đổi phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, giải quyết
nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”. Theo đó, nhiều phát triển mới về chiến thuật đã
được chỉ huy các đơn vị vận dụng một cách sáng tạo.
Một là, phát triển mới về cách đánh công kiên . Trong chiến dịch Điện Biên
Phủ, chúng ta đã tiến hành nhiều trận đánh công kiên với quy mô lớn, như: Him Lam,
Độc Lập, đồi A1, đồi C1… Đây là lần đầu tiên ta sử dụng lực lượng quy mơ đại đồn
(và tương đương) đánh cơng kiên cụm cứ điểm nằm trong hệ thống phòng ngự liên
13


hoàn của địch bằng sức mạnh của binh chủng hợp thành. Cách đánh này đã buộc địch
phải đối phó bằng một hình thức phịng ngự kiểu tập đồn cứ điểm mới quy mơ gồm

nhiều tiểu đồn, phịng ngự và cơ động có sự chi viện của xe tăng, pháo binh, máy
bay… Đây cũng là hình thức phịng thủ cao nhất của Quân đội Viễn chinh Pháp trong
cuộc chiến tranh xâm lược nước ta.(Jules Rây, 1984)
Trận tiến công cụm cứ điểm Him Lam diễn ra từ 17 giờ đến 22 giờ 30 phút
ngày 13-3-1954, do Đại đoàn 312 (thiếu Trung đoàn 165) đảm nhiệm là trận mở màn
Chiến dịch. Đại đoàn được tăng cường 02 đại đội sơn pháo 75mm, 02 đại đội cối
120mm và được 02 đại đội lựu pháo 105mm trực tiếp chi viện. Ở cụm cứ điểm ở Him
Lam, địch có 04 đại đội thuộc Tiểu đồn 1, Lữ đồn Lê dương số 13 (thiếu), bố trí
thành 03 cứ điểm; có hệ thống lơ cốt và hỏa lực nhiều tầng cấu trúc vòng tròn. Giữa
các điểm tựa trung đội có hào giao thơng và hàng rào ngăn cách. Hào giao thông trong
cứ điểm sâu và hẹp. Trong 03 cứ điểm thì cứ điểm 01 có 02 đại đội, có sở chỉ huy và là
điểm tựa chủ yếu của toàn cụm Him Lam. Hỏa lực của cụm cứ điểm được bố trí nhiều
tầng: trung liên bắn sát mặt đất, bên trong là đại liên, trọng liên kiểm soát xa, ở giữa có
súng cối và ĐKZ. Trận cơng kiên Trung tâm đề kháng Him Lam, ta đã diệt 200 tên,
bắt 270 tên, thu tồn bộ trang bị, vũ khí và loại khỏi vịng chiến đấu Tiểu đồn 3 Lê
dương đã thể hiện sức mạnh tiến công hiệp đồng binh chủng của bộ đội ta, đồng thời
đánh dấu bước phát triển về chiến thuật – cách đánh công kiên.
Trận tiến công cụm cứ điểm Độc Lập (đêm 14 rạng sáng ngày 15-3-1954) do
Trung đoàn 165, Đại đoàn 312; Trung đoàn 88, Đại đoàn 308 và lực lượng pháo binh
tương đương trận đánh Him Lam đảm nhiệm. Cứ điểm Độc Lập khá kiên cố, nằm trên
đồi cao 700m, rộng 150m, cách Mường Thanh 04 km về phía Bắc, do Tiểu đồn 5 Bắc
Phi thuộc Trung đoàn An-giê-ri số 7 và 01 đại đội ngụy Thái (tất cả có 03 đại đội)
chiếm giữ. Ngoài hỏa lực tại chỗ và của trung tâm đề kháng, địch còn được tăng cường
04 khẩu cối 120mm và được pháo binh ở Mường Thanh, Hồng Cúm chi viện. Trận
đánh này ta giành được thắng lợi, nhưng cũng bộc lộ nhiều thiếu sót lớn về hiệp đồng,
như: pháo binh bắn sớm, hướng thứ yếu mở cửa chậm,…

