Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Nội dung phong cách tư duy Hồ Chí Minh và ý nghĩa việc học tập và làm theo phong cách tư duy Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (453.29 KB, 14 trang )

MỤC LỤC
trang
PHẨN MỞ ĐẦU

1

PHẦN NỘI DUNG
1. Khái niệm về phong cách và phong cách Hồ Chí Minh
1.1.Khái niệm về phong cách

2

1.2.Khái niệm phong cách Hồ Chí Minh

2

2. Nội dung phong cách tư duy Hồ Chí Minh
2.1. Phong cách tư duy khoa học, cách mạng và hiện đại

4

2.2. Phong cách tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo

5

2.3. Phong cách tư duy hài hịa, uyển chuyển, có lý có tình

5

3. Ý nghĩa việc học tập và làm theo phong cách tư duy Hồ Chí
Minh trong giai đoạn hiện nay


3.1.Ý nghĩa việc học tập và làm theo phong cách tư duy Hồ Chí

7

Minh
3.2.Nhiệm vụ học tập và làm theo phong cách tư duy Hồ Chí
Minh trong giai đoạn hiện nay

8

PHẦN KẾT LUẬN

12


Chủ đề 8:
NỘI DUNG PHONG CÁCH TƯ DUY HỒ CHÍ MINH VÀ Ý
NGHĨA VIỆC HỌC TẬP VÀ LÀM THEO PHONG CÁCH TƯ
DUY HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
BÀI LÀM
PHẦN MỞ ĐẦU
Sức sống trường tồn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
khơng những được nhân dân Việt Nam mà nhân dân thế giới thừa nhận bởi
những đóng góp to lớn đối với sự phát triển dân tộc và nhân loại. Và những giá
trị ấy của Người đối với dân tộc và thời đại mãi mãi vẫn cịn soi sáng cho các
thế hệ hơm nay, ln trường tồn với thời gian.
Trong đó phải kể đến phong cách tư duy Hồ Chí Minh là sự kết tinh từ tinh
hoa văn hóa dân tộc và nhân loại, là tài sản tinh thần quý báu của nhân dân ta,
giá trị hợp thành nền văn hóa Việt Nam. Mặc dù thể hiện cái riêng, nhưng phong
cách tư duy của Người không xa lạ mà mang tính lan tỏa, tác động tích cực tới

hành động của các thế hệ người dân Việt Nam u nước nói riêng, nhân dân u
chuộng hịa bình trên thế giới nói chung.
Với mong muốn hiểu rõ thêm về phong cách tư duy của Người, em chọn
nội dung viết thu hoạch: “nội dung phong cách tư duy Hồ Chí Minh và ý nghĩa
việc học tập và làm theo phong cách tư duy Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện
nay”.

1


PHẦN NỘI DUNG
1. Khái niệm phong cách và phong cách Hồ Chí Minh
1.1.

Khái niệm phong cách và các điều kiện ảnh hưởng đến việc

hình thành phong cách
 Khái niệm phong cách
Phong cách là những đặc điểm về lề lối, cách thức, phong thái, phẩm cách
đã trở thành nếp ổn định của một chủ thể; được thể hiện trên tất cả các mặt hoạt
động của chủ thể đó; tạo nên những giá trị, những nét riêng biệt của chủ thể đó.
 Các điều kiện ảnh hưởng đến việc hình thành phong cách
Phong cách hình thành và chịu tác động của các điều kiện tự nhiên, mơi
trường, văn hóa, xã hội và kinh tế... qua các thời kỳ phát triển của lịch sử.
Phong cách hình thành và chịu tác động của truyền thống, tập qn, thói quen
do hồn cảnh sống quy định, đồng thời mang dấu ấn cá nhân rất rõ.
Phong cách có liên quan chặt chẽ với đạo đức, song phong cách không phải
là đạo đức mà là những phẩm chất đạo đức được nhận thức và được thể hiện ra
trong hoạt động sống của con người. Nói phong cách khiêm tốn, giản dị chính là
phẩm chất đạo đức cần, kiệm, liêm, chính được con người nhận thức và thể hiện

trong cuộc sống đời thường. Song mức độ khiêm tốn giản dị cũng khác nhau ở
những con người khác nhau.
Phong cách của mỗi người còn chịu ảnh hưởng của các điều kiện về tư chất
cá nhân; thế giới quan, nhân sinh quan; hộ tư tưởng. Với người cộng sản thì
đường lối, chủ trương của đảng cầm quyền cũng ảnh hưởng đến phong cách của
họ.
1.2.

