Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP - LONG BIÊN pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.1 KB, 17 trang )

Sinh viên: Nguyễn Ngọc Hưng Lớp: K45H1
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP 2
PHẦN II: TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH 6
2.3 Một số kết quả hoạt động của Agribank Long biên 12
PHẦN III: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN GIẢI QUYẾT 14
PHẦN IV: ĐỀ SUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN 14
Sinh viên: Nguyễn Ngọc Hưng Lớp: K45H1
LỜI MỞ ĐẦU
Xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu đã trở thành xu thế thời đại, nó đã và đang
diễn ra mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, tạo ra mối liên hệ chặt chẽ và làm gia tăng
sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế.
Để bắt nhịp với xu thế đó, Việt Nam đã chủ động tham gia vào quá trình
hội nhập quốc tế: gia nhập khối ASEAN, tham gia vào khu vực mậu dịch tự do
ASEAN (AFTA), gia nhập vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO), đồng thời
tham gia vào nhiều tổ chức kinh tế quốc tế cũng như các hiệp định thúc đẩy
quan hệ thương mại song phương khác.
Trong bối cảnh chung đó của cả nền kinh tế, các ngân hàng thương mại
Việt Nam đã ý thức rõ vai trò và trách nhiệm của mình, xác định được mục tiêu
của hội nhập quốc tế ngành Ngân hàng là tranh thủ thêm vốn, công nghệ, kiến
thức quản lý, mở rộng thị trường, tăng cường hợp tác tiền tệ Ngân hàng nhằm
xây dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh, một hệ thống Ngân hàng Việt
Nam có sức cạnh tranh hiệu quả, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước.
Qua thời gian thực tập tại chi nhánh Long Biên, Ngân hàng Nông nghiệp và
phát triển nông thôn với sự giúp đỡ, chỉ bảo trực tiếp của các Phòng ban trong
quá trình thực tập tại Ngân hàng kết hợp với những kiến thức đã được trang bị
trong trường và bên ngoài, em đã hoàn thành báo cáo thực tập với nội dung sau:
- Phần 1: Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


(AGRIBANK)
- Phần 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của AGRIBANK Long Biên
- Phần 3: Hướng đề tài khóa luận
Do thời gian thực tập và trình độ hạn chế nên bản báo cáo thực tập của em
không thể tránh khỏi những thiếu sót về nội dung cũng như hình thức trình bày.
Em kính mong nhận được sự nhận xét và đóng góp của thầy cô để bản báo cáo
thực tập được hoàn chỉnh. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của
lãnh đạo chi nhánh AGRIBANK Long Biên, các anh chị tại phòng tín dụng đã
giúp đỡ em hoàn thành báo cáo này.
1
Sinh viên: Nguyễn Ngọc Hưng Lớp: K45H1
PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1.1 Giới thiệu về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
Việt Nam
Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
Tên tiếng Anh: Vietnam Bank of Agriculture and Rural Development
Tên viết tắt: AGRIBANK
Hội sở chính: 24 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
ĐT : +84 (4) 37 760 118
Fax: +84 (4) 38 312 250
Trang web: /> Loại hình doanh nghiệp: Công ty thương mại hữu hạn nhà nước một
thành viên.
Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức của ngân hàng NHNo&PTNT Việt Nam
Hội đồng quản trị
Ban thư ký HĐQT Ban kiểm soát HĐQT
Tổng giám đốc
Kế toán trưởng Các phó tổng giám đốc
Hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ
Hệ thống ban chuyên môn nghiệp vụ
Sở giao dịch Chi nhánh loại 1,

