Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.48 KB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN MÔN BẢO HIỂM
TRONG KINH DOANH
********
Đề tài:
Bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam – Thực trạng và
giải pháp phát triển
Giáo viên hướng dẫn: Phạm Thanh Hà
Nhóm thực hiện: Nhóm 12 – A14 – K45E
Đỗ Thị Thu Thảo
Vũ Thanh Hà
Nguyễn Phương Anh
Cao Phương Nhi
Hà Thị Họa
Bùi Thị Vân Anh
Trần Thị Hiền
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam là một nước nông nghiệp với gần 80% dân số sống bằng nghề
nông và nông nghiệp đóng góp hơn 20% GDP cả nước. Có thể khẳng định rằng
nông nghiệp là ngành có ảnh hưởng to lớn tới đời sống dân sinh xã hội ở Việt Nam.
Sản xuất nông nghiệp Việt Nam thường xuyên phải hứng chịu những trận thiên tai
lớn, những rủi ro đến từ dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi. Chính vì lẽ đó, nông
nghiệp Việt Nam trở thành thị trường tiềm năng cho dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp
ra đời và phát triển.
Tuy nhiên, thực tế phát triển của bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam lại hoàn
toàn trái ngược với tiềm năng to lớn của nó. Mặc dù xuất hiện từ khá sớm nhưng
đến nay loại hình bảo hiểm này vẫn chỉ được triển khai ở quy mô nhỏ, hiệu quả còn
hạn chế và thậm chí đang có nguy cơ tàn lụi do nhiều nguyên nhân đến từ cả 3
phía: người nông dân, các doanh nghiệp bảo hiểm và Chính phủ.


Nhận thấy vai trò quan trọng của bảo hiểm nông nghiệp trong sự phát triển
nông nghiệp nói riêng và sự phát triển kinh tế Việt Nam nói chung, chúng em quyết
định chọn đề tài “Bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp
phát triển” với mong muốn nghiên cứu thực trạng hoạt động của thị trường bảo
hiểm nông nghiệp Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp để thúc đẩy sự phát triển
của loại hình bảo hiểm quan trọng này.
Bố cục bài tiểu luận gồm 3 phần chính:
Phần I: Tổng quan về bảo hiểm nông nghiệp
Phần II: Thực trạng phát triển bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam
Phần III: Giải pháp phát triển bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam
2
Bài tiểu luận được viết dưới góc nhìn của sinh viên nên còn nhiều thiếu sót,
chúng em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô giáo để nâng cao hiểu biết
của bản thân, cũng như có được những đóng góp thực sự hữu ích về vấn đề này.
Hà Nội, ngày 12/03/2009

3
I. TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP
1. Khái niệm
Bảo hiểm nông nghiệp là một nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ có đối tượng
bảo hiểm là các rủi ro phát sinh trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và đời sống
nông thôn, bao gồm những rủi ro gắn liền với cây trồng, vật nuôi, vật tư, hàng hóa,
nguyên vật liệu nhà xưởng. Đồng thời nó cũng là nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ
có đối tượng bảo hiểm giới hạn trong các rủi ro gắn liền với cây trồng và vật nuôi.
Tuy nhiên, không phải mọi rủi ro trong sản xuất nông nghiệp đều có thể được bảo
hiểm, đặc biệt là những rủi ro mang tính thảm họa lớn.
Loại hình bảo hiểm nông nghiệp được biết đến nhiều nhất là bảo hiểm mùa
màng. Bảo hiểm mùa màng nhắm vào thị trường sản xuất nông nghiệp, bao gồm
nông dân, người chăn nuôi và các đối tượng khác nhằm bảo vệ các cá nhân và tổ
chức này khi mất mùa xảy ra do các nguyên nhân: thảm họa tự nhiên như mưa đá,

hạn hán, lũ lụt, hay khi bị thâm hụt lợi tức do sự trượt giá của các mặt hàng nông
sản. Loại hình bảo hiểm này không bảo hiểm rủi ro chiến tranh và hạt nhân. Bảo
hiểm mùa màng được chia làm hai loại là: bảo hiểm hoa lợi mùa màng và bảo hiểm
lợi tức mùa màng.
Bảo hiểm hoa lợi mùa màng gồm: bảo hiểm mưa đá và bảo hiểm đa thiên tai.
 Bảo hiểm mưa đá: phổ biến rộng rãi ở các công ty bảo hiểm tư nhân do mưa
đá là loại thảm họa tự nhiên có nguy cơ nhỏ, diễn ra trên địa bàn hẹp và tổng
thiệt hại của loại hình thiên tai này thường không vượt quá số vốn dự trữ của
các công ty bảo hiểm tư nhân. Bảo hiểm này dựa trên cơ sở tỉ lệ - tức là trong
trường hợp có tổn thất, người nông dân sẽ được bồi thường một khoản tiền
tính trên cơ sở tỉ lệ giữa phần mùa màng bị thiệt hại và toàn bộ mùa màng.
4
Những chương trình bảo hiểm mưa đá sớm nhất được triển khai bởi các hợp
tác xã nông nghiệp ở Pháp và Đức vào những năm 1820.
 Bảo hiểm đa thiên tai (MPCI): là loại hình bảo hiểm bao gồm nhiều loại
thiên tai như lũ lụt, hạn hán, nạn côn trùng, dịch bệnh… có khả năng ảnh
hưởng tới người được bảo hiểm tại cùng một thời điểm và gây ra tổn thất hết
sức to lớn cho công ty bảo hiểm. Để xây dựng loại hình bảo hiểm này, các
loại hình thiên tai thường được liệt kê tập trung vào một chính sách, được gọi
là chính sách bảo hiểm đa thiên tai (MPCI). Các chương trình bảo hiểm đa
thiên tai thường được đưa ra bởi công ty bảo hiểm quốc doanh và tiền đóng
bảo hiểm thường được chính phủ trợ cấp một phần. Chương trình bảo hiểm
đa thiên tai sớm nhất được thực thi bởi Liên đoàn Bảo hiểm Mùa màng Liên
bang (FCIC), một cơ quan trực thuộc bộ Nông nghiệp Mỹ, vào năm 1938.
Chương trình của FCIC được điều hành bởi Cơ quan quản lý rủi ro (RMA),
thuộc bộ Nông nghiệp Mỹ từ năm 1996.
Bảo hiểm lợi tức mùa màng là loại hình bảo hiểm kết hợp giữa bảo hiểm hoa
lợi mùa màng và bảo hiểm giá cả. Bảo hiểm lợi tức bao gồm cả việc bảo hiểm cho
trượt giá xảy ra khi cây trồng đang trong thời kỳ phát triển, nhưng không bao gồm
bảo hiểm cho trượt giá xảy ra từ vụ mùa này sang vụ mùa khác – bởi nếu không đó

