Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

thiết lập và sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học chương i, ii phần ba sinh học vi sinh vật sinh học 11 – cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 75 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƢ PHẠM
BỘ MÔN SƢ PHẠM SINH HỌC

THIẾT LẬP VÀ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƢ DUY TRONG
DẠY HỌC CHƢƠNG I, II PHẦN BA SINH HỌC
VI SINH VẬT SINH HỌC 11 – CƠ BẢN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: SƢ PHẠM SINH
Cán bộ hƣớng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

ThS. TRƢƠNG TRÚC PHƢƠNG

LÊ THANH NHI
Lớp: SP Sinh K35
MSSV : 3092222

NĂM 2013


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 35 – 2013

Trường Đại học Cần Thơ

CẢM TẠ
Qua quá trình học tập và nghiên cứu tôi xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo
tận tình của các thầy cô trường Đại học Cần Thơ đặc biệt là các thầy cô thuộc bộ
môn Sư phạm Sinh học, khoa Sư Phạm, trường Đại học Cần Thơ.


Tôi xin chân thành cảm ơn cô Trương Trúc Phương, người đã đưa ra ý
tưởng và tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Cô đã
truyền đạt những kiến thức chuyên môn cũng như những kinh nghiệm, những góp
ý để giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình.
Xin chân thành cảm ơn Cô cố vấn học tập – Trần Thị Anh Thư; các bạn
cùng làm luận văn thuộc các tổ phương pháp, thực vật, động vật, sinh lí và các bạn
lớp Sư phạm Sinh K35 đã nhiệt tình động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi
hoàn thành luận văn này.
Xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến BGH trường THPT Long Mỹ, GV
hướng dẫn chuyên môn – Cô Nguyễn Thị Xuân Trang đã nhiệt tình hướng dẫn, góp
ý và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thực tập sư phạm và thực hiện
quá trình quan sát sư phạm, giúp cho kết quả luận văn của tôi tốt hơn.
Do còn hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm nên trong quá trình thực
hiện luận văn không tránh khỏi sai sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp
của thầy cô và các bạn để bài viết được hoàn chỉnh hơn.

Chuyên ngành Sư phạm Sinh học

60

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 35 – 2013

Trường Đại học Cần Thơ

TÓM LƢỢC
Đề tài “Thiết lập và sử dụng Sơ đồ tư duy để dạy học chương I, II phần
ba Sinh học vi sinh vật (Sách giáo khoa sinh học 10 – cơ bản)” được thực hiện từ

tháng 9 năm 2012 đến tháng 5 năm 2013. Mục tiêu đề tài là:
- Thiết lập 08 sơ đồ tư duy (SĐTD) và bộ 05 giáo án giảng dạy có ứng dụng
sơ đồ tư duy cho toàn bộ chương I, II phần ba Sinh học vi sinh vật (Sách giáo khoa
sinh học 10 – cơ bản).
- Đề xuất quy trình thiết lập và sử dụng hiệu quả sơ đồ tư duy để giảng dạy
bài mới chương I, II phần ba Sinh học vi sinh vật (Sách giáo khoa sinh học 10 – cơ
bản).
Quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã vận dụng phương pháp nghiên cứu
lý thuyết và phương pháp thiết lập, ứng dụng Sơ đồ tư duy của Tonny Buzan, tổng
hợp một số tài liệu liên quan (tài liệu chuyên ngành, các luận văn có liên quan, cà
các phương pháp nghiên cứu lý thuyết và phương pháp thiết lập, ứng dụng Sơ đồ
khái niệm, Sơ đồ kiến thức…), quan sát sư phạm để định hướng một số phương
pháp phù hợp cho việc diễn đạt từng nội dung kiến thức cũng như vận dụng sản
phẩm của đề tài vào QTDH.
Những kết quả đã đạt được gồm:
-

Bộ giáo án có sử dụng SĐTD gồm: 5 giáo án có sử dụng SĐTD từ bài 22
đến bài 27, thuộc chương I, II phần ba Sinh học vi sinh vật (Sách giáo
khoa sinh học 10 – cơ bản).

-

Bộ SĐTD sử dụng cho giảng dạy chương I, II phần ba Sinh học vi sinh
vật gồm: 17 SĐTD, trong đó có 9 SĐTD mẫu và 8 SĐTD khuyết.

-

Quy trình thiết lập SĐTD cho giảng dạy và quy trình sử dụng SĐTD cho
dạy học chương I, II phần ba Sinh học vi sinh vật (Sách giáo khoa sinh

học 10 – cơ bản).

-

Bộ dàn ý gồm 5 bài (từ bài 22 đến bài 27, chương I, II phần ba Sinh học
vi sinh vật, Sách giáo khoa sinh học 10 – cơ bản).

Tuy không thực hiện được thực nghiệm Sư phạm, nhưng thông qua phương
pháp quan sát Sư phạm trong thời gian thực tập Sư phạm tại trường THPH Long
Mỹ, và qua ý kiến đóng góp của quý thầy cô có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm,
Chuyên ngành Sư phạm Sinh học

60

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 35 – 2013

Trường Đại học Cần Thơ

cho thấy việc ứng dụng SĐTD vào giảng dạy là một biện pháp tích cực có thể kích
thích và phát triển tư duy cho HS.