14



Nét nổi bật về chiến thuật trong các trận đánh này là để hạn chế hỏa lực pháo
binh, xe tăng và máy bay của địch, chúng ta đã chú trọng việc xây dựng trận địa xuất
phát tiến công vững chắc. Trận địa ta xây dựng đảm bảo phát huy được ưu thế của các
loại hỏa lực của bộ binh: trung liên, đại liên, súng cối , có thể làm tê liệt các hỏa điểm
nhiều tầng của địch, nhất là hỏa điểm lướt sườn; đồng thời, chịu đựng được sức công
phá của đạn pháo 105mm và đạn cối 120mm, giúp cho bộ binh ta thực hiện được 4
nhanh trong đánh địch (tiếp cận nhanh, mở cửa nhanh, đột phá nhanh, xung phong
nhanh). Đây là lần đầu tiên chúng ta sử dụng pháo lớn, bố trí ở những trận địa kiên cố,
thực hành bắn chuẩn bị, chi viện trực tiếp và chế áp các trận địa pháo binh của địch,
tạo điều kiện thuận lợi cho bộ binh tiến công địch, cũng là lần đầu tiên chúng ta sử
dụng pháo cao xạ thực hành phịng khơng hiệp đồng tác chiến cùng bộ binh. Hai trận
đánh Him Lam và Độc Lập “là hai trận đầu đánh vào một tập đoàn cứ điểm, là hai
trận công kiên lớn nhất từ trước đến nay, là hai trận đánh theo lối chính quy”.
Hai là, xây dựng trận địa phịng ngự trong chiến dịch tiến cơng. Đây là lần đầu
tiên xuất hiện những trận chiến đấu phòng ngự trong một chiến dịch tiến công của
cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược. Nó ra đời do nhiệm vụ tiến cơng địch trong
tập đồn cứ điểm rất khó khăn và phức tạp, đòi hỏi ta phải giữ vững trận địa vừa chiếm
được để tạo bàn đạp cho những cuộc tiến cơng tiếp theo. Trận chiến đấu phịng ngự
trong chiến dịch tiến công ở đồi C1 kéo dài từ ngày 30-3-1954 đến ngày 01-5-1954.
Trung đoàn 98, Đại đoàn 316 đã chiến đấu liên tục 32 ngày đêm, kết hợp tiến công với
đánh địch phản kích và tổ chức phịng ngự giằng co với địch… Đến đợt 3 của Chiến
dịch, Trung đoàn đã tiêu diệt toàn bộ quân địch tại cứ điểm này.
Trận tiến công đồi A1 (chiều ngày 30-3-1954) của Trung đoàn 174 diễn ra hết
sức quyết liệt. Đây là cứ điểm quan trọng nhất trong cụm điểm cao của địch. Địch
không chỉ dựa vào hệ thống hầm ngầm để chống trả ta quyết liệt, mà còn tăng cường
nhiều đại đội bộ binh có xe tăng, pháo binh, khơng qn yểm trợ phản kích nhiều lần,
nhằm thu hẹp khu vực trận địa mà Trung đoàn 174 đã chiếm được. Trên cơ sở nắm bắt
và đánh giá đúng tình hình chiến sự, Bộ Chỉ huy Chiến dịch đã quyết định cho Trung
đoàn 102, Đại đoàn 308 chuyển từ hướng Tây sang hướng Đông tiếp tục tiến công đồi
A1; đồng thời, lệnh cho Đại đồn 308 đẩy mạnh hoạt động ở phía Tây và tây Bắc

