Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Luận văn thạc sĩ khoa học lâm nghiệp nghiên cứu thực trạng và những giải pháp bảo tồn, phát triển loài xạ đen (ehretia asperula zoll mor ) tại vườn quốc gia cúc phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (449.18 KB, 20 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
------------------------

MAI VĂN PHƯƠNG

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP
BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI XẠ ĐEN (Ehretia asperula Zoll. & Mor.)
TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Hà Nội, 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
------------------------

MAI VĂN PHƯƠNG

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP
BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI XẠ ĐEN (Ehretia asperula Zoll. & Mor.)
TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG


Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên rừng
Mã Số: 60620211

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS. TS. VƯƠNG VĂN QUỲNH

Hà Nội, 2014


i

LỜI CẢM ƠN
Luận văn tốt nghiệp “Nghiên cứu thực trạng và những giải pháp bảo
tồn, phát triển loài Xạ đen (Ehretia asperula Zoll. & Mor.) tại vườn quốc
gia Cúc Phương”, được thực hiện theo chương trình đào tạo Thạc sỹ của
Trường Đại học Lâm Nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu
Trường Đại học Lâm Nghiệp, khoa đào tạo sau đại học, các thầy cô giáo và
đặc biệt là GS.TS. Vương Văn Quỳnh người trực tiếp hướng dẫn khoa học đã
tận tình giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu và giành
những tình cảm tốt đẹp cho tôi trong thời gian học tập cũng như q trình
hồn thành luận văn.
Nhân dịp này tơi xin tỏ lòng biết ơn Ban giám đốc Vườn quốc gia Cúc
Phương, Trạm Nghiên cứu khoa học, Phòng tiêu bản VQG Cúc Phương
(CPNP) cùng tồn thể gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ
động viên tơi hồn thành khoá học và luận văn này.
Mặc dù đã làm việc với tất cả sự nỗ lực, nhưng do hạn chế về trình độ
và thời gian, nên luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tơi rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp xây dựng quý báu của các nhà khoa

học và bạn bè đồng nghiệp.
Tôi xin cam đoan số liệu thu thập và kết quả tính tốn là hồn tồn
trung thực và được trích dẫn rõ ràng.
Xin chân thành cảm ơn ./.
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Tác giả

Mai Văn Phương


ii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn ......................................................................................................... i
Mục lục .............................................................................................................. ii
Danh mục các từ viết tắt.................................................................................... v
Danh mục các bảng .......................................................................................... vi
Danh mục các hình .......................................................................................... vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................. 2
1.1. Trên thế giới ............................................................................................... 2
1.1.1. Nghiên cứu về các cây dược liệu ............................................................ 2
1.1.2. Nghiên cứu về loài cây Xạ đen ............................................................... 5
1.2. Ở Việt Nam ................................................................................................ 7
1.2.1. Nghiên cứu về cây dược liệu................................................................... 7
1.2.2. Các nghiên cứu về cây Xạ đen .............................................................. 10
1.2.3. Nghiên cứu thực trạng và các giải pháp bảo tồn, phát triển loài Xạ đen .. 12
1.2.4. Một số nghiên cứu về cây thuốc tại Vườn quốc gia Cúc Phương ........ 15

Chương 2 ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU............. 17
2.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 17
2.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 17
2.1.2. Khí hậu thủy văn ................................................................................... 17
2.1.3. Tài nguyên thiên nhiên .......................................................................... 21
2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ......................................................................... 23
Chương 3 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................... 26
3.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 26


iii

3.1.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................ 26
3.1.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... 26
3.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................... 26
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 26
3.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 27
3.4.1. Phương pháp luận trong nghiên cứu ..................................................... 27
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 27
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 32
4.1. Đặc điểm hình thái, vật hậu lồi Xạ đen .................................................. 32
4.1.1. Đặc điểm hình thái lá cây Xạ đen ......................................................... 32
4.1.2. Đặc điểm hình thái thân cây Xạ đen ..................................................... 32
4.1.3. Đặc điểm hoa của loài Xạ đen .............................................................. 34
4.1.4. Đặc điểm của quả cây Xạ đen ............................................................... 34
4.1.5. Đặc điểm rễ loài Xạ đen ........................................................................ 35
4.1.6. Đặc điểm vật hậu của loài Xạ đen......................................................... 35
4.2. Ảnh hưởng của điều kiện lập địa tới phẩm chất loài Xạ đen ................... 36
4.2.1. Phẩm chất loài Xạ đen trong khu vực nghiên cứu ................................ 36