Chuyên ngành Sư phạm Sinh học

60

Bộ môn Sư phạm Sinh học



Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 35 – 2013

Trường Đại học Cần Thơ

MỤC LỤC
CẢM TẠ ............................................... Error! Bookmark not defined.
TÓM LƢỢC ......................................... Error! Bookmark not defined.
MỤC LỤC............................................. Error! Bookmark not defined.
DANH SÁCH SƠ ĐỒ ..................................................................... viii
DANH SÁCH HÌNH ......................................................................... ix
DANH SÁCH BẢNG ......................................................................... x
TỪ VIẾT TẮT................................................................................... xi
CHƢƠNG I GIỚI THIỆU ............................................................. viii
1. Đặt vấn đề..........................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................2
3. Đối tƣợng nghiên cứu .......................................................................................2
3.1 Đối tƣợng nghiên cứu .................................................................................2
3.2 Khách thể nghiên cứu .................................................................................2
4. Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................2
5. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................2
5.1 Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết ...........................................................2
5.2 Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm .........................................................3
5.3 Phƣơng pháp điều tra giáo dục .................................................................3
6. Mục tiêu đề tài ..................................................................................................3

CHƢƠNG II LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU .......................................... 4
1. Tình hình nghiên cứu .......................................................................................4
1.1. Trên thế giới ...............................................................................................4
1.2. Việt Nam .....................................................................................................4

2. Giới thiệu về SĐTD ..........................................................................................6
2.1. Khái niệm ...................................................................................................6
2.2. Ƣu – nhƣợc điểm của SĐTD .....................................................................7
2.2.1 Ƣu điểm ...............................................................................................7
2.2.2 Hạn chế của SĐTD ...........................................................................10
Chuyên ngành Sư phạm Sinh học

60

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 35 – 2013

Trường Đại học Cần Thơ

2.2.3 Khắc phục hạn chế ...........................................................................10
2.3. Cấu trúc ....................................................................................................11
2.3.1 Các ý chính (Khái niệm chính ) .......................................................11
2.3.2 Khái niệm phụ ...................................................................................11
2.3.3 Đƣờng dẫn .........................................................................................12
2.3.4 Hình ảnh ............................................................................................12
2.3.5 Ghi chú ...............................................................................................15
2.4. Những nguyên tắc cơ bản ......................................................................15
2.4.1 Không đƣợc quá phức tạp ...............................................................15
2.4.2 Nhiều màu sắc ...................................................................................15
2.4.3 Có quy tắc ..........................................................................................16
2.5. Phân loại ...................................................................................................16
3. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc ứng dụng SĐTD vào dạy HS học
..............................................................................................................................16

3.1. Cơ sở khoa học của việc sử dụng SĐTD ...............................................16
3.1.1 Cơ sở của việc tƣ duy bằng hai bán cầu đại não............................16
3.1.2 Cơ sở của việc kích thích tƣ duy và ghi nhớ ..................................17
3.2. Cơ sở thực tế của việc sử dụng SĐTD ...................................................17
3.2.1 Dùng ghi nhớ tóm tắt........................................................................17
3.2.2 Dùng sắp xếp - lên kế hoạch ............................................................18
3.2.3 Dùng phân tích, tổng hợp nội dung kiến thức ...............................18
3.2.4 Dùng so sánh các nội dung kiến thức và tìm ra bản chất .............18
4. Đặc điểm của quá trình dạy và học của cấp học THPT .............................18
4.1. Đặc điểm về hoạt động học tập của HS THPT ....................................18
4.1.1 Đặc điểm về nhân cách .....................................................................19
4.1.2 Đặc điểm về học tập ..........................................................................19
4.2. Đặc điểm quá trình hình thành kiến thức Sinh học ở bậc THPT ......19
4.2.1 Kiến thức khái niệm .........................................................................19
4.2.2 Kiến thức quá trình ..........................................................................21
4.2.3 Kiến thức quy luật ............................................................................21

Chuyên ngành Sư phạm Sinh học

60

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 35 – 2013

Trường Đại học Cần Thơ

4.3. Quy trình phân tích và diễn đạt lại những nội dung cần thiết của SGK
..........................................................................................................................21

4.3.1 Phân tích nội dung phần sinh học VSV, sinh học 10 cơ bản ........22
4.3.2 Đặc điểm của Chƣơng I – Chuyển hóa vật chất và năng lƣợng ở
VSV ..................................................................................................................23
4.3.3 Đặc điểm của Chƣơng II – Sinh trƣởng và sinh sản của VSV .....24

CHƢƠNG III PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ...................................................................................................... 26
1. Phƣơng tiện nghiên cứu ............................................................................... 26
2. Phƣơng pháp nghiên cứu ...............................................................................26
2.1. Nghiên cứu lí thuyết.................................................................................26
2.2. Quan sát sƣ phạm ....................................................................................27

CHƢƠNG IV KẾT QUẢ THẢO LUẬN ....................................... 28
1. Kết quả luận văn.............................................................................................28
1.1. Quy trình thiết lập SĐTD cho dạy học ..................................................28
1.1.1 Phân tích nội dung chính và lập dàn ý ...........................................29
1.1.2 Vẽ SĐTD bằng phần mền iminmap .................................................33
1.1.3 Hoàn thành SĐTD mẫu trên word...................................................37
1.2. Quy trình sử dụng SĐTD cho dạy học môn Sinh học ..........................42
1.2.1 Chuẩn bị SĐTD ..................................................................................43
1.2.2 Chuẩn bị cho HS về phƣơng pháp làm việc với SĐTD và những
dụng cụ cần thiết để tiến hành học và thiết kế SĐTD. ................................44
1.2.3 Sử dụng SĐTD cho cho 1 tiết dạy ....................................................45
2. Những mục tiêu cần đạt đƣợc khi sử dụng SĐTD vào dạy học .................59