15


Mường Thanh, buộc địch phải phân tán lực lượng để đối phó với ta. Đêm 31-3-1954,
Trung đồn 102 và một bộ phận của Trung đồn 174 tiến cơng đồi A1 lần thứ hai và
đến sáng ngày 01-4-1954, bộ đội ta đã chiếm được 2/3 Đồi, nhưng địch đã phản kích
chiếm lại phần lớn trận địa.
Đêm 01-4-1954, ta tổ chức tiến công lần thứ ba cũng không thành công. Trận
đánh kéo dài đến ngày 04-4-1954, nhưng ta cũng chỉ chiếm được 1/3 Đồi. Trước tình
thế đó, để bảo đảm lực lượng chiến đấu dài ngày, Bộ Chỉ huy Chiến dịch đã quyết định
rút Trung đoàn 102 về củng cố lực lượng, giao lại phần đồi đã chiếm được cho Trung
đoàn 174 đảm nhiệm. Liên tục hơn một tháng (từ 04-4 đến 06-5-1954), Tiểu đoàn 5
thuộc Trung đoàn 174 đã tổ chức phịng ngự đánh bại mọi đợt tiến cơng của địch, tạo
điều kiện cho Trung đồn chuyển sang tiến cơng tiêu diệt toàn bộ lực lượng địch ở đồi
A1 vào đêm 06-5-1954.
Ba là, xây dựng trận địa tiến công bao vây, hình thành chiến thuật “đánh
lấn”. Sau khi tiêu diệt các cụm cứ điểm Him Lam, Độc Lập và bức hàng địch ở Bản
Kéo, Bộ Chỉ huy Chiến dịch nhận định, địch có nhiều khó khăn, lúng túng nhưng
chúng cịn rất mạnh và sẽ ra sức đối phó. Từ nhận định đó, Bộ Chỉ huy Chiến dịch vẫn
thực hiện chủ trương “đánh chắc, tiến chắc”. Để thực hiện yêu cầu tiếp cận và tiến
cơng liên tục cả ngày lẫn đêm có hiệu quả, ta chủ trương xây dựng trận địa tiến công
bao vây. Trận địa tiến công bao vây là một hệ thống trận địa bao gồm giao thông hào
trục bao vây Mường Thanh, cắt đứt nó với phân khu Hồng Cúm. Những tuyến giao
thơng của các đại đồn xẻ từ triền núi chạy xuống lòng chảo Điện Biên Phủ, tới sát các
mục tiêu tiến cơng. Ngồi ra, ta cịn cấu trúc những tuyến hào ngang để cơ động lực
lượng, hệ thống công sự cho hỏa lực, hầm tránh pháo, hầm đạn, hầm thương binh, hầm
điều trị của các đội phẫu thuật… Mỗi đêm đào công sự là một cuộc chiến đấu của bộ
đội ta với sự đánh phá của pháo binh, máy bay địch. Ở từng vị trí, địch đã dùng hỏa
lực tại chỗ bắn ra quyết liệt và bí mật bố trí lực lượng cơng binh rải mìn cóc nhằm sát
thương, cản trở bộ đội ta đào đắp công sự. Từ các trận địa tiến công bao vây, bộ đội ta

đã dùng súng bắn tỉa để tiêu diệt địch. Để tiêu diệt được nhiều địch, các tay súng bắn
tỉa phục kích, chỉ bắn bị thương những tên địch đi lấy nước (chủ tâm bắn vào chân) và
những tên khác ra cứu; đến đêm, địch buộc phải tổ chức lực lượng ứng cứu đông hơn,
16


ta dùng súng cối 60mm, đại liên tiêu diệt. Tiêu biểu của cách diệt địch này là Trung
đoàn 36, Đại đoàn 308, khi tiêu diệt cứ điểm 206 (Huy-ghơ I). Trung đoàn đã hoạt
động liên tục trong 06 ngày đêm (từ 17 đến 23-4-1954), thực hành xây dựng trận địa,
tiếp cận địch kết hợp chặt chẽ với bắn tỉa, đánh địch ra phá hoại trận địa và sử dụng
các phân đội nhỏ tích cực tiêu diệt từng tên địch, từng ụ súng, phá dần từng lô cốt, vây
hãm chặt làm cho binh lính địch ln trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, đi đến suy
sụp, tan rã. Bằng sự sáng tạo đó, Trung đồn chỉ sử dụng một lực lượng tương đương
địch, nhưng đã tiêu diệt toàn bộ cứ điểm, giành thắng lợi trọn vẹn. Từ kinh nghiệm
đánh Huy-ghơ I của Trung đoàn 36, bộ đội ta đã phát triển lên thành chiến thuật “đánh
lấn”. Đây là sự phát triển của cách đánh công kiên trong điều kiện ta tổ chức tiến công
trực tiếp tiếp xúc với địch, nhưng so sánh lực lượng chưa cho phép ta đánh lớn tiêu
diệt địch ngay. Trong tác phẩm “Điện Biên Phủ – điểm hẹn lịch sử”, Đại tướng Võ
Nguyên Giáp khẳng định: “Đã hồn thiện và thực sự khẳng định thành cơng của
chiến thuật được gọi là “đánh lấn”.
Từ các trận đánh mở màn Him Lam, Độc Lập cho đến các trận đánh kết thúc ở
trung tâm Mường Thanh là cả một quá trình chiến đấu liên tục, sáng tạo, phát triển mới
về chiến thuật đánh địch trong tập đoàn cứ điểm của bộ đội ta. Nó thể hiện nét đặc sắc,
độc đáo của Nghệ thuật Quân sự Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp xâm lược. Những chiến thuật đó đã được nghiên cứu, tổng kết và vận dụng sáng
tạo trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Đây cũng là điều kiện thúc đẩy chiến
thuật không ngừng phát triển, góp phần quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc
trong tình hình mới. (báo Cao Bằng, 2017; GS.Văn Tạo, 2021; Viện Lịch sử Quân đội
nhân dân, 2004)
Chương III: Vận dụng bảo về chủ quyền nước ta hiện nay