Phong cách Hồ Chí Minh

Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị về đấy mạnh học
tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh nêu rõ: “Phong
cách Hồ Chí Minh phản ánh những giá trị cốt lõi trong tư tưởng, đạo đức của
Người và được thể hiện vô cùng sinh động, tự nhiên, độc đáo, có sức thu hút,
2


cảm hóa kỳ diệu trong hoạt động, ứng xử hằng ngày. Đó là: Phong cách tư duy
độc lập, tự chủ, sáng tạo, luôn gắn chặt lý luận với thực tiễn; phong cách làm
việc dân chủ, khoa học, kỹ lưỡng, cụ thể, tới nơi, tới chốn; phong cách ứng xử
văn hóa, tinh tế, đầy tính nhân văn, thắm đậm tinh thần u dân, trọng dân, vì
dân; phong cách nói đi đơi với làm, đi vào lịng người; nói và viết ngắn gọn, dễ
hiếu, dễ nhớ, dễ làm; phong cách thanh cao, trong sạch, giản dị; phong cách
quân chủng, dân chủ. tự mình nêu gương”.
Nghiên cứu về phong cách Hồ Chí Minh, chúng ta có thể khái quát như sau:
Thứ nhất. phong cách Hồ Chí Minh là phong cách của người Việt Nam
điển hình nhất với cái tâm trong sáng, cái đức cao đẹp.
Thứ hai, phong cách Hồ Chí Minh là phong cách của người anh hùng giải
phóng dân tộc, đồng thời cũng là nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam.
Phong cách Hồ Chí Minh khơng phải chỉ để cho mọi người ca ngợi, chiêm

ngưỡng, sùng bái, mà còn là tấm gương để mọi người noi theo, học tập. Không
phải chỉ người Việt Nam, từ lao động chân tay đến người lao động trí óc, từ già
đến trẻ, từ miền xi đến miền ngược, từ người tu hành đến các chính khách,
thương gia đều tìm thấy ở Hồ Chí Minh nét tương đồng trong phong cách, mà
cả người nước ngoài ở phương Đông hay phương Tây cũng cảm thấy gần gũi,
không xa lạ với phong cách Hồ Chí Minh.
Phong cách Hồ Chí Minh là những đặc trưng, giá trị phong phú trong toàn
bộ cuộc sống và hoạt động của Người. Phong cách Hồ Chí Minh mang đậm dấu
ấn cá nhân của Hồ Chí Minh và gắn liền với giá trị tư tưởng, đạo đức của
Người. Đó là phong cách của một nhân cách lớn, siêu việt, với trí tuệ lỗi lạc,
đạo đức trong sáng; là phong cách của một vĩ nhân, một chiến sĩ cộng sản lỗi
lạc, một nhà văn hóa lớn. Phong cách Hồ Chí Minh có nội hàm rộng lớn, được
thể hiện trong mọi lĩnh vực sống và hoạt động của Người, tạo thành một chỉnh
thể nhất quán, có giá trị to lớn về khoa học, đạo đức, thẩm mỹ và mang giá trị
nhân văn rộng lớn.
Phong cách Hồ Chí Minh là một chỉnh thể, phát triển theo lơgíc đi từ suy
nghĩ (phong cách tư duy) đến nói, viết (phong cách diễn đạt) và biểu hiện ra qua
3


hoạt động sống hàng ngày (phong cách làm việc, phong cách ứng xử, phong
cách sinh hoạt).
2. Nội dung phong cách tư duy Hồ Chí Minh
2.1.