lọai 2
Văn phòng đại diện Đơn vị sự nghiệp Công ty trực thuộc
Phòng giao dịch Chi nhánh loại 3
Phòng giao dịch
Chi nhánh công ty
2
Sinh viên: Nguyễn Ngọc Hưng Lớp: K45H1
1.2.Giới thiệu về AGRIBANK chi nhánh Long Biên
1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển
Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Long biên
Trụ sở tại : 562 Nguyễn Văn Cừ, Long biên, TP Hà Nội
Điện thoại: 0436502059
Fax: 04.36501933
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (AGRIBANK) – Chi nhánh
Long Biên (AGRIBANK Long Biên) là chi nhánh có quy mô hoạt động tương
đương chi nhánh cấp I.
AGRIBANK Long Biên được thành lập theo quyết định số 351/QĐ/HĐQ
ngày 30/11/2004 của Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam Hoạt động
theo quy chế về tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ cơ bản
AGRIBANK Long Biên hiện nay đang cung cấp những dịch vụ ngân
hàng với nhiều tiện ích như: huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn
với các hình thức tiền gửi có kì hạn, không kì hạn; cho vay ngắn hạn, trung
hạn và dài hạn, các dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng, kinh doanh
ngoại tệ, vàng bạc theo tiêu chuẩn ở thị trường trong nước: thực hiện các
nghiệp vụ thanh toán quốc tế; cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.
1.2.3Cơ cấu tổ chức quản lý của AGRIBANK Long Biên
Khi mới thành lập (tháng 11/2004), AGRIBANK Long Biên có cơ cấu tổ
chức gồm 7 phòng nghiệp vụ với 48 Cán bộ nhân viên. Đến nay cơ cấu tổ

chức bộ máy của Chi nhánh Long Biên có 86 người, bao gồm Giám đốc
và các phó Giám đốc, 8 phòng (tổ) nghiệp vụ và 5 phòng giao dịch:
3
Sinh viên: Nguyễn Ngọc Hưng Lớp: K45H1
Sơ đồ 2: Tổ chức bộ máy của Agribank Long Biên
Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận:
Ban giám đốc: gồm 1 Giám đốc và 2 Phó giám đốc. Giám đốc chịu trách
nhiệm và giữ vai trò chỉ đạo trong Ngân hàng; giúp việc cho giám đốc là Phó
giám đốc bao gồm:
Ông Võ Đức Tiến Chức vụ : Giám đốc
Ông Đoàn Quốc Huân Chức vụ : Phó giám đốc
Bà Phùng Thanh Hà Chức vụ : Phó giám đốc
Giám đốc: Là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của Ngân
hàng, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền
và nghĩa vụ của mình và là người đại diện của Ngân hàng theo pháp luật.
Phó giám đốc: Là người giúp việc trực tiếp cho giám đốc. Phó giám đốc là
người do giám đốc bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước giám đốc về các hoạt động
kinh doanh, được uỷ quyền của Giám đốc để ký kết các hợp đồng uỷ thác với
các đối tác của Ngân hàng.
4
Sinh viên: Nguyễn Ngọc Hưng Lớp: K45H1
Phòng kế hoạch tổng hợp: có chức năng tham mưu, giúp việc, soạn thảo cho
Ban Giám Đốc về chiến lược, kế hoạch phát triển kinh doanh; trực tiếp quản
lý và thực hiện các nghiệp vụ về kế hoạch nguồn vốn theo nhiệm vụ của
phòng; tham gia một số hội đồng theo quyết định của Giám đốc
Phòng tín dụng: đầu mối tham mưu đề xuất với Giám đốc chi nhánh xây
dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các
chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng
đầu tư tín dụng khép kín: sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu và gắn tín
dụng sản xuất, lưu thông và tiêu dùng; tổng hợp báo cáo phân tích kết quả

