Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Phòng tránh bệnh ung thư vú, một bước đơn giản - Phần 2 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 7 trang )




Phòng tránh bệnh ung
thư vú, một bước đơn
giản - Phần 2
Năm 2010, bệnh ung thư vú đã tấn công gần 1,5 triệu người trên toàn
thế giới. Chỉ có 1/3 trường hợp mắc bệnh có thể sống sót, với điều kiện
được phát hiện và điều trị sớm. Đừng đánh đu với cơ hội mong manh ấy
và hãy bắt đầu tiến hành những thay đổi rất nhỏ và đơn giản trong cuộc
sống hàng ngày để nói “Không” với nguy cơ của căn bệnh ung thư phổ
biến nhất ở phụ nữ.
Bí quyết phòng phòng chống bệnh ung thư vú nằm ở 2 chữ “thêm” và “vừa
đủ”.
Thêm rau, thêm trái cây

Các chuyên gia về bệnh ung thư vú khuyên nên bổ sung rau quả vào khẩu
phần ăn hàng ngày. Ảnh: Inmagine
Tình trạng tiêm nhiễm thuốc trừ sâu trong các loại rau và trái cây gây hoang
mang và vô tình khiến người tiêu dùng xa rời “vị thuốc thần dược” ngon
miệng, và “phổ cập” này. Các chuyên gia về bệnh ung thư và các nhà dinh
dưỡng học vẫn tuyên dượng lợi ích phòng ngừa và chữa bệnh nói chung và
bệnh ung thư nói riêng của rau trái củ quả. Trong khi đó, các nhà khoa học
vẫn liên tục đưa ra các khuyến cáo về tác hại vô biên của các loại thuốc trừ
sâu và hóa chất bị các gian thương lạm dụng trong loại thực phẩm tuyện vời
này.
Cơ quan Nghiên cứu bệnh ung thư quốc tế(IARC) đã phân loại khoảng 40
hóa chất được sử dụng trong thuốc trừ sâu có đăng ký nằm trong diện được
biết, bị nghi ngờ và có khả năng là nhân tố gây bệnh ung thư.
Giải pháp căn bản và cũng đơn giản nhất để có thể vừa khỏe, vừa gỡ bỏ mối
lo “càng ăn càng bệnh” với trái cây và rau củ là rửa sạch trước khi ăn và ăn


trái cây theo mùa. Trái cây trong mùa (giữa mùa) dư thừa về số lượng, tươi
ngon về chất lượng nên nguy cơ bị lạm dụng hóa chất bảo quản không cao
bằng trái cây trái vụ.
Thêm các loại cá nhỏ

Các loài cá nhỏ ít có nguy cơ nhiễm độc thủy ngân, là liều thuốc hiệu quả để
phòng chống căn bệnh ung thư vú. Ảnh: Inmagine
Tương tự rau củ, cá cũng nằm trên lằn ranh mong manh giữa ‘thần dược” và
“độc dược”. Một mặt, ăn cá giúp làm giảm nguy cơ bệnh tim và cải thiện
“sức khỏe” của bộ não, đồng thời là liều thuốc ngừa ung thư vú nhờ vào
EPA, DHA và nhiều dưỡng chất khác có rất nhiều trong cá.
Các nghiên cứu được tiến hành trên động vật đã khẳng định vai trò của EPA
and DHA trong việc ngăn chặn sự sản sinh của các tế bào ung thư vú, tuy tới
thời điểm hiện tại vẫn chưa có chứng cứ xác thực cho lợi ích tương tự trên
người.
Nồng độ EPA và DHA biến động giữa các loài cá khác nhau. Các loại cá có
độ béo cao, sinh trưởng tại các vùng nước lạnh như cá hồi, cá thu, cá trích,
cá mòi là “nhà phân phối” chính của 2 loại acid béo omega-3 này.
Một vài loài cá còn chứa rất nhiều vitamin D chất có tính năng củng cố hệ
miễn dịch và duy trì sự tăng trưởng bình thường của các tế bào trong tuyến
vú, và giàu chất khoáng selen – chất hỗ trợ cơ thể tăng cường sản xuất chất
chống oxy hóa.
Mặt khác, một vài chủng loại cá chứa hàm hượng thủy ngân rất cao trong cơ
thể và nhiều loại chất gây ô nhiễm khác như dioxin và PCB (polychlorinated
biphenyls) là mối nguy hại nghiêm trọng hơn nhiều loại virus. Tuy chưa có
chứng cứ khoa học buộc tội lưu huỳnh là thủ phạm gây bệnh ung thư vú
nhưng người tiêu dùng vẫn không khỏi e ngại trước những nguy cơ rõ ràng
lẫn tiềm tàng của nó. Trẻ em và phụ nữ đang mang thai nên đặc biệt lưu ý
để lựa chọn các loại cá ăn toàn cho sức khỏe .
Thủy ngân và các chất ô nhiễm trong nước (và lẫn trong không khí quanh