sẽ là trợ giá – và vấn đề này có thể làm nảy sinh hàng loạt các vấn đề phức tạp
trong chính sách nông nghiệp cũng như thương mại quốc tế.
2. Vai trò của bảo hiểm nông nghiệp
Nông nghiệp chiếm một vị trí thiết yếu trong nền kinh tế quốc dân và ảnh
hưởng lớn tới đời sống dân sinh xã hội. Tuy nhiên đây là ngành tiềm ẩn nhiều rủi
ro, và khi rủi ro xảy ra, thiệt hại thường rất nặng nề. Vì vậy, bảo hiểm nông nghiệp
có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, đặc biệt là đối với người nông dân trong
5
việc giảm bớt tổn thất của rủi ro, đảm bảo điều kiện cần cho việc tái sản xuất và tạo
tâm lí an toàn trong sản xuất.
2.1. Bảo hiểm nông nghiệp giúp bù đắp một phần tổn thất do rủi ro gây ra,
tạo điều kiện để người nông dân khôi phục sản xuất.
Nông nghiệp là ngành được đánh giá là chịu nhiều rủi ro và khó dự đoán
nhất trong các ngành do phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khách quan. Những rủi ro
như thiên tai, dịch bệnh thường gây hậu quả nghiêm trọng tới cây trồng, vật nuôi
trên diện rộng, khiến đời sống của đa số nông dân lâm vào cảnh khó khăn, điêu
đứng. Trong khi đó, khả năng ứng phó với các loại rủi ro của ngành nông nghiệp
còn hạn chế, đặc biệt ở những nước đang phát triển có nền khoa học công nghệ lạc
hậu. Vì vậy, bảo hiểm nông nghiệp xuất hiện với vai trò bù đắp cho người nông dân
phần nào những tổn thất đó để đảm bảo đời sống, và quan trọng hơn để người dân
có đủ khả năng khôi phục sản xuất.
2.2. Bảo hiểm nông nghiệp giúp tạo tâm lí an tâm cho người nông dân, từ
đó thúc đẩy quá trình hiện đại hoá sản xuất.
Những rủi ro từ dịch bệnh, thiên tai gây thua lỗ sản xuất sẽ khiến người nông
dân không dám mạo hiểm đầu tư vào những mô hình, công nghệ sản xuất hiện đại
cho hiệu quả kinh tế cao nhưng tiềm ẩn rủi ro lớn hơn. Thay vào đó, họ vẫn tìm đến
những cây trồng, vật nuôi truyền thống cho dù chúng chỉ có giá trị lợi nhuận thấp.
Vì lẽ đó, sự xuất hiện của bảo hiểm nông nghiệp sẽ đóng vai trò không nhỏ trong
việc tạo ra tâm lí an tâm cho người nông dân. Được bảo hiểm đồng nghĩa với khi
rủi ro xảy ra sẽ được bồi thường cho những tổn thất ở mức độ nào đó. Vì vậy,

người nông dân khi đã có bảo hiểm sẽ dám thử thách, áp dụng các phương pháp,
mô hình, công nghệ mới vào sản xuất. Kết quả là không chỉ đời sống người nông
dân được cải thiện, nông nghiệp được thúc đẩy, mà cả nền kinh tế sẽ đạt được bước
tiến mới.
6
II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT
NAM
1. Tiềm năng phát triển
Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển bảo hiểm nông nghiệp.
 Việt Nam là một thị trường rộng lớn để phát triển bảo hiểm nông nghiệp.
Hiện nay, gần 80% số hộ gia đình ở Việt Nam phụ thuộc vào nông nghiệp và
nông nghiệp chiếm tới trên 20% GDP Việt Nam (Theo số liệu của Tổng cục
thống kê năm 2008, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 21,99%
GDP).
 Do chuyển tiếp từ nền kinh tế tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường
nên mức độ bao cấp của Nhà nước đối với nông nghiệp phải giảm xuống.
Nếu như trước đây bà con nông dân nhận được sự bao cấp rất nhiều từ phía
nhà nước, làm cái gì, sản xuất ra sao, thu hoạch thế nào cho đến cả thiệt hại
đều trông chờ vào Nhà nước thì bây giờ sản xuất theo cơ chế thị trường, tự
nông dân phải quyết định và chấp nhận rủi ro, nên nhu cầu mua bảo hiểm
của người dân có xu hướng ngày càng tăng.
 Nông nghiệp Việt Nam thường xuyên phải hứng chịu những rủi ro đến từ
dịch bệnh gia súc, gia cầm và cây trồng, cũng như những trận thiên tai lớn.
Những năm gần đây, người nông dân bị bao phen khốn đốn vì gà, vịt chết
trong dịch cúm gia cầm, lợn chết vì bệnh tai xanh, trâu bò chết vì dịch lở
mồm long móng. Dịch cúm gia cầm 2 năm liên tục (2004 - 2005) làm cho
những người chăn nuôi điêu đứng. Chỉ tính riêng trong năm 2008 đã có 10
cơn bão, 6 trận áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào Việt Nam gây thiệt hại trên
13.000 tỷ đồng. Theo Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
7