CHƢƠNG V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................... 61
1. Kết luận ...........................................................................................................61
2. Kết luận ...........................................................................................................61

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 62

PHỤ LỤC 1: SƠ ĐỒ TƢ DUY ..........................................................I
PHỤ LỤC 2: DÀN Ý..................................................................... XIX
Chuyên ngành Sư phạm Sinh học

60

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 35 – 2013

Trường Đại học Cần Thơ

PHỤ LỤC 3: GIÁO ÁN ........................................................... XXXII

Chuyên ngành Sư phạm Sinh học

60

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 35 – 2013
Thơ

Trường Đại học Cần

DANH SÁCH SƠ ĐỒ
SƠ ĐỒ 1: Tóm tắt những ưu điểm của SĐTD ................................................ 8
SƠ ĐỒ 2: Quá trình hình thành kiến thức khái niệm (Bên trái là khái niệm cụ thể,

bên phải là khái niệm trừu tượng) .................................................................... 19

Chuyên ngành Sư phạm Sinh học
học

60

Bộ môn Sư phạm Sinh


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 35 – 2013
Thơ

Trường Đại học Cần

DANH SÁCH HÌNH
HÌNH 1: Giao diện của phần mềm Iminmap 5.3 ............................................. 32
HÌNH 2: Giao diện của phần mềm khi vẽ xong SĐTD ..................................
.......................................................................................................................... 34
HÌNH 3: Các bước chuyển SĐTD sang file ảnh ............................................. 35

Chuyên ngành Sư phạm Sinh học
học

60

Bộ môn Sư phạm Sinh


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 35 – 2013

Thơ

Trường Đại học Cần

DANH SÁCH BẢNG
BẢNG 1: Các bước thiết kế SĐTD hoàn chỉnh .............................................. 39
BẢNG 2: Các loại SĐTD có thể sử dụng trong giảng dạy ............................. 41
BẢNG 3: Tiêu chí đánh giá SĐTD ................................................................. 44
BẢNG 4: Các bước sử dụng SĐTD vào kiểm tra bài cũ ................................ 45
BẢNG 5: Các bước sử dụng SĐTD vào dạy bài mới ..................................... 46
BẢNG 6: Tóm tắt quy trình sử dụng SĐTD trong giảng dạy ......................... 56

Chuyên ngành Sư phạm Sinh học
học

60

Bộ môn Sư phạm Sinh


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 35 – 2013
Thơ

Trường Đại học Cần

TỪ VIẾT TẮT
SĐTD: Sơ đồ tư duy
HS: Học sinh
GV: Giáo viên
THPT: Trung học phổ thông

VSV: Vi sinh vật
PTDH: Phương tiện dạy học

Chuyên ngành Sư phạm Sinh học
học

60

Bộ môn Sư phạm Sinh


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 35 – 2013

Trường Đại học Cần Thơ

CHƢƠNG I

GIỚI THIỆU
1. Đặt vấn đề
Cuộc Cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ ba bắt đầu từ năm 1970 đến nay đang
thúc đẩy kiến thức của nhân loại phát triển với tốc độ nhanh như vũ bão. Ta có thể tìm
được một lượng thông tin cực lớn chỉ mất vài giây thông qua mạng Internet. Để có thể
thích nghi với sự phát triển mạnh mẽ đó, cả người dạy và người học đều phải tìm cho
mình một phương thức nào đó để có thể truyền đạt và tiếp thu một lượng kiến thức lớn
nhất trong khoảng thời gian ngắn nhất. Bên cạnh đó, đối với giáo viên (GV), ngoài việc
giúp học sinh (HS) biết, hiểu và vận dụng kiến thức vào thực tế còn phải giúp HS phát
triển tư duy phân tích, tổng hợp, đăc biệt là khả năng sáng tạo. Đây là những kỹ năng
không thể thiếu đối với một người sống trong thời đại khoa học hiện đại.
Trong quá trình học tập, tìm hiểu thưc tế và tiếp cận với rất nhiều phương pháp
trong học tập cũng như trong giảng dạy. Trong đó, chúng tôi đã nhận thấy phương pháp

lập (SĐTD) của Tony Buzan có những ưu điểm rõ rệt trong dạy và học.
Việc có thể sơ đồ hóa tất cả các loại kiến thức không những giúp HS tiếp thu dễ
dàng mà còn phát triển tư duy phân tích, tổng hợp. Hơn nữa, học theo phương pháp lập
SĐTD còn giúp HS phát triển tư duy logic, giúp các em có thể tổ chức kiến thức nói
riêng và tổ chức đời sống nói chung, một cách trật tự và khoa học. Ngoài ra, SĐTD được
sử dụng để GV có thể tiết kiệm thời gian giảng trong những bài có quá nhiều kiến thức và
có thể thiết kế đề kiểm tra một cách dễ dàng từ những ý chi tiết trong sơ đồ.
Đối với môn sinh học có đặc thù nhiều kiến thức khái niệm và quá trình nối kết
thành một hệ thống thì việc áp dụng thành công SĐTD vào giảng dạy là rất có khả năng.
Có thể thấy điều này cụ thể ở chương I, II phần ba. Sinh học vi sinh vật (Sách giáo
khoa sinh học 10 – cơ bản). Đây là chương có rất nhiều kiến thức khái niệm (Bài 25, 26,
27), và các kiến thức quá trình (Bài 22, 23) nên rất thích hợp cho việc sử dụng SĐTD.

