Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

tiểu luận cao học lý luận về chủ nghĩa đế quốc của các nhà kinh tế học tư sản và causky trong tác phẩm “chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản” ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.16 KB, 27 trang )

MỞ ĐẦU
Chủ nghĩa đế quốc là gì? Phải chăng “ Chủ nghĩa đế quốc là sự phát
triển và sự kế tục trực tiếp của những đặc tính cơ bản của chủ nghĩa tư bản nói
chung” ( Lênin toàn tập, tập 27, tr.488), hay “ Chủ nghĩa đế quốc là sản phẩm
của chủ nghĩa tư bản công nghiệp phát triển cao” như Causky định nghĩa.
Trên thế giới đã có rất nhiều nhà kinh tế học đưa ra những lý luận về
chủ nghĩa đế quốc theo những góc độ tiếp cận khác nhau. Và đặc biệt là trong
tác phẩm “Chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản” Lênin
đã chỉ ra và phê phán những lý luận về chủ nghĩa đế quốc của các nhà kinh tế
học tư sản và Causky.
Tác phẩm “Chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản”
là một cống hiến to lớn của Lênin vào kho tàng lý luận của nhân loại. Thông
qua tác phẩm này Lênin đã trình bày một cách có hệ thống và sâu sắc về chủ
nghĩa đế quốc, giai đoạn phát triển cao của chủ nghĩa tư bản. Đồng thời tác
phẩm giúp ta có cơ sở khoa học để phê phán các quan điểm tư sản, cải lương,
đặc biệt là quan điểm của Causky về chủ nghĩa đế quốc, từ đó thấy rõ tính
chất phản động phi Mác xít của Causky.
Việc nghiên cứu lý luận về chủ nghĩa đế quốc của các nhà kinh tế học
tư sản và Causky trong tác phẩm “Chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của
chủ nghĩa tư bản” có ý nghĩa rất lớn đối với thế giới nói chung và Việt Nam
nói riêng. Nghiên cứu lý luận này có ý nghĩa đối với quá trình phát triển của
cách mạng ở Việt Nam, giúp Đảng và Nhà nước đề ra đường lối phát triển đất
nước thích hợp để hội nhập toàn cầu hóa nhưng vẫn kiên quyết giữ vững định
hướng chính trị của mình đólà độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội.
Vì vậy mà tôi chọn đề tài “Lý luận về chủ nghĩa đế quốc của các nhà
kinh tế học tư sản và Causky trong tác phẩm “Chủ nghĩa đế quốc giai
đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản”. Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề
này?” để hiểu rõ và sâu sắc hơn nữa về chủ nghĩa đế quốc.
1



NỘI DUNG
1. Sơ lược về tiểu sử của Lênin và tác phẩm “Chủ nghĩa đế quốc giai
đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản”.
1.1 Sơ lược về tiểu sử của Lênin:
V.I. Lê-nin sinh ngày 22 tháng Tư năm 1870 ở Simbirsk (nay là
Ulianovsk), mất ngày 21 tháng Giêng 1924 ở làng Gorki gần Moskva.
V.I. Lênin sinh ngày 22- 4- 1870 tại nước Nga, Ông sinh ra và lớn lên
trong một gia đình trí thức tiến bộ. Thuở nhỏ, Lênin là một cậu bé rất thông
minh, lanh lợi và hiếu học. Thời niên thiếu, Lênin đã bắt đầu nghiên cứu chủ
nghĩa Mác và bước vào con đường đấu tranh cách mạng chống chế độ chuyên
chế Nga Sa hoàng và bị đuổi ra khỏi trường Đại học.
Năm 1890, Lênin được học ngoại trú tại trường đại học Peterbourg. Chỉ
trong vòng một năm, ông đã học hết chương trình và thi đỗ loại ưu. Năm 23
tuổi, Lênin trở thành nhà Mácxit thực thụ.
Cuộc đời và sự nghiệp của Lênin trải qua nhiều gian truân, sóng gió.
Năm 1897, Lênin bị đày 3 năm ở Xiberi. Kể từ đó trở đi ông còn bị tù đày rất
nhiều lần và phải sống lưu vong ở nước ngoài. Đến ngày 28-1-1924, Lênin đã
qua đời.
Lênin đã sống và cống hiến suốt cuộc đời mình cho sự nghiệp đấu tranh
giải phóng dân tộc và sự nghiệp cách mạng tháng 10 Nga diễn ra và giành
thắng lợi đã đánh dấu một bước ngoặt của lịch sử loài người, mở ra cho nhân
loại một thời đại mới, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã
hội.
Có thể nói, Lênin là một học trò trung thành và triệt để nhất của C.Mác và
Ph. Ăngghen. Ông đã bảo vệ thành công chủ nghĩa Mác trước sự đã kích
chống phá của bọn phản động và các trường phái tư sản. Đồng thời Lênin còn

2



là người kế thừa và phát triển chủ nghĩa Mác, nâng chủ nghĩa Mác lên một
tầm cao mới với những phát minh vĩ đại trong thời đại mới.
1.2 Sơ lược về tác phẩm “Chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của
chủ nghĩa tư bản”.
1.2.1 Hoàn cảnh ra đời:
Về kinh tế, điểm nổi bật về kinh tế cuối Thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là:
Lực lượng sản xuất có sự phát triển mạnh mẽ do có nhiều phát minh về kỹ
thuật và công nghệ được áp dụng vào quá trình sản xuất như: xuất hiện nhiều
lò luyện thép hiện đại thay cho lò thủ công; xuất hiện động cơ Điezen, Tuốc
bin hơi nước và nhiều phương tiện giao thông hiện đại đó là ôtô, tàu điện, xe
lửa…
Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất đã thúc đẩy sản xuất phát
triển, dẫn tới quá trình tích tụ tập trung sản xuất, làm hàng loạt xí nghiệp nhỏ
biến đi, hình thành nên những xí nghiệp lớn.
Chính những xí nghiệp lớn này đã liên kết với nhau đưa tới sự xuất hiện
của tổ chức độc quyền.
Về chính trị - xã hội, khi các tổ chức độc quyền xuất hiện làm cho chủ
nghĩa tư bản tự do cạnh tranh chuyển thành chủ nghĩa đế quốc. Dưới sự thống
trị của chủ nghĩa đế quốc, đời sống của giai cấp công nhân và mọi tầng lớp
khác trong xã hội bị bóc lột nặng nề hơn, đời sống khó khăn vì chúng quân sự
hoá, chạy đua vũ trang gây ra các cuộc chiến để tranh giành thuộc địa.
Trước tình hình đó đã dấy lên một phong trào đấu tranh của giai cấp
công nhân trong các nước đế quốc và phong trào đấu tranh của các dân tộc
thuộc địa. Phong trào đấu tranh này cần phải có một chính đảng tiên phong để
lãnh đạo, nhưng lúc đó Quốc tế II lại đi vào con đường phản bội chủ nghĩa
Mác, theo chủ nghĩa cải lương cơ hội.
Trên sách báo họ tô son vẽ phấn cho chủ nghĩa đế quốc và bênh vực
các cuộc chiến tranh đế quốc. Một yêu cầu khách quan là phải vạch rõ bản
3



