Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tự chủ đại học ở việt nam hiện nay từ kinh nghiệm thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335.46 KB, 7 trang )

TỰ CHỦ ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY TỪ KINH NGHIỆM THẾ GIỚI
Nguyễn Cơng Đức
Trường Đại học Cơng đồn
Tóm tắt: Hiện nay, tự chủ đại học đang là xu hướng mang tính tồn cầu trong
quản trị giáo dục đại học, là xu thế tất yếu của các quốc gia trong quản trị đại học, đó
là xu hướng cắt giảm sự can thiệp của nhà nước trong quản lý nhà trường, tăng cường
giao quyền tự chủ cho các trường. Quyền tự chủ đại học ở các quốc gia khác nhau phụ
thuộc vào mơ hình nhà nước, trình độ phát triển, văn hóa, xã hội, pháp luật… Kinh
nghiệm quốc tế, đặc biệt là những quốc gia có nền giáo dục phát triển cũng như có nét
tương đồng về thể chế nhà nước, về văn hóa là một trong những giải pháp quan trọng
để đề ra các giải pháp phù hợp cho đổi mới tăng cường quyền tự chủ cho các trường
đại học ở Việt Nam. Giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục, đào tạo là một trong
những nhiệm vụ quan trọng mà Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đã xác định nhằm
đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo-một trong ba đột phá chiến lược cần
thực hiện có hiệu quả trong giai đoạn mới. Trong phạm vi bài viết này, tác giả đi
nghiên cứu tìm hiểu khái quát về tự chủ đại học, kinh nghiệm tự chủ đại học ở một số
nước và thực tiễn hiện nay ở Việt Nam.
Từ khóa: Tự chủ đại học; kinh nghiệm thế giới; thực tiễn Việt Nam.
1. Đặt vấn đề
Quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học ở nước ta hiện nay là một vấn đề
được cả xã hội và các ban ngành quan tâm, phải giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo
dục đại học thì mới có thể góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo
dục đại học, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo và mấu
chốt vấn đề là nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hội nhập
khu vực và quốc tế. Việc nghiên cứu quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học công
lập trong bối cảnh hiện nay là hoàn toàn cần thiết và kịp thời, sẽ là cơ sở để đề xuất
các giải pháp tăng cường quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học cơng lập, góp
phần đổi mới phương thức quản lý nhà nước đối với giáo dục đại học
2. Khái quát một số vấn đề về tự chủ giáo dục đại học
Tự chủ đại học (University autonomy) là quyền của cơ sở giáo dục đại học
quyết định sứ mạng và chương trình hoạt động của mình, cách thức và phương tiện


thực hiện sứ mạng và chương trình hoạt động đó, đồng thời tự chịu trách nhiệm trước
công chúng và pháp luật về mọi quyết định cũng như hoạt động của mình. Đây là hình
thức quản trị thích hợp với những tổ chức khơng thuộc hệ thống hành chính (hệ thống
có cấp trên cấp dưới; cấp dưới do cấp trên bổ nhiệm và phải làm theo quyết định của
cấp trên.).
Trên thế giới, khái niệm “tự chủ đại học” (University autonomy) nói đến các
mối quan hệ đang thay đổi giữa nhà nước và các trường đại học (N.V. Varghese,
Michaela Martin, Thomas Estermann). Xu hướng thay đổi cơ bản là phát huy truyền
thống tự do học thuật và giảm dần sự kiểm soát trực tiếp của các cơ quan công quyền
đối với trường đại học. Từ góc độ này, tự chủ đại học là quyền tự do của thể chế đại
học trong việc ra quyết định và thực thi các quyết định đối với các hoạt động nội bộ
503