Chuyên ngành Sư phạm Sinh học

60

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 35 – 2013

Trường Đại học Cần Thơ

Chính vì những lí do trên nên chúng tôi đã chọn đề tài: “ Thiết lập và sử dụng sơ
đồ tƣ duy để dạy học chƣơng I, II phần ba Sinh học vi sinh vật (Sách giáo khoa sinh
học 10 – cơ bản).
2. Mục đích nghiên cứu
Thiết lập và sử dụng SĐTD vào giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng dạy HS
học ở trường Trung học phổ thông (THPT) mà cụ thể là dạy học học chương I, II phần ba

Sinh học vi sinh vật (Sách giáo khoa sinh học 10 – cơ bản).
3. Đối tƣợng nghiên cứu
3.1 Đối tƣợng nghiên cứu
SĐTD về quá trình chuyển hóa vật chất, năng lượng ở vi sinh vật và sự sinh trưởng,
sinh sản ở vi sinh vật.
3.2 Khách thể nghiên cứu
Qua trình dạy HS học chương I, II phần ba Sinh học vi sinh vật (Sách giáo khoa
sinh học 10 – cơ bản) ở trường THPT.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Phân tích nội dung chương I, II phần ba Sinh học vi sinh vật (Sách giáo khoa sinh
học 10 – cơ bản).
- Nghiên cứu cơ sở lí thuyết SĐTD
- Thiết lập và sử dụng SĐTD trong dạy học chương I, II phần ba Sinh học vi sinh
vật (Sách giáo khoa sinh học 10 – cơ bản).
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1 Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết
- Tìm hiểu nguyên tắc xây dựng và ứng dụng SĐTD thông qua mạng Internet và tài
liệu (Sách, tạp chí, luận văn…)
- Phân tích nội dung chi tiết của chương I, II phần ba Sinh học vi sinh vật (Sách
giáo khoa sinh học 10 – cơ bản).

Chuyên ngành Sư phạm Sinh học

60

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 35 – 2013


Trường Đại học Cần Thơ

5.2 Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm
- Thiết kế SĐTD cho chương I, II phần ba Sinh học vi sinh vật (Sách giáo khoa sinh
học 10 – cơ bản).
- Tiến hành giang dạy trên lớp, lấy kết quả kiểm nghiệm (sơ bộ) giả thuyết khoa
học.
5.3 Phƣơng pháp điều tra giáo dục
- Tiến hành thăm dò thái độ, ý kiến của HS vê phương pháp dạy học bằng SĐTD.
6. Mục tiêu đề tài
- Thiết lập 08 SĐTD và bộ 05 giáo án giảng dạy có ứng dụng SĐTD cho toàn bộ
chương I, II phần ba. Sinh học vi sinh vật (Sách giáo khoa sinh học 10 – cơ bản).
- Đề xuất quy trình thiết lập và sử dụng hiệu quả SĐTD để giảng dạy bài mới
chương I, II phần ba. Sinh học vi sinh vật (Sách giáo khoa sinh học 10 – cơ bản).

Chuyên ngành Sư phạm Sinh học

60

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 35 – 2013

Trường Đại học Cần Thơ

CHƢƠNG II

LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
1. Tình hình nghiên cứu

1.1. Trên thế giới
Việc sơ đồ hóa kiến thức đã có từ rất lâu đời. Điển hình như, vào thế kỷ thứ III
trước công nguyên, Prophyry- một triết gia của thành Tyros (Hy Lạp) đã dùng hình thức
tương tự sơ đồ để tóm tắt công trình của Aristotle. Vào thời trung cổ, một triết gia người
Tây Ban Nha là Ramon Llull, ông đã vẽ một loại sơ đồ để tóm tắt các khái niệm trong
quyển sách của mình và ông gọi đó là '' cây kiến thức''. (Nguyễn Duy Anh, 2011)
Trong những năm 1950-1960, hai nhà khoa học hoa kỳ là Allen Collins và Ross
Quillian đã phát triển một hình thức sơ đồ mà theo các ông gọi là Semantic netword
(Mạng ý nghĩa) và đã ứng dụng vào việc sáng tạo ra ngôn ngữ máy tính (Theo Nguyễn
Duy Anh, 2011). Đây là những khởi đầu cho thấy việc sơ đồ hóa kiến thức đã có lợi ích
to lớn trong thực tiễn.
Cho đến năm 1960, Tony Buzan- một chuyên gia tâm lí học (Anh), đã viết về những
phương pháp phát triển tư duy trong quyển sách nổi tiếng của mình ''Use your head''. Ông
phát hiện rằng ''Máy tính tiếp thu kiến thức một cách mô phỏng cách thức của bộ não và
việc vẽ lại SĐTD giúp cả hai bán cầu não hoạt động và hệ quả tất yếu là chúng ta tư duy
tốt hơn''. (Buzan, 1960)
Từ năm 1960 đến nay, SĐTD đã phát triển mạnh mẽ ở rất nhiều lĩnh vực và có mặt ở nhiều
quốc gia. Theo thống kê của trang web www.minmap.com.uk các sách của Buzan về SĐTD đã
được dịch ra 30 ngôn ngữ và có mặt ở 125 quốc gia. Chỉ riêng tiếng việt, trang web

www.google.com.vn đã cung cấp 2900000 kết quả bao gồm rất nhiều kiến thức liên quan đến
SĐTD.