thôn) cho biết, đợt rét kỷ lục đầu năm 2008 đã làm 65.802 con gia súc chết
rét, chết đói, làm 1500 ha lúa, hơn 9500 ha mạ bị chết, thiệt hại về chăn nuôi
vào khoảng 330 tỷ đồng, thiệt hại về giống lúa lên tới 200 tỷ đồng. Tính ra
mỗi năm, tổng thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp lên tới gần 5% GDP của
cả nước. Bởi vậy, nông nghiệp Việt Nam được đánh giá là thị trường đầy
tiềm năng cho bảo hiểm nông nghiệp phát triển.
 Nhận thức của người nông dân về vai trò của bảo hiểm có xu hướng tăng lên.
Trước hàng loạt thay đổi từ phía nhà nước như việc chuyển sang cơ chế kinh
tế mới kéo theo sự thay đổi các chính sách quản lí, cũng như ảnh hưởng xấu
của thời tiết và dịch bệnh ngày càng gia tăng, người nông dân đã có chuyển
biến đáng kể trong nhận thức về tầm quan trọng của việc phòng ngừa rủi ro
bằng bảo hiểm. Báo cáo mới nhất của Hội Nông dân Việt Nam cho thấy, có
tới 87% nông dân có nhu cầu bảo hiểm tài sản của mình, nhất là cây lúa.
2. Thực trạng phát triển
Với những tiềm năng phát triển kể trên, những tưởng bảo hiểm nông nghiệp
sẽ phát triển mạnh mẽ trên thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế lại hoàn toàn
trái ngược, loại hình bảo hiểm này không những không phát triển được mà đang có
nguy cơ tàn lụi.
2.1. Về phía người nông dân
Hàng năm, người nông dân luôn phải gánh chịu nhiều khốn đốn như dịch
cúm gia cầm, dịch lợn tai xanh, dịch rầy nâu trên hoa màu làm hàng ngàn ha lúa bị
hư hại nặng Khi thiên tai, dịch bệnh xảy ra, người nông dân phải đơn thương độc
mã chống chọi. Theo Hội Nông dân Việt Nam, tổng giá trị thiệt hại trong sản xuất
nông nghiệp hàng năm lại rất lớn, tương ứng 8,2% GDP (1994), 10,5% GDP
(1997), 4,8% GDP (1999) và 4,57% GDP (2000).
8
Vậy mà trong khi đó, theo Vụ Bảo hiểm - Bộ Tài chính, tỷ trọng tham gia
bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam đứng ở mức rất thấp, chỉ chiếm chưa đến 1%
tổng diện tích cây trồng và tổng số vật nuôi. Tính đến hết năm 2001, mới chỉ có
0,19% diện tích cây trồng, 0,24% số trâu bò, 0,10% đàn lợn và 0,04% số gia cầm

được bảo hiểm. Điều này đã khiến người nông dân không tránh khỏi những thiệt
hại nặng nề mà đáng lẽ có thể kiểm soát được khi rủi ro xảy ra. Một ví dụ minh
chứng rõ ràng cho điều này chính là câu chuyện về đợt cúm gia cầm năm 2004.
Trong đợt cúm gia cầm năm 2004, cả nước có trên 38 triệu gia cầm mắc
dịch, chết và bị tiêu huỷ, chiếm 15% tổng đàn gia cầm của cả nước, gây thiệt hại
hơn 3.000 tỷ đồng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của hàng
triệu hộ gia đình. Xét dưới góc độ tài chính, một phần của những tổn thất nêu trên
lẽ ra có thể được bù đắp nếu những người chăn nuôi, chế biến và tiêu thụ gia cầm
được bảo hiểm. Tuy nhiên, trên thực tế, trong phạm vi cả nước, mới chỉ có một đàn
gà với tổng số trên dưới 500 con được bảo hiểm với số tiền bồi thường khoảng 12
triệu đồng. Điều này cho thấy một thực tế là trong thời gian qua nghiệp vụ bảo
hiểm vật nuôi nói riêng và bảo hiểm nông nghiệp nói chung ở Việt Nam chưa được
người dân quan tâm, chú ý đúng mức để tự bảo vệ cho mình trước những rủi ro có
thể xảy ra trong sản xuất nông nghiệp.
2.2. Về phía các doanh nghiệp
Trong thực tế, bảo hiểm nông nghiệp chiếm một thị phần rất nhỏ trên thế
giới. Phần lớn các doanh nghiệp bảo hiểm còn e ngại trong việc cung ứng loại hình
bảo hiểm này vì phí bảo hiểm tương đối thấp mà rủi ro lại lớn. Tuy nhiên, vì sự cần
thiết của loại hình bảo hiểm này nên nó vẫn được đề cao và phát triển. Dưới đây là
một số nét tổng quan về các đơn vị chính tham gia thị trường bảo hiểm nông nghiệp
ở Việt Nam thời gian qua.
9
 Công ty bảo hiểm Bảo Việt
Trên thực tế, bảo hiểm nông nghiệp được triển khai ở Việt Nam từ khá sớm.
Ngay từ đầu những năm 1980, Bảo Việt đã thí điểm nhận bảo hiểm cây lúa ở
hai huyện Vụ Bản và Nam Ninh, tỉnh Nam Hà, trước khi mở rộng nghiệp vụ
này ra nhiều địa phương trong phạm vi cả nước vào năm 1993. Tuy nhiên,
bởi nhiều lý do, hoạt động bảo hiểm cây lúa của Bảo Việt gặp phải không ít
khó khăn dẫn đến diện tích gieo trồng được bảo hiểm, doanh thu phí bảo
hiểm giảm dần, trong khi tỷ lệ bồi thường lại đứng ở mức cao. Trong suốt