chất và xu hướng lịch sử của chủ nghĩa đế quốc. Từ đó vạch ra đường lối đấu
tranh cách mạng đứng đắn cho phong trào của giai cấp vô sản và quần chúng
lao động trên toàn thế giới.
Tác phẩm: “Chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư
bản” của Lênin đã đáp ứng được nhu cầu đó của thời đại. Tác phẩm này được
viết từ tháng giêng cho đến tháng 6 năm 1916, hoàn cảnh lúc này là tình hình
thế giới có nhiều biến đổi sâu sắc: lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ
cùng với sự phát triển của khoa học- kỹ thuật làm cho nền sản xuất tư bản chủ
nghĩa phát triển một cách nhanh chóng, hàng hoá sản xuất ra ngày càng nhiều,
trong khi đó thì khả năng tiêu thụ và khả năng thanh toán không đáp ứng
được. Từ đó, dẫn đến khủng hoảng kinh tế. Những cuộc khủng hoảng lớn vào
những năm 1897, 1900, 1903 làm cho nền kinh tế tư bản đứng trước những
thách thức lớn. Hàng loạt xí nghiệp nhỏ bị phá sản, tập trung sản xuất phát
triển mạnh dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền.
Trước sự kiểm duyệt gắt gao của Nga Hoàng, Lênin đã phải hạn chế rất
nhiều trong việc phân tích kinh tế và trình bày những quan điểm của mình.
Tuy nhiên, không vì thế mà làm cho tác phẩm mất đi phần giá trị của nó. Sự
ra đời của cuốn sách này vẫn là sự ra đời của một công trình vĩ đại không chỉ
“Nêu rõ được tình hình tổng quát của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa toàn thế
giới trong những quan hệ quốc tế của nó vào thế kỷ XX” (Lênin toàn tập,t27,
tr386), mà còn “giải thích…cho độc giả thấy những lời dối trá vô liêm sỉ của
bọn tư bản cũng như bọn cơ hội Sô- vanh” (Lênin toàn tập,t27, tr386).
1.2.2 Kết cấu tác phẩm:
Tác phẩm gồm phần mở đầu và 10 chương.
Phần mở đầu: Trước hết, Lênin nêu lên các cuộc chiến tranh đế quốc,
Người coi đó là cái mốc của sự chuyển biến từ tự do cạnh tranh sang chủ
nghĩa đế quốc. Tiếp đó, Lênin xác định nội dung của tác phẩm là: cố gắng

4



trình bày sơ lược và giản đơn mối tương quan giữa tính chất kinh tế chủ yếu
của chủ nghĩa đế quốc, chứ không bàn đến những vấn đề khác ngoài kinh tế.
Còn 10 chương: 6 chương đầu Lênin trình bày những đặc điểm kinh tế
cơ bản của chủ nghĩa đế quốc; 4 chương sau là sự tổng hợp rút ra định nghĩa
về chủ nghĩa đế quốc và địa vị lịch sử của nó. Qua đó Người phê phán các
quan điểm tư sản, cải lương về chủ nghĩa đế quốc.
2. Lý luận về chủ nghĩa đế quốc của các nhà kinh tế học tư sản và
Causky trong tác phẩm “ Chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của
chủ nghĩa tư bản”
2.1 Lý luận của các nhà kinh tế học và Causky về những đặc điểm cơ
bản của chủ nghĩa đế quốc.
2.1.1 Lý luận về độc quyền và cạnh tranh:
Lênin khẳng định, khi độc quyền xuất hiện nó có vai trò rất to lớn, nó
nắm mọi nguồn nguyên liệu, nắm các phương tiện giao thông và đi vào mọi
ngành, mọi nơi và bằng đủ mọi cách. Tuy độc quyền có sức mạnh to lớn
nhưng không xóa bỏ được tự do cạnh tranh mà trái lại làm cho cạnh tranh
thêm gay gắt và có tính phá hoại nhiều hơn.
Từ sự phân tích trên, Lênin rút ra kết luận: Chủ nghĩa tư bản mới này
mang những nét quá rõ rệt, một cái gì hỗn hợp giữa cạnh tranh tự do và độc
quyền. Lênin viết: “ Độc quyền không thủ tiêu sự cạnh tranh tự do là cái đã
sinh ra chúng; chúng tồn tại ở bên trên sự cạnh tranh tự do và cùng với sự
cạnh tranh tự do, do đó mà gây ra một sự mâu thuẫn va chạm và xung đột đặc
biệt gay gắt và kịch liệt.” (Lênin toàn tập, t27, tr489).
Qua đấy, Lênin đã phê phán các nhà kinh tế học tư sản vì họ cho rằng
độc quyền xóa bỏ được các cuộc khủng hoảng kinh tế. Theo Lênin, “ đó là
câu chuyện hoang đường của những nhà kinh tế học tư sản vẫn cố hết sức tô
điểm cho chủ nghĩa tư bản. Trái lại, tổ chức độc quyền được thành lập trong
một vài ngành công nghiệp lại làm cho tình trạng hỗn loạn vốn có của toàn bộ

5


nền sản xuất tư bản chủ nghĩa tăng lên và trầm trọng thêm”( Chủ nghĩa đế
quốc giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản, Lênin,NXB Tiến Bộ tr44).
2.1.2 Lý luận về tư bản tài chính:
Lênin nêu khái niệm tư bản tài chính của Hin- phéc-đinh, ông là nhà kinh
tế học người Áo, là người đầu tiên nêu khái niệm tư bản tài chính. Ông viết:
“Tư bản tài chính là tư bản do ngân hàng chi phối và do các nhà công nghiệp
sử dụng” ( Lênin toàn tập, t27, tr437).
Lênin đã phê phán quan điểm của Hin-phéc-đinh và cho rằng: khái niệm
này thiếu quan điểm lịch sử và không đầy đủ. Bởi vì ông đã bỏ qua một sự
thật cực kỳ quan trọng là sự tập trung dẫn đến độc quyền công nghiệp, độc
quyền ngân hàng và sự thâm nhập lẫn nhau giữa hai loại độc quyền này.
Sau khi phê phán Hin-phéc-đinh, Lênin đã nêu khái niệm tư bản tài
chính. Lênin viết: “Sự tập trung sản xuất, các tổ chức độc quyền sinh ra từ tập
trung đó, sự hợp nhất hay hòa vào nhau giữa ngân hàng và công nghiệp – đó
là lịch sử phát sinh của tư bản tài chính và là nội dung khái niệm tư bản tài
chính” (Lênin toàn tập, t27, tr437). Như vậy, tư bản tài chính không phải là
con số cộng đơn thuần của tư bản công nghiệp và tư bản ngân hàng mà là một
loại tư bản mới về chất.
2.1.3 Lý luận về việc phân chia thế giới giữa các liên minh của bọn
tư bản.
Sau khi phân chia xong thị trường trong nước cùng với việc tăng cường
xuất khẩu tư bản, các tổ chức độc quyền và tư bản tài chính đã mở rộng ra thị
trường thế giới dẫn đến việc hình thành các tổ chức độc quyền quốc tế.
Trong phần này, Lênin đã phê phán quan điểm của các nhà kinh tế học tư
sản về độc quyền quốc tế. Các nhà kinh tế học tư sản cho rằng, việc hình
thành các tổ chức độc quyền quốc tế thì sẽ có hòa bình, không có chiến tranh.
Lênin viết: “Một số nhà tư sản ( ngay cả Causky, là người đã hoàn toàn phản