4.2.2. Đánh giá phẩm chất của loài Xạ đen theo độ cao ................................. 37
4.3. Đặc điểm phân bố của loài Xạ đen .......................................................... 37
4.3.1. Phân bố lồi Xạ đen theo địa hình ........................................................ 38
4.3.2. Phân bố loài Xạ Đen theo độ cao ......................................................... 39
4.3.3. Phân bố cây Xạ đen theo điều kiện thổ nhưỡng .................................... 40
4.3.4. Phân bố cây Xạ đen theo điều kiện tiểu khí hậu ................................... 42
4.4. Phân bố Xạ đen theo tổ thành rừng ......................................................... 44
4.4.1. Kết quả điều tra tổ thành tầng cây cao nơi Xạ đen mọc ....................... 44
4.4.2. Kết quả điều tra tổ thành cây tái sinh nơi Xạ đen mọc ........................ 45
4.4.3. Tầng cây bụi, thảm tươi nơi Xạ đen mọc .............................................. 45


iv

4.5. Thực trạng khai thác sử dụng loài Xạ đen ............................................... 46
4.5.1. Thực trạng khai thác loài Xạ đen .......................................................... 46
4.5.2. Thực trạng chế biến và sử dụng Xạ đen................................................ 47
4.6. Giá cả, thu nhập cây Xạ đen .................................................................... 47
4.7. Nhận thức, ứng xử của người dân địa phương trước sự suy giảm tài
nguyên loài cây Xạ đen................................................................................... 48
4.8. Thực trạng gây trồng loài Xạ đen ............................................................ 48
4.9. Dự báo xu thế biến động loài cây Xạ đen ................................................ 49
4.10. Phân tích đánh giá cơ hội, thách thức, tiềm năng phát triển của loài Xạ
đen ................................................................................................................... 51
4.11. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển loài Xạ đen .................. 51
KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ .......................................................... 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt
GS. TS

Nguyên nghĩa
Giáo sư. Tiến sỹ

VQG

Vườn quốc gia

LSNG

Lâm sản ngồi gỗ

Dt

Đường kính tán

Do

Đường kính gốc

H

Chiều cao thân cây

D1.3


Đường kính ngang ngực

ƠTC

Ơ tiêu chuẩn

TB
IUCN

Trung bình
Liên minh Quốc tế bảo tồn thiên nhiên và tài
nguyên thiên nhiên


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

STT
2.1
2.2

Các chỉ tiêu khí hậu cơ bản khu vực VQG Cúc Phương
Thống kê số lượng Taxon trong các ngành thực vật bậc cao ở
Cúc Phương

Trang
18

22

2.3

10 họ có số lồi lớn nhất

23

4.1

Một số chỉ tiêu kích thước thân cây Xạ đen

33

4.2

Phẩm chất của loài Xạ đen ở các ÔTC tại các khu vực khác nhau

36

4.3

Phẩm chất của lồi Xạ đen ở các ƠTC tại các Độ cao khác nhau

37

4.4

Phân bố Xạ đen ở các ÔTC theo các hướng khác nhau


38

4.5

Kết quả điều tra mật độ của Xạ Đen ở các khu vực khác nhau
tại Vườn Quốc Gia Cúc Phương

38

4.6

Phân bố Xạ đen ở các ÔTC theo các độ cao khác nhau

39

4.7

Kết quả điều tra sơ bộ đất dưới tán rừng

41

4.8

Một số tính chất đất nơi phân bố của Xạ đen

42

4.9
4.10


Một số nhân tố tiểu khí hậu khu vực loài Xạ đen Phân bố ở
Vườn quốc gia Cúc Phương
Tổng hợp các nhân tố tiểu khí hậu dưới tán rừng nơi loài Xạ
đen mọc

42
43

4.11 Tổ thành tầng cây cao nơi Xạ đen mọc

44

4.12 Tổ thành cây tái sinh nơi Xạ đen mọc

45

4.13 Tầng cây bụi, thảm tươi nơi Xạ đen mọc

45

4.14 Tần số tiêu thụ Xạ đen

46

4.15

Bảng điều tra số người tham gia mua bán và chế biến loài cây
Xạ đen

47


4.16 Thu nhập của người dân

47

4.17 Xu thế biến động loài cây Xạ đen

49


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Tên hình

STT

Trang

4.1

Lá cây Xạ đen

32

4.2

Thân cây Xạ đen

32


4.3

Hoa cây Xạ đen

34

4.4

Quả cây Xạ đen

34

4.5

Rễ cây Xạ đen

35


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Xạ đen (Ehretia asperula Zoll. & Mor.) là loài cây thuốc quý mọc tự
nhiên ở một số khu rừng của nước ta, trong đó có Vườn quốc gia Cúc
Phương.
Xạ đen thường mọc ở các vùng núi cao từ 1.000-1.500m. Người dân
khai thác và sử dụng toàn bộ cây để sắc uống. Xạ đen có tác dụng thơng kinh,
lợi tiểu, chữa ung nhọt và lở loét, phòng ngừa ung thư, tiêu viêm, mát gan
mật, giúp cơ thể loại trừ độc tố. Trong Đơng y cây Xạ đen có vị đắng chát,