thời gian từ 1994 đến 1998, Bảo Việt đã nhận bảo hiểm cho diện tích hơn
200.000 ha lúa, thu phí được 13 tỷ đồng nhưng lại bồi thường hết 14,4 tỷ
đồng. Từ năm 1999 trở đi, Bảo Việt đã ngừng triển khai bảo hiểm cây lúa do
thua lỗ. Bên cạnh bảo hiểm cây lúa, Bảo Việt cũng đã xúc tiến bảo hiểm vật
nuôi, bảo hiểm cho một số loại cây công nghiệp như cao su, cây bạch đàn
làm nguyên liệu giấy. Tuy nhiên, các sản phẩm này mới chỉ được triển khai ở
quy mô nhỏ, hiệu quả còn hạn chế và đã chấm dứt từ bao giờ không rõ do
không đem lại lợi nhuận cho công ty.
 Công ty TNHH bảo hiểm tổng hợp Groupama
Tương tự, năm 2002, Công ty TNHH bảo hiểm tổng hợp Groupama cũng đã
cung cấp các dịch vụ bảo hiểm vật nuôi, cây trồng; bảo hiểm tài sản, thiệt hại
dùng trong sản xuất nông nghiệp, bảo hiểm việc cung ứng nguyên vật liệu
thiết bị và bao tiêu các sản phẩm nông nghiệp; bảo hiểm tai nạn lao động
nông nghiệp và trách nhiệm dân sự trong sản xuất nông nghiệp. Phạm vi hoạt
động của công ty này giới hạn trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và
miền Đông Nam Bộ. Sau 2 năm đi vào hoạt động, mặc dù đã có nhiều cố
gắng và được sự giúp đỡ của Bộ Tài chính về cơ chế, chính sách, song hoạt
10
động của công ty vẫn không sáng sủa và buộc phải ngừng cung cấp dịch vụ
bảo hiểm này.
 Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Tại Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
(Agribank) thời gian qua được coi là ngân hàng chủ chốt cho hàng triệu hộ
nông dân vay, song việc cho vay vốn không phân biệt những rủi ro mà người
nông dân có thể gặp phải. Do đó, khi gặp thiên tai, thảm họa thì Agribank
thường phải khoanh nợ, xóa nợ cho những hộ nông dân bị thiệt hại quá nợ.
Thực tế thì Agribank đã hoạt động như một nhà bảo hiểm nông nghiệp,
nhưng chi phí chịu rủi ro lại lấy từ nguồn tiền của Chính phủ thay vì do nông
dân đóng. Điều này đã không tạo ra động lực để các hộ dân ứng xử chủ động
và có kế hoạch đối với những rủi ro mà họ có thể gặp phải trong tương lai.

Tuy nhiên, với việc chuyển dần sang mô hình hoạt động của ngân hàng
thương mại thì Agribank đã bắt đầu giảm những khoản vay như vậy, và
người nông dân phải gánh chịu những chi phí rủi ro nhiều hơn.
Trên thực tế bảo hiểm nông nghiệp thường được xem là lĩnh vực hoạt động
phức tạp, tốn kém, khả năng sinh lợi thấp và rất dễ bị thua lỗ nên nhiều doanh
nghiệp tìm cách tránh né. Một thực tế đáng buồn là mặc dù bảo hiểm nông nghiệp
Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển nhưng cung cầu bảo hiểm chưa gặp nhau.
Bảo hiểm nông nghiệp mới chỉ nhận bảo hiểm cho các loại cây trồng, vật nuôi ít rủi
ro. Những loại cây trồng, vật nuôi nhiều rủi ro, người nông dân muốn mua bảo
hiểm thì các doanh nghiệp bảo hiểm không dám nhận trong khi đó những loại cây
trồng, vật nuôi ít rủi ro, doanh nghiệp nhận bảo hiểm thì nông dân không muốn
mua. Từ đó dẫn đến một nghịch lý là nông dân ở các địa phương thường xuyên bị
thiên tai, dịch bệnh sẵn sàng tham gia bảo hiểm nông nghiệp nhưng lại không biết
mua ở đâu.
11
3. Nguyên nhân
3.1. Về phía người nông dân
Người dân ở nhiều địa phương chưa có thói quen tham gia bảo hiểm. Nhiều
người còn chưa thực sự tin tưởng, chưa có nhận thức đầy đủ về lợi ích, vai trò của
bảo hiểm trong việc duy trì ổn định đời sống và sản xuất kinh doanh. Phần lớn
nông dân Việt Nam hiểu biết về bảo hiểm rất thấp, họ chưa hiểu hết tính bức thiết
phải đóng bảo hiểm để đảm bảo an toàn cho tài sản của mình. Chính vì vậy, nhân
viên kinh doanh tiếp cận với những đối tượng này gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều
nông dân sau năm đầu mua bảo hiểm không gặp phải sự cố gì, sang năm tiếp theo
vì tiếc tiền nên chấm dứt hợp đồng với nhà cung cấp dịch vụ.
Điều kiện kinh tế xã hội tại một số địa phương, đặc biệt là những vùng sâu,
vùng xa, vùng chịu nhiều thiên tai còn thấp, nhiều hộ gia đình không đủ khả năng
tài chính để tham gia bảo hiểm nông nghiệp, kể cả khi phí bảo hiểm được tính ở
mức khá thấp. Đó chính là nguyên nhân tại sao nhiều hộ gia đình gặp rủi ro cao
trong hoạt động sản xuất nông nghiệp vẫn không thể mua bảo hiểm được.