bội lập trường Mác xít mà ông đã giữ chẳng hạn vào năm 1909, cũng thuộc
6


vào loại tác giả đó) cho rằng những các-ten quốc tế, một trong những biểu
hiện nổi bật nhất của việc quốc tế hóa tư bản, đã cho phép người ta hy vọng
rằng dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, giữa các dân tộc có thể có hòa bình”( Chủ
nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản, Lênin, NXB Tiến Bộ,
tr126).
Lênin đã vạch trần tính chất phi lý ngụy biện của những quan điểm đó.
Người cho rằng: các tổ chức độc quyền quốc tế chỉ là liên minh tạm thời để
nhằm đạt lợi nhuận cao. Sự phân chia này căn cứ vào số tư bản và vào lực
lượng mỗi bên. Mà lực lượng này lại luôn biến đổi theo sự phát triển của kinh
tế chính trị mỗi nước, do đó tất yếu dẫn đến đấu tranh để phân chia lại thị
trường.
2.1.4 Lý luận về việc phân chia thế giới giữa các cường quốc lớn:
Ở chương này, Lênin tập trung phê phán các quan điểm tư sản và sự
phân chia lãnh thổ thế giới và về chính sách thực dân, từ đó Lênin nêu lên
nhữngđặc điểm của chính sách thực dân trong thời đại chủ nghĩa đế quốc.
Lênin đã phê phán quan điểm của những nhà kinh tế học tư sản về việc
phân chia thế giới. Các nhà kinh tế học tiêu biểu là Xupan cho rằng vào cuối
thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX là thời kỳ bắt đầu của sự phân chia thế giới.
Trong cuốn sách bàn về “sự bành trướng lãnh thổ thuộc địa của châu Âu”
Xupan đã đưa ra kết luận vắn tắt về sự bành trướng đó vào cuối thế kỷ XIX
như sau: “ Như vậy, đặc điểm của thời kỳ này là sự phân chia Châu Phi và
Pô-ly-nê-di”. Vì ở châu Á và châu Mỹ không còn lãnh thổ nào là chưa bị
chiếm, nghĩa là những lãnh thổ chưa thuộc về nước nào, nên Lênin đã mở
rộng câu kết luận của Xupan là phải nói rằng đặc điểm của thời kỳ đang nói
đến đó, là sự dứt khoát trái đất, dứt khoát ở đây không phải hiểu theo ý nghĩa
là không thể có một sự phân chia lại, ngược lại vẫn có thể và cũng không thể

tránh khỏi những sự phân chia lại. Lênin viết: “Lần đầu tiên, thế giới đã hoàn
toàn bị chia, khiến cho trong tương lai chỉ có thể nói đến việc chia lại mà thôi,
7


nghĩa là việc chuyển từ tay chủ này sang tay chủ khác, chứ không phải việc
chuyển từ chỗ vô chủ sang có chủ”( Chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của
chủ nghĩa tư bản,Lênin, NXB Tiến Bộ, tr130.
Như vậy, theo Lênin kết luận trên của Xupan là chưa đầy đủ và chưa đi
vào bản chất bên trong. Vì vậy phải mở rộng kết luận đó và phải khẳng định:
việc xâm chiếm thuộc địa là một tất yếu bắt nguồn từ bản chất của chủ nghĩa
đế quốc.
Trong phần này Lênin còn phê phán quan điểm của các nhà kinh tế học
tư sản về chính sách thực dân. Ở đây họ không hiểu đc chính sách thực dân ở
thời đại chủ nghĩa đế quốc nên đã đồng nhất chính sách thực dân của chủ
nghĩa tư bản tự do cạnh tranh với chính sách thực dân của chủ nghĩa đế quốc,
thậm chí còn so sánh đại La Mã với đại Anh Quốc.
Lênin viết: “Chính sách thực dân và chủ nghĩa đế quốc đã có ngay từ
trước giai đoạn hiện đại của chủ nghĩa tư bản và thậm chí trước cả chủ nghĩa
tư bản nữa. La-mã được xây dựng trên cơ sở chế độ nô lệ, đã thực hiện chính
sách thực dân và đã thực hành chủ nghĩa đế quốc rồi. Song những nghị luận
“chung chung” về chủ nghĩa đế quốc, vì bỏ qua hoặc xem nhẹ sự khác nhau
căn bản giữa những hình thái kinh tế xã hội, nên không tránh khỏi trở thành
những câu tầm thường rỗng tuếch, hay những câu khoác lác, như việc so sánh
Đại La-mã với Đại Anh quốc.”( Chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của chủ
nghĩa tư bản, Lênin, NXB Tiến Bộ, tr139).
Đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa tư bản hiện đại là sự thống trị của liên
minh độc quyền của bọn kinh doanh lớn nhất. Các tổ chức độc quyền này trở
nên vững chắc nhất khi một mình chúng chiếm đoạt được hết thảy các nguồn
nguyên vật liệu.Lênin viết: “Cố nhiên, bọn cải lương tư sản và trong số đó thì

đặc biệt là phái Causky hiện nay, đang tìm cách làm giảm bớt ý nghĩa của sự
thật đó bằng cách nói rằng người ta có thể kiếm nguyên liệu trên thị trường tự
do mà không cần đến chính sách thực dân tốn kém và nguy hiểm, và người ta
8


có thểtăng rất mạnh lượng cung về nguyên liệu bằng cách đơn giản cải thiện
những điều kiện của nông nghiệp nói chung”( Chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột
cùng của chủ nghĩa tư bản, Lênin, NXB Tiến Bộ, tr141-142).
Song những ý kiến nêu lên ấy đã biến thành sự bảo vệ chủ nghĩa đế
quốc, tô điểm cho chủ nghĩa đế quốc, vì những ý kiến nêu lên đó xuất phát từ
chỗ bỏ qua các đặc điểm chủ yếu của chủ nghĩa tư bản hiện đại là: các tổ chức
độc quyền. Thị trường tự do ngày càng lùi vào quá khứ, các xanh-đi-ca và tơrớt độc quyền ngày càng cắt xén thị trường đó, còn việc “đơn giản” cải thiện
những điều kiện của nông nghiệp thì dẫn đến chỗ cải thiện tình cảnh của quần
chúng, nâng cao tiền công và làm giảm lợi nhuận. Nhưng thử hỏi, ngoài óc
tưởng tượng của bọn cải lương nói ngọt như đường ra thì còn tìm đâu ra được
những tơ-rớt có thể quan tâm đến tình cảnh của quần chúng chứ không phải là
quan tâm đến việc đi xâm chiếm thuộc địa.
Từ những điều phê phán về các nhà kinh tế tư sản, Lênin đã đưa ra
những đặc điểm cơ bản của chính sách thực dân của tư bản tài chính. Thứ
nhất, chính sách thực dân của tư bản tài chính được hình thành trên cơ sở tư
bản độc quyền và là sản phẩm tất yếu của sự thống trị của tư bản độc quyền.
Thứ hai,chính sách thực dân của tư bản tài chính tạo nên nhiều hình thức lệ
thuộc. Thứ ba, việc phân chia lãnh thổ thế giới, không phải là chia dứt khoát,
vĩnh viễn mà có tính chất tạm thời, do đó tất yếu dẫn đến các cuộc chiến tranh
để phân chia lại.
2.2 Lý luận của các nhà kinh tế học tư sản và Causky về chủ nghĩa đế
quốc giai đoạn đặc biệt của chủ nghĩa tư bản.
2.2.1 Định nghĩa của Lênin về chủ nghĩa đế quốc:
Chủ nghĩa đế quốc là sự phát triển và sự kế tục trực tiếp của những đặc

tính cơ bản của chủ nghĩa tư bản nói chung . Nhưng chủ nghĩa tư bản chỉ trở
thành chủ nghĩa đế quốc tư bản chủ nghĩa khi nó đã đạt tới một trình độ phát
triển nhất định, rất cao, khi một số những đặc tính cơ bản của chủ nghĩa tư
9


