ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
NGUYỄN THỊ HỒNG NGỌC
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ
TRUYỀN THỐNG TỈNH BẮC NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
HÀ NỘI – 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
NGUYỄN THỊ HỒNG NGỌC
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ
TRUYỀN THỐNG TỈNH BẮC NINH
Chuyên ngành: Địa lý học
Mã số: 60310501
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Hải
HÀ NỘI – 2014
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU
LỊCH LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG 9
1.1. Khái niệm 9
1.1.1. Làng nghề truyền thống 9
1.1.2. Du lịch làng nghề truyền thống 10
1.2. Các điều kiện phát triển du lịch làng nghề truyền thống 10
1.2.1. Nhu cầu của du khách 10
1.2.2. Tài nguyên du lịch làng nghề 12
1.2.3. Nguồn nhân lực 13
1.2.4. Chính sách phát triển du lịch làng nghề truyền thống 13
1.2.5. Cơ sở hạ tầng - cơ sở vật chất kỹ thuật 15
1.2.6. Vốn cho phát triển du lịch 15
1.3. Ý nghĩa của việc phát triển du lịch làng nghề truyền thống 16
1.4. Khái quát về du lịch làng nghề ở Việt Nam 18
1.4.1. Làng nghề Việt Nam 18
1.4.2. Tình hình phát triển du lịch làng nghề ở Việt Nam 19
1.4.3. Bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch làng nghề truyền thống 22
Tiểu kết chương 1 29
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ
TRUYỀN THỐNG TỈNH BẮC NINH 30
2.1. Khái quát về du lịch Bắc Ninh 30
2.1.1. Giới thiệu chung 30
2.1.2. Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh 32
2.2. Điều kiện phát triển du lịch làng nghề truyền thống tỉnh Bắc Ninh 38
2.2.1. Nhu cầu của du khách 38
2.2.2. Tài nguyên du lịch 39
2.2.3. Nguồn nhân lực 48
2.2.5. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch làng nghề
truyền thống 50
2.2.6. Hoạt động xúc tiến phát triển du lịch làng nghề truyền thống 53
2.2.7. Đánh giá chung 53
2.3. Thực trạng du lịch làng nghề ở làng gốm Phù Lãng và làng tranh dân gian
Đông Hồ 55
2.3.1. Lý do lựa chọn 55
2.3.2. Khách du lịch 56
2.3.3. Sản phẩm du lịch 59
2.3.4. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch 63
2.3.5. Doanh thu du lịch 67
2.4. Tác động của hoạt động du lịch làng nghề truyền thống tỉnh Bắc Ninh 68
2.4.1. Tác động tới chất lượng cuộc sống 68
2.4.2. Tác động tới việc bảo tồn giá trị của làng nghề 70
2.4.3. Tác động tới môi trường trong khu vực 70
Tiểu kết chương 2 72
CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI
CÁC LÀNG NGHỀ CỦA TỈNH BẮC NINH 74
3.1. Định hướng phát triển 74
3.1.1. Cơ sở định hướng 74
3.1.2. Các định hướng chính 74
3.2. Giải pháp phát triển 75
3.2.1. Giải pháp về quy hoạch 75
3.2.2.Giải pháp về thị trường 76
3.2.3. Giải pháp về sản phẩm và liên kết các tuyến du lịch 78
3.2.4. Giải pháp về đầu tư vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật 80
3.2.5. Giải pháp về hỗ trợ cộng đồng địa phương 84
3.2.6. Giải pháp về bảo tồn và phát huy giá trị làng nghề 86
3.2.7. Giải pháp về bảo vệ tài nguyên môi trường 87
3.2.8. Giải pháp về xúc tiến, quảng bá 89
3.3. Một số kiến nghị 90
Tiểu kết chương 3 91
KẾT LUẬN 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
PHỤ LỤC i
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Lượng khách du lịch đến Bắc Ninh giai đoạn 2006 - 2013 34
Bảng 2.2: Số lượng các làng nghề tỉnh Bắc Ninh - năm 2013 40
Bảng 2.3: Cơ cấu ngành nghề ở làng nghề tỉnh Bắc Ninh - 2013 41
Bảng 2.4: Lao động trong ngành du lịch tỉnh Bắc Ninh (2007 - 2013) 48
Bảng 2.5: Mức độ tham gia các hoạt động du lịch làng nghề truyền thống 49
Bảng 2.6: Tỉ lệ cơ sở sản xuất tại làng nghề nhận được sự hỗ trợ trong 50
Bảng 2.7: Số lượng cơ sở lưu trú du lịch tỉnh Bắc Ninh (2006 - 2013) 52
Bảng 2.8: Lượng khách du lịch đến Phù Lãng và Đông Hồ giai đoạn 2009-2013 56
Bảng 2.9: Hình thức đi du lịch của khách khi đến làng nghề 58
Bảng 2.10: Số lần khách đến làng nghề 59
Bảng 2.11: Điểm hấp dẫn du khách khi đến với làng nghề 61
Bảng 2.12: Tình hình tiêu dùng các loại hình dịch vụ du lịch của LN gốm Phù Lãng
và tranh Đông Hồ 66
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Bắc Ninh phân theo thị trường (Giai
đoạn 2006 - 2013 ) 35
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Bắc Ninh phân theo mục đích chuyến
đi (Giai đoạn 2006 - 2013) 35
Biểu đồ 2.3: Doanh thu du lịch tỉnh Bắc Ninh 37
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu doanh thu du lịch 37
Biểu đồ 2.5: Nhu cầu của du khách khi đến với làng nghề truyền thống 38
Biểu đồ 2.6: Lượng khách du lịch đến Phù Lãng và Đông Hồ giai đoạn 2009-2013 57
Biểu đồ 2.7: Mức độ đáp ứng nhu cầu của khách về sản phẩm làng nghề 61
Biểu đồ 2.8 : Doanh thu từ sản phẩm làng nghề giai đoạn 2008 – 2013 67
Hình 2.1: Sơ đồ hành chính tỉnh Bắc Ninh 31
Hình 2.2: Phân bố các làng nghề truyền thống tỉnh Bắc Ninh 44
Hình 3.3: Bản đồ các tuyến du lịch tỉnh Bắc Ninh 78
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNH - HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
CSSX Cơ sở sản xuất
DNNN Doanh nghiệp Nhà nước
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
ĐBSH Đồng bằng sông Hồng
GD - ĐT Giáo dục - đào tạo
KT - XH Kinh tế - xã hội
LATS Luận án tiến sĩ
LN Làng nghề
LNTT Làng nghề truyền thống
LT - TP Lương thực - thực phẩm
NN & PTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
NXB Nhà xuất bản
SX Sản xuất
TP Thành phố
TX Thị xã
UBND Ủy ban nhân dân
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của du lịch toàn cầu và những xu hướng du
lịch mới xuất hiện trong thời gian gần đây đã và đang thúc đẩy cạnh tranh mạnh mẽ
giữa các quốc gia trên thế giới. Trong bối cảnh chung, Du lịch Việt Nam đã có sự
chuyển biến mạnh mẽ và tăng trưởng liên tục, đóng góp đáng kể cho phát triển kinh
tế, văn hoá, xã hội nước ta, khẳng định chủ trương đường lối đúng đắn của Đảng,
Nhà nước về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong công cuộc
đổi mới, CNH - HĐH đất nước.