Ông Phùng Đắc Lộc - Tổng Thư ký Hiệp hội kinh doanh Bảo hiểm cho rằng,
muốn bảo hiểm được một sản phẩm thì nhà bảo hiểm phải quản lý được rủi ro. Vật
nuôi, cây trồng ngoài việc chịu tác động của thời tiết, phụ thuộc rất nhiều ở người
chăn nuôi, trồng trọt. Cụ thể, nuôi các loại gia súc, gia cầm phải có quy mô và theo
các quy trình khoa học. Trong khi đó, nông dân Việt Nam chăn nuôi không theo
một quy trình nào cả, chủ yếu theo kiểu manh mún, nhỏ lẻ như thả rông trên núi,
không có chuồng trại, không có chế độ cho ăn uống thích hợp… thì doanh nghiệp
không thể quản lý được. Chính điều đó đã dẫn đến tâm lý e ngại của các doanh
nghiệp bảo hiểm khi kinh doanh loại hình bảo hiểm nông nghiệp này.
12
Thêm một nguyên nhân để các doanh nghiệp bảo hiểm tính đường “tháo
chạy” là cung cách làm ăn không sòng phẳng của các “thượng đế”. Một ví dụ điển
hình cho tình trạng này là trường hợp của Bảo hiểm Bảo Việt. Thời gian đầu, khi
cung cấp dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp cho gia súc, để đảm bảo đúng đối tượng,
nhân viên bảo hiểm đã cắt tai những con lợn được mua bảo hiểm. Nhưng nhiều
người thấy hàng xóm có lợn bị bệnh chết liền xui họ cắt tai y như lợn nhà mình rồi
đem sang đòi được trả bảo hiểm, sau đó hai bên ăn chia với nhau. Hoặc như trường
hợp công ty TNHH Groupama bảo hiểm cho trâu bò và gia cầm bằng cách đeo
khuyên. Gần như ngay sau đó, người ta làm nhái những chiếc vòng bảo hiểm giống
đến mức mắt thường không thể phân biệt nổi để đeo vào những con vật không mua
bảo hiểm. Vô hình chung, nếu một gia đình có 3 con bò, họ chỉ cần mua bảo hiểm
cho một con và lợi dụng khó khăn trong việc quản lý của công ty bảo hiểm để
“nhập nhèm đánh lận con đen”, nghiễm nhiên cả đàn bò được bảo hiểm như
thường. Rủi ro này khiến nhân viên bảo hiểm không thể lường trước và chỉ có thể
xử lý bằng niềm tin hoặc kinh nghiệm nghề nghiệp. Những trường hợp như thế này
không chỉ khó làm minh bạch mà ngay cả hành lang pháp lý cũng không đề cập rõ
ràng để xử lý.
3.2. Về phía các doanh nghiệp bảo hiểm
Mạng lưới cung cấp dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp còn chưa phủ kín địa bàn,
chưa vươn đến những nơi có nhu cầu. Do những đặc thù của sản xuất nông nghiệp,

chi phí cho việc bán bảo hiểm lớn, việc kiểm tra, giám định tổn thất và bồi thường
gặp nhiều khó khăn, trong khi hoa hồng lại thấp so với số phí bảo hiểm thu được
nên bảo hiểm nông nghiệp không thực sự hấp dẫn đối với các doanh nghiệp bảo
hiểm. Nếu tăng phí bảo hiểm tương ứng với rủi ro thì người dân không có khả năng
tham gia, còn nếu giữ phí bảo hiểm ở mức thấp thì không đảm bảo khả năng tài
chính. Phí bảo hiểm nông nghiệp thấp cũng đang là khó khăn cho công ty bảo
hiểm. Chẳng hạn, mức bảo hiểm 1 lợn nái của Groupama là hơn 60.000 đồng/năm,
13
trong khi mức chi trả đền bù lên đến vài chục triệu đồng. Chính bởi vậy mà các
doanh nghiệp có xu hướng bỏ qua hay chỉ phát triển một cách cầm chừng, dè dặt
với bảo hiểm nông nghiệp, khiến thị trường loại hình bảo hiểm này không được
phát triển theo đúng nhu cầu.
Một trở ngại nữa là việc giải quyết bồi thường bảo hiểm còn chậm, thủ tục
còn phiền hà, gây nhiều khó khăn cho người tham gia bảo hiểm. Việc thiết kế sản
phẩm bảo hiểm chưa phù hợp với điều kiện dân trí, nhiều điều khoản bảo hiểm còn
phức tạp, dễ dẫn đến nhầm lẫn, tranh chấp, nhất là khi đại lý không hoàn thành
nghĩa vụ giải thích hợp đồng.
Bên cạnh đó, các công ty bảo hiểm chưa đầu tư hay có những biện pháp cụ
thể để tuyên truyền tốt hơn cho người nông dân hiểu về tầm quan trọng, tính hữu
ích của bảo hiểm nông nghiệp cũng như những cam kết bồi thường chắc chắn khi
rủi ro xảy ra.
Ngoài ra, cũng cần khẳng định rằng sự yếu kém trong trình độ quản lý và
thiếu kinh nghiệm của các nhà bảo hiểm cũng là một trong những nguyên nhân dẫn
tới sự thất bại của hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm của Việt Nam khi tham gia
vào thị trường bảo hiểm nông nghiệp này.
3.3. Về phía chính phủ
Luật pháp nước ta không có những quy định mua bảo hiểm bắt buộc ở một
số loại hình nên số hộ nông dân tham gia mua bảo hiểm nông nghiệp còn rất hạn
chế.
14

Do nông nghiệp chiếm tỉ trọng quá lớn trong cơ cấu kinh tế nước ta, với
nguồn ngân sách hạn hẹp, nhà nước chưa thể hỗ trợ cho bảo hiểm nông nghiệp
được như các nước phát triển trên thế giới đang áp dụng.
Hành lang pháp lý về bảo hiểm nông nghiệp chưa hoàn thiện. Nhiều nhánh
nhỏ trong loại hình bảo hiểm này chưa được luật pháp quan tâm đúng mức và đưa
ra các văn bản quy định rõ ràng trách nhiệm cũng như quyền lợi của các bên tham
gia. Hiện nay, nhiều hình thức của bảo hiểm nông nghiệp vẫn rất khó đi vào thực tế
bởi lý do môi trường pháp lý chưa ổn định và thiếu tính minh bạch, khiến các
doanh nghiệp bảo hiểm còn e ngại khi tiến hành triển khai. Chính điều đó khiến thị
trường bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam vẫn “dậm chân tại chỗ” và chưa thể tiến
xa.
III. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM
Với đặc thù là một nước nông nghiệp với gần 80% dân số hoạt động trong
khu vực nông nghiệp - nông thôn, đồng thời hàng năm phải gánh chịu nhiều thiên
tai, dịch bệnh nhưng bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam còn đang gặp phải rất
nhiều khó khăn, phát triển nhỏ bé, phân tán và chưa tương xứng với tiềm năng của
thị trường. Những khó khăn này đòi hỏi sự nhìn nhận sâu sắc cũng như những giải
pháp đồng bộ từ cả ba phía: người nông dân, doanh nghiệp bảo hiểm và chính phủ.
Có được sự phối hợp nhịp nhàng này bảo hiểm nông nghiệp mới hi vọng phát triển,
từ đó đóng góp vào sự phát triển chung của nông nghiệp - nông thôn Việt Nam.
1. Về phía người nông dân
Để bảo hiểm nông nghiệp có chỗ đứng trên thị trường Việt Nam trong tương
lai, cần có sự tham gia tích cực từ phía người nông dân - những người có lợi ích
thiết thực nhất khi tham gia loại hình bảo hiểm này.
15
Người nông dân cần nhận thức được tầm quan trọng của bảo hiểm nông
nghiệp. Những thiệt hại to lớn trong các đợt thiên tai, bệnh dịch vừa qua là bài học
sâu sắc, là sự cảnh báo đã đến lúc họ cần tham gia bảo hiểm trong một môi trường
sản xuất nông nghiệp luôn biến động, tiềm ẩn nhiều nguy cơ đe dọa này.
Ngoài ra, nông dân cũng cần có ý thức bảo vệ tài sản của mình, ngăn ngừa và