bản biến thành điều trái ngược với đặc tính đó, khi những đặc điểm của một
thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản sang một chế độ kinh tế xã hội cao hơn, đã
hình thành và bộc lộ ra hoàn toàn. Về mặt kinh tế, điểm cơ bản của quá trình
này là sự độc quyền tư bản chủ nghĩa đã thay thế cho cạnh tranh tự do tư bản
chủ nghĩa. Cạnh tranh tự do là đặc tính cơ bản của chủ nghĩa tư bản và của
nền sản xuất hàng hóa nói chung; độc quyền là cái trực tiếp trái ngược với
cạnh tranh tự do, nhưng trước mắt chúng ta cạnh tranh tự do biến thành độc
quyền và tạo ra nền sản xuất lớn, loại bỏ nền sản xuất nhỏ, thay thế một nền
sản xuất lớn bằng một nền sản xuất lớn hơn nữa. Đồng thời độc quyền không
thủ tiêu được cạnh tranh tự do cái mà đã sinh ra chúng, chúng tồn tại ở bên
cạnh tranh tự do và cùng với sự cạnh tranh tự do, do đó mà gây ra một số mâu
thuẫn va chạm và xung đột đặc biệt gay gắt và kịch liệt. Độc quyền là bước
quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên một chế độ cao hơn.
Từ đó, Lênin xác định bản chất kinh tế của chủ nghĩa đế quốc bằng
những định nghĩa:
Một là, định nghĩa vắn tắt: “Nếu cần định nghĩa chủ nghĩa đế quốc cho
thật hết sức vắn tắt thì phải nói rằng chủ nghĩa đế quốc là giai đoạn độc quyền
của chủ nghĩa tư bản”( Lênin toàn tập, t27, tr489).
Định nghĩa này đã nêu được cái bản chất nhất, chủ yếu nhất của chủ
nghĩa đế quốc, song chưa nêu được những đặc điểm cơ bản và không bao quát
được những mối liên hệ. Do đó phải nêu định nghĩa thứ hai.
Hai là, định nghĩa đầy đủ: Theo Lênin định nghĩa đầy đủ phải bao gồm
năm dấu hiệu cơ bản. Lênin viết: “ Khi định nghĩa chủ nghĩa đế quốc phải đưa
ra một định nghĩa bao gồm năm dấu hiệu cơ bản của chủ nghĩa đế quốc: 1) Sự

tập trung sản xuất và tư bản đạt tới mức độ phát triển cao khiến nó tạo ra
những tổ chức độc quyền có vai trò quyết định trong hoạt động kinh tế; 2) Sự
hợp nhất tư bản công nghiệp với tư bản ngân hàng, và trên cơ sở tư bản tài
chính đó, xuất hiện một bọn đầu sỏ tài chính; 3)Việc xuất khẩu tư bản, khác
10


với việc xuất khẩu hàng hóa đã có một ý nghĩa đặ biệt quan trọng; 4) Sự hình
thành những liên minh độc quyền quốc tế của bọn tư bản chia nhau thế giới
và 5) Việc các cường quốc tư bản lớn nhất đã chia nhau xong đất đai tên thế
giới”( Lênin toàn tập, t27, tr490).
2.2.2 Lý luận của các nhà kinh tế học tư sản và Causky về chủ nghĩa đế
quốc:
Trong tác phẩm “Chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa
tư bản” Lênin viết: “ Để bạn đọc có được một khái niệm hết sức có căn cứ về
chủ nghĩa đế quốc, chúng tôi cố tìm cách dẫn ra thật nhiều ý kiến của những
nhà kinh tế học tư sản đã phải buộc thừa nhận những sự thật đã được xác nhận
một cách đặc biệt không chối cãi được, rút từ trong nền kinh tế hiện đại chủ
nghĩa tư bản”( Lênin toàn tập, t27, tr490).
Nhưng tranh luận về định nghĩa chủ nghĩa đế quốc, thì phải tranh
luận trước hết với Causky, nhà lý luận Mac xít chủ yếu của thời đại mà
người ta gọi là thời đại Quốc tế II, nghĩa là khoảng thời gian 25 năm từ
1889 đến 1914. Năm 1915 và ngay từ tháng mười một 1914, Causky đã
hoàn toàn kiên quyết lên tiếng phản đối những tư tưởng cơ bản thể hiện
trong định nghĩa của Lênin về chủ nghĩa đế quốc, và tuyên bố rằng phải
hiểu chủ nghĩa đế quốc là một chính sách, chính là một chính sách nhất
định mà tư bản tài chính “ưa thích” chứ không phải là một “giai đoạn” hoặc
một trình độ phát triển của nền kinh tế.
Causky đã định nghĩa như sau: “Chủ nghĩa đế quốc là sản phẩm của
chủ nghĩa tư bản công nghiệp phát triển cao. Đó là xu hướng của mỗi dân tộc

tư bản chủ nghĩa công nghiệp muốn sáp nhập hoặc chinh phục tất cả những
vùng nông nghiệp lớn, bất kể dân tộc ở những vùng đó là dân tộc nào.” (Lênin
toàn tập, t27,tr491-492).
Theo Lênin những quan điểm của Causky hoàn toàn không dùng được
và mang tính chất phản động vì nó chỉ tách riêng vấn đề ra một cách phiến
11


diện, tức là một cách tùy tiện ( tuy rằng xét về bản thân vấn đề đó và về mối
quan hệ của vấn đề đó với chủ nghĩa đế quốc, thì vấn đề đó là một vấn đề cực
kỳ quan trọng), gắn liền một cách tuỳ tiện và sai lầm vấn đề ấy chỉ với riêng
tư bản công nghiệp trong những nước đi thôn tính nước khác, và nêu lên một
cách cũng không kém phần tùy tiện và sai lầm, việc thôn tính những vùng
nông nghiệp.
Chủ nghĩa đế quốc là xu hướng đi đến những cuộc thôn tính –phần
chính trị trong định nghĩa của Causky quy lại là như thế. Phần đó đúng nhưng
hết sức không đầy đủ, vì xét về mặt chính trị thì chủ nghĩa đế quốc nói chung
là xu hướng đi đến bạo lực và phản động. Nhưng cái chúng ta quan tâm ở đây,
là về mặt kinh tế của vấn đề, mà chính Causky cũng đưa vào định nghĩa của
ông ta. Những chỗ sai trong định nghĩa của Causky lộ ra sờ sờ trước mắt.
Điểm tiêu biểu của chủ nghĩa đế quốc chính lại không phải tư bản công
nghiệp, mà là tư bản tài chính. Tiêu biểu của chủ nghĩa đế quốc chính là ở chỗ
nó có xu hướng thôn tính không những các vùng nông nghiệp, mà thậm chí cả
những vùng có nhiều công nghiệp nhất, vì một là, sự phân chia thế giới đã
xong rồi cho nên khi chia lại người ta buộc phải với tay tới bất cứ đất đai nào;
hai là, điểm trọng yếu của chủ nghĩa đế quốc là sự cạnh tranh của một số
cường quốc lớn chiếm bá quyền, nghĩa là muốn đi xâm chiếm đất đai, chủ yếu
là không phải nhằm trực tiếp chiếm chobản thân mình, mà nhằm làm suy yếu
đối thủ và đánh đổ bá chiếm của đối thủ nữa.
Causky đã đặc biệt viện dẫn, và nhiều lần viện dẫn người Anh, tưởng

như người Anh đã xác định ý nghĩa thuần túy chính trị cho danh từ chủ nghĩa
đế quốc đúng theo ý của Causky. Lênin đã dẫn ra đây tác phẩm của một người
Anh là Hốp-xơn, nhan đề “ Chủ nghĩa đế quốc”, xuất bản năm 1902, trong đó
ta đọc thấy như sau:
“ Chủ nghĩa đế quốc mới khác với chủ nghĩa đế quốc cũ: một là ở chỗ
nó không biểu thị những ước vọng của một đế quốc đang bành trướng, mà
12


