Website: Email : Tel (: 0918.775.368
A – LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay đất nước ta đang trên con đường công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước,
công cuộc trên cần sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Nhu cầu về vốn để xây
dựng và phát triển đất nước ngày càng trở nên bức thiết. Bên cạnh vốn của nhà nước
cũng cần thêm các nguồn vốn nhàn rỗi nằm trong các tầng lớp dân cư và vốn đầu tư
nước ngoài. Trước đây với các cách huy động vốn bằng trái phiếu, tín phiếu đã thu hút
được một số vốn để đưa vào quá trình sản xuất nhưng chỉ là một lượng nhỏ trong vốn
nhàn rỗi của dân cư. Để đáp ứng nhu cầu về vốn, nước ta đã xây dựng và phát triển thị
trường chứng khoán. Đây là hình thức huy động vốn còn khá mới mẻ ở nước ta. Để có
một cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề này em xin chọn đề tài “ Thị trường chứng khoán
ở Việt Nam thực trang và giải pháp phát triển “.
1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
CHƯƠNG I – TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN.
1. Khái niệm và bản chất về thị trường chứng khoán.
Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về thị trường chứng khoán
Quan điểm thứ nhất cho rằng trị trường chứng khoán ( TTCK) và thị trường vốn là
một, chỉ là tên gọi khác nhau của cùng một khái niệm: thị trường tư bản. Xét về nội
dung thì thị trường vốn biểu hiện các quan hệ bản chất bên trong của quá trình mua bán
các chứng khoán, TTCK là biểu hiện bên ngoài, là hình thức giao dịch vốn cụ thể. Do
đó, các thị trường này không thể phân biệt, tách rời nhau mà thống nhất và cùng phản
ánh các quan hệ bên trong và bên ngoài của thị trường tư bản.
Quan điểm thứ hai cho rằng TTCK được đặc trưng bởi thị trường vốn chứ không
đồng nhất là một. Theo quan điểm này TTCK và thị trường vốn là khác nhau trong đó
TTCK chỉ giao dịch, mua bán các công cụ tài chính trung và dài hạn . Công cụ tài chính
ngắn hạn được giao dịch trên thị trường tiền tệ, không thuộc phạm vi hoạt động của
TTCK.
Quan điểm thứ ba, cho rằng TTCK là thị trường cổ phiếu, hay là nơi mua bán các
phiếu cổ phần được các công ty phát hành ra để huy động vốn. Theo quan điểm này,
TTCK được đặc trưng bởi thị trường mua bán các công cụ tài chính mang lại quyền
tham gia sở hữu.
Tuy nhiên quan điểm đầy đủ, phù hợp với sự phát triển chung của TTCK hiện nay
là: TTCK là nơi diễn ra các giao dịch mua bán, trao đổi các loại chứng khoán. Chứng
khoán được hiểu là các loại giấy tờ có giá hay bút toán ghi sổ, nó cho phép chủ sở hữu
có quyền yêu cầu về thu nhập và tài sản của tổ chứnc phát hành hoặc quyền sở hữu. Các
quyền yêu cầu này có sự khác nhau giữa các loại chứng khoán, tuỳ theo tính chất sở
hữu của chúng. Các quan hệ mua bán trao đổi là thay đổi chủ sở hữu của chứng khoán,
và như vậy thực chất đây chính là quá trình vận động tư bản, chuyển từ tư bản sở hữu
sang tư bản kinh doanh.
TTCK không giống với thị trường các hàng hoá thông thường vì hàng hoá của
TTCK là một loại hàng hoá đặc biệt, là quyền sở hữu về tư bản. Loại hàng hoá này cũng
có giá trị và giá trị sử dụng. Như vậy có thể nói, bản chất của TTCK là thị trường thể
2
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
hiện mối quan hệ giữa cung và cầu vốn đầu tư mà ở đó, giá cả của chứng khoán chứa
đựng thông tin về chi phí vốn hay giá cả của vốn đầu tư. TTCK là hình thức phát triển
bậc cao của nền sản xuất và lưu thông hàng hoá.