Phong cách tư duy khoa học, cách mạng và hiện đại

Từ cách tiếp cận vấn đề một cách khoa học, gắn với yêu cầu của thực tiễn
và điều kiện lịch sử, Người đã vượt qua các lớp sĩ phu yêu nước tiền bối, sớm
nhận thức được những vấn đề của thời đại mình. Phong cách tư duy mới đã giúp

Nguyễn Ái Quốc có quyết định đi sang phương Tây để tìm đường cứu nước.
Nhờ đó, Người đã có dịp sống ở những trung tâm văn hóa - khoa học - chính trị
nổi tiếng của thế giới thời đó, như Niu c, Pari, Ln Đơn, Mátxcơva..., tiếp
xúc, hoạt động gần gũi với những đại diện xuất sắc của trí tuệ thời đại bấy giờ các nhà văn, nhà báo, nghệ sĩ, nhà hoạt động chính trị, cách mạng nổi tiếng,...
nhanh chóng trưởng thành về nhiều mặt, trong đó có tư duy biện chứng và hiện
đại.
Nhờ có phong cách tư duy đó, cùng với sự cần cù chịu khó, óc quan sát và
suy nghĩ từ thực tiễn, Hồ Chí Minh đã tự trang bị cho mình một vốn học vấn sâu
rộng và chắc chắn, để trở thành một trí thức tự học, nhưng un bác về nhiều
mặt. Đó là phong cách tư duy không tiếp thu một cách thụ động, không dừng lại
ở sự vật, hiện tượng bề ngồi, mà đi sâu phân tích, so sánh, chắt lọc, lựa chọn,
tổng hợp, rút ra những phán đoán, đi tới những kết luận mới, đề ra những luận
điểm mới, vừa kế thừa, vừa phát triển sáng tạo để tiếp tục vượt lên phía trước.
Vì vậy, Hồ Chí Minh đã bắt kịp với nhịp sống và sự phát triển của thời đại, để
có thể lựa chọn đúng đường đi cho dân tộc và dự kiến được những bước phát
triển mới của lịch sử.

4


2.2.

Phong cách tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo

Đó là phong cách tư duy không giáo điều, rập khuôn, không vay mượn của
người khác, hết sức tránh lối cũ, đường mịn, tự mình tìm tịi, suy nghĩ, truy đến
tận cùng bản chất của sự vật, hiện tượng để tìm ra chân lý, phù hợp với nhu cầu
và điều kiện thực tiễn.
Hồ Chí Minh đã khơng ngừng làm giàu trí tuệ của mình bằng vốn văn hóa tư tưởng của nhân loại. Người đã tìm hiểu, tiếp thu những yếu tố dân chủ, tiến
bộ, nhân văn của các học thuyết khác, theo tư tưởng chỉ đạo của V.I. Lênin:

“Chỉ có những người cách mạng chân chính mới thu hái được những điều hiểu
biết quý báu của các đời trước để lại”.
Tư duy sáng tạo của Hồ Chí Minh bắt nguồn từ sự thấm nhuần sâu sắc di
huấn của các bậc thầy của cách mạng vô sản, không hề coi lý luận của C.Mác
như là một cái gì đã xong xi hẳn và bất khả xâm phạm, mà phải tự mình phát
triển hơn nữa lý luận của C.Mác, vì lý luận này chỉ đề ra nguyên lý chỉ đạo
chung, còn việc áp dụng những nguyên lý ấy, thì xét riêng từng nơi, ở Anh
không giống ở Pháp, ở Pháp không giống ở Đức, ở Đức khơng giống ở Nga. Đó
chính là quan điểm thực tiễn, cơ sở của sự sáng tạo.
2.3.

Phong cách tư duy hài hịa, uyển chuyển, có lý có tình

Thể hiện rõ nhất của phong cách tư duy này ở Hồ Chí Minh là ln biết
xuất phát từ cái chung, cái nhân loại, từ những chân lý phổ biến, những “lẽ phải
không ai chối cãi được” để nhận thức và lý giải những vấn đề của thực tiễn.
Người từng viết: “Tuy phong tục mỗi dân mỗi khác, nhưng có một điều thì dân
nào cũng giống nhau: Ấy là dân nào cũng ưa sự lành và ghét sự dữ”; hay: “Trừ
bọn Việt gian bán nước, trừ bọn phát xít thực dân, là những ác quỷ mà ta phải
kiên quyết đánh đổ, đối với tất cả những người khác thì ta phải yêu quý, kính
trọng, giúp đỡ”.