Trong xu thế hội nhập và mở cửa, LNTT đang dần lấy lại vị trí quan trọng của
mình trong đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của mỗi dân tộc mỗi quốc gia. Mỗi LN
như một hình ảnh đầy bản sắc, khẳng định nét riêng biệt, độc đáo không thể thay
thế; một cách giới thiệu sinh động về đất nước và con người của mỗi vùng miền, địa
phương. Phát triển du lịch LN chính là một hướng đi đúng đắn và phù hợp, được
nhiều quốc gia ưu tiên trong chính sách quảng bá và phát triển du lịch. Những lợi
ích to lớn của việc phát triển du lịch LN không chỉ thể hiện ở những con số tăng
trưởng lợi nhuận kinh tế, ở việc giải quyết nguồn lao động địa phương mà hơn thế
nữa, còn là một cách thức gìn giữ và bảo tồn những giá trị văn hoá của dân tộc. Đó
là những lợi ích lâu dài không thể tính được trong ngày một ngày hai.
Trong những năm gần đây, loại hình du lịch LNTT ở Việt Nam ngày càng hấp
dẫn du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài, bởi những giá trị văn hóa lâu đời và
cách sáng tạo sản phẩm thủ công đặc trưng ở mỗi vùng. Đi dọc chiều dài đất nước,
du khách gần như có thể dừng chân ở bất cứ địa phương nào để tìm hiểu về LNTT.
Theo thống kê của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, hiện nay cả nước có khoảng hơn
3000 LN thủ công, thuộc 11 nhóm nghề chính là sơn mài, gốm sứ, thêu ren, mây tre
đan, cói, dệt, giấy, tranh dân gian, gỗ, đá, kim khí. Trong đó tỉnh Bắc Ninh là địa
phương tập trung nhiều LNTT đặc sắc như: làng đúc đồng Đại Bái, làng gỗ mỹ
nghệ Đồng Kỵ, làng tranh dân gian Đông Hồ, làng mây tre hun Xuân Lai, làng gốm
Phù Lãng… LN ở Bắc Ninh có lịch sử tồn tại từ hàng trăm năm nay, được phân bố
2
rộng khắp trên địa bàn tỉnh và hoạt động hầu hết ở các ngành kinh tế chủ yếu. Lợi
thế của phần lớn các LN ở Bắc Ninh là nằm trên trục giao thông thuận lợi, cả đường
bộ lẫn đường sông nên thuận tiện để xây dựng các chương trình du lịch.
Bước vào thời kỳ đổi mới, hoạt động LN đã đóng góp cho xã hội một lượng
hàng hoá khá phong phú, giải quyết việc làm và tăng thêm thu nhập cho cư dân
nông thôn, và một phần không nhỏ thu nhập có được là từ nguồn tiêu dùng của
khách du lịch. Tuy nhiên, dưới góc độ quản lý việc khai thác lợi thế của LN cho
việc phát triển du lịch của địa phương được xem là chưa hiệu quả và mang tính tự
phát, chưa hình thành cách làm chuyên nghiệp. Qua công tác thống kê cho thấy
lượng khách du lịch đến các LNTT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hàng năm có khoảng
15.000 - 20.000 lượt khách, chỉ chiếm tỷ trọng 0,3 - 0,4% tổng lượt khách đến Bắc
Ninh, đồng nghĩa với việc khai thác thế mạnh làng nghề truyền thống cho hoạt động
du lịch còn chưa được coi trọng. Bởi vậy, vấn đề đi tìm các biện pháp để du lịch LN
thực sự phát huy tiềm năng và hiệu quả, đóng góp ngày một lớn và bền vững hơn
cho mục tiêu phát triển du lịch cũng như phát triển kinh tế, xã hội, bảo tồn các giá
trị văn hóa… được coi là nhiệm vụ hết sức cấp thiết, nhất là trong giai đoạn Việt
Nam đang từng bước hội nhập toàn diện cùng với châu lục và thế giới.
Xuất phát từ những lý do trên, để đánh giá đúng thực trạng và đưa ra các giải
pháp, kiến nghị nhằm khai thác tốt các thế mạnh của làng nghề vào việc phát triển
du lịch.
Với mong muốn thúc đẩy du lịch Bắc Ninh
phát triển hơn nữa, đồng thời
góp phần phát huy giá trị văn hóa truyền thống tỉnh Bắc Ninh, tác giả đã lựa chọn
đề tài: “ Nghiên cứu phát triển du lịch làng nghề truyền thống tỉnh Bắc Ninh”
làm nội dung nghiên cứu.