1.2. Việt Nam
Ở Việt Nam, SĐTD cũng đã xuất hiện khá lâu nhưng chỉ dưới dạng là một hình
thức ôn tập của HS, sinh viên. Phương pháp này chỉ thực sự phổ biến sau khi quyển sách

Chuyên ngành Sư phạm Sinh học

60


Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 35 – 2013

Trường Đại học Cần Thơ

''SĐTD'' của Buzan xuất bản năm 2000 và ông đã lên sóng VTV trong chương trình
''Người đương thời'' để nói về phương pháp này.
Năm 2005, Khối Đại học quốc gia đã tổ chức dự án ''Ứng dụng công cụ phát triển tư
duy- SĐTD'' với gần 20 hội thảo về ứng dụng SĐTD. Đây là những hoạt động giúp phổ
biến và phát triển việc ứng dụng SĐTD vào dạy học. Sau đó, có rất nhiều nghiên cứu về
vấn đề này.
Một trong những nghiên cứu về việc ứng dụng SĐTD là nghiên cứu của thầy Lê
Phước Lộc, giảng viên trường Đại học Cần Thơ. Vào năm 2006, thầy đã đề cập đến việc
“sử dụng SĐTD trong nghiên cứu tài liệu” và nội dung nghiên cứu này được trình bày
trong quyển ''Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kì 2''. Qua nghiên cứu này có thể nhận
thấy rằng khi sử dụng SĐTD vào việc nghiên cứu tài liệu có thể giúp người đọc tiết kiệm
thời gian khi phải tiếp thu một lượng kiến thưc lớn. Qua đó SĐTD còn giúp người sử
dụng phát triển tư duy tổng hợp và phân tích. Tiếp sau những nghiên cứu này, có rất
nhiều tác giả đã nghiên cứu sâu hơn việc ứng dụng SĐTD vào thực tiễn, không chỉ là sử
dụng cho việc nghiên cứu tài liệu mà SĐTD còn là một công cụ tư duy hiệu quả cho
những công việc khác, đặc biệt là trong hoạt động dạy và học.
Năm 2009, các tác giả Lê Đình Châu và Đặng Thị Thu thủy (Viện khoa học giáo
dục) có viết bài ''Sử dụng SĐTD để tăng hiệu quả học tập của HS''. Nghiên cứu này cho
thấy việc sử dụng SĐTD vào các hoạt động học tập như: học bài cũ, ôn tập để kiểm
tra…có thể giúp phát triển tư duy cho HS , qua đó sẽ giúp hoạt động học tập đạt hiệu quả
tốt hơn. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả như vậy thì việc đưa SĐTD vào giảng dạy là
một yêu cầu cần thiết, vì việc có GV hướng dẫn cách sử dụng SĐTD như thế nào là hiệu

quả sẽ giúp HS ứng dụng công cụ này một cách tốt nhất. Dựa trên quan điểm này, vào
năm 2009, tác giả Hoàng Đức Huy có viết quyển '' Bản đồ tư duy- Đổi mới day học''.
Thầy Hoàng Đức Huy đã cho rằng việc ứng dụng hiệu quả SĐTD vào dạy học là việc
hoàn toàn có thể, vì SĐTD là một công cụ tư duy hữu ích vừa có thể giúp GV truyền đạt
thông tin tốt hơn vừa có thể giúp phát triển tư duy tổng hợp, phân tích và khả năng sáng
tạo cho HS.
Chuyên ngành Sư phạm Sinh học

60

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 35 – 2013

Trường Đại học Cần Thơ

Cơ sở lí luận của việc ứng dụng SĐTD vào giảng day như thế nào là hiệu quả đã
được tác giả Hoàng Đức Huy viết rất rõ. Tuy nhiên với đặc thù của từng môn học thì việc
ứng dụng này sẽ cần phải điều chỉnh để hợp lí hơn. Vào năm 2011, tác giả Nguyễn Duy
Anh với đề tài ''Thiết kế và sử dụng SĐTD trong dạy học chương Sinh trưởng và phát
triển (Sinh học 11 nâng cao)''. Đây là một trong những đề tài tiêu biểu trong việc nghiên
cứu ứng dụng SĐTD vào một môn học cụ thể - môn Sinh học. Đề tài đã cung cấp một hệ
thống SĐTD và giáo án có sử dụng SĐTD vào dạy học chương Sinh trưởng và phát triển
(Sinh học 11 nâng cao). Đặc biệt quan trọng là đề tài đã đề xuất được quy trình thiết lập
và quy trình sử dụng SĐTD vào dạy học môn Sinh học.
Ngày nay, SĐTD vẫn đang không ngừng phát triển và hoàn thiện, lợi ích của công
cụ tư duy này đã được áp dụng cho rất nhiều lĩnh vực và đang trở thành trào lưu trên thế
giới.
2. Giới thiệu về SĐTD