2. Cấu trúc và phân loại cơ bản của thị trường chứng khoán.
Tuỳ theo mục đích nghiên cứu, cấu trúc của TTCK có thể được phân loại theo nhiều
tiêu thức khác nhau
2.1. Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn vốn thì thị trường chứng khoán được
chia ra thành
2.1.1. Thị trường sơ cấp:
Hay thị trường cấp 1 (Primary Market) là thị trường phát hành. Đây là thị trường
mua bán các chứng khoán phát hành lần đầu giữa nhà phát hành (người bán) và nhà đầu
tư (người mua).Tại thỉtường này, giá cả của chứng khoán là giá phát hành. Việc mua bán
chứng khoán thên thị trường sơ cấp làm tăng vốn cho nhà phát hành. Trên thị trường sơ
cấp, chính phủ và các công ty thực hiện huy động vốn thông qua việc phát hành- bán
chứng khoán của mình cho nhà đầu tư. Vai trò của thị trường sơ cấp là tạo ra hàng hoá
cho thị trường giao dịch và làm tăng vốn đầu tư cho nền kinh tế. Nhà phát hành là người
huy động vốn trên thị trường sơ cấp, gồm chính phủ, chính quyền địa phương, các công
ty và các tổ chức tài chính. Nhà đầu tư trên thị trường sơ cấp bao gồm cá nhân, tổ chức
đầu tư. Tuy nhiên, không phải nhà phát hành nào cũng nắm được các kiến thức và kinh
nghiệm phát hành. Vì vậy, trên thị trường sơ cấp xuất hiện một tổ chức trung gian giữa
nhà phát hành và nhà đầu tư, đó là nhà bảo lãnh phát hành chứng khoán. Nhà bảo lãnh
phát hành chứng khoán giúp cho nhà phát hành thực hiện việc phân phối chứng khoán
mới phát hành và nhận từ nhà phát hành một khoản hoa hồng bảo lãnh phát hành cho
dịch vụ này.
2.1.2 - Thị trường thứ cấp:
Hay thị trường cấp 2 (Secondary Market) là thị trường giao dịch. Đây là thị trường
mua bán các loại chứng khoán đã được phát hành. Thị trường thứ cấp thực hiện vai trò
điều hoà, lưu thông các nguồn vốn, đảm bảo chuyển hoá các nguồn vốn ngắn hạn thành
dài hạn. Qua thị trường thứ cấp, những người có vốn nhàn rỗi tạm thời có thể đầu tư vào
chứng khoán, khi cần tiền họ có thể bán lại chứng khoán cho nhà đầu tư khác. Nghĩa là
3
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
thị trường thứ cấp là nơi làm cho các chứng khoán trở nên ‘lỏng’ hơn. Thị trường thứ
cấp là nơi xác định giá của mỗi loại chứng khoán mà công ty phát hành chứng khoán
bán ở thị trường thứ cấp. Nhà đầu tư trên thị trường sơ cấp chỉ mua cho công ty phát
hành với giá mà họ cho rằng thị trường thứ cấp sẽ chấp nhận cho chứng khoán này.
Thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp là hai bánh xe của một chiếc xe.thị trương
sơ cấp là bánh động lực còn thị trường thứ cấp là bánh cân bằng.Như vậy thị trường sơ
cấp và thị trường thứ cấp có mối quan hệ nội tại, trong đó thị trường sơ cấp là tiền đề
còn thị trường thứ cấp là động lực.
2.2. Căn cứ vào phương thức hoạt động thì thị trường chứng khoán được chia
thành thị trường tập trung và phi tập trung.
2.2.1. Thị trường chứng khoán tập trung:
Thị trường chứng khoán tập trung hay thị trường chứng khoán có tổ chức là trung
tâm mua bán chứng khoán được tổ chức một cách chặt chẽ và được gọi là sở giao dịch
chứng khoán. Thường chỉ có chứng khoán của các doanh nghiệp lớn, doanh nghiêp có
uy tín mới có đủ tiêu chuản niêm yết để mua bán trên thị trường này.