của đại học mà khơng có sự kiểm sốt hay can thiệp của nhà nước và bất kỳ sự ảnh
hưởng nào nếu có của nhà nước cũng đều phải dựa trên cơ sở pháp luật. Tự chủ đại
học là tự chủ thể chế đại học với nghĩa là tự chủ của trường đại học và tự chủ này được
thể chế hóa bởi hệ thống các chính sách, pháp luật của nhà nước.
Thuật ngữ “tự chủ đại học”, mặc dù xuất hiện nhiều trong truyền thông đại
chúng, nhưng chưa được sử dụng một cách chính thức trong đường lối, chính sách
giáo dục ở Việt Nam giai đoạn 1979-2005. Nghị quyết số 14/1979/NQ-TW về cải cách
giáo dục chưa nói đến “đổi mới giáo dục”, “tự chủ”, “tự chịu trách nhiệm” trong giáo
dục. Nhưng Nghị quyết này sử dụng từ ngữ “cải cách giáo dục” 33 lần, trong đó nêu rõ
ba mục tiêu của cải cách giáo dục là: (i) chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ từ lúc thơ ấu
đến lúc trưởng thành, (ii) thực hiện phổ cập giáo dục trong tồn dân, (iii) đào tạo và
bồi dưỡng với quy mơ ngày càng lớn đội ngũ lao động mới.
Nghị quyết số 04/1993/NQ-TW về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào
tạo sử dụng từ ngữ “cải cách giáo dục” 3 lần, sử dụng từ ngữ “cải cách” 12 lần, nhưng
chưa sử dụng từ ngữ “tự chịu trách nhiệm, “trách nhiệm giải trình” và “tự do” trong
giáo dục. Đặc biệt, Nghị quyết này đã 2 lần sử dụng từ ngữ “tự chủ”.

Luật Giáo dục (2005) có hiệu lực từ ngày 01-01-2006 chỉ 1 lần sử dụng từ ngữ
“đổi mới” khi quy định một trong các nhiệm vụ của nhà giáo là “đổi mới phương pháp
giảng dạy” (Điều 72, Khoản 4). Luật này chỉ 1 lần sử dụng từ ngữ “cải cách” nhưng
khơng phải “cải cách giáo dục”nói chung mà cải cách nội dung chương trình của một
cấp học (Điều 100, Khoản 1).
Như vậy, đến năm 2005 từ ngữ “tự chủ đại học” (University autonomy) vẫn
chưa được sử dụng trong Luật Giáo dục (2005), nhưng các trường đại học, trường
trung cấp, trường cao đẳng được quy định là có “quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm”.
Nhưng quyền tự chủ này luôn bị ràng buộc bởi các quy định pháp luật và điều lệ nhà
trường mà trường đại học muốn thực hiện thì phải “xin” để được “cho”. Trên thực tế,
đến năm 2012 Luật Giáo dục đại học mới được ban hành trong đó có Điều 32 quy định
“Quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học” và đến năm 2014 Điều lệ trường đại học
mới được ban hành.
Tự chủ đại học bao gồm bốn khía cạnh sau:
A. Tự chủ về tổ chức (organisational autonomy), tức là tự quyết định cơ cấu tổ
chức và quá trình ra quyết định của mình, cụ thể là về:
- Người đứng đầu: tiêu chuẩn, thủ tục lựa chọn, nhiệm kỳ và việc miễn nhiệm
người đứng đầu;
- Hội đồng quản trị: chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; cơ cấu, tiêu chuẩn, thủ
tục lựa chọn thành viên trong trường, ngoài trường; nhiệm kỳ và việc miễn nhiệm
thành viên;
- Các đơn vị đào tạo, nghiên cứu khoa học, dịch vụ và hành chính;
- Tính chất vì lợi nhuận/khơng vì lợi nhuận của nhà trường.
B. Tự chủ về tài chính (financial autonomy), tức là độc lập điều hành và phân
bổ ngân quỹ của mình, cụ thể là quyết định:
- Thời hạn của một vịng tài trợ cơng; loại tài trợ cơng;
- Việc vay vốn và duy trì thặng dư;
504