tính hàn, có tác dụng hữu hiệu trong điều trị mụn nhọt, ung thũng, tiêu viêm,
giải độc, giảm tiết dịch, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Tuy nhiên, loài cây quý này đang dần bị cạn kiệt trước việc khai thác ồ
ạt của người dân. Để bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên cây Xạ đen ở khu
vực này, trước hết cần hiểu biết về hiện trạng và xu hướng biến động của
chúng. Mặc dù vậy, cho tới nay những thơng tin này cịn ít ỏi và tản mạn.
Hiện cịn thiếu dẫn liệu về diện tích, phân bố và sinh cảnh của lồi. Ngồi ra,
thơng tin về trữ lượng cũng như thực trạng khai thác, sử dụng lồi này trong
tự nhiên hiện cịn nhiều hạn chế.
Để góp phần giải quyết vấn đề trên, đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và
những giải pháp bảo tồn, phát triển loài Xạ đen (Ehretia asperula Zoll. &
Mor.) tại vườn quốc gia Cúc Phương” đã được thực hiện. Mục tiêu của đề
tài là đánh giá thực trạng tài nguyên loài Xạ đen, làm cơ sở cho việc đề xuất
các giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển Xạ đen một cách có hiệu quả ở
Vườn quốc gia Cúc Phương.


2

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
1.1.1. Nghiên cứu về các cây dược liệu
Thực vật là nguồn dược liệu quan trọng và có vai trị to lớn đối với sức
khỏe con người (Constable, 1990). Hầu hết các nền văn hóa, từ thời cổ đại
đến ngày nay đã biết sử dụng các loài thực vật làm thuốc. Ngày nay, thực vật
làm thuốc có vai trị quan trọng cho kinh tế toàn cầu (Srivastava et al., 1995),
bởi lẽ khoảng 85% các bài thuốc truyền thống có sử dụng thực vật hoặc các
chất tiết từ thực vật (Vieira và Skorupa, 1993). Trong vài thập niên gần đây,
nghiên cứu và sử dụng thực vật làm thuốc trong chăm sóc sức khỏe và nhận

thức về tầm quan trọng của cây dược liệu đối với sức khỏe con người đã được
chú ý nhiều hơn (Hoareau và DaSilva, 1999). Nhu cầu về thảo dược cũng tăng
lên. Tuy nhiên, các nhà khoa học và quản lý nhận ra rằng, khả năng cung cấp
thảo dược đang có nguy cơ suy giảm trên tồn cầu (Bodeker, 2002).
Trên thế giới có rất nhiều lồi thực vật q hiếm nhưng do mất môi
trường sống, phá rừng, thiên tai, hoạt động khai thác bừa bãi của con người...
nên chúng đã dần cạn kiệt và có nhiều lồi đã bị tuyệt chủng. Hậu quả là
nguồn gen cây thuốc đang bị xói mịn một cách trầm trọng ở nhiều nơi trên
thế giới. Tình trạng này càng trở nên trầm trọng ở những nơi có mật độ dân số
cao, tốc độ đơ thị hóa nhanh, và nạn phá rừng thường xuyên xảy ra, đặc biệt ở
các nước Nam và Đông Nam châu Á. Những quốc gia có nguồn gen cây
thuốc phong phú cần phải nỗ lực hơn nữa để sưu tập, gìn giữ và bảo tồn
nguồn gen quý này để phục vụ cho hoạt động nghiên cứu và sử dụng chúng
một cách có hiệu quả (Md Mamtazul Haque, 2004). Theo Raven (1987) và
Ole Harmann (1988) trong vòng hơn trăm năm trở lại đây có khoảng 1.000
lồi thực vật đã bị tuyệt chủng, có tới 60.000 lồi có thể gặp rủi ro hoặc sự tồn


