TỈNH ỦY CÀ MAU
TRƯỜNG CHÍNH TRỊ
------
BÀI THU HOẠCH
NGHIÊN CỨU THỰC TẾ
Đề tài: Nghiên cứu tài nguyên du lịch,
phục vụ và phát triển du lịch ở Bình Thuận
Họ và tên:
Lớp : Trung cấp lý luận chính trị hệ khơng tập trung khóa132 (H132)
Cà Mau, ngày 25 tháng 02 năm 2023
PHIẾU ĐIỂM VÀ NHẬN XÉT BÀI THU HOẠCH CỦA GIẢNG VIÊN
PHIẾU ĐIỂM 1
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------PHIẾU ĐIỂM 2
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
MỞ ĐẦU
Thực hiện Quy chế đào tạo Trung cấp lý luận chính trị, ban hành kèm
theo quyết định số 50a-QĐ/TCT, ngày 04 tháng 3 năm 2022 của Hiệu trưởng
Trường Chính trị tỉnh Cà Mau.
Thực hiện kế hoạch số 01-KH/TCT ngày 12 tháng 01 năm 2023 của
Trường Chính trị tỉnh Cà Mau về việc tổ chức cho lớp Trung cấp chính trị hệ
khơng tập trung khố 132 (H132) đi nghiên cứu thực tế và viết bài thu hoạch,
Trường Chính trị tỉnh Cà Mau tổ chức đưa đoàn học viên đi nghiên cứu thực tế
tại tỉnh Bình Thuận trong thời gian 03 ngày, từ ngày 16/02/2023 đến ngày
19/02/2023.
Trong 3 ngày đi nghiên cứu và học tập tại tỉnh Bình Thuận tuy thời gian
không dài nhưng đã mang lại rất nhiều sự trải nghiệm cho bản thân. Những ấn
tượng khó phai, những kết quả nổi bật của tỉnh Bình Thuận đó là: Kinh tế, văn
hóa – xã hội, vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, tốc độ phát triển dịch vụ du lịch và
những nét đặc trưng về truyền thống lịch sử của tỉnh Bình Thuận.
Hiện nay, Bình Thuận là điểm nóng về du lịch của cả nước, với số lượng
du khách đến ngày càng nhiều bởi nguồn tài nguyên du lịch vô cùng phong phú
cùng những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa nghệ thuật, điểm tham
quan nghĩ dưỡng độc đáo không chỉ với khách du lịch trong nước mà cịn đối
với du khách nước ngồi.
Qua việc nghiên cứu thực tế tại tỉnh, bản thân nắm bắt tình hình phát triển
dịch vụ du lịch của tỉnh Bình Thuận và rút ra cho mình kinh nghiệm, tích lũy
thêm vốn kiến thức làm hành trang trong quá trình học tập và cơng tác tại huyện
Cái Nước nhằm đóng góp một phần sức lực, công hiến cho huyện nhà.
Do việc nghiên cứu còn hạn chế về mặt thời gian, bản thân khơng phải là
người có chun mơn về ngành Du lịch nên cịn có nhiều thiếu sót. Vì vậy bản
thân rất mong nhận được thêm các ý kiến đóng góp của quý thầy (cô) cũng như
các bạn học viên lớp H132.
2
NỘI DUNG
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH Ở BÌNH THUẬN
1. Một số khái niệm, quan niệm về phát triển dịch vụ du lịch
Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người (cá
nhân hoặc tập thể) đến những nơi không thuộc khu vực mình cư trú thường
xun nhằm mục đích tham quan, vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng trong một
khoảng thời gian nhất định (khơng bao gồm mục đích cơng việc).
Tài ngun du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch
sử - văn hóa, cơng trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn
khác có thể sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình
thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch. Tài nguyên du
lịch được chia thành hai loại: tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch
nhân văn.
Dịch vụ du lịch là sự kết hợp giữa tài nguyên du lịch tự nhiên và tài
nguyên du lịch nhân văn gồm những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở
khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho du khách một khoảng thời
gian thú vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lịng. Nói một cách đơn
giản:
Dịch vụ du lịch = Tài nguyên du lịch + Các dịch vụ và hàng hố du lịch
2. Vị trí, vai trị của sự phát triển dịch vụ du lịch
Ngành du lịch là một ngành cơng nghiệp “khơng khói” tạo cơ hội việc
làm lớn cho người lao động, đặc biệt là lao động nữ. Ở các vùng cao, ngành du
lịch tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người dân ở nông thôn, tạo ra những
chuyển biến tích cực xã hội, nâng cao mức sống và thu nhập.