hoạt động tín dụng; xây dựng kế hoạch tín dụng ngắn, trung và dài hạn hàng
quý, năm…
Phòng Kinh doanh ngoại hối: Nghiên cứu chiến lược phát triển kinh tế đối
ngoại trên địa bàn, xây dựng chiến lược phát triển các sản phẩm, dịch vụ như:
kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế trong từng thời kỳ; thực hiện các
nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế…
Phòng Kiểm tra, kiểm soát nội bộ: là bộ phận chuyên trách giúp việc cho
Giám đốc chi nhánh điều hành mọi hoạt động nghiệp vụ đúng Pháp luật; Trực
tiếp triển khai tác nghiệp các nghiệp vụ về kiểm tra, kiểm soát nhằm đảm bảo
an toàn trong hoạt động kinh doanh tại đơn vị
Phòng Điện toán: tham mưu cho Giám đốc và hướng dẫn các phòng nghiệp
vụ, phòng giao dịch về công tác khai thác nguồn thông tin thông qua việc sử
dụng hệ thống công nghệ thông tin của Chi nhánh và đảm bảo an toàn dữ liệu
toàn Chi nhánh; Trực tiếp quản lý và thực hiện các nghiệp vụ về công tác
công nghệ thông tin trong phạm vi toàn Chi nhánh
Phòng Kế toán ngân quỹ: Tham mưu cho Giám đốc về chiến lược, kế hoạch
phát triển kinh doanh; về tổ chức quản lý tài chính, kế toán, ngân quỹ trong
Chi nhánh; Trực tiếp triển khai thực hiện nghiệp vụ về tài chính, kế toán,
ngân quỹ cũng như công tác hạch toán kế toán, hạch toán thống kê, thanh
toán, ngân quỹ để quản lý, kiểm soat nguồn vốn và sử dụng vốn; quản lý tài
5
Sinh viên: Nguyễn Ngọc Hưng Lớp: K45H1
sản; quản lý, kiểm soát thu nhập và chi phí từ đó xác định kết quả hoạt động
kinh doanh của Chi nhánh
Phòng Hành chính nhân sự: Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm
vụ cụ thể về giao kết hợp đồng, hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự,
kinh tế, lao động, hành chính liên quan đến cán bộ, nhân viên và tài sản của
Chi nhánh; Trực tiếp triển khai thực hiện các nghiệp vụ về tổ chức, cán bộ,
lao động, tiền lương, thi đua, khen thưởng, công tác hành chính trong Chi
nhánh

Phòng Dịch vụ và Marketing: Tham mưu cho Ban Giám đốc về chiến lược
sản phẩm, dịch vụ mới, chiến lược Marketing; Trực tiếp quản lý và thực hiện
các nghiệp vụ liên quan đến phát triển sản phẩm, dịch vụ mới, marketing,
dịch vụ thẻ, quản lý thiết bị đầu cuối…theo nhiệm vụ của phòng.
PHẦN II: TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH
2.1Phân tích tình hình Tài sản, Nguồn vốn của NH Agribank Long biên
6
Sinh viên: Nguyễn Ngọc Hưng Lớp: K45H1
Bảng 1 : Tình hình tài sản và nguồn vốn của NHNo&PTNT chi nhánh Long biên
Đơn vị : Triệu đồng
STT CHỈ TIÊU NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011
SO SÁNH
2010/2009 2011/2010
Chênh lệch Tỉ lệ % Chênh lệch Tỉ lệ %
I TÀI SẢN ST TT
(%)
ST TT
(%)
ST TT
(%)
1 Tài sản ngắn hạn 53,864,890 78.71 87,042,306 83.65 93,496,567 82.94 33,177,416 38,12 6,454,261 7.42
Tiền mặt, vàng bạc, đá quý 8,458,614 15,70 8,512,534 9.78 9,575,177 10.24 53,920 0,63 1,062,643 12.48
Tiền gửi tại NHNN 3,224,539 5.99 2,633,963 3.03 2,933,643 3.14 (590,576) (22,42) 299,680 11.38
Tiền gửi và cho vay tại TCTD 7,047,584 13.08 15,122,690 17.37 11,143,819 11.92 8,075,106 53,40 -3,978,871 -26.31
Chứng khoán kinh doanh 370,106 0.69 848,456 0.97 788,399 0.84 478,350 56,38 -60,057 -7.08
Công cụ tài chính phái sinh và
tài sản tài chính khác
6,928 0.01 609,445 0.70 634,594 0.68 602,517 98,86 25,149 4.13
Cho vay khách hàng 34,757,119 64.53 59,315,218 68.15 68,420,935 73.18 24,558,099 41,40 9,105,717 15.35
2 Tài sản dài hạn 11,920,123 17.42 12,824,638 12.32 13,913,016 12.34 904,515 7.59 1,088,378 8.49