3

tại của chúng là rất mong manh vào giữa thế kỷ tới, nếu chiều hướng này cứ
tiếp tục thì các lồi thực vật ngày càng có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng,
trong số này có nhiều lồi cây làm thuốc. Ví dụ ở Banglades có lồi Tylopora
cindica (Burm.) Mer. dùng để chữa bệnh hen đứng trước nguy cơ bị tuyệt
chủng (Islam A.S,1991). Loài Ba gạc (Rauvolfia serpentina (L.) Benth. Kurz)
hàng chục năm liền bị khai thác ở Ấn Độ, Srilanka, Banglades... với khối
lượng 400-1.000 tấn vỏ, rễ/năm để xuất khẩu sang các thị trường Âu-Mỹ, hiện
nay đã trở nên cạn kiệt, thậm chí một số bang ở Ấn Độ, chính phủ địa phương
đã đình chỉ chính thức khai thác lồi cây này. Một số lồi cây thuốc q khác
có ở vùng Đông Bắc Ấn Độ là Coptis teeta, trước kia cũng thường thu hái để

bán sang các nước Đông Á, song do khai thác quá mức nên loài này đang ở
tình trạng hết sức nguy hiểm. Vì vậy, song song với nghiên cứu về sử dụng
cây thuốc thì một vấn đề cấp bách khác được đặt ra là phải bảo tồn các loài
cây thuốc. Tại Hội nghị Quốc tế về bảo tồn quỹ gen cây thuốc tháng 3 năm
1993 tại Chieng Mai, Thái Lan, hàng loạt các cơng trình nghiên cứu về tính
đa dạng và việc bảo tồn cây thuốc được đặt ra một cách cấp thiết.
Trong y học hiện đại, thực vật đã được sử dụng như là nguồn cung cấp
thuốc chữa bệnh một cách trực tiếp và các hợp chất tổng hợp mới. Những
thực vật này đóng vai trị là ngun liệu thơ cho việc sản xuất các hợp chất
hóa học bán tổng hợp (Akerele, 1992). Chất lượng và thành phần dược phẩm
trong các bài thuốc là khá lớn. Điều này chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi giai đoạn
gây trồng, mùa thu hái, mức độ pha trộn thành phần dược liệu với các loài
thực vật chưa được nhận biết, sự thiếu vắng những phương pháp sản xuất,
thiếu sự hiểu biết về sinh lý thực vật hay hiệu quả tối với sự tiêu thụ của con
người. Nói chung, các bài thuốc dược thảo được tạo ra từ những thực vật mọc
hoang và rất dễ bị thay đổi thành phần dược tá của bài thuốc do sự tấn công
của vi khuẩn, nấm hại hoặc các lồi cơn trùng (Murch et al., 2000). Thật khó


4

có thể đảm bảo được chất lượng của các bài thuốc khi chúng ta sử dụng nhiều
loài dược thảo tự nhiên, và cũng rất khó để nhận biết và lượng hóa được các
thành phần hoạt hóa (Wen, 2000). Thực tế cho thấy, việc cung cấp thực vật
cho dược phẩm truyền thống không thỏa mãn được nhu cầu (Cunningham,
1993). Do vậy, một giải pháp thay thế thích hợp nhất cho những vấn đề mà
ngành công nghiệp dược đang phải đối mặt đó là phát triển hệ thống ni In
Vitro nhằm đáp ứng nhu cầu về dược thảo và các chất tiết của nó (Nalawade
và Tsay, 2004).
Thực vật làm thuốc có tính đa dạng rất cao và có nhiều lồi trong số

chúng phát triển rất tốt trong tự nhiên. Đã có rất nhiều nghiên cứu tập trung
vào hoạt động khai thác, bảo tồn và phát triển chúng ngoài tự nhiên cũng như
trong điều kiện thí nghiệm. Tuy nhiên, các nỗ lực của các chương trình bảo
tồn cây thuốc cịn rất khiêm tốn trong việc tìm ra điều kiện tối ưu cho khả
năng sinh tồn của chúng ngoài tự nhiên. Các yêu cầu cả về sinh lý và sinh thái
học của các loài thực vật này cần phải được xác định trước khi gây trồng và
phát triển chúng (Chadha và Gupta, 1995). Chính vì vậy, hoạt động bảo tồn
tại chỗ cần được áp dụng nhiều hơn với các ưu tiên về chính sách sử dụng đất
nhằm giúp cho việc bảo tồn các loài thực vật dùng để làm thuốc thực sự có
hiệu quả (Ramanatha và Arora, 2004). Mặc dù vậy, người dân đang phát triển
ở các nước châu Á chỉ mới khai thác cây thuốc từ thiên nhiên hoặc được trồng
với mục đích phục vụ trong gia đình, trừ các quốc gia như Trung Quốc, Ấn
Độ, Indonesia và Nepal là trồng chúng với mục đích thương mại. Tuy nhiên,
các quốc gia này cũng chỉ gây trồng ở quy mô nhỏ và chủ yếu phục vụ nhu
cầu trong nước (Batugal, Pons A, Jayashree Kanniah, Lee Sok young và
Jeeffrey T, Oliver, 2004).
Cùng với sự phát triển của cơng nghệ sinh học, việc nhân giống các
lồi cây dược liệu bằng phương pháp In Vitro đã được nhiều nhiều nơi trên