Góp phần làm giảm q trình đơ thị hoá, cân bằng lại sự phân bố dân cư,
cơ sở hạ tầng từ đô thị về nông thôn, nhờ đó làm giảm gánh nặng những tiêu cực
do đơ thị hoá gây ra.
3
Đồng thời du dịch là cách thức quảng bá văn hoá, phong tục tập quán hiệu
quả của con người Việt Nam cho bạn bè quốc tế mang đến nhiều cơ hội cho các
hình thức giao dịch khác.
Ngành du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước ta, tuy nhiên
do sự thiếu hụt trầm trọng của nhân viên ngành du lịch khiến cho một số nơi
chưa đáp ứng được hết nhu cầu của khách du lịch. Chính vì vậy, thời điểm này
những bạn theo đuổi ngành du lịch chắc chắn sẽ mang lại cơ hội phát triển tốt
cho tương lai.
3. Nội dung cơ bản của sự phát triển dịch vụ du lịch
Cần ngăn chặn sự phá hoại tới các nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi
trường, nhân văn, bên cạnh đó phát triển và thực thi chính sách mơi trường hợp
lý trên các lĩnh vực của du lịch, tiến hành lắp đặt các thiết bị giảm thiểu ô nhiễm
không khí, nguồn nước… Ngồi ra, cần thực thi ngun tắc tôn trọng các nhu
cầu của người dân địa phương cũng như bảo vệ và ủng hộ việc thừa hưởng di
sản văn hóa dân tộc, thực hiện triển khai các hoạt động du lịch có trách nhiệm và
đạo đức. Kiên quyết bài trừ các hoạt động du lịch trái thuần phong mỹ tục.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH Ở BÌNH THUẬN
1. Điều kiện tự nhiên
1.1 Vị trí địa lý
Bình Thuận là tỉnh cực Nam và thuộc vùng Đơng Nam Bộ; phía Bắc giáp
Lâm Đồng và Ninh Thuận; phía Tây giáp Đồng Nai; Tây Nam giáp Bà RịaVũng Tàu; phía Đơng và Đơng Nam giáp Biển Đơng với 192km bờ biển; và
vùng lãnh hải, các đảo của thềm lục địa phía nam, trong đó có huyện đảo Phú
Q cách Thành phố Phan Thiết 56 hải lý.
Tỉnh Bình Thuận có 10 đơn vị hành chính: 08 huyện (Bắc Bình, Đức
Linh, Hàm Tân, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Phú Quý, Tánh Linh, Tuy
Phong) 01 thị xã (thị xã Lagi), 01 thành phố (thành phố Phan Thiết) với 124 xã,
phường, thị trấn, dân số khoảng 1.300.000 người.
4
Diện tích tự nhiên của tỉnh Bình Thuận khoảng 7.810,4 km². Chiều dài bờ
biển: 192 km, diện tích vùng lãnh hải: 52.000 km² từ mũi Đá Chẹt giáp Cà Ná,
Ninh Thuận đến bãi bồi Bình Châu, Bà Rịa-Vũng Tàu.
Hình 1: Bản đồ tỉnh Bình Thuận
1.2 Đặc điểm địa hình
Địa hình Bình Thuận chủ yếu là đồi núi thấp, đồng bằng ven biển nhỏ
hẹp, địa hình hẹp ngang kéo theo hướng Đơng bắc - Tây nam, phân hố thành 4
dạng địa hình chính gồm đất cát và cồn cát ven biển chiếm 18,22%, đồng bằng
phù sa chiếm 9,43%, vùng đồi gò chiếm 31,65% và vùng núi thấp chiếm 40,7%
diện tích đất tự nhiên. Phía bắc giáp các sườn núi cuối cùng của dãy Trường
Sơn, phía Nam là các dải đồi cát (động cát) chạy dài; Địa hình phân chia phức
tạp.