hạn chế tổn thất xảy ra với tài sản, từ bỏ thói quen trông chờ thụ động vào sự trợ
giúp của chính phủ, sự bồi thường của các công ty bảo hiểm. Người nông dân tự ý
thức trách nhiệm của mình chính là sự tự bảo hiểm an toàn và hiệu quả nhất.
Cuối cùng, các hộ nông dân cần nâng cao chất lượng, đảm bảo vệ sinh và
đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh trong chăn nuôi, trồng trọt nhằm hạn chế dịch bệnh
bùng phát, tránh trường hợp các công ty bảo hiểm từ chối bồi thường vì thiệt hại do
lỗi của người nông dân.
2. Về phía các doanh nghiệp bảo hiểm
Thay vì chỉ trông đợi sự hỗ trợ từ phía Chính phủ, các doanh nghiệp bảo
hiểm cũng phải tự mình tháo gỡ khó khăn để có thể phát triển trong thị trường bảo
hiểm nông nghiệp. Chắc chắn rằng không thể ép các doanh nghiệp bảo hiểm trong
nước tham gia vào thị trường bảo hiểm nông nghiệp để cứu nông dân. Nhưng đây
không chỉ hoàn toàn là trách nhiệm của Nhà nước, các doanh nghiệp cũng cần nhận
thức rằng mình có trách nhiệm gánh vác một phần vai trò đặc biệt này.
Bảo hiểm nông nghiệp chưa phát triển được một phần là do hiện nay chưa có
một phương pháp đánh giá chính xác nào giúp doanh nghiệp bảo hiểm đánh giá rủi
ro và phân định thiệt hại một cách khách quan. Chính vì thế, các doanh nghiệp bảo
hiểm phải tích cực phối hợp với các cơ quan ban, ngành từ Trung ương đến địa
16
phương để tìm ra những phương pháp thẩm định thích hợp, tạo tiền đề thúc đẩy bảo
hiểm nông nghiệp phát triển hơn.
Bảo hiểm nông nghiệp không triển khai mạnh mẽ được bởi một phần chọn
“nhầm” địa chỉ, tức là những nơi càng có nguy cơ bị thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh
càng cần phát triển dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp nhưng chẳng thấy bóng dáng
doanh nghiệp nào đầu tư. Vì thế, bản thân các doanh nghiệp bảo hiểm cần xác định
rõ hướng đi của mình trong thị trường nhiều rủi ro nhưng đầy tiềm năng này. Các
doanh nghiệp bảo hiểm phải chủ động nắm bắt cơ hội, chủ động tìm kiếm, mở rộng
thị trường. Họ phải xác định rõ người nông dân cần gì và làm thế nào để làm hài
lòng khách hàng của mình. Để thực hiện được điều này thì các doanh nghiệp nên
tiến hành các cuộc điều tra trên diện rộng nhằm thu thập thông tin, có thể sẽ tốn

kém nhưng chắc chắn sẽ đem lại lợi ích về lâu dài.
Khi thị trường bảo hiểm nông nghiệp tại Việt Nam còn đang trong tình trạng
cung cầu quá chênh lệch thì doanh nghiệp nên bớt đi sự tính toán, xác định lấy thu
bù chi, lập ra chiến lược đầu tư, kinh doanh bảo hiểm nông nghiệp lâu dài. Các
doanh nghiệp cũng cần có chiến lược kinh doanh rõ ràng, cơ chế quản lý chặt chẽ,
qui chế bồi thường minh bạch nhằm tạo nên sự yên tâm cho người nông dân khi
tham gia bảo hiểm.
Thêm vào đó, các doanh nghiệp bảo hiểm cũng cần phải theo sát hướng dẫn
người nông dân làm theo đúng quy trình kỹ thuật, khi có rủi ro thì bồi hoàn. Như
vậy, bảo hiểm nông nghiệp mới có tính khả thi.
Sự yếu kém trong trình độ quản lý và trình độ chuyên môn là nguyên nhân
không nhỏ dẫn tới sự thất bại của hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm khi triển khai
loại hình bảo hiểm nông nghiệp. Chính vì thế, các doanh nghiệp cần có những biện
17
pháp nhằm nâng cao trình độ cho đội ngũ nhân viên của mình như tổ chức các khóa
đào tạo chuyên sâu, cử một số nhân viên ra nước ngoài học tập kinh nghiệm của
các nước đi trước và đã thành công trong lĩnh vực bảo hiểm nông nghiệp như: Mỹ,
Nhật…
Cuối cùng, để phát triển và cạnh tranh được trong môi trường hội nhập hiện
nay, bản thân các doanh nghiệp bảo hiểm cũng cần phải mạnh dạn đầu tư chứ
không chỉ trông chờ vào sự bao cấp của Nhà nước. Nhà nước chỉ hỗ trợ các doanh
nghiệp vượt qua khó khăn thời gian đầu, cuối cùng động lực chính vẫn là thị trường
và các doanh nghiệp phải tự tìm cách chiếm lĩnh thị trường của mình.
3. Về phía Chính phủ
Trên thế giới đã có rất nhiều mô hình bảo hiểm nông nghiệp được triển khai
và thực tế cho thấy, bảo hiểm nông nghiệp không phải là một dịch vụ kinh doanh
phát triển, muốn có thành công cần phải có sự hỗ trợ rất lớn từ phía chính phủ. Ông
Hoàng Xuân Điều, chuyên gia bảo hiểm nông nghiệp Bảo Việt, đã dùng một hình
ảnh ví von rằng bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam tựa như một mảnh đất chưa có
người khai phá song lại khá cằn cỗi. “Vì thế, để thu hút được các nhà bảo hiểm đến