5


Để đàm phán, thuyết phục đối phương đi tới đồng thuận, Người thường lập
luận trên cơ sở nguyên tắc về tính đồng nhất của nguyên lý. Người viết: “Quyền
độc lập tự do ở nước nào cũng vậy, đều do xương máu của những nghĩa sĩ, và
đoàn kết của toàn quốc dân mà xây dựng nên. Vậy nên, những người chân chính
ham chuộng độc lập, tự do của nước mình, thì phải kính trọng độc lập, tự do của

dân tộc khác”. Trong Thư gửi những người bạn Pháp ở Đông Dương năm 1946,
Người viết: “Các bạn yêu nước Pháp của các bạn và muốn nó độc lập. Các bạn
yêu đồng bào của các bạn và muốn họ được tự do... chúng tôi cũng phải được
phép yêu nước của chúng tôi và muốn nó độc lập chứ! Chúng tơi cũng phải được
phép yêu đồng bào chúng tôi và muốn họ được tự do chứ! Cái mà các bạn coi là
lý tưởng cũng phải là lý tưởng của chúng tôi”.
Với phong cách tư duy này, Hồ Chí Minh phê phán thói “kiêu ngạo cộng
sản”. Người nói: “Vì chúng ta đều là con của giai cấp công nhân, của nhân dân
lao động, chúng ta chỉ biết trung thành với giai cấp vô sản, quyết tâm đấu tranh
cho nhân dân. Thế thơi”.
Hồ Chí Minh coi công việc chúng ta đang làm hôm nay - giải phóng dân
tộc, xây dựng xã hội mới, bảo vệ Tổ quốc là sự nối tiếp sự nghiệp cha ông đã
mở ra từ mấy nghìn năm trước. Người nói:
“Các vua Hùng đã có cơng dựng nước,
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Vì “cuộc chiến đấu hiện thời của chúng ta chỉ là kết tinh của cuộc trường
kỳ đề kháng mà ông cha, anh em chúng ta đã tiếp tục trong 80 năm Pháp thuộc”.
Sự hài hòa, uyển chuyển, lý tưởng và đạo đức nhân văn thể hiện rõ trong
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Người. Bản thân Lời kêu gọi có sức
mạnh giục giã như lời hịch của núi sơng, thơi thúc mọi người cầm vũ khí, đứng
lên chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, nhưng lại được viết bằng những lời lẽ rất hòa
6


bình, nhân danh chính nghĩa mà chiến đấu, khơng hề có một chữ nào nói đến
căm thù và chém giết. Trong thư gửi tướng R. Salan - người từng tháp tùng Hồ
Chí Minh trong chuyến thăm nước Pháp - vừa được cử làm Tổng chỉ huy quân
đội Pháp thay tướng J. Valluy, Người viết: "... chúng ta đã là những người bạn
tốt. Nhưng hoàn cảnh ngoài ý muốn đã biến chúng ta thành hai kẻ đối địch. Điều
đó thật đáng tiếc!”.

3. Ý nghĩa việc học tập và làm theo phong cách tư duy Hồ Chí Minh
trong giai đoạn hiện nay
3.1. Ý nghĩa việc học tập và làm theo phong cách tư duy Hồ Chí Minh
Tình hình thế giới hiện nay đang tiềm ẩn nhiều vấn đề bất ổn, phức tạp và
khó lường đó là sự xung đột sắc tộc, tơn giáo, chiến tranh cục bộ, can thiệp, lật
đổ, khủng bố và đói nghèo diễn ra ở nhiều nơi. Những vấn đề tồn cầu như an
ninh tài chính, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, thiên
tai, dịch bệnh…tiếp tục có những diễn biến phức tạp. Khu vực Châu Á Thái
Bình Dương,trong đó có khu vực Đơng Nam Á vẫn tồn tại nhiều nhân tố gây
mất ổn định, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo diễn ra ngày càng gay gắt. Ở trong
nước vấn đề Biển Đông đang diễn ra hết sức phức tạp; nguy cơ tụt hậu về kinh
tế; tình trạng suy thối về chính trị, tư tưởng đạo đức, lối sống của một bộ phận
không nhỏ cán bộ, đảng viên; tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí cịn nghiêm
trọng, gây bất bình và làm giảm lịng tin trong nhân dân. Những biểu hiện xa rời
mục tiêu của chủ nghĩa xã hội “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” có diễn biến phức
tạp. Các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện âm mưu “diễn biến hịa bình”, gây
bạo loạn lật đổ, sử dụng các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” hịng làm thay
đổi chế độ chính trị nước ta.
Trước tình đó, việc học tập và làm theo phong cách tư duy của Hồ Chí
Minh trong cán bộ đảng viên có ý nghĩa chiến lược vơ cùng quan trọng, góp
phần đánh bại mọi âm mưu và thủ đoạn của kẻ thù. Đặc biệt là đối với cán bộ,
đảng viên nói chung và bản thân nói riêng ,việc học tập phong cách tư duy của
7