5

thế giới, đặc biệt là ở Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan,... tiến hành và đã đem
lại kết quả đáng khích lệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng của việc sản
xuất dược liệu (Arora, 1989; Chang và Hsing, 1980; Chen et al., 2001). Trong
tương lai, để phục vụ cho mục đích sức khỏe con người, cho sự phát triển
khơng ngừng của xã hội, để chống lại các bệnh nan y thì cần thiết có sự kết
hợp giữa Đơng và Tây y, với y học hiện đại và kinh nghiệm cổ truyền dân tộc.
Chính những kinh nghiệm truyền thống đó là điểm mấu chốt để nhân loại
khám phá những loại thuốc chống lại bệnh nan y. Vì vậy, việc khai thác kết

hợp với bảo tồn các loài cây thuốc là điều hết sức cần thiết. Các nước trên thế
giới đang hướng đến chương trình quốc gia kết hợp sử dụng, bảo tồn và phát
triển cây thuốc.
1.1.2. Nghiên cứu về loài cây Xạ đen
Kết quả nghiên cứu tài liệu cho thấy, hiện nay các nghiên cứu trên thế
giới về loài Xạ đen chủ yếu tập trung vào nghiên cứu công dụng làm thuốc
của lồi cây này, cịn các nghiên cứu về đặc điểm sinh thái, kỹ thuật gây trồng
còn nhiều hạn chế. Tổng kết các tài liệu liên quan, đề tài đã xác định được
một số đặc điểm của loài Xạ đen như sau:
- Đặc điểm hình thái:
Là lồi cây dạng dây leo. Cành non hơi đỏ sau chuyển dần sang màu
nâu xám, phủ lơng cứng. Lá có cuống dài 0,5 - 1,5 cm; trung bình khoảng 0,8
cm; lá hình thn hoặc hình mũi mác, dài từ (1,5) 3 -15 cm và rộng từ 0,8-5,5
cm, mặt lá lượn sóng và mép có răng cưa, đỉnh nho ̣n, có từ 4 - 6 gân lá mỗi
bên, nhẵn ở cả hai mặt lá hoặc có lơng dọc theo phía dưới gân lá. Hoa thường
mọc ở đầu cành, hoa hình chùy, có lơng, với nhiều hoa; cuống hoa nhỏ dài
0,8-3 mm. Đài hoa hình chén dài 1,2 - 1,5 mm, rộng 2,5 - 3 mm, thùy dài
khoảng 1/3 đến 1/2, hình tam giác, lơng rất ngắn, dày và cứng; lông màu đỏ.
Tràng hoa rộng và ngắn có hình chng, màu trắng, dài từ 1,5 - 1,8 mm,


6

đường kính từ 3,5 - 4 mm, thùy có chiều rộng lớn hơn so với chiều dài. Thùy
hoa có chiều dài khoảng 1 mm và rộng 2mm, gần tròn. Nhụy hoa dài 3,5 mm.
Quả hình cầu hoặc gần cầu, đường kính trung bình 3,5mm.
- Phân bố:
Xạ đen phân bố ở Trung Quốc, Việt Nam; Malaysia, Myanma và một
số nước ở Nam và Đông Nam Á khác.
- Đặc điểm sinh thái:

Trong tự nhiên thường tìm thấy Xạ đen phân bố ở độ cao từ 1000 –
1500m trong rừng nguyên sinh, sinh trưởng và phát triển tốt ở những nơi đất
ẩm, có nhiều chất dinh dưỡng.
- Công dụng:
Xạ đen là cây thuốc đa tác dụng đã và đang được các nhà khoa học trên
thế giới quan tâm bởi chúng có chứa chất các chất: flavonoid, saponin
triterpenoid, sterol. Trong đó, flavonoid là chất chống oxy hóa có tác dụng
phịng chống ung thư; saponin triterpenoid có tác dụng chống nhiễm khuẩn….
Một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu như sau:
Huang HC và cộng sự năm 2000 đã nghiên cứu và phát hiện một số chất
hóa học chứa trong cây xạ đen, như: Agarofuran sesquiterpene polyol ester,
1beta, 2beta, 6alpha, 15beta-tetracetoxy-8 beta, 9alpha-dibenzoyloxy-betadihydroagarofuran (celahin D) (1), hai chất tương tự được biết đến là: 1 betaaxetoxy-8beta,

