Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Tác giả an đéc xen cô bé bán diêm trang 67 ngữ văn 6 (hcst, tóm tắt, nội dung, sơ đồ tư duy)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398 KB, 9 trang )

Tác giả An - đéc - xen - Cô bé bán diêm trang
67 Ngữ Văn 6 (HCST, tóm tắt, nội dung, sơ
đồ tư duy)
Khái quát Tác giả - Tác phẩm: Cô bé bán diêm bao gồm Giới thiệu tác giả An - đéc - xen và
hoàn cảnh sáng tác, thể loại, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, đặc sắc nghệ thuật, sơ đồ tư duy
của tác phẩm Cô bé bán diêm - SGK Văn 6 Kết nối tri thức
Tác giả - Tác phẩm: Cô bé bán diêm

Mục lục nội dung
I. Đôi nét về tác giả An-đéc-xen

II. Khái quát tác phẩm Cơ bé bán diêm

• 1. Hồn cảnh sáng tác

• 2. Thể loại

• 3. Nội dung chính

• 4. Bố cục


• 5. Phương thức biểu đạt

III. Sơ đồ tư duy tác phẩm Cơ bé bán diêm

IV. Một số mẫu tóm tắt bài Cô bé bán diêm

V. Câu hỏi vận dụng kiến thức
I. Đôi nét về tác giả An-đéc-xen
- Tên đầy đủ: Hans Christian Andersen


- Năm sinh – năm mất: 1805 – 1875
- Quê quán: Đan Mạch
- Là nhà văn chuyên viết truyện cổ tích cho thiếu nhi. Bằng trí tưởng tượng phong phú, lãng
mạn, ông đã sáng tạo nên một thế giới huyền ảo mà rất gần gũi với con người, cuộc sống đời
thường.
- Nhiều truyện của ông được biên soạn lại từ những truyện cổ tích, nhưng cũng có những truyện
do ông sáng tạo ra.
- Một số tác phẩm quen thuộc như: Cô bé bán diêm, Bầy chim thiên nga, Nàng tiên cá, Bộ quần
áo mới của hoàng đế, Nàng công chúa và hạt đậu…
- Các nhân vật của ông đôi khi ở trong những hoàn cảnh rất thương tâm nhưng nhìn chung truyện
của ơng ln lấp lánh thứ ánh sáng lãng mạn kì ảo, kết thúc có hậu, mang đến cho bạn đọc niềm
tin và tình yêu đối với cuộc sống.
- Truyện nào của An-đéc-xen cũng phụng sự cho những người thường dân làm lụng, rất nhiều
thiện ý nhưng cũng rất nhiều đau khổ. Cái xấu, cái ác, tủi thương khổ não vẫn bao vây con
người, nhưng nhà viết đoản thiên kì tài của chúng ta vẫn là người tin chắc ở tương lai hạnh phúc,


vẫn giữ độc giả mình đứng sát vào điều thiện. Cái lòng lạc quan ở em bé bán diêm ấy cũng đã
bao trùm toàn bộ trước tác"

II. Khái quát tác phẩm Cơ bé bán diêm
1. Hồn cảnh sáng tác
- Văn bản được viết vào năm 1845, khi tên tuổi của tác giả lừng danh thế giới với trên 20 năm
cầm bút.
- Truyện được xuất bản lần đầu tiên năm 1848 trong phần năm của quyển Nye Eventyr (Những
truyện cổ tích mới) với nhan đề Den Lille Pige Med Svovlstikkerne (Cô gái bé nhỏ với những
que diêm).

2. Thể loại
Truyện cổ tích



2. Thể loại
Truyện cổ tích

3. Nội dung chính
Tình cảnh đáng thương của cơ bé bán diêm nghèo khổ, qua đó thể hiện niềm xót thương, đồng
cảm của tác giả với những con người bất hạnh

4. Bố cục


Phần 1 (từ đầu… “cứng đờ ra”): Hoàn cảnh đáng thương của cô bé bán diêm.
Phần 2 (tiếp… “chầu Thượng đế”): Những lần quẹt diêm những mơ ước giản dị hiện ra.
Phần 3 (cịn lại) Cái chết của cơ bé bán diêm và thái độ của mọi người.