Người nhằm góp phần nâng cao chất lượng cơng việc. Việc học tập tư tưởng Hồ
Chí Minh sẽ thiết thực hơn hiệu quả hơn khi mỗi cán bộ, đảng viên vận dụng
được những nội dung phong cách tư duy Hồ Chí Minh trong suy nghĩ và việc
làm của mình để từ đó có sự điều chỉnh hành động của mình phù hợp hơn. Qua
đó đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong cán bộ,

đảng viên.
Có thể nói học tập và làm theo phong cách tư duy Hồ Chí Minh, bao thế hệ
cán bộ, đảng viên ta đã trở thành những người tiên phong gương mẫu của Đảng,
được quần chúng tin tưởng, yêu mến,quý trọng. Nếu mỗi cán bộ, đảng viên luôn
luôn tự rèn luyện, học tập khơng ngừng hồn thiện phẩm chất và nhân cách thì
nhất định điều tốt sẽ được nhân lên, những thiếu sót, khuyết điểm, sai lầm sẽ
được ngăn chặn và khắc phục. Đảng ta giữ vững được danh hiệu cao quý mà
truyền thống cách mạng của Đảng và Nhân dân đã hun đúc lên “Đảng ta quang
minh chính đại”, “Đảng là đạo đức, là văn minh”, là “hiện thân của trí tuệ, lương
tâm và danh dự của dân tộc”. Chỉ có như vậy cuộc vận động xây dựng và chỉnh
đốn Đảng mới thực sự giành được thắng lợi,mới xứng đáng là người lãnh đạo,
người đày tớ thật trung thành của nhân dân.
3.2. Nhiệm vụ học tập và làm theo phong cách tư duy Hồ Chí Minh
trong giai đoạn hiện nay
Phong cách tư duy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận thức và giải quyết
rất tốt những vấn đề lý luận và thực tiễn của cách mạng Việt Nam. Trong giai
đoạn cách mạng hiện nay của đất nước, Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị
đã nhấn mạnh việc học tập và làm theo phong cách nói chung và phong cách tư
duy Hồ Chí Minh nói riêng với đội ngũ cán bộ, đảng viên, “là một nội dung
quan trọng của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp
chiến lược đủ năng lực, phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ”. Học tập phong cách
tư duy của Hồ Chí Minh để giải quyết tốt những nhiệm vụ trực tiếp hiện nay,
chúng ta cần:

8


- Thứ nhất, đẩy mạnh công tác nghiên cứu và phổ biến những giá trị của
phong cách tư duy Hồ Chí Minh
Tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh đã được nghiên cứu nhiều, nhưng nghiên