biểu thị lý luận và thực hành của nhiều đế quốc cạnh tranh với nhau, những đế
quốc này đều bị chi phối bởi cùng những khát vọng như nhau là bành trướng
về chính trị và được lời về thương mại; hai là, ở chỗ những lợi ích tài chính
hay lợi ích liên quan đến đầu tư tư bản lại thống trị những lợi ích thương mại.
Chúng ta thấy rằng trên thực tế Causky đã hoàn toàn sai khi viện dẫn
người Anh nói chung. Chúng ta thấy rằng Causky tự xưng là vẫn tiếp tục bảo
vệ chủ nghĩa Mác, nhưng thật ra lại thụt lùi một bước so với nhà xã hội tự do
chủ nghĩa Hốp-xơn vì ông này còn biết chú ý một cách đúng hơn về hai đặc
điểm lịch sử và cụ thể.( Với định nghĩa của mình Causky lại giễu cợt tính lịch
sử cụ thể) của chủ nghĩa đế quốc hiện đại.
Định nghĩa của Causky không phải chỉ sai lầm không Mác xít mà thôi.
Nó còn dùng làm cơ sở cho một hệ thống quan điểm đoạn tuyệt hoàn toàn với
lý luận Mác xít và thực tiễn Mác xít. Thực chất vấn đề là ở chỗ Causky tách
rời chính sách của chủ nghĩa đế quốc khỏi nền kinh tế cuả nó; ông ta giải
thích rằng những cuộc thôn tính là chính sách “ưa thích” của tư bản tài chính,
và ông ta đem đối lập chính sách này với một chính sách tư sản khác tưởng
như có thể thực hiện được cũng trên cơ sở tư bản tài chính đó. Thế ra các tổ
chức độc quyền trong kinh tế đều có thể tương dung với một phương pháp
hành động chính trị không có tính chất độc quyền, không có tính chất bạo lực,
không có tính chất xâm lược. Thế ra sự phân chia đất đai trên thế giới được
hoàn thành đúng ngay vào thời kỳ tư bản tài chính và là cơ sở của các hình

thức cạnh tranh đặc thù hiện tại giữa những nước tư bản lớn nhất, lại có thể
tương dung với một chính sách không phải là đế quốc chủ nghĩa. Kết quả là,
đáng lẽ phải vạch ra tính chất sâu sắc của những mâu thuẫn cơ bản nhất trong
giai đoạn hiện đại của chủ nghĩa tư bản, thì lại làm lu mờ và xoa dịu những
mâu thuẫn đó. Kết quả là chủ nghĩa cải lương tư sản chứ không phải là chủ
nghĩa Mác.

13


Trong tác phẩm “Chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa
tư bản” Lênin có nêu lên nội dung tranh luận giữa Causky và Cu-nốp – một
người Đức đã từng biện hộ cho chủ nghĩa đế quốc và biện hộ cho những cuộc
thôn tính với lý lẽ vừa trâng tráo vừa thô kệch: chủ nghĩa đế quốc là chủ nghĩa
tư bản hiện đại, sự phát triển của chủ nghĩa tư bản là tất nhiên và tiến bộ, vậy
thì chủ nghĩa đế quốc là tiến bộ cho nên phải suy tôn và ca tụng nó. Causky
đã cãi lại : không, chủ nghĩa đế quốc không phải là chủ nghĩa tư bản hiện đại,
nó chỉ là một trong những hình thức của chính sách của chủ nghĩa tư bản hiện
đại, và chúng ta có thể và phải chống lại chính sách đó, chống lại chủ nghĩa
đế quốc, chống lại việc thôn tính…
Câu cãi lại này tưởng như hoàn toàn có lý, nhưng thật ra nó là một lời
nói tuyên truyền tinh vi hơn, ngụy trang khéo léo hơn và do đó nguy hiểm
hơn cho sự thỏa hiệp với chủ nghĩa đế quốc, vì đấu tranh chống chính sách
của tơ-rớt và các ngân hàng mà không đụng đến cơ sở kinh tế của các tơ-rớt
và các ngân hàng đó, thì chỉ là chủ nghĩa cải lương và chủ nghĩa hòa bình tư
sản, chỉ là những lời mong ước tốt lành và vô hại. Đáng lẽ phải lột trần tất cả
tính chất sâu sắc của mâu thuẫn hiện có, thì lại lảng tránh không nói đến
những mâu thuẫn ấy, bỏ qua những mâu thuẫn quan trọng nhất trong số
những mâu thuẫn ấy. Lý luận của Causky không có tý gì giống với chủ nghĩa
Mác cả. Rõ ràng một thứ lý luận như thế chỉ để bảo vệ cho cái tư tưởng muốn

thống nhất với bọn Cu-nốp mà thôi.
Xét về mặt thuần túy kinh tế, Causky viết: không loại trừ khả năng là
chủ nghĩa tư bản sẽ còn trải qua mộ giai đoạn mới nữa trong đó chính sách
các-ten sẽ được ứng dụng vào chính sách đối ngoại, đó là giai đoạn chủ nghĩa
đế quốc cực đoan, nghĩa là chủ nghĩa siêu đế quốc, giai đoạn liên hợp các đế
quốc trên toàn thế giới, chứ không phải giai đoạn đấu tranh giữa các đế quốc
với nhau; giai đoạn chấm dứt các cuộc chiến tranh dưới chế độ tư bản chủ

14


nghĩa, giai đoạn tư bản tài chính thống nhất với nhau trên phạm vi quốc tế để
cùng nhau thống trị thế giới.
Thuyết chủ nghĩa đế quốc cực đoan đoạn tuyệt hoàn toàn vĩnh viễn và
dứt khoát với chủ nghĩa Mác. Nếu chúng ta hiểu quan điểm thuần túy về kinh
tế là một sự trừu tượng thuần túy, thì như thế tất cả nhữnggì có thể nói được
đều quy tụ ở một luận điểm sau: sự phát triển dẫn đến các tổ chức độc quyền
và do đó dẫn đến các tổ chức độc quyền trên toàn thế giới. Đó là một điều
không thể chối cãi được, nhưng điều đó cũng hoàn toàn không có nội dung.
Theo ý nghĩa đó thì thuyết “chủ nghĩa đế quốc cực đoan” cũng vô lý như
thuyết “nông nghiệp cực đoan”. Những lời hoàn toàn không có nội dung của
Causky nói về chủ nghĩa đế quốc cực đoan, cũng khuyến khích cái tư tưởng
hêt sức sai lầm và có tính chất tiếp tay cho bọn biện hộ chủ nghĩa đế quốc, là
sự thống trị của tư bản tài chính tưởng như làm giảm bớt những chênh lệch
và mâu thuẫn trong nền kinh tế thế giới, trong khi đó thì sự thống trị ấy hực tế
làm cho những sự chênh lệch và mâu thuẫn đó tăng thêm.
Từ sự phê phán trên, Lênin kết luận: Kết quả là đáng lẽ ra phải vạch ra
tính chất sâu sắc của những mâu thuẫn cơ bản nhất trong giai đoạn hiện đại
của chủ nghĩa tư bản, thì lại làm lu mờ và xoa dịu những mâu thuẫn đó. Kết
quả là chủ nghĩa cải lương tư sản chứ không phải là chủ nghĩa Mác.