5. Phương thức biểu đạt
- Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
- Người kể chuyện: Ngôi thứ ba

III. Sơ đồ tư duy tác phẩm Cô bé bán diêm

IV. Một số mẫu tóm tắt bài Cơ bé bán diêm
Mẫu 1
Trong đêm giao thừa có một cơ bé bán diêm lang thang trên phố. Em chưa bán được que diêm
nào nên không dám về nhà vì sợ bị bố mắng. Vừa lạnh vừa đói, em ngồi vào trong góc và lấy
diêm qua quẹt để sưởi ấm. Quẹt que diêm thứ nhất, một chiếc lị sưởi hiện ra, tiếp đó là bàn ăn


IV. Một số mẫu tóm tắt bài Cơ bé bán diêm



Mẫu 1
Trong đêm giao thừa có một cơ bé bán diêm lang thang trên phố. Em chưa bán được que diêm
nào nên khơng dám về nhà vì sợ bị bố mắng. Vừa lạnh vừa đói, em ngồi vào trong góc và lấy
diêm qua quẹt để sưởi ấm. Quẹt que diêm thứ nhất, một chiếc lị sưởi hiện ra, tiếp đó là bàn ăn
thịnh soạn, cây thông Nô-en. Đến que diêm thứ tư, bà nội dịu dàng hiện ra trước mắt em rồi vụt
mất. Em vội quẹt hết bao diêm nhưng khơng níu được bà, rồi em thiếp đi và chìm vào giấc ngủ
mãi mãi trong cái thời tiết giá lạnh.
Mẫu 2
Truyện kể về cô bé bán diêm nhà nghèo, mồ côi mẹ, sống qua ngày nhờ công việc bán diêm.
Trong đêm giao thừa rét buốt, em đầu trần chân đất lang thang trên phố chưa về. Vì em chưa bán
được bao diêm nào, về sợ bố mắng. Vừa lạnh vừa đói, cơ bé ngồi nép vào một góc tường rồi khẽ
quẹt một que diêm để sưởi ấm. Khi em quẹt que diêm thứ nhất, hiện ra trước mắt em một cái lò
sưởi ấm áp. Que diêm thứ hai là một bàn ăn thịnh soạn. Rồi em quẹt que diêm thứ ba, cây thông
Nô-en xuất hiện. Quẹt que diêm thứ tư, em gặp người bà nội mà em hết mực yêu quý. Trong em
ngập tràn niềm hạnh phúc. Nhưng ảo ảnh đó nhanh chóng tan đi sau sự vụt tắt của que diêm. Em
vội vàng quẹt hết cả bao diêm để mong níu bà nội lại. Rồi em thiếp đi. Sáng hôm sau, người ta
thấy xác của em ở trên đường phố giá rét.

V. Câu hỏi vận dụng kiến thức
Câu hỏi: Tìm một số chỉ tiết trong văn bản đề chứng tỏ truyện Cơ bé bán diêm có đặc điểm của
truyện cổ tích (Gợi ý: kiểu nhân vật, cách kết thúc truyện, ý nghĩa,...).
Lời giải:
Một số chi tiết cho thấy truyện Cô bé bán diêm mang đặc điểm của truyện cổ tích: kiểu nhân vật
bất hạnh, nhỏ bé, nghèo khổ (cơ bé bán diêm); kết thúc truyện tươi sáng (truyện không kết thúc
bằng chi tiết “em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa” mà khép lại bằng cảnh tượng “ngày
mồng một đầu năm” và “những cái kì diệu em đã trơng thấy, nhất là cảnh huy hồng lúc hai bà
cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm”); truyện gửi gắm ý nghĩa: ước mơ về cuộc
sống tươi đẹp, hạnh phúc cho con người, trong đó có trẻ em.

Câu hỏi: Vì sao sau khi que diêm thứ tư phụt tắt, em bé đã quẹt tất cả những que diêm còn lại
trong bao?
Lời giải:
Sau khi que diêm thứ tư phụt tắt, em bé đã quẹt tất cả những que diêm cịn lại trong bao vì em bé
muốn níu giữ bà của mình ở lại! Nhờ những que diêm nối nhau chiếu sáng như giữa ban ngày,
em đã được sống tiếp trong một giấc mơ đẹp đẽ: thấy bà em to lớn và đẹp lão, bà cầm tay em, hai
bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét đau buồn nào.