1.3 Khí hậu
5
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhiều nắng,
nhiều gió, khơng có mùa đơng và khơ hạn nhất cả nước. Khí hậu nơi đây phân
hóa thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường bắt đầu từ
tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. nhưng trên
thực tế mùa mưa chỉ tập trung vào 3 tháng 8, 9 và tháng 10, vì vậy mùa khơ thực
tế thường kéo dài.
Bình Thuận nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình nhiều
nắng, nhiều gió và là một trong những vùng khô hạn nhất cả nước.
Mùa mưa tập trung vào thời gian gió mùa Tây Nam, với lượng mưa trung
bình từ 800-1.600 mm/năm tăng dần vào phía Nam. Tổng số giờ nắng trong năm
lên đến 2.900-3.000 giờ cùng với nhiệt độ trung bình khá cao (27-29oC).
Số lượng bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ trực tiếp vào Bình Thuận có xu
hướng gia tăng và thường xuất hiện vào các tháng cuối năm kéo theo mưa lớn
gây lũ lụt và sạt lở đất đai.
2. Vị trí của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã
hội ở Bình thuận
2.1 Khái quát chung
Là một tỉnh ven biển, khí hậu quanh năm nắng ấm, nhiều bãi biển sạch
đẹp, cảnh quan tự nhiên và thơ mộng, giao thơng thuận lợi, Bình Thuận đang là
một trong những trung tâm du lịch lớn của Việt Nam. Bình Thuận đã đầu tư xây
dựng các quần thể du lịch, nghỉ mát, thể thao, leo núi, du thuyền, câu cá …
* Về lịch sử văn hóa: Bình Thuận có bề dày lịch sử, văn hóa lâu đời, đặc
biệt là văn hóa Chăm pa với nhóm di tích Tháp Po Sah Inư, đền thờ Po Klong
Mơhnai và hơn 100 bảo vật hoàng tộc Chăm nguyên gốc quý hiếm được bà
Nguyễn Thị Thềm, hậu duệ vua Chăm (vua Pô Klong Mơhnai) lưu giữ, trong
đó có vương miện, áo bào, hia hài, vịng xuyến của vua và hồng hậu. Bình
Thuận là nơi tụ nghĩa của các chí sĩ yêu nước, anh hùng hào kiệt tìm đường cứu
nước; là nơi thầy giáo Nguyễn Tất Thành dừng chân dạy học tại trường Dục
Thanh (TP.Phan Thiết) trước khi ra đi tìm đường cứu nước.
6
Hình 2: Hình ảnh trường Dục Thanh
* Về danh lam thắng cảnh: Bình thuận có nhiều danh lam thắng cảnh:
Lầu Ông Hoàng (TP.Phan Thiết), Đồi Dương - Thương Chánh (TP.Phan Thiết),
Mũi Né (TP.Phan Thiết), Mũi Kê Gà (Hàm Thuận Nam) …
Hình 3: Hình ảnh Mũi Né, TP Phan Thiết – Bình Thuận
7
* Về di tích lịch sử - văn hóa: Bình Thuận cũng có nhiều di tích lịch sử văn hóa như Trường Dục Thanh (TP.Phan Thiết), Mộ cụ Nguyễn Thông
(TP.Phan Thiết), Tháp Po Sah Inư (TP.Phan Thiết), Dinh Vạn Thủy Tú
(TP.Phan Thiết), Đình làng Đức Nghĩa (TP.Phan Thiết), Hải đăng Kê Gà (Hàm
Thuận Nam), Dinh Thầy Thím (La Gi), Chùa Linh Quang (Phú Quý), Vạn An
Thạnh (Phú Quý), Đình làng Võ Đắt (Đức Linh).
2.2 Kết quả đạt được
Kinh tế của tỉnh đã phục hồi khá sớm sau đại dịch COVID-19 trên cả 3 trụ
cột: Công nghiệp, Du lịch và Nông nghiệp. Tổng sản phẩm nội tỉnh (GRDP)
năm 2022 tăng 7,75% (Kế hoạch là 7%).
Thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU về phát triển du lịch đến năm 2025,
định hướng đến năm 2030. Trong năm 2022, đón 5.720 ngàn lượt khách, gấp
3,22 lần so với năm 2021 (trong đó, khách du lịch quốc tế 75,5 ngàn lượt khách,
gấp 3,25 và khách nội địa 5.644,5 ngàn lượt khách, gấp 3,22 lần so với năm
2021; doanh thu du lịch 13.680 tỷ đồng, gấp 3,29 lần so với năm 2021.