Tài sản cố định 1,696,288 14.23 2,480,553 19.34 2,544,435 18.29 784,265 46.23 63,882 2.58
Chứng khoán dài hạn 8,969,574 75.25 9,756,614 76.08 10,930,000 78.56 787,040 8.77 1,173,386 12.03
Đầu tư góp vốn dài hạn 1,254,261 10.52 587,471 4.58 438,581 3.15 -666,790 -53.16 -148,890 -25.34
3 Tài sản Có khác 2,653,556 3.88 4,193,511 4.03 5,316,203 4.72 1,539,955 36,72 1,122,692 26.77
Tổng cộng Tài sản
68,438,569 104,060,455 112,725,786 35,621,886 52.04 8,665,331 8.33
7
Sinh viên: Nguyễn Ngọc Hưng Lớp: K45H1
II NGUỒN VỐN
1 Nợ phải trả 60,679,944 93,277,341 98,262,027 32,597,397 34,95 4,984,686 5.34
Các khoản nợ Chính phủ và
NHNN 52,161 0.09 3,614,333 3.87 4,211,345 4.29 3,562,172 98,56 597,012 16.52
Tiền gửi và vay của TCTD 4,488,354 7.40 3,139,164 3.37 1,143,819 1.16 (1,349,190) (42,98) -1,995,345 -63.56
Tiền gửi của khách hàng 46,128,820 76.02 60,527,019 64.89 68,512,615 69.72 14,398,199 23,79 7,985,596 13.19
Nguồn vốn uỷ thác 1,014,462 1.67 1,975,237 2.12 1,963,929 2.00 960,775 48,64 -11,308 -0.57
Phát hành giấy tờ có giá 7,659,063 12.62 21,977,476 23.56 20,320,000 20.68 14,318,413 65,15 -1,657,476 -7.54
Các khoản nợ khác 1,337,084 2.20 2,044,112 2.19 2,110,319 2.15 707,028 34,59 66,207 3.24
2 Nguồn vốn CSH 7,758,625 10,783,114 14,463,759 3,024,489 28,05 3,680,645 34.13
Vốn của TCTD 5,977,579 77.04 8,078,178 74.92 11,866,733 82.04 2,100,599 26,00 3,788,555 46.90
Quỹ của TCTD 796,705 10.27 1,000,761 9.28 1,335,445 9.23 204,056 20,39 334,684 33.44
Lợi nhuận chưa phân phối/ Lỗ
luỹ kế 984,341 12.69 1,474,034 13.67 1,261,581 8.72 489,693 33,22 -212,453 -14.41
Lợi ích của cổ đông thiểu số 0 230,141 2.13 0 0.00 230,141 100,00 -230,141 -100.00
Tổng cộng Nguồn Vốn 68,438,569 104,060,455 112,725,786 35,621,886 34,23 8,665,331 8.33
(Nguồn phòng Kế toán – Agribank Long biên)
8
Sinh viên: Nguyễn Ngọc Hưng Lớp: K45H1
Thông qua bảng tình hình tài sản và nguồn vốn của chi nhánh
* Tình hình tài sản:
Tiền mặt, vàng bạc, đá quý tồn quỹ của AGRIBANK Long Biên năm