- Việc điều hành cơ sở vật chất;
- Học phí của sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh trong nước và nước
ngoài.
C. Tự chủ về nhân sự (staffing autonomy), tức là tự quyết định việc tuyển dụng
và điều hành nguồn nhân lực sao cho phù hợp với lợi ích của mình, cụ thể là:
- Các vị trí việc làm, mức lương;
-Thủ tục tuyển dụng, đề bạt, miễn nhiệm.
D. Tự chủ về học thuật (academic autonomy), tức là tự điều hành công tác đào
tạo, nghiên cứu khoa học của mình, cụ thể là quyết định:
- Số lượng người học và việc tuyển sinh vào các hệ đào tạo;
- Chương trình đào tạo, bao gồm ngơn ngữ sử dụng trong đào tạo;
- Cơ chế đảm bảo chất lượng.
3. Một số mơ hình tự chủ giáo dục đại học trên thế giới
Mơ hình tự chủ về tài chính và nhân lực của đại học ở Nhật Bản
Cải cách giáo dục đại học công lập được tiến hành ở nước này từ những năm
1990 do yêu cầu của cải cách nền kinh tế. Ban đầu, quá trình này tập trung vào việc
xây dựng hệ thống đánh giá chất lượng giáo dục. Năm 2004, việc ban hành một chính
sách liên kết (Corporatization Policy) và Luật liên kết các trường đại học công lập
(National University Corporation Act) đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ của quá
trình tự chủ ở đại học. Những thay đổi về địa vị pháp lý cho các trường đại học tạo
điều kiện cho các tự chủ về tài chính và nguồn nhân lực ở nước này.
Các trường đại học công lập ở Nhật Bản được sáp nhập vào Hiệp hội các
trường đại học (National University Corporations-NUCs). Nếu như trước đây, các
trường đại học thuộc quản lý của Bộ Giáo dục thì kể từ sau ban hành luật nêu trên, mỗi
trường đại học công lập trở thành một pháp nhân độc lập với sự quản lý từ trung ương.
Mục tiêu của luật này là trao thêm quyền cho người đứng đầu các trường đại học công
lập, thúc đẩy độc lập về tài chính và tự chủ trong quản lý hành chính. Thực tiễn thi
hành luật này còn cho thấy các kết quả ấn tượng về sự độc lập về tài chính, hành
chính, học thuật và đi cùng với đó là sự tăng cường tính minh bạch và kiểm định cơng.
Thêm vào đó, kể từ sau khi ban hành luật nêu trên, giảng viên các trường đại học

khơng cịn là cơng chức nhà nước. Việc tuyển dụng, bổ nhiệm, thuyên chuyển giảng
viên trong trường đều do trường đại học thực hiện. Một số kết quả đạt được, đặc biệt là
về tự chủ tài chính và trách nhiệm giải trình từ sau khi ban hành Luật liên kết các
trường đại học công lập 2004 đó là:
Thứ nhất, chính sách và pháp luật đã trao thêm nhiều sự linh hoạt trong quản lý
cho Liên hiệp các trường đại học công lập bằng việc tăng cường trách nhiệm giải trình
thơng qua các kế hoạch giữa nhiệm kỳ do Bộ Giáo dục thông qua. Cụ thể, trước đây, các
trường này không phải lên kế hoạch, chiến lược cho riêng mình mà chỉ cần tuân theo
quy định của pháp luật, nay yêu cầu Liên hiệp các trường đại học công lập phải lập mục
tiêu tăng cường chất lượng giảng dạy, nghiên cứu, cải thiện hiệu quả tài chính;
Thứ hai, các trường được tồn quyền phân phối và sử dụng các thu nhập từ hoạt
động. Nói một cách khác, họ phải tự cân bằng giữa mức chi và mức thu, điều này khác
hẳn với trước đây khi mà họ chỉ cần đảm bảo không bội chi ngân sách. Cũng nhờ có
505


cơ chế này mà các trường đại học có thể thu hút nhiều nguồn tài trợ hơn so với trước
đây;
Thứ ba, việc chia cơ chế giải trình thành 4 loại, qua 2 tiêu chí: Nguồn kiểm sốt
(kiểm sốt nội bộ, kiểm sốt từ bên ngồi, mối quan hệ giữa thành viên góp vốn) và
mức độ kiểm sốt (mối liên hệ trong giải trình). Theo đó, cơ chế giải trình ở Nhật bản
được phát triển theo hướng: Thúc đẩy sự kiểm sốt từ bên ngồi và tăng thêm nhiều sự
linh hoạt. Do đó, một Ủy ban kiểm định dành cho Liên hiệp các trường đại học công
lập được thành lập ở nước này để tiến hành việc kiểm định, đánh giá đối với mỗi
trường đại học. Từ năm 2004, việc đánh giá chất lượng là bắt buộc đối với các trường
đại học ở Nhật Bản.
Kết quả nhìn chung cho thấy cơ chế tự chủ như trên giúp cho các trường đại
học công lập ở Nhật Bản đáp ứng được yêu cầu của việc nghiên cứu cạnh tranh. Các
thành viên của trường đại học ngày nay có thể tương tác trực tiếp với các công ty để
tiến hành các hoạt động hợp tác nghiên cứu. Các thủ tục hành chính, ra quyết định

nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Mơ hình tự chủ về tài chính và nhân lực của đại học ở Luxembourg
Luxembourg chỉ có duy nhất một trường đại học, lấy tên “Đại học
Luxembourg” và hoạt động của trường này được thực hiện trong khuôn khổ ổn định từ
năm 2010. Đây cũng là lý do tại sao nước này dễ đạt được hiệu quả cao trong tự chủ.
Cụ thể:
Về tài chính, điểm lợi thế của Luxembourg đó là nước này chỉ có duy nhất một
trường đại học, do đó, q trình cải cách để đạt được tự chủ cho trường đại học là khá dễ
dàng. Vấn đề phân bổ tài chính, chi tiêu như thế nào chỉ là vấn đề giữa Chính phủ và
Trường đại học Luxembourg. Theo quy định thì Chính phủ nước này quản lý vấn đề tài
chính của trường đại học theo kế hoạch 4 năm một lần. Gần 80% kinh phí hoạt động của
Trường đại học Luxembourg là từ kinh phí của Chính phủ, tuy nhiên, trường vẫn mong
đợi có khoảng gần 25% cịn lại là từ nguồn kinh phí bên ngồi (đến giữa năm 2020) mà
khơng bị cắt giảm kinh phí từ nhà nước. Khi thống nhất mức kinh phí với Chính phủ,
Trường đại học Luxembourg được tự quyết việc sử dụng nguồn kinh phí nội tại, được
phép tự do quyết định mức học phí cho tất cả các cấp học, cho tất cả các sinh viên
(không có sự phân biệt giữa sinh viên thuộc các nước Châu Âu và sinh viên đến từ các
nước không thuộc Châu Âu). Nguồn thu được và nguồn dư thừa sẽ được trường tự sử
dụng trong khoảng thời gian là 4 năm. Sau khoản thời gian này, Chính phủ sẽ quyết định
thu hoặc khơng lấy thu dư đó (nếu cịn). Ngược lại, trường có thể mượn tiền của Chính
phủ nếu được Bộ có thẩm quyền phê duyệt. Việc sử dụng và định đoạt tài sản (là bất
động sản)-các tòa nhà được các trường tự quyết (có thể bán) ngoại trừ những tịa nhà
thuộc sở hữu của Chính phủ hoặc được mượn từ tổ chức khác.
Về nguồn nhân lực, trường đại học được toàn quyền tuyển dụng giảng viên và
nhân viên hành chính. Việc giảng viên khơng cịn là cơng chức nhà nước cho phép các
trường tự quy định lương cho giảng viên, tự quyết định việc sa thải hoặc thăng chức
cho giảng viên mà không phải tuân theo bất kỳ một quy định cụ thể nào. Phần lớn các
giảng viên của trường đại học làm việc theo hợp đồng cá nhân. Việc tuyển dụng và trả
lương do trường quyết định có tham chiếu với bảng lương dành cho công chức nhà
nước, nhưng việc trả thêm lương cho giảng viên trong khả năng là do trường quyết