Ngày 24/10/1995, hàng vạn người bao gồm các nhà khoa học, khách du
lịch trong nước và quốc tế đổ về núi Tà Zôn (huyện Hàm Thuận Bắc) và Mũi
Né (TP. Phan Thiết) để chiêm ngưỡng và nghiên cứu hiện tượng nhật thực tồn
phần.
Được thiên nhiên ban tặng nhiều nắng, gió với biển xanh, cát trắng, nắng
vàng, Bình Thuận có những tiền đề hết sức thuận lợi để phát triển để phát triển
du lịch xanh, nhất là du lịch thể thao biển và chế biến khống sản.
Nói đến Bình Thuận khơng thể khơng nhắc đến thương hiệu “Thủ đơ
resort Mũi Né - Hịn Rơm” và nhiều địa danh nổi tiếng khác ... Hàng năm Bình
Thuận đón tiếp hơn 5 - 6 triệu khách du lịch (trong đó hơn 15% là khách quốc
tế).
3. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
Bình Thuận hiện đang gặp khó khăn về hạ tầng giao thơng do chất lượng
đường bộ cịn thấp, khơng đủ năng lực để nâng cao năng lực vận tải. Ngoài ra,
8
Cảng hàng khơng Phan Thiết chậm triển khai do cịn nhiều vướng mắc về pháp
lý và thủ tục. Hàng năm, với số lượng du khách ngày càng nhiều, tỉnh cần phát
triển cơ sở hạ tầng bằng các đường hàng không, đường thủy … để đáp ứng về
quy mô không gian và cân bằng hệ sinh thái.
Bình Thuận được mệnh danh là “thủ phủ Resort” của Việt Nam nhưng hệ
thống cơ sở lưu trú cao cấp còn hạn chế. Phần lớn khách sạn 4 sao được xây
dựng khá lâu, quy mô nhỏ và dịch vụ tiện ích chưa đạt chuẩn quốc tế. Các
thương hiệu khách sạn quốc tế cũng chưa xuất hiện nhiều ở tỉnh, so với thời gian
phát triển lâu đời của thị trường này.
Việc thúc đẩy đa dạng các loại hình dịch vụ du lịch cũng là yếu tố then
chốt để phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận. Giống như hai tỉnh Khánh Hòa và
Lâm Đồng, việc phát triển, nâng cao chất lượng cho các loại hình du lịch mang
tính trải nghiệm sẽ góp phần lớn cho kinh tế.
Bên cạnh đó, việc ơ nhiễm mơi trường, tiếng ồn, thiếu nhà vệ sinh công
cộng, bãi biển bị xâm thực, bẫy tôm hùm … cũng là những vấn đề nhỏ nhưng
ảnh hưởng rất lớn với việc thu hút lượng du khách quốc tế đến tham quan.
III. GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ
1. Giải pháp
Giải pháp 1 Phối hợp liên ngành trong quản lý và khai thác tài
nguyên
Phân cấp quản lý xác định rõ chức năng quyền hạn của các cơ quan quản
lý và nghĩa vụ quyền hạn của các đơn vị kinh doanh, người làm du lịch và khách
du lịch. Kết hợp với các ban nghành liên quan để ban hành các chỉ thị, thông tư
liên tịch nhằm quản lý và điều chỉnh nhiều hoạt động có liên quan đến du lịch.
Giải pháp 2 Về đầu tư
Việc huy động các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách trung ương cũng như
nguồn vốn hạ tầng du lịch, nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia về văn
hóa và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác để đầu tư xây dựng các cơng
trình giao thơng, tơn tạo các di tích lịch sử - văn hóa phục vụ du lịch … là điều
9
rất cần thiết đối với những địa phương đang hoàn thiện dần ngành du lịch như
Bình Thuận.