Việt Nam là quốc gia đa dân tộc,lãnh thổ Việt Nam trải dài; văn hóa Việt Nam
mang tính đa dạng, phong phú khơng chỉ trong cấu trúc tộc người mà cịn có sự khác
biệt giữa các vùng địa văn hóa. Tuy nhiên, trong sự đa dạng đó lại có sự thống nhất
chung do yêu cầu của nền sản xuất nông nghiệp lúa nước và chống ngoại xâm. Trước
họa xâm lược, đã thành truyền thống, thành bản sắc văn hóa, dân tộc Việt Nam đã cố

17


kết lại đặt lên hàng đầu lợi ích chung cao nhất là độc lập dân tộc và chủ quyền quốc
gia mà lịch sử không thể phủ nhận được.
Tư tưởng nghệ thuật quân sự Việt Nam là một bộ phận cấu thành văn hóa Việt
Nam, kết tinh nhiều giá trị, trí tuệ và đạo lý Việt Nam. Tư tưởng nghệ thuật quân sự
Việt Nam là kết quả tổng kết kinh nghiệm với đặc điểm và thực tiễn đánh giặc của dân
tộc Việt Nam. Tư tưởng, nghệ thuật quân sự đó là tư tưởng, nghệ thuật quân sự của
một nước nhỏ, điều kiện kinh tế, quân sự có hạn, lại phải chống lại sự xâm lược của
những cường quốc lớn có thực lực kinh tế, quân sự mạnh. Đó là tư tưởng “tránh cái
hăng hái lúc ban mai”, là nghệ thuật “lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều”; là “vua tơi
đồng lịng, anh em hịa thuận, cả nước góp sức”; đề cao chủ nghĩa nhân văn, nhân đạo
cao cả “lấy đại nghĩa thắng hung tàn”; là nghệ thuật phát động và kết thúc chiến tranh
đúng lúc.
Đó cũng là xây dựng và sử dụng ba thứ quân (bộ đội chủ lực, bộ đội địa
phương, dân quân du kích), thực hiện đánh du kích, đánh nhỏ, đánh tiêu hao tiến lên
đánh chính quy với những chiến dịch lớn... Tất cả những kinh nghiệm chống ngoại
xâm của cha ông, kết hợp với tư tưởng quân sự tiên tiến của thời đại là cơ sở để hình
thành tư tưởng nghệ thuật quân sự Việt Nam, do đó đã bổ sung và làm sâu sắc thêm
bản sắc văn hóa Việt Nam.
Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã phát huy được tinh thần yêu nước, ý chí tự
cường, truyền thống đồn kết của dân tộc Việt Nam. Dựa vào quy luật chung của đấu
tranh vũ trang và chiến tranh cách mạng, căn cứ vào điều kiện cụ thể của đất nước,

phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã thành cơng trong việc huy động sức mạnh toàn dân, vũ trang toàn dân tiến hành
chiến tranh nhân dân chống xâm lược. Sự nỗ lực, tinh thần quyết chiến, quyết thắng
của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ được thể hiện
trong toàn quốc từ vùng địch tạm chiếm đến vùng tự do, từ hậu phương đến tiền tuyến,
trên cả mặt trận chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Ở hậu phương, hàng triệu nông dân
đã dốc sức chi viện cho tiền tuyến đánh thắng.
Nhờ vậy, chúng ta đã huy động hàng chục vạn dân cơng vận chuyển hàng chục
nghìn tấn nhu yếu phẩm, hàng chục nghìn tấn gạo, thực phẩm; hàng nghìn tấn vũ khí,
18