2010 là 8.512.534 triệu đồng tăng 0,63% so với năm 2009. Năm 2011 so với
2010 là 1,062,643 triệu đồng tăng 12.48%. Tỷ lệ tồn quỹ hợp lý được điều chỉnh
tăng lượng tiền giúp Ngân hàng tăng khả năng thanh khoản.
Các khoản cho khách hàng vay:
Cho vay khách hàng năm 2010 tăng 41,4% so với năm 2009 và năm 2011
tăng 15.35% do nhu cầu xin vay vốn của khách hàng tăng, bên cạnh việc
AGRIBANK Long Biên thực hiện theo kêu gọi của nhà nước, tích cực đầu tư,
hỗ trợ cho các hộ gia đình và doanh nghiệp phát triển sau suy thoái kinh tế.
Tài sản cố định
Tài sản cố định năm 2010 là 2.480.553 triệu đồng tăng 31,62% so với năm
2009 do năm 2010 AGRIBANK Long Biên tập trung đầu tư vào máy móc trang
thiết bị nhằm hiện đại hoá các dịch vụ cung cấp.Năm 2011 là 2,544,435 triệu
đồng tăng 2.58% so với năm 2010.
* Tình hình nguồn vốn :
− Tiền gửi của khách hàng tăng từ 46.128.820 triệu lên 60.527.019 triệu
(2010) và 68.512.615 triệu(2011)
− Trái phiếu kho bạc, kỳ phiếu ngân hàng, trái phiếu đô thị trong năm 2009
có số dư đầu tư vào lĩnh vực này là 7.659.063 triệu đồng thì sang năm 2010
thì con số này đã tăng lên còn 21.977.476 triệu đồng và đến cuối 2011 con
số giảm nhẹ còn 20.320.000 triệu đồng do ảnh hưởng của nền kinh tế .
− Nợ phải trả tăng trong 2010 tăng 34,95% so với năm 2009 và tiếp tục
tăng nhẹ 5.34% trong năm 2011 do huy động vốn nhiều, giá cả leo thang
Ngân hàng phải chi trả rất nhiều khoản.
9
Sinh viên: Nguyễn Ngọc Hưng Lớp: K45H1
2.2Phân tích tình hình kết quả kinh doanh của Agribank Long biên
Bảng 4: Báo cáo KQKD của ngân hàng NT & PTNT chi nhánh
Long biên giai đoạn 2009-2011
Đơn vị : Triệu đồng
ST

T
CHỈ TIÊU NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011
2010/2009 2011/2010
Chênh
lệch
Tỉ lệ
%
Chênh lệch Tỉ lệ %
1
Thu nhập lãi và các khoản thu
nhập tương tự 6,486,523 7,161,082 7,214,371 674,559 9% 53,289 1%
2
Chi phí lãi và các chi phí tương
tự (5,621,893) (6,014,414) (4,840,394) -392,521 12% 1,174,020 -24%
I Thu nhập lãi thuần 864,630 1,146,668 2,373,977 282,038 29% 1,227,309 52%
3 Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 628,774 672,016 1,184,229 43,242 100% 512,213 43%
4 Chi phí hoạt động dịch vụ (112,224) (109,667) (188,354) 2,557 79% (78,687) 42%
II
Lãi/ (lỗ) thuần từ hoạt động
dịch vụ 516,550 562,349 995,875 45,799 22% 433,526 43%
III
Lãi/ (lỗ) thuần từ hoạt động
kinh doanh ngoại hối và vàng 454,353 510,042 313,746 55,689 437% (196,296) 63%
IV
Lãi/ (lỗ) thuần từ mua bán
chứng khoán kinh doanh 67,423 86,856 (14,216) 19,433 1% (101,072)
V
Lãi/ (lỗ) thuần từ mua bán
chứng khoán đầu tư 66,477 (138,448) 422,797 -204,925 -6% 561,245
5 Thu nhập từ hoạt động khác 98,454 176,011 89,871 77,557 46% (86,140) 95,%

6 Chi phí hoạt động khác (76,832) (59,802) (152,979) 17,030 -13% (93,177) 61%
VI
Lãi/ (lỗ) thuần từ hoạt động
khác 21,622 116,209 (63,108) 94,587 24% (179,317) 284%
VII
Thu nhập từ góp vốn, mua cổ
phần 168,495 170,284 87,983 1,789 46% (82,301) 93%
VII
I
Chi phí hoạt động
(1,346,468) (1,269,935) (1,684,171) 76,533 (414,236) 25%
IX
Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh trước chi phí dự
phòng rủi ro tín dụng 813,082 1,184,025 2,432,883 370,943 -246% 1,248,858 51%
X
Chi phí dự phòng rủi ro tín
dụng (85,245) (74,097) (282,432) 11,148 21% (208,335) 74%
XI Tổng lợi nhuận trước thuế 898,327 1,109,928 2,150,451 211,601 9% 1,040,523 48%
7 Chi phí thuế TNDN hiện hành (106,576) (155,173) (479,329) -48,597 12% (324,156) 67%
8
Chi phí thuế TNDN hoãn lại
0 0 3,966 0 29% 3,966 100
XII
Chi phí thuế TNDN
(106,576) 155,173 (475,363) 261,749 -308%
XII
I
Lợi nhuận sau thuế
791,751 954,755 1,675,088 163,004 79%