2.1. Khái niệm
SĐTD (SĐTD) còn gọi là minmap, giản đồ ý, bản đồ tư duy….là công cụ tổ chức tư
duy (Buzan, 2000).
SĐTD được hiểu là hệ thống các khái niệm được xếp đặt theo một hệ thống nhất
định trong mối quan hệ tương quan của nó với các khái niệm khác và các đường dẫn liên
hệ các khái niệm đó với nhau. (Buzan, 2000)
Buzan (2000) cho rằng SĐTD như một bản đồ thành phố. Trung tâm sơ đồ là trung
tâm thành phố tượng trưng cho ý chính quan trọng nhất, những con đường chính tỏa ra từ
trung tâm tượng trưng cho những ý chính trong quá trình tư duy còn những con đường
nhỏ hơn tượng trưng cho những ý suy rộng từ ý chính và cứ tiếp tục như vậy.
Vì lí do phạm vi nghiên cứu của đề tài là thiết lập và sử dụng SĐTD vào dạy học
cho HS phổ thông, nên SĐTD trong đề tài này có sự kết hợp với một số kiểu sơ đồ khác
như sơ đồ khái niệm, sơ đồ quá trình…Có sự kết hợp này là do đối với đặc thù của môn
Sinh học thì những loại sơ đồ trên sẽ hỗ trợ tốt cho SĐTD trở thành vừa là một công cụ

Chuyên ngành Sư phạm Sinh học

60

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 35 – 2013

Trường Đại học Cần Thơ

tư duy hiệu quả vừa là một công cụ giảng dạy hiệu quả với thời gian 1 tiết học ở cấp
THPH.

2.2. Ƣu – nhƣợc điểm của SĐTD

2.2.1 Ưu điểm
a. Ưu điểm chung của SĐTD
SĐTD là một công cụ lưu giữ kiến thức hiệu quả vì SĐTD có rất nhiều ưu điểm, có
thể tóm tắt những ưu điểm đó như sau:
1. Chỉ ghi chú các từ liên quan, tiết kiệm từ 50-95 % thời gian
2. Chỉ đọc các từ liên quan, tiết kiệm hơn 90% thời gian.
3. Thời gian ôn bài ghi chú dạng SĐTD tiết kiệm 90%
4. Tránh lãng phí thời gian dò tìm các Từ Khóa trong một rừng chữ dông dài, tiết kiệm
trên 90% thời gian
5. Tăng cường tập trung vào trọng tâm
6. Dễ dàng nhận biết những Từ Khóa thiết yếu
7. Cải thiện sức sáng tạo và trí nhớ, nhờ khả năng tập trung tức thời những Từ Khóa
thiết yếu
8. Tạo mối liên kết mạch lạc tối ưu giữa các Từ Khóa
9. Không như với bản ghi chú tuần tự đơn điệu, tẻ nhạt, não dễ dàng tiếp thu và ghi
nhớ những SĐTD kích thích thị giác, đa sắc và đa chiều hơn
10. Suốt quá trình thực hiện SĐTD, chúng ta luôn bắt gặp các cơ hội khám phá tìm
hiểu, tạo điều kiện cho dòng chảy tư duy liên tục bất tận
11. Lập SĐTD sẽ hòa điệu với khả năng khát khao tự điền vào chỗ khuyết và tìm sự
hoàn thiện của bộ não, nhờ đó khôi phục bản năng hiếu học.
12. Nhờ liên tục vận dụng mọi kỹ năng của vỏ não mà não ngày càng linh hoạt, tiếp
nhận

hiệu

quả,



tự


tin

vào

khả

năng

của

mình

hơn

/>Chuyên ngành Sư phạm Sinh học

60

Bộ môn Sư phạm Sinh học

(Theo


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 35 – 2013

Trường Đại học Cần Thơ

SƠ ĐỒ 1: TÓM TẮT NHỮNG ƯU ĐIỂM CỦA SĐTD


(Theo />Nhìn chung, SĐTD là một công cụ tư duy rất hữu ích đối với con người, vừa giúp
tiết kiệm thời gian tiếp thu kiến thức vừa giúp kích thích phát triển tư duy cho người sử
Chuyên ngành Sư phạm Sinh học

60

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 35 – 2013

Trường Đại học Cần Thơ

dụng. Trong số những ưu điểm trên, có thể nhận thấy SĐTD có một số ưuđiểm đối với
quá trình dạy và học đáng lưu ý như: Thời gian ôn bài ghi chú dạng SĐTD tiết kiệm 90%,
lập SĐTD sẽ hòa điệu với khả năng khát khao tự điền vào chỗ khuyết và tìm sự hoàn
thiện của bộ não, nhờ đó khôi phục bản năng hiếu học…

b. Ưu điểm của SĐTD trong dạy – học
Riêng đối với quá trình dạy và học, SĐTD có nhiều ưu điểm riêng, theo Hoàng Đức
Huy (2009), SĐTD còn có 4 ưu điểm đối với quá trình dạy và học như sau:
-

Sắp xếp các ý theo một trật tự xác định và dễ quan sát.

-

Tiết kiệm thời gian truyền đạt kiến thức của GV và thời gian tiếp thu kiến thức
mới của HS cũng như thời gian ôn tập và ghi nhớ.


-

Rèn luyện cho HS kỹ năng tư duy phân tích, so sánh, tổng hợp.

-

Phát triển khả năng sáng tạo của HS.

Ngoài ra, Buzan cũng cho rằng so với ghi chép truyền thống SĐTD còn có ưu điểm
tạo sự hứng thú cho người học. Buzan chỉ ra rằng: Việc ghi chép là kỹ năng của bán cầu
não trái (Bán cầu tư duy logic). Ghi chép bằng chữ dù theo lối từ trái sang phải, từ phải
sang trái hay từ trên xướng dưới, từ dưới lên trên thì trong thời gian dài sẽ khiến não trở
nên “buồn tẻ”. Khi đó não sẽ vứt bỏ mọi thứ và chìm vào trạng thái mơ màng, “buồn
ngủ”. (Buzan, 2000). Như đã biết ghi chép là một kỹ năng quan trọng, không thể thiếu
trong quá trình dạy và học, tuy nhiên kỹ năng này còn rất nhiều bất cập trong lối dạy
truyền thống như hiện nay. SĐTD sẽ là một công cụ giúp cải thiện tình trạng bất cập này
một cách hiệu quả.