2.2.3 Lênin phê phán lý luận của các nhà kinh tế học tư sản và Causky
về chủ nghĩa đế quốc:
Trong phần này Lênin phê phán các quan điểm tư sản chủ yếu là các quan
điểm của Hốp-xơn và Causky về chủ nghĩa đế quốc trên cả hai phương diện
phương diện nhận thức và thái độ của họ đối với chủ nghĩa đế quốc. Trên cơ
sở đó mà xây dựng và củng cố quan điểm của mình.
Lênin viết: “Các học giả và các nhà chính luận tư sản vẫn bênh vực chủ
nghĩa đế quốc bằng một hình thức thường được che đậy đôi chút; họ che giấu
sự thống trị hoàn toàn và những gốc rễ sâu xa của chủ nghĩa đế quốc; họ cố
15


sức đưa những điểm bộ phận, những chi tiết thứ yếu lên hàng đầu, cố làm cho
người ta không chú ý đến điểm căn bản, bằng cách đưa ra những dự án viển
vông, như việc lấy cơ quan cảnh sát để giám sát các tơ-rớt và ngân hàng…
Còn bọn đế quốc chủ nghĩa thì công khai trắng trợn thì ít phát biểu hơn,
chúng mạnh bạo thừa nhận rằng tư tưởng muốn cải cách những đặc tính cơ
bản của chủ nghĩa đế quốc là phi lý”( Lênin toàn tập, t27, tr516).
Lênin đã phê phán quan điểm của Hốp-xơn như sau: Hốp-xơn cho rằng
chủ nghĩa đế quốc là một chính sách, nên ông đã kịch liệt phê phán quan điểm
cho rằng chủ nghĩa đế quốc là không tránh khỏi là một tất yếu. Với quan điểm
cho chủ nghĩa đế quốc là một chính sách, nên theo ông có thể cải biến được
chủ nghĩa đế quốc mà không cần phải đấu tranh giai cấp và tiến hành cách
mạng vô sản.
Trong khi Hốp-xơn phê phán chủ nghĩa đế quốc, ông đã đi trước Causky
khi ông phản đối thuyết “tính tất yếu của chủ nghĩa đế quốc” và viện đến sự
cần thiết phải nâng cao khả nămg tiêu dùng của nhân dân. Đứng trên quan
điểm tiểu tư sản để phê phán chủ nghĩa đế quốc, phê phán tính vạn năng của
ngân hàng, của bọn đầu sỏ tài chính…
Lênin đã phê phán quan điểm trên của Hốp-xơn, Người đã chỉ ra tính

chất cải lương cơ hội của Hốp-xơn.
Đặc biệt trong phần này Lênin đã lên tiếng phê phán quan điểm của
Causky về chủ nghĩa đế quốc.
Causky đã ủng hộ và tán dương quan điểm của phái tiểu tư sản, muốn
dùng cải cách hòa bình để thay đổi cở kinh tế của chủ nghĩa đế quốc. Lênin
viết: “Việc Causky và trào lưu quốc tế rộng lớn theo Causky đoạn tuyệt với
chủ nghĩa Mác, thể hiện chính ở chỗ Causky đã không những không muốn và
không biết chống lại phái đối lập tiểu tư sản, cải lương căn bản là phản động
về mặt kinh tế, mà trái lại trên thực tế Causky lại hợp nhất với nó.”
toàn tập,t27,tr518).
16

( Lênin


Causky đã lẩn tránh và làm lu mờ những mâu thuẫn sâu xa và căn bản
của chủ nghĩa đế quốc. Lênin viết: “Việc Causky làm lu mờ các mâu thuẫn
sâu sắc nhất của chủ nghĩa đế quốc, làm lu mờ như thế tất nhiên dẫn tới chỗ tô
điểm cho chủ nghĩa đế quốc, không thể không ảnh hưởng cả đến việc tác giả
này phê phán những đặc tính chính trị của chủ nghĩa đế quốc. Chủ nghĩa đế
quốc là thời đại tư bản tài chính và thời đại các tổ chức độc quyền, ở khắp nơi
các tổ chức này đều có tư tưởng thống trị, chứ không phải là xu hướng tự do”(
Lênin toàn tập, t27,tr531).
Mặt khác nữa Lênin cũng viết: “ Sở dĩ sự phê phán trên phương diện lý
luận của Causky về đế quốc chẳng có gì là giống chủ nghĩa Mác cả,sở dĩ nó
chỉ có thể dùng để tuyên truyền cho sự hòa bình và thống nhất với bọn cơ hội
chủ nghĩa và bọn xã hội sô-vanh, là vì nó làm lẩn tránh và lu mờ chính những
mâu thuẫn nhất và căn bản nhất của chủ nghĩa đế quốc; mâu thuẫn giữa độc
quyền với cạnh tranh tự do là cái tồn tại bên trong độc quyền; mâu thuẫn giữa
những hoạt động quy mô rất lớn và những lợi nhuận rất lớn của tư bản tài

chính với việc buôn bán ngay thật tren thị trườngtự do, mâu huẫn giữa một
bên là các-ten và tơ-rớt với một bên là công nghiệp không các-ten
hóa.”(Lênin toàn tập,t27,tr526).
Causky đã đề ra thuyết “chủ nghĩa đế quốc cực đoan”. Theo Causky do
tập trung sản xuất sẽ đưa tới cả thế giới chỉ còn một tổ chức độc quyền duy
nhất, đến giai đoạn đó thì chỉ có hòa bình và không có chiến tranh. Thuyết
“chủ nghĩa đế quốc cực đoan” do Causky nghĩ ra mang tính chất hoàn toàn
phản động.Theo Causky : “Chính sách đế quốc chủ nghĩa hiện tại phải chăng
sẽ có thể được thay thế bằng một chính sách mới, chính sách đế quốc chủ
nghĩa cực đoan, một chính sách sẽ đem việc tư bản tài chính liên hiệp trên
phạm vi quốc tế để cùng nhau bóc lột thế giới, thay cho cuộc đấu tranh giữa
các tập đoàn tư bản tài chính các nước.”(Lênin toàn tập,t27,tr526-527).

17


Lênin viết: “Causky bênh vực “lý tưởng phản động”, “chế độ dân chủ
hòa bình”, “tác dụng đơn thuần của các nhân tố kinh tế” đối với thời đại tư
bản tài chính, như thế là ông đã đoạn tuyệt với chủ nghĩa Mác, vì khách quan
mà nói thì lý tưởng đó kéo người ta thụt lùi từ chủ nghĩa tư bản độc quyền trở
về chủ nghĩa tư bản không độc quyền, đó là một trò bịp bợm cải lương chủ
nghĩa”(Lênin toàn tập,t27,tr521).
Theo Lênin nếu trừu tượng hóa thuần túy kinh tế thì có chủ nghĩa siêu
đế quốc. Nhưng còn trong thực tế thì không thể có được. Vì do sự phát triển
không đều của chủ nghĩa tư bản, nên khi xác lập được sự thống nhất của chủ
nghĩa đế quốc thì chủ nghĩa tư bản đã bị tiêu diệt rồi.
Vì vậy Lênin kết luận: “Sự phân tích về lý luận cũng như sự phê
phán trên phương diện kinh tế và chính trị của Causky về chủ nghĩa đế
quốc, đều hoàn toàn tiêm nhiễm cái tinh thần tuyệt đối không thể dung
hòa được với chủ nghĩa Mác, tức là làm lu mờ và giảm nhẹ mâu thuẫn

căn bản nhất, và cái ý đồ bảo vệ cho bằng được sự thống nhất đang suy
sụp với chủ nghĩa cơ hội trong phong trào công nhân châu Âu”(Lênin
toàn tập,t27,tr533).
3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề.
3.1 Ý nghĩa của tác phẩm “Chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của
chủ nghĩa tư bản”:
Thứ nhất, tác phẩm “Chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa
tư bản” là một cống hiến to lớn của Lênin vào kho tàng lý luận của nhân loại.
Thông qua tác phẩm này, Lênin đã trình bày một cách hệ thống và sâu sắc về
chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn phát triển cao của chủ nghĩa tư bản. Do vậy, tác
phẩm này là sự kế tục trực tiếp bộ tư bản của Mác, là bộ phận quan trọng hình
thành nên học thuyết kinh tế Mác - Lênin về phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa.