(Nguồn phòng Kế toán – Agribank Long biên)
Thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm 2011 so với năm 2010:
10
Sinh viên: Nguyễn Ngọc Hưng Lớp: K45H1
−Doanh thu lãi thuần năm 2010 là 1,146,668 triệu đồng tăng 29% so với năm 2009.
Đến năm 2011 tăng 52% so với năm 2010. Do tình hình kinh tế tài chính năm 2011 đã có
những dấu hiệu chuyển biến khả quan và đang từng bước phục hồi, phát triển
−Lợi nhuận thuần năm 2010 là 562,349 triệu đồng tăng 22% so với năm 2009,
năm 2011 tăng 43% so với năm 2010, do nền kinh tế đã từng bước hồi phục, về cơ bản
tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn chi phí nên lợi nhuận tăng.
−Do những biến động của thị trường chứng khoán, nhất là những tháng cuối năm
2011 và đầu năm 2011 nên lãi thuần từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư năm
2010 tăng 132,75%, chênh lệch từ mua bán chứng khoán kinh doanh là 710,97%.
−Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng năm 2010 là (74,097) giảm so với 2009 là
21% nhưng đến năm 2011 tăng 73,76% do hoạt động tín dụng gia tăng đồng thời kéo
theo chi phi dự phòng rủi ro tăng theo
−Lỗ thuần từ hoạt động khác năm 2010 tăng 24% so với 2009 và đến năm 2011
63.108 triệu VNĐ so với lãi thuần từ hoạt động khác năm 2010 là 116.209 triệu VNĐ
tương ứng với mức chênh lệch là 284%.
−Lợi nhuận trước thuế năm 2010 là 1,109,928 triệu tăng 211,601 triệu so với
năm 2009,năm 2011 tăng 48% so với năm 2010. Tuy nhiên với tình hình kinh tế thế
giới và trong nước đều có biến chuyển khả quan nên lợi nhuận sau thuế của
AGRIBANK Long Biên năm 2011 vẫn tăng 43% so với năm 2010
−Kết luận : So với năm 2010 thì năm 2011 là một năm có nhiều biến chuyển khả
quan của nền kinh tế thế giới và trong nước. Các ngân hàng nói chung và ngân hàng
Agribank nói riêng đều chịu ảnh hưởng lớn của các biến động trên thị trường chứng
khoán, thị trường bất động sản, giá vàng, giá xăng dầu
11
Sinh viên: Nguyễn Ngọc Hưng Lớp: K45H1
2.3 Một số kết quả hoạt động của Agribank Long biên

* Nguồn huy động :
Bảng 3: Nguồn vốn phân theo đối tượng và loại tiền
Đơn vị tính: Triệu VNĐ, %, USD
Nguồn phòng Kế toán –Agribank Long biên
Trong năm 2010 nguồn vốn của Ngân hàng Nông nghiệp Long biên tăng
10,86% so với năm 2009, năm 2011 tăng không đáng kể 0,11% so với năm
2010.Tỷ lệ huy động vốn chủ yếu là VND chiếm tới 80-90%.Nguồn huy động
bằng VND năm 2010 là 119,282 triệu đồng tăng 11.65%.Trong năm 2011 số
tiến đó là 100,024 triệu đồng giảm 5.6%.Tỷ lệ nguồn vốn ngoại tệ chủ yếu là
USD tăng mạnh 2 năm liên tiếp: trong năm 2010 tăng 19.258% so với 2009 và
năm tăng tới 58,246% so với 2010.
*Công tác tín dụng :
Bảng 4:Phân loại dư nợ theo thời hạn và loại tiền
Đơn vị tính: Triệu VNĐ, %, USD
12
Sinh viên: Nguyễn Ngọc Hưng Lớp: K45H1
Nguồn phòng Kế toán –Agribank Long biên
Đến 31/12/2011, dư nợ ngắn hạn tăng 9% so với thời điểm 31/12/2010
chiếm 84% so với tổng dư nợ.Nợ trung, dài hạn giảm khoảng 9% so với thời
điểm năm 2010 nguyên nhân là do các khoản nợ trung và dài hạn đến hạn trả
gốc, trong khi gần như không có phát sinh mới do tình hình kinh tế khó khăn,
lãi suất trung và dài hạn ở mức cao, khiến cho việc đầu tư dự án mới không hiệu
quả nên các doanh nghiệp gần như không đầu tư mở rộng.
Số dư nợ bằng VND tăng từ 2009 đến 2011 cụ thể trong năm 2010 tăng cao
nhất trong 3 năm là 45.85% so với năm 2009, tăng 17.65% trong 2011 so với
đầu năm.Tuy các khoản cho vay tăng nhưng hầu hết tập trung vào đồng Việt
Nam, việc cho vay bằng đồng ngoại tệ giảm mạnh trong những năm gần đây.
Năm 2010, Chi nhánh thực hiện việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi
ro theo đúng quy định tại quy định, đồng thời giao chỉ tiêu cho cán bộ tín dụng
trong việc thu hồi nợ xấu , nợ và lãi đã xử lý rủi ro, thường xuyên phối hợp với