2.2.2 - Thị trường chứng khoán phi tập trung:
Thị trường chứng khoán phi tập trung (OTC: Over_The_Counter Market) là thị
trường không có trung tâm giao dịch mà việc giao dịch mua bán chứng khoán được các
công ty chứng khoán thực hiện thông qua mạng lưới điện tín, điện thoại với hệ yết giá
tự động. Một điều rất quan trọng là các nhà đầu tư trên thị trường OTC không trực tiếp
gặp nhau để thoả thuận mua bán chứng khoán như trong phòng giao dịch của SGDCK,
thay vào đó họ thuê các công ty môi giới giao dịch hộ thông qua hệ thống viễn thông.
4
Công ty
chứng
khoán
Công ty
chứng
khoán
Hệ thống
đăng ký,
thanh
toán, bù
trừ v là ưu
ký chứng
khoán
Hệ thống
đăng ký,
thanh
toán, bù
trừ v là ưu
ký chứng
khoán
Nhà đầu tư
Nhà đầu tư
Nhà đầu tư có
tổ chức
Nhà đầu tư có
tổ chức
Nhà đầu tư cá
nhân
Nhà đầu tư cá
nhân
Thị trường thứ
cấp
Thị trường thứ
cấp
SGDCK
SGDCK
OTC
OTC
Thị trường thứ
ba
Thị trường thứ
ba
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Các công ty chứng khoán trên thị trường OTC có mặt ở khắp nơi trên đất nước, mỗi
công ty chuyên kinh doanh buôn bán một số loại chứng khoán nhất định. Các công ty
chứng khoán giao dịch mua bán chứng khoán cho mình và cho khách hàng thông qua
việc giao dịch với các nhà tạo thị trường về các loại chứng khoán đó. Các công ty cũng
thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán như: giao dịch mua bán cho chính mình,
môi giới mua bán cho khách hàng, dịch vụ tư vấn đầu tư chứng khoán, bảo lãnh phát hành.
Các chứng khoán mua bán trên thị trường OTC cũng phải được niêm yết công khai cho
công chúng biết để có quyết định đầu tư. Các chứng khoán được niêm yết trên thị trường
OTC tương đối dễ dàng, các điều kiện niêm yết không quá nghiêm ngặt. Như vậy, hầu như
tất cả các chứng khoán không được niêm yết trên SGDCK đều được giao dịch ở đây. Các
chứng khán buôn bán trên thị trường OTC thường có mức độ tín nhiệm thấp hơn các chứng
khoán được niêm yết trên SGDCK. Song, do thị trường nằm rải rác ở khắp các nơi nên độ
lớn của thị trường khó có thể xác định chính xác được, thông thường khối lượng buôn bán
chứng khoán trên thị trường này là lớn hơn SGDCK. Từ điều kiện niêm yết thông thoáng
hơn mà chứng khoán của các công ty được buôn bán trên thị trường này nhiều hơn, thậm
chí một số chứng khoán được niêm yết trên SGDCK cũng được mua bán ở thị trường này.
Hoạt động giao dịch buôn bán chứng khán trên thị trường OTC cũng diễn ra khá
đơn giản. Khi một khách hàng muốn mua một số lượng chứng khoán nhất định, anh ta
sẽ đưa lệnh ra cho công ty chứng khoán đang quản lý tài sản của mình yêu cầu thực hiện
giao dịch hộ mình. Thông qua hệ thống viễn thông, công ty môi giới- giao dịch sẽ liên
hệ tới tất cả các nhà tạo thị trường của loại chứng khoán này để biết được giá chà bán
thấp nhất của loại chứng khán đó. Sau đó công ty này sẽ thông báo lại cho khách hàng
của mình và nếu khách hàng chấp thuận, thì công ty sẽ thực hiện lệnh này và giao dịch
của khách hàng sẽ được thực hiện.
2.3. Căn cứ vào hàng hoá trên thị trường.
Căn cứ vào tính chất các các chứng khoán được giao dịch, thị trường chứng
khoán có thể được chia thành thị trường cổ phiếu,thị trường trái phiếu, và thị trường các
sản phẩm phái sinh.