Giải pháp 3 Bảo tồn và tôn tạo
Việc đưa tài nguyên du lịch nhân văn vào phục vụ cuộc sống nên các di
sản
văn hóa cần phải được bảo vệ, tôn tạo và tổ chức giới thiệu rộng rãi cho công
chúng chiêm ngưỡng, nghiên cứu. Du lịch là một phương thức đưa nguồn tài
nguyên du lịch nhân văn đến với công chúng. Thông qua hoạt động du lịch mà
những di sản văn hóa vốn đang “khơ cứng” hoặc đang bị “bảo tàng hóa” trở
thành những di sản sống, được phục vụ, được cống hiến với sứ mạng nhân văn
cao cả không những cho đời sống tinh thần của cư dân địa phương mà còn phục
vụ tốt hơn cho hoạt động du lịch. Nhưng cho dù với bất cứ lý do nào, việc bảo
vệ, bảo tồn, tơn tạo di tích cũng phải đảm bảo đúng ngun tắc bảo lưu tối đa
những giá trị nguyên gốc của di tích.
Giải pháp 4 Cơng tác xúc tiến và quảng bá du lịch
Cơng tác tun truyền, quảng bá cho hình ảnh du lịch mà trong đó có tài
nguyên du lịch nhân văn trong thời gian gần đây của tỉnh là một trong những
công
tác quan trọng đang được ưu tiên, quan tâm hàng đầu trong chiến lược phát triển
du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Trong thời gian qua, hoạt động xúc
tiến đã được triển khai khá tích cực và hiệu quả thông qua Trung tâm Thông tin
Xúc tiến Du lịch Bình Thuận, đã thiết kế xây dựng được các ấn phẩm về du lịch
như: Cẩm nang du lịch, đĩa VCD, tổ chức các hội chợ du lịch trong tỉnh, tham
gia
các hội chợ du lịch các tỉnh lân cận và một số nước trên thế giới, lập các cổng
thông tin điện tử quảng bá hình ảnh du lịch của tỉnh … bước đầu đã đạt được
hiệu quả khá tốt trong việc thu hút ngày một nhiều hơn du khách đến với Bình
Thuận.
Giải pháp 5 Xây dựng, đào tạo nguồn nhân lực
10
Con người là yếu tố hàng đầu của sự nghiệp phát triển du lịch. Một khi đã
xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, việc xây dựng và đào tạo đội ngũ
cán bộ du lịch có đủ trình độ, năng lực đáp ứng sự phát triển của ngành trong xu
hướng hội nhập với khu vực và thế giới hiện nay là việc cần quan tâm hàng đầu.
Trong sản phẩm du lịch, dịch vụ đóng vai trị quan trọng và là yếu tố quyết định
chất lượng của sản phẩm, phong cách nhiệt tình, chu đáo, văn minh, lịch sự để
lại ấn tượng sâu đậm trong lòng du khách, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh du lịch tại mỗi địa phương.
2. Kiến nghị
Cơ quan quản lý và điều hành du lịch tại địa phương cần phải xác định rõ
chức năng quyền hạn của các cơ quan quản lý sau đó xây dựng nên các văn bản
thiết thực để du lịch phát triển theo hướng thuận lợi, tích cực và phải thường
xuyên
tổng kết đánh giá kết quả thực hiện. Luôn tạo ra một môi trường kinh doanh
thuận
lợi cho các đơn vị kinh doanh, tạo sự thuận lợi cho khách du lịch . Như vậy sự
phối hợp với các ban ngành có liên quan để cùng các hình thức quản lý tổng hợp
và phân chia lợi ích trong việc khai thác, quản lý nguồn tài nguyên du lịch nhân
văn đặc biệt là du lịch văn hố thì việc kết hợp quản lý về mặt văn hố, mơi
trường là vấn đề hết sức quan trọng trong sự phát triển bền vững lâu dài.
Mời gọi các nhà đầu tư trong và ngồi nước góp vốn để đầu tư nâng cấp,
mở rộng dự án du lịch, phát triển kinh tế hộ gia đình thơng qua các mơ hình du
lịch cộng đồng, home-stay, khai thác giá trị văn hóa, làng nghề truyền thống,
đầu tư khai thác thêm một số điểm di tích lịch sử để tăng thêm sự đa dạng trong
sản phẩm du lịch văn hóa của địa phương.
Nhiều di tích có giá trị văn hoá, lịch sử quan trọng cần được quan tâm đầu
tư tôn tạo đúng mức để phát huy được hiệu quả khai thác trong giáo dục truyền
thống cũng như trong phục vụ phát triển du lịch.