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Liên quan đến LN và du lịch LN thời gian qua đã có những công trình
nghiên cứu ở những khía cạnh khác nhau. Học viên đã tìm hiểu một số công trình
khoa học của các nhà khoa học để có thể vận dụng những kết quả khoa học đã đạt
được vào lĩnh vực nghiên cứu của luận văn, cụ thể là:
Thứ nhất là những nghiên cứu về LN và sự phát triển LN, gồm có:
3
- “Làng nghề truyền thống Việt Nam” [21], tác giả Phạm Côn Sơn.
- “Phát triển làng nghề truyền thống ở nông thôn Việt Nam trong quá trình CNH-
HĐH” [31] của tác giả Trần Minh Yến.
- “Phát triển cụm công nghiệp nông thôn từ làng nghề truyền thống” [2] của tác giả
Đào Thế Anh.
- “Phát triển bền vững làng nghề truyền thống vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ” [1]
tác giả Bạch Thị Lan Anh.
- “Những giải pháp nhằm phát triển làng nghề ở một số tỉnh đồng bằng Sông
Hồng”[7], tác giả Nguyễn Trí Dĩnh (chủ biên).
- “Một số vấn đề bảo tồn và phát triển làng nghề”[17] của tác giả Liên Minh.
- “Thực trạng và những giải pháp nhằm phát triển làng nghề tỉnh BắcNinh” [16], Kỷ
yếu hội thảo khoa học của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam.
- ''Cho vay vốn để hỗ trợ các làng nghề truyền thống một hướng đi đúng góp phần
đẩy mạnh CNH- HĐH nông thôn Bắc Ninh''[28], tác giả Nguyễn Thế Thư.
- “Quá trình hoàn thiện các chính sách thúc đẩy phát triển làng nghề ở tỉnh Bắc
Ninh giai đoạn từ 1997 đến 2003.Thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp” [6] của tác
giả Nguyễn Như Chung.
Kết quả nghiên cứu của nhóm công trình khoa học này đã cung cấp một hệ
thống lý luận khoa học về LNTT của Việt Nam. Đồng thời, đã hệ thống hóa được
nhiều bài học kinh nghiệm quan trọng và thiết thực trong quá trình khôi phục và
phát triển các LNTT, góp phần đưa sự nghiệp CNH - HĐH nông thôn phù hợp với
xu hướng phát triển của thời đại.
Thứ hai là những nghiên cứu về du lịch LNTT, bao gồm:
- “Làng nghề du lịch Việt Nam” [5] của GS-TS Hoàng Văn Châu.
- “Tìm hướng phát triển cho du lịch làng nghề Việt Nam” [29], Trang tin Ban quản
lý di tích khu tưởng niệm các vua nhà Mạc.
- ''Mỗi làng một sản phẩm, là giải pháp để phát triển du lịch bền vững - kinh nghiệm
từ các nước và Việt Nam'' [8], tác giả Vũ Văn Đông.
4
- ''Du lịch làng nghề ở Đồng bằng sông Cửu Long - Một lợi thế văn hóa để phát
triển du lịch''[19], tác giả Nguyễn Phước Quý Quang.
- “Phát triển làng nghề, ngành nghề gắn với du lịch” [15], tác giả An Vân Khanh.
- “Tiềm năng phát triển du lịch nông thôn và sự tham gia của các công ty du lịch lữ
hành vào việc phát triển du lịch nông thôn ở Việt Nam” [10] của tác giả Nguyễn
Xuân Hoản và Đào Thế Anh.
- ''Tiềm năng phát triển làng nghề du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế'' [4], tác giả Nguyễn
Thị Ngọc Cẩm.
- “Khai thác làng nghề tỉnh Bắc Ninh trong các chương trình du lịch của tỉnh” [25],
chuyên đề của Phòng Nghiệp vụ Du lịch tỉnh Bắc Ninh 2013.
Kết quả của nhóm công trình khoa học này có ý nghĩa về mặt thực tiễn quan
trọng đối với xu thế phát triển ngành du lịch gắn liền với LNTT ở Việt Nam. Kết
quả này đã đưa ra được nhiều hướng mở cho quá trình phát triển ngành du lịch nói
chung, đồng thời gìn giữ và phát huy bản sắc và giá trị truyền thống của dân tộc
Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế nói riêng.
Đánh giá chung:
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã có nhiều cách tiếp cận và giải quyết
vấn đề dưới những góc độ khác nhau, tuy nhiên nghiên cứu các LNTT nhằm phục
vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh thì có ít công trình nghiên cứu chuyên sâu. Đó
là lý do học viên chọn đề tài “ Nghiên cứu phát triển du lịch làng nghề truyền
thống tỉnh Bắc Ninh” làm nội dung nghiên cứu.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá tiềm năng và thực trạng du lịch LN tỉnh Bắc Ninh. Trên cơ sở đó, đề
xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm khai thác tốt các thế mạnh của LN cho phát
triển du lịch, tạo ra những động lực thu hút mạnh mẽ lượng khách du lịch và đưa về
nguồn thu cao hơn từ du lịch cho địa phương.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Từ mục tiêu trên, nhiệm vụ của đề tài cần giải quyết những vấn đề sau:
5
- Tổng quan cơ sở lí luận về du lịch LNTT.
- Khảo sát, đánh giá tiềm năng phát triển du lịch tại các LNTT của tỉnh Bắc Ninh.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động du lịch tại một số LNTT tỉnh Bắc Ninh và
những tác động của du lịch tới kinh tế-xã hội và môi trường của khu vực.
- Đề xuất các giải pháp phát triển du lịch tại một số điểm nghiên cứu.
4. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi không gian: Luận văn giới hạn nghiên cứu trong phạm vi tỉnh Bắc
Ninh và cụ thể hóa ở làng nghề gốm Phù Lãng và làng nghề tranh Đông Hồ.
- Phạm vi khoa học:
+ Phân tích cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn về LNTT và du lịch LNTT.
+ Phân tích tiềm năng và thực trạng hoạt động du lịch LNTT tỉnh Bắc Ninh.
+ Định hướng và giải pháp phát triển du lịch tại các LNTT của Bắc Ninh.
5. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Quan điểm nghiên cứu
5.1.1. Quan điểm lãnh thổ
Bất cứ đối tượng địa lí KT - XH nào cũng gắn liền với một lãnh thổ nhất định,
do đó quan điểm lãnh thổ là quan điểm đặc thù của ngành Địa lí. Hoạt động du lịch
cũng vậy, nó có sự khác biệt rõ rệt giữa các địa phương về tốc độ, quy mô, chức
năng, hiện trạng phát triển,…và tác động tới sự phát triển KT - XH từng địa
phương. Quan điểm này được vận dụng vào đề tài thông qua việc đánh giá những
tiềm năng cho phát triển du lịch, lợi thế so sánh và hạn chế của địa phương trong
phát triển du lịch của cả nước.
5.1.2. Quan điểm tổng hợp
Quán triệt quan điểm này đòi hỏi người nghiên cứu xem xét các sự vật hiện
tượng trong các mối quan hệ của thế giới khách quan, tránh xa rời hoặc tách chúng
ra riêng biệt. Vận dụng quan điểm này vào đề tài, cần phải xem xét quá trình phát
triển du lịch LNTT trong mối quan hệ với quá trình phát triển KT- XH đang diễn ra
trên cả tỉnh ; xem xét những chuyển biến trong đời sống KT- XH, văn hóa của tỉnh
dưới sự tác động của việc phát triển du lịch LNTT.
6
5.1.3. Quan điểm lịch sử
Khi nghiên cứu một đối tượng địa lí, phải chú ý tới sự hình thành, phát triển
của đối tượng đó trong quá khứ; như vậy mới hiểu được bản chất của sự vật hiện
tượng đó ở hiện tại và lí giải được nguồn gốc của chúng. Vận dụng quan điểm này
vào đề tài cần xem xét quá trình phát triển của du lịch LNTT cũng như những tác
động của nó tới đời sống KT- XH, văn hóa ở khu vực nghiên cứu trong những năm
gần đây.
5.1.4. Quan điểm phát triển bền vững
Quan điểm phát triển bền vững xuất hiện từ cuối thế kỷ XX và trở thành một
nhu cầu cấp bách và xu thế tất yếu, một quan điểm trong tiến trình phát triển của các
quốc gia trên thế giới nhằm khắc phục những hạn chế của quá trình phát triển trước
đó. Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại
mà không làm tổn hại đến khả năng thỏa mãn nhu cầu của thế hệ mai sau trên cơ sở
kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm công bằng, tiến bộ xã
hội và bảo vệ môi trường. Đề tài vận dụng quan điểm này nhằm đưa ra những giải
pháp phát triển du lịch bền vững tại các LNTT tỉnh Bắc Ninh.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã thu thập tài liệu từ nhiều nguồn
khác nhau một cách có chọn lọc để đảm bảo tính đa dạng và chính xác của thông
tin; đồng thời phân tích xử lí các số liệu thu thập được nhằm phục vụ cho mục đích
nghiên cứu của đề tài.
5.2.2. Phương pháp bản đồ, biểu đồ
Phương pháp này được sử dụng trong quá trình tìm hiểu, khảo sát, nghiên cứu
địa bàn. Xuất phát từ bản đồ hành chính, các kết quả nghiên cứu lại được thể hiện
thông qua các bản đồ, biểu đồ mới để phản ánh các đặc điểm không gian - thời gian
của các thành phần. Bao gồm: bản đồ hành chính tỉnh, bản đồ du lịch tỉnh.
7
5.2.3. Phương pháp thực địa
Trong quá trình làm luận văn, tác giả đã đi thực tế khảo sát, quan sát thực địa
trên địa bàn nghiên cứu. Qua kết quả điều tra thực tế đối chiếu lại một số nhận định,
kịp thời điều chỉnh hướng nghiên cứu khi cần thiết. Học viên đã tiến hành điều tra
khảo sát làm 3 đợt, đợt 1-tiến hành vào dịp tháng giêng (sau tết Nguyên Đán), đợt
2-vào tháng 3, đợt 3- vào tháng 6.
5.2.4. Phương pháp điều tra xã hội học
Trên cơ sở xây dựng bảng hỏi có nội dung hợp lí, tác giả đã khảo sát lấy ý kiến
của cộng đồng địa phương, khách du lịch và doanh nghiệp du lịch trên địa bàn
nghiên cứu. Bảng hỏi được sử dụng để thu thập thông tin định lượng chung về sự
biến đổi mức sống, thu nhập, cơ cấu lao động nghề nghiệp…ở một số địa bàn tại
khu vực. Việc chọn hộ điều tra được thực hiện theo phương pháp ngẫu nhiên hệ
thống, đảm bảo tính khách quan. Cụ thể, đối với khách du lịch, ở mỗi LN được điều
tra khảo sát, học viên đã tiến hành với 50 phiếu; đối với địa phương, học viên khảo
sát với 15 phiếu (bao gồm các gia đình nghệ nhân LN và một số lao động tại LN).
5.2.5. Phương pháp chuyên gia
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã tiến hành trao đổi thông tin, tham khảo
ý kiến của các nhà chuyên môn trong các lĩnh vực địa lí, lịch sử, du lịch, văn hóa -
xã hội, môi trường…và một số lãnh đạo các cấp có liên quan. Cụ thể, học viên đã
trao đổi với các nghệ nhân của LN gốm Phù Lãng, nghệ nhân làng tranh Đông Hồ,
các vị lãnh đạo thôn, xã của LN khảo sát và một số công chức thuộc Sở VH-TT và
DL, Sở Công thương Bắc Ninh.
5.2.6. Phương pháp kế thừa
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã tiếp thu những kết quả của các
nghiên cứu liên quan đến du lịch LN Việt Nam và du lịch LN Bắc Ninh. Trên cơ sở
những thành công đạt được và những mặt còn hạn chế của các nghiên cứu trước đó
để làm cơ sở định hướng cho tác giả thực hiện đề tài.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
8
- Ý nghĩa khoa học : Đề tài là sự tiếp nối, kế thừa trong việc nghiên cứu, tìm hiểu
việc phát triển du lịch LN nhằm góp phần bảo tồn, phát huy, phát triển các giá trị
văn hóa, lịch sử truyền thống của nước ta nói chung và tỉnh Bắc Ninh nói riêng.