2.3.1. Thị trường cổ phiếu.
5
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Là thị trường nơi các cổ phiếu được phát hành và giao dịch. Thị trường cổ phiếu
gồm có thị trường cổ phiếu sơ cấp và thị trường cổ phiếu thứ cấp.
2.3.2. Thị trường trái phiếu.
Là thị trường nơi các trái phiếu được phát hành và giao dịch, các tráI phiếu này
bao gồm trái phiếu công ty, trái phiếu đô thị và trái phiếu chính phủ.
2.3.3. Thị trường các sản phẩm phái sinh.
Thị trường chứng khoán phái sinh là thị trường phát hành và mua bán các chứng
từ tài chính như : quyền mua cổ phiếu, các hợp đồng tương lai, các hợp đồng lựa chọn.
3. Các chủ thể tham gia TTCK.
Các tổ chức và cá nhân tham gia vào TTCK có thể được chia thành 3 nhóm sau :
Nhà phát hành, nhà đầu tư và các tổ chức có liên quan đến chứng khoán.
3.1. Nhà phát hành.
Nhà phát hành là các tổ chức cần vốn và thực hiện huy động vốn thông qua thị
trường chứng khoán. Nhà phát hành là người cung cấp các chứng khoán – hàng hoá của
TTCK. Thông thường nhà phát hành bao gồm : Chính phủ và chính quyền địa phương,
doanh nghiệp, các tổ chức tài chính.
3.2. Nhà đầu tư.
Nhà đầu tư là những người bỏ tiền đầu tư vào chứng khoán nhằm mục đích thu
lời. Nhà đầu tư có thể được chia thành 2 loại: nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư chuyên
nghiệp.
3.2.1. Các nhà đầu tư các nhân
Nhà đầu tư cá nhân là những cá nhân tham gia mua bán trên thị trường chứng khoán
với mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, lợi nhuận luôn gắn liền với rủi ro. Rủi ro
càng cao thì lợi nhuận càng lớn. Do vậy, các nhà đầu tư phải lựa chọn các hình thức đầu
tư phù hợp với mình.
3.2.2. Các nhà đầu tư chuyên nghiệp
Các tổ chức này thường xuyên mua bán chứng khoán với số lượng lớn và có các bộ
phận chức năng bao gồm nhiều chuyên gia có kinh nghiệm để nghiên cứu thị trường và
đưa ra các quyết định đầu tư. Đầu tư thông qua các tổ chức này có ưu điểm là đa dạng
6
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
hoá danh mục đầu tư và các quyết định đầu tư được thực hiện bởi các chuyên gia có
kinh nghiệm.
Một bộ phận quan trọng của các tổ chức đầu tư là các công ty tài chính. Bên cạnh
đó, các công ty chứng khoán, các ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm cũng có thể
trở thành những nhà đầu tư chuyên nghiệp khi họ mua chứng khoán cho mình.
3.3. Các tổ chức kinh doanh trên TTCK.
3.3.1. Công ty chứng khoán.
Là các công ty hoạt động trong ngành công nghiệp chứng khoán với các nghiệp vụ
chính là bảo lãnh phát hành, môI giới chứng khoán và tự doanh chứng khoán…
3.3.2. Các ngân hàng thương mại
Các ngân hàng thương mại có thể sử dụng vốn để đầu tư chứng khoán nhưng chỉ
được trong giới hạn nhất định để bảo vệ ngân hàng trước những biến động của giá
chứng khoán.
3.3.3. Các công ty tư vấn đầu tư chứng khoán.
Là công ty có chức năng tư vấn giúp đỡ các nhà đầu tư trong việc ra quyết định
đầu tư và thực hiện các quyết định đầu tư đó. Công ty tư vấn đầu tư cũng có thể đưa ra
các lời khuyên về các hoạt động nghiệp vụ đối với các công ty chứng khoán và các tổ
chức tài chính khác.
3.3.4. Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán.
Là công ty đứng ra quản lý tài sản của các quỹ tín thác đầu tư, công ty này dựa
trên đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm và trình độ tiến hành phân tích về TTCK để đưa
ra các quyết định đầu tư hợp lý.