18


Thứ hai, tác phẩm ra đời đã đáp ứng được yêu cầu của thời đại là làm
rõ được bản chất của chủ nghĩa đế quốc, đồng thời vạch rõ địa vị lịch sử của
nó, từ đó vạch ra tính tất yếu diệt vong của chủ nghĩa đế quốc nói riêng và
chủ nghĩa tư bản nói chung. Trên cơ sở đó vạch ra đường lối đấu tranh cách
mạng cho giai cấp vô sản và quần chúng lao động trên toàn thế giới tiếp tục
tiến lên.
Thứ ba, tác phẩm giúp ta có cơ sở khoa học để phê phán các quan điểm
tư sản, cải lương, đặc biệt là quan điểm của Causky về chủ nghĩa đế quốc, từ
đó thấy rõ tính chất phản động phi Mác xít của Causky.
Thứ tư, tác phẩm ra đời cách đây gần 100 năm nhưng nó vẫn giữ
nguyên giá trị lý luận và thực tiễn to lớn trong thời đại ngày nay.
Có thể nói những lý luận của Lênin về chủ nghĩa đế quốc là chìa khoá
để tìm hiểu bản chất và quy luật vận động của chủ nghĩa tư bản hiện nay.

Cho nên chủ nghĩa Mác - Lênin luôn luôn là kim chỉ nam cho mọi hành
động cách mạng, là ngọn đuốc soi đường cách mạng, đưa loài người tiến bộ đi
đến độc lập, dân tộc, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
3.2 Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề đối với việc nhận định và
đánh giá về sự phát triển của chủ nghĩa tư bản hiện nay.
3.2.1 Nhận định về chủ nghĩa tư bản hiện nay:
Trong thời đại ngày nay, chủ nghĩa tư bản nói chung, chủ nghĩa đế quốc
nói riêng luôn tìm cách thích nghi trước sự biến đổi nhanh chóng, phức tạp
của các mối quan hệ kinh tế, chính trị quốc tế, nhưng bản chất của chúng vẫn
không thay đổi. Bởi vậy, trong quá trình mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế,
chúng ta phải đề cao cảnh giác, chủ động chống lại âm mưu "diễn biến hòa
bình", ra sức phát huy nội lực và giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa.
Cuối thế kỷ thứ XIX, cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật lần thứ hai xuất
hiện, chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh chuyển thành chủ nghĩa tư bản độc
quyền. Từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vào những năm 30 của thế
19


kỷ XX và rõ nhất là sau chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa tư bản độc
quyền chuyển thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Bắt đầu từ những
năm 80 của thế kỷ XX, sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã dẫn đến toàn cầu hóa kinh tế và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà
nước chuyển thành chủ nghĩa tư bản độc quyền xuyên quốc gia.
Trước xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển, chủ nghĩa đế quốc cũng
"hưởng ứng" hòa bình, ký kết "hợp tác", nhưng mục đích cuối cùng của chúng
là để tiếp tục tồn tại, phát triển và thống trị thế giới. Mối quan tâm sống còn
của chúng nằm trong lợi ích của chủ nghĩa tư bản độc quyền. Chúng chỉ muốn
tiếp tục sống với tư cách là giai cấp thống trị và bóc lột. Chỉ có điều, do tình
thế ngày nay đã khác trước nên chúng chọn hình thức, biện pháp thôn tính, nô
dịch cho phù hợp hơn.
Chúng ta quả thật chưa đánh giá hết khả năng co giãn của cơ cấu kinh tế

tư bản chủ nghĩa, cũng như tính linh hoạt của những người kinh doanh tư bản
biết di động, tiến thoái, đồng thời vẫn còn giữ được vị trí của họ. Chủ nghĩa
Tư bản hiện đại đã đi rất xa trong quá trình toàn cầu hoá sản xuất xã hội và
nhất thể hoá kinh tế. Sự điều tiết của tư bản tư nhân đối với các quá trình kinh
tế quyện chặt với sự điều tiết của nhà nước tư sản thông qua công cụ luật pháp
- hành chính - kinh tế - xã hội hết sức đa dạng. Một cơ chế siêu quốc gia đặc
biệt, có chức năng điều tiết mâu thuẫn chính trị và kinh tế của Chủ nghĩa tư
bản, đã được thiết lập. Mặc dù cơ chế này chưa hoàn chỉnh, nhưng nó cũng đã
góp phần giải quyết một số trục trặc của chủ nghĩa tư bản.
Vì vậy, khi đánh giá chủ nghĩa tư bản hiện đại, cần cân nhắc cả hai mặt.
Một mặt, đúng là những khuyết tật của nó, những mâu thuẫn của nó, những
cặn bã của nó, vẫn chưa mất đi. Nhưng mặt khác, năng lực phát triển và tự cải
tạo của nó, khả năng thích ứng của nó với điều kiện mới, rõ ràng không nhỏ.
3.2.2 Có phương pháp luận đúng đắn khi nghiên cứu về chủ nghĩa tư
bản:
20


Chủ nghĩa tư bản ngày nay đã có nhiều sựu biến đổi so với trước đây, vì
vậy trong việc nghiên cứu nó đòi hỏi phải có phương pháp đúng đắn thì mới
nhận thức nhìn nhận rõ bản chất của nó.
Môt là, khi xem xét và nghiên cứu chủ nghĩa tư bản không nên chỉ xem
xét một mặt, một chiều, không tách rời quan hệ sản xuất với lực lượng sản
xuất, không nên chỉ quan tâm lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng.
Hai là, cần nghiên cứu cơ chế mới của chủ nghĩa tư bản và cần đánh
giá lại tiềm năng của chủ nghĩa tư bản.
Ba là, không nên hiểu chủ nghĩa tư bản tự nó tha hóa mà phải thấy chủ
nghĩa tư bản đã tự điều chỉnh, có khả năng thích nghi, có khả năng phát triển
lực lượng sản xuất hơn nữa. Tuy nhiên nó không thể tự tiêu vong hay tự mất
đi mà cũng cần phải có một cuộc cách mạng.

Bốn là, khi nghiên cứu chủ nghĩa tư bản hiện nay thì cần phải xác định
đúng vai trò của nhà nước tư bản độc quyền. Nắm được những biểu hiện mới
của độc quyền từ đó có cái nhìn đúngg về nó. Một mặt nhà nước tư bản độc
quyền bảo vệ và duy trì chế độ tư bản chủ nghĩa hay bảo vệ độc quyền, mặt
khác nó kích thích sự phát triển của lực lượng sản xuất.
3.2.3 Nhìn rõ bản chất của chủ nghĩa tư bản hiện nay và thấy được xu thế
diệt vong của chủ nghĩa tư bản:
Chủ nghĩa tư bản ngày nay đã tạo ra được một số nhân tố có tác dụng
thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển đó là: Nhà nước tư sản đã thực hiện sự điều
tiết nền kinh tế một cách có hiệu quả trên nhiều mặt khoa học công nghệ,
chuyển dịch cơ cấu,…; Chủ nghĩa tư bản ngày nay đã thực hiện khá thành
công trong vai trò xã hội hóa sản xuất thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển
vượt qua khỏi phạm vi quốc gia; Chủ nghĩa tư bản hiện nay phát triển mạnh
mẽ các công cụ, phương tiện sản xuất tinh xảo, hiện đại với công nghệ kỹ
thuật tiên tiến…