- Ý nghĩa thực tiễn :
+ Cung cấp những thông tin tin cậy phục vụ cho việc xây dựng các chương
trình du lịch trong địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
+ Đề xuất những giải pháp thích hợp cho việc phát triển du lịch gắn với LNTT
đối với các cơ quan chức năng liên quan, chính quyền và người dân địa phương nơi
có tiềm năng phát triển du lịch LNTT.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn
được chia thành 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về làng nghề truyền thống và du lịch
làng nghề truyền thống.
Chƣơng 2: Tiềm năng và thực trạng hoạt động du lịch tại các làng nghề trên địa bàn
tỉnh Bắc Ninh.
Chƣơng 3: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch tại các làng nghề của tỉnh
Bắc Ninh.
9
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG
1.1. Khái niệm
1.1.1. Làng nghề truyền thống
- Làng nghề
LN, theo quan niệm của tác giả Mai Thế Hởn, là một cụm dân cư sinh sống
trong thôn (làng) có một hay một số nghề được tách ra khỏi nông nghiệp để sản
xuất kinh doanh độc lập. Thu nhập từ các nghề đó chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá
trị sản phẩm của toàn làng [11, tr.11-13].
- Làng nghề truyền thống
Cũng theo tác giả Mai Thế Hởn, LNTT là những làng có tuyệt đại đa số bộ
phận dân số làm nghề cổ truyền. Nó được hình thành, tồn tại và phát triển lâu đời
trong lịch sử, được nối tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác kiểu cha truyền con nối
hoặc ít nhất cũng tồn tại hàng chục năm. Trong làng sản xuất mang tính tập trung,
có nhiều nghệ nhân tài hoa và một nhóm người có tay nghề giỏi làm hạt nhân để
phát triển nghề. Cùng với thời gian, các LN thủ công này đã trở thành nghề nổi trội,
một nghề cổ truyền, tinh xảo, với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán
chuyên nghiệp đã chuyên tâm sản xuất, có quy trình công nghệ nhất định và sống
chủ yếu bằng nghề đó. Sản phẩm làm ra mang tính tiêu biểu độc đáo, tinh xảo, nổi
tiếng và đậm nét văn hóa dân tộc [11, tr.13-15].
Theo tác giả, để xác định một LN là LNTT thì cần có những tiêu chí sau:
+ Số hộ và số lao động làm nghề truyền thống ở LN đạt từ 50% trở lên so với tổng
số hộ và lao động của làng.
+ Giá trị sản xuất và thu nhập từ ngành nghề truyền thống ở làng đạt trên 50% tổng
giá trị sản xuất và thu nhập của làng trong năm.
+ Sản phẩm làm ra có tính mỹ nghệ mang đậm nét yếu tố văn hóa và bản sắc dân
tộc Việt Nam.
+ Sản xuất có quy trình công nghệ nhất định, được truyền từ thế hệ này sang
thế hệ khác.
10
1.1.2. Du lịch làng nghề truyền thống
Nhìn chung, khái niệm du lịch LNTT vẫn còn khá mới mẻ ở nước ta. Du lịch
LNTT thuộc loại hình du lịch văn hóa đang thu hút sự quan tâm của nhiều du khách
trong và ngoài nước. Bởi LNTT là nơi chứa đựng kho tàng kinh nghiệm kỹ thuật, bí
quyết nghề nghiệp từ việc sử dụng nguyên liệu, kỹ thuật chế tác đến chủ đề sáng tạo
trong việc tạo ra một sản phẩm thủ công truyền thống. Đó chính là phần văn hóa phi
vật thể. Ngoài ra, LNTT còn có các giá trị văn hóa vật thể như: đình, chùa, các di
tích có liên quan trực tiếp đến LN, các sản phẩm thủ công.
Theo TS.Trần Nhạn trong “Du lịch và kinh doanh du lịch” thì “du lịch văn hóa
là loại hình du lịch mà khách du lịch muốn thẩm nhận bề dày lịch sử, di tích văn
hóa, những phong tục tập quán còn hiện diện… bao gồm hệ thống đình, chùa, lễ
hội, các phong tục tập quán về ăn, ở, mặc, giao tiếp” [20, tr.15].
Từ đó, ta có thể hiểu du lịch LNTT như sau:du lịch LNTT là loại hình du lịch
văn hóa mà du khách muốn thẩm nhận các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể có
liên quan mật thiết đến một LNTT của dân tộc.
Nghiên cứu phát triển du lịch LNTT là nhằm chỉ ra những điều kiện và yếu tố
ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch LNTT, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm
thúc đẩy du lịch LNTT phát triển.
1.2. Các điều kiện phát triển du lịch làng nghề truyền thống
1.2.1. Nhu cầu của du khách
Một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch là
nhu cầu (hay còn gọi là động cơ) của du khách. Thông thường du khách đi du lịch
vì các lý do như có kỳ nghỉ, thăm bạn bè người thân, đi tìm hiểu học tập, kinh
doanh hay lý do thể thao. Đối với các nhà kinh doanh du lịch, việc nắm được lý do
đi du lịch của du khách là vô cùng quan trọng. Có nắm được nhu cầu thì mới có thể
đưa ra những sản phẩm có khả thi tiêu thụ nhanh. Động cơ đi du lịch của du khách
có thể chia làm các nhóm khác nhau: động cơ đáp ứng nhu cầu tự nhiên như nghỉ
ngơi, thể thao và các nhu cầu có liên quan đến sức khỏe con người; các động cơ văn
hóa (nguyện vọng của du khách muốn được tìm hiểu, học hỏi về thiên nhiên, nghệ
11
thuật, tôn giáo truyền thống…của vùng đến du lịch); động cơ giao tiếp (thăm thân,
nhu cầu muốn được làm quen ) [27, tr.57-76].