canh tác thì mảnh đất đó cần phải màu mỡ, phì nhiêu. Không ai khác mà chính là
Nhà nước sẽ cần phải đóng vai trò tích cực trong việc cải tạo mảnh đất này”.
Vai trò tiên phong của chính phủ quyết định ở việc đưa ra nhóm các giải
pháp về kinh tế. Do đặc trưng của loại hình bào hiểm này là tính rủi ro cao, có tính
tích tụ và hàng loạt, đòi hỏi khả năng chi trả lớn khi có thiệt hại xảy ra nên cần thiết
phải huy động sự tham gia đóng góp của toàn xã hội, được cụ thể hóa trước hết
bằng các chính sách hỗ trợ kinh tế của chính phủ.
18
 Chính phủ trực tiếp hỗ trợ một phần phí bảo hiểm cho người tham gia bảo
hiểm, trong đó ưu tiên những đối tượng chính sách, các hộ gia đình có hoàn
cảnh khó khăn, sinh sống tại những vùng có nhiều thiên tai hoặc dịch bệnh.
Trong chính sách này cũng cần đặc biệt quan tâm đến việc phối hợp với các
cơ quan địa phương nhằm xác định đúng đối tượng được hỗ trợ, cách thức và
mức độ hỗ trợ để tránh thất thoát, lãng phí ngân sách nhà nước.
 Chính phủ xây dựng và triển khai các chương trình bảo hiểm có sự hỗ trợ
của Nhà nước, trong đó doanh nghiệp bảo hiểm đóng vai trò là trung gian
giữa nông dân - người mua bảo hiểm và chính phủ. Doanh nghiệp sẽ cung
cấp các loại hình bảo hiểm nông nghiệp, và khi có tổn thất xảy ra thì chính
phủ sẽ đóng góp một phần hoặc toàn bộ chi phí bồi thường vượt quá trách
nhiệm của công ty bảo hiểm. Chính phủ đóng vai trò là người bảo hiểm cuối
cùng với các rủi ro đặc biệt hay các tổn thất mang tính thảm họa.
 Trích ngân sách để đào tạo đội ngũ cán bộ nhằm triển khai bảo hiểm nông
nghiệp, đầu tư cải tiến máy móc, ứng dụng khoa học kĩ thuật, thiết lập hệ
thống giám sát quy trình sản xuất nhằm tăng năng suất lao động, nâng cao
chất lượng hàng nông sản. Từ đó lợi nhuận sẽ cao hơn, kích thích người
nông dân tham gia bảo hiểm nhằm bảo vệ lợi ích của chính họ. Đây được
xem là biện pháp hiệu quả hơn việc tài trợ phí bảo hiểm cho người nông dân
bởi nhà nước chỉ nên dừng lại ở việc định hướng, hỗ trợ bước đầu chứ không
thể “đài thọ” mãi cho doanh nghiệp bảo hiểm cũng như người nông dân
được.

Sự điều tiết hợp lí của chính phủ còn thể hiện ở việc tiến hành các giải pháp
quản lý ở cấp vĩ mô. Chỉ thông qua các chính sách, quy định, pháp luật của Nhà
19
nước mới tạo được cơ chế ràng buộc, thúc đẩy doanh nghiệp và người tham gia bảo
hiểm cùng hợp tác, đưa đến sự hội tụ của cung và cầu trong bảo hiểm nông nghiệp.
 Chính phủ yêu cầu các doanh nghiệp bảo hiểm phải đảm bảo một tỷ trọng
hợp lý doanh thu phí bảo hiểm từ các nghiệp vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi
hoặc từ khu vực nông thôn. Thông thường tỷ lệ này sẽ tăng dần đến một con
số nhất định, căn cứ theo số năm hoạt động của doanh nghiệp.
 Chính phủ có chính sách ưu đãi với các doanh nghiệp chuyên cung cấp các
loại hình bảo hiểm nông nghiệp hoặc có trên 50% doanh thu từ loại hình bảo
hiểm này như: ưu tiên cấp giấy phép hoạt động sớm hơn, ưu đãi trong vay
vốn, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc thuế giá trị gia tăng trong
thời gian nhất định (có thể từ 3-5 năm đầu mới bắt đầu kinh doanh), qua đó
sẽ kích thích doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực rủi ro nhưng đầy
tiềm năng này.
 Chính phủ khuyến khích các mô hình bảo hiểm tương hỗ hay tự bảo hiểm
với một số loại rủi ro trên cơ sở pháp lý là Nghị định của Chính phủ về thành
lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ. Theo đó, người
tham gia bảo hiểm cũng là người bảo hiểm. Họ là những người hoạt động
trong cùng một ngành nghề hoặc thường chịu chung một loại rủi ro cùng
đứng ra lập quỹ tương hỗ, chia sẻ rủi ro cho nhau. Cách làm này vừa giúp
tiết kiệm chi phí điều hành, quản lý vừa đảm bảo tính công bằng trong đóng
phí và bồi thường tổn thất, gia tăng trách nhiệm của tất cả mọi người trong
quỹ tương hỗ.
 Chính phủ đề ra các rủi ro bảo hiểm bắt buộc với các hộ nông dân là các rủi
ro thường gặp trong quá trình sản xuất. Điều này góp phần nâng cao ý thức
20
của người dân về bảo hiểm cho cây trồng, vật nuôi của mình, từ đó dẫn đến
nhận thức được tính thiết yếu của bảo hiểm nông nghiệp. Tất nhiên, các rủi