chính quyền địa phương, các ngành, sử dụng các chế tài tín dụng trong việc thu
nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro, lãi chưa thu ngoại bảng nên kết quả đạt tương đối tốt,
đến 31/12/2010 chi nhánh thực hiện trích rủi ro 3.747 triệu đồng đạt 125% so kế
hoạch giao, và thu thu nợ đã xử lý rủi ro: 2.766 triệu đồng đạt 92,2% so với kế
hoạch giao, tuy nhiên khoản nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro còn tồn tại trước đây
chưa thu được hết nên làm đọng vốn đầu tư quay vòng. Đến 31/12/2010 nguồn
dự phòng rủi ro : 12.984 triệu đồng :
Dự phòng cụ thể: 5.145 triệu đồng
13
Sinh viên: Nguyễn Ngọc Hưng Lớp: K45H1
Dự phòng chung : 7.838 triệu đồng
Nợ đã xử lý rủi ro: 22.408 triệu đồng
Chính điều này đã làm nợ xấu giảm mạnh tới 40% trong năm 2011 (so với 2010)
và giảm 63% trong năm 2010(so với 2009).
*Nghiệp vụ bảo lãnh
Trong năm 3 năm 2009-2011 chi nhánh phối hợp với khách hàng trong việc thực
hiện bảo lãnh trong hạn mức cho phép như bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh hoàn
thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng…Số phí thu được trong năm 2011 là
4,108 triệu đồng, 3.552 triệu đồng trong năm 2010 tăng 2,464 triệu đồng so với
năm 2009 và chiếm tỷ lệ 29% so với thu ngoài tín dụng.
PHẦN III: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN GIẢI QUYẾT
Vấn đề 1: Trong quá trình huy động vốn của ngân hàng từ năm 2009-
2011: Trong năm 2010 tăng 10,86% so với năm 2009, tuy nhiên đến năm 2011
con số này tăng không đáng kể 0.11%.Điều này không ảnh hưởng nhiều khi nền
kinh tế trong giai đoạn khó khăn nhưng trong tương lai việc huy động vốn ảnh
hưởng tới khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường nhất là khi nên
kinh tế phục hồi sẽ cần đáp ứng một lượng vốn rất lớn.
Vấn đề 2: Qua quá trình tìm hiểu hoạt động cho vay của ngân hàng theo
cơ cấu chủ yếu là những khoản vay ngắn hạn chiếm 80-85% trong khi các khoản
vay trung và dài hạn chiếm tỷ lệ thấp.Các khoản vay trung và dài hạn chủ yếu là

các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất hay dịch vụ.Việc xây dựng một cơ cấu
hợp lý với ngân hàng là điều cấn thiết.
PHẦN IV: ĐỀ SUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN
Hướng 1: Xuất phát từ vấn đề 1 em đưa ra hướng luận văn về đề tài: Hoàn
thiện hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn chi nhánh Long biên.
Hướng 2: Xuất phát từ vấn đề 2 em đưa ra hướng đề tài luận văn là: Nâng
cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp của nâng hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Long biên.
14
Sinh viên: Nguyễn Ngọc Hưng Lớp: K45H1
15

×