Các nhân tố tự thân chính làm cho nhu cầu du lịch tăng là thời gian rỗi, thu
nhập và trình độ dân trí. Con người không thể đi du lịch nếu không có thời gian rỗi.
Do vậy, thời gian rỗi là điều kiện tất yếu cần thiết phải có để có thể tham gia vào
hoạt động du lịch. Hiện nay, nhu cầu đi du lịch của con người ngày càng tăng lên do
thời gian rỗi gia tăng khiến cho ngành du lịch cũng từ đó càng thêm phát triển. Khi
đi du lịch, khách du lịch luôn là người tiêu dùng nhiều loại hình dịch vụ và hàng
hóa. Để có thể đi du lịch và tiêu dùng du lịch, du khách phải có phương tiện vật chất
đầy đủ, nghĩa là họ phải có khả năng thanh toán cho các nhu cầu du lịch. Đó là điều
kiện cần thiết để biến nhu cầu đi du lịch thành thực tế. Sự phát triển của du lịch còn
phụ thuộc vào trình độ văn hóa của cộng đồng. Nếu trình độ văn hóa của cộng đồng
được nâng cao, nhu cầu đi du lịch của nhân dân ở đó tăng lên rõ rệt [27, tr.95-102].
Như bất kì các ngành sản xuất, sản xuất của các LNTT phục vụ du lịch cũng
phải tuân theo quy luật cung cầu của thị trường. Vì vậy sự phát triển của nó trước
hết phải xuất phát từ nhu cầu của thị trường. Cần khẳng định rằng những sản phẩm
thủ công truyền thống dù được yêu mến đến đâu nhưng nếu không có thị trường,
không có nhu cầu về sản phẩm đó thì ngành nghề truyền thống cũng như các LNTT
không thể phát triển được.
Dân cư thành thị và du khách nói chung là họ có mức sống cao, có “lối sống
thành thị”. Do đó họ có nhu cầu du lịch cao và đòi hỏi các dịch vụ hết sức đa dạng.
Vì vậy, số lượng dân cư thành thị và du khách không những có ảnh hưởng rất lớn
đến việc tiêu thụ những sản phẩm thủ công truyền thống mà còn là nảy sinh và
phong phú thêm các dịch vụ khác ở làng nghề.
Theo khảo sát thực tế khách du lịch ở một số LNTT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
cho thấy, khách du lịch khi đến với LNTT thường với mục đích là tìm về với các
giá trị văn hóa truyền thống: muốn tìm hiểu cách sáng tạo và mua sản phẩm thủ
công đặc trưng của mỗi LN, tìm hiểu về các vị tổ nghề, làm quen với các nghệ
nhân, muốn được tự tay tham gia vào quá trình sản xuất để được trải nghiệm. Hay
12
muốn tìm hiểu những phong tục tập quán, các di tích lịch sử, đền thờ, miếu mạo …
của mỗi làng nghề vừa có nét chung của văn hóa dân tộc, vừa có nét riêng độc đáo
gắn với quá trình và đặc trưng sản xuất của LN. Ngoài ra, còn có đối tượng du
khách đến với LNTT vì mục đích học tập, nghiên cứu do nhu cầu kết hợp học tập lý
thuyết với tìm hiểu thực tiễn, học đi đôi với hành. Khách đến LNTT khá đa dạng,
nhưng chiếm tỷ lệ cao là du khách từ các tỉnh thành và các trung tâm đô thị phát
triển như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Khách thường đến đông hơn vào những
ngày cuối tuần, các dịp nghỉ lễ tết hay vào những dịp lễ hội của LN.
1.2.2. Tài nguyên du lịch làng nghề
Theo tác giả Nguyễn Minh Tuệ, tài nguyên du lịch được chia làm 2 nhóm là tài
nguyên du lịch tự nhiên (bao gồm: địa hình, khí hậu, nguồn nước, động thực vật) và
tài nguyên du lịch nhân văn (bao gồm: các di tích lịch sử - văn hóa, kiến trúc, các lễ
hội, các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học, các đối tượng văn hóa - thể thao).
Đối với hoạt động du lịch, LNTT được xem là một loại tài nguyên du lịch nhân
văn. Mỗi LNTT là một môi trường văn hóa, kt - xh và công nghệ truyền thống lâu
đời có khả năng thu hút khách du lịch, làm phong phú thêm tài nguyên du lịch,
phong phú thêm các hoạt động du lịch để hấp dẫn du khách góp phần vào mục tiêu
phát triển chung. Có thể nói rằng, du lịch LNTT sẽ là địa chỉ lý tưởng để du khách
tham quan tìm hiểu các giá trị văn hóa, các phong tục tập quán, lễ hội, chiêm
ngưỡng và mua sắm những sản phẩm thủ công truyền thống.
Tài nguyên du lịch LNTT bao gồm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ
truyền thống, các di tích lịch sử - văn hóa gắn với hoạt động sản xuất của làng
nghề; hệ thống đình, chùa; truyền thống văn hoá, lễ hội, phong tục tập quán của
dân cư làng nghề (yếu tố này ảnh hưởng lớn đến tính đặc thù, tính nhân văn của sản
phẩm [13, tr.43-56]). Sản phẩm du lịch của làng nghề được cụ thể hóa thành sản
phẩm thủ công mỹ nghệ theo hướng thỏa mãn nhu cầu của du khách. Các sản phẩm
thủ công mỹ nghệ của LNTT đều là sản phẩm của phương pháp thủ công tinh xảo
với sự sáng tạo nghệ thuật của nghệ nhân. Vì thế các sản phẩm thủ công truyền
thống vừa mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc vừa mang tính đặc thù riêng của
13
mỗi làng nghề. Tuy nhiên để tăng tính hấp dẫn nhằm thu hút khách du lịch đến với
LNTT thì các sản phẩm của làng nghề cần phải phù hợp và đáp ứng được nhu cầu
của du khách về mẫu mã, kích thước, trọng lượng, độ bền, sự an toàn…
1.2.3. Nguồn nhân lực
Nghệ nhân và đội ngũ thợ làng nghề là yếu tố rất quan trọng trong việc phát
triển du lịch LNTT. Tài năng của các nghệ nhân, thợ cả đã tạo nên những sản phẩm
làng nghề tinh xảo và độc đáo. Chính người nghệ nhân, người thợ cả đã giữ cho
LNTT tồn tại, đã đào tạo những người thợ mà trước hết là con cháu của họ, rồi đến
những người trong làng và từ đời này qua đời khác kế tiếp nhau. Để đến ngày nay
có những nghề và những LNTT nổi tiếng với những sản phẩm có một không hai,
tạo nên tính hấp dẫn cho du khách. Khả năng cạnh tranh, sức sống của sản phẩm
làng nghề chủ yếu phụ thuộc vào tài hoa, kinh nghiệm tay nghề của nghệ nhân, thợ
cả. Vì vậy, phát triển du lịch LNTT tùy thuộc rất nhiều vào việc xây dựng đội ngũ
các nghệ nhân của các làng nghề và truyền nghề cho những người lao động trẻ tuổi.