cứu về phong cách tư duy Hồ Chí Minh cịn ít. Do vậy, cần nghiên cứu làm rõ
bản chất, con đường hình thành phát triển, đặc trưng trong phong cách tư duy
Hồ Chí Minh... để cán bộ, đảng viên hiểu rõ. Việc tuyên truyền, phổ biến những
giá trị trong phong cách tư duy Hồ Chí Minh phải tạo được sự chuyển biến
mạnh mẽ, tự giác từ mỗi người, mỗi cấp, mỗi ngành; khơi dậy phong trào tự
giác học tập và rèn luyện theo phong cách tư duy của Người, đẩy lùi những biểu
hiện giáo điều, bảo thủ, trì trệ, lý luận sng trong tư duy của mỗi cán bộ, đảng
viên. Công tác tuyên truyền, phổ biến những giá trị của tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh nói chung, phong cách tư duy Hồ Chí Minh nói riêng
phải: “Tiếp tục làm cho tồn Đảng, tồn dân, toàn quân nhận thức ngày càng sâu
sắc hơn những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh; làm cho tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người thật sự trở
thành nền tảng tinh thần vững chắc của đời sống xã hội, xây dựng văn hóa, con
người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ
quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
- Thứ hai, tổ chức tốt việc học tập phong cách tư duy Hồ Chí Minh cho cán
bộ, đảng viên
Tổ chức tốt việc học tập và rèn luyện theo phong cách tư duy Hồ Chí Minh
sẽ làm cho các đặc trưng trong phong cách tư duy Hồ Chí Minh được chuyển
hóa, xác lập và phát triển ở mỗi cán bộ, đảng viên. Chất lượng, hiệu quả của việc
tổ chức học tập và rèn luyện sẽ quyết định mức độ phát triển nhân cách, phương
pháp, tác phong, phong cách công tác của mỗi cán bộ, đảng viên nói chung và
mức độ thành cơng của việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị. Do
đó, cần phải làm cho mọi cán bộ, đảng viên nắm vững mục đích yêu cầu, nội
dung của việc học tập và rèn luyện, trọng tâm là đưa việc học tập và rèn luyện
thành công việc tự giác, thường xuyên của mỗi cán bộ, đảng viên mà trước hết là
9


của người đứng đầu các tổ chức. Phương châm của việc học tập và rèn luyện là

trên trước, dưới sau; trong trước, ngồi sau; học đi đơi với làm theo, chú trọng
việc làm theo bằng những hành động và việc làm cụ thể. Việc học tập và rèn
luyện theo phong cách tư duy Hồ Chí Minh phải là một đợt sinh hoạt chính trị
rộng lớn trong tồn Đảng, tồn dân, đồng thời là công việc tự giác, thường
xuyên của mỗi cán bộ, đảng viên, tạo sự chuyển biến rõ rệt trong việc giải quyết
các công việc cụ thể, thiết thực, thúc đẩy cơ quan, đơn vị phát triển, đấu tranh
chống các biểu hiện suy thối tư tưởng chính trị, tệ quan liêu, tham nhũng, các tệ
nạn xã hội.
- Thứ ba, xây dựng chuẩn mực đạo đức, phong cách làm việc, phong cách
ứng xử của đội ngũ cán bộ, đảng viên ở từng địa phương, cơ quan, đơn vị
Phong cách, phương pháp tư duy của cán bộ, đảng viên được thể hiện qua
cách thức làm việc, cách ứng xử trong các quan hệ công tác, qua ngôn ngữ giao
tiếp với mọi người. Mỗi cơ quan, đơn vị ngoài những yêu cầu chuẩn mực về đạo
đức, phong cách làm việc, phong cách ứng xử chung cịn cần có những u cầu,
chuẩn mực riêng do môi trường và đặc điểm nhiệm vụ công tác quy định. Theo
đó, để học tập và rèn luyện theo những đặc trưng giá trị trong phong cách tư duy
của Hồ Chí Minh, cấp ủy, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị cần lượng hóa và
cụ thể hóa các đặc trưng ấy thành các tiêu chí cho mỗi cán bộ, đảng viên. Mỗi cơ
quan, đơn vị cần xây dựng những điển hình mẫu mực, từ đó nhân rộng điển hình
trong đơn vị. Thơng qua các hoạt động thực tiễn như hội thi, hội thao, văn hóa
văn nghệ, tuyên truyền cổ động... để đưa các điển hình đó vào thực tế của đơn vị
mình.
Thứ tư, gắn việc học tập và rèn luyện theo những đặc trưng giá trị của
phong cách tư duy Hồ Chí Minh với đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ của
cán bộ, đảng viên
Động lực của quá trình học tập và rèn luyện theo các đặc trưng giá trị trong
phong cách tư duy Hồ Chí Minh là việc biểu dương, khen thưởng và phê bình
nhắc nhở các cá nhân, tập thể trên cơ sở đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ
10