định.
506


Như vậy, về cơ bản, quá trình này ở Luxembourg khá giống với Nhật Bản, khi
mà trường đại học không còn là một bộ phận chịu sự quản lý của Chính phủ, các giảng
viên khơng cịn là cơng chức nhà nước thì việc người đứng đầu cơ sở đào tạo được
tồn quyền quyết định đối với nguồn tài chính và toàn quyền trong việc quản lý người
lao động là hết sức dễ dàng. Nhà nước khi đó chỉ cịn đóng vai trị định hướng và là
một bên đối tác, bình đẳng trong thỏa thuận. Bản kế hoạch 4 năm cho vấn đề tài chính
là một trong những bài học kinh nghiệm có giá trị cho nước ta trong bối cảnh hiện nay.
Mơ hình tự chủ về tài chính và nhân lực của đại học ở Hoa Kỳ
Là quốc gia dành mức tự chủ cho đại học cao nhất trên toàn thế giới và với đặc
tính của nền giáo dục là: Phi tập trung (các trường đại học không chịu sự quản lý, điều
hành, chỉ đạo từ bất kỳ cơ quan trung ương nào), Thực tiễn (đào tạo gắn liền với nhu
cầu của kinh tế, khoa học kỹ thuật), Đại chúng (cho tất cả mọi người) và Thị trường
(nguồn lợi thu được từ việc bán các kết quả nghiên cứu), Hoa Kỳ giải quyết vấn đề tài
chính và nhân sự tại cơ sở giáo dục đại học như sau:
Về tài chính, giáo dục đại học ở Hoa Kỳ là nền giáo dục định hướng thị trường.
Chính vì vậy từ giữa thế kỷ thứ 19, các bang đã thành lập một số lượng cao đẳng và
đại học riêng cho mình. Tuy nhiên, những cơ sở đào tạo công lập này vẫn nhận một
phần nhỏ tài chính từ chính phủ. Nguồn tài chính do bang cấp cho giáo dục đại học
chiếm khoảng 20-30% trong suốt thế kỷ 20. Đến cuối thế kỷ thứ 20 thì các cơ sở giáo
dục đại học cơng lập nhận được 36% vốn từ quỹ của bang, cùng với đó là khoảng 11%
và 4% từ liên bang và chính quyền địa phương. Bước sang thế kỷ 21, các cơ sở cơng
lập này chỉ nhận phần ít khoảng 10% từ bang. Phần còn lại đến từ các nguồn khác như:
thu nhập từ nghiên cứu, đầu tư, dịch vụ, được tài trợ và học phí. Tất cả các nguồn thu
nhập khác này đều hồn tồn khơng chịu sự quản lý của bang, và việc sử dụng nó
giống như một doanh nghiệp sử dụng vào thị trường giáo dục. Các cơ sở giáo dục
cơng lập chỉ phụ thuộc vào kiểm sốt của bang đối với phần nhỏ nguồn tài chính nhận

từ ngân sách nhà nước này (điều này sẽ không xảy ra với đại học tư thục) khi những
trường này mong muốn có thể dành một phần học phí trao cho các sinh viên để tăng
tính cạnh tranh. Như vậy, tính tự chủ đối với tài chính của các cơ sở giáo dục đại học ở
Hoa Kỳ là rất cao. Việc hoàn toàn được chủ động sử dụng nguồn ngân sách cũng như
thu lợi từ việc bán các kết quả nghiên cứu, liên kết với các doanh nghiệp, ngành nghề
có nhu cầu để tạo ra nguồn thu nhập được thực hiện rất tốt ở Hoa Kỳ. Kinh phí hoạt
động của các trường đại học và cao đẳng ở Hoa Kỳ vì thế mà ngày một tăng. Thậm
chí, các trường cịn có thể tùy thuộc vào kinh phí của mình mà đưa ra mức hỗ trợ cho
sinh viên (ở điểm này, các trường tư thục có mức hỗ trợ cao hơn). Điều đó cho thấy
rằng, việc nhận nguồn kinh phí cố định từ Chính phủ khơng cịn hấp dẫn với các
trường đại học ở Hoa Kỳ. Với cơ chế mở, đầu tư vào nghiên cứu khoa học và kiếm lợi
từ các sản phẩm cũng như thu phí từ sinh viên và gia đình sinh viên là điểm mấu chốt
của tài chính cho các trường đại học. Muốn làm được điều này, các trường phải được
chủ động hoàn toàn trong việc sử dụng và phân phối nguồn tài chính, khơng phải chịu
bất kỳ chỉ đạo, kiểm sốt nào từ phía trung ương.
Về nhân sự, khơng có một quy tắc nào điều chỉnh việc giảng viên ở các trường
đại học có thể làm việc tồn thời gian, bán thời gian, có thể được thăng hạng sau một
thời gian nhất định hoặc khơng. Nhiều vị trí việc làm trong trường đại học có thể lựa
chọn bao gồm: Giảng dạy, nghiên cứu, phục vụ. Do vậy, có những giảng viên làm
cơng tác giảng dạy, có những giảng viên làm cơng tác nghiên cứu và có những người
chỉ làm hành chính phục vụ. Việc tuyển dụng người cho các vị trí phù hợp, thăng hạng
507