ro bảo hiểm bắt buộc cần phải được tính toán, xem xét kĩ lưỡng dựa trên điều
kiện sản xuất, điều kiện tự nhiên của từng vùng, nguy cơ rủi ro của từng
giống vật nuôi, cây trồng…
 Chính phủ quy định “thước đo bảo hiểm” để các doanh nghiệp thống nhất áp
dung: bảo hiểm theo chỉ số. Đó là việc lấy chỉ số khách quan của từng đối
tượng làm căn cứ bồi thường, ví dụ cây trồng lấy chỉ số là thời tiết: nhiệt độ,
mực nước lũ, lượng mưa Phương pháp này tiến bộ hơn phương pháp bồi
thường dựa trên thiệt hại, tổn thất thực tế do hạn chế được rủi ro đạo đức,
trục lợi bảo hiểm, tiết kiệm chi phí kiểm tra, giám sát trong suốt quá trình sản
xuất, chi phí giám định tổn thất của từng cá nhân. Người nông dân cũng dễ
dàng nhận được bảo hiểm khi tổn thất xảy ra nếu các chỉ số đưa ra phù hợp.
Hiện nay khá nhiều nước trên thế giới áp dụng chính sách bảo hiểm theo chỉ
số. Ở Ấn Độ, hợp đồng bảo hiểm chỉ số theo lượng mưa được bán cho nông
dân từ năm 2003 với trên 1 triệu hợp đồng. Ở Mexico, chính phủ mua bảo
hiểm chỉ số theo lượng mưa, nhiệt độ, sức gió và động đất. Ở Etiopia, Quỹ
chương trình Lương thực thế giới đã mua bảo hiểm chỉ số để tài trợ bất
thường trong trường hợp thiếu thực phẩm liên quan đến hạn hán. Còn tại
Việt Nam, chương trình này đã được đưa vào thử nghiệm ở đồng bằng sông
Cửu Long, cụ thể là Đồng Tháp trong 3 năm qua. Chỉ số bảo hiểm ở đây dựa
trên mực nước lũ sớm, chẳng hạn như nếu vượt quá 270cm ở đập Tân Châu,
bà con ở huyện Hồng Ngự và Tam Nông có lúa bị ngập do không kịp thu
hoạch thì cứ việc đến công ty bảo hiểm đòi tiền. Cách thức bảo hiểm này sẽ
thu hút sự tham gia của nhiều nông dân vì lợi ích thiết thực của bản thân
cũng như nhiều công ty bảo hiểm do cơ sở bồi thường rõ ràng, minh bạch,
hạn chế kinh doanh thua lỗ.
21
Trên đây là một số giải pháp đặt ra từ phía chính phủ nhằm mở đường cho sự
phát triển của bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam. Xét thấy trên thế giới nói chung
và Việt Nam nói riêng, đây còn là một loại hình bảo hiểm khá nhạy cảm, tính sinh
lời ít, rủi ro cao nhưng hiệu quả xã hội cực kỳ to lớn. Theo tiến sỹ Jason Hartell,

chuyên gia bảo hiểm nông nghiệp của công ty Global AgRik, Inc: “Tại một thị
trường được coi là thành công của bảo hiểm nông nghiệp như Mỹ thì trong năm
1999, tiền bồi thường và các loại chí phí khác cũng gấp 3,6 lần phí bảo hiểm thu
được. Chính phủ đã giúp doanh nghiệp bù đắp các thiệt hại này”. Vì thế, ở Việt
Nam - một quốc gia nặng về sản xuất nông nghiệp, chính phủ cần thể hiện vai trò
dẫn dắt, chỉ đạo, hỗ trợ hiệu quả doanh nghiệp bảo hiểm cũng như người nông dân
để thị trường bảo hiểm nông nghiệp đầy tiềm năng có thể phát triển xa hơn.
22
KẾT LUẬN
Qua những số liệu và phân tích ở trên, có thể kết luận rằng thị trường bảo
hiểm nông nghiệp Việt Nam đang gặp phải nhiều khó khăn, phát triển nhỏ bé, phân
tán và chưa tương xứng với tiềm năng của nó. Những hạn chế trong nhận thức của
người nông dân về vấn đề tự bảo vệ tài sản của mình, những e ngại của doanh
nghiệp khi cung ứng dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp mang tính rủi ro cao và sự
thiếu vắng những chính sách hỗ trợ thích hợp từ phía Chính phủ là những nguyên
nhân chính kiềm chế sự phát triển của bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam, khiến thị
trường bảo hiểm này gần như “dậm chân tại chỗ”, không có nhiều bước tiến đáng
kể trong thời gian qua.
Trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay, để ổn định nông nghiệp và đẩy mạnh
xuất khẩu nông sản, vai trò của bảo hiểm nông nghiệp trở nên nặng nề và cấp thiết
hơn bao giờ hết. Vấn đề này đòi hỏi sự nhìn nhận sâu sắc cũng như những giải
pháp đồng bộ từ cả ba phía: người nông dân, doanh nghiệp bảo hiểm và chính phủ.
Có được sự phối hợp nhịp nhàng này bảo hiểm nông nghiệp mới hi vọng phát triển,
từ đó đóng góp vào sự phát triển của nông nghiệp - nông thôn Việt Nam nói riêng
và sự phát triển của nền kinh tế nói chung.
Tuy nhiên, phải khẳng định rằng nhà nước sẽ đóng vai trò chủ đạo, dẫn dắt
và hỗ trợ các doanh nghiệp bảo hiểm và người nông dân để thị trường bảo hiểm
nông nghiệp Việt Nam phát triển đúng hướng, không chỉ đem đến hiệu quả về mặt
kinh tế mà còn đem lại hiệu quả xã hội to lớn.
23

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. vietbao.vn
/> />dan/55070309/88/
2. www.kinhtenongthon.com.vn
/> />3. vneconomy.vn
/>tim-duong.htm
4. www.vietnamnet.vn

/>5. dantri.com.vn
/> /> />hang-loat.htm
6. www. vnexpress.net
/>24
7. nguoilanhdao.vn
/>5-nam/32/34471.star
8. www. tinmoi.vn
/>nong-dan/79107.sn
9. www.agro.gov.vn
/>10. www.baoviet.com.vn
/>websiteId=1&newsId=182&catId=199&lang=VN
11. www.doisongphapluat.com.vn
/>12. www.nld.com.vn
/>gap-nong-dan.htm
13. www.cpv.org.vn
/>14. en.wikipedia.org
/>25

×