3.4. Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán
3.4.1. Cơ quan quản lý nhà nước
Cơ quan này được thành lập để thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với thị
trường chứng khoán. cơ quan này có những tên gọi khác nhau tuỳ từng nước. Tại Anh
có Uỷ ban đầu tư chứng khoán (SIB- Securities Investment Board), tại Mỹ có Uỷ ban
chứng khoán và Giao dịch chứng khoán (SEC - Securities And Exchange Comission)
hay ở Nhật Bản có Uỷ ban giám sát chứng khoán và Giao dịch chứng khoán (ESC -
7
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Exchange Surveillance Comission) được thành lập vào năm 1992 và đến năm 1998 đổi
tên thành FSA - Financial Supervision Agency. Và ở Việt Nam có Uỷ ban chứng khoán
nhà nước được thành lập theo Nghị địng số 75/CP ngày 28/11/1996.
3.4.2. Sở giao dịch chứng khoán.
Sở giao dịch chứng khoán là trung tâm giao dịch có tổ chức để giao dịch các
chứng khoán được niêm yết. Sở giao dịch thực hiện vận hành thị trường thông qua bộ
máy tổ chức bao gồm nhiều bộ phận khác nhau phục vụ các hoạt động trên thị trường sở
giao dịch. Ngoài ra sở giao dịch cũng ban hành những quy định điều chỉnh các hoạt
động giao dịch chứng khoán ở sở, phù hợp với các quy định luật pháp về chứng khoán
và giao dịch chứng khoán.
3.4.3. Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán
Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán hoạt động với mục đích bảo vệ lợi ích
cho các công ty thành viên nói riêng và cho toàn ngành chứng khoán nói chung. Hiệp
hội này có một số các chức năng chính sau:
Khuyến khích hoạt động đầu tư và kinh doanh chứng khoán.
Ban hành và thực hiện các quy tắc tự điều hành trên cơ sở các quy định pháp luật
về chứng khoán.
Điều tra và giải quyết tranh chấp giữa các thành viên.
Tiêu chuẩn hoá các nguyên tắc và thông lệ trong ngành chứng khoán.
3.4.4. Tổ chức ký gửi và thanh toán chứng khoán
Tổ chức ký gửi và thanh toán chứng khoán là các tổ chức nhận lưu giữ các chứng
khoán và tiến hành nghiệp vụ thanh toán bù trừ.
3.4.5. Các tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm
Các tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm là các công ty chuyên đưa ra các đánh giá về
tình hình và triển vọng của các công ty khác dưới dạng các hệ số tín nhiệm.
3.4.6. Các tổ chức tài trợ chứng khoán.
Là các tổ chức được thành lập với mục đích khuyến khích mở rộng và tăng trưởng
của thị trường chứng khoán thông qua các hoạt động cho vay bảo lãnh, cho vay để mua
cổ phiếu, cho vay chứng khoán cho các giao dịch chênh lệch… Các tổ chức tài trợ
8
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
chứng khoán ở các nước khác nhau có đặc điểm khác nhau, có một số nước không có
loại hình tổ chức này.
4. Các nguyên tắc hoạt động cơ bản của thị trường chứng khoán.
4.1. Nguyên tắc cạnh tranh tự do.
TTCK phải hoạt động trên cơ sở cạnh tranh tự do. Các nhà phát hành, nhà đầu tư
được tự do tham gia và rút khỏi thị trường. Giá cả trên thị trường phản ánh quan hệ cung
cầu về chứng khoán và thể hiện tương quan cạnh tranh giữa các công ty. Trên thị trường
sơ cấp các nhà phát hành cạnh tranh nhau để bán chứng khoán của mình cho các nhà
đầu tư, các nhà đầu tư được tự do lựa chọn các chứng khoán mà họ muốn đầu tư vào.
Trên thị trường thứ cấp, các nhà đầu tư cũng cạnh tranh tự do để tìm kiếm cho mình một
lợi nhuận cao nhất.