Đội ngũ lao động tham gia trực tiếp vào các hoạt động du lịch có vai trò
quan trọng thúc đẩy du lịch LNTT phát triển. Bởi họ chính là những người cung
cấp các loại hình và sản phẩm cho du khách như hướng dẫn, phục vụ ăn uống,
vận chuyển, Những trải nghiệm của du khách tại làng nghề phụ thuộc vào chất
lượng dịch vụ do người dân địa phương cung cấp. Vì vậy, kỹ năng làm du lịch
của người dân làng nghề (kỹ năng phát triển sản phẩm, kỹ năng ngôn ngữ, kỹ
năng chăm sóc khách hàng, kỹ năng quản lý…) có ảnh hưởng rất lớn đến việc
phát triển du lịch LNTT.
1.2.4. Chính sách phát triển du lịch làng nghề truyền thống
Trong suốt quá trình cách mạng kể từ khi giành được độc lập năm 1945 đến
nay, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm tới lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp và đã
sớm đề ra nhiệm vụ phát triển “tiểu công nghiệp hiện đại, thủ công nghiệp tinh
xảo”. Nhiệm vụ này được quán triệt xuyên suốt trong các văn kiện của Đảng, các
văn bản pháp luật về quản lý kinh tế của Nhà nước từ Trung ương tới địa
phương, nhờ đó các ngành nghề thủ công truyền thống đã được giữ gìn và ngày
càng phát triển.
14
Luật Di sản văn hoá ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Nghị định của Chính phủ số
92/2002/NĐ-CP “Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hoá đã
xác định nghề thủ công truyền thống là Di sản văn hoá phi vật thể và đề ra nhiệm vụ
khuyến khích việc duy trì, phục hồi và phát triển nghề thủ công truyền thống có giá
trị tiêu biểu.
Ngày 24/11/2000 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg
“Về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn”, sau này
được thay thế bởi Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2006 “Về
phát triển ngành nghề nông thôn” trong đó nêu rõ nhiệm vụ “bảo tồn, phát triển làng
nghề truyền thống”; đồng thời tại Thông tư 116 /2006/TT-BNN ngày 18
tháng12 năm 2006, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã làm rõ khái niệm về
nghề truyền thống “là nghề đã được hình thành từ lâu đời, tạo ra những sản phẩm
độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc có nguy
cơ bị mai một, thất truyền”. Liên bộ Bộ Nông nghiệp, Bộ Lao động-TBXH, Bộ Văn
hóa thông tin cũng ra Thông tư Số 41/2002/TTLT/BNN-BLĐTBXH-BVHTT, ngày
30 tháng 05 năm 2002 “Hướng dẫn tiêu chuẩn, thủ tục xét công nhận danh hiệu và
một số chính sách đối với nghệ nhân” trong đó xác định đối tượng phong danh hiệu
nghệ nhân là “Công dân Việt Nam làm việc trong các ngành nghề tiểu, thủ công
nghiệp, thủ công mỹ nghệ truyền thống của Việt Nam”
Cũng thời gian này, Chính phủ ban hành Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày
09.6.2004 “Về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn” trong đó xác định
việc xây dựng kết cấu hạ tầng cho làng nghề được hưởng chính sách khuyến công
của nhà nước và một trong những hoạt động cơ bản của khuyến công là truyền nghề
và phát triển nghề.
Bộ Công nghiệp đã ban hành Thông tư số 01/2007/TT-BCN ngày 11 tháng 01
năm 2007 về việc hướng dẫn tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục và hồ sơ xét tặng danh
hiệu Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú. Theo hướng dẫn của Bộ Công nghiệp
thì nghệ nhân là người trung thành với Tổ quốc Việt Nam XHCN; có phẩm chất đạo
đức tốt, tận tuỵ với nghề, gương mẫu, thực sự là tấm gương sáng cho mọi người và
15
đồng nghiệp noi theo; có nhiều thành tích trong việc giữ gìn, truyền nghề, dạy nghề,
sáng tạo và phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ; là người thợ giỏi xuất sắc
được đồng nghiệp thừa nhận, có trình độ kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp điêu luyện,
có thâm niên trong nghề, đã sáng tác thiết kế ra những sản phẩm đạt trình độ nghệ
thuật cao đã trực tiếp làm ra những tác phẩm có giá trị kinh tế, kỹ thuật, mỹ thuật,
đạt được các giải thưởng cao tại các hội chợ triển lãm quốc gia hoặc quốc tế.
Nội dung hợp tác liên kết trong đầu tư và phát triển du lịch làng nghề giữa các
tỉnh, thành phố cần dựa trên những căn cứ pháp lý theo quy định Luật Du lịch đã
được nêu tại điều 4, 7, 24, 26 và điều 27.
1.2.5. Cơ sở hạ tầng - cơ sở vật chất kỹ thuật
Hệ thống giao thông vận tải, điện, nước, thông tin liên lạc, cơ sở lưu trú, ăn
uống, vui chơi giải trí…có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển du lịch ở các LNTT.