Chuyên ngành Sư phạm Sinh học

60

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 35 – 2013

Trường Đại học Cần Thơ

Bên cạnh những ưu điểm trên thì SĐTD cũng có nhiều hạn chế cần có biện pháp

khắc phục.
2.2.2 Hạn chế của SĐTD
Theo Hoàng Đức Huy (2009), khi sử dụng SĐTD trong dạy học sẽ có thể gặp phải
một số vấn đề như sau:
-

Mất nhiều thời gian để hoàn thành SĐTD hoàn chỉnh.

-

Sử dụng SĐTD là một kỹ năng cần phải mất nhiều thời gian để gia công và rèn
luyện đối với cả GV và HS.

-

SĐTD đối với người có tư duy phân tích, tổng hợp yếu sẽ là một cấu trúc rối
và lộn xộn gây nhiều khó khăn cho việc nắm bắt thông tin nhiều hơn là kích
thích.

-

Thông thường người vừa bắt đầu và không được hướng dẫn kỹ thường tạo ra
những SĐTD lộn xộn và nhiều chi tiết thừa.

Nhìn chung đối với GV và HS Việt Nam, SĐTD vẫn còn là một hình thức học tập
mới mẻ nên gặp phải nhiều khó khăn là điều không thể tránh khỏi. Những khó khăn này
cần có những biện pháp khắc phục hiệu quả để có thể khơi gợi hứng thú trong việc sử
dụng SĐTD của GV và HS hiện nay.
2.2.3 Khắc phục hạn chế
Theo Hoàng Đức Huy (2009) và Lê Phước Lộc (2006), có một số biện pháp có thể

khắc phuc những hạn chế trên của SĐTD:
-

Cố gắng đơn giản hóa tối đa SĐTD. Hạn chế đến mức tối đa những chi tiết
thừa trong sơ đồ.

-

GV phải hướng dẫn tận tình cách thiết lập và sử dung SĐTD cho HS.

-

Phải bắt đầu từ những nội dung kiến thức đơn giản rồi nâng dần dần theo thời
gian.

-

GV nên cung cấp SĐTD khuyết cho HS trước khi học bài mới, trong quá trình
học HS sẽ hoàn thành SĐTD khuyết đó.

Chuyên ngành Sư phạm Sinh học

60

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 35 – 2013

-


Trường Đại học Cần Thơ

Sau mỗi chương nên cho HS tự vẽ lại một SĐTD khác theo ý kiến của bản thân
để khơi gợi khả năng sáng tạo của HS.

2.3. Cấu trúc
Theo Buzan (2000), SĐTD gồm những thành phần sau:
-

Các ý chính (Khái niệm chính ).

-

Các ý phụ (Các khái niệm nhỏ xung quanh khái niệm chính )

-

Đường dẫn

-

Hình ảnh

2.3.1 Các ý chính (Khái niệm chính )
Theo Hoàng Đức Huy (2009), khái niệm chính là khái niệm chủ đề của cả sơ đồ. Có
thể hiểu khái niệm chính là chủ đề của một chương, một bài hoặc một phần nào đó tùy
theo mục đích nghiên cứu.
Theo nguyên tắc, khái niệm chính thường đặt ở trung tâm sơ đồ nhưng có thể thay
đổi tùy theo mục đích của người thiết kế SĐTD. Ví dụ như: có thể đặt khái niệm chính ở

bên trái sơ đồ hoặc bên phải sơ đồ nếu như nội dung các khái niệm phụ quá nhiều, việc
thay đổi như vậy sẽ làm tăng tính thẩm mỹ cho sơ đồ và người xem sẽ dễ quan sát hơn.
(Theo Hoàng Đức Huy, 2009).
Trong SĐTD theo kiểu Buzan thường coi nhẹ vai trò của khái niệm chính và thay
vào đó là hình ảnh làm trung tâm để tạo “điểm nhấn” cho sơ đồ. Từ đó có thể nhận thấy
rằng, khái niệm chính đôi khi không đóng vai trò quan trọng mà chỉ mang tính gợi mở và
hình thức nhiều hơn.
2.3.2 Khái niệm phụ
Khái niệm phụ là những khái niệm được suy ra tư khái niệm chính (Theo Hoàng
Đức Huy, 2009).
Về nguyên tắc, khái niệm phụ được suy ra từ khái niệm chính tuy nhiên khái niệm
phụ lại giữ vai trò quan trọng hơn khái niệm chính.
Theo Nguyễn Duy Anh (2011), tùy theo vị trí trong sơ đồ mà khái niệm phụ được
chia thành những loại: khái niệm phụ bậc I, II, III…
Chuyên ngành Sư phạm Sinh học