11
Để công tác xúc tiến, quảng bá nguồn tài nguyên du lịch mà cụ thể là tài
nguyên du lịch nhân văn thực sự phát triển sâu rộng và hiệu quả, trong điều kiện
nguồn kinh phí cịn hạn hẹp, nhất thiết phải có sự đồn kết, phối hợp tồn diện
sự
hợp tác, đồng thuận của các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch từ Trung ương
đến địa phương, của cộng đồng các doanh nghiệp và người dân địa phương
trong việc thực hiện đồng bộ các giải pháp. Sự kết hợp các yếu tố nội lực và
ngoại lực trong hoạt động xúc tiến du lịch sẽ đưa Bình Thuận trở thành điểm đến
hấp dẫn và có sức lơi cuốn mạnh mẽ không chỉ bằng phong cảnh thiên nhiên, sự
hiếu khách mà cịn với nhiều di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, làng
nghề truyền thống, các lễ hội đặc sắc, phong tục tập quán ... Tất cả điều đó sẽ
tạo nên hình ảnh, thương hiệu du lịch Bình Thuận nói riêng, du lịch Việt Nam
nói chung đủ sức cạnh tranh và thấp dẫn khách du lịch trên thế giới.
Cần quan tâm hơn nữa trong việc đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực du
lịch hiện nay là việc đổi mới phương pháp đào tạo, không chỉ đào tạo về kỹ năng
mà còn đào tạo về đạo đức, lối sống và lý tưởng để có một nền tảng vững chắc,
chủ động trong phục vụ khách hàng. Đối với dân cư địa phương, cần tuyên
truyền, giáo dục để họ nhận thức về những tác động của du lịch, năng lực giao
tiếp, ứng xử để tạo môi trường thân thiện với du khách. Một số lao động có trình
độ tay nghề cao ở các vị trí như quản lý, điều hành cần thiết phải chọn để gửi đi
đào tạo ở nước ngoài, tổchức tại chỗ nhiều khóa bồi dưỡng ngắn hạn bồi dưỡng
nghiệp vụ cho đội ngũ tiếp tân, hướng dẫn viên, thuyết minh du lịch...
IV. VẬN DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TẾ
Ngày nay, hơn lúc nào hết, sự tồn tại và phát triển của du lịch đang thu
hút
sự quan tâm của tất cả các quốc gia trên thế giới. Nhu cầu sử dụng tài nguyên du
lịch nhân văn cho tăng trưởng kinh tế - nhất là các nước đang phát triển, là một
trong những biện pháp được quan tâm hàng đầu.
12
Được sự ưu đãi của lịch sử và thiên nhiên, Bình Thuận có nhiều lợi thế so
sánh về du lịch và hoạt động du lịch đang trên đà tăng trưởng. Từ một tỉnh hầu
như rất ít ai biết đến, khơng có cơ sở vật chất tạo dựng cho ngành du lịch nhưng
sau hiện tượng nhật thực toàn phần, vùng đất này được khám phá và hiện nay đã
được cả nước và du khách nước ngoài biết đến qua nhiều bãi tắm sạch, đẹp và
hoang sơ, nhiều đền, tháp cổ kính với các di sản văn hóa đặc sắc cùng với
thương hiệu “Biển xanh – cát trắng – nắng vàng” có sức hấp dẫn lớn như hiện
nay.
Từ những thuận lợi, khó khăn và tình hình thực tiễn về sự phát triển ngành
du lịch ở tỉnh Bình Thuận, có thể rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm trong
việc phát triển du lịch ở tỉnh Cà Mau nói chung và ở khu du lịch Mũi Cà Mau
nói riêng.
Tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch, liên kết phát
triển du lịch, cần phải chú trọng việc bảo vệ môi trường sinh thái, thu hút đầu tư
từ các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài, bảo tồn và tơn tạo các giá
trị lịch sử - văn hóa, xúc tiến và quảng bá du lịch, đặc biệt là xây dựng, đào tạo
nguồn nhân lực chất lượng cao.
Bên cạnh đó, việc xây dựng phát triển các sản phẩm du lịch gắn với xây
dựng thương hiệu du lịch Mũi Cà Mau cũng như quảng bá các sản phẩm đặc
trưng của tỉnh Cà Mau như: Tơm khơ, Cua, Ba Khía, Mắm … Kết hợp với các
đơn vị, doanh nghiệp ngoài tỉnh mở và xây dựng các tour du lịch về Cà Mau
nhằm làm thu hút, kéo lượng du khách về tham quan.