Trong công cuộc CNH-HĐH, sự phát triển của các LNTT chịu ảnh hưởng rất lớn
bởi hệ thống cung cấp điện nước, tiến bộ công nghệ thiết bị, máy móc hiện đại để
đổi mới công nghệ cổ truyền nhằm tăng năng suất lao động, tăng sức cạnh tranh của
sản phẩm và làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, sự hoạt động của các
LNTT trong nền kinh tế thị trường còn chịu tác động mạnh của yếu tố thông tin nói
chung, bưu chính viễn thông nói riêng. Nó giúp nắm bắt kịp thời, nhanh chóng,
chính xác những thông tin về thị trường, giá cả, mẫu mã, quy cách sản phẩm … để
từ đó có những ứng xử thích hợp đáp ứng nhu cầu thị trường nói chung và thị
trường du lịch nói riêng.
Trong nền kinh tế thị trường, không chỉ có kinh nghiệm cổ truyền mà phải có
khoa học công nghệ hiện đại. Kết hợp các yếu tố truyền thống với khoa học công
nghệ hiện đại để tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ nhưng vẫn
mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, được người tiêu dùng trong xã hội hiện đại chấp
nhận và tăng tính hấp dẫn cho du khách.
1.2.6. Vốn cho phát triển du lịch
Vốn là yếu tố, là điều kiện quan trọng đối với bất kì quá trình sản xuất kinh
doanh nào, do đó, sự phát triển du lịch LNTT cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng
16
của nhân tố vốn. Nhu cầu vốn để mở rộng quy mô sản xuất, tăng khả năng cạnh
tranh của các sản phẩm thủ công truyền thống là đòi hỏi cấp thiết, các hộ sản xuất
kinh doanh phải có số lượng vốn khá lớn để đầu tư cải tiến công nghệ, có như vậy
mới tăng được năng suất lao động, tăng chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
Mặt khác vốn còn ảnh hưởng tới khả năng cung ứng và nâng cao chất lượng cơ
sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và các loại hình phục vụ du lịch để đáp ứng nhu
cầu của khách du lịch. Một LNTT dù có nổi tiếng nhờ vào sản phẩm thủ công mỹ
nghệ độc đáo nhưng hệ thống cơ sở vật chất và dịch vụ (giao thông, cơ sở lưu trú,
ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí…) chưa đáp ứng nhu cầu của du khách thì khả
năng thu hút và lưu giữ khách du lịch sẽ bị hạn chế rất nhiều.
1.3. Ý nghĩa của việc phát triển du lịch làng nghề truyền thống
Việc phát triển du lịch LNTT có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển KT -
XH ở địa phương
- Phát triển du lịch LNTT góp phần khai thác các nguồn lực về tài nguyên, vốn
đầu tư, cơ sở vật chất - kỹ thuật ở địa phương.
Ngày nay, xu hướng du lịch trở về với các giá trị truyền thống (du lịch nhân
văn) đang trở nên phổ biến và có sức hấp dẫn khách du lịch. Theo quy định tại điều
13, Luật Du lịch có hiệu lực từ ngày 01/01/2006, tài nguyên du lịch bao gồm tài
nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn đang được khai thác và chưa
được khai thác. Trong đó, tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa,
các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, kiến trúc, các
công trình lao động sang tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể
khác có thể được sử dụng vào mục đích du lịch.
Hệ thống các LNTT với các đặc điểm đặc trưng riêng có ngày càng cung cấp
và đáp ứng nhu cầu du lịch nhân văn của khách du lịch nhiều hơn. Điều này đã biến
các LNTT trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn, góp phần làm phong phú thêm tài
nguyên du lịch cho địa phương.
17
LNTT thường có quy mô sản xuất nhỏ, sử dụng bí quyết và công nghệ sản
xuất truyền thống là chủ yếu nên phù hợp với khả năng huy động vốn và các điều
kiện vật chất của các hộ gia đình, các chủ thể sản xuất kinh doanh. Đây được xem là
là lợi thế để các LNTT phục vụ du lịch huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư, cải
thiện cơ sở vật chất - kỹ thuật, góp phần phát triển du lịch của địa phương.
-Phát triển du lịch LNTT góp phần tăng nhu cầu và đa dạng hóa các sản phẩm
du lịch cho địa phương
Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của
khách du lịch trong chuyến đi du lịch. Mỗi sản phẩm của LNTT phục vụ du lịch là
sự kết hợp của văn hóa nghệ thuật và tinh thần. Tuy nhiên, sự phát triển của LNTT
phục vụ du lịch cũng chịu sự tác động của nền kinh tế thị trường. Hoạt động sản
xuất và kinh doanh ở đây đã nhạy bén hơn với cơ chế thị trường trong việc cải tiến
mẫu mã, chất lượng và linh hoạt thay đổi hướng sản xuất. Vì vậy, sản phẩm của
LNTT phục vụ du lịch phát triển phong phú cả hình thức vật thể (sản phẩm thủ công
mỹ nghệ) và phi vật thể (các loại hình dịch vụ du lịch). Điều này góp phần làm đa
dạng hóa sản phẩm du lịch của địa phương, đáp ứng nhu cầu của du khách.
Du lịch LNTT đã góp phần tạo nên những điểm đến du lịch mới, hấp dẫn du
khách hơn; đồng thời mở rộng sự liên kết, hợp tác trong phát triển du lịch ở địa
phương, và với các công ty du lịch lữ hành để thực hiện tour du lich LNTT cho
khách du lịch.
-Phát triển du lịch LNTT góp phần giải quyết việc làm cho người lao động ở
nông thôn và xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại.
Việc phát triển du lịch LNTT không chỉ thúc đẩy hoạt động sản xuất của LN
phát triển mà còn kéo theo sự phát triển của nhiều loại hình dịch vụ khác như lưu
trú, hướng dẫn, ăn uống, vận chuyển…để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Điều
này đồng nghĩa với việc tạo nhiều việc làm hơn, không chỉ thu hút lao động ở làng
nghề mà còn thu hút được nhiều lao động từ các địa phương khác đến. Qua đó,
người lao động địa phương có việc làm ổn định, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng
cuộc sống.