4.2. Nguyên tắc giao dịch công bằng.
Có rất nhiều người tham gia TTCK với những mục đích khác nhau. Để đảm bảo
lợi ích cho tất cả những người này, TTCK phải hoạt động dựa trên nguyên tắc giao dịch
công bằng, tất cả mọi giao dịch phải thực hiện dựa trên những quy định chung, những
người tham gia thị trường đều bình đẳng trong việc thực hiện những quy định này. Các
trường hợp giao dịch bất bình đẳng như giao dịch tay trong, sử dụng vốn lớn để đầu cơ
lũng loạn giá…đều bị nghiêm cấm.
4.3. Nguyên tắc công khai.
Một yếu tố hết sức quan trọng đối với những người đầu tư chứng khoán đó là
thông tin, để TTCK hoạt động có hiệu quả và công bằng thì các tin tức có tác động đến
sự thay đổi giá cả chứng khoán cần phải công khai cung cấp cho các nhà đầu tư nhằm
tạo cho họ có cơ hội đầu tư như nhau đồng thời cũng là biện pháp quan trọng để ngăn
chặn các hành vi gian lận trong kinh doanh chứng khoán. Các thông tin được công khai
thông qua các phương tiện thông tin đại chúng của sở giao dịch, các công ty chứng
khoán và các tổ chức có liên quan khác.
4.4. Nguyên tắc trung gian mua bán.
Trên TTCK các giao dịch được thực hiện thông qua tổ chức môi giới để đảm bảo
các loại chứng khoán được giao dịch là chứng khoán thực tế và hợp pháp, tránh sự giả
mạo lừa đảo trong giao dịch. Các công ty chứng khoán bằng việc thực hiện nghiệp vụ
9
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
của mình đảm nhận vai trò trung gian cho cung và cầu chứng khoán gặp nhau. Trên thị
trương sơ cấp các nhà đầu tư thường không mua trực tiếp từ các nhà phát hành mà mua
từ các nhà bảo lãnh phát hành. Trên thị trường thứ cấp, thông qua các nghiệp vụ môi
giới, kinh doanh, các công ty chứng khoán mua chứng khoán giúp các nhà đầu tư hoặc
mua chứng khoán của nhà đầu tư này và bán cho các nhà đầu tư khác.
5. Các chức năng cơ bản của TTCK.
5.1. Chức năng huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế.
Sự hoạt động của thị trường chứng khoán tạo ra một cơ chế chuyển các nguồn
vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu. Thị trường cung cấp phương tiện huy động số vốn nhàn
rỗi trong dân cư cho các doanh nghiệp sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như đầu
tư phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất mới….chức năng này được thực hiện khi
công ty phát hành chứng khoán và công chúng mua chứng khoán. Nhờ vào sự hoạt động
của thị trường mà doanh nghiệp có thể huy động được một số lượng lớn vốn đầu tư dài
hạn. Khi mua chứng khoán do các công ty phát hành số tiền nhàn rỗi của các nhà đầu tư
đã được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh và qua đó góp phần mở rộng sản xuất
xã hội. Trong quá trình này, TTCK đã có những tác động quan trọng trong việc đẩy
mạnh việc phát triển nền kinh tế quốc dân bằng cách hỗ trợ các hoạt động đầu tư dài hạn
của các doanh nghiệp.
Thông qua TTCK, Chính phủ và chính quyền ở các địa phương cũng huy động
được các nguồn vốn cho mục đích sử dụng và đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, phục vụ
các nhu cầu chung của xã hội.
5.2. Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán.
TTCK là nơi các chứng khoán được mua bán trao đổi bởi vậy nhờ vào TTCK các
nhà đầu tư có thể dễ dàng chuyển đổi các chứng khoán họ sở hữu thành tiền hoặc các
loại chứng khoán khác khi họ muốn. Đây là yếu tố cho thấy tính linh hoạt của chứng
khoán. Chức năng cung cấp khả năng thanh khoản bảo đảm cho thị trường chứng khoán
hoạt động hiệu quả và năng động.
5.3. TTCK góp phần thực hiện tái phân phối công bằng hơn
Thông qua việc buộc các tập đoàn gia đình trị phát hành chứng khoán ra công
chúng, giải toả sự tập trung quyền lực kinh tế của các tập đoàn song vẫn tập trung vốn
10