của các tập thể, mỗi cán bộ, đảng viên. Động lực này liên quan mật thiết đến lợi
ích của mỗi cá nhân và tập thể. Trong hệ thống các động lực thúc đẩy mỗi con
người thì lợi ích là động lực trực tiếp và hiệu quả nhất trong thúc đẩy mỗi người
thực hiện yêu cầu đã đặt ra và phát huy tốt vai trị, trách nhiệm của mình trong
cơng việc. Để nội dung đánh giá được khách quan, có cơ sở, phải xây dựng và tổ
chức thực hiện nghiêm túc hệ thống các quy định, quy chế làm việc, xác định rõ
trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu; tiếp tục đổi mới phương thức lãnh
đạo, phong cách, tác phong công tác, nâng cao chất lượng, hiệu quả lãnh đạo các
tổ chức chính trị - xã hội.
Kế thừa và phát huy những giá trị của phong cách tư duy Hồ Chí Minh
trong xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay là việc làm có ý nghĩa thiết
thực, trực tiếp nâng cao nhận thức về những giá trị to lớn trong tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh nói chung và phong cách tư duy của Người nói
riêng. Qua đó, góp phần xây dựng và phát triển phẩm chất, năng lực, phong cách
công tác, làm việc, ứng xử, giao tiếp trong quan hệ công tác của đội ngũ cán bộ,
đảng viên đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác; ngăn chặn và đẩy lùi các yếu
kém và những “căn bệnh” đã ăn sâu bám rễ trong tư duy lãnh đạo, quản lý của
cán bộ, đảng viên; góp phần xây dựng các tổ chức vững mạnh, đáp ứng u cầu
sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để thực hiện được mục đích
và ý nghĩa to lớn đó, cần phát huy trách nhiệm của các tổ chức Đảng, chính
quyền, đồn thể, các tổ chức chính trị - xã hội và nhất là trách nhiệm của những
người đứng đầu và sự gương mẫu của từng cán bộ, đảng viên.

11


PHẦN KẾT LUẬN
Chủ tịch Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt
xuất. Người đã để lại cho Đảng ta, dân tộc ta một di sản tư tưởng, đạo đức,

phong cách vô cùng quý giá; là ngọn đuốc soi đường, chỉ lối cho cách mạng
Việt Nam vượt qua mn vàn khó khăn, thử thách trong quá trình đấu tranh
giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa,
tiến hành công cuộc đổi mới đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử,
làm cho vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao.
Tiếp tục đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh là yêu cầu, trách nhiệm, nhưng đồng thời cũng là tình cảm, là nguyện vọng
tha thiết của mỗi cán bộ, đảng viên và người dân Việt Nam yêu nước, để xây
dựng một đất nước Việt Nam giàu đẹp, dân chủ; dân tộc Việt Nam độc lập, tự
do; nhân dân Việt Nam ấm no, hạnh phúc.
Bản thân luôn nhận thức được rằng, tư duy là điểm xuất phát của mọi việc,
muốn có hành động đúng phải có tư duy đúng. Vì vậy, bản thân phải xây dựng
cho mình phong cách tư duy khoa học; trên cơ sở tự học tập, tự nghiên cứu, tự
trau dồi kiến thức chuyên môn để thực hành trong công tác dạy và học. Học tập
và làm theo phong cách tư duy Hồ Chí Minh phải ln độc lập, tự chủ, sáng tạo,
luôn gắn chặt lý luận với thực tiễn của đất nước, của tỉnh, đặc biệt là tại cơ quan,
đơn vị./.

12


TÀI LIỆU THAM KHẢO
-----1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị ngày 15-52016, về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh.
2. Ban Tuyên giáo Trung ương, Những nội dung cơ bản của tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh, Nxb CTQG. H, 2017.
3. Ban Tuyên giáo Trung ương, Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh về phịng, chống suy thối tư tưởng chính trị, đạo đức,
lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, Nxb CTQG, H, 2017.
4. Sửa đổi lối làm việc, Hồ Chí Minh, tồn tập, tập 5, Nxb CTQG, H,

2011.
5. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo trình Cao cấp Lý luận
Chính trị, Mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh
6. Chun đề bồi dưỡng Tư tưởng Hồ Chí Minh dành cho cán bộ, đảng
viên của Ban Tuyên giáo Trung ương, xuất bản năm 2017.

13



×