hay sa thải đối với các vị trí này do các trường đại học toàn quyền quyết định.
So với hai quốc gia kể trên, Hoa kỳ có bước đi mạnh mẽ hơn khi ngay từ đầu đã
coi giáo dục như một nền cơng nghiệp, tức là giáo dục hồn tồn độc lập với Nhà
nước. Kết quả đạt được từ việc trao quyền tự chủ một cách tối đa như Hoa Kỳ đó là
biến các trường đại học ở Hoa Kỳ trở thành điểm đến mơ ước của nhiều sinh viên trên
tồn thế giới.

Mơ hình giáo dục đại học của Singapore
Singapore có hệ thống giáo dục chất lượng cao, có uy tín trong khu vực và đang
vươn lên trở thành trung tâm giáo dục của thế giới. Đối với giáo dục đại học,
Singapore đã thực thi tập đồn hóa các trường đại học công vào năm 2006. Đặc điểm
cơ bản của tập đồn hóa đại học ở Singapore là: (1) Đa dạng hóa nguồn tài chính,
trong đó có việc phát triển mạnh quỹ hiến tặng; (2) Không coi thầy giáo là cơng chức;
(3) Trả lương cạnh tranh theo mức độ hồn thiện của công việc; (4) Tăng quyền tự chủ
cho các trường.
Hiện nay, giáo dục của Singapore phát triển theo cơ chế thị trường, trường học
có nhiều quyền tự chủ, giữa các trường học có sự cạnh tranh cao. Nhà nước xác định
mục tiêu, chiến lược và quản lý chặt chẽ chất lượng giáo dục. Bộ Giáo dục quản lý các
trường công, tư vấn và giám sát các trường tư. Singapore mở rộng quyền tự chủ cho tất
cả các trường trong vấn đề chương trình, kinh phí và quản lý nhân sự.
Chính phủ Singapore đầu tư 20% tổng ngân sách quốc gia cho giáo dục; có
chính sách tài trợ cho học sinh nghèo và gia đình đơng con bằng việc miễn giảm học
phí, miễn phí thi tốt nghiệp phổ thơng, cấp học bổng cho học sinh, sinh viên xuất
sắc… Để nâng cao chất lượng giáo dục, Singapore tăng cường quốc tế hoá giáo dục,
thực hiện nền giáo dục dựa trên năng lực, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho
nền kinh tế tri thức và thông tin trong thế kỷ 21. Chính phủ cho phép các trường nước
ngồi danh tiếng đầu tư 100% vốn để mở trường và khuyến khích các trường trong
nước đẩy mạnh hợp tác quốc tế, đặc biệt là các trường liên kết Mỹ-Singapore.
Có thể nói, giáo dục đại học ở các nước tiên tiến đều phát triển đa dạng, nhiều
loại hình, chính quy và khơng chính quy, công và tư, giáo dục suốt đời… Các trường
được quyền tự chủ và chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình. Nhìn chung, cả
giáo dục đại học cơng và tư đều có những mặt mạnh và những hạn chế cần khắc phục.
Việc ra đời các trường tư và trường cơng thu học phí đã hình thành nên thị trường
cung cấp các dịch vụ giáo dục ở các cấp học, đặc biệt là thị trường giáo dục đại học.
Đa số các nước đều tiến hành cải cách giáo dục đại học theo mơ hình của Mỹ, Anh,
Đức, Nhật Bản, Úc, Singapore…
Việc nghiên cứu mơ hình giáo dục đại học của các nước phát triển, giúp Việt