9alpha-dibenzoyloxy

-4al

pha6alpha-dihydroxy-2beta

(alphamethylbutanoyloxy) - beta-+ + + dihydroagarofuran (2) và beta-axetoxy8beta, 9alpha-dibenzoyloxy-6alpha-hy-droxy 2beta (alpha-methylbutanoyloxy)
-beta-dihydroagarofuran (3), và chất được biết đến gây độc tế bào là
sesquiterpene pyridin alkaloid, emarginatine E (4) được phân lập từ thân của
lồi Xạ đen. Ba chất hóa học khác được chiết xuất từ thân cây Xạ đen đó là:
loranthol (5), lupenone (6) và friedelinol (7). Bên cạnh đó, trong quá trình


7

nghiên cứu tác giả đã làm sáng tỏ cấu trúc của hợp chất 1, chúng được thành
lập bởi tia quang phổ 2D NMR.

Theo Tram Ngoc Ly, Makoto Shimoyamada , and Ryo Yamauchi, năm
2006 đã tìm ra các hợp chất chống oxy hóa được phân lập từ 50% methanol
chiết xuất từ lá khơ của lồi Xạ đen.
Các nhà khoa học Yao-Haur Kuo và Li-Ming Yang Kuo (1997) thuộc
Viện nghiên cứu y học Trung Quốc đã nghiên cứu chất Antitumour và
triterpenes chống AIDS từ cây Xạ đen. Kết quả nghiên cứu đã tìm ra bốn hợp
chất triterpene mới, celasdin-A, celasdin-C, chất chống AIDS celasdin-B và
độc tế bào maytenfolone-A, được phân lập từ loài Xạ đen.
1.2. Ở Việt Nam
1.2.1. Nghiên cứu về cây dược liệu
Ở nước ta, công tác điều tra dược liệu trải qua nhiều giai đoạn. Ở miền
Bắc, hoạt động này bắt đầu được tiến hành từ năm 1961 do Viện dược liệu
chủ trì. Ở miền Nam, do Phân Viện dược liệu TP. Hồ Chí Minh kết hợp với
các trạm dược liệu tỉnh thực hiện từ năm 1980 – 1985 ở hầu hết các tỉnh thành
phía nam từ Quảng Nam - Đà Nẵng trở vào. Gần đây, là việc tái điều tra lại
nguồn dược liệu trong cả nước do Viện dược liệu và Trung tâm Sâm và Dược
liệu TP.HCM thực hiện phối hợp với địa phương tập trung ở các tỉnh miền
Trung và Tây Nguyên. Kết quả ghi nhận được cho đến năm 2005 trong cả
nước có tất cả 3.948 lồi cây thuốc thuộc 1.572 chi và 307 họ thực vật vượt
qua con số 3.200 loài được ghi nhận trong Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ
Văn Chi, 1997). Trong số đó trên 90% là cây hoang dại và có 144 loài đã
được đưa vào “Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam năm 2006” và “Cẩm nang
Cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam” (Nguyễn Tập, 2006). Điều này cho thấy
tiềm năng cây thuốc rất phong phú mà chúng ta vẫn chưa phát hiện hết trong


8

tự nhiên và việc sử dụng chúng trong dân gian cũng như từ những nền y học
cổ truyền khác của thế giới.

Theo thống kê của ngành Lâm nghiệp, diện tích rừng ở nước ta từ 14,3
triệu héc ta vào năm 1943, đến năm 1993 chỉ còn khoảng 9,3 triệu héc ta (Bộ
Lâm nghiệp, 1995). Trong đó, diện tích rừng ngun sinh cịn lại khơng tới
1% tổng diện tích lãnh thổ (Averyanov, L. V. et al, 2004). Rừng bị phá hủy sẽ
làm cho tồn bộ các nguồn tài ngun ở đó bị mất đi, trong đó có cây làm
thuốc và cịn kéo theo nhiều hậu quả khác (Nguyễn Tập, 2007). Trong khi đó
xu hướng trở về với thiên nhiên, tìm kiếm nguồn thuốc mới từ cây cỏ, sử
dụng thuốc từ thảo dược trên thế giới ngày càng tăng.
Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, ngày càng có nhiều cơng
trình nghiên cứu về tài nguyên cây thuốc Việt Nam. Năm 1976, để phục vụ
cho công tác giảng dạy và nghiên cứu cây thuốc, dược sĩ Vũ Văn Chuyên đã
cho ra đời cuốn “Tóm tắt đặc điểm các họ cây thuốc”. Năm 1980, Đỗ Huy
Bích, Bùi Xuân Chương đã giới thiệu “Sổ tay cây thuốc Việt Nam” giới thiệu
519 loài cây thuốc, trong đó có 150 lồi mới được phát hiện. Viện Dược liệu
đã cho xuất bản cuốn “Dược điển Việt Nam” tập I, II đã tổng kết các cơng
trình nghiên cứu về cây thuốc trong nhiều năm, cuốn “Danh lục cây thuốc
miền Bắc Việt Nam”; “Danh lục cây thuốc Việt Nam”; “Atlas – Bản đồ cây
thuốc”, đã thống kê và công bố một danh sách về cây thuốc từ 1961 – 1972 ở
miền Bắc là 1.114 loài, từ 1977 – 1985 ở miền Nam là 1.119 loài. Theo kết
luận của Viện Dược liệu, trong quá trình thu thập và nghiên cứu về cây thuốc
cho thấy, các cây thuốc hiện nay ở Việt Nam biết đến chủ yếu được sử dụng
theo kinh nghiệm dân gian và trong số trên 2.000 loài và dưới lồi cây thuốc
có tới gần 90% cây thuốc là các cây mọc tự nhiên và được phân bố chủ yếu
trong các quần thể rừng với trữ lượng lớn, khoảng 10% là cây thuốc được
đem về trồng ngay tại vườn hộ gia đình.