21


Tuy nhiên nó đã và đang làm nảy sinh ra những mâu thuẫn mới ngày
càng gay gắt. Đó là mâu thuẫn giữa tư bản và lao động làm thuê là không giải
quyết được; mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc đối với chủ
nghĩa đế quốc đã trở thành mâu thuẫn giữa các nước chậm phát triển với các
nước tư bản phát triển ngày càng tăng lên; mâu thuẫn giữa các nước tư bản
với nhau; mâu thuẫn giữa các chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội tồn tại và
phát triển.
Chủ nghĩa tư bản ngày nay với những thành tựu đáng kể mà nó đã đạt
được chính là sự chuẩn bị tốt nhất các điều kiện và tại ra tiền đề cho sự ra đời
của chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới. Chủ nghĩa xã hội tuy hiện thời còn
đang trong tình trạng thoái trào, song với bản chất tốt đẹp hơn hẳn chủ nghĩa

tư bản thì xu hướng vận động của xã hội loài người đi lên chủ nghĩa xã hội là
không thể đảo ngược. Nhận thức rõ xu hướng vận động đó, chúng ta có niềm
tin vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở
nước ta. Song cần có cái nhìn và hành động đúng để đưa nó trở thành hiện
thực.
3.3 Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này đối với việc phát triển
nền kinh tế ở Việt Nam hiện nay.
3.3.1 Thực trạng nền kinh tế nước ta hiện nay:
Qua hơn 20 năm đổi mới và hội nhập nền kinh tế quốc tế, nền kinh tế
nước ta đã có nhiều biến đổi và chịu sự ảnh hưởng và chi phối của nền kinh tế
toàn cầu. Độc quyền ít nhiều đã xâm nhập và ảnh hưởng đến nền kinh tế nước
ta. Nghị quyết hội nghị Trung ương 3 (khóa IX) đã khẳng định: “Không biến
độc quyền nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp”, tuy nhiên hiện nay đã có
sự biến đổi và độc quyền Nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp.
Là một nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế
hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, độc
quyền kinh doanh ở Việt Nam được quyết định bởi biện pháp hành chính của
22


Nhà nước, được trao đổi cho các tổng công ty nhà nước và các tổng công ty
đó thực hiện kinh doanh độc quyền, bất chấp năng lực yếu kém về tài chính
và công nghệ, chỉ nhờ vào các rào cản hành chính không cho phép bất kỳ
doanh nghiệp nào khác (liên doanh nước ngoài, tư nhân trong nước, doanh
nghiệp nhà nước khác) được cùng kinh doanh,hạn chế thương quyền thông
qua hệ thống giấy phép kinh doanh, bởi cơ chế giá (như giá điện, giá cước
viễn thông, giá vé máy bay) và các hành vi của các quan chức nhà nước và
các cấp (trong xét chọn thầu)…. Về mặt lý thuyết, độc quyền như vậy có thể
đem lại lợi thế về quy mô sản xuất lớn, về hiệu quả đầu tư tập trung, về phát
huy lực lượng khoa học, công nghệ… không hoàn toàn phủ nhận rằng, có thể

đã có một số tác động tích cực nhất định nào đó ở một thời điểm có giới hạn,
song hiện nay, toàn dân đều đã nhận thức sâu sắc về các hạn chế và tác hại
của độc quyền đối với toàn bộ nền kinh tế. Thử hỏi, trong môi trường cạnh
tranh, liệu Vinaphone có thể tự cho phép có sự cố nghiêm trọng như vừa qua
hay không? Giá cả quá cao với chất lượng thấp và rất không ổn định đã hạn
chế mạnh mẽ năng lực cạnh tranh của toàn nền kinh tế quốc dân.
Với thực trạng như vậy đặt ra cho các nhà quản lý kinh tế phải có những
công cụ thích hợp để điều tiết nền kinh tế, và hạn chế độc quyền.
3.3.2 Những biện pháp can thiệp của nhà nước nhằm hạn chế độc quyền:
Để mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, nhà nước sử dụng
nhiều công cụ, trong đó chủ yếu là xuất nhập khẩu. Thông qua công cụ đó,
Nhà nước có thể khuyến khích xuất khẩu, bảo hộ hợp lý sản phẩm trong nước,
nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa nước ta, giữ vững độc lập chủ
quyền, bảo vệ lợi ích quốc gia trong nền kinh tế quốc tế.
Nhà nước còn có những biện pháp can thiệp để hạn chế độc quyền:
Thi hành các chính sách chống độc quyền: chính phủ ban hành các đạo
luật nhằm ngăn ngừa một số hành vi dẫn đến độc quyền như các doanh
nghiệp cấu kết với nhau để nâng giá bán sản phẩm hay hạn chế một số cơ cấu
23


thị trường nhất định. Các nước có thị trường phát triển thường dùng biện pháp
này để điều tiết những doanh nghiệp lớn, chiếm thị phần rất cao trong khoảng
thời gian dài. Phán quyết của tòa án Mỹ năm 1911 buộc nhóm công ty
Standard Oil phải tách ra thành 34 công ty độc lập là ví dụ điển hình.
Khuyến khích cạnh tranh: chính phủ thi hành các chính sách khuyến
khích cạnh tranh bằng cách phá bỏ những rào cản để các doanh nghiệp mới dễ
xâm nhập thị trường hơn hoặc khuyến khích sự hình thành của các doanh
nghiệp mới.
Điều tiết việc định giá của các doanh nghiệp độc quyền: trái với các

điều luật chống độc quyền trong đó quy định các hành vi doanh nghiệp không
được làm, chính phủ có thể đề ra các quy định cưỡng chế doanh nghiệp phải
định giá như thế nào. Đây là biện pháp phổ biến để kiểm soát các công ty
thuộc sở hữu nhà nước.
Kiểm soát giá cả đối với doanh nghiệp độc quyền: chính phủ quy định
giá trần để doanh nghiệp độc quyền bán sản phẩm ở mức giá của thị trường
cạnh tranh nhằm đạt mức sản lượng hiệu quả. Tuy nhiên biện pháp này có
một khó khăn cơ bản là chính phủ rất khó xác định mức giá của thị trường
cạnh tranh và do vậy có thể dẫn đến tình trạng khan hiếm hàng hóa khi mức
giá trần quá bất hợp lý. Điều này đã xảy ra ở Mỹ những năm 1970 khi chính
phủ cố gắng kiểm soát giá của thịt bò và xăng dầu.
Đánh thuế: việc sử dụng chính sách thuế có thể làm giảm bớt lợi nhuận
siêu ngạch của doanh nghiệp độc quyền, phân phối lại của cải xã hội. Thế
nhưng trong thị trường độc quyền gánh nặng thuế nói chung sẽ dồn vào người
tiêu dùng nhiều hơn và vì thế cần phải được áp dụng một cách hết sức thận
trọng.
KẾT LUẬN
Tác phẩm “Chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản”
đã trang bị cho những người cộng sản một cái nhìn đúng đắn về chủ nghĩa tư
24


bản hiện đại, giúp cho các Đảng cộng sản hoạch định đường lối chiến lược
của mình trong mối quan hệ đối nội đối ngoại, trên cơ sở đó đấu tranh với
những luận điểm xuyên tạc của các nhà tư tưởng của Chủ nghĩa tư bản.
Trong tác phẩm của mình Lênin đã nêu lên những lý luận của các nhà
kinh tế học tư sản và Causky về chủ nghĩa đế quốc đồng thời phê phán những
lý luận ấy, trên cơ sở đó mà xây dựng và củng cố quan điểm của mình về chủ
nghĩa đế quốc.
Trong thời đại ngày nay, mặc dù Việt Nam đang trong quá trình phát

triển nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, theo định hướng xã
hội chủ nghĩa, nhưng chúng ta cũng là một thành viên trong tổng thể nền kinh
tế toàn cầu. Do đó, Việt Nam cũng không thể nằm ngoài những quy luật vận
động và tác động của quy luật cạnh tranh cũng như của quy luật độc quyền
đối với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội của đất nước. Vì vậy, Đảng và
Nhà nước ta cần phải đề ra được những đường lối và chính sách cho phù hợp
với yêu cầu mới của nền kinh tế quốc tế, trên cơ sở giữ vững mục tiêu định
hướng xã hội chủ nghĩa.
Tác phẩm ra đời cách đây gần 100 năm nhưng nó vẫn giữ nguyên giá
trị lý luận và thực tiễn to lớn trong thời đại ngày nay. Có thể nói những lý
luận của Lênin về chủ nghĩa đế quốc là chìa khóa để tìm hiểu bản chất và quy
luật vận động của chủ nghĩa tư bản hiện nay.

25


×