Nhìn chung, Cà Mau hội đủ các yếu tố để phát triển du lịch
và phát triển du lịch một cách bền vững. Đứng trước những
thách thức trong quá trình phát triển chung của du lịch cả nước,
cùng với những đặc thù du lịch của tỉnh, ngành du lịch cần
nghiên cứu và đề ra các giải pháp, chiến lược phát triển du lịch
13
bền vững một cách đồng bộ, để đưa du lịch Cà Mau ngày càng
tiến xa hơn nữa
KẾT LUẬN
Thời gian nghiên cứu thực tế 3 ngày là q ít để có thể hiểu rõ về một
miền đất cực Nam và thuộc Đông Nam Bộ, nhưng qua chuyến đi là một cơ hội
để bản thân được trải nghiệm, được quan sát và tích lũy kiến thức, đồng thời 3
ngày lại vừa đủ để tập thể lớp Trung cấp Lý luận Chính trị H132 gắn bó, đồn
kết hơn.
Mảnh đất cực Nam và thuộc Đơng Nam Bộ đầy nắng, gió, những đồi cát
mênh mơng và những bãi biển đẹp với những hàng dừa nghiêng, những đặc sản
nước mắm, trái cây thanh long… là những gì bản thân đã đọc và tìm hiểu trước.
Với hành trình 04 ngày 03 đêm từ Cà Mau đến Bình Thuận, bản thân đã được
nghe, được giới thiệu và được trải nghiệm nhiều điều vơ cùng thú vị. Qua đó
nhận thấy:
Bình Thuận là tỉnh nằm trong khu vực có khí hậu khắc nghiệt nhưng con
người Bình Thuận vẫn cố gắng vượt qua khó khăn để phấn đấu và phát triển
từng ngày.
Hương vị biển ở Bình Thuận rất dân giã và bình dân cụ thể như đặc sản
nước mắm có vị ngon đậm đà nhưng lại gần gũi qua đó cảm nhận được tình đất,
tình người nơi đây.
Những danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp nổi tiếng cả nước, những di tích
lịch sử lâu đời nhất Việt Nam được giữ gìn và bảo vệ đến ngày hôm nay cho
thấy những con người ở Bình Thuận ln giữ vững tinh thần u nước nồng
nàn.
Bình Thuận có một nền văn hố đa dạng và lâu đời của nhiều dân tộc.
Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nền kiến trúc của người Chăm rất phong phú với
những tháp cao bằng đất nung - vừa thanh thoát, vừa bền vững với dáng đứng
hiên ngang. Những tác phẩm điêu khắc Chăm như: tượng các thần, các vị vua,
14
hồng hậu, vũ nữ… đã thể hiện trình độ điêu luyện về kỹ thuật chạm khắc với
những đường nét chắc, khoẻ, lãng mạn, giàu trí tưởng tượng …
Là một tỉnh có lợi thế mạnh khi sở hữu đường biển dài nên mang lại cho
Bình Thuận một nguồn lợi thủy hải sản dồi dào và là nơi có sự kết hợp giữa ẩm
thực miền Trung và miền Nam là điểm ấn tượng của thực khách khi đi tham
quan và khám phá vùng đất này.
Qua chuyến lần đi này, bản thân thật sự cảm thấy mình đã học hỏi được
rất nhiều, ngày càng trưởng thành hơn trong suy nghĩ và hành động,... Từ những
trải nghiệm đó và những hiểu biết về lý luận được học tại trường chính trị, với
phương châm “Lý luận gắn với thực tiễn” hy vọng rằng những giải pháp, đề
xuất phát triển nêu trên có được phần nào giá trị, có thể áp dụng vào thực tiễn
trên địa bàn tỉnh Cà Mau nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nhà.
Trên đây là báo cáo kết quả chuyến đi nghiên cứu thực tế tại tỉnh Bình
Thuận. Bản thân vơ cùng biết ơn các thầy, cơ ở Trường Chính trị tỉnh Cà Mau
đã quan tâm, giảng dạy, tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tôi được tham
gia một chuyến đi nghiên cứu thực tế đầy ý nghĩa và được học hỏi nhiều kiến
thức vơ cùng bổ ích làm hành trang để bản thân tu dưỡng, rèn luyện để làm việc
hiệu quả, làm người và làm cán bộ tốt hơn./.