9

Võ Văn Chi đã đóng góp rất nhiều trong quá trình nghiên cứu về các

lồi thực vật ở Việt Nam và ông đã biên soạn cuốn “Từ điển cây thuốc Việt
Nam”, trong đó ơng mơ tả rất tỷ mỷ về các cây được sử dụng làm thuốc ở
Việt Nam bao gồm 3.200 cây (1996). Ngồi ra, cuốn“Cây cỏ có ích ở
Việt Nam” tập I, II, đề cập đến rất nhiều cây cỏ có ích như làm ngun liệu
thủ cơng mỹ nghệ, làm lương thực, làm thuốc.
Trong thời gian này, nhiều cơng trình nghiên cứu của các nhà khoa học
đã được xuất bản, như: “Tài nguyên cây thuốc Việt Nam” (1993) của Viện
Dược liệu, với khoảng 300 loài cây thuốc; Trần Đình Lý với cuốn “1900 lồi
cây có ích” (1995), đã thống kê ở Việt Nam có khoảng 76 lồi cho nhựa thơm,
260 lồi cho dầu béo, 160 lồi có tinh dầu, 40 loài tre nứa, 40 loài song mây.
Ngoài ra, trong những năm từ 2000 đến nay, đã có nhiều cuốn sách và
các tài liệu về cây thuốc được xuất bản nhằm đáp ứng nhu cầu của nhiều
người quan tâm tới cây thuốc trên khắp đất nước Việt Nam như: “577 bài
thuốc dân gian gia truyền” của Âu Anh Khâm; “Thuốc Nam, thuốc Bắc và
các phương thang chữa bệnh” (2001) và cuốn “Thuốc bệnh 24 chuyên khoa”
(2006) của Tào Duy Cần; “Nghiên cứu cây thuốc từ thảo dược”(2006); “Cây
có vị thuốc ở Việt Nam” do Phạm Hoàng Hộ nghiên cứu và tập hợp; “Cây
thuốc, bài thuốc và biệt dược” của Phạm Thiệp và cộng sự (2000) đề cập tới
327 cây thuốc phổ biến… Đồng thời, có nhiều cơng trình nghiên cứu về cây
thuốc trên cả nước công bố trên các tạp chí về cây thuốc như Tạp chí cây
thuốc quý, tạp chí Dược liệu, tạp chí Đơng y…
Trong “Hội thảo Tổng kết 12 năm thực hiện dự án Bảo tồn nguồn cây
thuốc cổ truyền” tại huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế do Viện Dược
liệu tổ chức tổng kết (10/04/2010) về các loài cây thuốc và bài thuốc của cộng
đồng dân tộc ở nhiều vùng trên cả nước: Người Dao (khu vực Vườn Quốc gia
Ba Vì): 579 lồi và 125 bài thuốc; người Mường (Cẩm Liên, Cẩm Thủy,