khu vực hồ nước) được hấp thu và tích trữ trong cơ thể cá. Các loài cá có
kích thước càng to thì hấp thụ và tích trữ càng nhiều thủy ngân; bên cạnh đó,
cá lớn nuốt cá bé và nuốt và tích trữ cả các độc tố trong cơ thể nạn nhân của
nó.
Giải pháp: Những loài cá an toàn có kích thước nhỏ đến không quá lớn.
Các loài cá ngừ đại dương, cá kiếm, cá thu… là nhóm cá nổi tiếng chứa
nồng độ thủy ngân cao. Danh sách hoàn chỉnh có thể tìm thấy trên website
chính thức của Cơ quan bảo vệ môi trường EPA.
Món nướng: Vừa chín tới, thêm sốt BBQ, thêm rau

Các miếng thịt dày và nhiều mỡ khi nướng dễ sản sinh HCA và PAH, các
chất độc hại gây ung thư. Ảnh: Inmagine
Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ đã phát hiện nguy cơ ung thư vú tăng cao ở
những người ăn nhiều các món nướng hơn người thường xuyên ăn hoa quả
và rau. Tin vui cho những ai có một góc tâm hồn gắn liền với các món
nướng là nguy cơ của bệnh ung thư vú chỉ liên quan đến các trường hợp ăn
đồ nướng không đúng cách. Dưới đây là các bí quyết để vừa được ăn ngon
vừa đảm bảo sức khỏe vòng 1.
Nướng thịt vừa chín tới:
Thời gian nướng càng dài và nhiệt độ càng cao sản sinh càng nhiều HCA
(heterocyclic amine)- một hợp chất có thể gây tổn thương ADN và góp phần
gây ung thư, đặc biệt là trong các phần bị cháy đen của thịt.
Một hoá chất cũng rất độc hại cho các tế bào tuyến vú là polycyclic aromatic
hydrocarbon (PAH) sản sinh khi khi mỡ động vật nướng nhỏ xuống làm
bùng ngọn lửa và tạo khói. Khói và lửa mang PAH áp vào bề mặt món
nướng. Những phần màu đen, hoặc cháy thành than của món nướng chứa
hàm lượng PAH cao nhất.
Vì vậy, cách nướng thịt tốt nhất là cắt thịt lát mỏng để hạn chế thời gian
nướng và lọc mỡ để tránh sự sản sinh của các chất PAH. Không chỉ có thịt,
kể cả rau củ nếu nướng không đúng cách vẫn có khả năng sản sinh HCA nên

tuyệt đối phải loại bỏ các phần bị cháy đen trên bất kỳ loại thực phẩm nướng
nào. Nên nướng thịt ngoài trời hoặc đặt quạt, các loại máy hút khói nếu
nướng trong nhà.
Thêm sốt BBQ:
Các nghiên cứu cho thấy thịt được ướp nước sốt tồn tại ít nguy cơ của HCA
hơn. Nguyên nhân là vì trong các loại nước sốt BBQ bao gồm nhiều loại
thảo mộc như hương thảo, húng tây, cây ngải đắng, tỏi… các nguyên liệu đã
được chứng minh có tính năng làm hạ lượng HCA.

×