Câu hỏi: Hãy tìm những chi tiết hiện thực và mộng ảo mà nhà văn đã sáng tạo ra để khắc hoạ
hồn cảnh và ước mơ của cơ bé bán diêm. Qua đó, em có nhận xét gì về nhân vật này?
Lời giải:
Nhân vật cô bé bán diêm trong truyện đã được tác giả khắc họa thông qua những chi tiết hiện
thực (Một cô bé bán diêm nhà nghèo, mồ cơi mẹ, đầu trần, chân đất, bụng đói, đang dị dẫm
trong bóng tối. Suốt cả ngày em khơng bán được bao diêm nào; gia đình em đã phải lìa ngơi nhà
xinh xắn có dây trường xuân bao quanh, nơi em đã sống những ngày đầm ấm, để đến chui rúc
trong một xó tối tăm, ln ln nghe những lời mắng nhiếc, chửi rủa; em ngồi nép trong một góc
tường, giữa hai ngơi nhà, một cái xây lùi vào chút ít; em thu đôi chân vào người, nhưng mỗi lúc
em càng thấy rét buốt hơn; Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy, ở một xó tường, người ta thấy một em
gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. Em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa; ngày
mồng một đầu năm hiện lên trên thi thể em bé ngồi giữa những bao diêm,...) và mộng ảo (Em hơ
đôi tay trên que diêm sáng rực như than hồng... Em tưởng chừng như đang ngồi trước một lò
sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoảng; Em quẹt que diêm thứ hai... Bức tường
như biển thành một tấm rèm bằng vải màu. Em nhìn thấu tận trong nhà. Bàn ăn đã dọn, khăn trải
bàn trắng tinh, trên bàn toàn bát đĩa bằng sứ quý giá. Em quẹt que diêm thứ ba. Bỗng em thấy
hiện ra một cây thông Nô-en ... Em quẹt một que diêm nữa vào tường, một ánh sáng xanh toả ra
xung quanh và em bé nhìn thấy rõ ràng là bà em đang mỉm cười với em,...).
=> Những chi tiết này đã góp phần khắc họa cuộc sống nghèo khổ, kém may mắn và ước mơ
cuộc sống no đủ và tràn đầy tình yêu thương của cô bé bán diêm.
Câu hỏi: Theo em, ý nghĩa của câu chuyện trên là gì?

Lời giải:
Truyện gửi gắm thơng điệp về lòng nhân ái, mỗi người cần biết cảm thơng, thương xót, sẻ chia
với những số phận nghèo khổ, kém may mắn trong cuộc sống; mỗi bạn nhỏ cần phải nuôi dưỡng
những ước mơ tốt đẹp,...
Câu hỏi: Những câu chuyện cổ tích thường kết thúc có hậu: nhân vật chính được hưởng cuộc
sống bình n, hạnh phúc. Theo em, truyện cổ tích Cơ bé bán diêm có kết thúc như vậy khơng?
Vì sao?
Lời giải:
- Những câu chuyện cổ tích thường kết thúc có hậu: nhân vật chính được hưởng cuộc sống bình
n, hạnh phúc.
- Theo em, truyện cổ tích Cơ bé bán diêm cũng đã có một kết thúc có hậu (khi nói về phương
diện giải phóng số phận con người). Cái chết của cô bé bán diêm khốn khổ là một cảnh tượng
thương tâm, nhưng đây là một cái chết đẹp, hình hài thể xác chết mà linh hồn, khát vọng của em
bé vẫn sống, sống trên đôi má hồng, đôi môi đang mỉm cười, sống trong cảnh tượng huy hoàng


cùng bà bay lên đón năm mới. Nói về cái chết, người ta hay nghĩ tới bi kịch. Viết về cái chết của
cô bé bán diêm như thế, nhưng tác phẩm của An-đéc-xen là một bi kịch lạc quan.
>>> Xem trọn bộ: Tác giả - tác phẩm Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức)
----------------------------Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Khái quát về Tác giả - Tác phẩm: Cô bé bán diêm trong
bộ SGK Ngữ Văn 6 Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tơi hi vọng các bạn đã có
kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài giới thiệu về tác giả tác
phẩm các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click
ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn
học tốt!



×