10


Thanh Hóa): 136 lồi và 102 bài thuốc; người H'mơng (Kỳ Sơn, Nghệ An):
206 loài và 32 bài thuốc; người Tày: (Vị Xuyên, Hà Giang): 292 loài; người
Tày - Nựng (Tràng Định, Lạng Sơn): 126 loài và 51 bài thuốc; bản Mường
(xã Vĩnh Lạc, Lục Yên, Yên Bái): 40 loài và 40 bài thuốc; 85 bài thuốc của
cộng đồng người Dao; 72 bài thuốc của cộng đồng người H' mông; 16 bài
thuốc của cộng đồng người Thái và Khơ Mỳ; 11 bài thuốc của cộng đồng Bru
- Vân Kiều...
1.2.2. Các nghiên cứu về cây Xạ đen
Kết quả nghiên cứu tài liệu cho phép tổng kết một số đặc điểm quan
trọng về loài cây này như sau:
- Về tên gọi:
Tên địa phương: Cây Xạ đen còn được gọi là cây Cùm cụm răng, dây
gối Ấn Độ hoặc Dây gối bắc, quả nâu, dân tộc Mường gọi là cây ung thư.
Tên Khoa học: Xạ đen có tên khoa học: Ehretia asperula Zoll. & Mor,
họ vòi voi (Boraginaceae). Cần lưu ý rằng, trước đây một số tài liệu xác định
tên khoa học của Xạ đen là (Celastrus hindsii Benth), họ dây gối
(Celastraceae).
- Đặc điểm thực vật:
Thân cây dạng dây dài 3-10m. Bụi leo, phiến lá hình bầu dục - xoan
ngược, to: 6 - 11 x 2,5cm, dai, gân phụ 7 cặp, lá răng cưa. Cuống lá dài 5 7mm. Chùm hoa ở ngọn hay ở nách lá, dài 5 - 10cm. Cuống hoa 2 - 4mm.
Hoa mẫu 5. Cánh hoa trắng. Hoa cái có bầu 3 ơ. Quả nang hình trứng, dài cỡ
1cm, nở thành 3 mảnh. Hạt có áo hạt màu hồng. Ra hoa tháng 3 - 5; Ra quả
tháng 8 - 12. Cành trịn, lúc non có màu xám nhạt, sau chuyển sang màu nâu,
có lơng, về sau có màu xanh.
- Đặc điểm phân bố và sinh thái:
Xạ đen phân bố chủ yếu tại các tỉnh Hà Nam, Quảng Ninh, Ninh Bình,
Hịa Bình, trong đó có Vườn Quốc gia Cúc Phương, Vườn Quốc gia Ba Vì... Là
lồi cây ưa ẩm, sinh trưởng phát triển ở những nơi đất cịn tính chất đất rừng.



11

- Cơng dụng:
Theo Đơng y:
Cây Xạ đen có vị đắng chát, tính hàn, có tác dụng hữu hiệu trong điều
trị mụn nhọt, tiêu viêm, giải độc, giảm tiết dịch trong xơ gan cổ chướng và
đặc biệt trong chữa trị ung thư. Có tác dụng thơng kinh lợi niệu. Cây dùng trị
kinh nguyệt không đều, bế kinh, viêm gan, bệnh lậu.
Điều trị, ức chế và ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư, tiêu
hạch, tiêu độc, thanh nhiệt, mát gan, hành thủy, điều hòa hoạt huyết, giảm
đau, an thần, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Các nghiên cứu về Tây y:
Năm 1987, đã phát hiện cây Xạ đen trong chuyến sưu tầm các bài thuốc
quý trong dân gian do các nhà khoa học của Học viện Quân Y (Lê Thế Trung,
1987). Sau 12 năm nghiên cứu các nhà khoa học của Học Viện Quân Y đã
chiết suất được từ lồi cây này một loại tinh thể có khả năng ức chế sự phát
triển của tế bào ung thư. Qua nghiên cứu về thực vật học, hóa dược, dược lý,
nghiên cứu thực nghiệm trên động vật được gây ung thư, các bác sĩ đã phát
hiện ở loài cây này tác dụng hạn chế sự phát triển của khối u ác tính. Hơn
nữa, hợp chất lấy từ Xạ đen nếu được kết hợp với chất Phylamin có thể kéo
dài tuổi thọ trung bình của động vật bị ung thư hơn nhiều chất lấy từ cây
Trinh nữ hoàng cung hay tỏi Thái Lan.
Đến cuối năm 1999, sau khi đề tài nghiên cứu của các nhà khoa học
thuộc Học viện Quân y được nghiệm thu, cây Xạ đen chính thức được cơng
nhận là một trong khơng nhiều những vị thuốc nam có tác dụng điều trị hỗ trợ
bệnh nhân ung thư. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã cảnh báo cho các người
bệnh ung thư rằng, với tác dụng ức chế sự phát triển của khối u ác tính của
cây Xạ đen với tư cách là một thực phẩm chức năng, chỉ có tác dụng hỗ trợ
trong điều trị ung thư, hồn tồn khơng phải là thuốc chữa khỏi căn bệnh này.
Tất cả các báo cáo khoa học đều khẳng định, cây Xạ đen chỉ có tác dụng làm




×