60

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 35 – 2013

Trường Đại học Cần Thơ

-

Khái niệm phụ bậc I được suy ra từ khái niệm chính

-


Khái niệm phụ bậc II được suy ra tư khái niệm phụ bậc I

-

Khái niệm phụ bậc III được suy ra từ khái niệm phụ bậc II

-

Khái niệm phụ bậc n được suy ra từ khái niệm phụ bậc n – 1

Mức độ quan trong của các bậc khái niệm con cũng khác nhau. Trong quá trình
nghiên cứu chúng tôi nhận thấy rằng khái niệm con bậc II, III là những khái niệm chi tiết
nhất và giữ vai trò quan trọng nhất trong quá trình hình thành kiến thức mới.
2.3.3 Đường dẫn
Đường dẫn có vai trò liên kết các khái niệm lại với nhau để tạo thành sơ đồ hoàn
chỉnh.
Theo Buzan (2000), đường dẫn từ khái niệm chính đến khái niệm phụ bậc I sẽ đậm
hơn đường dẫn từ khái niệm phụ bậc I đến khái niệm phụ bậc II. Nghĩa là, đường dẫn sẽ
mờ dần, nhỏ dần khi đi từ khái niệm chính đến các bậc khái niệm phụ. Hơn nữa, “Đường
cong kích thích tư duy sáng tạo tốt hơn đường thẳng (Buzan, 2000) nên theo ông khi vẽ
đường dẫn trong SĐTD nên vẽ đường cong.
Đặc biệt đối với đối tượng nghiên cứu là HS phổ thông thì việc yêu cầu về cách vẽ
SĐTD sẽ giúp HS hứng thú hơn và từ đó sẽ khơi nguồn sáng tạo tốt hơn. Tuy nhiên,
trong quá trình nghiên cứu chúng tôi nhận thấy rằng, việc yêu cầu tỉ mỉ như độ lớn nhỏ
hay đậm nhạt của đường dẫn chỉ nên yêu cầu khi cho HS về nhà vẽ SĐTD, vì nếu yêu
cầu ngay trên lớp thì chỉ với 45 phút HS sẽ không thể hoàn thành được, mà ngược lại còn
làm HS không chú ý bài.
2.3.4 Hình ảnh
a. Khái niệm về hình ảnh:

Theo Phan Trọng Ngọ, Dương Diệu Hoa, Lê Tràng Định (2000): “Hình ảnh là
những gì chúng ta thấy được thông qua thị giác rồi sau đó chuyển về não giúp ta cảm
nhận hình ảnh đó một cách chân thực nhất từ đó đưa ra những phản xạ, cảm nhận về hình
ảnh mà ta vừa thu nhận”.

Chuyên ngành Sư phạm Sinh học

60

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 35 – 2013

Trường Đại học Cần Thơ

Khi loài người chưa có chữ viết, con người đã biết dùng lối vẽ làm phương tiện
thông tin. Trong các hang động cổ xưa có nhiều bức tranh động vật được khắc lên vách
đá, họ thông báo cho nhau những điều cần biết. Từ tranh chuyển sang chữ viết là một quá
trình trừu tượng hóa, sau dần người ta lược bỏ các chi tiết cụ thể, phức tạp, dùng các
đường nét đơn giản làm kí hiệu ghi lại ngôn ngữ, mở rộng thông tin cho con người. Cùng
với chữ viết, tranh vẽ dần dần được phổ biến. Vì con người cần thiết sử dụng các giác
quan để tìm hiểu thực tại và mở rộng tri thức. “Trăm nghe không bằng một thấy” hình
ảnh đã ra đời để đáp ứng nhu cầu này. Nó đáp ứng một phần không nhỏ yêu cầu quan sát
của loài người. Nhƣ vậy hình ảnh đã trở thành một loại ngôn ngữ - ngôn ngữ hình
ảnh. Nó có khả năng thông tin chính xác một nội dung mang tính vật chất nhất định. Khả
năng thông tin bằng hình ảnh đã mở rộng tầm nhìn của mắt người, giúp con người hiểu
đầy đủ hơn, chính xác hơn và sâu sắc hơn. (Theo Cao Thị Minh Lý, 2012).
b. Vai trò-ý nghĩa
Hình ảnh có những ưu thế đặc biệt, đó là tính ghi thực trực tiếp, ra đời nhanh và gây

ấn tượng sâu sắc.
- Hình ảnh là thông tin, là sự gắn kết giữa yếu tố thông tin và yếu tố nghị luận.
- Hình ảnh có sự tác động tương hỗ giữa hình ảnh và phát thanh.
- Hình ảnh phản ánh con người, sự kiện, sự việc, hiện tượng trong trạng thái động.
- Hình ảnh mang tính chất tài liệu xác thực.
Tận mắt thấy rõ những hình ảnh sự việc, hiện tượng xảy ra giúp người xem có cái
nhìn chân thực nhất, giúp họ đưa ra những nhận định hay phán xét, có những cảm nhận
riêng. Theo tư duy thông thường, trực quan là nhận thức trực tiếp bởi các giác quan. Việc
chuyển hóa đó có liên hệ với tư duy trừu tượng, với việc đưa vào và sử dụng những khái
niệm trừu tượng. Với điều đó những hình ảnh trực quan đảm bảo mối liên hệ thường
xuyên giữa tư duy với hiện tượng hoặc đối tượng nghiên cứu khi cung cấp cho tư duy tài
liệu thông tin cần thiết. Chúng thực hiện hai chức năng cơ bản:
- Chức năng nhận thức: làm phong phú quá trình tư duy bằng nhiều chi tiết đã bị
mất đi trong những khái niệm trừu tượng và giúp vạch ra những thuộc tính bên trong của
đối tượng và hiện tượng được nghiên cứu.
Chuyên ngành Sư phạm Sinh học

60

Bộ môn Sư phạm Sinh học


×