Nam đúc kết được những kinh nghiệm phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế của
đất nước, góp phần xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
4. Thực trạng và giải pháp hoàn thiện tự chủ giáo dục đại học ở Việt Nam
4.1. Thực trạng tự chủ giáo dục đại học ở Việt Nam
Giáo dục Đại học của Việt Nam trong nhiều năm qua đã có sự phát triển vượt
bậc cả về số lượng và chất lượng. Theo báo cáo tổng kết năm học 2016-2017 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo, hiện nay cả nước có 235 trường đại học, học viện (bao gồm 170
508


trường công lập, 60 trường tư thục và dân lập, 5 trường có 100% vốn nước ngồi), 37
viện nghiên cứu khoa học được giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sỹ, 33 trường cao
đẳng sư phạm và 2 trường trung cấp sư phạm. Hệ thống giáo dục đại học Việt Nam
hiện có 72.792 người, trong đó giảng viên có trình độ tiến sỹ là 16.514 người và thạc
sỹ là 43.065 người và hiện đang đào tạo cho khoảng 1,76 triệu sinh viên đại học, cao
đẳng trên cả nước1.
Tự chủ về đào tạo
Công tác tuyển sinh là một khâu quan trọng của quá trình đào tạo cũng như hoạt
động của các cơ sở giáo dục đại học công lập. Hằng năm, việc xác định số lượng tuyển
sinh phải trên cơ sở nhu cầu học tập, nhu cầu nhân lực của xã hội, phụ thuộc vào năng
lực về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, tài chính, khả năng quản lý giảng dạy của
từng trường để Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét và ký duyệt.
Trong những năm qua, thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về tuyển
sinh cũng đã có những thành tựu bước đầu quan trọng, cụ thể như:
Về xác định chỉ tiêu tuyển sinh: chỉ tiêu tuyển sinh là một nội dung quan
trọng nhất của tuyển sinh đại học và sau đại học ở các trường, quyết định sự tồn tại và
phát triển của các ngành đào tạo nói riêng và các trường nói chung. Chỉ tiêu tuyển sinh
trước đây từ chổ được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao cụ thể cho các trường, đồng nghĩa
với việc cấp ngân sách nhà nước cho trường thơng qua chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm

thì đến nay các trường đại học đã được phép tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh của mình
thơng qua năng lực đào tạo, năng lực đội ngũ và nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của
ngành nghề đào tạo. Trên thực tế việc xác định chỉ tiêu đào tạo của các trường đại học
công lập hiện nay được thực hiện theo quy định của thông tư số 57/2011/TT-BGDĐT
ngày 02/12/2011 quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ tiến sỹ, thạc sỹ,
đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp, Thông tư số 20/2012/TT-BGDĐT ngày
12/6/2012 sửa đổi điều 6 của Thông tư số 57 và Thông tư số 32/2015/TT-BGDĐT
ngày 16/12/2015 quy định xác định chỉ tiêu tuyển sinh đối với các cơ sở giáo dục đại
học. Theo đó, chỉ tiêu tuyển sinh của các trường được xác định chủ yếu dựa trên số
lượng đội ngủ giảng viên cơ hữu của trường và diện tích sàn xây dựng phục vụ nhu
cầu học tập, thực hành và giải trí của sinh viên. Các chỉ tiêu này có sự khác nhau ở các
nhóm ngành cũng như ở các nhóm trường, ví dụ các trường đào tạo nhóm ngành nghệ
thuật, nhóm ngành khoa học y học thì tỷ lệ này thường cao hơn các nhóm ngành khoa
học xã hội hoặc kinh tế. Thủ tục giao chỉ tiêu cho các trường cũng khác trước đây, nếu
trước đây Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định giao chỉ tiêu cho từng trường thì hiện
nay các trường tự xác định chỉ tiêu và đăng ký với Bộ Giáo dục và Đào tạo theo năm
tài chính, sau đó Bộ sẽ thơng báo chỉ tiêu của các trường rộng rãi trên các phương tiện
thông tin của Bộ để phụ huynh và sinh viên cả nước có thể theo dõi và giám sát chặt
chẽ việc thực hiện chỉ tiêu của các trường.
Có thể nói việc giao quyền tự chủ cho các trường trong công tác tự xác định chỉ
tiêu tuyển sinh của mình thể hiện rõ một bước tiến lớn trong việc giao quyền tự chủ,
giúp cho các trường chủ động trong việc xác định chỉ tiêu phù hợp với nhu cầu phát
triển kinh tế xã hội của ngành nghề mình đào tạo, phù hợp với năng lực của cơ sở đào tạo
Tự chủ về tài chính
Cơ chế tự chủ về tài chính đã có tác động tích cực đến nhiều khía cạnh của các
trường đại học công lập, đặc biệt là nguồn thu, việc sử dụng nguồn lực tài chính, thu
509




×