đạn dược phục vụ chiến dịch. Các lực lượng chiến đấu và phục vụ cho chiến đấu như:
Thanh niên xung phong, Dân công hỏa tuyến, các Đội vận tải tiền phương... được xây
dựng và trưởng thành là những lực lượng quan trọng cho Điện Biên Phủ đánh thắng.
Thực tế lịch sử đó đã chứng minh cho chân lý đúng đắn: Trong thời đại hiện nay, các
cuộc chiến tranh chính nghĩa chống xâm lược của một dân tộc biết lấy nhỏ thắng lớn,
lấy ít địch nhiều, lấy thơ sơ thắng hiện đại trên nền sức mạnh làm chủ của toàn dân, có
nghệ thuật quân sự độc đáo phù hợp với điều kiện lịch sử, sẽ đánh thắng mọi cuộc
chiến tranh xâm lược do các thế lực thù địch gây ra.
Trận Điện Biên Phủ là trận quyết chiến chiến lược của cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp. Trong chiến dịch này, nghệ thuật truyền thống “Tận dân vi binh” với
nét nổi bật là chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch
nhiều, tiến cơng địch bằng sức mạnh tổng hợp được Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh
phát triển lên tầm cao mới thể hiện bản sắc văn hóa, truyền thống quân sự Việt Nam.
Đó là đấu tranh vũ trang kết hợp chặt chẽ giữa lực lượng toàn dân và lực lượng vũ
trang, giữa lực lượng qn sự và lực lượng chính trị. Đó là cuộc tiến công không chỉ
đơn thuần về mặt quân sự mà là cuộc tiến cơng tồn diện bằng bạo lực cách mạng vào
qn địch.
Lực lượng tiến hành khơng chỉ có ba thứ qn mà cịn có lực lượng chính trị

của toàn dân, thực hiện đánh địch trên cả ba vùng chiến lược, đánh địch tồn diện cả
về qn sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao... Đó cũng là cuộc tiến công bằng
sức mạnh tổng hợp của những nhân tố tạo lên sức mạnh của dân tộc và sức mạnh của
thời đại gắn kết chặt chẽ với nhau đánh thắng kẻ thù.
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ còn thể hiện đậm nét trong cách đánh với tư
tưởng “lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều”, thực hiện đánh hiểm, đánh đau, đạt hiệu
quả tiêu diệt địch cao nhất theo phương châm “đánh chắc, tiến chắc”. Trong tập đoàn
cứ điểm Điện Biên Phủ, quân viễn chinh Pháp rõ ràng có ưu thế tuyệt đối về lực
lượng, về vũ khí, trang bị kỹ thuật. Vì vậy, cách đánh của ta là tiến công từng bộ phận
quân địch, phá vỡ từng mảng trong hệ thống phòng ngự của chúng, tiến lên tiêu diệt
toàn bộ quân địch trong toàn bộ cứ điểm. Đây là sự sáng tạo tư tưởng tiến công, từ tiến

19


cơng cục bộ, bộ phận đến tồn bộ. Cách đánh thơng minh, sáng tạo đó đã loại bỏ được
ưu thế tuyệt đối về lực lượng và vũ khí trang bị hiện đại của quân Pháp.
Ngày nay toàn Đảng, toàn dân, tồn qn ta đang đẩy mạnh cơng cuộc đổi mới,
đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh. Trong khi thế lực thù địch đang ra sức lợi dụng hội nhập
kinh tế quốc tế để áp đặt các giá trị văn hóa của chúng, thực hiện tham vọng đồng hóa
về văn hóa các dân tộc trên thế giới. Vì vậy, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân
tộc trở thành một nhiệm vụ trọng yếu trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc, một yêu cầu cơ
bản trong bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia.
Do đó, mỗi người dân phải nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ và
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc, từ đó vận dụng và
thực hiện sáng tạo trong sự nghiệp đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định
hướng xã hội chủ nghĩa. Kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền
tảng chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh; bảo vệ và giữ gìn những giá trị
cơ bản, cốt lõi, những truyền thống, tập quán tốt đẹp của phẩm chất, cốt cách Việt

Nam, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại làm giàu thêm bản sắc và tính tiên
tiến của nền văn hóa Việt Nam.
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ bắt nguồn một cách logic từ tiến trình phát
triển của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, mà ở đó, tính chính nghĩa, tài nghệ
chỉ đạo, trí thơng minh, lịng u nước, bản sắc văn hóa của con người Việt Nam được
tỏa sáng và phát huy tác dụng. Trong khi đó quân đội viễn chinh Pháp không những
sai lầm về chiến lược, chiến thuật mà quan trọng hơn đó là cuộc chiến tranh phi nghĩa,
do đó khơng thể phát huy được mọi tiềm năng để đối phó với chiến tranh nhân dân của
dân tộc Việt Nam có bề dày lịch sử văn hóa. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là hệ
quả của yếu tố đó, do đó nó trở thành một tất yếu lịch sử. Bản sắc văn hóa đó ngày nay
cần được bảo vệ và phát huy trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.(Lê Thị Hương Giang,
2018; NGUYỄN HỮU CẦN, 2021; PGS, TS. LƯƠNG THANH HÂN, 2020; Thông
tấn xã Việt Nam, 2021)

20



×